Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Khảo sát tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp được phân lập tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.27 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ MỸ
Tên đề tài:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI
KHUẨN GÂY BỆNH ĐƢỜNG HÔ HẤP ĐƢỢC PHÂN LẬP TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Ngành

: Đại học chính quy
: Công nghệ sinh học

Khoa
Khóa học

: CNSH - CNTP
: 2013-2017

THÁI NGUYÊN, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ MỸ
Tên đề tài:


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI
KHUẨN GÂY BỆNH ĐƢỜNG HÔ HẤP ĐƢỢC PHÂN LẬP TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Ngƣời hƣớng dẫn

: Đại học chính quy
: Công nghệ sinh học
: K45 - CNSH
: CNSH - CNTP
: 2013-2017
BS. Nguyễn Thị Huyền
ThS. Bùi Đình Lãm

THÁI NGUYÊN, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại học Nông Lâm – Đại học
Thái Nguyên, đƣợc sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Công nghệ
Sinh học và Công nghệ Thực phẩm em đƣợc phân công đến thực tập tại Khoa Vi
sinh - Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên với đề tài: “Khảo sát tình hình kháng

kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp được phân lập tại Bệnh
viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bác sỹ Nguyễn Thị Huyền và toàn
thể kỹ sƣ, kỹ thuật viên làm việc tại Khoa Vi sinh - Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên
đã luôn tận tình hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới ThS. Bùi Đình Lãm – Giảng viên Khoa
Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô trong Khoa Công
nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong
suốt thời gian học tập.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng nhƣ kinh nghiệm và kiến thức còn hạn
chế nên đề tài của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
đƣơc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý Thầy/Cô để em có điều kiện bổ sung,
nâng cao kiến thức phục vụ cho việc học tập, công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên

Phạm Thị Mỹ

năm 2017


ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i

MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................... vii
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ....................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1.Một số bệnh nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp và tác nhân gây bệnh thƣờng gặp3
Một số tác nhân gây bệnh thƣờng gặp: ............................................................. 3
2.1.2.Đặc điểm sinh lý một số vi khuẩn tham gia gây bệnh đƣờng hô hấp ...... 3
2.1.2.1.Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn) ......................... 3
2.1.2.2.Vi khuẩn Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng)................................... 5
2.1.2.3. Vi khuẩn Klebsiella pneumoniae ......................................................... 6
2.1.2.4. Vi khuẩn Haemophilus influenzae ....................................................... 7
2.1.2.5. Vi khuẩn Moraxella catarrhalis .......................................................... 8
2.1.2.6. Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh)................. 9
2.1.3. Thuốc kháng sinh và cơ chế tác dụng ................................................... 11
2.1.3.1. Tổng quan về thuốc kháng sinh ......................................................... 11


iii

2.1.3.2. Cơ chế tác dụng của kháng sinh......................................................... 12

2.1.4. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ................................................... 14
2.1.5. Tình hình kháng kháng sinh hiện nay ................................................... 15
2.1.6. Kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán (kháng sinh đồ) của
Kirby- Bauer [4]. ............................................................................................. 16
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới ................................... 20
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................... 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 20
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tƣợng, phạm vi và vật liệu nghiên cứu .............................................. 21
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21
3.1.3. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất................................................................. 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3. Phƣơng pháp thí nghiệm .......................................................................... 22
3.3.1. Phƣơng pháp thu mẫu bệnh phẩm ......................................................... 22
3.3.2. Phƣơng pháp phân lập ........................................................................... 23
3.3.3. Phƣơng pháp nhuộm Gram ................................................................... 24
3.3.4. Các phƣơng pháp định danh vi khuẩn................................................... 25
3.3.4.1. Các tính chất sinh vật hóa học định danh vi khuẩn. .......................... 25
3.3.4.2. Hệ thống Api 20E test [6]. ................................................................. 28
3.3.4.3. Hệ thống Api 20NE test [6]. .............................................................. 28
3.3.5. Phƣơng pháp khoanh giấy kháng sinh khuếch tán của Kibry-Barer .... 29
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 30
4.1. Kết quả thu mẫu bệnh phẩm đƣờng hô hấp của bệnh nhân tại bệnh viện
ĐKTW Thái Nguyên ....................................................................................... 30
4.2. Kết quả phân lập và định danh các chủng vi khuẩn gây bệnh. ................ 30


iv


4.3. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh đƣờng hô hấp phân lập
đƣợc tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên ....................................................... 35
4.3.1. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae phân
lập đƣợc tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên ................................................. 35
4.3.2. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Moraxella catarrhalis đƣợc phân
lập tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên .......................................................... 37
4.3.3. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus đƣợc
phân lập tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên.................................................. 39
4.3.4. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa đƣợc
phân lập tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên.................................................. 41
4.3.5. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Haemophilus influenzae đƣợc
phân lập tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên.................................................. 43
4.3.6. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella pneumoniae đƣợc
phân lập tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên................................................. 45
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học [5]. ......................................12
Bảng 2.2. Kháng sinh đƣợc thử nghiệm và giới hạn vòng vô khuẩn ......................19
Bảng 3.1. Các loại thiết bị sử dụng trong nghiên cứu...............................................21
Bảng 3.2. Các loại hóa chất sử dụng trong nghiên cứu ............................................22
Bảng 3.3. Môi trƣờng nuôi cấy cho từng loại bệnh phẩm........................................24
Bảng 4.1. Tổng hợp mẫu bệnh phẩm đƣờng hô hấp thu đƣợc tại bệnh viện

ĐKTW Thái Nguyên ..................................................................................................30
Bảng 4.2. Số chủng vi khuẩn phân lập đƣợc từ mẫu bệnh phẩm ............................30
Bảng 4.3. Kết quả phân tích đặc điểm khuẩn lạc và hình thái tế bào vi khuẩn ......31
Bảng 4.4. Kết quả thử nghiệm các tính chất sinh vật hóa học và Api test..............32
Bảng 4.5. Tỷ lệ các loại vi khuẩn gây bệnh đƣờng hô hấp phân lập đƣợc tại Bệnh
Viện ĐKTW Thái Nguyên ..........................................................................................33
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh đƣờng hô hấp do vi khuẩn theo nhóm tuổi tại Bệnh viện
ĐKTW Thái Nguyên ..................................................................................................34
Bảng 4.7. Tỷ lệ kháng kháng sinh vi khuẩn Streptococcus pneumoniae ...............36
Bảng 4.8. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Moraxella catarrhalis đƣợc phân
lập tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên .....................................................................38
Bảng 4.9.Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus phân lập tại
Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên.................................................................................40
Bảng 4.10. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa đƣợc
phân lập tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên ............................................................42
Bảng 4.11. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Haemophilus influenzae đƣợc
phân lập tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên ............................................................44
Bảng 4.12. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Kebsiella pneumoniae đƣợc
phân lập tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên ...........................................................46


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Kháng sinh thử nghiệm chủng vi khuẩn S. pneumonia ..........................35
Hình 4.2. Kháng sinh thử nghiệm chủng vi khuẩn Moraxella catarrhalis .............37
Hình 4.3. Kháng sinh thử nghiệm chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus ............39
Hình 4.4. Kháng sinh thử nghiệm chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa .......41
Hình 4.5. Kháng sinh thử nghiệm chủng vi khuẩn Haemophilus influenzae ..........43
Hình 4.6. Kháng sinh thử nghiệm chủng vi khuẩn Klebsiella pneumoniae ...........45



vii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CLSI

Clinnical and Laboratory standards Institude (Viện Tiêu
chuẩn phòng thí nghiệm và Lâm sàng)

CNSH - CNTP
ĐKTW

Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm
Đa Khoa Trung Ƣơng

I

Intermediate (Trung gian)

MHA

Mueller - Hinton

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

OF


Oxidation fermentation

OP

Optochin

R

Resistant (Đề kháng)

S

Suceptible (Nhạy cảm)

V

Nicotinamide Adenine Dinucleotide

VP

Voges-Proskauer

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

X

Haemin



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp không chỉ là gánh nặng bệnh tật, mà còn là bệnh
lý có tỷ lệ tử vong đứng đầu trong số 10 bệnh lý nhiễm khuẩn ở hầu hết các nƣớc
trên thế giới trong đó có Việt Nam [14]. Theo một số khảo sát, chỉ riêng Hoa Kỳ có
hơn 62 triệu ngƣời mắc bệnh lý đƣờng hô hấp mỗi năm [40], trong khi ở Anh
khoảng 8 triệu ngƣời bị bệnh phổi mãn tính và tử vong mỗi năm [38]. Ở Canada,
bệnh đƣờng hô hấp chiếm 16% các ca tử vong và 10% số ca nhập viện [43]. Ở Việt
Nam tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp chiếm 17,27%; số ca tử vong
16,85% trong cơ cấu bệnh tật và tử vong thống kê năm 2014 [7]. Ở các nƣớc phát
triển khác, đặc biệt các nƣớc châu Phi, tình hình phức tạp và quản lý khó khăn hơn
do vấn đề xác định các yếu tố gây bệnh và điều trị gặp nhiều hạn chế [26].
Nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp trên gây ra các bệnh nhƣ: Viêm họng, viêm mũi
họng, viêm tai giữa, viêm xoang… nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp dƣới gây viêm phổi,
viêm phế quản, tràn dịch màng phổi… trong đó viêm phổi là bệnh chiếm tỉ lệ tử
vong cao nhất do nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp đặc biệt là ngƣời cao tuổi và trẻ sơ
sinh. Một số tác nhân vi khuẩn thƣờng gặp gây nhiễm khuẩn hô hấp là

S.

pneumonia, M. catarrhalis, S. aureus, P. aeruginosa, H. influenza, K. pneumoniae
và các vi khuẩn khác [33]. Nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp đƣợc điều trị bằng kháng
sinh, tuy nhiên khoảng một thập kỷ trở lại đây điều trị bằng thuốc kháng sinh trở
nên phức tạp hơn khi xuất hiện nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh thông
thƣờng [27]. Sự kháng thuốc của vi khuẩn là vấn đề nghiêm trọng ảnh hƣởng trực
tiếp đến quá trình và hiệu quả điều trị. Đã có rất nhiều trƣờng hợp sử dụng thuốc

kháng sinh chƣa hợp lý, gây gia tăng khả năng kháng thuốc và tỷ lệ lây lan vi khuẩn
kháng thuốc trên toàn thế giới với tốc độ đáng báo động. Trong khi đó, việc phát
triển các kháng sinh mới đã chững lại từ hơn 30 năm nay và chỉ có một vài kháng
sinh mới ra đời. Kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối
với điều trị trong tƣơng lai. Theo WHO, mỗi năm có khoảng 700.000 trƣờng hợp tử
vong liên quan tới kháng kháng sinh.


2

Bên cạnh đó, virus cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đƣờng hô
hấp. Chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng khó có thể phân biệt đƣợc bệnh do vi khuẩn
hay virus, vì vậy để chuẩn đoán và điều trị tốt nhất là phải dựa trên xét nghiệm vi khuẩn
học. Việc phát hiện, xác định vi khuẩn gây bệnh và khảo sát khả năng kháng kháng sinh
của chúng là rất cần thiết, phục vụ trong quá trình điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng
hô hấp.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình
kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh đƣờng hô hấp đƣợc phân lập
tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên”
1.2.

Mục tiêu, yêu cầu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Xác định đƣợc tác nhân gây bệnh đƣờng hô hấp
Đánh giá đƣợc tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh
đƣờng hô hấp, đƣợc phân lập tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Thu mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đƣợc chuẩn đoán mắc các bệnh về
đƣờng hô hấp tại Bệnh viện viện ĐKTW Thái Nguyên.

- Xác định các loài vi khuẩn gây bệnh phân lập từ mẫu bệnh phẩm.
- Khảo sát tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn .
1.3.

Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo, cho những nghiên cứu tiếp theo về vi
khuẩn gây bệnh đƣờng hô hấp và khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài góp phần vào quá trình điều trị các bệnh do vi khuẩn gây
ra ở đƣờng hô hấp, sử dụng các loại kháng sinh phù hợp và hiệu quả nhất.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Cơ sở khoa học

2.1.1. Một số bệnh nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp và tác nhân gây bệnh thƣờng gặp
Theo tài liệu “Hƣớng dẫn sử dụng kháng sinh” của Bộ Y tế (2015) [5] cho
thấy: Có rất nhiều bệnh tật liên quan đến nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp và thƣờng để
lại những biến chứng nặng nề hay có thể gây tử vong. Một số bệnh điển hình nhƣ:
Bệnh giãn phế quản, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, áp xe phổi, tràn dịch
màng phổi... Những bệnh này có nhiều triệu chứng khác nhau, có thể không thể
hiện ra khi mới mắc bệnh nên khó phát hiện và chữa trị.
Một số tác nhân gây bệnh thƣờng gặp:

- Vi khuẩn: S. pneumoniae, H. influenzae, M. pneumoniae, C. pneumoniae,
Legionella, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Enterobacter, Serratia spp.,
Proteus spp., và Acinetobacter spp., Streptococcus nhóm A, vi khuẩn kị khí,
Neisseria meningitides, Francisella tularensis (tularemia), C. burnetii (Q fever), và
Bacillus anthracis.
- Virus: Influenza virus, Parainfluenza virus, respiratory syncytial virus,
Adenovirus, Human metapneumovirus, Severe acute respiratory syndrome (SARS…
- Ngoài ra có nấm và các tác nhân từ môi trƣờng: Khói, bụi….
2.1.2. Đặc điểm sinh lý một số vi khuẩn tham gia gây bệnh đƣờng hô hấp
2.1.2.1. Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn)
Thuật ngữ Diplococcus pneumoniae đƣợc sử dụng năm 1926 do các đặc tính
của vi khuẩn xuất hiện khi nhuộm Gram mẫu bệnh phẩm đờm của bệnh nhân (cầu
khuẩn nối đôi). Năm 1928, những nghiên cứu trên vi khuẩn Pneumococcus gây bệnh
viêm phổi ở chuột đã giúp các nhà sinh học đi đến kết luận vật liệu chứa thông tin di
truyền là DNA. Sau đó vào năm 1974, qua nuôi cấy phân lập trên môi trƣờng nhân tạo,
các nhà khoa học đã phát hiện vi khuẩn này mọc thành chuỗi trong môi trƣờng lỏng và
đổi tên thành Streptococcus pneumoniae (liên cầu gây viêm phổi hay phế cầu) [3].


4

 Đặc điểm hình thái và tính chất nuôi cấy
S. pneumoniae là 1 loại cầu khuẩn thƣờng đứng thành đôi hình mắt kính hay
hình ngọn nến, nên còn đƣợc gọi là song cầu, có vỏ và không di động. Hầu hết phế
cầu khuẩn bắt màu Gram dƣơng song đôi khi trong quá trình nuôi cấy có thể thay
đổi thành Gram âm, do vi khuẩn bị tự ly giải hoặc do các hoạt tính bề mặt bị tác
động bởi muối mật (sodium deoxycholate hoặc sodium dodecylsulfat). Trong môi
trƣờng lỏng phế cầu khuẩn mọc có khuynh hƣớng khuyếch tán và lắng cặn khi môi
trƣờng đã chuyển sang môi trƣờng acid. Trên môi trƣờng thạch (thạch máu cừu hay
thỏ), vi khuẩn có khuẩn lạc tròn bóng ƣớt do có vỏ, không sắc tố, có khuynh hƣớng

lõm ở giữa vì sự hoạt động của một enzyme tự ly giải, đƣờng kính khuẩn lạc 0,5 1,5mm, xung quanh khuẩn lạc có quầng tan huyết alpha [3][11].
Phế cầu khuẩn phát triển tốt trong các môi trƣờng lỏng và trên các môi
trƣờng thạch có bổ sung 5% máu (cừu, ngựa, thỏ) đã lấy hết tơ huyết. Không nên
dùng máu ngƣời vì thƣờng có chất kháng sinh và các chất ức chế vi khuẩn phát triển.
Phế cầu phát triển tốt trong khí trƣờng có 5% CO2 ở 370C, nếu không có tủ ấm CO2 có
thể dùng chuông thủy tinh kín và đốt nến, với cách này cũng tạo đƣợc khí trƣờng có
CO2 nhƣng chỉ dƣới 5% và vi khuẩn vẫn phát triển đƣợc [11].
 Tiêu chuẩn xác định phế cầu
- Hình thể khuẩn lạc trên môi trƣờng thạch máu 5% (có hay không có
gentamycin): Nhỏ, ƣớt, có xu hƣớng lõm giữa, tan huyết alpha.
- Tính chất vi khuẩn: Song cầu hình ngọn nến hay cặp mắt kính, bắt màu
Gram dƣơng (cũng có thể đứng đơn hay tạo chuỗi ngắn).
- Nhạy cảm optochin: Đƣờng kính vòng vô khuẩn ≥14mm
- Ít nhạy cảm với optochin (đƣờng kính vòng vô khuẩn từ 9-13mm) nhƣng
tan trong muối mật, cũng kết luận là phế cầu khuẩn.
Không phải là phế cầu khuẩn khi:
- Không nhạy cảm với optochin
- Có vùng ức chế phát triển bởi optochin với đƣờng kính nhỏ hơn 14mm
nhƣng không tan trong muối mật.


5

2.1.2.2. Vi khuẩn Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng)
 Hình thái, đặc điểm sinh hóa
Staphylococcus aureus thuộc giống Staphylococcus, do đó mang những tính
chất chung của Staphylococcus. S. aureus là những vi khuẩn hình cầu, không di
động, gram dƣơng, đƣờng kính 0,5 - 1,5µm, tế bào xếp thành hình chùm nho. Thành
tế bào kháng với lysozyme và nhạy với lysotaphin, một chất có thể phá hủy cầu nối
pentaglycin của tụ cầu [3].

S. aureus là những vi khuẩn hiếu khí hay kị khí tùy nghi, có enzyme catalase
phân giải oxy già giải phóng oxy và nƣớc: H2O2 + (catalase) -> H2O + O2. S. aureus
cho phản ứng đông huyết tƣơng dƣơng tính do chúng tiết ra enzyme coagulase. Đây
đƣợc xem là tính chất đặc trƣng của S. aureus, là tiêu chuẩn để phân biệt S. aureus
với các tụ cầu khác [32].
Một số dòng S. aureus có khả năng gây tan máu trên môi trƣờng thạch máu,
vòng tan máu phụ thuộc vào từng chủng nhƣng chúng đều có vòng tan máu hẹp hơn
so với đƣờng kính khuẩn lạc. Hầu hết các dòng S. aureus đều tạo sắc tố vàng,
nhƣng các sắc tố này ít thấy khi quá trình nuôi cấy còn non mà thƣờng thấy rõ sau
1-2 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ phòng. Trên môi trƣờng MSA (Manitol salt agar) hay
còn gọi là môi trƣờng shapman, khuẩn lạc tròn, bờ đều và lồi, màu vàng nhạt đến
vàng đậm và làm vàng môi trƣờng xung quanh khuẩn lạc (do lên men đƣờng
manitol) [35].
 Điều kiện tăng trƣởng và sự phân bố
Nhu cầu dinh dƣỡng cho sự phát triển của Staphylococcus aureus thay đổi
tùy thuộc vào từng dòng. S. aureus có khả năng phát triển trong khoảng nhiệt độ và
pH rất rộng, tuy nhiên ở môi trƣờng 30 - 45 oC và pH từ 7 - 7,5 vi khuẩn phát triển
tốt nhất. Tụ cầu bền vững khi có nồng độ đƣờng cao, nhƣng bị ức chế bởi nồng độ
60%; nồng độ từ 33 - 55%, tụ cầu vẫn phát triển, trong khi các vi khuẩn khác nhƣ
Shigella và Salmonella bị ức chế. S. aureus khá nhạy với nhiệt độ, bị diệt ở 60oC từ
2 - 50 phút tùy từng loại thực phẩm và là vi sinh vật cạnh tranh yếu, dễ bị các vi
sinh vật khác ức chế. Có 10 - 50% dân số vẫn sống khỏe mạnh dù mang S. aureus


6

[30]. Tuy nhiên khả năng nhiễm vào thực phẩm và gây bệnh của S. aureus cũng rất
lớn do chúng phân bố ở khắp nơi và có khả năng sinh độc tố.
 Đặc điểm gây bệnh
Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng) thƣờng ký sinh ở da và mũi họng. Vi

khuẩn này gây bệnh cho những ngƣời bị suy giảm đề kháng do chúng có nhiều yếu
tố độc lực. Tụ cầu vàng là vi khuẩn gây bệnh thƣờng gặp nhất và có khả năng gây
nhiều bệnh khác nhau [3]. Viêm phổi do tụ cầu vàng chỉ xảy ra sau khi viêm đƣờng
hô hấp do virus hoặc sau nhiễm khuẩn huyết. Tuy vậy cũng có viêm phổi tiên phát
do tụ cầu vàng ở trẻ em hoặc ngƣời suy yếu. Tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này
khá cao, vì thế nó đƣợc coi là bệnh nguy hiểm.
2.1.2.3. Vi khuẩn Klebsiella pneumoniae
Năm 1884, nhà khoa học ngƣời Đan Mạch Hans Christian Gram (1853 1938) đã phát triển kĩ thuật nhuộm Gram để phân biệt Klebsiella pneumoniae và
Streptococcus pneumoniae. Klebsiella đƣợc đặt theo tên nhà vi khuẩn học ngƣời
Đức thế kỉ 19, Edwin Klebs. Trong chi Klebsiella, Klebsiella pneumoniae là thành
viên quan trọng nhất về bệnh học và đã trở thành một trong những tác nhân gây
nhiễm khuẩn bệnh viện nghiêm trọng trong những năm gần đây [3].
 Đặc điểm hình thái, sinh hóa và phân bố
Klebsiella pneumoniae là trực khuẩn Gram âm, không di động, có vỏ
polysacharide đặc trƣng. Lớp áo này giúp vi khuẩn tránh đƣợc hàng rào phòng vệ
của tế bào chủ.
K. pneumoniae sống kị khí tùy tiện, có khả năng lên men lactose. K.
pneumoniae có phản ứng indole âm tính và có khả năng tăng trƣởng với cả elezitose
và 3-hydroxybutyrate. Vi khuẩn này có mặt khắp nơi trong tự nhiên nhƣ ở đất,
nƣớc, các sản phẩm thực vật, những thức ăn có hàm lƣợng đƣờng và acid cao.
Klebsiella pneumoniae phân lập đƣợc từ các bệnh phẩm trên ngƣời nhƣ viêm phổi,
áp xe phổi, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết.
 Đặc điểm gây bệnh và tình hình đề kháng kháng sinh


7

Klebsiella pneumoniae là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn
bệnh viện và cộng đồng. Chúng có thể gây bệnh viêm phổi, áp xe phổi, viêm màng
phổi…. [19].

Yếu tố nguy cơ để nhiễm các chủng này ở bệnh viện là do bệnh nhân thời
gian nằm viện kéo dài, hệ miễn dịch suy yếu, nằm chung giƣờng với ngƣời nhiễm
bệnh hay thực hiện những thủ thuật xâm lấn nhƣ đặt ống thông tiểu, đặt nội khí
quản,…Tuy nhiên, nhiễm khuẩn bệnh viện do Klebsiella tăng cao chủ yếu do việc
sử dụng kháng sinh làm gia tăng những chủng kháng thuốc.Tính đề kháng kháng
sinh của chúng là rất cao [16].
2.1.2.4. Vi khuẩn Haemophilus influenzae
H. influenzae là vi khuẩn thuộc giống Haemophilus, đƣợc phát hiện lần đầu trong
bệnh phẩm đờm của một bệnh nhân viêm phổi ở vụ dịch cúm năm 1892 bởi Robert
Pfeifer. Tên vi khuẩn là sự kết hợp của đặc tính phát triển cần các yếu tố có ở máu
(haemophilus: ƣa máu) và có mối liên quan lịch sử với cúm (influenzae) của vi khuẩn [21].
 Đặc điểm hình thái tế bào và khuẩn lạc
Thuộc loại đa hình thể: hình cầu, trực khuẩn ngắn, trực khuẩn dài, cầu trực
khuẩn. Hình thể vi khuẩn còn thay đổi theo môi trƣờng sống. Nhìn chung vi khuẩn
có kích thƣớc mảnh nhỏ: 1 - 1,5 x 0,3µm; bắt màu Gram âm (màu hồng nhạt hơn
các vi khuẩn Gram âm khác do bản chất mỏng mảnh của vi khuẩn). Trên môi
trƣờng thạch, khuẩn lạc của chủng có vỏ ƣớt bóng, óng ánh khi chiếu sáng, sau 24
đến 48 giờ trạng thái mất vỏ xuất hiện, tính óng ánh biến mất. Trong môi trƣờng
lỏng, tình trạng mất vỏ xảy ra sớm hơn. Vì vậy nếu muốn xác định vỏ cần chọn một
thời điểm nuôi cấy thích hợp (khoảng 18 giờ) [3].
Khuẩn lạc của các chủng H. influenzae không có vỏ không phát quang, có sự
thay đổi từ khuẩn lạc dạng S sang dạng R (thƣờng gặp ở các chủng vi khuẩn phân
lập từ đƣờng hô hấp trên). Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi môi trƣờng nuôi
cấy không đủ yếu tố phát triển cần thiết cho vi khuẩn H. influenza có vỏ.
Vi khuẩn không nhuộm màu acid, không di động và không hình thành bào tử.
 Đặc điểm nuôi cấy


8


Muốn phân lập đƣợc H. influenzae, môi trƣờng nuôi cấy giàu chất dinh
dƣỡng thông thƣờng cần phải có thêm các yếu tố sau:
* Yếu tố X (Heamin): yếu tố này có trong máu (trong huyết tƣơng) và cả
trong hồng cầu.
* Yếu tố V (NAD = Nicotinamide-Adenine-Dinucleotide): yếu tố này thƣờng
chỉ có trong hồng cầu (cũng có thể có trong huyết tƣơng một số động vật nhƣng
không tồn tại lâu do bị các enzyme ly giải).
Môi trƣờng nuôi cấy thích hợp: 35 - 370C; 5 - 10% CO2.
H. influenzae có tính đề kháng với Bacitracin, do vậy với mục đích chỉ phân
lập H. influenzae, trong môi trƣờng nuôi cấy có thể bổ sung Bacitracin 300μg/ml để
loại bỏ vi khuẩn khác.
Sau 16 -18 giờ nuôi cấy, H. influenzae phát triển thành các khuẩn lạc bóng
mờ, vồng nhẹ, đƣờng kính từ 1 - 2mm và không gây tan huyết. Các chủng có vỏ có
thể tạo các khuẩn lạc sáng bóng, nhày ƣớt và có đƣờng kính lớn hơn. Vi khuẩn
thuần nhất có mùi tanh đặc biệt (mùi chuột chù) [19].
2.1.2.5. Vi khuẩn Moraxella catarrhalis
M. catarrhalis thuộc họ Nesseriaceae gồm 4 chi: Neisseria, Moraxella,
Kingella và Acinetobacter. Ở chi Moraxella loài điển hình nhất đƣợc tìm thấy ở
ngƣời là Moraxella catarrhalis. M. catarrhalis là căn nguyên của các bệnh nhiễm
trùng ở ngƣời, từ những năm đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, gần đây ngƣời ta mới có
nghiên cứu đầy đủ về khả năng gây bệnh. M. catarrhalis gây nhiều bệnh nhiễm
trùng ở ngƣời. Những bệnh nhƣ viêm màng trong tim, viêm não cấp, viêm tai giữa,
viêm xoang, viêm phế quản - phổi là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao [3].
 Đặc điểm gây bệnh:
M. catarrhalis là một trong ba căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp, chúng
có thể phối hợp thêm với các căn nguyên khác, làm cho bệnh nặng thêm [23].


9


M. catarrhalis là vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội cƣ trú ở đƣờng hô hấp
trên của trẻ khỏe, viêm tai giữa và viêm tai giữa dẫn đến viêm xoang, thƣờng xuất
hiện sau khi tăng tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn từ nơi cƣ trú; viêm phổi bắt đầu từ
nhánh phế quản nhỏ của phổi. Phần lớn bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp và viêm
phổi cấp tính đều tìm thấy M. catarrhalis trong đờm bằng phƣơng pháp nhuộm
Gram. Nhƣng vai trò của M. catarrhalis trong viêm phổi là rất khó xác định nhất là
đối với bệnh phẩm đờm, do M. catarrhalis là vi khuẩn cƣ trú ở đƣờng hô hấp [3].
 Đặc điểm nuôi cấy, phân lập
M. catarrhalis có thể mọc trên môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng; nhƣng
phát triển tốt trên môi trƣờng có máu và một số yếu tố khác nhƣ CO2. Một số môi
trƣờng chọn lọc có acetazolamide (giảm sự phát triển của các Neisseria),
vancomycin, trimethoprim và amphotericin B (ức chế sự phát triển của các vi khuẩn
thuộc hệ vi khuẩn bình thƣờng) đƣợc dùng trong nuôi cấy và phân lập M.
catarrhalis. Phân lập và xác định vi khuẩn dựa vào hình thể, tính chất bắt màu của
vi khuẩn, đặc điểm của khuẩn lạc và các tính chất sinh vật hoá học [3]
Tiêu chuẩn để xác định M. catarrhalis:


Song cầu bắt mầu Gram (-). Không phân giải các loại đƣờng



Không mọc trên MacConkey.



Oxidase (+), DNase (+)

2.1.2.6. Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh)
Pseudomonas aeruginosa, trƣớc đây gọi là Bacterium aeruginosa, do

Schroeter mô tả năm 1872. Năm 1900, Migula chuyển chúng sang giống
Pseudomonas, từ đó, vi khuẩn mang tên Pseudomonas aeruginosa. Ngay từ trƣớc
khi phân lập đƣợc vi khuẩn này, ngƣời ta đã có nhận xét rằng, trong một số trƣờng
hợp, vết thƣơng sinh ra một loại mủ đặc biệt có màu xanh nhƣ màu gỉ đồng, hiện
tƣợng này là do vi khuẩn đã sinh ra một loại sắc tố có màu xanh. Chính vì vậy,
ngƣời ta thƣờng gọi Pseudomonas aeruginosa là trực khuẩn mủ xanh [3][11].


10

 Đặc điểm hình thái
Trực khuẩn mủ xanh Gram âm, thẳng hoặc hơi cong nhƣng không xoắn, hai
đầu tròn. Kích thƣóc từ 0,5 - 1,0µm x 1,5 - 5,0µm. Có một lông duy nhất ở một cực.
Các pili của trực khuẩn mủ xanh dài khoảng 6 nm, là nơi tiếp nhận nhiều loại phage
và giúp cho vi khuẩn gắn vào bề mặt của tế bào vật chủ. Trực khuẩn mủ xanh không
sinh nha bào.
 Đặc điểm nuôi cấy
Trực khuẩn mủ xanh mọc dễ trên các môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng
(thạch thƣờng, thạch máu, canh thang), hiếu khí tuyệt đối. Nhiệt độ tối ƣu là 37°C,
nhƣng chúng có thể mọc đƣợc trong khoảng dao động rộng (5 - 42°C), pH thích hợp
từ 7,2 - 7,5 (dao động 4,5 - 9,0).
Trên môi trƣờng đặc, có thể gặp hai loại khuẩn lạc: một loại to, nhẵn, dẹt,
giữa lồi lên trông giống nhƣ quả trứng ốp; một loại khác thì xù xì; cũng có khi gặp
loại thứ ba, khuẩn lạc nhầy. Trong các bệnh phẩm, thƣờng gặp loại thứ nhất; trong
các mẫu lấy từ môi trƣờng, thƣờng gặp loại thứ hai. Tính chất đặc trƣng của trực
khuẩn mủ xanh là sinh sắc tố và chất thơm. Có hai loại sắc tố chính: Pyocyanin (có
màu xanh lá cây), Pyoverdins (sắc tố huỳnh quang).
 Đặc điểm hóa sinh
Trực khuẩn mủ xanh có đủ các cytochrom (b, c, a và oxidase) trong hệ thống
vận chuyển điện tử. Trong thực hành, ngƣời ta thƣờng dùng “oxidase test” để tìm sự

có mặt của cytochrom oxidase. Các tính chất hóa sinh thƣờng sử dụng trong lâm
sàng gồm: urease (-), indol (-), H2S (-); citrat Simmons, arginin dihydrolase và
gelatinase (+); khử NO3 đến N2. Trên môi trƣờng OF (Oxidation-Fermentation),
nhiều loại carbohydrat bị thoái hóa theo lối oxy hóa có sinh acid: glucose, mannitol,
glycerol, ethanol, arabinose, fructose và galactose [3].
 Đặc điểm gây bệnh


11

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Khi cơ thể bị
suy giảm miễn dịch (tự nhiên hoặc mắc phải), bị mắc các bệnh ác tính hoặc mãn
tính, dùng lâu dài corticoid, kháng sinh hoặc các chất chống ung thƣ thì dễ mắc
bệnh nhiễm trùng nội sinh hoặc ngoại sinh do trực khuẩn mủ xanh [20].
Trực khuẩn mủ xanh từ môi trƣờng bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua các
vết thƣơng hở. Tại chỗ xâm nhập, chúng gây viêm có mủ (điển hình, mủ có màu
xanh); nếu cơ thể suy giảm sức đề kháng, chúng có thể xâm nhập vào và gây viêm
các phủ tạng (xƣơng, đƣờng tiết niệu, tai giữa, phê quản, màng não) hoặc gây bệnh
toàn thân (nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc). Về bệnh sinh học, có giả thuyết
cho rằng, các sản phẩm ngoại tiết nhƣ sắc tố, độc tố tan máu, độc tố ruột, ngoại độc
tố A (độc tố gây chết) có vai trò chính [20].
2.1.3. Thuốc kháng sinh và cơ chế tác dụng
2.1.3.1. Tổng quan về thuốc kháng sinh
Năm 1928, nhà khoa học Alexander Flemming ngƣời Scotland lần đầu tiên
thấy trong môi trƣờng nuôi cấy tụ cầu vàng nếu có lẫn nấm penicilium thì khuẩn lạc
gần nấm này sẽ không phát triển đƣợc, sau đó chất peniciline đã đƣợc chiết xuất từ
nấm để dùng trong điều trị. Vào năm 1941, peniciline trở thành kháng sinh đầu tiên
đƣợc tìm ra và đƣợc sản xuất để dùng trong lâm sàng. Khi đó, kháng sinh đƣợc coi
là những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự phát
triển của vi sinh vật khác, từ gốc Hy Lạp là antibiotic, nghĩa là chống lại sự sống.

Về sau, với sự phát triển của khoa học, ngƣời ta đã có thể tổng hợp, bán tổng hợp
các kháng sinh tự nhiên và nhân tạo, do đó định nghĩa kháng sinh đã thay đổi: kháng sinh
là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp với
nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt đƣợc vi khuẩn.
Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thƣờng là một vị trí quan trọng của vi
khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.


12

Có nhiều cách để phân loại kháng sinh: dựa vào khả năng tác dụng, nguồn
gốc hoặc cấu trúc hóa học. Cách phân loại dƣới đây dựa vào cấu trúc hóa học của
kháng sinh, dựa trên tài liệu "Hƣớng dẫn sử dụng kháng sinh" của Bộ Y tế.
Bảng 2.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học [5].
STT TÊN NHÓM

PHÂN NHÓM
Các penicilin

1

Beta-lactam

Các cephalosporin
Các beta-lactam khác Carbapenem Monobactam
Các chất ức chế beta-lactamase

2

Aminoglycosid


3

Macrolid

4

Lincosamid

5

Phenicol

6

Tetracyclin

Thế hệ 1
Thế hệ 2
Glycopeptid

7

Peptid

Polypetid
Lipopeptid

8


Quinolon

Thế hệ 1
Các fluoroquinolon: Thế hệ 2, 3, 4

Các nhóm kháng sinh khác
9

Sulfonamid
Oxazolidinon
5-nitroimidazol

2.1.3.2. Cơ chế tác dụng của kháng sinh.
Sau khi vào tế bào, kháng sinh đƣợc đƣa tới đích tác động đến 4 thành phần
cấu tạo cơ bản của tế bào và phát huy tác dụng: kìm hãm sự sinh trƣởng và phát
triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt có hiệu quả ở các vi khuẩn đang sinh trƣởng
và phát triển mạnh (giai đoạn 2/ log phase - phát triển theo cấp số nhân), bằng cách:


13

 Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: Các kháng sinh nhóm betalactam, fosfomycin và vancomycin ngăn cản sinh tổng hợp lớp peptidoglycan nên
không tạo đƣợc khung murein - tức là vách không đƣợc hình thành. Tế bào con sinh
ra không có vách, vừa không sinh sản đƣợc vừa dễ bị tiêu diệt hoặc bị li giải, đặc
biệt ở vi khuẩn Gram dƣơng. Nhƣ vậy, những kháng sinh này có tác dụng diệt
khuẩn nhƣng chỉ với những tế bào đang phát triển (degenerative bactericide).
 Gây rối loạn chức năng màng bào tương: Chức năng đặc biệt quan trọng
của màng bào tƣơng là thẩm thấu chọn lọc; khi bị rối loạn các thành phần (ion) bên
trong tế bào bị thoát ra ngoài và nƣớc từ bên ngoài ào ạt vào trong, dẫn tới chết, ví
dụ polymyxin B, colistin. Với cơ chế tác động này, polymyxin có tác dụng diệt

khuẩn tuyệt đối (absolute bactericide), tức là giết cả tế bào đang nhân lên và cả tế
bào ở trạng thái nghỉ - không nhân lên.
 Ức chế sinh tổng hợp protein: Tham gia sinh tổng hợp protein ngoài
ribosom còn có các RNA thông tin và các RNA vận chuyển. Điểm tác động là
ribosom 70S của vi khuẩn: tại tiểu phần 30S ví dụ nhƣ aminoglycosid (nơi RNA
thông tin trƣợt qua), tetracyclin (nơi RNA vận chuyển mang acid amin tới) hoặc tại
tiểu phần 50S (nơi acid amin liên kết tạo polypeptid) nhƣ erythromycin,
cloramphenicol, clindamycin. Kết quả là các phân tử protein không đƣợc hình thành
hoặc đƣợc tổng hợp nhƣng không có hoạt tính sinh học làm ngừng trệ quá trình sinh
trƣởng và phát triển.
 Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic, gồm ba cấp độ:
- Ngăn cản sự sao chép của DNA mẹ tạo DNA con, ví dụ do kháng sinh gắn
vào enzym gyrase làm DNA không mở đƣợc vòng xoắn, nhƣ nhóm quinolon.
- Ngăn cản sinh tổng hợp RNA, ví dụ do gắn vào enzym RNA-polymerase
nhƣ rifampicin.
- Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào: quá trình
sinh tổng hợp acid folic - coenzym cần cho quá trình tổng hợp các purin và
pyrimidin (và một số acid amin) bị ngăn cản bởi sulfamid và trimethoprim.


14

Nhƣ vậy, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một vị trí nhất định trong thành
phần cấu tạo, ảnh hƣởng đến một khâu nhất định trong các phản ứng sinh học khác
nhau của tế bào vi khuẩn, dẫn đến ngừng trệ sinh trƣởng và phát triển của tế bào.
Nếu vi khuẩn không bị li giải hoặc không bị nắm bắt (thực bào) và tiêu diệt,
thì khi không còn tác động của kháng sinh (ngừng thuốc) vi khuẩn sẽ có thể hồi
phục/ sống trở lại (reversible). Chỉ cần 1 tế bào sống sót, với tốc độ sinh sản nhanh
chóng, sau vài giờ số lƣợng tế bào vi khuẩn đã không thể đếm đƣợc (ví dụ E. coli
nếu 20 phút “đẻ 1 lứa” thì sau 5 giờ: từ 1 tế bào mẹ - ban đầu phát triển thành 215 tế

bào và sau 10 giờ lên đến hơn 1 tỷ); sẽ nguy hiểm hơn nữa nếu tế bào sống sót đó
đề kháng kháng sinh.
2.1.4.

Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
 Định nghĩa
- Một vi khuẩn đƣợc gọi là đề kháng khi nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của

vi khuẩn đó cao hơn nồng độ ức chế đa số các chủng vi khuẩn khác của cùng loài
đó. Các mức độ của MIC xác định cho tính nhạy cảm, tính trung gian và tính đề
kháng đối với mỗi loài vi khuẩn đƣợc một phòng thí nghiệm độc lập xác định và
đƣợc Viện nghiên cứu các Tiêu chuẩn Phòng thí nghiệm và Lâm sàng (gọi tắt là
CLSI) cập nhật đều đặn. Thực tế, một chủng đƣợc gọi là “đề kháng” khi nồng độ
kháng sinh mà vi khuẩn có thể chịu đựng đƣợc tăng cao hơn nồng độ kháng sinh đạt
đƣợc trong cơ thể sau khi dùng thuốc.
- Đôi khi, sự đề kháng với kháng sinh này lại gây ra đề kháng cho kháng sinh
khác, gọi là đề kháng chéo. Vi khuẩn đƣợc gọi là đa đề kháng (multiresistant) sau
khi có tích lũy đề kháng tự nhiên và mắc phải, chúng chỉ nhạy cảm với rất ít kháng
sinh và đề kháng với rất nhiều kháng sinh hoặc nhiều nhóm kháng sinh.
 Cơ chế đề kháng

- Gen đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách:
+ Làm giảm tính thấm của màng nguyên tƣơng, ví dụ kháng tetracyclin,
oxacillin; gen đề kháng tạo ra một protein đƣa ra màng, ngăn cản kháng sinh thấm
vào tế bào; hoặc làm mất khả năng vận chuyển qua màng do cản trở protein mang
(carrier protein) và kháng sinh không đƣợc đƣa vào trong tế bào.


15


+ Làm thay đổi đích tác động: do một protein cấu trúc hoặc do một nucleotid
trên tiểu phần 30S hoặc 50S của ribosom bị thay đổi nên kháng sinh không bám
đƣợc vào đích (ví dụ, streptomycin, erythromycin) và vì vậy không phát huy đƣợc
tác dụng.
+ Tạo ra các isoenzyme không có ái lực với kháng sinh nữa nên bỏ qua
(không chịu) tác động của kháng sinh, ví dụ kháng sulfamid và trimethoprim.
+ Tạo ra enzyme: Các enzyme do gen đề kháng tạo ra có thể:
- Biến đổi cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh làm kháng sinh mất tác
dụng. Ví dụ acetyl hóa hoặc phospho hóa hay adenyl hóa các aminozid hoặc
chloramphenicol.
- Phá huỷ cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh, ví dụ beta-lactamase làm
cho các kháng sinh nhóm beta-lactam mất tác dụng.
Một vi khuẩn kháng kháng sinh thƣờng là do phối hợp các cơ chế riêng rẽ kể
trên, ví dụ trực khuẩn Gram âm kháng beta lactam là do beta lactamase cộng với
giảm khả năng gắn PBPs (penicillin binding protein = protein gắn penicillin) và
giảm tính thấm của màng sinh chất.
2.1.5. Tình hình kháng kháng sinh hiện nay
Kháng sinh là thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn của Bộ Y Tế. Và muốn
đƣợc sử dụng thuốc kháng sinh chúng ta phải đƣợc kê đơn của bác sĩ và chỉ định
dùng trong từng trƣờng hợp riêng phải đƣợc các bác sĩ hƣớng dẫn cụ thể. Tuy nhiên
theo khảo sát mới đây nhất của Bộ Y tế (2016) thì tình trạng sử dụng thuốc kháng
sinh ở trên cả nƣớc là đang đáng báo động. Với >90% tình trạng sử dụng kháng sinh
là không đƣợc kê đơn bởi bác sĩ đƣợc điều trị các bệnh phổ biến nhƣ viêm
họng, viêm phế quản, và các bệnh viêm nhiễm cơ bản khác [22]. Chính do tình
trạng sử dụng kháng sinh tại nhà tràn làn nhƣ vậy nên hiện nay ngay tại các bệnh
viện tình trạng kháng thuốc đang rất phức tạp. Có những loại thuốc mới đƣa vào thị
trƣờng Việt Nam chƣa đầy 10 năm đã giảm độ nhạy cảm với vi khuẩn và làm giảm
hiệu quả điều trị với thuốc rất lớn [12]. Vấn đề kháng kháng tinh là vấn đề toàn cầu
chứ không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Tuy nhiên thì tình trạng đang diễn ra
ngày càng phức tạp đối với những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Tình trạng



16

này là do dân trí của ngƣời dân chƣa đƣợc nâng cao. Cùng với đó là quy chế quản lý
thuốc của chúng ta chƣa thực sự chặt dẫn tới tình trạng các nhà thuốc thoải mái có
thể bán những loại thuốc kháng sinh để dân tự dùng dẫn tới tình trạng nhờn thuốc
và kháng thuốc ngày càng tăng lên.
Trong khi đó, việc phát triển các kháng sinh mới đã chững lại từ hơn 30 năm
nay và chỉ có một vài kháng sinh mới ra đời, trong khi tỷ lệ kháng của vi khuẩn
ngày càng gia tăng. Kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức
đối với điều trị trong tƣơng lai. Theo WHO, mỗi năm có khoảng 700.000 trƣờng
hợp tử vong liên quan tới kháng kháng sinh. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo tới
năm 2050, tình trạng kháng kháng sinh sẽ làm giảm từ 1,1 - 3,8% GDP toàn cầu do
phải bỏ tiền để ứng phó với kháng kháng sinh và rất có thể nó sẽ làm cho nhiều
ngƣời bị bệnh kháng kháng sinh phải rơi vào nghèo đói [13].
2.1.6. Kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán (kháng sinh đồ) của
Kirby- Bauer.
Kháng sinh đồ là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xác định loại kháng sinh còn
nhạy với vi khuẩn gây bệnh và mức độ nhạy của kháng sinh đối với vi khuẩn đó.
Việc lựa chọn kháng sinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: vị trí nhiễm
trùng, tuổi bệnh nhân… trong đó kháng sinh đồ cũng đóng vai trò rất quan trọng
trong việc chọn lựa kháng sinh để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra [4].
Ở Việt Nam từ những năm 1989 đƣợc sự tài trợ của tổ chức SIDA - Thụy
Điển, chƣơng trình ASTS đã thống nhất về kỹ thuật kháng sinh đồ trong toàn quốc
là kỹ thuật của Kirby - Bauer cải tiến: Phƣơng pháp khoanh giấy kháng sinh khuếch
tán trong thạch. Đây là phƣơng pháp đơn giản và có thể tiến hành ở các phòng thí
nghiệm hàng ngày không cần nhiều trang thiết bị và máy móc [4].
(1) Nguyên lý:
Dùng khoanh giấy có đƣờng kính và độ dày nhất định, vô trùng đã tẩm sắn

kháng sinh với một nồng độ nhất định (dựa vào hiệu lực của từng kháng sinh) đặt
lên một đĩa môi trƣờng đã nuôi cấy vi khuẩn. Nồng độ vi khuẩn cũng đã đƣợc qui
định trƣớc. Để tủ ấm cho vi khuẩn mọc và đo đƣờng kính vòng ức chế vi khuẩn


×