Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và năng suất chất lượng của một số dòng, giống chè mới chọn tạo tại Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ KHÁNH HÒA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ
DÒNG GIỐNG CHÈ MỚI CHỌN TẠO TẠI PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Trần Ngọc Ngoạn
2. TS. Nguyễn Thị Minh Phương

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn


Phạm Thị Khánh Hòa


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của
các thầy cô giáo giảng dạy, thầy cô giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ
của cơ quan, các đồng ghiệp và gia đình. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc và kính trọng đến:
GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
TS. Nguyễn Thị Minh Phương - phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Chè - Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, tập thể giáo viên của trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên.
Tập thể lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía
Bắc và tập thể lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè.
Gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài./.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Khánh Hòa


iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết .................................................................................................. 1

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ......................................................................... 3
2.1. Mục đích của đề tài .................................................................................... 3
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 3
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
2.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4
1.2. Giá trị dinh dưỡng của chè ......................................................................... 5
1.3. Hiện trạng cơ cấu giống chè....................................................................... 6
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến cây chè trong và ngoài nước...................... 8
1.4.1. Nghiên cứu cây chè trên thế giới ............................................................ 8
1.4.2. Nghiên cứu về cây chè ở Việt Nam ...................................................... 15
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 29
2.1.1.Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 29
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 30
2.1.3.Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 30
2.1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 30
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: .................................................... 30
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 31
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 32
2.3.1. Đặc điểm sinh vật học của các dòng chè mới chọn lọc ........................ 32


iv

2.3.2. Diễn biến sâu hại chủ yếu của các dòng chè mới chọn lọc................... 32
2.3.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ........................................ 33

2.3.4. Đánh giá chất lượng chè........................................................................ 34
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 34
Chương 3. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 35
3.1. Đặc điểm vật sinh học của các dòng chè mới chọn lọc ........................... 35
3.1.1. Đặc hình hình thái lá của các dòng chè mới chọc lọc ........................... 35
3.1.2. Khả năng sinh trưởng của các dòng chè chọn lọc................................. 36
3.1.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng búp của các dòng, giống chè mới
chọn tạo ............................................................................................................ 39
3.2. Tình hình sâu hại chủ yếu trên chè .......................................................... 44
3.3. Đặc điểm các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của các dòng chè mới
chọn tạo ........................................................................................................... 51
3.4. Kết quả đánh giá chất lượng các dòng chè mới chọn tạo ........................ 56
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT .............................................................................. 72


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu giống chè theo sản sản phẩm........................................ 6
Bảng 2.1: Thay đổi cơ cấu giống chè cả nước sau 15 năm ....................... 7
Bảng 1.3: Tăng trưởng của ngành chè giai đoạn 2005-2015 .................... 8
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái và kích thước lá của các dòng chè mới chọn
tạo ............................................................................................ 35
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu thân cành, búp của các dòng chè mới chọn
tạo ............................................................................................ 37
Bảng 3.3. Thời gian hoàn thành búp (búp 1tôm 5 lá) ............................. 40
Bảng 3.4. Động thái sinh trưởng búp của các giống, dòng chè chọn lọc vụ
xuân (cm/5 ngày) .................................................................... 41
Bảng 3.5. Tình hình gây hại của Rầy xanh đến các dòng, giống chè mới

chọn tạo (con/khay)................................................................. 44
Bảng 3.6. Tình hình gây hại của bọ cánh tơ đến các dòng, giống chè mới
chọn tạo (con/búp) .................................................................. 46
Bảng 3.7.Tình hình gây hại của nhện đỏ đến các dòng, giống chè mới chọn
tạo (con/lá) .............................................................................. 48
Bảng 3.8: Tình hình gây hại của bọ xít muỗi đến các dòng, giống chè mới
chọn tạo (% búp bị hại) ........................................................... 50
Bảng 3.9. Năng suất chè qua các lứa (kg/ô thí nghiệm) ......................... 52
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng chè
mới chọn tạo............................................................................ 53
Bảng 3.11. Thành phần cơ giới búpcủa các dòng, giống chè nghiên
cứu ........................................................................................... 57
Bảng 3.12. Thành phần sinh hóa của các dòng chè chọn tạo (vụ xuân) . 58
Bảng 3.13. Thành phần sinh hóa của các dòng chè chọn tạo (vụ hè) ..... 61
Bảng 3.14. Thành phần sinh hóa của các dòng chè chọn tạo (vụ thu) .... 61


vi

Bảng 3.15. Đánh giá cảm quan chất lượng chè xanh (vụ xuân) ............. 64


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Động thái sinh trưởng búp chè (vụ xuân) ....................................... 42
Hình 3.2. Diễn biến rầy xanh............................................................................. 45
Hình 3.3. Diễn biến bọ cánh tơ ....................................................................... 47
Hình 3.4. Diễn biến nhện đỏ ........................................................................... 49

Hình 3.5: Diễn biến bọ xít muỗi ...................................................................... 51
Hình 3.6: Năng suất của các dòng chè mới chọn tạo ...................................... 55


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

D/R

: dài/ rộng

Dòng 3.5.1

: Dòng TRI 777-3.5.1

Dòng 3.5.2

: Dòng TRI 777-3.5.

Dòng 4.0

: Dòng TRI 777-4.0

Đ/C


: Đối chứng

HBS

: Hương Bắc Sơn

NS

: Năng suất

P

: Trọng lượng

PTNT

: Phát triển nông thôn

T

: Tháng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

Viện KHKT

: Viện Khoa học kỹ thuật



1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết
Cây chè (Camelia sinensis O.Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày có nhiệm
kỳ kinh tế dài 30-40 năm nếu được chăm sóc tốt sẽ cho thu hoạch lâu hơn. Trong
tự nhiên chè có dạng cây bụi, cây gỗ hoặc gỗ nhỡ. Khi trồng tập trung chè được
khống chế chiều cao bằng việc đốn tỉa cành để hái búp và lá non.
Cây chè có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện đặc thù của
vùng đất dốc, đem lại nguồn thu nhập quan trọng góp phần xoá đói giảm nghèo
và dần tiến tới làm giàu cho nhân dân trong vùng. Phát triển cây chè tạo công ăn
việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần điều hoà sự phân bố dân cư miền núi,
ổn định định canh định cư cho đồng bào các dân tộc ít người. Đồng thời cây chè
còn có vai trò to lớn trong việc che phủ đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi
trường sinh thái, một trong những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của toàn xã
hội.
Hiện nay nước ta đứng thứ 5 về diện tích và xuất khẩu song chất lượng
chè Việt Nam chưa cao, Trong những năm gần đây, giá chè không tăng mà còn
có xu hướng giảm, Chè Việt Nam xuất khẩu giá chỉ bằng 50-70% so với mặt
bằng giá chè chung của thế giới, Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới chất
lượng chè của nước ta: Do chưa có đủ giống tốt đặc biệt là các giống chất lượng
cao được đưa ra sản xuất, quy trình công nghệ và thiết bị chế biến còn lạc hậu,
chưa xây dựng được vùng chè an toàn, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu.
Trong những năm qua Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong
công tác chọn tạo giống chè, góp phần đưa diện tích trồng chè giống mới toàn
quốc lên 65%.Tuy nhiên, giống chè do chúng ta thiếu những giống chè để có
thể chế biến các dạng chè cao cấp, chất lượng cao. Trong khi đó, sản phẩm chè
hảo hạng có thương hiệu uy tín của các nước đều gắn với các giống cụ thể, như:
Chè xanh Long Tỉnh của Trung Quốc gắn liền với giống Long Tỉnh 43, chè

Ôlong của Đài Loan gắn liền với giống Ôlong Thanh Tâm và Kim Tuyên, chè
xanh Nhật Bản gắn liền với giống Yabukita...


2

Bộ giống chè do Việt Nam chọn tạo hiện nay chủ yếu phù hợp cho chế
biến chè đen. Một số giống chế biến được chè xanh nhưng chất lượng chỉ đạt
loại khá. Trong khi đó, xu thế phát triển và cạnh tranh chè trên thế giới trong
tương lai là sản phẩm chè xanh. Để khắc phục tình trạng thiếu các giống chè
chất lượng cao để đưa vào sản xuất chúng ta đã đẩy mạnh công tác nhập giống
chè chất lượng cao từ các nước trồng chè trong khu vực. Trong đó một số giống
chè chất lượng cao nhưng khả năng sinh trưởng của các giống chè này ở miền
Bắc rất yếu.
Chính vì những lý do trên, đòi hỏi chúng ta cần chọn tạo được các giống
chè chế biến chất lượng cao tương đương hoặc cao hơn các giống chè của các
nước trong khu vực. Có như vậy, chúng ta mới có thể cạnh tranh với các nước
và đưa vị thế của sản phẩm chè Việt Nam lên ngang tầm thế giới. Có nhiều
phương pháp khác nhau để tạo ra giống chè mới được áp dụng như: Chọn tạo
bằng phương pháp lai hữu tính, phương pháp gây đột biến nhân tạo, chọn lọc
cá thể, nhập nội giống ở các nước trong khu vực... Trong đó chọn tạo giống chè
bằng phương pháp lai hữu tính, chúng ta đã đạt được những kết quả nhất
định.Mỗi giống chè có những đặc tính riêng, Để kết hợp những đặc tính đó tạo
ra giống mới có những tính chất tốt hơn là điều rất cần thiết. Cây chè bản chất
là cây giao phấn, việc lựa chọn cây bố và cây mẹ để tiến hành lai theo mục đích
chúng ta mong muốn các đặc trưng của cây bố và cây mẹ sẽ chuyển cho thế hệ
sau. Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ tế bào, công nghệ xử lý đột
biến invitro đã trở thành công cụ hữu hiệutrong chọn tạo giống cây trồng. Kỹ
thuật gây đột biến invitro đã gây tạo và làm tăng tần số xuất hiện đột biến, rút
ngắn thời gian chọn tạo giống với các tính trạng có giá trị kinh tế.Phương pháp

lai hữu tính và phương pháp gây đột biến các giống chè được coi là mũi nhọn
trong công tác chọn tạo giống chè hiện nay. Trong những năm gần đây, Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc bằng phương pháp lai
hữu tính và gây đột biến nhân tạo đã chọn tạo ra được một số dòng, giống chè


3

triển vọng. Tuy nhiên khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu của mỗi giống
là khác nhau.Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và năng suất chất lượng của một số
dòng, giống chè mới chọn tạo tại Phú Thọ”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, năng suất, chất
lượng của các dòng chè để chọn ra dòng chè có năng suất cao, chất lượng tốt
thích hợp với điều kiện sinh thái tại vùng Trung du - Phú Thọ.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được các đặc điểm hình thái thực vật học, khả năng sinh
trưởng phát triển và chống chịu sâu bệnh của các dòng chè chọn tạo.
- Đánh giá được năng suất và chất lượng của các dòng chè chọn tạo
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chọn lọc các dòng,
giống chè mới có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt.
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu, năng suất và
chất lượng của một số dòng chè mới lai tạo trong điều kiện Phú Thọ sẽ xác định
được dòng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, thích hợp cho sản xuất chè
chất lượng cao, góp phần đa dạng hóa sản phẩm chè của Phú Thọ nói riêng và

của Việt Nam nói chung.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×