Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tính cá nhân riêng tư trong nhật ký văn học (khảo sát qua một số tác phẩm nhật ký văn học nước ngoài và nhật ký văn học việt nam) (2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.11 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

LƯU LY

TÍNH CHẤT CÁ NHÂN RIÊNG TƯ
TRONG NHẬT KÝ VĂN HỌC
(Khảo sát qua một số tác phẩm nhật ký văn học nước ngoài và
nhật ký văn học Việt Nam)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Người hướng dẫn khoa học
S. HOÀNG THỊ DUYÊN

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

LƯU LY

TÍNH CHẤT CÁ NHÂN RIÊNG TƯ
TRONG NHẬT KÝ VĂN HỌC
(Khảo sát qua một số tác phẩm nhật ký văn học nước ngoài và
nhật ký văn học Việt Nam)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học



Người hướng dẫn khoa học

ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN

Người hướng dẫn kho
HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên. Tôi xin chân thành cảm ơn cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ bộ môn Lý
luận văn học, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, các bạn
sinh viên và người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ thầy cô để khóa luận hoàn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Lưu Ly


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của tôi, không trùng với bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Lưu Ly


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Dự kiến đóng góp của khóa luận................................................................... 6
8. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ VĂN
HỌC VÀ TÍNH CHẤT CÁ NHÂN RIÊNG TƯ .............................................. 7
1.1. Khái quát về thể loại nhật ký văn học ........................................................ 7
1.1.1. Khái niệm “nhật ký”............................................................................... 7
1.1.2. Phân loại nhật ký ..................................................................................... 9
1.1.2.1. Nhật ký ngoài văn học ......................................................................... 9
1.1.2.2. Nhật ký văn học ................................................................................. 10
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của thể loại nhật ký văn học ............. 12
1.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển thể loại nhật ký văn học trên thế giới . 12
1.1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển thể loại nhật ký văn học ở Việt Nam.. 14
1.2. Tính chất cá nhân riêng tư ........................................................................ 16
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 16
1.2.2. Đặc điểm của tính chất cá nhân riêng tư ............................................... 17

Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CHẤT CÁ NHÂN RIÊNG TƯ TRONG
SỰ VIẾT ......................................................................................................... 19
2.1. Nhật ký viết riêng cho mình của chủ thể ................................................. 19


2.1.1. Nhật ký tựa như một hình thức độc thoại ............................................. 19
2.1.2. Hình tượng “cái tôi tác giả” trong nhật ký văn học .............................. 23
2.1.2.1. Hình tượng “cái tôi tác giả” trong một số thể loại ký ........................ 25
2.1.2.2. Hình tượng “cái tôi tác giả” trong nhật ký văn học ........................... 28
2.2. Nhật ký là những trải nghiệm cá nhân của chủ thể .................................. 39
2.2.1. Nhật ký ghi chép những sự kiện hàng ngày của người viết ................. 39
2.2.2. Nhật ký đưa đến một góc nhìn đa diện về cuộc đời của người viết...... 44
2.3. Nhật ký là thế giới bí mật của cá nhân người viết ................................... 48
2.3.1. Lời tự bộc bạch của thế giới nội tâm ................................................... 48
2.3.1.1 Về chính mình ..................................................................................... 49
2.3.1.2 Về cuộc sống xung quanh ................................................................... 52
2.3.2 Những suy nghĩ, bí mật riêng tư không thể nói ra ................................. 53
Chương 3. BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CHÂT CÁ NHÂN RIÊNG TƯ TRONG
SỰ TIẾP NHẬN.............................................................................................. 55
3.1. Đọc nhật ký để thấy được cuộc sống hiện lên chân thực ......................... 55
3.2 Tiếp nhận nhật ký trên cơ sở “đọc ké” chuyện của người khác ............... 62
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thể loại ký ngày càng làm giàu khả năng phản ánh bằng một hệ thống
tiểu loại phong phú, bắt kịp tốc độ hiện đại hóa. Trong sự vận động này, nó đã
góp cho nền văn học một tiểu loại ký mới mẻ, được du nhập từ văn học

phương Tây: đó là thể loại nhật ký.
Ở Việt Nam, so với các tiểu loại khác trong thể ký như: ký sự, phóng sự,
tùy bút, hồi ký,…nhật ký dường như ít được chú ý hơn không phải bởi nó ít
có giá trị mà là số lượng nhật ký được xuất bản, cả của tác giả nước ngoài và
tác giả Việt Nam khá hiếm hoi. Không chỉ vậy, nhật ký được coi là tài sản cá
nhân, cho nên việc đọc nhật ký của người khác là có thể bị coi là một sự xâm
phạm, vì vậy các tác phẩm nhật ký thường không quá thu hút bạn đọc như các
thể loại khác.
Tuy nhiên, trong khoảng 15 năm trở lại đây, nhật ký được xuất bản nhiều
tại nước ta, đặc biệt là “cơn sốt” mang tên nhật ký chiến trường với một số tác
phẩm như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký chiến
trường,…đã thu hút một lượng lớn độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình.
Bạn đọc bắt đầu có nhu cầu tìm đọc các cuốn nhật ký cả trong và ngoài nước.
Người đọc thưởng thức tác phẩm nhật ký cá nhân như một tác phẩm văn học
thực sự. Đồng thời, hình thức “giả nhật ký”, tức là một số truyện ngắn, tiểu
thuyết,…viết dưới hình thức một cuốn nhật ký vốn không còn xa lạ càng trở
nên “hot” hơn bao giờ hết, liên tục các tác phẩm như vậy được xuất bản làm
phong phú, sôi động thêm diện mạo nền văn học dân tộc và có những tác
động nhất định đến xã hội.
1.2. Khác với các thể loại khác, nhật ký là văn bản viết cho chính người
viết, nó ghi chép cuộc sống hàng ngày và thế giới nội tâm thầm kín của chủ

1


thể. Chính vì thế, tính chất cá nhân riêng tư của nhật ký sâu sắc hơn bất cứ thể
loại nào. Tính chất này nằm ở cả hai phía: người viết và người tiếp nhận. Khi
đọc một cuốn nhật ký, người đọc phải rất chú ý đến điểm này.
Trong dự thảo chương trình môn Ngữ văn ở chương trình phổ thông mới
vừa công bố chiều ngày 19/01/2018 [8], Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đưa ra

phụ lục các văn bản (ngữ liệu) bắt buộc và gợi ý cho các tác giả sách giáo
khoa và giáo viên. Trong đó, có khá nhiều tác phẩm nhật ký có mặt trong
phần các văn bản gợi ý kéo dài từ chương trình tiểu học đến chương trình phổ
thông trung học như: Những tấm lòng cao cả, Một lít nước mắt, Nhật ký
Anne Frank, Nhật ký Đặng Thùy Trâm,… Điều này cho thấy tầm quan trọng
của việc dạy và học các tác phẩm nhật ký. Nắm rõ các đặc điểm của thể loại
nhật ký, trong đó có yếu tố tính chất cá nhân riêng tư sẽ giúp cho các bạn sinh
viên sắp ra trường khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo đang giảng dạy tại các
trường học và các em học sinh một công cụ để đọc-hiểu, dạy và học các tác
phẩm nhật ký văn học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Từ xưa đến nay, một bộ phận rất lớn người dân trên toàn thế giới đều
có thói quen ghi nhật ký hàng ngày. Nhật ký xuất hiện từ lâu dưới góc độ là
sự ghi chép những sự kiện và cảm xúc ở thời hiện tại của chính người viết.
Nghĩa là về mặt thời gian, nhật ký đã xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ những bức
vẽ đơn sơ về sinh hoạt, săn bắn trên vách tường trong hang động của người
nguyên thủy có thể được xem là một dạng nhật ký. Tuy nhiên, để được khẳng
định như một thể loại văn học, là một tiểu loại của thể ký với những đặc trưng
riêng biệt thì chỉ mới ở thời gian gần đây (tất nhiên không phải bất kỳ một
cuốn nhật ký nào cũng được xem là nhật ký văn học). Tính đến thời điểm hiện
nay, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu ở nước ta đưa ra hệ thống
kiến thức lý luận về thể loại nhật ký văn học: 150 thuật ngữ văn học (Lại

2


Nguyên Ân), Từ điển thuật ngữ văn học (tập thể tác giả Trần Đình Sử-Lê Bá
Hán-Nguyễn Khắc Phi), Lý luận văn học tâp 2-Tác phẩm và thể loại (Trần
Đình Sử), Thể loại nhật ký trong đời sống xã hội và trong văn học (Trần
Đình Sử), Lý luận văn học (Hà Minh Đức),… góp phần tạo nên bộ mặt khái

quát cho thể loại này. Mặc dù vậy, các công trình này còn chưa thực sự đầy
đủ và cụ thể.
2.2. Ở Việt Nam, bạn đọc đã quen thuộc với những tác phẩm nhật ký của
các tác giả trong nước như Nhật ký Đặng Thùy Trâm (ĐặngThùy Trâm), Mãi
mãi tuổi hai mươ (Nguyễn Văn Thạc), Ở rừng (Nam Cao),…hay các tác
phẩm nhật ký nước ngoài như Nhật ký Anna Frank (Anne Frank), Một lít
nước mắt (Kito Aya),…thậm chí là những cuốn tiểu thuyết viết dưới dạng
nhật ký như Những tấm lòng cao cả (Edmondo De Amicis), Nhật ký công
chúa (Meg Cabot), Nhật ký ngốc xít (Jim Benton),…Tuy nhiên, hầu như
chưa có bất kỳ một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về tất cả
những tác phẩm trên.
Trong những năm trở lại đây, đã có khá nhiều những bài viết hay công
trình nghiên cứu về mảng nhật ký của Việt Nam như: Nguồn tư liệu văn học
đáng quý (Tô Phương Lan), Qua Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng
Thùy Trâm – nghĩ về văn hóa đọc (Nguyễn Hòa), Đặc trưng ngôn từ trong
nhật ký Nguyễn Huy Tưởng (Hoàng Thị Duyên),…;hay các khóa luận tốt
nghiệp về như: Người trần thuật trong Nhật ký Anne Frank (Nguyễn Thị
Thảo), Nhật ký như một thể loại văn học (Hoàng Thị Thảo), Ngôn ngữ độc
thoại nội tâm trong thể loại nhật ký văn học (Nguyễn Anh Minh) ... Còn
những tác phẩm rất “hot”, gây được tiếng vang trên toàn thế giới khác như
Một lít nước mắt (Kito Aya), Nhật ký công chúa (Meg Cabot), Nhật ký ngốc
xít (Jim Benton),… lại không có một công trình nghiên cứu chính thức nào.

3


Cụ thể hơn, về vấn đề Tính chất cá nhân riêng tư trong thể loại nhật ký
văn học đã có Cao Thị Hoa, sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình nhưng chỉ dừng lại ở việc
khảo sát các tác phẩm: Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký Đặng Thùy Trâm,

Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký chiến trường, Nhật ký Nguyễn Ngọc
Tấn mà chưa có cái nhìn phổ quát hơn, đặc biệt là ở các tác phẩm nhật ký
nước ngoài.
Với mong muốn góp phần làm phong phú thêm cho diện mạo của thể loại
và cung cấp một nguồn ngữ liệu cho việc dạy và học tác phẩm nhật ký văn
học, chúng tôi chọn đề tài Tính cá nhân riêng tư trong nhật ký văn học
(khảo sát qua một số tác phẩm nhật ký văn học nước ngoài và nhật ký văn
học Việt Nam). Với đề tài khóa luận này, chúng tôi tập trung khai thác đặc
trưng cơ bản nhất của nhật ký là sự riêng tư cá nhân trên phương diện sự viết
và sự tiếp nhận.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhật ký văn học đã không còn xa lạ với bất cứ ai trong mỗi chúng ta. Nhật
ký mở ra phần bị khuất lấp trong cuộc đời của một người, đem đến cho ta cái
nhìn toàn cảnh hơn về đời sống xã hội mà ta tưởng như nắm rõ. Đọc nhật ký
là đang tiến đến gần nhất thế giới nội tâm của chủ thể, hiểu được rõ nhất
những sự thực vốn bị ẩn giấu.
Nghiên cứu về Tính chất cá nhân riêng tư trong nhật ký văn học, chúng
tôi muốn mang đến cái nhìn cụ thể hơn về một đặc trưng của thể loại nhật ký
văn học, để dễ dàng phân biệt thể loại nhật ký với các tiểu loại khác trong thể
ký và để thêm một lần khẳng định nhật ký như một thể loại văn học.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi hi vọng bạn đọc có thể
trang bị thêm cho mình một công cụ giúp đọc - hiểu nhật ký, để hiểu được nội
dung của nhật ký và giá trị mà nó đem lại.

4


4. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu các tác phẩm
nhật ký văn học trên phương diện tính chất cá nhân riêng tư trong sự viết và

sự tiếp nhận.
5. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này khảo sát một số tác phẩm nhật ký văn học sau:
- Nhật ký văn học nước ngoài:
+ Nhật ký Anne Frank
+ Nhật ký Hélène Berr
+ Nhật ký Che Guevara
+ Một lít nước mắt,…
- Nhật ký văn học Việt Nam
+ Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng
+ Nhật ký Đặng Thùy Trâm
+ Mãi mãi tuổi hai mươi
+ Nhật ký mang thai khi 17,…
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi đưa ra những phương pháp nghiên cứu cụ
thể:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: tìm hiểu, cắt nghĩa, lý giải những yếu tố
thuộc về tính chất cá nhân riêng tư trong sự viết và sự tiếp nhận của nhật ký
văn học
Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu giữa nhật ký với các
tiểu loại trong thể loại ký văn học hay truyện ngắn, tiểu thuyết,…để tìm ra nét
khác biệt, đặc trưng của nhật ký văn học.

5


7. Dự kiến đóng góp của khóa luận
Với đề tài “Tính chất cá nhân riêng tư trong nhật ký văn học”, trên cơ
sở những kiến thức lý luận chung về tính cá nhân riêng tư, chúng tôi mong
muốn mang đến một cái nhìn toàn diện hơn về đặc trưng của thể loại, làm đa

dạng hơn góc độ nghiên cứu thể loại nhật ký; từ đó góp phần trợ giúp cho việc
dạy và học nhật ký trong nhà trường.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận
gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thể loại nhật ký văn học và tính chất cá
nhân riêng tư
Chương 2: Biểu hiện của tính chất cá nhân riêng tư trong sự viết
Chương 3: Biểu hiện của tính chất cá nhân riêng tư trong sự tiếp nhận

6


NỘI DUNG
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ VĂN HỌC VÀ
TÍNH CHẤT CÁ NHÂN RIÊNG TƯ
Nhật ký văn học ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ và trở thành
một trong những thể loại thu hút độc giả nhất trong cuộc sống hiện đại ngày
nay. Bản chất của nhật ký là sự ghi chép những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ,
những điều diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của người viết. Chính yếu tố
này đã tạo nên một đặc trưng nổi bật của nhật ký là tính chất cá nhân riêng tư.
1.1. Khái quát về thể loại nhật ký văn học
1.1.1. Khái niệm “nhật ký”
Trong tiếng Anh, có hai từ đều mang ý nghĩa là nhật ký: “diary” và
“journal”. Theo từ điển Oxford, “diary” có thể được hiểu là cuốn sách nơi mà
bạn có thể ghi chép những suy nghĩ, cảm xúc hay sự việc xảy ra mỗi ngày
(“book used for a daily record events, future appointment, etc” [34,123] ) còn
“journal” mang hai ý nghĩa, đầu tiên nghĩa là một cuốn tạp chí hay tờ báo liên
quan đến một chủ đề cụ thể (“magazine or newspaper that deals with a

particular subject” [34,240]), nghĩa thứ hai là sự ghi chép những kế hoạch
hàng ngày (“daily written record of events” [34,240]). Tuy nhiên, khi sử dụng
để goi về thể loại nhật ký, người ta thường sử dụng từ “diary” như Anne
Frank’s diary, Mrs Jones’s diary,…mà không dùng từ “journal” vì sự khác
biệt nhất ở hai khái niệm này là khía cạnh cảm xúc. Nếu “journal” thường
thiên về ghi chép những sự việc mang tính kế hoạch được đề ra hàng ngày để
thực hiện thì “diary” là những sự kiện được ghi chép xảy ra trong ngày, mang
đậm thái độ, cảm xúc của người viết về vấn đề được đề cập đến.

7


Còn trong tiếng Việt, khái niệm “nhật ký” có thể hiểu theo lối chiết tự:
“nhật” là hàng ngày, còn “ký” là ghi chép. Như vậy, có thể hiểu đơn giản nhật
ký là những ghi chép về cuộc sống hàng ngày. Theo Từ điển Tiếng Việt, nhật
ký là “việc ghi chép hàng ngày”[18,654].
Kiến thức lý luận về thể loại nhật ký chỉ xuất hiện trong các bài viết, các
công trình nghiên cứu ở Việt Nam một cách sơ lược, khái quát trong một số
mục nhỏ như Từ điển thuật ngữ văn học (tập thể tác giả Trần Đình Sử - Lê
Bá Hán – Nguyễn Khắc Phi, Từ điển văn học (Lại Nguyên Ân),…
Một trong những công trình đầu tiên đề cập đến nhật ký như một thể loại
văn học độc lập là cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của tập thể các tác giả
Trần Đình Sử - Lê Bá Hán – Nguyễn Khắc Phi. Tại mục “Ký”, ba tác giả đã
đưa ra định nghĩa về thể ký: “Một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo
chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du
ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút,…”[13,137]. Từ đó, có thể thấy, các tác
giả khẳng định nhật ký là một tiểu loại của thể ký. Đến mục “Nhật ký”, các
tác giả định nghĩa rằng: “Một thể loại thuộc loại hình ký. Nhật ký là hình thức
tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày
theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hoặc nhân

vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến. Khác với hồi ký, nhật ký
thường chỉ ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ “vừa mới xảy ra” chưa
lâu”[13,200]. Cũng trong mục này, các tác giả còn phân chia nhật ký thành
các tiểu loại nhật ký văn học và nhật ký ngoài văn học. Tuy nhiên, định nghĩa
thế nào là nhật ký văn học và nhật ký ngoài văn học thì chưa có nhận định rõ
ràng.
Trong Từ điển văn học, mục “Nhật ký”, tác giả Lại Nguyên Ân có nêu
định nghĩa về nhật ký, là “loại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong
văn học, nhật ký là hình thức trần thuật ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những

8


ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng (…) bao giờ cũng chỉ ghi lại
những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm; nó ít hồi cố; được viết
ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc được công chúng tiếp
nhận.”[15,1257]. Định nghĩa trên đã đưa ra được yêu cầu cho một tác phẩm
nhật ký văn học. Tuy nhiên, ở quan điểm nhật ký văn học “được viết ra chỉ
cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc được công chúng tiếp nhận”
thì không hoàn toàn chính xác bởi có thể thấy rằng hiện nay có rất nhiều
những tác phẩm nhật ký văn học mà thực chất là những tiểu thuyết, truyện
ngắn sử dụng hình thức nhật ký để thu hút độc giả.
Như vậy, từ những định nghĩa trên, có thể khẳng định rằng nhật ký là sự
ghi chép cá nhân về những sự việc xảy ra hàng ngày và những suy nghĩ, cảm
xúc thầm kín của người viết.
1.1.2. Phân loại nhật ký
Có nhiều quan niệm về cách phân loại nhật ký nhưng chủ yếu vẫn là quan
niệm chia nhật ký làm hai loại: nhật ký ngoài văn học và nhật ký văn học. Tuy
nhiên, trong mỗi loại nhật ký này lại có các tiểu loại nhỏ hơn chưa được thống
nhất. Với công trình nghiên cứu này, tôi xin mạnh dạn đưa ra cách phân loại

của mình cũng dựa trên hai loại nhật ký ngoài văn học và nhật ký văn học như
sau:
1.1.2.1. Nhật ký ngoài văn học
Nhật ký ngoài văn học là những cuốn nhật ký viết ra nhằm mục đích cá
nhân hay ghi chép những sự vụ, kế hoạch hàng ngày mà bất cứ ai cũng có thể
viết nhật ký dưới dạng này
Nhật ký ngoài văn học có thể được chia thành:
Nhật ký sự vụ (nhật ký công việc): Nhật ký ghi chép vắn tắt tiến trình
công việc, có thể kể đến loại nhật ký công tác (có nội dung khoa học) hay
nhật ký sự vụ chuyên biệt (như hải trình, một dạng nhật ký hàng hải). Các thể

9


loại nhật ký công việc này không được coi như là thể loại nhật ký văn học trừ
một vài ngoại lệ.
Nhật ký cá nhân: Nhật ký cá nhân thông thường được coi như một thể
tài ngoài văn học hay cận văn học, là loại văn ghi chép của cá nhân trong đời
sống hàng ngày. Do vậy, nhật ký thường chân thành và công nhiên trong phát
ngôn; bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã diễn ra, đã nếm trải, đã thử
nghiệm, và ít khi hồi cố. Nhật ký được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ
không tính đến việc được công chúng tiếp nhận, và đây là điểm phân biệt nó
với nhật ký văn học. Nhật ký cá nhân thường nói về các sự kiện của đời tư với
tính chất xác thực đặc biệt. Bên cạnh các sự kiện đời tư, nhật ký cũng nói lên
những ý kiến nhận xét về cuộc đời, thường được rút ra từ các suy nghĩ về
cuộc sống của bản thân người ghi. Nhật ký là thể tài độc thoại, nhưng lời độc
thoại của nhật ký có thể mang tính chất đối thoại bên trong, do tính đến ý kiến
của người khác về cuộc đời và về bản thân người ghi nhật ký.
Nhật ký điện tử (Blog): Blog cá nhân, trang thành viên Facebook cũng
có thể coi là một dạng nhật ký điện tử, tuy rằng trong thực tế blog hay trang

mạng xã hội đáp ứng vai trò đa dạng hơn với chức năng trang chủ cá nhân,
kho lưu trữ thông tin, nhật ký, các mối quan hệ v.v.
1.1.2.2. Nhật ký văn học
Cũng như nhật ký ngoài văn học, nhật ký văn học cũng là những cuốn
nhật ký viết ra nhằm mục đích cá nhân hay ghi chép những sự vụ, kế hoạch
hàng ngày. Mặc dù vậy, đặc điểm để phân chia hai loại này chính là ở điểm
tất cả các tác phẩm nhật ký văn học đều được công bố đến độc giả và được
độc giả đón nhận. Nghĩa là dù ở dưới dạng đã xuất bản hay chỉ là những bài
viết trên mạng, những tác phẩm này có giá trị thực sự ý nghĩa, sâu sắc và nhân
văn đối với xã hội hơn là những ghi chép chỉ mang tính chất cá nhân. Nhật ký

10


văn học đã vượt qua rào cản của một người để trở thành câu chuyện của cả
một tập thể, một dân tộc.
Nhật ký văn học bao gồm:
Nhật ký sự vụ, nhật ký cá nhân có tính chất văn học: một số nhật ký cá
nhân, nhật ký sự vụ của nhà văn hoặc một nhân vật lịch sử đặc biệt được công
bố, phát hành đến công chúng sau khi họ mất hay muốn gửi gắm một thông
điệp nào đó cho xã hội, như Nhật ký Anne Frank (AnneFrank), Nhật ký
Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm), Mãi mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn
Thạc), Nhật ký Thiện Nhân (Trần Mai Anh), Dọc đường lưu diễn (Nguyễn
Ngọc Bạch),… cũng có thể coi là một dạng nhật ký văn học, dù đặc trưng thể
loại và hình thức của chúng không phải là một nhật ký văn học đích thực từ
trong ý đồ dụng bút của người viết. Những tác phẩm này đã xóa bỏ rào cản cá
nhân để mang đến một cái nhìn chủ quan hơn, cụ thể hơn về những gì đang
diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Nhật ký hư cấu: nhật ký hư cấu hay còn gọi là “hình thức giả nhật ký”
có thể hiểu đơn giản là những tiểu thuyết, truyện ngắn được nhà văn dùng

hình thức nhật ký để sáng tác với dụng ý nhất định. Kiểu nhật ký này không
hề xa lạ mà đã rất quen thuộc với bạn đọc qua hàng loạt những sáng tác nổi
tiếng như Những tấm lòng cao cả (Edmondo De Amicis), Nhật ký công
chúa (Meg Cabot), Nhật ký chú bé nhút nhát (Jeff Kinney), Nhật ký mang
thai khi mười bảy (Võ Anh Thơ),…Có thể khẳng định rằng dù nhật ký hư cấu
vẫn mang trong mình những đặc trưng của thể loại là sự ghi chép của cá nhân
người viết, tức nhân vật “tôi” nhưng nếu như ở các loại nhật ký khác, tác giả
chính là “tôi” thì nhân vật “tôi” trong trường hợp này lại là một nhân vật hư
cấu do tác giả sáng tạo ra, hoàn toàn không có thật. Lúc này, nhật ký hư cấu
mang trong mình rất đậm nét những đặc trưng của tiểu thuyết, truyện ngắn,…:

11


viết ở ngôi kể thứ nhất và xây dựng những hình tượng nhân vật để phản ánh
xã hội.
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của thể loại nhật ký văn học
1.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển thể loại nhật ký văn học trên thế giới
Như đã nhắc đến ở phần lịch sử vấn đề, nhật ký đã xuất hiện từ rất sớm.
Ngay từ những bức vẽ đơn sơ về sinh hoạt, săn bắn trên vách tường trong
hang động của người nguyên thủy có thể được xem là một dạng nhật ký.
Chẳng hạn như ở Bhimbetka (Ấn Độ) có hơn 600 hang đá được trang trí với
hàng trăm bức tranh khắc trên đá ấn tượng. Các bức tranh chủ yếu vẽ cảnh
sinh hoạt cũng như cuộc sống của người dân thời kỳ đó. Các loài vật như bò
rừng, hổ, sư tử và cá sấu cũng được mô tả rất nhiều. Bức vẽ xưa nhất được
cho là có niên đại khoảng 12.000 năm. Và còn rất nhiều những bức tranh
trong hang đá khác xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Chính vì vậy, có thể
khẳng định rằng ngay từ xa xưa, con người đã có ý thức ghi chép lại những sự
kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, phải đến sau này, nhật ký mới dần được ý thức như một thể

loại văn học, là một tiểu loại của ký. Thực tế, người Nhật đã bắt đầu hình
thành một dòng văn học gồm các đoạn văn xuôi được viết tùy hứng và tương
đối ngắn gọn từ thời Heian. Dòng văn học phát triển từ rất sớm ở Nhật và
chảy xuyên suốt qua các thời đại của văn học Nhật Bản này được các nhà
nghiên cứu hiện đại gọi là 日記文学 “Nikki bungaku” (Văn học Nhật ký).
Thuật ngữ “nhật ký” (日記)được dùng đầu tiên bởi Vương Sung (2797 TCN) trong Luận hành. Vương Sung đã dùng tên gọi “nhật ký” để thay
thế cho tên gọi “xuân thu”, vốn xuất hiện trong Kinh Xuân thu của Nho gia
và Tả truyện để chỉ các đoạn ghi chép các sự kiện theo mùa. Mặc dù các
phiến đoạn trong tác phẩm của Vương Sung không được ghi chép theo ngày

12


nhưng ông lại sử dụng tên gọi “nhật ký”, và đây cũng là lần đầu tiên hai chữ
“nhật ký” xuất hiện trong văn tự Trung Hoa.
Về sau, nhật ký trở thành một thể loại ghi chép những gì đã xảy ra,
mang tính chất hành chính và quan phương. Lưu Hướng đời Hán, trong Tân
Tự tạp sự có định nghĩa về nhật ký như sau: “Nhật ký là những điều ghi chép
mỗi ngày về hành vi sai hay đúng của bậc quân chủ” (điển Chu Xá đi theo
Triệu Giản Tử để ghi chép). Lục Du đời Tống trong Lão Học Am bút ký cũng
coi nhật ký là thể loại “để chép chuyện nhà”. Nhìn chung, nhật ký ở Trung
Quốc mang nặng tính cửa công, hành chính, ít mang màu sắc và suy nghĩ cá
nhân.
Ở Nhật Bản, vào đầu thời Heian, “nikki” (nhật ký) cũng được sử dụng
như ở Trung Quốc, để ghi chép các việc hàng ngày lại bằng chữ Hán. Những
người viết nhật ký loại này thường là các quan chức, sử dụng nhật ký như là
một phương tiện để ghi nhớ những việc đã xảy ra. “Nikki” viết bằng chữ
Kana cũng đã xuất hiện vào thế kỷ X, ghi lại diễn biến các cuộc thi tài ở các
hội thơ (Uta-awase). Nhưng thể loại “nikki” được sử dụng như một thể loại
mang tính chất văn chương thì phải kể đến tác phẩm nikki đầu tiên của Kino

Tsurayuki, Tosa nikki vào năm 934. Đây là tác phẩm “nikki” viết bằng quốc
âm Kana, mang đậm màu sắc cá nhân, kể về chuyến du hành 55 ngày đêm của
Tsurayuki từ vùng Tosa về lại kinh đô Kyoto sau khi mãn nhiệm. Tsurayuki
chọn giọng văn mang phong cách nữ tính để diễn tả tâm trạng lo lắng, mệt
mỏi trong cuộc hành trình và niềm nhớ thương về đứa con gái nhỏ của mình
đã chết ở Tosa. Với việc dùng quốc âm Kana làm phương tiện ngôn ngữ, tác
giả dễ dàng bày tỏ cái nhìn riêng của mình về xã hội đương thời cũng như
những cảm xúc, tâm trạng riêng tư của đời sống nội tâm. Tuy được viết bởi
nam giới, song Tosa nikki lại mở đường cho một dòng văn học nhật ký thịnh
hành trong thời Heian bởi các nữ quý tộc cung đình. Thể loại nhật ký của

13


Trung Hoa khi vào Nhật Bản, chỉ còn giữ lại cái vỏ tên gọi, còn về nội dung
và hình thức, “nikki” đã phát triển theo một đường hướng riêng phù hợp với
bối cảnh xã hội thời Heian. Văn hóa quý tộc thời Heian hình thành trên cơ sở
học hỏi có chọn lọc từ văn hóa đại lục, đồng thời đã đến lúc tự phát triển theo
hướng độc lập của riêng mình. Không khí thời đại như thế cũng là một trong
những nguyên nhân để “Nikki bungaku” của Nhật Bản phát triển theo đường
hướng riêng, phù hợp với bản sắc thời đại và dân tộc.
Ở Tây Âu, thể tài nhật ký phát triển trong văn học cuối thế kỷ 18 khi có
sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm con người, khi xuất hiện nhu cầu tự
bạch và tự quan sát, khi “độc thoại nội tâm” và thủ pháp “dòng ý thức” được
chú trọng. Chúng ta có thể học được về thời Phục Hưng Anh qua nhật ký của
Samuel Pepys, hay ở nhật ký của Virginia Woolf, ta thấy được một hiện đại
khốc liệt của thế kỉ 20; tất cả đều được thể hiện qua những cảm xúc cá nhân
của tác giả.
1.1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển thể loại nhật ký văn học ở Việt Nam
So với nhiều thể loại văn học khác, thể loại nhật ký xuất hiện muộn hơn.

Tuy xuất hiện muộn nhưng nhật ký đã bước đầu manh nha trong nền văn học
dân tộc giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến trước năm 1930. Thượng kinh ký
sự của Lê Hữu Trác được đánh giá là đỉnh cao của thể ký thời trung đại…
Qua tác phẩm ta nhận ra được sự tài tình của tác giả khi kết hợp đồng thời
nhiều tiểu loại của ký như du ký, nhật ký, hồi ký… Nói chung, đặc điểm của
nhật ký đã bước đầu xuất hiện trong những tác phẩm ký thời trung đại.
Cho đến tận kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), thể loại nhật ký mới
bắt đầu nở rộ trên văn đàn nước ta. Chiến tranh chính là mảnh đất màu mỡ
làm nảy sinh nên một đội ngũ các nhà văn chuyên và không chuyên
viết nhật ký để từ đó tạo nên thành tựu to lớn của thể loại này. Các tác phẩm
nhật ký tiêu biểu của các nhà văn chuyên nghiệp trong giai đoạn này

14


như cuốn nhật ký Ở rừng (1948) của Nam Cao, Một tháng đi theo pháo binh
(1948) của Hoài Thanh, nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng… Bên cạnh nhật ký
của những nhà văn chuyên nghiệp là nhật ký của những người viết không
chuyên như những trang nhật ký của Phan Phú - chính trị viên đại đội một
đơn vị chủ lực được lưu lại trong cuốn sổ tay của Tô Hoài hay những trang
nhật ký của Lê Nguyên - Đại đội trưởng Đại đội 156, Sư đoàn 308…
Giai đoạn 1955 - 1975 là giai đoạn nhật ký tiếp tục phát triển và vươn tới
đỉnh cao nhất với nhiều cuốn nhật ký để lại giá trị to lớn cả về mặt tư liệu và
mặt nghệ thuật. Các cuốn nhật ký được sáng tác bởi đội ngũ các nhà
văn chuyên nghiệp giai đoạn này tiêu biểu như Nhật ký chiến tranh của Chu
Cẩm Phong, Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý, nhật ký của
Nguyễn Thi - Nguyễn Ngọc Tấn, nhật ký của Nguyễn Minh Châu… Người
viết không chuyên trong giai đoạn này xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn
kháng chiến chống Pháp tiêu biểu như Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Đặng
Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc,…

Sau năm 1975, đặc biệt là từ những năm gần đây nhật ký ngày càng trở
nên phổ biến và gần gũi với con người hơn nữa. Con người ngày càng có nhu
cầu ghi chép lại những gì xảy ra xung quanh, ghi lại cảm xúc của bản thân và
nhật ký chính là nơi để mỗi cá nhân ký gửi những điều riêng từ đó. Có một
điều đặc biệt hơn so với các giai đoạn trước là bên cạnh những trang nhật ký
được lưu lại trong các cuốn sổ tay, sau này được xuất bản thì ngày nay, có
nhiều tác giả ưa chuộng hình thức nhật ký hư cấu để sáng tác, tiêu biểu như
Nhật ký mang thai khi 17 (Võ Anh Thơ),…làm thu hút nhiều đối tượng độc
giả hơn.
Có thể khẳng định nhật ký ngày càng đến gần với con người hơn
nữa. Người ta đọc nhật ký, viết nhật ký… Nhật ký đã phát huy một cách tích
cực sức mạnh đặc trưng của thể loại trong việc đáp ứng nhu cầu trong đời

15


sống tinh thần của con người cũng như tạo ra những nét mới về mặt thể loại
cho nền văn học Việt Nam.
1.2. Tính chất cá nhân riêng tư
Một trong những đặc điểm nổi bật của nhật ký văn học chính là tính chất
cá nhân riêng tư. Nhận thức được rõ tính chất này trong nhật ký sẽ giúp ta
hiểu rõ về tác giả cũng như đọc hiểu nhật ký một cách thuận lợi hơn.
1.2.1. Khái niệm
Trước hết, theo quan niệm của triết học: thuật ngữ “cá nhân” xuất phát từ
tiếng Hy Lạp “atomon” với nghĩa đen là “không thể phân chia được nữa”.
Quan niệm này được thể hiện rõ nhất trong nguyên tử luận của Leucippe và
Democrite (hai nhà triết học Hy Lạp cổ đại sống vào thế kỉ V TCN). Quan
niệm “cá nhân” với nghĩa đó được hiểu là một sự vật, hiện tượng riêng lẻ, một
hiện hữu riêng biệt và có thể phân biệt một cách rạch ròi với các sự vật, hiện
tượng khác. Nó được áp dụng đặc biệt vào con người nhằm để chỉ chủ thể đạo

đức. Còn triết học Marc – Lenin lại cho rằng “cá nhân” là một chỉnh thể đơn
nhất vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động,
của mọi quan hệ xã hội và của mọi nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá
nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử
xã hội.
Theo Từ điển Hán – Việt [21,368], “Cá nhân” là một từ ghép Hán Việt.
“Cá” được hiểu là (tính) đơn, lẻ, riêng, cá biệt, cá thể. “Nhân” chỉ con người.
“Cá nhân” là một người riêng biệt, từng người thể hiện bằng một ý chí và
nhân cách riêng biệt, thống nhất và độc lập ở mức độ nhất định với xung
quanh.
Theo Từ điển Tiếng Việt do Quang Hùng chủ biên thì “cá nhân” là người
riêng lẻ, phân biệt với tập thể hoặc xã hội [19,112 ]. Còn trong từ “riêng tư”

16


thì “riêng” nghĩa là của mình hay đặc biệt, không thường [19,756], “tư” nghĩa
là “riêng của một người”. “Riêng tư” là riêng của cá nhân [19,756].
Nói tóm lại, tính chất cá nhân riêng tư chính là những việc riêng, của
riêng, chuyện thầm kín của một người nào đó. Cuộc sống xung quanh ta luôn
bộn bề với bao nhiêu thứ bủa vây và nhiều lúc nó khiến ta bị choáng ngợp.
Chính vì vậy, để không gục ngã, để luôn giữ được ý thức về bản thân, mỗi
con người không thể không có những riêng tư, thầm kín. Nó là những điều
không thể nói ra và cũng là chỗ dựa tinh thần lớn lao cho con người.
1.2.2. Đặc điểm của tính chất cá nhân riêng tư
Khi nhắc đến tính cá nhân riêng tư, người ta nghĩ ngay đến những gì thuộc
về cái riêng của chủ thể từ suy nghĩ đến hành động, là tất cả những gì gắn với
bản thân người đó mà không thể nhận thấy ở bất cứ người nào khác. Tính chất
cá nhân riêng tư được thể hiện trên nhiều phương diện.
Trước hết, tính chất cá nhân riêng tư thể hiện ở đời sống tinh thần, tình

cảm, cảm xúc, suy nghĩ, hành động. của mỗi người. Theo lẽ thông thường,
con người không ai giống ai hoàn toàn nhất là về khía cạnh tinh thần. Những
cặp sinh đôi, sinh ba có thể giống nhau về ngoại hình nhưng chắc chắn tính
tình, tình cảm, cảm xúc,…không thể nào giống nhau. Tuy con người sống
trong môi trường tập thể, nghĩa là mỗi cá nhân phải hòa hợp với cộng đồng
nhưng suy cho cùng thì không ai có thể bắt người khác phải làm hay suy nghĩ
theo ý muốn không phải của chính họ. Do vậy, con người phải có tự do và
cũng phải được tôn trọng quyền riêng tư cá nhân.
Thứ hai, tính chất cá nhân riêng tư còn thể hiện trong các mối quan hệ của
mỗi người với người khác như: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…hay trong tư
tưởng tôn giáo, quan điểm chính trị,…thậm chí là những điều không thể để
người khác biết được.

17


Ngoài ra, sự riêng tư về thông tin cá nhân cũng được xem là một đặc điểm
quan trọng. Bất cứ cá nhân nào cũng cần có sự tự do trong việc bảo mật thông
tin. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con
cái, số điện thoại, email,…Quyền của các cá nhân là được phép giữ kín những
thông tin, tư liệu của chính mình. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn
trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về
đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã
chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha,
mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý,
trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức
thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc
kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của
cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có

quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (điều 38 thuộc Bộ luật Dân
sự năm 2005).
Trong cuộc sống từ xưa đến nay, không phải bất kì chuyện gì, bất cứ suy
nghĩ nào của mỗi người cũng có thể sẻ chia với người khác. Ai cũng có những
điều thầm kín, giữ riêng cho bản thân nhưng nhiều khi điều đó lại trở thành
gánh nặng, nỗi phiền muộn. Thể loại nhật ký ra đời như một điều tất yếu để
giải tỏa nỗi lo ấy. Người ta có thể thoải mái bộc bạch những tâm tư, tình cảm,
những đánh giá, nhận xét của họ về những việc vừa trải qua. Nhật ký là địa
phận rất riêng tư, sâu kín mà mỗi người muốn giữ cho riêng bản thân mình.
Chính vì vậy mà càng ngày, thể loại nhật ký càng được ưa chuộng và có nhiều
giá trị trong dòng chảy văn học Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Có thể nói, tính chất cá nhân riêng tư là một đặc điểm quan trọng của nhật
ký văn học. Nó chi phối đến việc tác giả sẽ viết nhật ký ra sao và độc giả khi
đọc nhật ký phải tiếp nhận như thế nào.

18


Chương 2.
BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CHẤT CÁ NHÂN RIÊNG TƯ
TRONG SỰ VIẾT
Không giống như các môn khoa học khác, văn học là một môn nghệ thuật
có chức năng nhận thức và khám phá đời sống, con người. Nghệ thuật là lĩnh
vực của sự độc đáo do đó yêu cầu văn chương phải luôn vận động thay đổi
mình trở nên mới mẻ từ thời đại này sang thời đại khác. Nói như Nguyễn
Tuân: “ Nhà văn chân chính nào cũng có một thế giới riêng. Cái thế giới ấy là
những hình tượng sáng tạo ra do nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn
và phản ánh nên cái thực tế của thời đại”. Là một thể loại của văn học, nhật
ký là một thế giới hoàn toàn mới mẻ và chân thực do tác giả ghi chép lại, một
thế giới hoàn toàn riêng tư bí mật. Người viết không cần cố gắng gồng mình

để cố tạo ra cái mới, cái lạ mà bản thân nhật ký đã là cái mới, cái lạ. Bởi lẽ
nhật ký là sự ghi chép riêng tư, là một tài sản cá nhân của người viết nên chắc
chắn nó sẽ mang những đặc điểm cá nhân riêng tư chỉ có ở người đó.
2.1. Nhật ký viết riêng cho mình của chủ thể
Nhu cầu viết nhật ký nảy sinh đầu tiên từ việc con người muốn lưu giữ lại
những kí ức về cuộc sống hàng ngày. Trong đó, họ không ngần ngại bộc lộ
những suy nghĩ, quan điểm cá nhân của bản thân cũng như nói lên những điều
bình thường không dám nói. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng nhật ký là
những điều mà chủ thể muốn viết riêng cho chính mình.
2.1.1. Nhật ký tựa như một hình thức độc thoại
Khi thực hiện các hoạt động thường ngày, con người có xu hướng suy
nghĩ và tự diễn giải lại tình hình xung quanh mình. Giống như có một giọng
nói trong đầu quyết định cách thức chúng ta nhìn nhận vấn đề. Tâm lý học gọi
giọng nói bên trong này là “self-talk”, độc thoại. Đó là hành động bao gồm

19


×