Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp công lập tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.6 KB, 191 trang )

ViÖn hµn l©m
Khoa häc x· héi viÖt nam
Häc viÖn khoa häc x· héi

NGUYỄN ĐÌNH TÚ

GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH
TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ViÖn hµn l©m
Khoa häc x· héi viÖt nam
Häc viÖn khoa häc x· héi

NGUYỄN ĐÌNH TÚ

GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH
TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chủ

nghĩa duy vật biện chứng

và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số


: 92

29 002

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Thông

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Nguyễn Viết Thông. Các kết quả số liệu
được nêu trong luận án là trung thực, rõ ràng, chính xác. Những kết luận khoa
học của luận án là mới và chưa công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Đình Tú


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD và ĐT
CNXH
CNXHKH
CNH, HĐH
ĐH, CĐ
GS
NXB
PGS
TCCN

THCS
THPT
TS
TSKH
XHCN

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đại học, cao đẳng
Giáo sư
Nhà xuất bản
Phó Giáo sư
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tiến sĩ
Tiến sĩ khoa học
Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 4
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án………………………..4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................ ….. .5
7. Cấu trúc của luận án .......................................................................... 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................. 6
1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục chính trị ........................... 6
1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục chính trị cho
học sinh trung cấp chuyên nghiệp hiện nay.................................................. 111
1.3. Các công trình nghiên cứu về phương hướng và giải pháp giáo
dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp ...................................... 18
1.4. Những giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
và những vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ ..................................................... 244
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
CHO HỌC SINH TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HIỆN NAY ............ 28
2.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................... ...28
2.2. Các yếu tố cấu thành giáo dục chính trị…………………… …36
2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp
chuyên nghiệp hiện nay....................................................................................52
2.4. Vai trò của việc giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp chuyên
nghiệp hiện nay…………………………………………………. .................63
2.5. Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục chính trị cho học
sinh trung cấp chuyên nghiệp hiện nay………………………………..…...66


Tiểu kết chương 2……………………………………………....….77
Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
CHO HỌC SINH TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT
RA .................................................................................................................... 79
3.1. Một số nét khái quát về giáo dục chuyên nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay .......................................................................................... 79

3.2. Thực trạng chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp
chuyên nghiệp công lập tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............................ 82
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục
chính trị cho học sinh TCCN công lập Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .. 106
Tiểu kết chương 3……………………………………...…………114
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY.................................................................................................... 116
4.1. Phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học
sinh TCCN công lập Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .............................. 116
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục chính trị
cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay ............................................................................................... …..12222
Tiểu kết chương 4……………………………………….…..........148
KẾT LUẬN................................................................................................. 1500
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI……………………………………………………………. .152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 15353
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanh
niên nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng; luôn quan tâm đến công tác
giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng,
nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng những lớp người kế tục trung thành với lý
tưởng “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Đại hội X của Đảng (2006)
khẳng định: “Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây

dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng,
của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế
hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [43; tr.207]. Đại hội XI của Đảng (2011) đề ra chủ trương:
“Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm
tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý
tưởng chính trị, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [44;
tr.182]. Đại hội XII của Đảng (2016) nêu: tiếp tục đổi mới hệ thống chương trình
đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính
hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng.
Việc tạo ra thế hệ học sinh, sinh viên đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước
không chỉ giỏi về trình độ chuyên môn mà còn vững vàng về lý tưởng chính trị, có
phẩm chất đạo đức cách mạng trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, là một
đòi hỏi bức thiết. Việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh,
sinh viên các trường ĐH, CĐ, TCCN không chỉ để góp phần quan trọng trong việc
hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học mà còn hình thành các giá trị
đạo đức và xây dựng niềm tin vững chắc vào lý tưởng của Đảng.
1


Giáo dục chính trị có vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển
của xã hội xã hội chủ nghĩa. Chính trị, tư tưởng là cơ sở hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học; là nến tảng quy định sự hình thành, phát triển phẩm
chất, đạo đức và năng lực của mỗi học sinh, sinh viên. Trong những năm gần đây
việc giáo dục lý luận chính trị, trong các trường ĐH, CĐ, TCCN mặc dù đã có
nhiều đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp dạy - học và kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập các môn chính trị, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cả về nội
dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật
chất…và nhiều vấn đề đặt ra về cơ chế, chính sách trong thời gian tới cần được

quan tâm.
Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất của Việt Nam, với những
đặc điểm khá điển hình về điều kiện sản xuất vật chất, điều kiện kinh tế - xã hội,
với những đặc điểm riêng của một địa bàn với cơ cấu dân số phức tạp và đa dạng
cả về trình độ và các đặc trưng văn hóa đang trong quá trình đẩy mạnh CNH,
HĐH, hội nhập quốc tế. Trong hệ thống trường TCCN nói chung, các trường
TCCN công lập chiếm một tỷ trọng lớn, cung cấp lực lượng công nhân đông đảo
cho các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong
những năm qua đã coi trọng việc giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm,
đạo đức, nhân cách và phát triển tư duy cho học sinh. Tuy nhiên, việc giáo dục
chính trị vẫn còn những hạn chế, bất cập là một trong những nguyên nhân dẫn
đến một bộ phận học sinh sa sút về phẩm chất đạo đức, xa rời lý tưởng, lệch lạc
về nhận thức, về thế giới quan…dẫn đến những hành vi tiêu cực, bị lôi kéo, mua
chuộc bởi những phần tử quá khích, cực đoan, phản động, tình trạng tội phạm và
tệ nạn xã hội trong giới trẻ, thanh niên học sinh có chiều hướng tăng lên.
Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tìm ra những giải pháp
khả thi để góp phần hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho
học sinh TCCN nói chung và học sinh TCCN công lập Thành phố Hồ Chí Minh
2


nói riêng, tác giả đã chọn vấn đề: “Giáo dục chính trị cho học sinh trung cấp
chuyên nghiệp công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận
án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác giáo dục chính
trị cho học sinh TCCN trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất phương hướng và giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh

CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án, chỉ ra được những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận về giáo dục chính trị cho học sinh
TCCN hiện nay.
Thứ ba, phân tích thực trạng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công
lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá khách quan ưu điểm, hạn chế và chỉ ra
những nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế đó trong việc giáo dục chính trị cho
học sinh TCCN công lập trên địa bàn Thành phố hiện nay. Chỉ ra những vấn đề
đặt ra cần giải quyết.
Thứ tư, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục chính trị cho học sinh TCCN công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng Giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập tại Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay, bao gồm các mặt: chủ thể; đối tượng; nội dung; hình thức,
phương pháp; chất lượng và hiệu quả giáo dục.
3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập tại Thành
phố Hồ Chí Minh
Về thời gian: phân tích thực trạng từ 2001 đến 2015, đề ra phương hướng,
nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm và cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường

lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục chính trị cho học sinh
TCCN.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ đạo trong luận án là phương
pháp luận biện chứng duy vật. Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống, cấu trúc; phương pháp
logic, lịch sử; phương pháp so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội học, và các phương
pháp nghiên cứu khoa học xã hội khác.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Đưa ra quan niệm về chất lượng giáo dục chính trị và tiêu chí đánh giá
chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN.
Đề xuất và luận giải cơ sở khoa học của hệ thống các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN công lập tại Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay và trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến
việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh TCCN, đến ngành nghề
4


đào tạo cũng như nhu cầu xã hội tại địa phương trong quá trình tác động đến việc
nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho học sinh.
Thứ hai, luận án nêu lên một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác giáo dục chính trị cho học sinh TCCN tại Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay và trong thời gian tới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, luận án góp phần bổ sung những kinh nghiệm cho đội ngũ các
giảng viên đang giảng dạy bộ môn giáo dục chính trị ở các trường TCCN, cho các
nhà quản lý, lãnh đạo các trường TCCN và những ai quan tâm đến công tác giáo dục

chính trị cho học sinh Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, luận án đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần
nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị cho học sinh không chỉ áp dụng
tại các trường TCCN công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn có thể áp dụng
cho học sinh TCCN trên cả nước.
7. Cấu trúc của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được cấu trúc thành 4 chương, 14 tiết.

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục chính trị
cho học sinh, sinh viên. Người đã căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta: bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Người coi
học sinh, sinh viên là nhân tố hàng đầu, nhân tố quyết định vận mệnh của đất
nước sau này. Đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến
đề tài luận án, có thể phân loại thành các nhóm công trình như sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục chính trị
Lê Minh Quân trong cuốn“Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph. Ăngghen,
V.I.Lênin và Hồ Chí Minh” (2014) cho rằng: sự phát triển của các bộ môn Chính
trị học và môn học chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị
nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay; có thể xem là
nội dung chủ yếu trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, trên phương diện tiếp cận nghiên cứu này một mặt được xem xét
như là sự phát triển hợp logic của các bộ môn khoa học có liên quan, mặt khác lại
được xem như là sự vận dụng vào những lĩnh vực cụ thể của chính trị...[123; tr.7].

Tác giả đã làm rõ những vấn đề sau: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn thời đại của
mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những kiến giải khoa học đối với chính trị
nhất quán với quan niệm duy vật về lịch sử và phương pháp về sự phát triển xã
hội. Xét đến cùng, chính trị xuất hiện trên cơ sở kinh tế và do kinh tế chi phối và
quyết định; những biến đổi về kinh tế mà trực tiếp là sự phát triển của lực lượng
sản xuất, của phân công lao động, của quá trình xã hội hóa sản xuất và của hình
thức sở hữu trong quan hệ sản xuất sớm muộn gì cũng làm biến đổi về chính trị
[123; tr.15-21].
6


PGS.TS Trần Thị Anh Đào (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2011)
với đề tài “ Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay” [31], đã
nhấn mạnh việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam là hết sức cần
thiết, quan trọng nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế như hiện nay có
nhiều thuận lợi song cũng đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Cơ chế thị
trường tạo điều kiện cho sự năng động sáng tạo của sinh viên được phát huy nhưng
tính chất cạnh tranh khốc liệt của nó lại sinh ra tâm lý sùng bái đồng tiền, bất
chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn. Mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế
đón được gió lành nhưng cũng không tránh khỏi gió độc lọt vào, nhất là sự lợi
dụng của các thế lực thù địch, phản động, chống phá cách mạng để thực hiện âm
mưu “diễn biến hòa bình” mà đối tượng chính là thế hệ trẻ trong đó có học sinh,
sinh viên. Dưới tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của hội nhập với thế giới,
của âm mưu “diễn biến hòa bình”... một số sinh viên, học sinh đã xa rời lý tưởng
cách mạng, mất niềm tin, giảm sút tình cảm, đạo đức cách mạng.
Nguyễn Đình Trãi (2001), “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ,
giảng viên lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh” [134], không những
chỉ ra đặc thù của công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị, các môn khoa học
Mác - Lênin, mà còn khảo sát sâu hiện tượng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ
cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh, đồng thời khái

quát thành những vấn đề phát sinh từ những hiện trạng ấy. Trên cơ sở chỉ ra
những nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém về năng lực tư duy, lý luận của
đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị ở các trường chính trị tỉnh, tác giả
đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực tư duy
của đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn khoa
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, mà còn có ý nghĩa trực tiếp
đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các trường học hiện nay, qua
7


đó mà góp phần vào việc giữ vững định hướng XHCN của sự nghiệp đổi mới do
Đảng lãnh đạo.
Vũ Thanh Bình, “Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị
trong các trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay” [10], đã làm rõ những khái niệm
cơ bản liên quan đến chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy các môn khoa
học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn giáo dục chính trị TCCN;
các tiêu chí xác định chất lượng và những yêu cầu về chất lượng đội ngũ giảng
viên giảng dạy lý luận chính trị ở các trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay cũng
như đội ngũ giáo viên giảng dạy giáo dục chính trị TCCN. Tác giả cũng đã tiến
hành khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị hơn 200
trường. Dựa trên những phân tích về lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra các
nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị
trong các trường ĐH, CĐ, giáo viên giảng dạy môn giáo dục chính trị TCCN ở
nước ta hiện nay và trong thời gian tới.
Cuốn sách“Văn hóa và con người Việt nam trong đổi mới và hội nhập
quốc tế” [7] của GS.TS Hoàng Chí Bảo là một công trình khoa học rất công phu.
GS.TS. Hoàng Chí Bảo khẳng định văn hóa dân tộc Việt Nam là cội nguồn, nền
tảng, mục tiêu của dân tộc ta trong xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.Tác
giả cho rằng phát triển giáo dục là nhằm phát triển con người, phát triển nguồn

nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội làm cho đất nước thịnh vượng, hạnh
phúc. Ngoài ra tác giả còn cho rằng yếu tố con người sáng tạo ra văn hóa với tư
cách là chủ thể hoạt động và văn hóa góp phần phát triển và hoàn thiện con người
như C.Mác đã từng nói. Trên cơ sở phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc, chúng ta thực hiện sứ mệnh trồng người ngang tầm với thời đại. Triết
lý nhân sinh và hành động thấm nhuần tính văn hóa đạo đức trong ứng xử, cơ sở
khách quan quy định bản sắc đa dạng, vấn đề tiếp xúc, giao lưu, đối thoại giữa
các vùng miền, có phong tục tập quán đa dạng phong phú, sự thống nhất giữa
8


Luận án đủ ở file: Luận án full












×