Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, quản lý chất thải rắn và đề xuất biện pháp xử lý tại Công ty Cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.35 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

ĐẶNG THỊ HÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THUỐC THÚ Y ĐỨC HẠNH MARPHAVET

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

ĐẶNG THỊ HÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THUỐC THÚ Y ĐỨC HẠNH MARPHAVET

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Huệ


Thái nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng và cần thiết giúp sinh
viên trau dồi, củng cố, bổ sung kiến thức đã học tập ở trƣờng và có cơ hội mở
rộng kỹ năng thực tiễn. Xuất phát từ những cơ sở trên, đƣợc sự nhất trí của
ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng, trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên và giảng viên hƣớng dẫn ThS. Nguyễn Thị Huệ, em
đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác
thu gom, quản lý chất thải rắn và đề xuất biện pháp xử lý tại Công ty Cổ
phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet”.
Để hoàn thành đƣợc bài khóa luận tốt nghiệp em đã nhận đƣợc rất
nhiều sự giúp đỡ từ mọi ngƣời. Qua đây, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ ngƣời hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực
tập, cũng nhƣ quá trình hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể ban lãnh đạo Công ty Cổ phần
thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập, thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng
nhƣng do thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế, nên khoá luận
không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong đƣợc sự đóng góp quý báu
của thầy, cô giáo và bạn bè để khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày

tháng năm 2017


Sinh viên

Đặng Thị Hà


ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Tên ký hiệu

1

BVMN

Bảo vệ môi trƣờng

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

CP


4

CTCP Marphavet

Chính Phủ
Công ty Cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh
Marphavet

5

CTR

Chất thải rắn

6

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

7

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

8

DN


9

HĐQT

10



11

QCVN

12



Quyết định

13

QH

Quốc hội

14

TN&MT

15


TT

Doanh nghiệp
Hội đồng quản trị
Nghị định
Quy chuẩn Việt Nam

Tài nguyên và môi trƣờng
Thông tƣ


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nguồn gốc các loại chất thải........................................................... 10
Bảng 2.2. Dự báo CTR các khu công nghiệp đến 2020 .................................. 18
Bảng 2.3. Thành phần CTR công nghıệp ........................................................ 20
Bảng 4.1. Các công trình chính phục vụ sản xuất ........................................... 27
Bảng 4.2. Sản phẩm đầu ra của CTCP Marphavet ......................................... 29
Bảng 4.3. Thành phần rác thải sinh hoạt tại CTCP Marphavet ...................... 35
Bảng 4.4. Thành phần chất thải rắn tại CTCP Marphavet .............................. 36
Bảng 4.5. Lƣợng chất thải rắn thông thƣờng phát sinh tại Công ty giai đoạn
2014 - 2016...................................................................................................... 37
Bảng 4.6. Công tác thu gom chất thải rắn tại CTCP Marphavet .................... 38
Bảng 4.7. Hình thức xử lý chất thải rắn tại CTCP Marphavet........................ 39
Bảng 4.8. Tình hình phân loại chất thải rắn tại CTCP Marphavet ................. 39
Bảng 4.9. Số lƣợng thùng chứa rác tại CTCP Marphavet .............................. 41
Bảng 4.10. Công tác quản lý chất thải rắn tại CTCP Marphavet .................... 42
Bảng 4.11. Đánh giá ảnh hƣởng của khu chứa rác tại CTCP Marphavet ....... 43

Bảng 4.12. Yếu tố tăng cƣờng hiệu quả quản lý chất thải rắn tại CTCP
Marphavet........................................................................................................ 46


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty ................................................. 27
Hình 4.2. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ........................................ 30
Hình 4.3. Quy trình sản xuất thuốc bột uống .................................................. 31
Hình 4.4. Quy trình sản xuất dung dịch uống ................................................. 32
Hình 4.5. Quy trình sản xuất dung dịch thuốc tiêm ........................................ 33
Hình 4.6. Quy trình công nghệ sản xuất vacxin .............................................. 34
Hình 4.7. Thành phần rác thải sinh hoạt ......................................................... 35


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2

1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................. 4
2.1.1.2. Phân loại, thành phần, tính chất và nguồn gốc phát sinh chất thải rắn...... 6
2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 11
2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới và ở Việt Nam ................... 13
2.2.1. Tình hình quản lý CTR trên thế giới ..................................................... 13
2.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn trong nƣớc ........................................... 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 22
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 22


vi

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 22
3.2 Điạ điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 22
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn ......................................................... 23
3.4.3. Phƣơng pháp so sánh, xử lý và phân tích số liệu .................................. 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
4.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet ......24
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Marphavet .................... 24
4.1.2. Cơ cấu tổ chức của CTCP Marphavet................................................... 25

4.1.3. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của CTCP Marphavet ............................ 27
4.1.4. Đối tƣợng và các sản phẩm đầu ra của CTCP Marphavet .................... 28
4.2. Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại Công ty Cổ phần thuốc thú
y Đức Hạnh Marphavet ................................................................................... 30
4.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTR tại CTCP Marphavet .................................. 30
4.2.1.1. CTR phát sinh trong quá trình sản xuất thuốc bột uống .................... 30
4.2.1.2. CTR phát sinh trong quá trình sản xuất dung dịch uống ................... 32
4.2.1.3. CTR phát sinh trong quá trình sản xuất dung dịch thuốc tiêm .......... 33
4.2.1.4. CTR phát sinh trong quá trình sản xuất vacxin.................................. 34
4.2.1.5. CTRSH phát sinh từ các phân xƣởng, khu vực văn phòng, nhà ăn nhà
vệ sinh... của cán bộ công nhân viên ............................................................... 34
4.2.1.6. CTR phát sinh tại kho bao bì, kho thành phẩm.................................. 36
4.2.2. Thành phần, khối lƣợng CTR tại tại CTCP Marphavet ....................... 36
4.3. Đánh giá công tác quản lý CTR tại Công ty Cổ phần thuốc thú y Đức
Hạnh Marphavet .............................................................................................. 38
4.3.1. Đánh giá công tác thu gom CTR tại CTCP Marphavet ........................ 38


vii

4.3.2. Đánh giá công tác quản lý CTR tại CTCP Marphavet ........................ 40
4.3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn tại CTCP Marphavet42
4.3.4. Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả quy trình quản lý CTR tại CTCP
Marphavet........................................................................................................ 43
4.4. Đề xuất biện pháp xử lý CTR tại Công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh
Marphavet........................................................................................................ 46
4.4.1. Phƣơng pháp xử lý sinh học .................................................................. 46
4.4.2. Phân loại và xử lý cơ học ...................................................................... 48
4.4.3. Công nghệ xử lý hóa - lý ....................................................................... 48
Phần 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................. 51

5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang bƣớc vào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất
nƣớc, xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con ngƣời,
các hoạt động sản xuất phục vụ cuộc sống của con ngƣời đang diễn ra mạnh
mẽ, nên đã khai thác và tác động rất nhiều đến môi trƣờng tự nhiên. Lƣợng
rác thải thải ra từ các hoạt động sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt của con ngƣời
ngày càng nhiều và mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng ngày càng nghiêm trọng.
Việc quản lý CTR không hợp lý, xử lý CTR không hợp kỹ thuật vệ sinh là
những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng tới
sức khỏe cộng đồng.
Tình hình thu gom, quản lý chất thải rắn ở Việt Nam nói chung và tại
Công ty Cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh nói riêng: Việc quản lý và xử lý CTR
không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trƣờng mà còn ảnh hƣởng rất lớn
tới sức khoẻ con ngƣời, đặc biệt đối với ngƣời dân sống gần khu vực Công ty.
Trong quản lý CTR, xung đột môi trƣờng chủ yếu phát sinh do việc lƣu
giữ, vận chuyển, xả thải, chôn lấp CTR không hợp vệ sinh. Những xung
đột giữa các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng với cộng đồng bị ô
nhiễm ảnh hƣởng đến sinh hoạt và sức khoẻ của con ngƣời.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo ThS.
Nguyễn Thị Huệ, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
công tác thu gom, quản lý chất thải rắn và đề xuất biện pháp xử lý tại Công

ty Cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát


2

- Đánh giá công tác thu gom, quản lý chất thải rắn tại Công ty Cổ phần
thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet để từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chất thải rắn tại Công ty Cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh
Marphavet đƣợc tốt hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Sơ lƣợc về Công ty Cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet.
- Đánh giá đƣợc hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại Công ty Cổ
phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet.
- Đánh giá đƣợc công tác thu gom, quản lý chất thải rắn tại Công ty Cổ
phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý chất thải rắn tại Công ty Cổ phần
thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của Công ty.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng, phát huy đƣợc các kiến thức đã học tập và nghiên cứu áp
dụng vào thực tế.
- Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu, học hỏi
những kinh nghiệm từ thực tế.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho

công tác sau này.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Thu gom hiệu quả, triệt để lƣợng CTR phát sinh hằng ngày, đồng thời
phân loại CTR tại nguồn.


3

- Nâng cao hiệu quả quản lý CTR tại Công ty, góp phần cải thiện môi
trƣờng và sức khỏe cộng đồng.
- Hợp lý hóa quá trình thu gom, vận chuyển CTR, tăng mỹ quan cho
Công ty.
- Có những biện pháp đề xuất hiệu quả, khả thi trong việc xử lý CTR.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm
● Môi trường
Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật 5.
● Chất thải
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất đƣợc con ngƣời loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) trong đó quan trọng
nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.

Chất thải rắn sinh hoạt: Gồm những CTR phát sinh từ hoạt động hàng
ngày của con ngƣời. Rác sinh hoạt thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi
thành phố hoặc khu dân cƣ, từ các hộ gia đình, khu thƣơng mại, chợ và các tụ
điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, các viện
nghiên cứu, trƣờng học, các cơ quan nhà nƣớc… CTRSH: Gồm những chất
thải có liên quan đến các hoạt động của con ngƣời, nguồn tạo thành chủ yếu
từ các khu dân cƣ, các cơ quan trƣờng học, các trung tâm dịch vụ, thƣơng
mại. CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá,
cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng động vật,
tre gỗ, vải giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả...
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải ở dạng rắn đƣợc loại ra trong quá
trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ hoặc
các hoạt động khác mà con ngƣời không muốn giữ lại, bao gồm nguyên liệu,
nhiên liệu thừa, phế thải trong quá trình công nghệ (phế phẩm, bán thành
phẩm, sản phẩm dở dang), các loại bao bì đóng gói nguyên vật liệu và sản
phẩm... CTRCN bao gồm CTRCN nguy hại và CTRCN không nguy hại:


5

CTRCN không nguy hại là các CTR (dạng phế phẩm, phế liệu,...) từ quá
trình sản xuất công nghiệp không gây nguy hại cho sức khỏe con ngƣời, không
gây tai họa cho môi trƣờng, và các hệ sinh thái.
CTRCN nguy hại là các chất thải rắn (dạng phế phẩm, phế liệu hóa
chất, vật liệu trung gian,...) sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có
đặc tính bắt lửa, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, chất thải bị oxy hóa, chất thải gây độc
hại cho con ngƣời và hệ sinh thái 12.
● Quản lý chất thải rắn
Quản lý chất thải rắn là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm
giảm bớt ảnh hƣởng của chúng đến sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng hay mỹ

quan. Các hoạt động đó liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế
chất thải… Quản lý chất thải rắn cũng có thể góp phần phục hồi các nguồn tài
nguyên lẫn trong chất thải.
Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng
ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lƣu giữ tạm thời,
vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
● Vận chuyển chất thải rắn và chất thải nguy hại
Quá trình chuyên chở chất thải rắn và chất thải nguy hại từ nơi phát
sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lƣu giữ
tạm thời, trung chuyển, sơ chế chất thải nguy hại.
● Xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
Quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi,
loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần (kể cả việc tái
chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là
không gây tác động xấu đến môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời.
● Tái sử dụng, tái chế chất thải
Việc trực tiếp sử dụng lại hoặc thu hồi, tái chế lại từ chất thải các thành
phần có thể sử dụng để biến thành các sản phẩm mới, hoặc các dạng năng
lƣợng để phục vụ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất 12.


6

2.1.1.2. Phân loại, thành phần, tính chất và nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
● Phân loại và thành phần CTR
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn là do hoạt động của con ngƣời, chính
vì vậy chất thải rắn rất đa dạng.
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn, ví dụ nhƣ phân loại theo nguồn
gốc phát sinh, phân loại theo thành phần hóa học, theo tính chất độc hại, theo
khả năng công nghệ xử lý và tái chế…

a) Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Tùy theo lĩnh vực hoạt động của con ngƣời mà chất thải rắn sinh ra
đƣợc phân loại thành:
- Chất thải rắn đô thị: Chất thải từ hộ gia đình, chợ, trƣờng học, cơ
quan…
- Chất thải rắn nông nghiệp: Rơm rạ, trấu, lõi ngô, bao bì thuốc bảo vệ
thực vật…
- Chất thải rắn công nghiệp: Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu
công nghiệp. Ví dụ nhƣ nhựa, cao su, giấy, thủy tinh…
b) Phân loại theo thành phần hóa học
- Chất thải rắn hữu cơ: Chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông
nghiệp, chất thải chế biến thức ăn…
- Chất thải rắn vô cơ: Chất thải vật liệu xây dựng nhƣ đá, sỏi, xi măng,
thủy tinh…
c) Phân loại theo tính chất độc hại
- Chất thải rắn thông thƣờng: Giấy, vải, thủy tinh…
- Chất thải rắn nguy hại: Chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải nông
nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại…
d) Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế
- Chất thải phân hủy sinh học, chất thải khó phân hủy sinh học.
- Chất thải cháy đƣợc, chất thải không cháy đƣợc.
- Chất thải tái chế đƣợc: Kim loại, cao su, giấy, gỗ…


7

e) Phân loại theo tính chất
- Độc, không độc; cháy đƣợc, không cháy đƣợc.
- Bị phân hủy sinh học, không bị phân hủy sinh học.
● Một số tính chất cơ bản của chất thảı rắn

Khi tính toán các yếu tố công nghệ cho quá trình xử lý chất thải rắn
ngƣời ta thƣờng nói đến một số tính chất của nó nhƣ tỷ trọng, độ ẩm, độ xốp,
kích thƣớc trung bình… Trong trƣờng hợp công nghệ nhiệt phân đƣợc lựa
chọn ngƣời ta còn quan tâm đến các tính chất khác của chất thải nhƣ nhiệt trị,
nhiệt dung riêng, độ cháy, độ tro v.v…
- Khối lượng riêng: Khối lƣợng riêng của chất thải rắn đƣợc định nghĩa
là khối lƣợng của vật chất tính trên một đơn vị thể tích chất thải (kg/m3). Khối
lƣợng riêng của chất thải rắn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào những trạng thái
của chúng nhƣ chất thải đổ đống có nén hoặc không nén. Ngƣời ta thƣờng
tính toán khối lƣợng riêng của CTR theo công thức sau:

Pw 

md  mth
Vth

Trong đó: md - Khối lƣợng của thùng chứa + chất thải, kg;
mth - Khối lƣợng của thùng rỗng, kg;
Vth - Thể tích của thùng chứa, lít hoặc m3;
Pw - Khối lƣợng riêng CTR.
- Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn đƣợc biểu diễn bằng tỷ lệ lƣợng hơi
nƣớc (%) có chứa trong một đơn vị khối lƣợng chất thải. Ngƣời ta thƣờng tính
toán độ ẩm theo công thức sau đây:

Xw 

mr  ms
.100%
mr


Trong đó: xw - Độ ẩm, %;
mr - Khối lƣợng chất thải rắn trƣớc khi sấy, kg;
ms - Khối lƣợng chất thải rắn sau khi sấy, kg.


8

- Nhiệt trị: Nhiệt trị của chất thải là lƣợng nhiệt sinh ra khi đốt cháy
một đơn vị khối lƣợng chất thải. Đơn vị tính là kJ/kg hoặc kCal/kg. Giá trị
này càng lớn thì phƣơng pháp nhiệt phân chất thải càng có hiệu quả. Nhiệt trị
của chất thải đƣợc tính theo công thức Meldeleev nhƣ sau:
qc = 81Csd + 300Hsd – 26(Osd – Ssd) – 6(9Hsd +Wsd)kcal/kg
Trong đó: C - Thành phần nguyên tố cacbon, %;
H - Thành phần nguyên tố hydro, %;
O - Thành phần nguyên tố ôxy, %;
S - Thành phần lƣu huỳnh, %;
W - Độ ẩm của chất thải, %.
Nhiệt trị của chất thải phụ thuộc vào thành phần của chất thải và rất phụ
thuộc vào độ ẩm của chất thải. Độ ẩm càng lớn thì khả năng cháy càng thấp,
nhiệt trị càng thấp [11].
- Độ tro (chất trơ): Độ tro là tỷ lệ (%) lƣợng vật chất còn lại sau quá
trình thiêu đốt chất thải. Độ tro càng nhỏ thì quá trình cháy chất thải càng tốt.
Khi áp dụng phƣơng pháp nhiệt phân ngƣời ta thƣờng lựa chọn loại chất thải
có độ ẩm và độ tro thấp. Tro, xỉ của quá trình thiêu đốt không độc hại thƣờng
đƣợc sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt đƣờng, nếu nhƣ khối
lƣợng đủ lớn. Trong trƣờng hợp khối lƣợng nhỏ, hoặc thành phần và kích
thƣớc không phù hợp để làm vật liệu xây dựng ngƣời ta đem chôn lấp. Độ tro
có thể tính theo công thức sau:

xA 


mT
.100%
mr

Trong đó: xA - Độ tro, %;
mT - Khối lƣợng xỉ tro sau khi đốt, kg;
mr - Khối lƣợng chất thải ban đầu, kg.
- Thành phần cháy: Thành phần cháy của chất thải rắn là chất có khả
năng bốc cháy, có khả năng phân hủy bởi nhiệt độ trong điều kiện có ôxy.


9

Khi tiếp cận phƣơng pháp thiêu đốt thì chất thải có thể đƣợc tính nhƣ
có 3 phần: Độ ẩm, thành phần cháy và độ tro. Khi quá trình thiêu đốt xảy ra,
quá trình sấy, thoát ẩm sẽ xảy ra trƣớc tiên, sau đó sẽ xảy ra hiện tƣợng cháy
và hình thành tro, xỉ. Có thể viết phƣơng trình liên quan đến các thành phần
trên nhƣ sau:
xw + xc + xA = 100%
Trong đó: xc - Thành phần cháy của chất thải, đƣợc xác định theo
công thức sau:
xc = 100 - xA – xw = 100%
Khi áp dụng công nghệ thiêu đốt chất thải, ngƣời ta thƣờng phải lựa
chọn chất thải có khả năng cháy tốt nhất. Thành phần cháy của chất thải sẽ
ảnh hƣởng đến hiệu quả xử lý. Thành phần cháy của chất thải càng cao thì
hiệu quả xử lý càng cao, chi phí nhiên liệu để đốt bổ sung càng nhỏ.
Thành phần hữu cơ: Thành phần chất thải rắn hữu cơ thƣờng có nguồn
gốc từ động vật và thực vật. Chất thải hữu cơ thƣờng là chất thải từ các công
đoạn chế biến thực phẩm nhƣ tôm, cua, cá… từ các phế phẩm nông lâm

nghiệp, chăn nuôi nhƣ rau, củ, quả, phân lợn, gà… Các chất thải hữu cơ
thƣờng đƣợc tái chế thành phân vi sinh hoặc có thể ủ sinh học để sinh ra khí
metan dùng cho việc cung cấp năng lƣợng nhiệt.
Thành phần vô cơ: Thành phần rác thải vô cơ nhƣ đất, cát, đá sỏi, sành
sứ, thủy tinh. Các loại hình chất thải này thƣờng có nguồn gốc từ hoạt động
xây dựng, sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản, tro xỉ của các lò đốt chất
thải, lò luyện kim…
Chất thải dễ phân hủy sinh học: Chất thải rắn có thành phần dễ phân
hủy sinh học thƣờng là chất thải thực phẩm, chất thải nông nghiệp nhƣ rau,
thịt, phân gia súc, gia cầm. Chất thải loại này thƣờng đƣợc ủ sinh học để làm
phân compost (phân trộn) hoặc ủ lên men tạo thành khí metan.
Thành phần tái chế được: Chất thải rắn có thành phần có thể tái chế đƣợc
thƣờng hay đƣợc phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình, cơ quan, trƣờng học,


10

chất thải công nghiệp. Ví dụ chất thải tái chế đƣợc nhƣ kim loại, nhựa, cao su,
giấy, thủy tinh, chất thải điện tử… Ngày nay, nhiều loại chất thải tái chế rất đa
dạng nhƣ ắc qui, lốp xe, xỉ than của các lò đốt làm vật liệu xây dựng, ngay cả
bùn thải của công nghệ mạ niken, crôm cũng đƣợc thu hồi kim loại, bùn đỏ của
quá trình sản xuất oxit nhôm cũng đƣợc tái chế thành các vật liệu khác nhau, …
● Nguồn gốc phát sinh CTR
Bảng 2.1. Nguồn gốc các loại chất thải
Nguồn phát sinh

Nơi phát sinh

Các dạng chất thải rắn


Hộ gia đình, biệt thự, Thực phẩm dƣ thừa,
Khu dân cƣ
chung cƣ
giấy, can nhựa, thuỷ
tinh, can thiếc, nhôm
Nhà kho, nhà hàng, chợ, Giấy, nhựa, thực phẩm
Khu thƣơng mại
khách sạn, nhà trọ, các thừa, thủy tinh, kim loại,
trạm sửa chữa và dịch chất thải nguy hại
vụ
Trƣờng học, bệnh viện, Giấy, nhựa, thực phẩm
Cơ quan, công sở
văn phòng, công sở nhà thừa, thủy tinh, kim loại,
nƣớc
chất thải nguy hại
Khu nhà xây dựng mới, Gạch, bêtông, thép, gỗ,
Công trình xây dựng sửa chữa nâng cấp mở thạch cao, bụi…
rộng đƣờng phố, cao ốc,
san nền xây dựng
Đƣờng phố, công viên, Rác vƣờn, cành cây cắt
Khu công cộng
khu vui chơi giải trí, bãi tỉa, chất thải chung tại
tắm
các khu vui chơi, giải trí
Nhà máy xử lý nƣớc Bùn, tro
Nhà máy xử lý chất
cấp, nƣớc thải và các
thải đô thị
quá trình xử lý chất thải
công nghiệp khác

Công nghiệp xây dựng, Chất thải do quá trình
Công nghiệp
chế tạo, công nghiệp chế biến công nghiệp,
nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá phế liệu và các rác thải
chất, nhiệt điện
sinh hoạt
Đồng cỏ, đồng ruộng, Thực phẩm bị thối rữa,
Nông nghiệp
vƣờn cây ăn quả, nông sản phẩm nông nghiệp
trại
thừa, rác, chất độc hại
(Nguồn: Môi trường Việt Nam, 2015)


11

Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của
các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thƣờng đƣợc tính
bằng phần trăm khối lƣợng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai
trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để
xử lý, các quá trình xử lý cũng nhƣ việc hoạch định các hệ thống, chƣơng
trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn.
Thông thƣờng trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cƣ và
thƣơng mại chiếm tỉ lệ cao nhất từ 50 - 75%. Thành phần rác thải sẽ thay đổi
tuỳ thuộc vào các hoạt động của cuộc sống, nhƣ: Xây dựng, sửa chữa, sự mở
rộng của các dịch vụ đô thị… Thành phần chất thải rắn luôn thay đổi theo vị
trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu
nhập của từng địa phƣơng 11].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.

- Luật Doanh Nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính
Phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác
động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007của chính phủ
ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách
nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn.


12

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thay thế Nghị định
179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên
nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017.
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính
phủ về phí BVMT đối với CTR.
- Thông tƣ số: 35/2015/TT-BTNMT Thông tƣ hƣớng dẫn về bảo vệ
môi trƣờng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có
hiệu lực từ ngày 17/08/2015 thay thế thông tƣ số 08/2009/TT-BTNMT.
- Thông tƣ số: 27/2015/TT-BTNMT Thông tƣ hƣớng dẫn về đánh giá
môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi
trƣờng có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tƣ số 26/2011/TTBTNMT.

- Thông tƣ số: 26/2015/TT-BTNMT Thông tƣ quy định về lập, thẩm
định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trƣờng
chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trƣờng đơn giản có hiệu lực từ ngày
15/07/2015 thay thế thông tƣ số 01/2012/TT-BTNMT.
- Thông tƣ số: 05/2008/TT-BTNMT Thông tƣ hƣớng dẫn về đánh giá môi
trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và cam kết bảo vệ môi trƣờng.
- Thông tƣ số: 12/2006/TT-BTNMT Thông tƣ hƣớng dẫn thủ tục, mẫu
hồ sơ đăng ký cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
- Thông tƣ số: 36/2015/TT-BTNMT của BTNMT ngày 30 tháng 6 năm
2015 thông tƣ Về quản lý chất thảı nguy hại.
- Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 9 tháng 8 năm 2013 của Thủ
tƣớng Chính phủ quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ.
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng Quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.


13

- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của
Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất
thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050.
- QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩ n kỹ thuâ ̣t quố c gia về ngƣỡng
chấ t thải nguy ha ̣i.
2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình quản lý CTR trên thế giới
Hiện nay, bảo vệ môi trƣờng, trong đó có việc xử lý rác thải là vấn đề
mang tính toàn cầu. Chính phủ các nƣớc đang cố gắng tìm biện pháp giải
quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất.
Với lƣợng rác gom góp đƣợc trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một

năm, thế giới hiện có lƣợng rác ngang bằng với sản lƣợng ngũ cốc (đạt 2 tấn)
và sắt thép (1 tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia
Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới.
Theo các chuyên viên nghiên cứu của hai cơ quan trên, trong tổng số
rác trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn
rác công nghiêp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính
toán thực hiện tại 30 nƣớc).
Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200
triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn.
Theo ƣớc tính, tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ ở mức 700 kg/ngƣời/năm. Và tỷ lệ này ở
Hàn Quốc gần 2000 kg. Brazil là 20 kg. Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm
khoảng 275 triệu tấn.
Ở nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia tiên tiến ở Châu Á dã
thực hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu
quả cao về kinh tế và môi truờng. Tại các quốc gia này nhƣ Ðan Mạch, Anh,


14

Hà Lan, Ðức (châu Âu) hay các quốc gia Nhật, Hàn Quốc, Singapo (châu
Á)... việc quản lý chất thải rắn đƣợc thực hiện rất chặt chẽ, công tác phân loại và
thu gom rác đã thành nền nếp và ngƣời dân chấp hành rất nghiêm quy định này.
Các loại rác thải có thể tái chế đƣợc nhƣ giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ
đồ hộp... đƣợc thu gom vào các thùng chứa riêng. Ðặc biệt, rác thải nhà bếp
có thành phần hữu cõ dễ phân hủy ðýợc yêu cầu phân loại riêng ðựng vào các
túi có màu sắc theo ðúng quy ðịnh thu gom hàng ngày ðể ðýa ðến nhà máy
sản xuất phân compost. Ðối với các loại rác bao bì có thể tái chế, ngƣời dân
mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cƣ, hoặc có thể gọi điện để bộ
phận chuyên trách mang đi nhƣng phải thanh toán phí thông qua việc mua
tem dán vào các túi rác này theo trọng lƣợng.

Ðối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định
phân loại riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà
máy để thu gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra
nhiều rác, chính quyền yêu cầu các công ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng
phải dự kiến nơi chứa các sản phẩm thải loại của mình hoặc trong giá bán sản
phẩm đã phải tính đến chi phí thu gom và xử lý lƣợng rác thải [14].
Ở Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác đƣợc thực
hiện rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu
và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác của
Nhật Bản tƣơng đối phức tạp. Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ
thống hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại
rác riêng, tất cả rác có thể đốt cháy đƣợc yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không
thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dƣơng trong khi giấy, nhựa, chai lọ,
nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng.


15

Theo Waste Atlas, Nhật Bản xả tổng cộng 45.360.000 tấn rác mỗi năm,
xếp thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn rác nhƣ Mỹ và Trung
Quốc, Nhật Bản buộc phải dựa vào giải pháp khác là đốt rác. Nƣớc này đã sử
dụng đốt bằng tầng sôi, phƣơng pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó
cháy. Ngoài ra, 20,8% tổng lƣợng rác thải hàng năm đƣợc Nhật Bản đƣa vào
tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate (PET).
PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nƣớc uống trong các máy bán
hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nƣớc Nhật. Nhiều công ty
Nhật Bản đang tăng cƣờng sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới.
Chai lọ PET chƣa trải qua quá trình lọc có thể đƣợc chuyển thành sợi may
quần áo, túi, thảm và áo mƣa.
Ở Hàn Quốc, cách quản lý chất thải giống với Nhật Bản, nhƣng cách

xử lý lại giống ở Đức. Rác hữu cơ nhà bếp một phần đƣợc sử dụng làm giá
thể nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn đƣợc chôn lấp có kiểm soát để
thu hồi khí biôga cung cấp cho phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ
hết, tiến hành khai thác mùn ở bãi chôn làm phân bón. Nhƣ vậy, tại các nƣớc
phát triển việc phân loại rác tại nguồn đã đƣợc tiến hành cách đây khoảng 30
năm và đến nay cơ bản đã thành công trong việc tách rác thành 2 dòng hữu cơ
dễ phân huỷ đƣợc thu gom xử lý hàng ngày, rác khó phân huỷ có thể tái chế
hoặc đốt, chôn lấp an toàn đƣợc thu gom hàng tuần.
Tại Đông Nam Á, Singapore đã thành công trong quản lý chất thải rắn
để bảo vệ môi trƣờng. Chính phủ Singapore đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế
thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh
doanh để giảm chi ngân sách cho Nhà nƣớc. Nhiều quốc gia cũng đang trong
quá trình tìm kiếm hoặc triển khai mới mô hình quản lý chất thải rắn. Trong
khi đó, tại Bangkok, việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện đƣợc tại


16

một số trƣờng học và một số quận trung tâm để tách ra một số loại bao bì dễ tái
chế, lƣợng rác còn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên đƣợc ép chặt để giảm thể
tích và cuốn nilon rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm [14].
Ở Đan Mạch, các chính quyền địa phƣơng chịu trách nhiệm thu gom và
xử lý chất thải. Luật của Đan Mạch cấm đốt những chất thải có thể tái chế
đƣợc. Các địa phƣơng có thể đổ chất thải có thể tái chế đƣợc ở những trung
tâm tái chế, mà không phải trả lệ phí. Tuy nhiên, họ sẽ bị phạt nặng nếu đƣa
chất thải có thể tái chế đƣợc vào lò đốt. Tại nhà máy Vestforbraending ở
Copenhagen, nhà máy xử lý chất thải kiểu mới lớn nhất của Đan Mạch, xe tải
chở chất thải phải dừng lại ở trạm cân xe trƣớc khi vào nhà máy đổ rác. Rác
đƣợc kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện chất thải có thể tái chế đƣợc và những
ngƣời vi phạm bị phạt rất nặng. Morten Slotved, thị trƣởng thành phố

Horsholm, địa phƣơng có thu nhập tính theo đầu ngƣời cao nhất Đan Mạch,
cho biết nhà máy này đã giúp làm giảm chi phí sƣởi ấm và nâng cao giá trị
các ngôi nhà của ngƣời dân địa phƣơng.
Ở thành phố Horsholm (Đan Mạch), chỉ có 4% rác thải đƣợc đƣa tới
bãi rác và 1%, gồm hoá chất, sơn và chất thải điện tử, đƣợc chuyển tới bãi
chôn rác đặc biệt. 61% chất thải của thành phố đƣợc tái chế và 34% đƣợc đốt
trong nhà máy biến chất thải thành năng lƣợng. Những nhà máy này đã sử
dụng nhiều thiết bị sàng lọc mới, để loại ra những chất có thể gây ô nhiễm
trƣớc khi đƣa rác vào lò đốt. Mức ô nhiễm trong khói của các nhà máy này
thấp hơn tiêu chuẩn môi trƣờng nghiêm ngặt của châu Âu từ 10 đến 20%.
Những chất thải có thể gây ô nhiễm đƣợc xử lý theo phƣơng pháp riêng, chứ
không phải đem chôn.
Tại Mỹ, Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng (EPA) quy định về tất cả các loại
phế thải theo Đạo luật Bảo tồn và Phục hồi Tài nguyên năm 1976 (RCRA).


×