Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và phân bố động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở các thủy vực vùng núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN TỐNG CƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY
(CRUSTACEA, MOLLUSCA) Ở CÁC THỦY VỰC VÙNG NÚI TAM
ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Hà Nội, 2017


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN TỐNG CƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY
(CRUSTACEA, MOLLUSCA) Ở CÁC THỦY VỰC VÙNG NÚI TAM
ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
Chuyên ngành Động vật học
(Mã số: 60 42 01 03)

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hùng Anh


Hà Nội, 2017


Lời cam kết
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trên bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

i


Lời cảm ơn
Luận văn này được hoàn thành tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận
tình của TS. Lê Hùng Anh. Tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ quý báu của thầy.
Xin chân thành cảm ơn TS. Trần Đức Lương, TS. Đỗ Văn Tứ đã giúp đỡ
trong quá trình định loại mẫu vật cũng như hoàn thành luận văn. ThS. Trần Anh
Tuấn đã giúp đỡ về bản đồ.
Để hoàn thành luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các
cán bộ phòng Sinh thái Môi trường nước, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
Lãnh đạo Viện, trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Phòng Quản lý Tổng hợp, Vườn
quốc gia Tam Đảo. Tôi xin cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên tạo điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 08, tháng10, năm 2017

Nguyễn Tống Cường

ii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH:

Đa dạng sinh học

ĐVĐ:

Động vật đáy

ĐVKXS:

Động vật không xương sống

IUCN:

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KVNC:

Khu vực nghiên cứu

GX, TM:

Giáp xác, Thân mềm

SĐVN:

Sách đỏ Việt Nam


STTNSV:

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

TĐDSHML:

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh

VQG:

Vườn Quốc Gia

Danh lục đỏ của IUCN:

NE:

Chưa đánh giá

DD:

Thiếu dẫn liệu

LC:

Ít lo ngại

NT:

Sắp bị đea dọa


Sách đỏ Việt Nam (2007):

VU:

iii

Nguy cấp


MỤC LỤC
Lời cam kết.................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii

DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên vùng núi Tam Đảo và các kiểu hệ sinh thái thủy
vực ...............................................................................................................................3
1.1.1. Đặc điểm địa hình, địa chất và thổ nhưỡng. .....................................................3
1.1.2. Đặc điểm khí hậu ..............................................................................................4
1.1.3. Đặc điểm thủy văn .............................................................................................8
1.1.4. Đặc điểm hệ động thực vật ở vùng núi Tam Đảo .............................................8
1.1.5. Các kiểu hệ sinh thái thủy vực .........................................................................8
1.2. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội ở vùng núi Tam Đảo ................................9
1.2.1. Hiện trạng phát triển dân số .............................................................................9
1.2.2. Tình hình kinh tế................................................................................................9
1.3. Tình hình nghiên cứu Giáp xác, Thân mềm trên thế giới và Việt Nam.............11
1.3.1. Các nghiên cứu Giáp xác, Thân mềm ở nước ngoài .......................................11
1.3.1.1. Giáp xác Decapoda ................................................................................................. 11
1.3.1.2. Giáp xác Copepoda nước ngọt ................................................................................ 13

1.3.1.3. Giáp xác có vỏ Ostracoda ....................................................................................... 14
1.3.1.4. Thân mềm Mollusca ............................................................................................... 15

1.3.2. Các công trình nghiên cứu về Giáp xác, Thân mềm ở Việt Nam ....................16
1.3.2.1. Giáp xác Decapoda ................................................................................................. 16
1.3.2.2. Giáp xác Copepoda và Cladocera ........................................................................... 18
1.3.2.3. Giáp xác có vỏ Ostracoda ....................................................................................... 19
iv


1.3.2.3. Thân mềm Mollusca ............................................................................................... 20

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................25
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................25
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................28
2.2.1. Nghiên cứu, khảo sát ngoài thực địa ..............................................................28
2.2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ...............................................................28

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 30
3.1. Đặc trưng về thành phần loài giáp xác và thân mềm khu vực nghiên cứu ........30
3.1.1. Thành phần loài giáp xác và thân mềm ở khu vực nghiên cứu ................................. 30

3.1.2. Cấu trúc về thành phần loài của từng nhóm Giáp xác và Thân mềm (bảng
3.2).............................................................................................................................36
3.1.3.

Thành phần loài giáp xác và thân mềm bổ sung cho khu vực nghiên cứu và

Việt Nam ....................................................................................................................39

3.2. Đặc trưng phân bố của Giáp xác và Thân mềm ở KVNC theo các dạng thủy vực
...................................................................................................................................39
3.3. Phân bố về mật độ Giáp xác và Thân mềm nước ngọt ở KVNC ......................46
3.4. Mức độ đa dạng sinh học quần xã Giáp xác và Thân mềm nước ngọt ở KVNC
...................................................................................................................................47
3.5. Những hoạt động của con người tác động của con người tới biến động số lượng
Giáp xác và Thân mềm .............................................................................................48
3.6. Ý nghĩa của giáp xác và thân mềm đối với người dân vùng núi Tam Đảo .......49
3.6.1. Giá trị thực phẩm ............................................................................................49
3.6.2. Làm thức ăn chăn nuôi ....................................................................................49
3.6.3. Gây hại cho sức khỏe con người .....................................................................50

v


3.6.4. Các loài ngoại lai xâm hại ..............................................................................50
3.7. Đánh giá tình trạng bảo tồn của các loài giáp xác và thân mềm ở KVNC ........50
3.8. Đề xuất biện pháp bảo tồn các loài Giáp xác và Thân mềm ở khu vực nghiên
cứu .............................................................................................................................52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 54
Kết luận .....................................................................................................................54
Kiến nghị ...................................................................................................................54

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ............................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57

vi



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Tam Đảo ......................4
Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Tam Đảo ......................4
Bảng 1.3. Lượng mưa tại trạm quan trắc các tháng trong năm 2015 ..........................5
Bảng 1.4. Lượng mưa tại trạm quan trắc các tháng trong năm 2015 ..........................5
Bảng 1.5. Số giờ nắng trong tháng tại trạm quan trắc Tam Đảo năm 2015................6
Bảng 1.6. Số giờ nắng qua các năm tại tạm quan trắc Tam Đảo ................................6
Bảng 1.7. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 2015 ............................7
Bảng 1.8. Độ ẩm không khí trung bình các năm gần đây tại trạm quan trắc Tam Đảo
.....................................................................................................................................7
Bảng 2. 1. Vị trí thu mẫu ĐVĐ (Crustacea, Mollusca) ở vùng núi Tam Đảo, .........25
Bảng 3. 1.Thành phần loài giáp xác và thân mềm ở các thủy vực vùng núi Tam Đảo
...................................................................................................................................31
Bảng 3. 2. Cấu trúc thành phần giáp xác và thân mềm ở KVNC .............................36
Bảng 3. 3. Đặc trưng phân bố và tình trạng bảo tồn các loài Giáp xác, Thân mềm ở
KVNC........................................................................................................................40
Bảng 3. 4. Cấu trúc thành phần loài của các taxon Giáp xác, Thân mềm ................45
Bảng 3. 5. Cấu trúc thành phần loài của các taxon Giáp xác, Thân mềm ................45
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ vị trí thu mẫu Giáp xác và Thân mềm ở vùng núi Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc ..................................................................................................................27
Hình 3.1. Mật độ Giáp xác và Thân mềm ở các thủy vực vùng núi Tam Đảo .........46
Hình 3.2. Thành phần loài giáp xác và Thân mềm ở thủy vực nước chảy và...........47
Hình 3. 3. Biến thiên chỉ số đa dạng (H’) của Giáp xác và Thân mềm ở các thủy vực
vùng núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ..........................................................................48

vii



MỞ ĐẦU
Thủy sinh vật là nhóm sinh vật rất phong phú và đóng vai trò rất quan trọng
trong các hệ sinh thái thủy vực và trong đời sống của con người. Theo Đặng Ngọc
Thanh, Hồ Thanh Hải (2007) cho đến nay, có 1.438 loài tảo nước ngọt thuộc 259
chi và 9 ngành đã được xác định. Trong đó đáng lưu ý là thành phần loài giáp xác
(Crustacea), có 54 loài, 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai
nhóm tôm, cua có 59 loài thì có 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên
được mô tả. Trong thành phần loài động vật thân mềm, tổng số 155 loài trai ốc, có
51 loài (32,9% tổng số loài), 4 giống lần đầu tiên được mô tả. Thành phần loài cá,
theo Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005) đã công bố 1.027 loài cá nước ngọt thuộc 22
bộ, 97 họ và 427 giống. Trong đó có 1 giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học
[2, 3, 17].
Tại các thủy vực nước ngọt, thủy sinh vật tham gia chính vào quá trình
chuyển hóa vật chất và năng lượng. Ngoài ra nhiều loài sinh vật còn chỉ thị để đánh
giá chất lượng nước ở các thủy vực. Việc điều tra, nghiên cứu, khai thác, sử dụng
hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sinh vật ở các thủy vực là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược đối với con người cho hiện tại cũng như trong tương lai. Ở Việt
Nam trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu thủy sinh vật đã được nhiều nhà
khoa học nghiên cứu, triển khai tại các Vườn quốc gia (VQG) và các Khu bảo tồn
thiên nhiên (KBT).
Việc điều tra, nghiên cứu, khai thác và sử dụng hợp lý, phát triển bền vững
nguồn lợi động vật đáy (Crustacea, Mollusca) ở các thủy vực là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược đối với con người cho hôm nay cũng như trong tương lai. Ở Việt Nam,
trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu các nhóm
Giáp xác (Crustacea) và Thân mền (Mollusca) ở nước tại các VQG và KBTTN.
Địa điểm nghiên cứu là vùng núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 1
phần của Vườn Quốc Gia Tam Đảo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Trạm Đa dạng
Sinh học Mê Linh và các vùng phụ cận. Nơi đây có hệ thống suối nằm dọc theo
sườn núi phía Tây và Tây Nam với hệ thống sông Phó Đáy nằm ở phía Tây. Suối có
cấu trúc hẹp lòng nhiều ghềnh thác. Vùng này cũng có nhiều hồ lớn như: hồ Đại

1


Lải, hồ Làng Hà, hồ Xạ Hương, hồ Đồng Câu là những nơi mà sẽ có đa dạng cao về
thành phần loài Giáp xác (Crustacea) và Thân mền (Mollusca).
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chưa chưa có nhiều nghiên cứu về các
Giáp xác và Thân mềm, đặc biệt là các loài giáp xác nhỏ sống ở đáy (Ostracoda,
Copepoda-Harpacticoida). Vì vậy chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu thành phần
loài và phân bố động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở các thủy vực vùng núi Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Đề tài có sử dụng một phần nội dung và kết quả nghiên cứu của Dự án “ Đánh
giá hiện trạng môi trường nước và thủy sinh vật ở Vườn quốc gia Tam Đảo” và đề
tài cơ sở 2016-2017: “Nghiên cứu đa dạng thủy sinh vật ở Trạm đa dạng sinh học
Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc” do học viên làm chủ nhiệm.
• Mục tiêu của luận văn
- Có được danh sách thành phần loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở
các thủy vực vùng núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
- Có được sự phân bố của các loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) theo
các dạng thủy vực.
• Nội dung của luận văn
1. Nghiên cứu thành phần loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở các thủy
vực vùng núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Nghiên cứu phân bố của các loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở các
thủy vực.
3. Đánh giá tình trạng bảo tồn các loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở
khu vực nghiên cứu.
• Những đóng góp mới của luận văn
1. Cập nhật đầy đủ danh sách thành phần loài giáp xác và thân mềm ở khu vực
nghiên cứu.
2. Nghiên cứu sự phân bố của các loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) theo

các dạng thủy vực.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên vùng núi Tam Đảo và các kiểu hệ sinh thái
thủy vực
1.1.1. Đặc điểm địa hình, địa chất và thổ nhưỡng.
a. Đặc điểm địa hình
Địa hình vùng núi Tam Đảo có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia
cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính. Phía Đông Bắc
các suối chính đều chảy về sông Công. Phía Tây Nam, các lưu vực suối đều đổ về
sông Phó Đáy [6].
Núi Tam Đảo chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, gồm trên 20 đỉnh núi
được nối với nhau bằng đường dông sắc, nhọn. Nó như một bức bình phong chắn
gió mùa Đông Bắc. Các đỉnh có độ cao dưới 1000m. Đỉnh cao nhất là đỉnh Tam
Đảo Bắc (Tam Đảo North – ranh giới giữa 3 tỉnh) cao 1592m. Ba đỉnh núi nổi tiếng
của Tam Đảo là Thiên Thị (1375m), Thạch Bàn (1388m), và Phù Nghĩa (1300m).
Chiều ngang của khối núi là 10-15km, sườn rất dốc và chia cắt mạnh. Độ đốc bình
quân 16°-35°, nhiều nơi độ dốc trên 35°. Độ cao của núi giảm nhanh về phía Đông
Bắc, hướng Đông Nam có xu hướng giảm dần đến giáp địa phận Hà Nội.
b. Địa chất và thổ nhưỡng
Theo tác giả Lê Vũ Khôi (2001) thì KVNC có 4 loại đất chính [6]:
+ Đất Feralit mùn vàng nhạt phân bố ở độ cao trên 700m.
+ Đất Feralit mùn, vàng đỏ phân bố ở độ cao 400-700m.
+ Đất Feralit đỏ vàng, phát triển trên nhiều loại đá khác nhau như Shale,
Mica, Phillite, và đá Cát. Phân bố trên các đồi độ cao từ 100-400mm.
+ Đất phù sa và dốc tụ phân bố ở ven chân núi và thung lũng hẹp giữa núi và
ven sông suối lớn. Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng dày, độ

ẩm cao, màu mỡ và được khai thác trồng lúa và hoa màu.

3


1.1.2. Đặc điểm khí hậu
- Nhiệt độ: nhiệt đô ̣ trung biǹ h các năm từ năm 2006 – 2015 tại trạm quan trắc Tam
Đảo là 17,4 – 19,1°C, nhiệt đô ̣ năm cao nhất là năm 2015 với 19,3°C, thấp nhất là
năm 2011 với 17,4°C [1].
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Tam Đảo
trong năm 2015
Bình quân tháng trong năm 2015
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Nhiệt độ (°C)
11,2
13,8
16,7
19,7

24,2
24,4
24,0
23,5
22,5
20,4
18,5
12,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015)
Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Tam Đảo
qua các năm
Bình quân năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

Nhiệt độ (°C)
18,8
18,7
18,2
18,7
19,1

17,4
18,6
18,5
18,6
19,3

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015)

4


- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt 1.522,9 – 2.966mm. Trong đó, lượng
mưa biǹ h quân cả năm của vùng đồ ng bằng và trung du đo được tại trạm Tam Đảo
năm 2015 là 2.391,8 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tâ ̣p trung chủ
yếu từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ
tháng 12 năm nay đến tháng 4 năm sau) chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm
[1].
Bảng 1.3. Lượng mưa tại trạm quan trắc các tháng trong năm 2015
tại trạm Tam Đảo
Bình quân tháng trong năm 2015
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10

Tháng 11
Tháng 12

Lượng mưa (mm)
93,5
42,1
94,6
87,7
434,9
319,6
211,4
294,1
309,5
74,3
358,8
71,3

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015)
Bảng 1.4. Lượng mưa tại trạm quan trắc các tháng trong năm 2015
tại trạm Tam Đảo
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

2015

Lượng mưa (mm)
2.002,8
1.522,9
2.838,2
2.188,4
2.371,4
2.748,1
1.905,7
2.966,0
2.520,3
2.391,8
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015)
5


- Số giờ nắng: tổng số giờ nắ ng bình quân qua các năm là 951 - 1.361 giờ. Trong
năm 2015 tháng có nhiều giờ nắ ng nhất là tháng 5 và tháng 6; tháng có ít giờ nắ ng
nhất là tháng 3 [1].
Bảng 1.5. Số giờ nắng trong tháng tại trạm quan trắc Tam Đảo năm 2015
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8

Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Số giờ nắng (giờ)
89
59
47
140
195
184
124
152
105
145
72
49
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015)

Bảng 1.6. Số giờ nắng qua các năm tại trạm quan trắc Tam Đảo
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

2014
2015

Số giờ nắng (giờ)
1.199
1.296
1.023
1.304
1.283
968
951
1.112
1.097
1.361
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015)

- Chế độ gió: trong năm có hai loại gió chính là gió đông nam, thổi từ tháng 4 đến
tháng 9; và gió đông bắ c, thổi từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau.

6


- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm. Từ tháng 4 đến
tháng 9, lượng bốc hơi biǹ h quân trong mô ̣t tháng là 107,58 mm.
- Độ ẩm không khí: Đô ̣ ẩm bình quân qua các năm 2006-2015 năm là 87% -90,1%.
Năm 2015 độ ẩm các tháng 2, 3, 11, 12 là ở mức cao, các tháng 4,5,6,7, 8 là thấp
hơn [1].
Bảng 1.7. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 2015
tại trạm quan trắc Tam Đảo
Bình quân tháng trong năm 2015

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Độ ẩm (%)
90,0
93,0
97,0
84,0
87,0
85,0
84,0
86,0
90,0
82,0
92,0
92,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015
Bảng 1.8. Độ ẩm không khí trung bình các năm gần đây tại trạm quan trắc Tam Đảo
Năm

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

Độ ẩm bình quân (%)
89,0
87,0
89,8
87,7
88,3
87,8
90,1
89,5
88,7
88,5
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015)
7


1.1.3. Đặc điểm thủy văn
- Có 1 hệ thống sông chính: sông Phó Đáy ở phía Tây.
- Mạng lưới suối ngắn và dầy đặc. Do cấu trúc địa hình phức tạp và dốc nên
cấu trúc lòng suối dốc và hẹp từ đỉnh xuống chân núi. Lượng nước chảy duy trì

quanh năm nhưng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mùa khô và mùa mưa.
- Mùa lũ trùng vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa cạn từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau. Lũ thường xẩy ra mạnh vào tháng 8 nước dâng lên nhanh và
rút cũng nhanh. Ở các xã Minh Quang, Khôi Kỳ, Ninh Lai, Hồ Sơn là khu vực có
nhiều hồ, suối, với lượng nước dồi dào có khả năng phục vụ tưới tiêu cho nông
nghiệp và sinh hoạt của nhân dân địa phương.
- Khu vực này cũng có nhiều hồ lớn: hồ Đại Lải, hồ Đồng Câu, hồ Làng Hà,
hồ Xạ Hương, hồ Vĩnh Ninh, hồ Thanh Lanh.
1.1.4. Đặc điểm hệ động thực vật ở vùng núi Tam Đảo
a. Hệ thực vật vùng núi Tam Đảo
Tam Đảo nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam, là một trong 9 vùng địa lý
sinh học có sự đa dạng cao về khu hệ thực vật. Hơn nữa đây là nơi giao lưu các
vùng địa lý sinh học khác như Hoàng Liên Sơn, Bắc Trung Bộ. Đặc điểm địa hình,
hướng phơi, độ cao, khí hậu, thủy văn, tác động của con người kết hợp với đặc tính
sinh thái của từng loài cây làm cho tính đa dạng và phong phú của hệ thực vật vùng
núi Tam Đảo ngày càng cao [6].
b. Hệ động vật vùng núi Tam Đảo
Trong khu vực Tam Đảo đến nay đã phát hiện được 840 loài động vật bao
gồm 64 loài thú, 240 loài chim, 75 loài bò sát, 28 loài ếch nhái và 434 loài côn
trùng. Trong đó có 39 loài và phân loài được coi là đặc hữu [6].
1.1.5. Các kiểu hệ sinh thái thủy vực
Các thủy vực nội địa (inland waterbody) chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ của
môi trường nước so với đại dương, tuy nhiên chúng lại rất phức tạp về hình thái cấu
tạo cũng như đặc tính thủy lý-hóa học và sinh học. Khái niệm thủy vực nội địa
8


thường được xác định và phân biệt dựa trên 3 cơ sở chủ yếu là hình thái thủy vực,
tính chất nước và phương thức hình thành. Ở Việt Nam, các công trình của Đặng
Ngọc Thanh và cs. (2002), Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2007) đã phân loại

khá chi tiết các loại hình thủy vực lộ thiên trên mặt đất cùng với đặc điểm về thủy
lý-thủy hóa và sinh học mỗi loại [17,20].
Các thủy vực ở vùng núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc có thể phân thành các
loại hình chính các thủy vực nước chảy (thác, suối,..) và các thuỷ vực nước đứng
(hồ, ao, ruộng lúa,...).
a) Các thủy vực nước chảy
Suối là loại hình thuỷ vực nước chảy phổ biến ở vùng núi Tam Đảo. Suối đặc
trưng ở lòng hẹp và nông, mực nước thấp và có nền đáy đá hoặc sỏi-cát. Có thể xem
suối là nơi cư trú của nhiều loài tôm, cua và ốc. Các thủy vực nước chảy ở khu vực
nghiên cứu bao gồm: suối Thác Bạc; suối cuối thị trấn Tam Đảo; suối chảy cuối thị
trấn Tam Đảo; suối chảy vào hồ Xạ Hương; suối Một; suối Tây Thiên; suối Quân
Boong.
b) Các thủy vực nước đứng
Ở khu vực nghiên cứu các thủy vực nước đứng chủ yếu là hồ chứa và ruộng lúa
nước. Các hồ chứ có diện tích lớn như: hồ Đại Lải (525 ha), hồ Đồng Câu, hồ Làng
Hà (40 ha), hồ Thanh Lanh, hồ Xạ Hương (80 ha), hồ Vĩnh Ninh.
1.2. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội ở vùng núi Tam Đảo
1.2.1. Hiện trạng phát triển dân số
Theo Niên giám thống kê năm 2015 thì dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc có
1.054.492 người trong đó ở 4 huyện, thị xã thuộc vùng núi Tam Đảo (thị xã Phúc
Yên, huyện Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, huyện Sông Lô) là khoảng 377.834 ngàn
người. Trong đó cơ cấu nam, nữ là 49,18 và 50,82%. Tỷ lệ tăng dân số là 101,21%
so với năm 2014.
1.2.2. Tình hình kinh tế
a) Công nghiệp

9


Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc nền kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được thủ tướng

chính Phủ phê duyệt hơn 20 khu công nghiệp, 41 cụm công nghiệp.
Giá trị sản phẩm công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 đạt 141.605.878
triệu đồng. Trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 140.284.420 triệu
đồng chiếm hơn 99% tổng giá trị công nghiệp [1].
b) Sản xuất nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2015 của toàn tỉnh đạt 96.845
ha, tăng 1,20% so với năm trước. Tổng diện tích các loại cây lâu năm hiện có 8.320
ha, tăng 0,70% so với năm 2014. Trong đó, diện tích cây ăn quả là 7.779 ha chiếm
93,50% diện tích các loại cây lâu năm. Sản xuất chăn nuôi năm 2015 trên địa bàn
tỉnh có nhiều thuận lợi.
Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất chủ yếu của nhân dân khu vực
vùng núi Tam Đảo. Tài nguyên nông nghiệp khu vực này lớn. Năm 2015 đất nông
nghiệp toàn tỉnh có 55.937 ha chiếm 45,29% diện tích đất toàn tỉnh. Năm 2015 tăng
trưởng giá trị sản xuất trồng trọt tăng 0,8% so với năm 2014. Giá trị chăn nuôi đạt
4.334,2 tỷ đồng, tăng 3,85% so với năm 2014 [1].
Về sản lượng lúa năm 2015 của các huyện vùng núi Tam Đảo có 142,6 nghìn
tấn chiếm 43,6 % sản lượng lúa toàn tỉnh. Năng suất lúa năm 2015 của các huyện,
thị xã vùng núi Tam Đảo: Thị xã Phúc Yên (47,9 tạ/ha); huyện Sông Lô (53,31
tạ/ha); huyện Tam Dương (53,43 tạ/ha); huyện Tam Đảo (44,87tạ/ha); huyện Bình
Xuyên (53,49 tạ/ha). Tất cả các huyện vùng núi Tam Đảo đều có sản lượng lúa thấp
hơn sản lượng bình quân của tỉnh (55,86 tạ/ha) [1].
Đặc biệt nghề trồng su su đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động,
góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho hàng trăm hộ dân địa phương vùng
núi Tam Đảo. Riêng thị trấn Tam Đảo có khoảng 250 hộ dân, nhưng diện tích đất
canh tác nông nghiệp là 250ha thì có khoảng 50ha là diện tích trồng rau su su.
c) Thủy sản
Diện tích nuôi trồng năm 2015 toàn tỉnh đạt 6.963 ha, tăng 0,29% so với năm
trước. Trong đó, diện tích nuôi cá 6.803 ha (chiếm 97,70% diện tích); nuôi trồng
10



thuỷ sản khác 3 ha; diện tích ươm giống 157 ha. Sản lượng thủy sản năm 2015 dự
kiến đạt 19.758 tấn, tăng 2,90% so với năm trước. Trong đó, sản lượng nuôi trồng
đạt 17.781 tấn, tăng 3,44%; sản lượng khai thác đạt 1.977 tấn, giảm 1,69% so với
cùng kỳ [31].
d) Lâm nghiệp
Về kinh tế lâm nghiệp trong vùng núi Tam Đảo chưa hình thành như một nền
kinh tế mà chỉ là những hoạt động tự phát của người dân. Sản phẩm chủ yếu là gỗ,
củi, tre nứa, nấm, song mây, mật ong, chim, thú....
Trước khi thành lập VQG, cư dân vùng này thường khai thác lâm sản như gỗ để
bán, làm nhà,... Ngoài ra hiện tượng săn bắt động vật hoang dã diễn ra thường
xuyên. Năm 1996, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quyết
định số 601 NN-TCCB/QĐ về việc thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sau khi thành lập VQG Tam Đảo thì
công tác bảo vệ rừng được tốt hơn. Hiện tượng khai thác gỗ và săn bắt động vật
hoang dã giảm [7].
1.3. Tình hình nghiên cứu Giáp xác, Thân mềm trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Các nghiên cứu Giáp xác, Thân mềm ở nước ngoài
1.3.1.1. Giáp xác Decapoda
Về mặt phân loại học, Giáp xác nước ngọt đã được quan tâm nghiên cứu từ
khá sớm, đặc biệt là những nhóm có kích thước lớn (tôm, cua). Nghiên cứu tôm,
cua nước ngọt thế giới đã có từ rất sớm ở các nước Châu Âu, và cũng đã bắt đầu ở
các nước Châu Á từ những năm giữa thế kỷ XIX. Trong hệ thống phân loại Bộ
Mười chân đã có trước đây, vẫn tồn tại bậc phân chia Natantia bao hàm nhóm tôm
do Boas đề xuất từ 1880, khi tác giả này chia Bộ (Order) Decapoda thành hai Phân
bộ (Suborder) Natantia (tôm) và Reptantia (cua). Hệ thống này được hầu hết các tác
giả thừa nhận về sau này, chỉ thay đổi ít nhiều về các thành phần của nhóm
Natantia. Burkenroad (1963) chia lại bộ Decapoda thành 2 phân bộ mới:
Dendrobranchiata (= Penaeidea) và Pleocyemata, bao gồm các nhóm còn lại của bộ
Decapoda, số này được phân thành 2 Liên nhóm (Supersection) hoặc Thứ bộ

(Infraorder) Natantia và Reptantia. Burkenroad (1981) xem xét lại cách phân chia
11


nói trên và phân chia lại bộ Decapoda thành 4 phân bộ: Dendrobranchiata (=
Penaeidea), Stenopodidea, Caridea và Reptantia. Cách phân chia mới này được
nhiều tác giả sau này tiếp thu với ít nhiều thay đổi (Glaesner, 1969; Bowman và
Atele, 1981), theo xu hướng chia bộ Decapoda thành 3 phân bộ lớn:
Dendrobranchiata (= Penaeidea), Natantia (bao gồm các nhóm tôm khác ngoài
Penaeidea) và Reptantia (Cua) [17].
Nhóm tôm Caridea hiện nay bao gồm khoảng 2.500 loài thuộc 31 họ, sống ở
cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Trong số này, có khoảng 655 loài nước ngọt .
Tôm Caridea nước ngọt thuộc 8 họ và phân họ, trong đó 2 họ Palaemonidae và
Atyidae chiếm số loài đông nhất. Họ Atyidae có thành phần đa dạng nhất, gồm tới
359 loài. Nhóm tôm nước ngọt phổ biến thứ hai thuộc họ Palaemonidae, với các
giống phổ biến Macrobrachium, Palaemon, Exopalaemon, Palaemonetes. Cho tới
nay, đã thống kê được 276 loài, phân bố ở nước ngọt trên toàn [41].
Cua nước ngọt bao gồm các loài chủ yếu thuộc các họ Pseudothelphusidae,
Trichodactylidae, Potamonautidae, Deckeniidae, Platythelphusidae, Potamidae,
Gecarcinucidae, Parathelphusidae trong thứ bộ cua Bụng nhỏ (Brachyura), thuộc
phân bộ Plecyemata (Ng, Guinot, Davie, 2008; Yeo et al., 2008). Cho tới nay, trên
thế giới đã biết 1.476 loài cua nước ngọt phân bố ở mọi vùng địa lý động vật, trong
đó có 1.306 loài thuần tuý nước ngọt, trong đó có 2 họ Potamidae (505 loài và 95
giống) và Gecarcinucidae (344 loài và 59 giống) là có thành phần loài đông nhất,
tập trung ở vùng Đông Nam Á và Nam Á [38].
Theo Cumberlidge at all., trong số 10 nước có số loài cua nước ngọt phong
phú nhất, có 8 nước ở Châu Á, đó là: Trung Quốc (224 loài), Thái Lan (101 loài),
Malaysia (92 loài), Ấn Độ (78 loài), Srilanka (50 loài). Các nước khác, tuy việc
thống kê cho tới nay còn chưa thật đầy đủ song cũng đã có số loài khá lớn, như:
Indonesia (83 loài), Philippin (42 loài), Việt Nam (40 loài) [38].

Có thể nói rằng, trong nhóm tôm cua nước ngọt vùng phía đông Châu Á nói
chung và Đông Nam Á nói riêng được nghiên cứu đầy đủ nhất trong thời gian gần
đây về phân loại học và phân bố thể hiện số công trình công bố và số loài ghi nhận

12


được. Từ cuối thế kỷ XIX, các công trình của De Man (1892), Kemp S. (1918),
Bouvier E. L. (1904, 1919, 1925)... về tôm cua nước ngọt các họ Palaemonidae và
Atyidae ở vùng Đông Ấn Độ, Indonesia và lân cận. Các công trình trên đây, cho tới
nay vẫn được coi như những công trình quan trọng, cơ bản về thành phần loài tôm
nước ngọt ở vùng phía đông châu Á [17].
Khu hệ tôm cua Philippin có các công trình của Blanco G. J. (1935, 1939),
Chace F. A. Jr. (1997), Cai Y. (2004), Liang and Yan, (1983); Liu et al. (1990);
Chace and Bruce (1993); Short (2000); Li et al. (2003); Cai et al. (2004) về tôm
nước ngọt. Thành phần loài cua nước ngọt Philippin đã được công bố trong các
công trình của (Bott, 1960; Peter Ng and Takeda 1992, 1993) [17].
Tôm nước ngọt Palaemonidae ở Thái Lan, trong vùng Đông Dương và sát
gần với Việt Nam trong lưu vực sông Mê Kông cũng đã được nghiên cứu từ rất sớm
bởi các tác giả De Man (1879), Lanchester (1902), Kemp (1918). Sau đấy được bổ
sung bởi các công trình của Suvatii (1937, 1950, 1967), Tiwari (1952) và Cai, Y. et
al. (2004). Thành phần loài cua nước ngọt Thái Lan đã được nghiên cứu nhiều trong
những năm 90 cuối thế kỷ trước với các công trình của Naiyanetr P. (1992, 1993,
1994, 1995); Peter. K. L. Ng (1993, 1995) các tác giả này đã mô tả khoảng 30 loài
mới thuộc các họ Potamidae, Gecarcinucidae, Parathelphusidae [17].
1.3.1.2. Giáp xác Copepoda nước ngọt
Giáp xác chân chèo sống tự do nước ngọt đã được nghiên cứu từ thế kỷ XVIII
trong công trình về hệ thống phân loại các nhóm động vật không xương sống của
Linnaeus (1746). Sau đó là một loạt các nghiên cứu về phân loại học dựa trên các đặc
điểm hình thái của Müller (1776), Jurine (1820), Milne-Edwards (1840), Brady

(1883), Giesbrecht (1892). Hệ thống phân loại được Sars (1903 -1913) đề xuất về
cơ bản vẫn được sử dụng trong thời gian dài sau đó (Sewell, 1929; Rylov, 1948;
Borutzky, 1952). Việc bổ sung nhiều taxon mới trong sự phát triển về phân loại học
của nhóm này trong nửa cuối thế kỷ XX. Hiện nay hầu hết các tác giả đều chấp
nhận và sử dụng rộng rãi hệ thống phân loại chia Copepoda làm 9 bộ của Boxshall
& Halsey (2004). Trong số này các loài sống tự do ở nước ngọt hầu hết nằm trong 3
bộ: Calanoida, Cyclopoida và Harpacticoida .
13


Hiện nay, trên thế giới có khoảng 24.000 loài thuộc 2.400 giống và 210 họ đã
được mô tả. Trong số đó, có khoảng 2.800 loài sống ở các thuỷ vực nước ngọt nội
địa (Boxshall và Halsey, 2004; Boxshall và Defaye, 2010). Trong khu vực Đông
Nam Á, hầu hết thành phần loài giáp xác Copepoda nước ngọt đã được tiến hành
nghiên cứu. Ở các nước Malaysia và Indonesia được nghiên cứu sớm hơn với các
công trình của Douwe (1901, 1907), Daday (1906), Chappuis (1928, 1931, 1933) ở
Java và Sumatra; Fernando (1978), Fernando và Ponyi (1981) về khu hệ Copepoda
ở Malaysia. Các công trình nghiên cứu về thành phần loài ở Campuchia được công
bố từ các nghiên cứu của Brehm (1951, 1954), Lindberg (1952). Trong thời gian
gần đây có lẽ thành phần loài Copepoda nước ngọt của Thái Lan được điều tra kỹ
lưỡng nhất từ các nghiên cứu của Boonsom (1984), Dumont và Reddy (1994),
Dumont et al. (1996); Reddy et al. (1998, 2000); Sanoamuang (1999, 2001a,
2001b); Sanoamuang và Athibai (2002), Chullasorn et al. (2008)... Trong số đó có
khoảng 10 loài Copepoda được mô tả ở Thái Lan [36,37].
Các công bố của Shen và Tai (1962, 1963, 1964) về giáp xác Copepoda ở các
hồ và sông lớn của Trung Quốc, trong đó có nhiều loài và giống mới. Tổng hợp các
kết quả nghiên cứu, trong cuốn khu hệ Giáp xác nước ngọt Trung Quốc, Shen và cs.
(1979) đã mô tả 206 loài giáp xác Copepoda trong các thuỷ vực nội địa Trung
Quốc.
1.3.1.3. Giáp xác có vỏ Ostracoda

Giáp xác có vỏ Ostracoda khá phổ biến trong nhóm giáp xác nhỏ
(Microcustacea), chúng thường sống ở nền đáy và cũng bắt gặp cả trong tầng nước
cả ở môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Những nghiên cứu về phân loại học giáp xác Ostracoda đầu tiên là các công
trình của Muller (1777, 1778) khi ông mô tả các loài trong giống Cypris và xếp
chung với một số nhóm giáp xác nhỏ khác. Thuật ngữ Ostracoda được Latreille đề
xuất năm 1802 và được xem như một bộ ("Ostrachode") trong hệ thống mà ông đề
xuất bao gồm cả một số giống trong nhóm Cladocera và Copepoda. Sau đấy các
nhóm này được tách ra và thành lập các bộ riêng xếp trong "legion" Brachiopoda
(Milne-Edwards, 1840; Claus, 1868).
14


Sars (1866) chia bộ Ostracoda thành 4 nhóm: Podocopa, Myodocopa,
Cladocopa và Platycopa, Muller (1900) xem 4 nhóm này là 4 phân bộ trong bộ
Ostracoda. Hệ thống này gần như được duy trì trong suốt thời gian dài sau đấy, mặc
dù có sự thay đổi của nhiều taxon bậc thấp hơn (Muller, 1912; Sars, 1928; Hoff,
1942...). Moore (1961) nâng bộ Ostracoda thành một phân lớp trong lớp
Maxillopoda và chia làm 5 bộ Archaeocopida, Leperditicopida, Palaeocopida,
Podocopida, Myodocopida. Cohen (1982) tách phân lớp Ostracoda khỏi lớp
Maxillopoda và nâng lên thành lớp Ostracoda gồm Myodocopa, Halocyprida,
Platycopida và Podocopida xếp trong 2 phân lớp Myodocopa và Podocopa (Cohen,
1982; Martin và Davis, 2001).
Hiện đã biết khoảng 2000 loài giáp xác Ostracoda nước ngọt nội địa trên toàn
thế giới, hầu hết có đời sống tự do, chỉ có khoảng 12 loài sống bán ký sinh đã ghi
nhận được, tất cả đều thuộc bộ Podocopida (Martens et al., 2008). Trong số đó vùng
Đông Phương (Oriental) có 199 loài trong 6 họ và họ Cyprididae có số loài nhiều
nhất (154 loài). Các dẫn liệu có được đến nay cho thấy tình hình nghiên cứu thành
phần loài Ostracoda nước ngọt ở khu vực Đông Nam Á còn ít chủ yếu tập trung vào
các đảo của Indonesia, Malaysia. Các mẫu vật từ các nghiên cứu của Moniez

(1892), Sars (1903), Tressler (1937) đã được kiểm tra bởi Victor và Fernando
(1982). Các nghiên cứu của Victor và Fernando (1979, 1980, 1981, 1982). Tổng
hợp các kết quả nghiên cứu truớc đó Victor và Fernando (1982) thống kê một danh
lục gồm 87 loài thuộc 26 giống ghi nhận được ở khu vực Đông Nam Á (gồm
Malaysia, Indonesia và Philippin). Gần đây Savatenalinton và Martens (2010) đã có
nghiên cứu khá đầy đủ về thành phần loài của phân họ Cypricercinae và mô tả 6
loài mới cho khu vực này.
1.3.1.4. Thân mềm Mollusca
Sau nhiều năm điều tra, nghiên cứu phân loại học và đặc tính phân bố, tới
năm 2008, một số tác giả đã thống kê số lượng các giống, loài trai, ốc nước ngọt đã
xác định được theo từng vùng địa động vật trên thế giới. Có thể nói, đây là một kết
quả lớn, đánh dấu một giai đoạn nghiên cứu cơ bản của các nhà nghiên cứu trai, ốc.
Nhóm tác giả Strong, Gargominy, Ponder, Bouchet (2008) đã thống kê số lượng các
15


loài ốc nước ngọt theo từng vùng địa động qua đó, thấy vùng Cổ Bắc (Palaearctic)
rộng lớn bao gồm cả lục địa châu Âu trải dài qua cả vùng Viễn Đông của Nga, bắc
Trung Quốc tới bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản là vùng có số lượng loài cao nhất,
từ 1.408-1.711 loài, chiếm hơn 1/3 tới gần 1/2 số loài ốc nước ngọt đã biết trên toàn
thế giới. Vùng Đông Phương (Oriental), bao gồm các vùng Á nhiệt đới và Nhiệt đới
gió mùa điển hình ở Nam Á (Ấn Độ, nam Trung Quốc) và Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam là khu vực có số lượng loài ốc cao thứ hai (509-606 loài, chiếm
khoảng 1/4 số loài đã biết). Vùng Nam cực (Antarctic) là khu vực cho tới nay, chưa
phát hiện thấy loài ốc nước ngọt nào [47].
Cùng thời gian này, Bogan (2008) đã thống kê số lượng các giống, loài trai
nước ngọt theo các vùng địa động vật toàn thế giới , thấy vùng Bắc Mỹ (Nearctic)
là vùng có số lượng loài trai nước ngọt cao nhất, 351 loài, chiếm hơn 1/3 số loài đã
biết. Tiếp sau là khu vực Trung và Nam Mỹ (226 loài). Vùng Đông Phương, trong
đó có Việt Nam đứng thứ ba, có 150 loài. Một điều đáng lưu ý rằng, ở vùng Đông

Phương, số lượng loài trai nước ngọt không nhiều nhưng số lượng giống lại đa dạng
hơn, tới 47 giống (trung bình, 1 giống có 3,2 loài), trong khi con số này ở Bắc Mỹ là
trung bình 1 giống có tới 6 loài, Nam và Trung Mỹ - trung bình 1 giống có 4,4 loài.
Cũng như ốc, vùng Nam cực (Antarctic) là khu vực cho tới nay, chưa phát hiện thấy
loài trai nước ngọt nào [32].
1.3.2. Các công trình nghiên cứu về Giáp xác, Thân mềm ở Việt Nam
1.3.2.1. Giáp xác Decapoda
Những dẫn liệu đầu tiên về tôm cua nước ngọt ở Việt Nam có thể kể đến công
trình nghiên cứu của Edwardo (1869) mô tả loài cua nước ngọt Thelphusa longipes
(= Potamon longipes) được tìm thấy ở Côn Đảo và công trình của Thalwitz (1891)
công bố loài tôm Palaemon nipponensis tìm thấy ở Trung Bộ (Annam). De Man
(1904) công bố kết quả khảo sát tôm, cua nước ngọt của đoàn khảo sát Pavie thực
hiện trong vùng Đông Dương trong đó có ghi nhận thành phần loài tôm cua nước
ngọt ở Việt Nam (gồm 28 loài) [17].

16


×