Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường đất nông nghiệp tại trại heo nái ông Nguyễn Danh Lộc Ba Vì Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DƢƠNG THỊ LINH
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI TRẠI HEO NÁI ÔNG NGUYỄN DANH LỘC
VẬT LẠI- BA VÌ - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DƢƠNG THỊ LINH
TÊN ĐỀ TÀI


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI TRẠI HEO NÁI ÔNG NGUYỄN DANH LỘC
VẬT LẠI- BA VÌ- HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: K45 - KHMT - N02
: Môi trƣờng
: 2013 - 2017
: TS Trần Thị Phả

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của
các cá nhân trong và ngoài trƣờng.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc toàn thế các thầy cô

giáo trong khoa Môi trƣờng cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trƣờng
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình học
tập tại trƣờng.
Có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay em xin bày tỏ lòng kính trọng và
cảm ơn chân thành đối với Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo, đặc biệt là
cô giáo TS. Trần Thị Phả ngƣời đã trực tiếp, tận tình hƣớng dẫn em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này, ngƣời đã luôn cố gắng hết mình vì sự nghiệp
giáo dục đào tạo.
Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của trang trại ông
Nguyễn Danh Lộc - Vật Lại- Ba Vì-Hà Nội.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian học tập rèn
luyện và thực tập tốt nghiệp.
Với kiến thức và thời gian có hạn, chắc chắn bản khóa luận này không
tránh khỏi những thiếu sót, nên em rất mong nhận đƣợc những ý kiến phê
bình, đóng góp của các thầy cô giáovà bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa em xin kính chúc toàn thể thầy cô khỏe mạnh, hạnh phúc,
chúc các bạn sinh viên thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Dƣơng Thị Linh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các nhóm thuốc trừ sâu và diệt cỏ chủ yếu .................................... 15
Bảng 2.2.Phân chia nhóm độc theo tổ chức y tế thế giới (WHO) .................. 17
Bảng3.1. Vị trí lấy mẫu đất trên địa bàn trang trại ông Nguyễn Danh Lộc .......... 26

Bảng 3.2.Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm .......... 27
Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích, năng suất, sản lƣợng của một số cây trồng chủ
yếu năm 2016 ................................................................................... 30
Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm giai đoạn năm
2015-2016 ........................................................................................ 30
Bảng 4.3. Hiện trạng môi trƣờng khu vực nghiên cứu ................................... 37
Bảng 4.4. Nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực ......................................... 38
Bảng 4.5. Các loại thuốc BVTV mà ngƣời dân sử dụng ................................ 39
Bảng 4.6. Cách sử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng................................. 41
Bảng 4.7. Kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng đất tại trang trại
heo nái ông Nguyễn Danh Lộc -Vật Lại - Ba Vì - Hà Nội.............. 42
Bảng 4.8. Kết quả phân tích hàm lƣợng mùn trong đất trồng tại trang trại bằng
phƣơng pháp đánh giá mùn đồi núi Việt Nam ................................ 42
Bảng 4.9. Đánh giá hàm lƣợng Nts trong đất tại trang trại theo phƣơng pháp
Kjeldahl ............................................................................................ 44
Bảng 4.10. Đánh giá hàm lƣợng Pts trong đất tại trang trại theo phƣơng pháp
so màu .............................................................................................. 46
Bảng 4.11. Đánh giá hàm lƣợng Ca2+trong đất tại trang trại theo TCVN 92361-2012 .............................................................................................. 47
Bảng 4.12. Đánh giá hàm lƣợngMg2+trong đất tại trang trại theo TCVN 92362-2012 .............................................................................................. 48


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ xã Vật Lại huyện Ba Vì Thành Phố Hà Nội ....................... 28
Hình 4.2. Sơ đồ trang trại heo nái ông Nguyễn Danh Lộc ............................. 35
Hình 4.3.Biểu đồ thể hiện diện tích trang trại (%) .......................................... 36
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện hiện trạng môi trƣờng khu vực nghiên cứu ......... 37
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực............... 38
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng mùn trong đất nghiên cứu.................. 43

Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện pH của đất nghiên cứu ......................................... 44
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Nts trong đất nghiên cứu. ................... 44
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện Pts trong đất trong đất nghiên cứu........................ 46
Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Ca2+ trong đất .................................. 47
Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Mg trong đất .................................... 48


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

STT

Nghĩa cụm từ viết tắt

1

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3


ĐB

Đại biểu

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

KLN

Kim loại nặng

6



Mẫu đất

7

NĐ - CP

Nghị định chính phủ

8


NPK

Phân tổng hợp

9

Nts

Nito tổng số

10

Pts

photpho tổng số

11

QĐ - BTNMT

Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

12

STT

Số thứ tự

13


TC

Tiêu chuẩn

14

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

15

T.P

Thành phố

16

TT - BTNMT

Thông tƣ Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

17

UBND

Ủy ban nhân dân



v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................. v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Yêu cầu nghiên cứu ............................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa đề tài ...................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 5
2.1.1.Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 5
2.1.2. Ô nhiễm môi trƣờng và các dạng ô nhiễm môi trƣờng điển hình ........... 7
2.1.2.1. Ô nhiễm môi trƣờng ............................................................................. 7
2.1.2.2. Các dạng ô nhiễm môi trƣờng điển hình .............................................. 8
2.1.3.Ô nhiễm đất và nguyên nhân gây ô nhiễm đất ....................................... 10
2.1.3.1. Ô nhiễm đất ........................................................................................ 10
2.1.3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng đất ........................................ 11


vi


b. Ô nhiễm từ phân bón hóa học, phân hữu cơ.......................................... 13
2.2. Cơ sở pháp lý có liên quan ................................................................ 19
2.3. Hiện trạng tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ..... 20
2.3.1. Hiện trạng tài nguyên đất trên thế giới ................................................. 20
2.3.2. Hiện trạng tài nguyên đấtở Việt Nam ................................................... 21
2.2.3. Những nghiên cứu về ô nhiễm đất ở Việt Nam trong những năm qua . 23
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................ 25
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 25
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 25
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vật Lại- Ba Vì- Hà Nội ............. 25
3.3.2. Khái quát về trang trại heo náiông Nguyễn Danh Lộc -Vật Lại -Ba Vì-Hà
Nội ................................................................................................................... 25
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng xã Vật Lại-Ba Vì-Hà Nội .................. 25
3.3.4. Đánh giá chất lƣợng đất nông nghiệp tại trại heo nái ông Nguyễn Danh
Lộc - Vật Lại-Ba Vì-Hà Nội ........................................................................... 25
3.3.5. Đề xuất, định hƣớng giải pháp bảo vệ và cải tạo môi trƣờng đất ......... 25
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 25
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ...................................... 25
3.4.2 . Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ...................................... 26
3.4.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ............................................................. 26
3.4.4.Phƣơng pháp lấy mẫu phân tích ............................................................. 26
3.4.5. Phƣơng pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ........................... 27
3.4.6.Xử lý số liệu và phân tích, tổng hợp số liệu........................................... 27


vii


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vật Lại, huyện Ba Vì, TP
Hà Nội...................................................................................................... 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
4.1.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................... 28
4.1.1.2. Khí hậu ............................................................................................... 29
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 29
4.1.2.1. Kinh tế ................................................................................................ 29
4.1.2.2. Công tác văn hóa xã hội ..................................................................... 32
4.1.2.3. Đánh giá chung .................................................................................. 33
4.2. Khái quát về trang trại heo nái ông Nguyễn Danh Lộc - Vật Lại - Ba
Vì - Hà Nội .............................................................................................. 35
4.3. Hiện trạng môi trƣờng Xã Vật Lại - Ba Vì - Hà Nội .......................... 37
4.3.1. Hiện trạng môi trƣờng khu vực nghiên cứu .......................................... 37
4.3.2. Tình hình sử dụng phân bón tại khu vực nghiên cứu............................ 38
4.2.3. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực điều tra.............. 39
4.4. Đánh giá chất lƣợng đất tại trại heo nái ông Nguyễn Danh Lộc - Vật
Lại - Ba Vì - Hà Nội ................................................................................. 41
4.4.1. Hàm lƣợng mùn..................................................................................... 42
4.4.2. Nồng độ pH ........................................................................................... 43
4.4.3. Hàm lƣợngNito tổng số (Nts) ................................................................ 44
4.4.4.Hàm lƣợng photpho tổng số (Pts) ........................................................... 45
4.4.5.Hàm lƣợng Ca2+ ..................................................................................... 46
4.4.6. Hàm lƣợng Mg2+ ................................................................................... 48
4.5. Đề xuất, định hƣớng giải pháp bảo vệ và cải tạo môi trƣờng đất ....... 49


viii

4.5.1.Khuyến cáo ngƣời dân về việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong

quá trình sản xuất nông nghiệp ....................................................................... 49
4.5.2. Một số biện pháp cải tạo đất ................................................................. 50
4.5.2.1. Biện pháp cải tạo và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng đất .................. 50
4.5.2.2.Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất..................................................... 51
4.5.3.Đề xuất phƣơng hƣớng sử dụng đất ....................................................... 51
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 53
5.1. Kết luận ............................................................................................. 53
5.2. Kiến nghị........................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 55
I. Tài liệu tiếng việt .................................................................................. 55
II. Tài liệu nƣớc ngoài .............................................................................. 56
III. Tài liệu điện tử ................................................................................... 56
PHỤ LỤC 1: Mẫu bảng hỏi ..........................................................................
PHỤ LỤC 2: Thang đánh giá pH..................................................................


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên,tồn tại độc lập với ý thức của con
ngƣời. Đất đai là môi trƣờng sống của toàn xã hội, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng
các cơ sở kinh tế,văn hoá, xã hội,an ninh quốc phòng. Thực tế đất đai là
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất của mọi ngành sản xuất
nhất là ngành nông nghiệp. Đất là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng
là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hoá xã hội.Ông cha ta từ lâu đời đã nhận
thức đƣợc giá trị của đất đai qua câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”. Tuy vậy,
đất đai không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, nó có giới hạn về số lƣợng

trong phạm vi ranh giới của quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó không thể tự sinh
ra và cũng không thể tự mất đi, mà nó chỉ biển đổi về chất lƣợng, nó có thể tốt
lên hoặc xấu đi, điều này phụ thuộc vào quá trình cải tạo và sản xuất trên đất
đai của con ngƣời.
Đất và con ngƣời đã đồng hành qua các nền văn minh nông nghiệp từ
nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của con ngƣời đến nền nông nghiệp
đầy ắp các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhƣ ngày nay.Đất đai quý giá vậy nhƣng
không ít ngƣời thờ ơ với thiên nhiên, với đất.
Trong vài thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc đẩy
nhu cầu ngày càng lớn về lƣơng thực thực phẩm. Song song với sự phát triển
dân số là sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật.Và để thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao, nhiều hoạt động của con ngƣời đã gây ảnh hƣởng đến môi
trƣờng và các tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên không tái tạo đƣợc. Do


2

đó, việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc sử dụng đất hợp
lý, hiệu quả là nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó,việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề
quan tâm hàng đầu. Mà lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế
lấy đất đai làm tƣ liệu sản xuất.
Hiện nay,cùng với ô nhiễm nƣớc, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất
ngày càng trở nên báo động do các hoạt động sản xuất của con ngƣời đã làm
giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của con
ngƣời. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nông thôn đã và đang dần thay đổi, mật độ
dân số đông kéo theo sử dụng tài nguyên đất ngày càng nhiều, bên cạnh đó do
sinh hoạt sống hàng ngày vẫn còn nghèo nàn và lạc hậu, việc thay đổi thâm
canh trong nông nghiệp nhƣ mở rộng diện tích đất nông nghiệp, tình trạng sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật đã tác động đến môi trƣờng đất làm mất đi kết cấu

của đất,và ngày càng ô nhiễm nặng hơn. Vì vậy việc phòng chống ô nhiễm đất
hết sức quan trọng từ để góp phần cải thiện đời sống, nâng cao đời sống cộng
đồng, nâng cao hiệu quả sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
Xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân cùng với sự
đồng ý của ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ nhiệm khoa môi trƣờngTrƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô
giáo TSTrần Thị Phả, em tiến hànhnghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng môi trường đất nông nghiệp tại trại heo nái ông
Nguyễn Danh Lộc - Ba Vì - Hà Nội”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng môi trƣờng đất nông nghiệp tại trang trại heo nái
ông Nguyễn Danh Lộc - Vật Lại - Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đề xuất giải pháp,
các biện pháp canh tác phù hợp làm giảm ô nhiễm môi trƣờng và tăng độ phì


3

nhiêu cho đất, đồng thời tăng năng suất, chất lƣợng cây trồng của khu vực phù
hợp với lợi ích và điều kiện của địa phƣơng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Đánh giá thành phần các chất hữu cơ trong đất nông nghiệp nhƣ:
photpho tổng số, Nito tổng số,mùn, pH, Ca2+,Mg2+.
- Đƣa ra giải pháp, các biện pháp canh tác phù hợp làm giảm ô nhiễm
môi trƣờng và tăng độ phì nhiêu cho đất, đồng thời tăng năng suất, chất lƣợng
cây trồng của khu vực phù hợp với lợi ích và điều kiện của địa phƣơng.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu
- Đảm bảo số liệu, tài liệu đầy đủ, chính xác, khách quan.
- Đánh giá đúng khách quan trung thực, toàn diện hiện trạng sử dụng đất
nông nghiệp của trang trại.
- Các phƣơng pháp đánh giá cần phải xây dựng trên cơ sở điều tra số

liệu, phân tích cụ thể đảm bảo tính khoa học.
- Sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp điều tra đảm bảo độ chính xác của
số liệu.
- Các giải pháp đƣa ra phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế
của địa phƣơng.
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng nhƣ kiến thức chuyên ngành, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Là cơ hội để giúp sinh viên tiếp cận với công việc khi ra trƣờng.
- Nâng cao khả năng điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình làm đề tài.


4

1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài trang bị cho sinh viên khi ra trƣờng có thể, áp dụng vào thực tiễn và
có cơ hội làm việc, có kiến thức chuyên sâu theo đúng chuyên ngành của mình.
- Góp phần nâng cạo hiệu quả sử dụng đất, khai thác đƣợc những thế
mạnh về đất tại địa phƣơng nhằm năng cao mức thu nhập.
- Góp phần xây dựng những giải pháp những mô hình sử dụng đất phù
hợp nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả về tài nguyên đất.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1.Một số khái niệm cơ bản
 Khái niệm đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp của lục địa mà bên dƣới nó là
đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển.
Đất là lớp mặt xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây
trồng. Nhƣ vậy khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng (độ phì của đất)
là thuộc tính không thể thiếu của đất (William).
Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep (1886) cho rằng: “Đất là
một vật thể tự nhiên đƣợc hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố
là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất xem nhƣ một vật thể
sống nó luôn vận động và phát triển” (Nguyễn Thế Đặng và cs,1999)[8].
Đất đƣợc cấu tạo nên bởi chất khoáng (chủ yếu từ đá mẹ) và các hợp
chất hữu cơ do hoạt động sống của sinh vật cung cấp. Vì vậy, sự khác nhau cơ
bản giữa đất và sản phẩm vỡ vụn của đá. Đất có sự phì nhiêu trong khi đá và
khoáng lại không có.
Theo Các Mác (1949) cho rằng: “Đất là tƣ liệu sản xuất cơ bản và phổ
biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu
đƣợc sự tồn tại và tái sinh của hảng loạt thế hệ loài ngƣời kế tiếp nhau”[7].
Nhƣ vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhƣng
khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn,
theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ
nhƣỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nƣớc, tài nguyên nƣớc ngầm
và khoáng sản trong lòng đất. Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp


6

giữa thổ nhƣỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác,
nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản
xuất cũng nhƣ cuộc sống xã hội của loài ngƣời.

Các chức năng cơ bản của đất:
+ Duy trì năng suất, sự đa dạng và hoạt động sinh học.
+Lọc, làm đệm, cố định, và giảm độc tính của các vật liệu hữu cơ và vô
cơ bao gồm các phế phẩm của đô thị hoặc công nghiệp, và các chất lắng đọng
từ khí quyển.
+ Tích trữ và xoay vòng dƣỡng chất và các nguyên tố khác trong phạm
vi sinh quyển Trái Đất.
+ Hỗ trợ các cấu trúc kinh tế - Xã hộivà bảo vệ các di vật cổ đại có liên
quanđến nơi cƣ trú của con ngƣời .
 Vai trò của đất đối với con người và sinh vật
Theo Lê Văn Khoa (2003) vai trò của đất đai đối với con ngƣời thể hiện
ở hai mặt sau:
Mặt trực tiếp: Đất đai là nơi sinh sống của connông lâm nghiệp để
sảnxuất ra lƣơng thực phẩm nuôi sống con ngƣời và muôn loài.
Mặt gián tiếp: Đất là nơi tạo môi trƣờng sống cho con ngƣời và mọi
sinh vật trên trái đất, đồng thời thời thông qua cơ chế điều hòa của đất, nƣớc,
rừng và khí quyển tạo ra các điều kiện môi trƣờng khác nhau tạo điều kiện
cho con ngƣời và sinh vật tồn tại phát triển [15].
Nhƣ vậy, đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với con ngƣời và
sinh vật, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sống và sản suất của con ngƣời.
Do đó chúng ta phải có những biện pháp bảo vệ và sử dụng đất đai một cách
có hiệu quả và bền vững.
 Khái niệm môi trường
Môi trƣờng đƣợc hình thành đồng thời với sự hình thành của địa cầu.


7

Môi trƣờng có mặt khắp mọi nơi, trong không gian, môi trƣờng luôn trong
trạng thái động và luôn phát triển.

Hiện nay môi trƣờng là một lĩnh vực khoa học đã và đang đƣợc nhiều
nhà bác học quan tâm, nghiên cứu, từ đó đƣa ra nhiều khái niệm khác nhau về
môi trƣờng. Tuy nhiên có nhiều quan điểm và mục đích nghiên cứu về môi
trƣờng khác nhau, nhƣng cũng có thể nêu lên một số định nghĩa tổng quát:
Chƣơng trình môi trƣờng liên hiệp quốc (UNEP) định nghĩa: “Môi
trƣờng là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động
lên từng cá thể hay cộng đồng”.
Môi trƣờng là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh, có khả năng tác động đến sự tác động đến sự tồn tại và phát triển của
mỗi sinh vật [6].
“Môi trƣờng bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên vànhân tạo bao quanh
con ngƣời có tác động đối với sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh
vật”. (Điều 3 luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2015).
2.1.2. Ô nhiễm môi trường và các dạng ô nhiễm môi trường điển hình
2.1.2.1. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trƣờng là sự đƣa vào môi trƣờng các chất thải nguy hại
hoặc năng lƣợng đến mức ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe
con ngƣời hoặc làm suy thoái chất lƣợng môi trƣờng.
Ô nhiễm môi trƣờng là hiện tƣợng môi trƣờng tự nhiên bị bẩn, đồng thời
các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trƣờng bị thay đổi, gây tác hại
tới đời sống của con ngƣời và sinh vật khác [13].
“Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng không
phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng gây ảnh
hƣởng xấu đến con ngƣời, sinh vật” (Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2015).


8

2.1.2.2. Các dạng ô nhiễm môi trường điển hình
* Ô nhiễm môi trường không khí

“Ô nhiễm môi trƣờng không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của
không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch,có
sự tỏa mùi, giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con ngƣời
và sinh vật” (bách khoa toàn thƣ).
Các nguồn gây ô nhiễm không khí:
- Nguồn tự nhiên: Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên chủ yếu là do núi
lửa,tro núi lửa và khí, động đất, đất cát sa mạc, phát tán bụi phấn hoa, quá
trình phân hủy xác động thực vật, khói mùi và khí tro bay từ cháy rừng.
- Nguồn nhân tạo.
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhƣng chủ yếu là do các hoạt
động công nghiệp quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, hoạt động các
phƣơng tiện giao thông vận tải và nông nghiệp…..
+ Sản xuất công nghiệp: Phát sinh chủ yếu từ các ống khói nhà máy. Tùy
từng loại hình công nghiệp có thể thải ra bụi (vô cơ, hữu cơ), khí (SO2,
CO2,CO,NOX…) hơi( chì, phenol, phomaldehyt).
+ Giao thông vận tải: Nguồn ô nhiễm giao thông vận tải sản sinh từ ông
khói, ống xả của các loại xe cộ trong đó sản sinh ra gần 2/3 khíCO2, ½ khí CO
và NO.
+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đốt rừng làm rẫy, cho khí CO 2
tăng lên, khí CH4 do phân hủy chất hữu cơ từ các trang trại chăn nuôi hoặc từ
các đống rác không đúng kỹ thuật, sửdụng hóa chất trong sản xuất gồm phun
thuốc bảo vệ thực vật.
* Ô nhiễm nguồn nước
Theo hiến chƣơng Châu Âu về nƣớc đã định nghĩa: “Ô nhiễm nƣớc là sự
biến đổi nói chung do con ngƣời đối với chất lƣợng nƣớc làm nhiễm bẩn nƣớc


9

và gây nguy hiểm cho con ngƣời, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật

nuôi và các loài hoang dã”.
Nguồn gây ô nhiễm nguồn nƣớc
- Nguồn gốc tự nhiên: Mƣa tuyết tan, lũ lụt, do đặc tính địa chất của
nguồn nƣớc.
- Nguồn gốc nhân tạo.Do xả thải từ các vùng dân cƣ, khu công
nghiệp,hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu….
* Ô nhiễm môi trường đất:
Ô nhiễm môi trƣờng đất đƣợc hiểu là sự có mặt của các vật chất lạ trong
đất làm thay đổi tính chất lý hóa của đất ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng
của động vật, thực vật và sức khỏe con ngƣời [13].
Nguồn gốc:
- Nguồn tự nhiên. Bao gồm các hoạt động của núi lửa, ngập úng, đất bị
mặn do xâm nhập thủy triều,đất bị vùi lấp do cát bay, cát lấn.
- Nguồn nhân tạo.Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ nông
dƣợc và phân hóa học,chúng tích lũy dần trong đất qua các vụ, các loại chất
thải trong hoạt động của con ngƣời (rắn, lỏng, khí), đất cũng là một yếu tố của
môi trƣờng cùng với không khí nƣớc và vành đai sinh vật, nên nó tiếp nhận
những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra các vùng
khai thác khoáng sản kim loại thƣờng tạo thành một khu vực khuếch tán,
khiến cho hàm lƣợng nguyên tố này trong vùng đất xung quanh cao hơn nhiều
so với vùng đất thông thƣờng.
Nhƣ vậy ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề cấp bách và đƣợc cả thế
giới quan tâm. Ô nhiễm môi trƣờng do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể
làm tổn hại đến các thành phần của môi trƣờng nhƣ môi trƣờng đất, môi
trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí từ đó tác động trực tiếp và gián tiếp đến
sự phát triển kinh tế, sức khỏe con ngƣời và sự tồn tại của các sinh vật sống.


10


2.1.3.Ô nhiễm đất và nguyên nhân gây ô nhiễm đất
2.1.3.1. Ô nhiễm đất
Đất và môi trƣờng đất là nơi sinh vật sống trên cạn sống, nơi tồn tại và
phát triển của loài ngƣời, là nơi sản xuất ra các nguồn thực phẩm chủ yếu để
nuôi sống con ngƣời và các động, thực vật khác nhau. Môi trƣờng đất chứa
đựng các nguồn tài nguyên khoáng sản đƣợc khai thác để xây dựng và phát
triển xã hội loài ngƣời ngày càng văn minh hiện đại.
Với đặc thù vô cùng quý giá là có độ phì nhiêu, đất làm nhiệm vụ nuôi
sống muôn loài trên trái đất. Tuy nhiên, đất cũng tiềm ẩn những yếu tố hạn
chế nhất định đối với từng loại cây trồng và sinh vật. Vì thế, ngƣời sử dụng
đất cần phải hiểu điều này để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những
điển yếu của đất (Lê Thanh Bồn, 2005)[4].
Trên thế giới có gần 14,5.109 ha đất, trong đó có trên 3.106 ha đất có khả
năng trồng trọt. Diện tích đất và nguồn tài nguyên trong lòng đất là yếu tố
quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của con ngƣời. Hiện nay do sự tăng
mạnh dân số đẫn đến việc phát triển đô thị và khu định cƣ mới, nên diện tích
đất trồng trọt đang bị thu hẹp dần. Con ngƣời đã tác động tiêu cực đến môi
trƣờng đất tự nhiên qua việc xây dựng các khu dân cƣ, khu công nghiệp,
qua việc khai thác các khu rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn, dẫn đến việc
xa mạc hóa, tăng khả năng xói mòn, làm thay đổi cân bằng sinh thái tự
nhiên và góp phần tăng mạnhnhững thiên tai cho con ngƣời (Lê Văn Khoa
và cs, 2003)[15].
* Hậu quả của ô nhiễm đất là rất lớn thể hiện:
- Việc sử dụng các loại phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật sẽ để
lại dƣ lƣợng thừa trong đất, vừa gây ô nhiễm đất vừa để lại dƣ lƣợng trong
các sản phẩm ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của con ngƣời.


11


- Các kim loại nặng trong đất sẽ ngấm vào nƣớc ngầm làm ô nhiễm
nguồn nƣớc.
- Ô nhiễm đất làm giảm hoặc làm mất các khả năng sản xuất nông
nghiệp dẫn đến thu hẹp diện tích đất canh tác.
- Với các vùng bị ô nhiễm phóng xạ không thể sinh sống và sản xuất
đƣợc, chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể con ngƣời làm thay đổi cấu trúc tế
bào gây lên các căn bệnh di truyền, bệnh ung thƣ, bệnh về máu...
- Đất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh dễ dàng lây sang ngƣời nhƣ tả, lị,
thƣơng hàn, giun sán...
2.1.3.2.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
a. Ô nhiễm đất do tích lũy kim loại nặng
3

Kim loại nặng là những kim loại có khốilƣợng riêng lớn hơn 5g/cm và
thông thƣờng chỉ những kim loại hoặc các á kim liên quan đến sự ô nhiễm và
độc hại. Tuy nhiên chúng cũng bao gồm những nguyên tố kim loại cần thiết
cho một số sinh vật ở nồng độ thấp (Adriano, 2001) [19].
Các kim loại nặng có trong các sản phẩm phân bón bao gồm cađimi,
crom, đồng, mangan, molipden, niken và kẽm. Các nguồn chính của asen
trong môi trƣờng là từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các sản phẩm bảo vệ
thực vật khác. Chì và asen bên cạnh việc sử dụng trong công nghiệp nó còn
đƣợc sử dụng trong thuốc trừ sâu.Thuốc diệt nấm có chứa thủy ngân cũng góp
phần làm ô nhiễm môi trƣờng. Cuối cùng, rất nhiều các kim loại này tích lũy
trong đất nông nghiệp dẫn đến tạo ra sự nguy hiểm đối với thực vật và động
vật [4],[5].
Sự tích tụ kim loại nặng sẽ ảnh hƣởng đến đời sống của các sinh vật thủy
sinh, gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời thông qua chuỗi thức ăn; ví
dụ nhiều loài động vật không xƣơng sống sử dụng trầm tích nhƣ nguồn thức
ăn, vì thế cơ thể chúng là nơi lƣu giữ và tích tụ kim loại nặng. Sự tích tụ kim



12

loại nặng trong sinh vật có thể đe dọa sức khỏe của nhiều loài sinh vật đặc
biệt cá, chim và con ngƣời (Wright & Mason, 1999). Do vậy, xác định hàm
lƣợng kim loại nặng trong môi trƣờng là rất cần thiết do bởi tính độc, tính bền
vữngvà sự tích tụ sinh học của chúng.
Các kim loại nặng (KLN) là nguồn chất độc nguy hiểm đối với hệ sinh
thái đất, chuỗi thứcăn và con ngƣời. Những kim loại nặng có tính độc nguy
hiểm là: Thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Niken (Ni), Các kim loại
nặng có tính độc mạnh: Asen (As), Crom (Cr), Mangan(Mn), kẽm (Zn), và
thiếc (Sn).
Trong thực tế, các kim loại nặng nếu ở hàm lƣợng thích hợp rất cần thiết
cho sự sinh trƣởng và phát triển của động vật và con ngƣời. Nhƣng nếu tích
nhiều trong đất thì lại rất độc. Trong đất nếu chứa các KLN có thể các KLN
tích tụ trong nông sản ở mức cao, vƣợt quá ngƣỡng tiêu chuẩn cho phép và
gây hại cho ngƣời sử dụng. Hàm lƣợng các chất nhƣ: Cadimi (Cd), Chì (Pb),
Asen (As), thiếc (Sn).... có thể từ trong đất nhất là các vùng gần khu công
nghiệp tập trung, đƣợc cây trồng hấp thụ, tích tụ lại trong nông sản. Mức độ
ngƣỡng cho phép hàm lƣợng các chất này trong nông sản ở mỗi nƣớc đƣợc
quy định khác nhau tùy theo điều kiện mỗi nƣớc. Ở nƣớc ta ngƣỡng cho phép
đối với các kim loại nặng trong nông sản là: 0,03-10mg/kg.
Theo tác giả Lê Văn Khoa (2003), ở trong đất sự chuyển hóa các kim
loại nặng từ ngƣỡng không độc sang độc phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
-Bản chất của từng kim loại.
- Hàm lƣợng (hoặc nồng độ) sự hiện diện của chúng trong môi trƣờng
đất, trong dung dịch đất.
-Phản ứng của đất (pH)
-Các điều kiện khác nhƣ tính đa dạng sinh học của môi trƣờng đất, chất
tạo phức, tạo kết tủa và dạng tồn tại [15].



13

Sự tích lũy kim loại nặng trong đất rất cần đƣợc xem xét. Nhƣng tính
linh động của chúng càng phải đƣợc quan tâm hơn. Độ linh động của các ion
kim loại nặng tăng khi pH thấp và giảm khi pH cao. Vì vậy pH (9 - 12) các
kim loại nặng sẽ bị kết tủa và hấp thụ dƣới dạng hydroxit hoặc cacbona. Tuy
nhiên trong đất tính linh động của các kim loại nặng còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố nhƣ oxy hóa khử, hàm lƣợng các chất tạo phức có khả năng hòa tan các
kim loại nặng (Phạm Quang Hà, 2006) [10].
b. Ô nhiễm từ phân bón hóa học, phân hữu cơ
* Phân hóa học
Bón dƣ thừa các yếu tố dinh dƣỡng hoặc phân không đúng cách: Phân bón
gây ô nhiễm môi trƣờng là do dƣ lƣợng các chất dinh dƣỡng do cây trồng chƣa
sử dụng đƣợc hoặc do bón không đúng cách…nguyên nhân chính là chƣa nắm
bắt đƣợc số lƣợng, chất lƣợng và cách bón phân đúng để cây hấp thụ.
Báo cáo môi trƣờng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy, phân bón
hóa học đƣợc sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp do ƣu thế về chi
phí và hiệu quả nhanh đối với cây trồng. Theo kết quả nghiên cứu, cây trồng
hấp thụ trung bình khoảng 40 - 50% lƣợng phân bón (hấp thụ phân đạm
khoảng 30 - 45%, phân lân 40 - 45%, phân kali 50 - 60%). Lƣợng phân bón
còn lại đƣợc thải ra môi trƣờng.Tại một số vùng chuyên canh nông nghiệp,
mức độ sử dụng phân bón khá cao, vƣợt so với mức khuyến cáo nhiều lần,
điều đó dẫn đến dƣ lƣợng phân bón tồn đọng trong đất khá lớn, làm ô nhiễm
môi trƣờng đất[20].
Cây trồng, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trƣờng đất do
tồn dƣ của nó do sử dụng với liều lƣợng cao. Khi bón N, cây sử dụng tối đa
30% lƣợng phân bón vào đất. Còn lại, phần thì vị rửa trôi làm mất đi,phần còn
lại trong đất sẽ gây ô nhiễm đất.

Khi bón N vào đất thƣờng trong đất tồn tại 2 dạng: NH4 và NO3-, cây


14

trồng hấp thu cả 2 dạng này, nếu cây hấp thu nhiều N, trong cây sẽ tồn lƣu
cao NO3- trong lá, quả, hạt quá mức sẽ gây hại cho ngƣời tiêu dùng.
Lƣợng N tồn dƣ trong đất dạng NO3- dễ bị rửa trôi xuống sông, suối
hoặc trực tiếp đi xuống nƣớc ngầm gây ô nhiễm nƣớc ngầm. Theo mức cho
phép của WHO, nƣớc ngầm chứa > 45 mg/l NO3-, không thể dùng làm
nƣớc uống.
Quá trình nitrat hoá làm tăng tính chua của môi trƣờng đất do trong đất
tồn tại HNO3.
Một số phân bón hoá học khác gây ô nhiễm môi trƣờng đất nhƣ phân
lân. Phân super lân thƣờng có 5% axít tự do (H2SO4), làm cho môi trƣờng
đất chua.Trong các loại phân lân cũng còn chứa một lƣợng các kim loại
nặng khác nhƣ As,Cd,Pb cũng là nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại
này trong đất.
Các phân hoá học khác hầu hết là các dạng muối (NH4SO4, KCL, K2SO4,
KNO3…) của các axít, do đó khi bón vào đất làm cho đất chua[21].
*Phân hữu cơ
Thông thƣờng phân hữu cơ gồm: Phân chuồng, phân xanh, phân ủ.
Thành phần của phân tuỳ thuộc vào nguồn chế biến. Nguồn phân hữu cơ gây
ô nhiễm đất có thể do cách sử dụng, nguồn sử dụng để chế biến.
Phân chuồng nếu không đƣợc ủ đúng kỹ thuật, nhƣ nông dân sử dụng
phân tƣơi (phân chuồng, phân bắc) ngâm ủ, nông dân sử dụng tƣới trên cây
trồng chứa rất nhiều các vi sinh(Coliform, E.coli,Clostridium perfingens,
Streptococcus, Salmonella, Vibrio cho lera), ký sinh trùng (giun đũa) trong
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trên rau làm cho rau không an toàn, gây độc
cho ngƣời sử dụng.

Các loại phân hữu cơ hiện nay, nhƣ phân chuồng (heo, gà…) đƣợc nuôi
từ thức ăn tổng hợp không còn an toàn cho nông sản nhƣ trƣớc, vì trong thành


15

phần của nó có nhiều khoáng vi lƣợng (Cu, Zn, Fe, Mn, Co,…). Hàm lƣợng
kim loại nặng chứa trong phân có thể là nguồnxâm nhập vào đất trồng và tồn
lƣu trong các loại nông sản phẩm, đặc biệt là các loại rau ăn lá.
Sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, quá trình khử
chiếm ƣu thế, sẽ tạo ra nhiều axít hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều
chất độc H2S, CH4, CO2.
c. Ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 450 hợp chất đƣợc dùng làm hóa chất
bảo vệ thực vật với nhiều thƣơng hiệu khác nhau.Một số loại đƣợc sử dụng
phổ biến nhƣ aldrin, đirein,linden. Enđrin,wofatox, monitox, bassa… các
thuốc bảo vệ thực vật sử dụng khá đa dạng về chủng loại và sự gia tăng về về
số lƣợng. Hằng năm cả nƣớc sử dụng khá đa dạng về chủng loại về gia tăng
về số lƣợng. Hằng năm tổ chứa sử dụng tới 30.000 tấn/năm thuốc bảo vệ thực
vật (Đặng Kim Chi,2005)[6].
Bảng 2.1: Các nhóm thuốc trừ sâu và diệt cỏ chủ yếu
Cácnhóm thuốc trừ sâu dịch hại

Những loại thuốc đặc hiệu

1.Thuốc trừ sâu
-Clo hữu cơ
-Lân hữu cơ
- Cacbamat


-DDT, Aldrin, heptachlor
-Parathion,malathion
-Cacbaryl, Cacbofuran

2.Thuốc trừ cỏ
-Phennoxiaxetic
-Toluidin
-Triazin
-Phenyl ure
-Bipyridyl
-Glyxin

-2,4D; 2,4,5-T
-Triulalin
-Alrazin, simazin
-Fenuron
-Diquat, paraquat
-Glyphosate
(Nguồn: Lê Văn Khoa và cs,2003) [15]


×