Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người trong phóng sự của ngô tất tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.96 KB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
**************

HÀ THỊ DUYÊN

KHẢO SÁT TRƢỜNG
TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CHỈ NGƢỜI
TRONG PHÓNG SỰ CỦA NGÔ TẤT TỐ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

HÀ NỘI – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
**************

HÀ THỊ DUYÊN

KHẢO SÁT TRƢỜNG
TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CHỈ NGƢỜI
TRONG PHÓNG SỰ CỦA NGÔ TẤT TỐ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


TS. Lê Thị Thùy Vinh

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô tổ bộ môn Ngôn ngữ, các thầy cô khoa Ngữ văn,
gia đình và bạn bè sinh viên, đặc biệt là sự giúp đỡ của giáo viên trực tiếp
hướng dẫn TS. Lê Thị Thùy Vinh. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đối với thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Do thời gian tìm hiểu có hạn và cũng
là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, trong khóa luận chắc
chắn còn rất nhiều điểm hạn chế. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng
góp của các thầy cô và bạn bè để khóa luận có thể hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận

Hà Thị Duyên


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người trong phóng sự
của Ngô Tất Tố là kết quả nghiên cứu của riêng mình tôi và có sự tham khỏa
ý kiến của những người đi trước và dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn.
Khóa luận không sao chép từ một công trình có sẵn nào.
Kết quả nghiên cứu ít nhiều có những đóng góp nhất định của
các tác giả.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận


Hà Thị Duyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận ...................................................................................... 5
7. Bố cục khóa luận................................................................................................ 6
NỘI DUNG ......................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ TRƢỜNG TỪ VỰNG - NGỮ
NGHĨA ............................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm trường nghĩa .................................................................................... 7
1.2. Phân loại ........................................................................................................ 8
1.2.1. Trường nghĩa dọc .......................................................................................... 8
1.2.1.1. Trường biểu vật.......................................................................................... 9
1.2.1.2. Trường biểu niệm ..................................................................................... 10
1.2.2 Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính) ................................................ 12
1.2.3 Trường liên tưởng ........................................................................................ 13
1.3. Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương ............................................................. 15
1.3.1. Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương .............................................. 16
1.3.2. Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương .................................................... 16
1.3.3. Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương .................................................... 17
1.4. Phóng sự ..................................................................................................... 18
1.5. Phong cách ngôn ngữ phóng sự của Ngô Tất Tố ................................................. 20
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..................................................................................... 24



CHƢƠNG 2: TRƢỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ NGƢỜI TRONG PHÓNG
SỰ CỦA NGÔ TẤT TỐ ..................................................................................... 25
2.1. Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ ngoại hình của con người trong phóng sự của Ngô Tất
Tố ..................................................................................................................... 25
2.1.1. Kết quả thống kê ......................................................................................... 25
2.1.2. Một số trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ ngoại hình .............................................. 26
2.1.2.1. Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi mắt .......................................................... 26
2.1.2.2. Trường từ vựng chỉ đặc điểm về dáng người ................................................. 28
2.1.2.3. Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi tay ........................................................... 29
2.1.2.4. Từ ngữ miêu tả đặc điểm của khuôn mặt ...................................................... 31
2.1.2.5. Trường từ vựng chỉ trang phục ................................................................... 33
2.2. Trường từ vựng chỉ phẩm chất của người trong phóng sự của Ngô Tất Tố .............. 34
2.2.1. Kết quả thống kê ......................................................................................... 34
2.2.2. Một số trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ phẩm chất .............................................. 35
2.2.2.1. Trường từ vựng chỉ đặc điểm giọng nói ....................................................... 35
2.2.2.2. Trường từ vựng chỉ đặc điểm tâm trạng ....................................................... 37
2.2.2.3. Trường từ vựng chỉ đặc điểm tính cách ........................................................ 39
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..................................................................................... 46
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DẪN LIỆU


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trường nghĩa là một trong những lí thuyết quan trọng của ngôn ngữ học.
Nghiên cứu trường nghĩa sẽ giúp phát hiện những mối quan hệ ngữ nghĩa của
hệ thống từ vựng bởi các từ ngữ không tồn tại một cách rời rạc mà chúng đều

có quan hệ nhất định với nhau về một phạm vi ngữ nghĩa nào đó. Việc tìm
hiểu các trường nghĩa không chỉ phản ánh mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các
đơn vị từ vựng trong một hệ thống ngôn ngữ, mà còn góp phần tìm hiểu nội
dung tác phẩm cũng như tìm hiểu phong cách của tác giả qua cách họ sử dụng
các trường từ vựng - ngữ nghĩa trong các tác phẩm.
Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của
văn học. Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học. Ngôn ngữ là yếu
tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm,
nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác
phẩm. Cũng chính vì thế, M.Gorki đã từng viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học
là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và – cùng với các sự kiện, các hiện
tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học”. Ngôn ngữ vừa là chất liệu
tạo nên tác phẩm vừa là phương tiện để qua nó người đọc cảm nhận được cái
hay, vẻ đẹp của tác phẩm đó. Có lẽ do đó phương pháp dạy học theo quan
điểm tích hợp ngữ - văn đang được đề cao như hiện nay. Các lí thuyết ngôn
ngữ trong đó có lí thuyết về trường nghĩa càng được quan tâm ứng dụng vào
nghiên cứu tác phẩm, góp phần giải mã tín hiệu ngôn ngữ ở một dạng đặc biệt
– ngôn ngữ nghệ thuật. Nghiên cứu lí thuyết về trường nghĩa trong quan hệ
với phân tích tác phẩm văn học cũng nằm trong xu hướng chung đó.
1.2. Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng
mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Ngô Tất Tố là đại diện tiêu biểu cho
những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung

1


hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ. Những trang viết của ông sâu
sắc, đầy trăn trở và xúc động đã tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông
dân và cảnh ngộ của họ trước Cách mạng. Tuy thành công trên nhiều thể
loại nhưng trước hết Ngô Tất Tố là một nhà phóng sự với những đóng góp nổi

bật về thể loại này.
Trong thể loại phóng sự, Ngô Tất Tố đã bắt nguồn từ thực tế, bám sát diễn
biến của hiện thực trong xã hội, phóng sự của Ngô Tất Tố không chỉ giới
thiệu cho bạn đọc sự thật của cuộc sống mà còn thể hiện tầm hiểu biết sâu
rộng về nguồn gốc, về lai lịch của các vấn đề được miêu tả và quan trọng hơn
nữa là người đọc, người đọc còn cảm nhận rõ rệt chính kiến lúc thì mềm dẻo,
khi thì rất mực kiên định, của chính tác giả trước sự đời. Phóng sự của Ngô
Tất Tố là một phần trong toàn cảnh của tấm gương phản chiếu xã hội, đã cô
đúc nhiều bài học thiết thực và sinh động về tâm huyết, về nội dung và nghệ
thuật sáng tác phóng sự, là bài học sáng giá và góp phần quyết định thành
công cho các thế hệ sau.
Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về các phóng sự của Ngô Tất
Tố. Tuy nhiên, xem xét những phóng sự của Ngô Tất Tố từ lí thuyết trường
nghĩa thì chưa có tác giả nào xem xét một cách hệ thống. Với những lí do nêu
trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Khảo sát trường từ vựng ngữ
nghĩa chỉ người trong phóng sự của Ngô Tất Tố nhằm tìm hiểu về hệ thống
trường tự vựng chỉ người trong phóng sự của Ngô Tất Tố.
2. Lịch sử vấn đề
Ngô Tất Tố là một trong số ít những cây bút mà ngay từ những tác phẩm
đầu tay đã được sự chú ý và quan tâm của độc giả cũng như sự quan tâm của
các nhà văn và giới phê bình văn học trên thế giới. Đã có 250 công trình của
các nhà nghiên cứu, phê bình, các nhà giáo và bạn đọc đi sâu vào khám phá
cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác và các phương diện khác nhau trong

2


thế giới nghệ thuật. Trong số các đề tài đó đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về
phóng sự của Ngô Tất Tố. Tất cả các nghiên cứu đều tập trung đánh giá cao
về văn tài của ông trên mọi phương diện sáng tác. Tuy nhiên mỗi tác giả chỉ

thường chỉ nghiên cứu một vấn đề nhất định chưa có một công trình nào đi
sâu vào tìm hiểu về trường nghĩa ngữ nghĩa đã làm nên thành công cho thể
loại phóng sự.
Vấn đề về trường nghĩa đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế
giới quan tâm từ rất sớm, chúng ta có thể kể đến các tác giản như:
F.De.Sausure, J.Trier…. Các tác giả này đã đưa ra các quan niệm, các khía
cạnh khác nhau về trường nghĩa xuất phát từ những góc nhìn riêng của mình.
Ở Việt Nam cũng có không ít nhà ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề
nghiên cứu trường nghĩa từ vựng. Tiêu biểu nhất là Giáo sư Đỗ Hữu Châu,
Phó giáo sư Đỗ Việt Hùng. Các tác giả đã cụ thể hóa trường từ vựng - ngữ
nghĩa bằng cứ liệu tiếng Việt trong các giáo trình. Trong đó, Đỗ Hữu Châu là
người đi đầu trong việc đưa ra lí thuyết về trường nghĩa cũng như những
phạm trừ ngôn ngữ liên quan đến trường nghĩa. Ông đã vận dụng lí thuyết về
trường nghĩa của các tác giả nước ngoài để xây dựng những quan niệm của
mình về trường nghĩa. Tuy nhiên các tác giả mới chỉ nghiên cứu một số hệ
thống thuộc cấp độ từ vựng. Những vấn đề về trường từ vựng ngữ nghĩa trong
tác phẩm văn chương vẫn chưa được quan tâm và tìm hiểu. Đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu trường từ vựng ngữ nghĩa thuộc các phạm trù khác
nhau như: chỉ người, động vật, thực vật… và xem xét các hoạt động của các
trường nghĩa trong các quan hệ giao tiếp khác nhau như: xã hội, văn hóa, lịch
sử…. Nghiên cứu về trường nghĩa trong các tác phẩm của một hay nhiều tác
giả cụ thể cũng có thể là sự quan tâm của sinh viên trong việc nghiên cứu đề
tài của các khóa luận tốt nghiệp. Vì vậy, khảo sát hoạt động của các trường từ
ngữ trong các tác phẩm văn chương là vấn đề còn rất mới mẻ. Nghiên cứu vấn

3


đề này mới chỉ có một số công trình của sinh viên trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 như: Trường nghĩa ẩm thực trong tác phẩm của Thạch Lam và Vũ

Bằng (K33), Thành ngữ chỉ trường nghĩa ăn trong tiếng Việt (K32), Trường
nghĩa thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 (K33), Trường từ vựng ngữ
nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao (K36). Tuy nhiên chưa
có đề tài nào nghiên cứu về trường nghĩa trong tác phẩm của Ngô Tất Tố một tác giả lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Do đó qua việc tìm
hiểu, tra cứu, chúng tôi thấy được tính chất của vấn đề nghiên cứu và quyết
định đề tài: Khảo sát trường tự vựng ngữ nghĩa chỉ người trong phóng sự
của Ngô Tất Tố. Chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài này để tìm ra những
nét phong phú linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn tài hoa này
và mong muốn góp thêm tiếng nói vào việc chiếm lĩnh một tác giả có tầm
quan trọng đối với văn học nước nhà.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người trong các phóng sự của nhà
văn Ngô Tất Tố, khóa luận nhằm hướng tới làm rõ lí thuyết về trường nghĩa
nói chung và trường nghĩa trong tác phẩm văn chương nói riêng. Bên cạnh đó,
khóa luận cũng hướng tới giúp người đọc thấy được sự đa đạng, phong phú
trong việc sử dụng từ ngữ của Ngô Tất Tố; mở rộng, trau dồi thêm vốn từ ngữ
khi tiếp cận với các tác phẩm văn học cũng như trong đời sống.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ở đề tài này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu và nghiên cứu:
 Xây dựng cơ sở lí luận cho việc tìm hiểu trường nghĩa từ vựng chỉ người
trong phóng sự của Ngô Tất Tố.
 Khảo sát trường nghĩa từ vựng chỉ người trong phóng sự của Ngô Tất Tố.

4


 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng từ ngữ trong sáng tác của Ngô Tất
Tố.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu của khóa luận là các phóng sự của Ngô Tất Tố.
Khóa luận chủ yếu tập trung khai thác toàn bộ các từ ngữ chỉ người trong các
phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu các phóng sự :Việc làng, Lều
chõng của Ngô Tất Tố.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tiến hành tập hợp và nghiên cứu tài liệu có liên quan tới trường nghĩa từ
vựng chỉ người trong các phóng sự của Ngô Tất Tố nhằm tổng quan vấn đề
nghiên cứu và xây dựng khung lí thuyết cho đề tài nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thống kê.
-Phương pháp miêu tả.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học.
-Thủ pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu.
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Về lí luận
Kế thừa những thành tựu về trường nghĩa ,đề tài làm rõ mặt lí thuyết về
trường nghĩa trong phóng sự. Qua đó hoàn thiện về cơ sở lí thuyết về trường
nghĩa.
6.2.

Về thực tiễn

5



+ Kết quả của việc nghiên cứu khóa luận giúp ích cho việc học tập và giảng
dạy về ngôn ngữ.
+ Có thể vận dụng kết quả nghiên cứu vào trong quá trình giảng dạy từ ngữ
trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong các sáng tác của Ngô Tất Tố.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phục lục, Nội dung khóa luận gồm hai
chương như sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lí thuyết về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa.
Chƣơng 2: Trƣờng từ vựng ngữ nghĩa chỉ ngƣời trong phóng sự của Ngô
Tất Tố.

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT
VỀ TRƢỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA
1.1. Khái niệm trƣờng nghĩa
Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ, các từ không hề tồn tại một
cách rời rạc mà chúng đều có quan hệ nhất định với nhau về phạm vi ngữ
nghĩa nào đó. Những từ có quan hệ về nghĩa như vậy tạo nên một tiểu hệ
thống ngữ nghĩa được gọi là “trường từ vựng”, “trường từ vựng ngữ nghĩa”
hay “trường nghĩa”.
Ví dụ: Khi nói đến người, người ta nghĩ ngay đến già, trẻ, nam, nữ, trẻ con,
xinh, xấu, cao, gầy, béo…
Trường từ vựng là một lĩnh vực nghiên cứu từ vựng xuất hiện từ những
năm 30 của thế kỉ XX. Ở Việt Nam người áp dụng lí thuyết trường vào
nghiên cứu từ vựng tiếng Việt là tác giả Đỗ Hữu Châu. Để định nghĩa về
trường từ vựng, ông cho rằng: “Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ
vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa”. Theo tác giả

Nguyễn Thiện Giáp quan niệm “Trường nghĩa là phạm vi những đơn vị từ
vựng có quan hệ lẫn nhau về nghĩa”; còn “Trường từ vựng của một trường
nghĩa là tập hợp những từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc
trường nghĩa này”. Ngoài những khái niện trên ta còn thấy rất nhiều khái
niệm về trường nghĩa “Trường nghĩa là trường từ vựng ngữ nghĩa, là tập hợp
của nhiều từ ngữ cũng như nhiều nhóm từ nghĩa khác nhau cùng biểu thị một
phạm vi hiện thực nào đó mà khi nói đến từ ngữ này ta nhớ đến, nghĩ đến
những từ ngữ khác trên cơ sở chúng cùng thuộc về một phạm vi hiện thực”.
Ví dụ: Trắng, trắng tinh, trắng toát, trắng như tuyết…hay đỏ, đỏ rực, đỏ au, đỏ
đô, đo đỏ…

7


Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa. Nhưng chúng
ta có thể quy nó vào hai khuynh hướng chủ yếu:
Khuynh hướng thứ nhất: quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái
niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện tiêu biểu cho khuynh
hướng này là L.Weisgerber và J.Trier.
Khuynh hướng thứ hai: Cố gắng xây dựng lại lí thuyết về trường nghĩa
trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi của
bất kì một khái niệm nào mà nó là của tất cả các từ ngữ có quan hệ lẫn nhau
về ý nghĩa mà đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng này là Ipsen. Theo giáo sư
Đỗ Hữu Châu “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa”.
Như vậy để có thể tìm ra được một khái niệm đầy đủ về trường nghĩa vấn
là vấn đề được đặt ra với rất nhiều nhà nghiên cứu. Nhưng để phục vụ cho các
công trình nghiên cứu khác nhau các nhà nghiên cứu đã thống nhất khái niệm
về trường nghĩa sau: “Trường nghĩa là tập hợp của những từ có ít nhất một
nét chung về nghĩa”.
1.2. Phân loại

Dựa vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ là quan hệ dọc và quan hệ
ngang, Đỗ Hữu Châu đã chia trường nghĩa tiếng Việt thành các loại trường
nghĩa khác nhau: Trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm (hai trường
nghĩa dựa vào quan hệ dọc); trường nghĩa tuyến tính (dựa vào quan hệ ngang)
và trường nghĩa liên tưởng (dựa vào sự kết hợp giữa quan hệ dọc và quan hệ
ngang).
1.2.1. Trường nghĩa dọc
Để phân biệt các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong trường từ vựng các nhà
nghiên cứu trường nói đến các nhóm trường từ vựng ngữ nghĩa: trường biểu
vật, trường biểu niệm, trường liên tưởng và trường tuyến tính. Các kiểu

8


trường nghĩa được biểu thị trên trục dọc là trường biểu vật và trường biểu
niệm.
1.2.1.1. Trường biểu vật
Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật. Cần
căn cứ vào đó để đưa ra các ý nghĩa biểu vật và các từ trường biểu vật thích
hợp với nó, chúng ta chọn các danh từ làm gốc.
Ví dụ: Từ “tay” sẽ có các trường biểu vật như sau:
- Bộ phận của tay: bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, móng tay, cánh tay, đốt tay.
- Đặc điểm ngoại hình của tay: dùi đục, búp măng, mỏng.
- Hoạt động của tay: cào, bê, cấu, véo, viết, vẽ, đan, cắp, tát, ghì.
Số lượng các từ ngữ nằm trong trường biểu vật rất nhiều. Bất cứ một
danh từ nào trong các trường lớn cũng có thể tự mình lập thành một trường
nhỏ có số lượng từ ngữ phong phú. Tuy nhiên trong các trường biểu vật cũng
có một điều đáng chú ý:
- So sánh giữa các trường lớn với nhau hay các trường nhỏ trong một trường
lớn chúng ta dễ nhận thấy sự khác nhau về số lượng từ ngữ và cách tổ chức.

Nếu so sánh trường cùng một tên gọi trong các ngôn ngữ với nhau thì sự khác
biệt giữa các trường càng rõ ràng hơn nữa.
- Khi phân biệt các trường cần chú ý đến nghĩa biểu vật chứ không chú ý đến
từ. Không phải một từ khi đã ở trường này thì không thể ở trường kia được vì
nó có tính nhiều nghĩa biểu vật, do đó từ có thể nằm ở trong các trường biểu
vật khác nhau tùy theo số lượng các ý nghĩa biểu vật của nó
- Do chỗ có các từ đi vào nhiều trường cho nên các trường từ vựng có thể xảy
ra trường hợp “thẩm thấu” và “giao thoa” vào nhau. Hai trường biểu vật giao
thoa vào nhau khi có một số từ của trường này có thể cũng nằm trong trường
kia.

9


Ví dụ: Chúng ta nói hai trường “người” và “thực vật” độc lập với nhau cao
hơn là hai trường “người” và “động vật” (một số từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
của trường “người”, một số hoạt động của người đều dùng chung cho động
vật, trong khi đó, các từ của trường thực vật như lá, hoa, quả.... ít dùng cho
người).
- Quan hệ giữa các từ ngữ đối với một trường biểu vật không giống nhau. Có
những từ gắn chặt với trường nhưng cũng có những từ gắn bó lỏng lẻo hơn.
Có những từ điển hình cho trường nghĩa được gọi là các từ hướng tâm, có
những từ điển hình cho trường được gọi là các từ ngữ hướng biên. Từ hướng
tâm gắn rất chặt với trường làm thành cốt lõi trung tâm quy định những đặc
trưng ngữ nghĩa của trường. Những từ hướng biên gắn bó với nhau long lẻo
hơn và mối lúc càng đi ra xa khỏi lõi, liên hệ với nhau trong trường ngày càng
mờ nhạt đi. Các từ hướng tâm là các từ chỉ có ở trường này mà không có ở
trường khác. Từ hướng biên là những từ xuất hiện ở cả hai trường.
1.2.1.2. Trường biểu niệm
Để tập hợp các từ về một trường biểu niệm cần căn cứ vào khuôn nét

nghĩa chung. Và để phân biệt các trường biểu niệm dựa vào các ý nghĩa biểu
niệm của từ. Một trường biểu niệm là tập hợp các từ có chung một cấu trúc
biểu niệm. Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu vật lớn có thể phân
chia thành các trường nhỏ và cũng có những miền với các mật độ khác nhau.
Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm nên một từ có thể đi vào nhiều
trường nghĩa khác nhau. Qua đó ta có thể thấy nó cũng giống như các trường
biểu vật, các trường biểu niệm có thể giao thoa với nhau, thẩm thấu vào nhau
và cũng có các lõi trung tâm với các từ điển hình với các lớp từ chung quanh
ở lớp kế cận trung tâm.
Các ý nghĩa biểu vật tuy có nguồn gốc ở các khái niệm nhưng không
đồng nhất với khái niệm, cho nên các trường biểu niệm cũng không đồng nhất

10


với các khái niệm, không phải là những sự kiện tư duy thuần túy mà nó chính
là những sự kiện của ngôn ngữ.
Ví dụ: Trường biểu vật (vật thể nhân tạo)(phục vụ sinh hoạt)
- Dụng cụ để đặt: bàn, ghế, kệ….
- Dụng cụ để chứa: lọ, vại, mủng, thúng, hòm, vali…
- Dụng cụ để che phủ: khăn, màn, mủng, chiếu....
- Dụng cụ để che thân, mặc: áo, quần, khăn, khố, ủng, giày, dép…
Ngoài việc chia nhỏ các trường biểu niệm lớn, thì có thể phân chia các
trường nhỏ thành nhóm. Khi nói về hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm chúng
ta đề cập đến các từ điển hình cho một cấu trúc biểu niệm. Các từ điển hình
tạo thành cái lõi, thành những trung tâm của các trường biểu niệm, nhờ nó mà
sự tồn tại của một trường biểu niệm mới được khẳng định. Cũng chính nhờ sự
đối chiếu với chúng mà chúng ta có thể biết được một từ có bao nhiêu nghĩa
biểu niệm khác nhau. Sự phân biệt các trường biểu vật và trường biểu niệm
như trên dựa vào sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong các từ. Tuy

nhiên hai trường nghĩa biểu vật và biểu niệm có liên hệ với nhau: Nếu lấy
những nét nghĩa biểu vật trong các cấu trúc biểu niệm làm tiêu đề lớn thì tập
hợp của nó là các trường vật. Khi phân lập các trường biểu niệm ta dựa vào
cấu trúc biểu niệm, xong khi phân nhỏ nó ra có một lúc nào đó phải sử dụng
đến nét nghĩa biểu vật.
Ví dụ: Để phân nhỏ trường (hoạt động)(tác động đến X)(làm X rời chỗ),
chúng ta phải dùng đến các nét nghĩa biểu vật như (người)(động vật)(phương
tiện vận tải)(nước) để phân biệt với các từ ngữ như vác, khiêng, đẩy… với tải,
chở… với cuốn…
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập thành các trường. Nhưng
cũng chính nhờ sự phân lập mà chúng ta hiểu được ý nghĩa của từ một cách
sâu sắc. Không những vậy mà chúng ta còn phát hiện ra những quy tắc chi

11


phối sự hoạt động của từ trong lịch sử hình thành và trong hoạt động chức
năng của nó.
1.2.2 Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính)
Trường nghĩa ngang là tập hợp tất cả các từ ngữ có khả năng kết hợp với
một từ ngữ nào đó được lấy làm gốc lập thành những chuỗi tuyến tính (có thể
là câu, cụm từ) chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Ví dụ: Trường nghĩa của từ đi là người, voi, chậm, nhanh, tập tễnh, thoăn
thoắt, học, chợ, làm, buôn.
Các từ trong trường tuyến tính là các từ thường xuất hiện với từ trung tâm
trong các ngôn bản. Khi phân tích ý nghĩa của chúng, chúng ta có thể phát
hiện được những nội dụng ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của
quan hệ đó. Cùng với trường nghĩa dọc, trường biểu niệm, trường biểu vật các
trường tuyến tính cũng góp phần không nhỏ làm sáng tỏ những quan hệ và
cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng và phát hiện những đặc điểm nội tại và những

hoạt động của từ ngữ.
Qua đó có thể thấy:
- Các từ ngữ trong một trường nghĩa ngang là những từ thường kết hợp theo
những chuẩn mực ngữ nghĩa của một ngôn ngữ chung.
- Một từ có nhiều nghĩa khác nhau có thể lặp thành các trường nghĩa ngang
khác nhau về tính chất nhưng tùy theo nghĩa để lấy làm trung tâm cho một
trường nghĩa.
- Các từ trong trường nghĩa ngang là sự khái quát những nét nghĩa trong nghĩa
biểu vật của từ.
- Có rất nhiều từ ngữ đi cùng một từ trung tâm nào đó lập thành trường nghĩa
ngang của nó. Tuy nhiên quan hệ giữa các quan hệ giữa các từ trong trường
nghĩa có mức độ (chặt, lỏng) khác nhau.

12


Đối với việc sử dụng ngôn ngữ, việc xác định được trường tuyến tính có
ý nghĩa rất to lớn, bởi vì xác lập được trường tuyến tính, ta có thể biết trước,
đoán trước được khả năng xuất hiện của các từ trong đoạn.
+ Trường nghĩa đặc trưng cho từng thứ tiếng.
+ Trường nghĩa được gọi theo tên của phạm vi hiện thực.
Hiện thực khách quan là một thực tế rộng lớn nhưng thông qua tư duy
của từng dân tộc mà chia ra thành nhiều mảng, mỗi mảng bao gồm nhiều sự
vật, sự việc, hiện tượng.
+ Trường nghĩa thể hiện hai nội dung: hiện thực khách quan mà thứ tiếng đó
phản ánh; nội dung văn hóa của từng dân tộc.
Để sử dụng được từ ngữ của một thứ tiếng, ta phải tích lũy trau dồi kiến
thức về văn hóa đất nước, con người, dân tộc… của thứ tiếng đó.
1.2.3 Trường liên tưởng
Việc phân loại các trường từ biểu vật, biểu niệm như trên là vấn đề cần

thiết để có thể tìm hiểu các cấu trúc ngữ pháp và các đặc điểm hoạt động của
từ. Nhưng việc phân loại các trường từ chỉ là sự phân tích “cấu trúc bề mặt”
của ngôn ngữ. Ngôn ngữ ngoài “cấu trúc bề mặt” còn có “cấu trúc bề sâu” đó
là lí do để xác lập trường liên tưởng của ngôn ngữ.
Liên tưởng là một trong những hoạt động tâm lí thông thường của con
người. Theo các nhà tâm lí tâm lí học: “Liên tưởng là mối quan hệ giữa các
hiện tượng tâm lí, trong đó có sự tích cực hóa của một biểu tượng này kéo
theo sự xuất hiện một hay nhiều các biểu tượng khác có liên quan”. Thuyết
liên tưởng coi sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng của sự hình thành trí
nhớ và tất cả các hiện tượng tâm lí.
Trong văn học liên tưởng là tạo ra các mối quan hệ giữa các sự vật hiện
tượng với nhau, nhằm nhận ra một ý nghĩa mới mẻ nào đó.

13


Liên tưởng bao giờ cũng dựa trên mối quan hệ cụ thể hoặc đôi khi nó trở
nên mơ hồ giữa các sự vật, hiện tượng. Dựa trên mối quan hệ ấy, người ta có
thể chia liên tưởng thành bốn loại: Liên tưởng tương đồng, liên tưởng tương
cận, liên tưởng nhân quả và liên tưởng đối lập.
- Liên tưởng tương cận là có sự vật này nghĩ đến sự vật khác gắn với nó.
- Liên tưởng tương đồng là thấy cái này nghĩ đến cái tương đồng với nó.
- Liên tưởng nhân quả là thấy kết quả mà nghĩ đến nguyên nhân, thấy việc
làm hôm nay nghĩ đến kết quả ngày mai.
- Liên tưởng đối lập là đưa ra những sự vật hiện tượng trái ngược nhau.
Qua đó, có thể thấy liên tưởng làm cho hình tượng nghệ thuật đó có
thêm chiều sâu ý nghĩa tăng lên bội phần những ấn tượng cũng như những
cảm xúc ở người đọc. Có thể nói, liên tưởng là một thao tác của tư duy sáng
tạo, nó vừa thuộc ý thức, vừa thuộc về tiềm thức mà thao tác chủ đạo của nó
là sự liên kết mĩ cảm của chủ thể khi cảm nhận và thể hiện một đối tượng.

Không có liên tưởng, nghệ thuật chỉ là một sự sao chép hiện thực một cách
máy móc, vụng về, khô cứng và nhạt nhẽo. Nhà ngôn ngữ học người Pháp
Ch.Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm trường liên tưởng. Theo ông một từ
ngữ cũng có thể là một trung tâm của trường liên tưởng.
Ví dụ: như từ bò của tiếng Pháp có thể gợi ra do liên tưởng nhiều ý nghĩa
khác nhau.
- Chỉ loại động vật ăn cỏ : cái bò mộng, bê...
- Chỉ hoạt động : bò, sự cày bừa...
- Chỉ những ý niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong lối so sánh, trong
các thành ngữ Pháp.
Từ những phân tích trên có thể thấy : Trường liên tưởng là phạm vi hoạt
động của liên tưởng, là giới hạn thẩm mĩ của chủ thể sáng tạo. Khi những liên
tưởng của một chủ thể nhất định nối kết với nhau theo một cách thức nào đó

14


nó sẽ tạo thành một chỉnh thể, khi đó trường liên tưởng sẽ được hình thành.
Trường liên tường của một chủ thể sáng tạo được quy định bởi vốn sống, vốn
văn hóa và những phản ứng mỹ cảm của chủ thể ấy bởi vốn sống, kỉ niệm, cá
tính và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ ảnh hưởng rất lớn và nó là nguồn
nguyên liệu chính để tạo ra trường liên tưởng. Bên cạnh đó ta có thể thấy
trường liên tưởng của một số tác giả còn chịu ảnh hưởng từ yếu tố dân tộc và
thời đại.
Ví dụ: Khi nhắc tới chiến tranh người ta liên tưởng tới: bom đạn, sụt lở, cái
chết, rốc két…
Trong sáng tác trường liên tưởng có hai xu hướng bộc lộ chính:
-Thứ nhất: Trong việc nghệ sĩ cảm nhận và thể hiện những hình ảnh trực quan
của đời sống hiện tại. Cách này trường liên tưởng sẽ sử dụng các bút pháp
nghệ thuật khác nhau mà tiêu biểu là so sánh và ẩn dụ.

- Thứ hai: Được biểu hiện qua việc tổ chức văn bản. Đó có thể là mạch cảm
xúc, ý tưởng, cách tạo dựng thế giới hình tượng trong tác phẩm.
Như vậy, có thể thấy được liên tưởng là một năng lực thiết yếu trong tư
duy sáng tạo nghệ thuật, nó góp phần quan trọng tạo nên nét riêng của người
nghệ sĩ. Liên tưởng xuất hiện chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: thời đại, vốn
sống, dân tộc, cá tính…để rồi liên tưởng chi phối cách thức xây dựng hình
tượng nhân vật, cách tổ chức văn bản nghệ thuật.
1.3. Trƣờng nghĩa và ngôn ngữ văn chƣơng
Ngày nay mối quan hệ giữa gần gũi giữa ngôn ngữ học và văn chương là
điều khá tự nhiên. Và trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương cũng có mối
quan hệ mật thiết với nhau được thể hiện trong các mối quan hệ giữa: trường
biểu vật và ngôn ngữ văn chương, trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương,
trường liên tưởng trong ngôn ngữ văn chương.

15


1.3.1. Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương
Từ ngữ Việt Nam rất đa dạng và phong phú, từ ngữ có thể chuyển nghĩa
theo hình thức ẩn dụ và hoán dụ. Các từ trong trường biểu vật thường chuyển
nghĩa theo một nghĩa nhất định. Nếu chuyển theo ẩn dụ thì thường xảy ra sự
chuyển trường biểu vật, có nghĩa là các từ biểu vật thuộc trường này kéo theo
sự biểu vật của trường khác.
Ví dụ: Từ “lửa” khi chuyển sang trường “tình cảm trạng thái tâm lí” thì sẽ kéo
theo các từ ngữ: nhen nhóm, tàn, kéo, bốc, rực, hừng hực… sẽ cùng chuyển
sang trường nghĩa đó.
Trường lửa cũng có thể chuyển sang trường chỉ các “cuộc đấu tranh xã
hội” thì kéo theo các từ ngữ: lửa đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào đấu
tranh vẫn còn âm ỉ, không thể dập tắt được…sẽ chuyển nghĩa cũng sang
trường nghĩa đó.

Tuy nhiên khi sử dụng trường nghĩa nếu trường nghĩa được sử dụng
đúng với trường nghĩa của chúng thì tác dụng gợi hình ảnh của nó sẽ kém đi
hoặc không có bởi có sự trung hòa về ngữ cảnh sử dụng. Khi từ ngữ chuyển
trường thì ngoài cái riêng của những từ ngữ nó mang theo cả những ấn tượng
liên tưởng của trường nghĩa cũ. Trong văn chương những từ trong một câu
văn, đoạn văn thường kéo nhau theo cùng một trường để tạo ra sự phù hợp về
trường nghĩa biểu vật.
1.3.2. Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương
Khi phản ánh một vấn đề hiện thực nào đó vào tác phẩm, người viết cần
trình bày và khắc họa nó bằng ngôn ngữ của bản thân mình. Tại một chỗ tác
phẩm chỉ có thể phản ánh một phương diện của thực tế cuộc sống mà thôi. Để
làm nổi bật cái đồng nhất đó từ ngữ của tác giả khi diễn đạt vấn đề cần phải
chứa một cái gì đó chung, phù hợp với nhau tạo nên hiện tượng gọi là cộng
hưởng ngữ nghĩa giữa các từ. Và sự cộng hưởng này dựa trên nét nghĩa vốn

16


có trong các từ, nói khác đi nó dựa trên những nét nghĩa chung cho một
trường biểu niệm. Sự cộng hường ý nghĩa này chỉ xảy ra với từ ngữ. Nó chi
phối cả cấu trúc ngữ pháp, cả ngữ âm và cả tiết tấu. Khi viết người viết
thường phối hợp tất cả các yếu tố ngôn ngữ lại với nhau để tạo nên sự phù
hợp về nội dung và hình thức cho tác phẩm.
1.3.3. Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương
Trường nghĩa liên tưởng có vai trò rất to lớn trong việc giải thích ý nghĩa
của từ và việc dùng từ, nhất là khi sử dụng từ ngữ trong các văn bản. Trong
thơ của Nguyễn Khoa Điềm luôn có một sức gợi từ quá khứ, cho đến hiện tại
và tương lai. Quá khứ luôn là một nguồn động lực, là sức mạnh để những con
người hôm nay sống và chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Sự liên tưởng trong
thơ ông cho chúng ta được quay trở về với quá khứ và ngợi ca những truyền

thống tốt đẹp và hào khí của dân tộc ta. Liên tưởng đến tương lai, nhà thơ đã
đưa chúng ta có thêm những hình dung về một ngày khi bạn bè các nước đến
thăm Việt Nam, nhân dân và con cháu ta rất nồng nhiệt chào đón họ. Trường
liên tưởng có tác dụng đi giải thích những hiện tượng sáo ngữ và sự lựa chọn
từ ngữ nào đấy để nói hay viết. Trong văn học hiện đại Việt Nam, từ mưa làm
ta luôn luôn liên tưởng tới những đêm buồn, cô đơn. Từ li biệt thường gợi ra
những từ cũng là các cảm xúc như bến đò, sông nước….thậm chí ngay cả khi
cuộc chia li, chia tay không diễn ra bên bờ sông bến nước mà vẫn:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song;
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Tràng Giang)
Cho nên sự gắn bó với cuộc đời, với thời đại đang sống và không phải
chỉ của các nhà văn mà cả những người làm văn học và giảng dạy văn học,

17


không chỉ để thường xuyên đổi mới tư tưởng, vốn sống, tình cảm mà còn để
đổi mới ngôn ngữ của bản thân.
1.4. Phóng sự
Phóng sự ra đời là kết quả của sự chi phối rất nhiều yếu tố của đời sống
xã hội văn hóa Việt Nam những năm 1930-1945. Đầu thập kỉ 30 của thế kỉ
XX, sau hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã
có những biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. Xã hội bức xúc lúc bấy giờ
đã trở thành đề tài cho văn học mổ xẻ nhưng không phải thể loại văn học báo
chí nào cũng có thể truyền tải được những thông tin mới đó chân thực và
chính xác nhất. Và phóng sự “ một thể loại văn học - báo chí đặc biệt, ra đời
trong hoàn cảnh đặc biệt đó”.

Có rất nhiều các khái niệm khác nhau vầ thể loại phóng sự và thường tập
trung ở hai xu hướng chính.
Xu hướng thứ nhất: Cho rằng phóng sự là kể lại câu chuyện có thật một
cách ngắn gọn, chính xác, các chi tiết trong phóng sự tập trung đi trả lời cho
các câu hỏi: Cái gì? Có liên quan và ảnh hưởng đến ai? Xảy ra như thế nào?
Và tại sao lại xảy ra như vậy?
Xu hướng thứ hai: Cho rằng phóng sự là một thể loại báo chí phản ánh
một sự vật, sự việc đang diễn ra trong hiện thực khách quan. Có liên quan đến
hoạt động, số phận của một hay nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay
tường thuật, kết hợp với cái tôi trần thuật
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Phóng sự, một thể loại kí, là
trung tâm giữa văn học và báo chí”. Phóng sự khác với thông tấn ở chỗ nó
không chỉ đưa thông tin mà còn có chức năng dựng lại hiện trường cho mọi
người quan sát, phán xét. Do đó ta có thể thấy phóng sự nghiêng hẳn về phía
tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật theo những nội dung tự sự thường không dựa
vào một cốt truyện hoàn chỉnh. Các nhà văn, nhà báo viết phóng sự lúc bấy

18


giờ đã nhận ra rằng cần phải viết một cách thẳng thắn, chính xác hơn về diễn
biến, hoạt động phức tạp của xã hội mà họ đã và đang sống. Cần phải xem xét
tại sao sự việc đó lại xảy ra điều đó chỉ có thể thể hiện bằng thể loại phóng sự.
Phóng sự đến với Việt Nam khá muộn, tuy nhiên khi đến Việt Nam
không phải nó được tiếp cận một cách đồng nhất mà nó được tiếp nhận dưới
nhiều hình thức khác nhau, tạo ra nhiều ý kiến về quan điểm về đặc trưng thể
loại không giống nhau.
Vũ Trọng Phụng ông vua phóng sự đất Bắc luôn coi trọng tính chất hiện
thực của phóng sự. Nhưng cái hiện thực đó phải do chính nhà văn thể nghiệm.
Phải tìm tòi, phải hóa thân và nó để cảm nhận mọi gác độ cuộc sống và mô tả

lại một cách sinh động, chân thực giúp người đọc cảm thấy như mình đang
chứng kiến sự kiện từ đầu đến cuối. Và Ngô Tất Tố đã vận dụng một cách
triệt để, chính vì vậy những trang phóng sự của ông luôn giàu cảm xúc đối với
hiện thực, những điều mà ông đã từng mắt thấy tai nghe. Phóng sự Việc làng
của Ngô Tất Tố đã đề cập đến những cuộc đời nhở bé bất hạnh của những
người nông dân quanh năm bị gánh nặng hủ tục đè nặng lên vai, chết mòn vì
những thứ lệ làng oái oăm, man rợ. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng:
“Phóng sự của Ngô Tất Tố làn cho người ta thấy những cảnh khổ não, nhọc
nhằn, những tai nạn khủng khiếp, những việc thương tâm gây lên bởi miệng
ăn, phơi bày ra như ở trước mắt”.
Đặc điểm của phóng sự: Phản ánh sự thật, sử dụng bút pháp miêu tả
tường thuật kết hợp nghị luận, vai trò cái tôi trần thuật, sử dụng bút pháp sinh
động, linh hoạt gần với văn học.
Các dạng phóng sự:
+ Phóng sự sự kiện: Phản ánh những sự kiện, bán sát vào quá trình phát triển
của sự kiện để phản ánh, đáp ứng được tính chân dung thời sự.

19


×