Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 213 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KIỀU QUỲNH ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2018


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 3
2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4
4. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................. 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 5
5.1. Phương pháp luận ........................................................................................... 5


5.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 5
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của luận án ......................................... 7
6.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ...................................................................... 7
6.2. Giả thuyết khoa học của luận án ..................................................................... 8
6. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................... 8
6.1. Về lý luận ........................................................................................................ 8
6.2. Về thực tiễn ..................................................................................................... 8
7. Ý nghĩa của Luận án .............................................................................................. 9
8. Cấu trúc của Luận án ............................................................................................. 9
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 11
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......... 11
1.1.Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án ...................... 11
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ..................11

1.1.2. Những công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học ........................................................................................................ 20
1.2. Nhận xét về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án..... 24
1.2.1. Những kết quả đạt được .........................................................................................24
1.2.2. Những khía cạnh, nội dung cần tiếp tục nghiên cứu ...............................................25


Kết luận chương 1 ................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 28
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................................................................... 28
2.1. Nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ............................................................................................ 28
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ...............................................28
2.1.1.1. Nguồn nhân lực nữ..............................................................................................28
2.1.1.2. Nghiên cứu khoa học...........................................................................................30

2.1.1.3. Nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.............................................................32
2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học................................................34
2.1.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ..........................................35
2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học………. 37
2.2.1. Khái niệm & đặc điểm QLNN về phát triển NNL nữ NCKH……………………..…37
2.2.2. Tính cấp thiết của việc quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học ...................................................................................................................40
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.42
2.2.3.1. Xây dựng các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách, chương trình, dự án về
phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ..........................................................43
2.2.3.2. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực
nữ nghiên cứu khoa học ...................................................................................................45
2.2.3.3. QLNN về tổ chức thực hiện tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ........................................................................................................46
2.2.3.4. Kiểm tra, kiểm soát, tổng kết, đánh giá việc tổ chức, quản lý NNL nữ NCKH...51

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ............................................................................................ 52
2.3.1. Những yếu tố chủ quan ..........................................................................................52
2.3.2. Những yếu tố khách quan .......................................................................................55

2.4. Kinh nghiệm thế giới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam....................................... 57
2.4.1. Kinh nghiệm thế giới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu
khoa học ..........................................................................................................................57
2.4.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ ...........................................................................................58
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản .................................................................................64


2.4.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc .............................................................................67

2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ...................................................................72

Kết luận chương 2 ................................................................................................ 79
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................ 81
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆT NAM .................................................... 81
3.1. Khái quát về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ............................................................................................ 81
3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học ...................................................81
3.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ..............................................84

3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân
lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam .............................................................. 89
3.2.1. Thực trạng việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ....................................................................................89

3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ....................... 93
3.2.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ........................................................................................................96
3.2.4. Thực trạng việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh nguồn
nhân lực nữ NCKH và hợp tác quốc tế về phát triển NNL nữ NCKH.............................. 102
3.2.5. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách phát
triển đội ngũ cán bộ nữ nghiên cứu khoa học................................................................. 116

3.3. Đánh giá thực trạng của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ở Việt Nam ....................................................................... 120
3.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................... 120
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .................................................................. 122


3.3.2.1. Hạn chế ................................................................................................. 122
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ...................................................................... 124
Kết luận Chương 3 ................................................................................................ 126
CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 128
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆT NAM...128
4.1. Quan điểm và định hướng về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa
học ..................................................................................................................... 128


4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu
khoa học ........................................................................................................................ 136
4.2.1 . Hoàn thiện xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
nữ nghiên cứu khoa học ................................................................................................. 136
4.2.2. Hoàn thiện thể chế pháp luật, chính sách về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học ................................................................................................................. 138
4.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về phát triển NNL nữ NCKH .......................... 143
4.2.4. Đổi mới QLNN về thực hiện một số hoạt động nhằm phát triển NNL nữ NCKH .. 144
4.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi các chính sách về phát triển nguồn nhân lực
nữ nghiên cứu khoa học ................................................................................................. 157

Kết luận Chương 4 ............................................................................................. 159
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………………160

1. Kết luận.......................................................................................................... 160
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 163
2.1. Đối với Chính phủ .................................................................................................. 163
2.2. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ ........................................................................ 163
2.3. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................................. 164
2.4. Đối với các đơn vị, tổ chức nghiên cứu khoa học .................................................... 164


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................... 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 166
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 180
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 180
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 185
PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................... 192
PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................... 196
PHỤ LỤC 5 ....................................................................................................... 201


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

1. ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á (The Asian Development Bank)

2. CBQL

Cán bộ quản lý

3. CBQLKH

Cán bộ quản lý khoa học

4. HĐND

Hội đồng nhân dân

5. NCKH


Nghiên cứu khoa học

6. NNL

Nguồn nhân lực

7. OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for
Economic Co-operation and Development)

8. QLNN

Quản lý nhà nước

9. UBND

Ủy ban nhân dân

10. UNESCO

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc
(United

Nations

Educational

Scientific


and

Cultural

Organization)
11. UNDP

Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations
Development Programme)

12. VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

13. WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

14. XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê NNL nghiên cứu khoa học theo loại hình kinh tế & vị trí hoạt
động…………………………………….…………...………………………….… 81
Bảng 3.2.Thống kê NNL nghiên cứu khoa học theo khu vực và vị trí hoạt động...82
Bảng 3.3.Thống kê về chất lượng NNL nghiên cứu khoa học theo trình độ và theo
khu vực công tác..……………………………………………………….…….…..83

Bảng 3.4. Thống kê về quy mô, số lượng NNL nữ NCKH theo khu vực kinh tế &
theo chức năng làm việc………………………..………………………….………85
Bảng 3.5. Thống kê về chất lượng NNL nữ NCKH theo khu vực kinh tế & theo
trình độ chuyên môn……………………………………………………….………86
Bảng 3.6. Thống kê chất lượng NNL nữ NCKH theo khu vực hoạt động KH & theo
trình độ chuyên môn……………………..………………………………….……..87
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về quy mô & chất lượng NNL nữ NCKH….………...88
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về số lượng & chất lượng của các kế hoạch chiến lược,
quy hoạch phát triển NNL nữ NCKH………………………………..…………….92
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát thực tiễn về thực trạng thể chế pháp luật về phát triển
NNL nữ NCKH ………………………………………………………………..…..95
Bảng 3.10. Bậc lương & hệ số lương của các nhà KH ………………….………106
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát về thực trạng việc thực hiện đào tạo& bồi dưỡng NNL
nữ NCKH………………………………………………………….…………..…110
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra & xử lý những
khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực phát triển NNL nữ NCKH……………………....119
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải đổi mới hoạt động đào tạo & bồi
dưỡng NNL nữ NCKH…………………………………………….…………….144
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các nội dung hợp tác quốc tế trong
phát triển NNL nữ NCKH……………………………..…………………………156
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải đổi mới công tác thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển NNL nữ NCKH.……….…157


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Thống kê về số lượng NNL nghiên cứu khoa học theo lĩnh vực NCKH...84
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát về chính sách tôn vinh đội ngũ các nhà khoa học nữ...112
Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải hoàn thiện thể chế pháp luật liên
quan đến phát triển NNL nữ NCKH………………………………………………….139

Biểu đồ 4.2. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải cải cách hành chính trong hoạt
động NCKH……………………………………………………………………….….152


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng nhất của
một quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên quý nhất, có giá trị nhất và là động lực quan
trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững. Vì vậy, việc xây
dựng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực (NNL), đặc biệt là NNL có chất lượng
cao là mối quan tâm của mọi nhà nước trên thế giới, nhất là trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và kỷ nguyên kỹ thuật số.
Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người của một quốc gia bao gồm những
người lao động làm việc trong tất cả các ngành, các lĩnh vực xã hội khác nhau, trong
đó có lĩnh vực nghiên cứu phát triển (nghiên cứu khoa học). NNL nghiên cứu khoa
học là tập hợp đội ngũ các nhà khoa học tham gia vào hoạt động sáng tạo, tìm kiếm,
phát hiện ra những quy luật của tự nhiên, của xã hội; tìm tòi, phát minh, sáng chế ra
những phương tiện, máy móc để từng bước làm thay đổi cuộc sống con người, cải
thiện lao động, cải thiện đời sống của loài người. Sản phẩm khoa học và công nghệ
được tạo ra bởi NNL khoa học. Vì vậy, nói đến khoa học và công nghệ không thể
không đề cập đến NNL khoa học và công nghệ, trong đó, quan trọng nhất là NNL
nghiên cứu khoa học. Có thể khẳng định những công nghệ hay các máy móc,
phương tiện công cụ lao động sản xuất mới đều được hình thành từ kết quả lao động
sáng tạo của những người làm công tác khoa học.
Xã hội loài người đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ 4.0, điều này ngày càng đặt ra những yêu cầu cấp
thiết đối với NNL nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam, phát triển khoa học và công
nghệ được Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây đặc biệt quan tâm với hàng
loại các chủ trương, chính sách được xây dựng và tổ chức thực hiện. Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định:“Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản

cho sự phát triển nhanh và bền vững”[5]. Với sự quan tâm của Đảng ủy các cấp, sự
quản lý của các cơ quan nhà nước NNL nghiên cứu khoa học nói chung, NNL nữ
nghiên cứu khoa học nói riêng đã có sự phát triển nhanh cả về mặt số lượng và chất
lượng, đã đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn công
1


nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày một cao
của xã hội thì NNL nữ nghiên cứu khoa học (NCKH) của Việt Nam còn hạn chế:
yếu và thiếu về chuyên môn nghiệp vụ NCKH; đội ngũ cán bộ nữ NCKH còn thiếu
chuyên gia đầu ngành giỏi; cơ cấu nhân lực khoa học theo ngành nghề và lãnh thổ
còn mất cân đối. Ở nhiều tổ chức NCKH, đội ngũ nữ chuyên gia đầu ngành ngày
một ít đi do thiếu nguồn kế cận. Những nhà khoa học nữ có trình độ chuyên môn
cao, có những công trình đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới
còn khiêm tốn hơn các nước trong khu vực và thế giới. Trình độ, kỹ năng ngoại
ngữ, tin học ở nhiều nhà khoa học nữ, kể cả ở nhiều người có chức danh giáo sư và
phó giáo sư, còn hạn chế.
Trong thời gian qua, trên quy mô toàn cầu, ở nhiều quốc gia, việc phát triển
NNL nữ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên mọi phương diện: trên bình
diện xã hội, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động của xã hội; trong
gia đình, người phụ nữ cũng đã nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ
nam giới để phát triển và khẳng định bản thân. Những thập kỷ gần đây, hiện tượng
cần ghi nhận ở nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới, số lượng phụ nữ nắm
giữ các chức vụ chính quyền cấp cao, kể cả cấp cao nhất và bộ phận NNL nữ nghiên
cứu khoa học ở các lĩnh vực khác nhau tăng lên rõ rệt như Thụy Điển “phụ nữ Thụy
Điển có tất cả các quyền bình đẳng tuyệt đối như nam giới, từ giáo dục cho đến các
quyền thừa kế tài sản. Hiện có ½ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong nghị viện, chính phủ
và ban lãnh đạo các địa phương” [58,tr.107]. Thực tế chứng minh, NNL nữ không
thua kém nam giới, xét trên phương diện trí tuệ, năng lực và những phẩm chất khác.
Như vậy, việc phát triển NNL nữ, đặc biệt NNL nữ nghiên cứu khoa học là một trong

những vấn đề quan trọng hiện nay. Bởi nếu không ta sẽ đánh mất đi một nửa sức mạnh
của đất nước cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đất nước đã trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà
nước đã có những đường lối, chủ trương, chính sách phát triển và sử dụng sức mạnh
to lớn của NNL nữ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để phát
triển được NNL nữ nghiên cứu khoa học trong điều kiện hiện nay vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn: khắc phục hậu quả chiến tranh; điều kiện xuất phát của đất nước vốn
2


đã lạc hậu; tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” của Nho giáo nên vấn đề phát triển NNL
nữ nghiên cứu khoa học là một nội dung quan trọng cần được quan tâm, nghiên cứu.
Hiện nay, những cơ hội và thử thách đã và đang đặt ra hơn bao giờ hết, mọi tiềm năng
quốc gia phải được khai thác hợp lý, trong đó có NNL nữ, đặc biệt là NNL nữ nghiên
cứu khoa học.
Đất nước ta đã có những chủ trương, chính sách, pháp luật để đạt được sự bình
đẳng giới và phụ nữ đã có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của đất
nước. Song, thực tế số cán bộ nữ tham gia hoạt động NCKH đạt hiệu quả cao còn ít.
Sự bình đẳng trong hoạt động NCKH giữa nam và nữ còn một khoảng cách khá xa.
Điều tra của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, tỷ lệ phụ nữ làm chủ nhiệm đề tài
cấp bộ trở lên năm 2010 chiếm khoảng 10% trong tổng số đề tài từ cấp bộ trở lên của
khoa học và công nghệ, trong đó phụ nữ làm chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước chỉ
chiếm 0,2% [169]. Số liệu thống kê của UNESCO và tổ chức L’OREAL trong
chương trình “Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” cho thấy, trên thế giới chỉ có
30% số sinh viên theo học các ngành khoa học là nữ giới; các nhà khoa học là nữ chỉ
chiếm khoảng 25% tổng số các nhà khoa học toàn cầu và chỉ có 2,9% chủ nhân các
giải Nobel là các nhà khoa học nữ. Vậy tại sao lại có sự mất cần đối trong hoạt động
NCKH giữa hai giới như vậy? Và làm thế nào để khắc phục thực trạng trên, khơi dậy
sức mạnh của phụ nữ trong NCKH? Đây thực sự là một bài toán đã và đang đặt ra
cần phải giải quyết trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, cụ thể hơn là

vấn đề bình đẳng giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên và từ vị trí công tác của bản thân nên tác giả đã
chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa
học ở Việt Nam” để làm luận án Tiến sĩ nhằm giải quyết những vấn đề có tính lý
luận cũng như thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án có mục đích nghiên cứu là những cơ sở lý luận quản lý nhà nước
(QLNN) về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học; nghiên cứu thực trạng thực
3


hiện những nội dung QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
qua đó luận án đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện công tác QLNN
về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội
trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan những tài liệu, dữ liệu, số liệu thống kê,
những công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết trên các tạp chí chuyên
ngành có liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét, đánh giá
về những kết quả đạt được, những khía cạnh chưa được nghiên cứu sâu của các học
giả đi trước, kế thừa những giá trị tích cực của các công trình nghiên cứu trước và
những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Thứ hai, nghiên cứu và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về QLNN về phát
triển NNL nữ nghiên cứu khoa học gồm: những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề
tài; phân tích tầm quan trọng, nội dung, nguyên tắc và những yếu tố tác động chủ yếu
tới việc phát triển NNLN nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, nghiên cứu thực trạng về NNL nữ nghiên cứu khoa học; thực trạng quản

lý phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở nước ta, qua đó đưa ra những đánh giá về
kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại
và hạn chế trong công tác QLNN về NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
Thứ tư, nghiên cứu những quan điểm của Đảng, chủ trương của nhà nước về
phát triển NNL nữ, qua đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả QLNN về phát triển NNLN nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận án có đối tượng nghiên cứu là thực trạng thực hiện các nội dung QLNN
về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam (các biện pháp quản lý nhà
nước nhằm phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học), qua đó đề xuất phương hướng
hoàn thiện hệ thống những giải pháp QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa
học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

4


4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu các nội dung QLNN về phát triển NNL
nữ nghiên cứu khoa học.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN về phát triển
NNL nữ nghiên cứu khoa học từ năm 2010 đến nay.
- Về không gian: Nghiên cứu phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học tại các
cơ sở nghiên cứu khoa học công lậptrên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
Thực tiễn hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ta khá đa dạng và
phong phú ở nhiều cơ quan, tổ chức: các viện, cơ quan nghiên cứu của các Ban
Đảng; các viện nghiên cứu thuộc Bộ, ngành; các trường đại học, cao đẳng; các viện
nghiên cứu thuộc các cơ quan thuộc chính phủ; các nhà máy, xí nghiệp, doanh
nghiệp; các cơ quan nghiên cứu ở địa phương; các tổ chức chính trị - xã hội…
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên những cở sở của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người,
nguồn lực con người, NNL nghiên cứu khoa học, vai trò của phụ nữ, giải phóng phụ
nữ và những nghiên cứu về lao động nữ đã có.
Luận án kết hợp lý thuyết về hành chính và phát triển theo quan điểm lý
luận - thực tiễn, hệ thống - phát triển trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của các ngành
khoa học chính trị, xã hội và nhân văn. Ngoài ra, tác giả còn gắn với thực tiễn dựa
trên kết quả điều tra nghiên cứu về phát triển NNL tại Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu
lý thuyết về phát triển, chính sách phát triển, NNL, NNL nghiên cứu; các văn bản
nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; báo cáo kết quả thực
hiện các chương trình, dự án chính sách có liên quan.
- Phương pháp chuyên gia: tác giả trực tiếp trao đổi, phỏng vấn và thảo luận
với các nhà quản lý trong lĩnh vực hành chính, chính sách phát triển và các nhà
5


khoa học nghiên cứu về khoa học xã hội. Nghiên cứu sinh đã trao đổi, phỏng vấn,
xin ý kiến 06 chuyên gia về một số vấn đề liên quan trực tiếp đến luận án: nội dung
của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực mà cụ thể là nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học; chính sách phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học ở
Việt Nam hiện nay; kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ở
một số quốc gia trên thế giới…
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: sử dụng bảng hỏi lấy ý kiến đánh giá
của 30 cán bộ quản lý khoa học (công chức), 270 nữ nghiên cứu viên ở 10 tổ chức,
đơn vị NCKH, trong đó có 3 viện nghiên cứu và 7 trường đại học để tổng hợp, phân
tích, đánh giá thực trạng QLNN về NNL nữ nghiên cứu khoa học.
Địa bàn khảo sát: tiếp cận theo 3 vùng trung tâm nghiên cứu, đào tạo lớn của

đất nước: Bắc, Trung, Nam, lựa chọn bằng phương pháp phi xác suất với 3 thành
phố: Hà Nội; Đà Nẵng, Huế và TP. Hồ Chí Minh. Số lượng các viện, trung tâm
nghiên cứu khảo sát xác định là 10 đơn vị, đơn vị khảo sát được lựa chọn theo
phương pháp chuyên gia, bao gồm: Thành phố Hà Nội: khảo sát 2 viện nghiên cứu
và 3 trường đại học; TP. Hồ Chí Minh: khảo sát 1 viện nghiên cứu và 2 trường đại
học; TP. Đà Nẵng khảo sát 01 trường đại học; Thừa Thiên Huế: 01 trường Đại học.
Cụ thể:
Địa
phương

Đơn vị khảo sát

Số lượng phiếu

Hà Nội

Viện XHH
Viện KT Việt Nam
(Viện Hàn lâm KHXH VN)
Viện Hóa học
Viện địa chất
(Viện Hàn lâm KH&CNVN)
Viện Việt Nam học
Viện Khoa học, PT
(Đại học Quốc gia HN)
Trung tâm Hán Nôm; TT
Đa dạng sinh học
(Đại Học Sư phạm HN)
Viện Chính sách công và


30 (3 CBQLKH và
27 nữ cán bộ
NCKH)
30 (3 CBQLKH và
27 nữ cán bộ
NCKH)
30 (3 CBQLKH và
27 nữ cán bộ
NCKH)
30 (3 CBQLKH và
27 nữ cán bộ
NCKH)
30 (3 CBQLKH và

6

Thời
gian
thực
hiện

Kết
quả

Tháng
11/2016

30/30

Tháng

12/2016

30/30

Tháng
3/2017

30/30

Tháng
3/2017

30/30

Tháng

30/30


quản lý (Đại học Kinh tế
Quốc dân)

27 nữ cán bộ
3/2017
NCKH)
30 (3 CBQLKH và
Viện Môi trường và TN
Tháng
27 nữ cán bộ
30/30

(ĐH Quốc gia TP. HCM)
5/2017
NCKH)
30 (3 CBQLKH và
TP. Hồ Đại học Luật TP. HCM
Tháng
27 nữ cán bộ
30/30
Chí Minh
5/2017
NCKH)
Viện Hợp tác, Nghiên cứu
30 (3 CBQLKH và
Tháng
và đào tạo quốc tế
27 nữ cán bộ
30/30
5/2017
(ĐH Tôn Đức Thắng)
NCKH)
30 (3 CBQLKH và
TP. Đà
Viện Công nghệ Quốc tế
Tháng
27 nữ cán bộ
30/30
Nẵng
(Đại học Đà Nẵng)
4/2017
NCKH)

30 (3 CBQLKH và
Viện Công nghệ sinh học
Tháng
Huế
27 nữ cán bộ
30/30
(Đại học Huế)
4/2017
NCKH)
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Luận án sử dụng các phương pháp phân
tích, đánh giá sau:
+ Phương pháp phân tích, thống kê: chủ yếu là thống kê mô tả, thống kê so
sánh. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá chính sách. Các bảng số liệu, biểu đồ.
+ Phương pháp đánh giá hệ thống chính sách: dựa trên các tiêu chí cụ thể
như tính đồng bộ, tính hiệu lực – hiệu quả, tính kết nối và tương tác, tính phù hợp và
công bằng.
Ngoài ra luận án còn sử dụng thêm các phương pháp nghiên cứu tình huống,
phân tích tác động của chính sách, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp
nghiên cứu thực tiễn, phương pháp liên ngành của xã hội học và khoa học về giới.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của luận án
6.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là: Hoạt động QLNN về phát triển
NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện nay đang được thực hiện thế nào?
Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa
học ở Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp?

7


Câu hỏi nghiên cứu phụ: Những ưu điểm và hạn chế trong QLNN về phát

triển NNL nữ nghiên cứu khoa học hiện nay? Những yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam?
6.2. Giả thuyết khoa học của luận án
Luận án có giả thuyết nghiên cứu là thực trạng hoạt động QLNN trong việc
phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đã đạt những kết quả nhất
định, tuy nhiên còn những hạn chế; chất lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học còn
chưa cao, số lượng các nhà khoa học nữ đạt các giải thưởng sáng tạo trong nghiên
cứu khoa học cấp nhà nước và quốc tế chưa nhiều, chất lượng NNL nữ chưa đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng
trên, nếu nghiên cứu, tìm hiểu và chỉ ra được các nguyên nhân dẫn đến những tồn
tại, hạn chế trong việc phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học thì sẽ xây dựng được
một hệ thống các giải pháp QLNN phù hợp khắc phục những tồn tại và hoàn thiện
một số chính sách phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học thì sẽ có được đội ngũ
các nhà khoa học nữ đông đảo về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu
phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
7. Đóng góp mới của luận án
7.1. Về lý luận
Luận án sẽ góp phần làm sâu sắc hơn những cơ sở lý luận QLNN về NNL nữ
nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Nghiên cứu và làm sáng tỏ nội hàm của QLNN
đối với phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học bao gồm: các khái niệm liên quan,
chủ thể và đối tượng quản lý NNL nữ nghiên cứu khoa học; các nội dung QLNN về
NNL nữ nghiên cứu khoa học và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển
NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện nay.
7.2. Về thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu thứ cấp và thực tiễn tiến hành điều tra,
khảo sát, phỏng vấn sâu các chuyên gia về thực trạng NNL nữ nghiên cứu khoa học,
luận án sẽ cung cấp đầy đủ các số liệu, dữ liệu về tình hình đội ngũ cán bộ nữ
NCKH ở Việt Nam. Những điểm mạnh và hạn chế của đội ngũ cán bộ nữ NCKH ở
Việt Nam hiện nay.
8



Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cho độc giả, những nhà quản lý
một bức tranh tổng quan tình hình QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học
ở nước ta bao gồm những thực trạng thực hiện các nội dung quản lý, những kết quả
đạt được và những tồn tại hạn chế cũng như những nguyên nhân dẫn đến những kết
quả đó trong QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
Dựa trên những cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra nghiên cứu thực tiễn; trên
cơ sở nghiên cứu những quan điểm, tư tưởng của Đảng, định hướng phát triển NNL
của nhà nước và những xu thế phát triển NNL xã hội quốc tế hiện nay, luận án đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển NNL nữ, góp phần nâng
cao chất lượng NNL của đất nước trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
8. Ý nghĩa của Luận án
Việc nghiên cứu thành công luận án sẽ làm rõ hơn lý luận và thực tiễn
QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam; trên cơ sở tổng hợp,
hệ thống hóa các văn bản pháp luật về giới, nhân lực nghiên cứu khoa học, nhân lực
nữ nghiên cứu khoa học để thấy được thực trạng những ưu điểm, hạn chế và bất
cập, chỉ ra được nguyên nhân chủ quan và khách quan để đề xuất các giải pháp tăng
cường QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học. Luận án có ý nghĩa quan
trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển NNL nghiên cứu
khoa học, nâng cao chất lượng NNL xã hội phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý, hoạch định chính sách để xây dựng và thực hiện chính sách phát triển NNL
nghiên cứu khoa học nói chung và phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học nói
riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống lý luận và thực tiễn của luận
án cũng có ý nghĩa thiết thực trong nghiên cứu giảng dạy chuyên đề QLNN về phát
triển NNL nữ nghiên cứu khoa học tại Học Viện Hành chính Quốc gia.
9. Cấu trúc của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận án được chia thành 4 chương:
9


Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở khoa học QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học
Chương 3: Thực trạng của QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa
học ở Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện QLNN về phát triển NNL nữ
nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực
- Nicolaescu Victor, Journal of Community Positive Practices 13.4 (2013):
“Human Resource Formation in the Sector of Social Economy” (Cơ cấu NNL trong
khu vực kinh tế xã hội), đã đưa ra những nét chủ yếu về tầm quan trọng và vai trò
đặc biệt của chương trình giáo dục có tác động mạnh đến kinh tế xã hội và nguồn
lực con người có sức mạnh to lớn trong việc mang lại lợi ích cho xã hội [157].
- The World Bank (2008):“Vietnam Higher Education and Skills for
Growth, Human Development Department East Asia and Pacific Region” (Giáo
dục đại học ở Việt Nam và các kỹ năng cho sự tăng trưởng, Ban Phát triển con
người Đông Á và khu vực Thái Bình dương), đã đánh giá hệ thống giáo dục đại
học ở Việt Nam chưa có các công cụ cần thiết để thích ứng với sự phát triển và
thay đổi theo nhu cầu của nền kinh tế luôn có nhiều biến động hiện nay. Đây là

báo cáo của Ngân hàng Thế giới sau khi đã có những điều tra khảo sát tại khu
vực Châu Á Thái Bình Dương [166].
- Hayden M. and Thiep L.Q. (2006), “A Vision 2020 for Vietnam”(Tầm nhìn
2020 cho Việt Nam), International HE, The Boston College Center for International
HE, number 44 summer 2006, pp.11-13, đã đề xuất sự đổi mới giáo dục đại học
Việt Nam phải đổi mới công tác quản lý và đảm bảo quyền tự chủ cho các trường.
Tác giả đã chỉ ra được những khiếm khuyết trong quản lý của nhà nước dẫn tới sự
thiếu tự chủ của các trường đại học, đặc biệt các trường đại học công lập xong tác
giả lại chưa đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết được những khiếm khuyết
đó [153, tr.11-13].
- UNESCO (1998),“Higher Education in the Twenty – First Century –
Vision and Action”, World Conference on Higher Education, UNESCO, October
1998 (Giáo dục đại học ở thế kỷ 20 – Thế kỷ đầu tiên – Tầm nhìn và hành động,
Hội thảo thế giới về giáo dục đại học; Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên

11


hợp quốc, tháng 10 năm 1998), đã thông qua tuyên ngôn về giáo dục đại học với
việc xác định sứ mạng cốt lõi của hệ thống giáo dục đại học và chức năng, nhiệm vụ
của đội ngũ giảng viên trong thế kỷ XXI. Tại Hội nghị, chất lượng trong giáo dục
đại học được xác định là một khái niệm đa chiều, bao trùm mọi chức năng và hoạt
động của nó: giảng dạy, chương trình đào tạo, NCKH, đội ngũ giảng viên và sinh
viên, cấu trúc hạ tầng và môi trường học thuật, trong đó, con người giữ vai trò quyết
định. Tuyên ngôn chỉ rõ cần có một chính sách mạnh mẽ về phát triển đội ngũ sao
cho có thể nâng cao kỹ năng của họ, khuyến khích năng lực sáng tạo, phát huy tính
chủ động, tích cực sáng tạo trong nghiên cứu và giảng dạy [163, tr.5-9].
- Trong cương vị người đứng đầu đất nước Singapore thời kỳ hậu độc lập,
ông Lý Quang Diệu có ba mối quan tâm chính: an ninh quốc gia, kinh tế và những
vấn đề xã hội, ông đã đưa ra những chính sách phát triển NNL hợp lý để đưa được

Singapore đứng vững và phát triển. Những khó khăn gặp phải trong quá trình xây
dựng đất nước nói chung cũng như phát triển NNL nói riêng đã ít nhiều được đề cập
đến trong bài viết: Sự thật khó khăn để giữ Singapore bước đi (2011) (Hard Truths
To Keep Singapore Going), Tạp chí Straits Times Press của Lý Quang Diệu [156].
- Carol Hirschon Weiss đã chỉ rõ tầm quan trọng của khoa học và đặc biệt
vai trò của khoa học xã hội và các liên hệ giữa nghiên cứu và chính sách công. Một
phần quan trọng của nghiên cứu khoa học xã hội là mục đích giúp các chính phủ cải
thiện những dự án, chính sách và cách thực hiện để phục vụ công dân (Theo Carol
Hirschon Weiss, 2001, Các liên hệ giữa nghiên cứu và chính sách công: nghiên cứu
khoa học có ảnh hưởng như thế nào?).
Nghiên cứu về NNL và phát trỉển NNL là một chủ đề được nhiều học giả và
các nhà quản lý hết sức quan tâm ở mọi quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở Việt
Nam, khi đất nước ta bước vào giai đoạn mở cửa và hội nhập quốc tế, nghiên cứu
về phát triển NNL càng được các cấp, các ngành và các nhà khoa học quan tâm, có
thể kể đến một số công trình sau:
- Nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Mai: “Phát triển nguồn nhân lực trong
phát triển kinh tế”, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 1995.
Nội dung của đề tài tác giả tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ một số những khái
12


niệm liên quan và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội; nghiên cứu và chỉ ra vai
trò của NNL đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và những yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đề tài cũng tập trung nghiên cứu và đánh
giá về thực trạng NNL Việt Nam giai đoạn 1976 đến 1993, dựa trên những cơ sở
nghiên cứu, đề tài luận án đã có những đánh giá về mối quan hệ tác động giữa tăng
trưởng kinh tế với NNL đất nước trong giai đoạn 1976 đến 2003, từ đó chỉ ra những
kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế và chỉ ra một số phương hướng trong phát
triển NNL đất nước trong giai đoạn tiếp theo [87].
- Nghiên cứu của Nguyễn Thanh: “Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của

giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp
CNH, HĐH ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, 2001.
Nội dung luận án tác giả đã dựa trên những cơ sở quan niệm của Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và phát
triển con người; phân tích và làm rõ vai trò quyết định của NNL đối với sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Luận án cũng đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá rõ nét về
thực trạng NNL ở Việt Nam (giai đoạn những năm 2000), và phân tích những định
hướng của Đảng, Nhà nước trong phát triển NNL của đất nước. Kết quả nghiên cứu
của luận án đã khẳng định, yếu tố tiên quyết đối với sự phát triển NNL đất nước đó
là sự phát triển và đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Theo tác giả: “để nhanh
chóng có được NNL có chất lượng, có trí tuệ, đủ sức đáp ứng được những đòi hỏi
ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chúng ta phải tiếp tục đổi mới
sự nghiệp giáo dục và đào tạo, làm cho nó thực sự trở thành ‘Quốc sách hàng đầu’
tham gia trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người
Việt Nam” [113, tr.266].
- Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh: “Phát triển nguồn nhân lực đồng bằng
song Cửu long đến năm 2020”, Luận án tiến sĩ Kinh tế 2005, Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh. Nội dung đề tài tác giả đã nghiên cứu và làm sáng tỏ một số những
cơ sở lý luận về NNL và phát triển NNL trên một vùng lãnh thổ và đánh giá thực
trạng phát triển NNL vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng những phương
pháp luận trong nghiên cứu phát triển NNL trong một vùng lãnh thổ. Luận án cũng
13


đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm phát triển NNL vùng đồng bằng sông Cửu long
đến năm 2020 [112, tr.125-146].
- Đề tài nghiên cứu của tác giả Dương Anh Hoàng: “Phát triển nguồn nhân
lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Đà Nẵng”, Luận án
tiến sĩ triết học, Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ, 2008. Luận án đã làm sáng
tỏ một số những cơ sở lý luận về NNL và phát triển NNL; vai trò của NNL đối với
sự nghiệp CNH, HĐH; mô tả được thực trạng phát triển NNL phục vụ cho sự

nghiệp CNH, HĐH ở Đà Nẵng, phân tích và chỉ ra được những kết quả đạt được,
những bất cập hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Dựa trên những
kết quả nghiên cứu, đề tài luận án đã đề xuất một số định hướng giải pháp cho việc
phát triển NNL cho Đà Nẵng trong giai đoạn CNH, HĐH [70].
- Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Diệp: “Phát triển nguồn
nhân lực có chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức Việt Nam”, luận án tiến
sĩ chuyên ngành kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010. Nội dung đề tài luận án tác
giả nghiên cứu những cơ sở lý luận về nguồn lực chất lượng cao, phân tích và làm
sáng tỏ mối quan hệ giữa NNL chất lượng cao với nền kinh tế tri thức. Nghiên cứu
thực trạng phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế thị trường, qua đó
đề xuất những giải pháp góp phần phát triển NNL chất lượng cao ở Việt Nam [56].
- Nghiên cứu của tác giả Lê Quang Hùng với đề tài: “Phát triển nhân lực
chất lượng cao ở khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung”, đề tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành kinh tế phát triển, Viện Chiến lược phát triển, 2012. Nội dung đề tài
tác giả nghiên cứu và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về NNL chất lượng cao,
phát triển NNL có chất lượng cao, những đặc điểm của NNL chất lượng cao và chỉ
ra những nội dung phát triển NNL chất lượng cao. Đề tài cũng chỉ ra những tiêu chí
để đánh giá NNL chất lượng cao bao gồm: chỉ số phát triển con người (Kinh tế, giáo
dục, tuổi thọ trung bình); chỉ số năng lực cạnh tranh; chỉ số về thể lực, chỉ số về trí
lực (trình độ học vấn, chuyên môn, khả năng sáng tạo). Theo tác giả, NNL chất
lượng cao là yếu tố quyết định đến quá trình tăng trưởng kinh tế và giải quyết các
vấn đề xã hội [76].

14


- Bài viết của Vũ Thị Mai Oanh: “Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
và vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, Tạp chí Phát triển nhân lực số
2/2012. Theo tác giả trong những năm mới bước vào công cuộc đổi mới, chúng ta
đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước

vào giai đoạn hội nhập, CNH, HĐH đất nước, mô hình phát triển kinh tế dựa vào
khai thác tài nguyên, khoáng sản và NNL rẻ không còn phù hợp và bộc lộ nhiều bất
cập. Để khắc phục những bất cập đó, chúng ta phải chuyển đổi mô hình phát triển
kinh tế cũ sang mô hình phát triển kinh tế tri thức, dựa trên NNL lao động có chất
lượng cao [97, tr.32-36].
- Bài viết của tác giả Đặng Hữu Toàn: “Phát triển nguồn nhân lực trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020”, Tạp chí Phát triển nhân lực số
3/2013. Nội dung bài viết nghiên cứu về những quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam về con người và phát triển con người; những định hướng phát triển NNL có
chất lượng cao của nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2020. Theo tác giả: “để tiếp tục
phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững hơn chúng ta phải tiếp tục tạo ra
những lợi thế cạnh tranh mới, những lợi thế cạnh tranh tạo ra năng xuất lao động
cao hơn, mà theo kinh nghiệm của các nước phát triển đó là chất lượng cao của
nguồn nhân lực” [132, tr.14-20].
- Bài viết của tác giả Trần Thị Lan: “Nâng cao chất lượng lao động của tri
thức giáo dục đại học – khâu quan trọng để thực hiện chiến lược nhân lực theo
quan điểm của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Tạp chí Phát triển
nhân lực, số 5/2013. Nội dung bài viết tác giả tập trung luận giải mối quan hệ, logíc
và khoa học giữa việc nâng cao chất lượng lao động tri thức của giảng viên đại học
với việc thực hiện chiến lược phát triển NNL của đất nước. Theo tác giả việc phát
triển NNL của đất nước phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
đại học, điều này xuất phát từ 3 lý do: thứ nhất thế kỷ XXI là kỷ nguyên của cạnh
tranh tri thức, nền kinh tế tri thức; thứ hai, do nước ta bước vào giai đoạn CNH,
HĐH đất nước và thứ ba, do những yêu cầu cải cách nền kinh tế xã hội của đất nước
sau 25 năm phát triển [83, tr.30-33].

15


- Trong bài tham luận tại Hội thảo: “Chính sách phát triển đội ngũ giảng

viên các trường đại học ngoài công lập”, do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ
chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2009, tác giả Nguyễn Hải Thập, đã
khẳng định: giảng viên giữ vai trò trực tiếp quyết định đến chất lượng đào tạo đại
học, Nhà nước phải có khung chính sách phát triển giảng viên, bao gồm chính sách
tuyển dụng, chính sách đào tạo bồi dưỡng, chính sách tiền lương, phụ cấp và các
chính sách thu hút khác.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Phát triển con người Việt Nam 19992004 những thay đổi và xu hướng chủ yếu”, do Đỗ Hoài Nam, Võ Trí Thành chủ
biên (2006), là một báo cáo cấp nhà nước với sự tham gia của nhiều học giả. Đề tài
đề cập tới việc xây dựng các chỉ số HDI, PDI, GDI ở cấp quốc gia, cấp vùng, cấp
tỉnh, đề tài cũng đề cập tới những vấn đề và thách thức đối với phát triển con người
ở Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển NNL nữ đặc biệt là ở Miền núi phía Bắc chưa
được đề cập nhiều trong tài liệu này [91].
- Trong cuốn“Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa” của Phạm Tất Dong, tác giả đã trình bày tập trung vào
hai nội dung chính: tổng quát những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước đối với đội ngũ trí thức nước ta; làm rõ vai trò rất quan trọng của
trí thức không chỉ trong công cuộc xây dựng nền kinh tế - xã hội hiện đại, mà còn
cả trong việc góp phần quan trọng vào sáng tạo văn hóa, giữ vững nền tảng tinh
thần của xã hội, phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Phân tích tương đối toàn diện cả về mặt lịch sử phát triển và thực trạng hiện
nay của đội ngũ trí thức nước ta như: số lượng, cơ cấu, tâm trạng, những di biến
động từ quốc doanh sang các thành phần kinh tế khác, chất lượng đào tạo, hiệu quả
sử dụng... Đề xuất những định hướng chính sách về xây dựng đội ngũ trí thức Việt
Nam từ năm 2000 đến năm 2010 [49].
- Nghiên cứu của Trần Hòa Bình: “Quản lý nhà nước đối với giáo dục không
chính quy trong phát triển NNL đất nước”, luận án Tiến sĩ Quản lý công, Học viện
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học Viện Hành chính. Luận án đã hệ thống hóa
những vấn đề đặt ra về mặt lý luận của giáo dục không chính quy và QLNN đối với
16



giáo dục không chính quy trong việc phát triển NNL. Tác giả còn đánh giá thực trạng
giáo dục không chính quy và QLNN đối với giáo dục không chính quy của giáo dục
Việt Nam trong 20 năm qua, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả
QLNN đối với giáo dục không chính quy, góp phần phát triển nguồn nhân lực của đất
nước [08].
- Nghiên cứu của Nguyễn Thúy Hà, Trung tâm Thông tin Khoa học, Viện
Nghiên cứu lập pháp về: “Chính sách phát triển NNL khoa học và công nghệ” đã
làm rõ khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ, nêu thực trạng NNL khoa học
công nghệ Việt Nam hiện nay để từ đó đưa ra định hướng phát triển NNL khoa học
và công nghệ và các giải phát phát triển NNL khoa học và công nghệ. Tác giả cũng
đưa ra một số kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật Khoa học và công nghệ [56].
- Trong một số luận văn thạc sỹ, các tác giả đã đưa ra các chính sách phát
triển nhân lực khoa học và công nghệ của từng lĩnh vực cụ thể. Chính sách phát
triển NNL khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số, chăm sóc sức khỏe sinh
sản (nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ), (2014) của tác giả Nguyễn Việt Phương.
“Định hướng chiến lược phát triển NNL khoa học và công nghệ cuả VTV9 theo
hướng số hóa công nghệ truyền hình”, (2015) của tác giả Nguyễn Ngọc Hồi cũng
nêu được tầm quan trọng của việc phát triển NNL khoa học và công nghệ trong thời
đại ngày nay và đưa ra những định hướng chiến lược cho phát triển nhân lực của
Truyền hình Việt Nam nói chung và cụ thể VTV9 nói riêng. Cũng trong luận văn
thạc sỹ, tác giả Mai Thị Lĩnh đã đề cập đến NNL chất lượng cao trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cần thiết, đóng vai trò quan trọng, góp
phần tích cực trong sự phát triển chung của đất nước. Tác giả đã nêu rõ thực trạng
của tỉnh Thái Nguyên và gợi mở những giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng
NNL trong “NNL chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
tỉnh Thái Nguyên hiện nay”(2000).
- Sách tham khảo:“Khoa học xã hội và Nhân văn với sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước” (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tác
giả Nguyễn Khánh đã nêu rõ được vai trò của khoa học xã hội và nhân văn trong

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [80, tr.14-56]. Cũng trong
17


×