Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phân tích những rào cản tiếp cận vốn vay nhằm phát triển các mô hình V.A.C tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ THÚY

PHÂN TÍCH NHỮNG RÀO CẢN TIẾP CẬN VỐN VAY
NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH V.A.C
TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ THÚY

PHÂN TÍCH NHỮNG RÀO CẢN TIẾP CẬN VỐN VAY
NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH V.A.C
TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Luận

Thái Nguyên, năm 2018



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thúy


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại học Nông
lâm – Đại học Thái Nguyên
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông
thôn và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Đỗ Xuân Luận, tác giả thực
hiện đề tài: “Phân tích những rào cản tiếp cận vốn vay nhằm phát triển
các mô hình V.A.C tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tác giả đã nhận được sự quan tâm
hướng dẫn giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo, dìu dắt của các
thầy cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy
giáo TS. Đỗ Xuân Luận đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong
quá trình thực hiện luận văn.

Tác giả trân trọng cảm ơn các sinh viên: Lỳ Bá Giờ (Lớp kỹ sư Phát triển
nông thôn K45 K02), Lường Văn Dũng (Lớp cử nhân Kinh tế nông nghiệp
K45 N02) và Nguyễn Duy Hưng (Lớp cử nhân Kinh tế Nông nghiệp K45
N03), Khoa Kinh tế & PTNT, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã hỗ
trợ thu thập số liệu sơ cấp. Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND các xã
Hướng Đạo, Duy Phiên và Hoàng Lâu, cùng các nông hộ VAC đã cung cấp
số liệu phục vụ cho nghiên cứu này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Học Viên

Vũ Thị Thúy


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng

nông thôn .................................................................................................... 4
1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHCSXH ................................................ 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 23
1.2.1. Hệ thống tín dụng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới ........ 23
1.2.2. Hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam ...................................... 25
1.2.3. Bài học kinh nghiệm ....................................................................... 26
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt động tín dụng trong
phát triển kinh tế V.A.C .............................................................................. 27
1.3.1. Kinh tế V.A.C: vai trò ý nghĩa, các yếu tố thành công .................. 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 30

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 30
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................... 30
2.3.2. Thu thập số liệu .............................................................................. 33
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 36
2.4.1. Tình hình tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay ......................... 36
2.4.2. Chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất các mô hình ............................ 36
2.4.3. Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sản xuất các mô hình .......................... 37


iv
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 38

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cưú ............................................................... 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn huyện Tam Dương ...... 38
3.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế văn hóa xã hội tới
việc phát triển mô hình VAC .................................................................... 51
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn .................................................................... 53

3.2. Phân tích hiện trạng tài chính và nhu cầu tín dụng của hộ gia đình
áp dụng mô hình V.A.C .............................................................................. 54
3.2.1. Thông tin nhóm hộ điều tra ............................................................ 54
3.2.2. Nhu cầu vốn vay của hộ gia ðình áp dụng mô hình V.A.C ............ 55
3.3. Những khó khăn khi vay vốn ngân hàng ............................................. 59
3.4. Ảnh hưởng của việc vay vốn tới hiệu quả kinh tế của mô hình .......... 60
3.4.1. Tổng thu từ kinh tế VAC ................................................................ 60
3.4.2. Chi phí từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC ......................... 61
3.4.3. Hiệu quả từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC ...................... 63
3.4. Những rào cản trong tiếp cận vốn vay của các nông hộ VAC ............. 64
3.5. Giải pháp nhằm rỡ bỏ rào cản tiếp cận tín dụng của nông hộ, trai
trại sản xuất theo mô hình VAC.................................................................. 66
3.5.1. Từ phía các hộ sản xuất .................................................................. 66
3.5.2. Từ phía Chính phủ, Nhà nước ........................................................ 67
3.5.3. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng
cho nông hộ VAC. .................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 72

1. Kết luận ................................................................................................... 72
2. Kiến nghị ................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt

Nguyên nghĩa


BQ:

Bình quân

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CN:

Công nghiệp

CS:

Chính sách

ĐVT:

Đơn vị tính

KHKT:

Khoa học kĩ thuật

LĐ:

Lao động

NN:


Nông nghiệp

PTNT:

Phát triển nông thôn

TB:

Trung bình

TN - KT- XH:

Tự nhiên - Kinh tế- Xã hội

UBND:

Uỷ ban nhân dân

VAC:

Vườn - Ao - Chuồng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cung tài chính nông thôn ở Việt Nam ............................................. 11
Bảng 2.1. Cơ cấu hộ gia đình VAC khảo sát đại điện cho các vùng sinh
thái khác nhau tại huyện Tam Dương .............................................. 32
Bảng 3.1. Một số yếu tố khí hậu huyện Tam Dương ....................................... 40

Bảng 3.2: Các loại đất chính của huyện Tam Dương ...................................... 42
Bảng 3.3: Dân số, lao động huyện Tam Dương năm 2016 .............................. 45
Bảng 3.4. Tăng trưởng giá trị sản xuất Tam Dương (2006 - 2016), so với
toàn tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................................... 48
Bảng 3.5. Cơ cấu nền kinh tế huyện Tam Dương 2012 - 2016 ....................... 49
Bảng 3.6. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của huyện Tam Dương giai
đoạn 2012 – 2016 ............................................................................. 50
Bảng 3.8: Cơ cấu vốn vay của hộ gia đình áp dụng mô hình V.A.C ............... 55
Bảng 3.9. Nguồn vốn vay của các nông hộ VAC được khảo sát ..................... 56
Bảng 3.10. Tính hình vay vốn, kỳ hạn nợ và lãi suất cho vay trung bình ....... 57
Bảng 3.11. Vốn tự có của hộ gia đình VAC .................................................... 58
Bảng 3.12. Những rào cản khi vay vốn ngân hàng .......................................... 59
Bảng 3.13. Thu nhập từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC ..................... 61
Bảng 3.14. Chi phí từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC ........................ 62
Bảng 3.15. Hiệu quả từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC ..................... 63
Bảng 3.16. Kết quả hồi quy mô hình Probit .................................................... 64


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
V.A.C là những chữ đầu của 3 từ : Vườn - Ao - Chuồng. V.A.C chỉ một
hệ thống canh tác mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm
vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm. V.A.C là một trong những hệ
sinh thái bền vững - tiềm năng để phát triển kinh tế và có khả năng đáp ứng
nhu cầu của con người bởi sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, tiết kiệm
và tái chế. V.A.C đã trở thành một mô hình quan trọng và hiệu quả để xóa
đói nghèo (trích nguồn?).

Hình 1: Mô hình vườn ao chuồng khép kín

Nguồn: ccrd.com.vn/
V.A.C cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng theo các chế độ ăn uống trong
các gia đình bằng cung cấp các loại rau, hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao,
hay trứng, cá, thịt cho nhu cầu tiêu dùng trong các gia đình. V.A.C trong
vườn xung quanh nhà có thể giải quyết vấn đề thiếu đói trong các thời kỳ
“giáp hạt” giữa các vụ thu hoạch và đặc biệt là các loại rau, củ có thể nhanh
chóng phục hồi sau các thảm họa thiên tai.Thực hành mô hình V.A.C tạo ra
cơ hội làm việc trong một môi trường lành mạnh và tiếp cận với thực phẩm
tươi sống và an toàn, góp phần cải thiện điều kiện sức khỏe của con người.


2
Mô hình V.A.C có tác động tích cực tới môi trường (Nguồn?). Xử lý
chất thải V.A.C sẽ làm cho gia đình phong quang sạch đẹp, tạo nên một cuộc
sống khỏe mạnh, hạnh phúc. Ngoài ra nếu xử lý chất thải bằng Biogas sẽ có
một nguồn chất đốt sạch rẻ tiền, hiệu quả cao. Tóm lại, mô hình kinh tế
V.A.C là một hệ thống canh tác tổng hợp, kết hợp truyền thống và hiện đại,
trong đó việc đảm bảo thu nhập kinh tế ổn định cho các hộ gia đình nông
dân là một yếu tố chính được cấu thành. Kinh tế V.A.C có một tiềm năng rất
lớn, cần được kết hợp vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại các
địa phương.
Tam Dương là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc
giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp thành
phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc; phía Đông giáp huyện Bình Xuyên; phía Tây
giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường. Huyện hiện có 13 đơn vị hành chính
cấp xã, thị trấn: Thị trấn Hợp Hoà, các xã Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo,
An Hoà, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Hoa, Thanh Vân, Hợp Thịnh,
Vân Hội và xã Hoàng Lâu.Huyện có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung
du và miền núi, nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dương - Tam
Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội. Nằm ở vùng địa hình

trung du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng bằng, sản xuất nông nghiệp
của Tam Dương có thể phát triển mạnh các mô hình V.A.C kết hợp giữa cây
ăn quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc và thuỷ sản. Tuy nhiên, nguồn vốn có giới
hạn cũng là một lí do khiến cho việc phát triể n các mô hình kinh tế V.A.C
trên địa bàn huyện bị hạn chế. Phát triển mô hình V.A.C đòi hỏi cần có
nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển hàng hóa
quy mô trang trại. Trong khi đó, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các mô
hình V.A.C gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, để các mô hình V.A.C trên địa
bàn huyện phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững và mang lại hiệu quả
kinh tế cao, thì đòi hỏi cần phải có những chủ trương, cơ chế chính sách


3
nhằm tháo gỡ những rào cản, tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình V.A.C
có thể tiếp cận được các nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa
có một nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về thực trạng tiếp cận các nguồn lực
tài chính của các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Tam Dương để làm cơ
sở hỗ trợ người dân phát triển mô hình V.A.C. Từ những vấn đề thực tiễn
trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích những rào cản
tiếp cận vốn vay nhằm phát triển các mô hình V.A.C tại huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích những rào cản trong tiếp cận vốn vay nhằm phát triển các mô
hình V.A.C tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đề xuất giải pháp
tháo gỡ các rào cản tiếp cận vốn của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp
theo mô hình V.A.C góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiện trạng tài chính và nhu cầu tín dụng nông hộ V.A.C.
- Phân tích những rào cản trong tiếp cận tín dụng của nông hộ V.A.C.

- Kiến ghị giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về tiếp cận tín dụng
nhằm phát triển nông hộ V.A.C tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
-Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển V.A.C, tiếp cận tín
dụng của các nông hộ V.A.C.
-Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu tín dụng của các nông hộ V.A.C.
- Nghiên cứu về những rào cản trong tiếp cận tín dụng của các nông hộ
V.A.C trên địa bàn huyện.
-Nghiên cứu về những can thiệp chính sách nhằm thão gỡ khó khăn
trong tiếp cận tín dụng của các nông hộ V.A.C


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng
nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế
hàng hóa, phản ánh quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế theo
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn, có mục đích và bảo đảm
tiền vay (Nguyễn Thị Oanh, 2010). Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình
thái kinh tế - xã hội. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, đồng
thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực
hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã
chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.
Theo nghĩa nguyên thủy, tín dụng (credit) là sự tin tưởng, tín nhiệm mà
cho vay mượn các loại vật tư, hàng hóa, tiền tệ. Như vậy, tín dụng không chỉ
là sự vay mượn thông thường mà là sự vay mượn với một mức tín nhiệm nhất

định; Tức là khi thực hiện quyền cho vay, người cho vay tin vào khả năng trả
nợ của người đi vay. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một loại quan hệ xã
hội biểu hiện mối liên hệ kinh tế, trước hết là dựa trên cơ sở niềm tin .
Theo quan điểm “Tín dụng là tổng số tiền người gửi vào tổ chức tín
dụng, đối với họ quyền kiểm soát số tiền đã bị chuyển đổi” thì tín dụng đứng
trên quan điểm là khoản tiết kiệm của người dân vào các tổ chức tín dụng.
(Mai Thanh Cúc, 2005).
1.1.1.2. Bản chất, chức năng, phân loại tín dụng
* Bản chất của tín dụng:
Tín dụng được hiểu là một phạm trù kinh tế hoạt động rất đa dạng và
phong phú. Bản chất có tính chất đặc trưng của tín dụng là tính không thay


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×