Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất và chất lượng của dòng chè LCT1 tại Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM VÀ KALI
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CỦA DÒNG CHÈ LCT1 TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM VÀ KALI
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CỦA DÒNG CHÈ LCT1 TẠI PHÚ THỌ
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số: 8. 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh
TS. Nguyễn Thị Hồng Lam


THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Duyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành báo cáo, ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy
cô giáo và sự tạo điều kiện từ phía nhà trường, các tập thể, cá nhân, sự động
viên của gia đình và bạn bè. Nhờ vậy mà tôi đã hoàn tất tốt đề tài nghiên cứu.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo
TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh - Khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và cô Nguyễn Thị Hồng Lam người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn,
hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và các anh chị
là cán bộ tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chè - Viện Khoa học kỹ
thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc trong thời gian thực tập tại Trung
tâm, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân

và bạn bè đã cổ vũ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện và trình bày, sẽ không tránh khỏi những thiếu
xót và hạn chế, tôi rất mong có được sự nhận xét và góp ý từ phía các quý
thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày… tháng … năm 2018
Học viên

Phạm Thị Duyên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu ..................................................................................... 2
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của bón phân cho chè ....................................................... 4

1.1.1. Vai trò của phân đạm và kali đối với cây chè ......................................... 4
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè ............................................................ 7
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 10
1.2.1. Tình hình sử dụng phân bón vô cơ cho chè trong sản xuất chè trên
thế giới và tại Việt Nam ........................................................................ 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân khoáng cho chè trên thế giới ................ 11
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về phân vô cơ trong nước .................................. 18
1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của dòng chè LCT1 .............................. 24
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 26
2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu................................................................. 26
2.2. Thời gian, địa điểm và phạm vi nghiên cứu ............................................ 26


iv
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .............................. 29
2.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .... 29
2.5.2. Các chỉ tiêu về mức độ nhiễm sâu hại của cây chè ............................... 30
2.5.3. Các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu ...................................................... 31
2.5.4. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế sau khi bón phân .............................. 34
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến sinh trưởng, năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................................. 35
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến sinh trưởng của
dòng chè LCT1 ...................................................................................... 35
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất ............................................................................... 44
3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mức độ nhiễm sâu hại

trên chè .................................................................................................. 49
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mức độ nhiễm bọ cánh
tơ trên dòng chè LCT1 ........................................................................... 49
3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mức độ nhiễm rày
xanh trên dòng chè LCT1 ...................................................................... 51
3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mức độ nhiễm nhện đỏ
trên dòng chè LCT1 ............................................................................... 52
3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mức độ nhiễm bọ xít
muỗi trên dòng chè LCT1 ...................................................................... 54
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến chất lượng của dòng
chè LCT1 ............................................................................................... 55
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến thành phần cơ giới búp chè .... 55


v
3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến tỷ lệ búp mù xòe của
dòng chè LCT1 ...................................................................................... 58
3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến tỷ lệ bánh tẻ của
dòng chè LCT1...................................................................................... 60
3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến hàm lượng một số chất
hóa học trong búp chè của dòng chè LCT1 ........................................... 61
3.3.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến chất lượng chè xanh
của dòng chè LCT1 ................................................................................ 63
3.3.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến các chỉ tiêu dinh dưỡng đất.... 67
3.4. Sơ bộ hạch toán kinh tế của các mức đạm và kali đối với dòng chè LCT1
đối với dòng chè LCT1 .......................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 70
1. Kết luận ....................................................................................................... 70
2. Đề nghị ........................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72

PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

cs

Cộng sự

2

Cv

Coefficient variance: Hệ số biến động

3

CT

Công thức

4

đc


Đối chứng

5

LSD

6

N

Đạm

7

P

Lân

8

K

Kali

9

KHKT

Khoa học kỹ thuật


10

Nxb

Nhà xuất bản

Least significant difference: Giá trị sai khác nhỏ
nhất ở mức độ tin cậy 95%


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến sinh trưởng
chiều cao cây chè ........................................................................ 35

Bảng 3.2.

Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến sinh trưởng
rộng tán của dòng chè LCT1 ....................................................... 36

Bảng 3.3.

Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali sinh trưởng dày
tán của dòng chè LCT1................................................................ 37

Bảng 3.4.


Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến động thái
tăng trưởng búp vụ xuân của dòng chè LCT1 ............................. 39

Bảng 3.5.

Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến động thái
tăng trưởng búp vụ hè của dòng chè LCT1 ................................. 41

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến động thái
tăng trưởng búp vụ thu của dòng chè LCT1................................ 42

Bảng 3.7.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến chỉ số diện tích
lá của dòng chè LCT1.................................................................. 44

Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến chiều dài búp 1
tôm 3 lá của dòng chè LCT1 ....................................................... 45

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến khối lượng búp 1
tôm 3 lá của dòng chè LCT1 ....................................................... 46

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mật độ búp của
dòng chè LCT1 ............................................................................ 47

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất thực
thu của dòng chè LCT1 ............................................................... 48
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mức độ nhiễm
bọ cánh tơ trên dòng chè LCT1 ................................................... 50
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mức độ nhiễm
rày xanh ....................................................................................... 51


viii
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mức độ nhiễm
nhện đỏ ........................................................................................ 53
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến mức độ nhiễm
bọ xít muỗi .................................................................................. 54
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến thành phần cơ
giới búp chè................................................................................. 56
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến tỷ lệ búp mù xòe
của dòng chè LCT1 ..................................................................... 59
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến tỷ lệ bánh tẻ của
dòng chè LCT1 ............................................................................ 60
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến hàm lượng một
số chất hóa học trong búp chè..................................................... 62
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến chất lượng chè
xanh vụ xuân ............................................................................... 64
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến chất lượng chè
xanh vụ hè ................................................................................... 66
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến các chỉ tiêu dinh
dưỡng đất .................................................................................... 68
Bảng 3.23. Sơ bộ hạch toán kinh tế của các mức đạm và kali ...................... 69



ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến động thái tăng
trưởng búp vụ xuân của dòng chè LCT1.......................................... 40
Hình 3.2: Năng suất thực thu của dòng chè LCT1 .......................................... 48


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, cây chè (Camellia sinensis O. Kuntze) đã được trồng và sử
dụng phổ biến trên khắp thế giới bởi những công dụng và giá trị mà nó đem
lại cho con người. Trong lá chè có chứa đến 500 thành phần hóa học, bao gồm
6 nhóm vật chất các loại vitamin, chất purin loại kiềm, các chất phenol, tinh
dầu thơm, axiatmin và các chất polysacazoza có công hiệu bảo vệ sức khỏe:
giúp an thần, sáng mắt, thanh giải nhiệt, chống phóng xạ, chống oxi hóa…
Trong đó, các polyphenol được tổng hợp từ catechin thành phần có trong búp
và lá non có tác dụng phòng trừ nhiều loại bệnh nhất.
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày, có nhiệm kỳ kinh tế dài. Theo số
liệu thống kê của FAO [46], tính đến năm 2016 cả nước có 118.824 ha chè với
sản lượng 240.000 tấn đứng thứ 6 trong top 10 nước có sản lượng cao nhất, năng
suất khá cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Bên
cạnh đó, cây chè còn giúp phủ xanh đồi núi trọc, giảm thiểu xói mòn đất, lũ quét
thiên tai gây ra…
Đối với cây chè là cây cho thu hoạch lá và búp nên nhu cầu về đạm rất
cao giúp tăng năng suất cho cây. Đạm có ảnh hưởng tốt đến năng suất búp chè.
Bón N có thể làm tăng năng suất chè búp 40- 50%, hoặc có khi còn cao hơn nữa
Kali có vai trò hoạt hoá enzim liên quan đến quang hợp, tổng hợp hyđrat
cacbon, prôtêin, điều chỉnh pH và H2O ở trong khí khổng giúp cây được cứng
chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá

già, tăng độ ngọt, độ đậm trong chè búp góp phần tăng chất lượng chè xanh.
Trong thực tế, việc sử dụng phân N, P, K mất cân đối do chỉ chú ý lượng đạm
mà ít chú ý đến bón kết hợp với kali và lân đã làm cho cây chè suy kiệt, cho
năng suất thấp và chất lượng không đảm bảo. Vì vậy, bón phân vô cơ cho chè
kết hợp cả ba yếu tố N, P, K một cách cân đối là rất cần thiết, song liều lượng
bón hợp lý phụ thuộc rất lớn vào điều kiện đất đai, điều kiện tự nhiên của


2
từng vùng đặc biệt là từng giống chè. Cây chè phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi
nên nguy cơ đất bị xói mòn, rửa trôi cao cộng thêm hoạt động đốn, hái của
con người hàng năm làm mất đi một lượng đáng kể các thành phần dinh
dưỡng đặc biệt là đạm và kali. Vì vậy, để có nương chè cho năng suất cao,
chất lượng tốt, và có nhiệm kỳ kinh tế dài cần phải bổ sung dinh dưỡng để bù
đắp lại lượng dinh dưỡng đã mất đi thông qua hình thức bón phân.
Mỗi dòng, giống ở những thời kỳ khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng
khác nhau, trước khi đưa ra trồng đại trà cần có quy trình riêng để giống chè
đó phát huy được hết tiềm năng sẵn có góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
cho người dân.
LCT1 là dòng chè được chọn lọc từ tổ hợp lai mẹ là giống shan Cù Dề
Phùng và bố là giống Trung Du Xanh từ năm 1988. Đây là dòng chè có sinh
trưởng và phát triển tốt, năng suất khá cao 13 tuổi đạt 17-19 tấn/ha, chất lượng
khá, thích hợp là nguyên liệu chế biến chè xanh chất lượng cao. Hơn nữa LCT1
có khả năng chịu giá lạnh cao, thích ứng rộng, chịu thâm canh, có khả năng ra
rễ mạnh và tỷ lệ sống cao trong quá trình giâm cành, cây con sinh trưởng
nhanh, dễ trồng, sớm cho thu hoạch, đang được Viện KHKT Nông lâm nghiệp
miền núi phía Bắc nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất sản phẩm chè xanh chất
lượng cao. Định hướng của Viện trong những năm tới là công nhận dòng LCT1
là giống sản xuất thử và mở rộng diện tích góp phần nâng cao năng suất và chất
lượng chè. Hiện nay chưa có một quy trình bón phân cụ thể nào cho dòng chè

LCT1 ở thời kỳ kinh doanh ổn định. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và
kali đến năng suất và chất lượng của dòng chè LCT1 tại Phú Thọ”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định được liều lượng bón phân đạm và kali thích hợp cho dòng chè
LCT1 ở giai đoạn kinh doanh.


3
2.2. Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến:
- Khả năng sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của dòng chè LCT1 ở giai đoạn kinh doanh.
- Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chè.
- Chất lượng búp chè và chè thành phẩm của dòng chè LCT1 ở giai
đoạn kinh doanh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình bón phân cân đối
cho dòng chè LCT1.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa
học, giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được cách sử dụng hợp lý phân N, K trong sản xuất chè đối
với dòng LCT1 ở thời kỳ kinh doanh.
- Kết quả nghiên cứu góp phần cải tạo, nâng cao hiệu quả kinh tế cho
người trồng chè.



4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của bón phân cho chè
1.1.1. Vai trò của phân đạm và kali đối với cây chè
Theo tác giả Bonheure (1992) [20] ở Trung Quốc, nghiên cứu vai trò
của các nguyên tố dinh dưỡng tham gia vào quá trình sinh trưởng búp chè đã
được tác giả công bố 5 nguyên tố chiếm tỷ lệ lớn trong đó có đạm, lân và kali:
đạm (N) từ 1,69 - 5,95%; lân (P) từ 0,09 - 0,61%; kali (K) từ 0,02 - 2,64%.
Theo Diana Rosen, Chai (2005) [44], cứ 100 kg chè thương phẩm có
chứa 4 kg N; 1,15 kg P2O5; 2,4 kg K2O; 0,42 kg MgO; 0,8 kg CaO; 100g Al;
6g Cl; 8g Na. Ngoài ra, cây còn cần một lượng lớn dinh dưỡng cho việc hình
thành bộ lá trên cây chè, cho số lá rụng, cho việc hình thành thân cành và rễ.
Chính vì vậy, để hình thành nên 100 kg chè thương phẩm cây cần tổng số
dinh dưỡng cho tất cả các bộ phận trên là: 16,9 kg N; 5,68 kg P 2O5; 8,8 kg
K2O; 2,92 kg MgO; 6,7 kg CaO; 871g Al và 74g Na. Ngoài ra cây còn cần
một lượng các nguyên tố vi lượng như 38g Zn; 26g B; 38g Cu; 241g Fe và
479g Mn.
Từ các nghiên cứu trên thấy được đạm, lân và kali có vai trò rất quan
trọng đối với cây chè. Tuy nhiên, cây chè là cây thu hoạch lá nên yếu tố N là
chất dinh dưỡng quan trọng hàng đầu, N có ảnh hưởng tốt đến năng suất búp chè
nhưng khi bón N đơn độc kéo dài đã làm giảm năng suất và ảnh hưởng xấu đến
chất lượng chè.
Đạm là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit
nuclêic và prôtêin. Đạm giúp tăng chiều cao, ra nhiều lá và búp mới, tăng
năng suất chè. Nếu thiếu đạm cây sinh trưởng, phát triển kém, ít nảy đọt, búp
non có màu xanh nhạt [45].
Vai trò của kali đối với sự sinh trưởng và năng suất chè còn nhiều ý
kiến chưa được thống nhất, có tác giả cho rằng hiệu lực kali đối với chè là tùy



5
thuộc vào từng loại đất. Trên các loại đất có hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu
thấp, bón kali cho chè đã làm tăng năng suất rõ rệt. Song cũng có những
nghiên cứu bón kali trong thời gian dài đã không làm tăng năng suất chè ở
mức độ có ý nghĩa. Thậm chí, có thí nghiệm bón kết hợp N và kali kéo dài
trong 21 năm cũng không thấy tăng năng suất đáng kể.
Kali hoạt hoá của enzim liên quan đến quang hợp, tổng hợp hyđrat
cacbon, prôtêin, điều chỉnh pH và H2O ở trong khí khổng giúp cây được cứng
chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá
già, tăng độ ngọt, độ đậm trong chè búp. Thiếu kali cây sinh trưởng chậm,
mép và chóp lá có máu xám hay nâu nhạt sau khô dần, lá già rụng lá non ngày
càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh, búp thưa, cây chậm ra búp, chè kém ngọt, chất
lượng giảm [45].
Sử dụng phân bón cho chè là vấn đề khá phức tạp bởi tính đa dạng và
phức tạp của đất đai vùng đồi núi. Xu thế hiện nay các tác giả đều cho rằng
bón phân cho chè kết hợp 3 yếu tố N, P, K là cần thiết, song tỷ lệ và liều
lượng bao nhiêu là hợp lý cũng rất phụ thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết
và khí hậu của từng vùng. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè được nhiều nhà
nghiên cứu nhìn nhận từ các khía cạnh khác nhau, hoặc hiệu suất thu hoạch
trên đơn vị phân bón, hoặc với một đơn vị năng suất lấy đi một lượng dinh
dưỡng cần thiết các yếu tố khác nhau.
Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón và các thực nghiệm về
hiệu lực phân bón đã chứng minh: đạm là yếu tố chủ yếu đối với cây chè, có
tương quan chặt chẽ với năng suất. Tương quan giữa năng suất chè với đạm là
tuyến tính với cả mức bón phân cao hơn 120kg N/ha. Khi lượng bón trên 80 90kg N/ha thì tối thiểu phải bón làm 2 lần. Hiệu ứng của đạm là tác động tích
lũy, vượt qua giới hạn của một năm mà phải tính qua các chu kỳ thu hái.
Theo kết quả nghiên cứu ở Assam Ấn Độ thấy rằng hiệu lực đạm tăng
đều đặn theo thời gian: hiệu suất của 1kg N của lần bón thứ 1, 2, 3 và 4 là
2kg, 4kg, 6kg và 8kg chè khô.



6
Cũng theo Willson và Lifford (1992) [40] để thu hoạch 1 tấn chè búp
tươi cần phải bón 32,0 - 33,5 kg N; 16,5 - 18,0 kg P2O5; 2,0 - 10,0kg K2O.
Trong đó chỉ một nửa dinh dưỡng bị lấy đi bởi thu hái búp, được tích lũy
trong 25 - 28% lượng vật chất khô trong búp thu hoạch. Bởi vậy cung cấp
lượng dinh dưỡng hằng năm cho cây chè cần quan tâm đến sự tiêu hao cho
quá trình duy trì bộ khung tán cây chè, bộ rễ, sinh khối phần đốn hằng năm,
và duy trì hệ sinh vật đất, các quá trình rửa trôi, bốc hơi, cỏ dại...
Qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy:
Vai trò của kali đối với sự sinh trưởng và năng suất chè còn nhiều ý
kiến chưa được thống nhất, có tác giả cho rằng hiệu lực kali đối với chè là tùy
thuộc vào từng loại đất. Trên các loại đất có hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu
thấp, bón kali cho chè đã làm tăng năng suất rõ rệt. Song cũng có những
nghiên cứu bón kali trong thời gian dài đã không làm tăng năng suất chè ở
mức độ có ý nghĩa. Thậm chí, có thí nghiệm bón kết hợp N và kali kéo dài
trong 21 năm cũng không thấy tăng năng suất đáng kể.
Theo Hakawata, 1993 [26]; Darma Wijaya, 1985 [21]; Othieno, 1994 [31],
với những đất nghèo dinh dưỡng, K dễ bị rửa trôi, người ta đề nghị bón N:P:K
theo tỉ lệ 1:2:2 hay 1:2:3 nhưng ở Indonesia chè được trồng ở vùng đất hình
thành trên sản phẩm phong hóa của núi lửa nên không cần bón kali cho chè
mà hàng năm chỉ cần bón khoảng 120-150 kgN và 30 P2O5/ha. Còn vùng đất
thiếu kali có thể bón N:P:K theo tỷ lệ 2:1:2. Khác hơn nữa ở Kenya bón phân
cho chè trưởng thành với tỷ lệ thích hợp là N:P:K=5:1:1 hoặc N:P:K:S =
5:1:1:1. Vì vậy, trước khi bón phân cho chè cần đánh giá hiện trạng đất để
làm căn cứ cho việc kết hợp kết hợp các yếu tố sao cho hiệu quả nhất.
Theo tác giả Lê Văn Đức (1997) [2] đất trồng chè ở Việt Nam phần lớn
là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và
mica. Hiện nay đất trồng chè của Việt Nam rất nghèo chất hữu cơ, đất chua,

hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK tổng số và rễ tiêu đều rất nghèo. Muốn


7
canh tác chè có hiệu quả cần phải thâm canh ngay từ khi bắt đầu trồng chè,
bón phân hữu cơ là yêu cầu không thể thiếu khi thâm canh.
Đất trồng chè vùng Phú Hộ (Phú Thọ) thuộc nhóm đất xám feralit
(Ferralic acrisols - FAO). Đất ở đây đã được sử dụng để trồng chè qua nhiều
năm (trên 20 năm). Đất có độ dốc, xảy ra hiện tượng rửa trôi, làm cho hàm
lượng đạm và kali dễ tiêu trong đất càng giảm vì vậy để nâng cao năng suất,
chất lượng chè nguyên liệu cần bón bổ sung đạm và kali cho đất trồng chè.
Dinh dưỡng khoáng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cây trồng nói
chung và cây chè nói riêng. Kỹ thuật bón phân (phân loại, tỷ lệ, liều lượng,
thời gian bón,...) có ảnh hưởng đến sự hình thành và tích lũy đa dạng các hợp
chất có trong lá chè. Các sản phẩm chè khác nhau tồn tại những hợp chất có
tính chất quyết định đến chất lượng đặc trưng của từng loại sản phẩm chè. Vì
vậy, với mục đích bón cân đối tỷ lệ N,P,K đặc biệt là tăng hàm lượng đạm và
kali sẽ làm tăng phẩm chất chè nguyên liệu góp phần nâng cao chất lượng đó
là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn một số mức bón đạm và kali cho giống
chè tiến hành nghiên cứu, từ đó có thể nâng cao chất lượng nguyên liệu búp
chè phù hợp cho chế biến chè xanh chất lượng cao.
1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè
Giống như tất cả các cơ thể sống, cây cối cần thức ăn để sinh trưởng và
phát triển. Cây cối sống và lớn lên bằng cách hút nước và các chất khoáng từ
đất, CO2 từ không khí và năng lượng mặt trời.
Cây chè thích hợp trồng trên đất chua vừa đến chua ít, độ dày tầng đất
càng sâu thì cây chè sinh trưởng, phát triển tốt và tuổi thọ của cây chè càng
kéo dài. So với các cây trồng khác thì cây chè có khả năng sống ở những nơi
đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng mà vẫn cho thu nhập. Tuy nhiên muốn cây chè
cho năng suất cao, chất lượng tốt có nhiệm kì kinh tế dài thì cần phải bón

phân đầy đủ sao cho đất trồng chè cần đạt những yêu cầu:
- pHKCl từ 4,0 - 6,0
- Đất có độ phì tốt
- Độ sâu, tầng đất từ 60 - 100 cm


8
Độ ẩm cao, lượng mưa hàng năm trên 1.500 mm và phân bố tương đối
đều từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10, tháng 11.
Mối quan hệ giữa đất đến năng suất, phẩm chất chè rất phức tạp, phẩm
chất do nhiều yếu tố quyết định. Điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều
đến năng suất, phẩm chất chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dưỡng
sẵn có ở trong đất thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả.
Bón phân cho chè là biện pháp kĩ thuật quan trọng không thể thiếu với
cây chè. Bón phân nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây chè, tạo
điều kiện thuận lời để hình thành bộ khung tán chè, kích thích bộ rễ cây chè
phát triển, tăng khả năng đề kháng của chè đối với các điều kiện bên ngoài
không thuận lợi. Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ
phát dục. hàng năm cũng như cả đời sống của nó, về mùa đông cây chè tạm
ngừng sinh trưởng, nhưng vẫn yêu cầu lượng dinh dưỡng tối thiểu, do đó việc
cung cấp dinh dưỡng cho cây cần đầy đủ và thường xuyên trong năm. Quá
trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè không có
giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống nhất. Vì vậy, cần phải
bón phân hợp lý để thúc đẩy quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng
sinh thực của chè. Cây chè có những đặc điểm dinh dưỡng khác với một số
cây trồng khác, nhu cầu về dinh dưỡng khoáng của cây chè rất lớn.
Phân bón có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và năng suất chè.
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đều
cho thấy: Hiệu quả của phân bón cho chè chiếm từ 50% - 60% tổng hiệu quả
của các biện pháp nông học đối với năng suất chè.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận
từ các phía khác nhau, hoặc hiệu suất trên đơn vị phân bón hoặc với một đơn
vị năng suất lấy đi lượng dinh dưỡng cần thiết các yếu tố khác nhau. Nhu cầu
dinh dưỡng được phản ánh qua mức hấp thu và tỷ lệ hấp thu các chất dinh
dưỡng của các giống rất khác nhau do bản chất di truyền của giống quyết định


9
Chè cần rất nhiều chất dinh dưỡng, mỗi chất có vai trò nhất định đối
với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của chè. Trong 100kg chè
khô có chứa 4,5 kg N + 1,15 kg P2O5 + 2,4 kg K2O. Tuy nhiên để tạo ra 100
kg chè thương phẩm, lượng dinh dưỡng cần rất lớn, chè cần nhiều chất đạm
nhất sau đó tới lân, kali và các chất trung vi lượng.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ (1980) [13], từ những nghiên cứu lâu năm ở Phú
Hộ cho thấy muốn đạt 1000kg chè khô/ha cần bón 100kg N+ 50kg K 2O trên
cơ sở bón phân lân đầy đủ ban đầu (100kg P2O5/ha khi gieo trồng).
Tác giả Vũ Cao Thái (1996) [17], nêu rằng chè năng suất 1,3 tấn
khô/ha lấy đi 60kg N, 5kg P2O và 3kg K2O.
Theo tác giả Đào Thế Tuấn (1984) [18], để tạo ra 100kg sản phẩm chè
cần 15kg N, 2,3 Kg P2O và 5kg K2O.
Như vậy, dù các mức độ được đưa ra có khác nhau, nhưng nhu cầu lớn
nhất của chè vẫn là yếu tố đạm.
Hiệu suất sản phẩm thu được từ một đơn vị phân bón, theo Đỗ Ngọc
Quỹ (1980) [13], ở mức bón 100 kg N là 9,0 kg đọt tươi/kgN (1,8 -2,0 kg
khô/kgN, ở mức 200kg N là 7,5kg đọt tươi/kg (1,5 -2,0 kg khô/kgN), tương
ứng trên hai mức đạm bón, hiệu suất bón 1kg K2O là 104 và 93,7 kg dọt tươi
(20 và 18 kg khô/kg K2O). Tuy vậy, tác giả vẫn cho rằng, về tăng năng suất
thì đạm là yếu tố quan trọng nhất, sau đó là kali và lân.
Hội thảo về hiệu lực phân kali với các cây trồng chính ở Việt Nam
(1/1995), Nguyễn Văn Bộ (1996) dẫn hiệu suất bón kali cho chè từ 1,4 - 1,9

kg chè thương phẩm/kg K2O.
Các số liệu được các nhà khoa học đưa ra cho thấy được nhu cầu của
cây chè đòi hỏi rất lớn về các yếu tố dinh dưỡng. Hiệu suất các yếu tố chỉ ra
tác dụng của việc bón phân cân đối với chè và cần phải thấy được hiệu lực đối
với chè dẫn đầu là đạm trên cơ sở bón các yếu tố lân, kali và các yếu tố khác.


10
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Có thể ví phân bón là “thức ăn” của cây trồng. Việc bón phân thích hợp sẽ
góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế; ít hoặc không
tác động xấu đến kết cấu đất canh tác và môi trường. Ý nghĩa của vấn đề này
càng quan trọng hơn khi nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn đang cạn kiệt, sản
xuất trong điều kiện cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt buộc chúng ta phải
tiết kiệm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Phân bón có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng nói
chung và cây chè nói riêng. Bón phân hợp lý có thể đẩy mạnh sự sinh trưởng của
cây chè, tăng năng suất và cải thiện chất lượng nguyên liệu chè.
1.2.1. Tình hình sử dụng phân bón vô cơ cho chè trong sản xuất chè trên
thế giới và tại Việt Nam
Xu thế hiện nay các tác giả đều cho rằng bón phân cho chè kết hợp 3
yếu tố N, P, K là cần thiết, song tỉ lệ và liều lượng bao nhiêu là hợp lý cũng
rất phụ thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết và khí hậu của từng vùng.
Một số kết quả nghiên cứu mới đề cập đến vấn đề bón N đơn độc cho
chè đã cho năng suất tăng rõ rệt, nhưng cho đến năm thứ 7, thứ 8 năng suất
giảm dần, tăng tỷ lệ chè bị chết. Bón đạm liều lượng cao (đã có ảnh hưởng
đến chất lượng chè [4].
Việc tiếp tục nghiên cứu liều lượng N, P, K thích hợp cho từng loại đất
trên từng vùng trồng chè ở những điều kiện khí hậu khác nhau là những vấn
đề cần phải quan tâm.

Chè là cây công nghiệp lâu năm, trồng một lần có thể cho thu hoạch tới
vài chục năm nếu chăm sóc, đốn, hái đúng quy trình kỹ thuật. Hàng năm, quá
trình thu hoạch búp đã lấy đi trong đất một lượng chất dinh dưỡng rất lớn.
Chính vì vậy, hàng năm cần phải bổ sung lại chất dinh dưỡng cho đất để cung
cấp cho cây.


11
Nhật Bản, trước đây mức bón phân cho chè cũng tương tự như nhiều
nước trên thế giới. Nhưng ngày nay do áp dụng cơ khí hóa và tự động hóa
trong khâu thu hoạch, vì vậy họ đã khuyến cáo mức bón rất cao, đối với chè
có sản lượng 18 tấn búp/ha mức bón N, P, K là 800, 210 và 360 (kg/ha) có
năm lên đến 1200 kg N/ha/năm.
Tại Việt Nam: Quy trình bón cho chè kinh doanh: tỷ lệ 3: 1: 1 với mức
đạm 30 kgN/1 tấn sản phẩm.
Mức bón phân của một số công ty chè lớn tại Việt Nam: Phú Bền, Phú
Đa sử dụng bón đạm khoảng trên 40-50 kgN/1 tấn sản phẩm.
Dựa vào các mức bón đạm khác nhau trên chúng tôi đưa ra các công
thức bón phân khác nhau nhằm mục đích xác định liều lượng bón N đạm và
kali hiệu quả và phù hợp với hướng sản xuất chè xanh chất lượng cao nhất.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân khoáng cho chè trên thế giới
Theo Marwaha and Sharma (1977) [30]; Grice, 1982; Sandanam and
Rajasingham (1987) [24] cây chè là cây trồng thu hoạch lá nên đạm là chất dinh
dưỡng quan trọng nhất. Năng suất búp phụ thuộc chặt chẽ vào lượng bón N.
Kết quả nghiên cứu của De Geus (1982) [22], cho thấy chè được bón
đủ N, P, K đã làm tăng phẩm chất chè. Bón N đơn độc nhất là bón N dạng
Urê làm giảm phẩm chất chè, bón P làm tăng hương vị của chè đen.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của bón N đến năng suất chè, đã cho thấy:
trong 3 lượng bón 300 kg N, 500 kg N và 700 kg N trên nền bón P, K, trong 3
năm đầu năng suất tăng 10,16% ở công thức bón 500 kg N và 700 kg N. Từ năm

thứ 4 thứ 5 công thức bón 500 kg N năng suất giảm đi 6 - 7%, với lượng bón 700
kg N hầu như năng suất không tăng (so với công thức bón 300 kg N).
Bón các dạng phân đạm khác nhau có ảnh hưởng nhiều đến sự phát
triển của bộ rễ, cây chè có bộ rễ phát triển tốt làm cơ sở cho việc tăng năng
suất. Với 3 loại phân đạm đưa vào nghiên cứu (NH4)2SO4, (NH4)NO3, CaCN2
thì dạng phân (NH4)NO3 có tác dụng tốt nhất đến khối lượng bộ rễ, mà nhất là


12
rễ dẫn (khối lượng bộ rễ tăng gấp 3 lần so với bón P và K). Còn dạng CaCN2
làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bộ rễ (khối lượng bộ rễ giảm 3 lần
so với bón P, K).
Tác giả Saharia và Bezbaruah (1984) [34], đưa ra kỹ thuật bón phân chủ
yếu dựa vào sản lượng thu hoạch chè hàng năm: vùng Bắc Ấn Độ bón phân
cho chè con theo tỷ lệ bón NPK là 10:5:10 và mức bón theo cây là 15, 25, 40
và 70 (g/cây) tương đương với các tuổi 1, 2, 3 và 4; còn bón phân cho chè kinh
doanh theo tỷ lệ bón NPK là 10:2:4 hoặc 12:4:8 và mức bón 100 - 200 kg N/ha
tùy thuộc vào đất, tuổi và sản lượng chè; vùng Nam Ấn Độ bón phân cho chè
con theo tỷ lệ bón NPK 1:2:2 và mức bón 90 kg N/ha; còn bón phân cho chè
kinh doanh dựa vào sản lượng để bón, họ chia ra 3 mức sản lượng dưới 2.000,
từ 2.000 - 3.000 và trên 3.000 (kg khô/ha) tương ứng các mức bón là 10, 5, 4
(kg N/100kg chè), hàng năm có phun sun phát kẽm 11 kg/ha lên lá.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của bón kali trên các loại đất khác nhau, đến
năng suất chè đã cho thấy: trên các loại đất có hàm lượng kali tổng số và dễ
tiêu nghèo, việc bón kali đã làm tăng năng suất ở mức độ tin cậy. Nhu cầu K
thay đổi tùy theo loại đất, cần định ra mức bón K phù hợp và cân đối với các
loại phân khác. Trong điều kiện các chất dinh dưỡng đủ và cân đối cây chè
cho năng suất cao. Việc định ra mức bón kali chung là khó khăn, khi mà một
trong các điều kiện như đất đai, địa hình, năng suất, kỹ thuật canh tác và thời
tiết khí hậu khác nhau.

Wanyoko và Othieno (1987) [39] , với thí nghiệm bón K cho chè trong
thời gian 5 năm, với 4 mức bón K khác nhau (0, 50, 100 và 250 kg
K2O/ha/năm) đi tới kết luận: với mức bón kali khác nhau không làm tăng
năng suất búp chè hàng năm ở mức có ý nghĩa.
Tác giả Wang Xia Ping (1989) [38], cho biết đất trồng chè ở Trung
Quốc rất nghèo và thiếu dinh dưỡng nên ngay từ những năm 1960 Trung
Quốc đã chú trọng bón đủ N, P, K và tăng lượng phân bón trên những diện
tích đất thiếu hụt dinh dưỡng.


13
White Head và Temple (1990) [41], cho biết việc bón N có ảnh hưởng
xấu đến chất lượng là do: khi bón N đơn độc với lượng nhiều (trên 200 kg
N/ha) hàm lượng N tích lũy nhiều trong lá non và búp làm ảnh hưởng đến quá
trình tổng hợp axittamin, làm giảm các hợp chất như: Chlorophyll, Catesin,
Caffein... dẫn đến làm giảm chất lượng chè.
Theo Lin Xinjiong (1991) [29], bón phân thúc đẩy sự sinh trưởng, tăng
năng suất và cải thiện chất lượng nguyên liệu chè búp tươi. Hàm lượng axit
amin, polyphenol, catechin, đường tổng số có trong nguyên liệu chè búp tươi
thích hợp, chất lượng chè Ôlong thành phẩm tốt nhất... đạt được khi cung cấp
các loại phân đạm, lân, kali,… với liều lượng và tỷ lệ hợp lý. Hiệu quả của việc
bón kali đến chất lượng sản phẩm chè Ôlong rõ hơn so với bón đạm và lân. Do
vậy, việc bón tăng tỷ lệ phân kali trong hỗn hợp phân bón đạm - lân - kali cho
vườn chè sản xuất nguyên liệu chế biến chè Ôlong là việc làm quan trọng.
Ở Đông Phi hiệu suất của 1kg N là từ 4 - 8kg chè khô. Nếu như hiệu
suất dưới 4 kg chè khô/kg N thì đã xuất hiện yếu tố hạn chế P hoặc K.
Tác dụng đầy đủ của đạm được thể hiện chỉ trên nền đảm bảo các yếu tố
khác (Willson và Lifford (1992) [40]). Willson đã xác định rằng cây chè ở
giai đoạn đầu sau trồng (1 - 3 tuổi) sang giai đoạn cho thu búp (4 - 6 tuổi)
lượng đạm được bón làm nhiều lần, bón từ 30 kg N/ha tăng dần nhưng không

vượt quá 100kg N/ha. Hiệu lực của lượng đạm 100kg N/ha đạt cao nhất ở độ
tuổi 7 - 8 đến 10 - 12 tuổi. Thời kỳ 10 - 12 tuổi lượng đạm bón có hiệu lực
cao nhất từ 200 - 300 kg N/ha, nhưng năng suất búp của 1 kg N cao nhất
không quá 200 kg N/ha ở những nương chè có mức năng suất 5 - 8 tấn đọt
tươi/ha, còn những nương chè có năng suất trên 10 tấn/ha đầu tư đến 300kg
N/ha vẫn cho hiệu suất cao. Tất cả các liều lượng bón trên 300kg N/ha không
làm tăng năng suất chè và hiệu suất giảm. Các nương chè trên 20 tuổi hiệu lực
phân đạm tốt nhất với liều lượng không quá 200kg N/ha.


14
Cũng theo Willson và Lifford (1992) [40], để thu hoạch 1 tấn chè búp
tươi cần phải bón 32,0 - 33,5 kg N; 16,5 - 18,0 kg P2O5; 2,0 - 10,0kg K2O.
Trong đó chỉ một nửa dinh dưỡng bị lấy đi bởi thu hái búp, được tích lũy
trong 25 - 28% lượng vật chất khô trong búp thu hoạch. Bởi vậy cung cấp
lượng dinh dưỡng hằng năm cho cây chè cần quan tâm đến sự tiêu hao cho
quá trình duy trì bộ khung tán cây chè, bộ rễ, sinh khối phần đốn hằng năm,
và duy trì hệ sinh vật đất, các quá trình rửa trôi, bốc hơi, cỏ dại.
Tác giả Othieno (1994) [31], cho biết việc bón N đơn độc kéo dài nhiều
năm (từ những năm 1960 đến những năm 1990) đã gây ra sự thiếu hụt các
chất dinh dưỡng đặc biệt là P và K trong đất. Qua việc phân tích đất và lá chè
cho thấy cây chè ở Kenya cần loại phân có N, P, K, S với tỷ lệ phối hợp
25:5:5:5 hoặc N, P, K với tỷ lệ 20:10:10.
Theo Ruan (1997) [33], khi bón bổ sung kali và magie, năng suất chè
búp tươi tăng đáng kể, tỷ lệ tăng đạt 9 - 38% sau 2 năm thử nghiệm. Hàm
lượng axit amin tự do và cafein trong nguyên liệu chè tươi cũng tăng. Hàm
lượng polyphenol trong nguyên liệu búp thu từ vườn chè bón kali tăng nhưng
trong nguyên liệu búp thu từ vườn chè bón magie giảm rõ ràng. Tỷ lệ
polyphenol/axit amin tự do trong nguyên liệu lấy từ vườn chè bón cả kali và
magie đều giảm, điều này có lợi cho chất lượng chè thành phẩm. Một số hợp

chất thơm quan trọng (nerolidol…) đều tăng. Điều này cho thấy, việc bón bổ
sung kali và magie có tác dụng cải thiện đặc tính hương thơm của sản phẩm
chè. Chất lượng sản phẩm chè thương phẩm có mối tương quan chặt chẽ với
hàm lượng magie trong nguyên liệu búp. Bón bổ sung kali và magie sẽ là một
biện pháp nông học có hiệu quả, thúc đẩy khả năng sinh trưởng trong kiện đất
thiếu kali và magie dễ tiêu.
Tác giả Huang và He (2005) [27], cho rằng công thức khi bón bổ sung
phân magie sulphat và kali sulphat có hiệu quả tốt nhất đối với sinh trưởng
của cây chè so với công thức chỉ sử dụng phân nitơ, phôt pho, vì vậy đã thúc


×