Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Trường nghĩa động vật, thực vật trong ca dao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.7 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ THỦY

TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT,
THỰC VẬT TRONG CA DAO VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Hà Nội - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ THỦY

TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT,
THỰC VẬT TRONG CA DAO VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ THÙY VINH

Hà Nội - 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc nhất cô giáo TS. Lê Thị Thùy Vinh – người hướng dẫn khoa học: đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ khoa Ngữ
văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình học tập nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu nghiên cứu khoa học nên không tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Trường nghĩa động
vật, thực vật trong ca dao Việt Nam” này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của bản
thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Thùy Vinh – Giảng viên
Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đề tài và nội dung khóa
luận là trung thực chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thủy



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát trường nghĩa thực vật .....................................................16
Bảng 2.2 Tần số xuất hiện và tỷ lệ phần trăm của nhóm côn trùng trong ca dao Việt
Nam ...........................................................................................................................17
Bảng 2.3 Thống kê, miêu tả hệ thống 21 biến thể (160 lần) từ ngữ biểu thị các động
vật thủy sinh khác và tần số xuất hiện trong ca dao. .................................................18
Bảng 2.4 Bảng thống kê, miêu tả hệ thống xuất hiện của nhóm thú nuôi ................19
Bảng 2.5 Bảng thống kê, miêu tả hệ thống xuất hiện của nhóm thú hoang ..............19
Bảng 2.6 Bảng kết qủa khảo sát của trường nghĩa thực vật ......................................32
Bảng 2.7 Bảng thống kê các loài cây có tần số xuất hiện cao nhất .........................33
Bảng 2.8 Bảng thống kê những loài hoa có tần số xuất hiện cao nhất ....................33
Bảng 2.9 Bảng thống kê các loài lá có tần số xuất hiện cao nhất ............................34
Bảng 2.10 Bảng thống kê các loài củ/quả có tần số xuất hiện cao nhất ...................34
Bảng 2.11 Bảng thống kê các loài thực vật có tần số xuất hiện nhiều nhất ..............35
Bảng 2.12 Bảng thống kê các từ chỉ các dạng thức của thực vật nói chung .............35


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ....................................................................... 6

1.1. Lí thuyết về trường nghĩa ........................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm trường nghĩa .......................................................................... 6
1.1.2. Phân loại trường nghĩa ............................................................................ 7
1.1.2.1. Trường nghĩa biểu vật (trường biểu vật).............................................. 7
1.1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm (trường biểu niệm) ....................................... 9
1.1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang) ................................. 10
1.1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng (trường liên tưởng) .................................... 11
1.1.3. Ngữ nghĩa của trường nghĩa.................................................................. 12
1.2. Mối quan hệ giữa trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương ....................... 13
1.2.1. Trường biểu vật và ngôn ngữ văn chương ............................................ 13
1.2.2. Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương ......................................... 14
1.2.3. Trường tuyến tính (trường nghĩa ngang) và ngôn ngữ văn chương ..... 15
1.2.4. Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương ........................................ 15
Chương 2. KHẢO SÁT TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT
TRONG CA DAO VIỆT NAM ...................................................................... 16
2.1. Trường nghĩa động vật trong ca dao Việt Nam ....................................... 16
2.1.1. Kết quả thống kê ................................................................................... 16
2.1.1.1. Tiêu chí phân loại ............................................................................... 16


2.1.1.2. Kết quả khảo sát ................................................................................. 16
2.1.2. Phân loại ................................................................................................ 17
2.1.2.1. Tiểu trường nghĩa nhóm côn trùng (155/1338 -11.6%) ..................... 17
2.1.2.2. Tiểu trường nghĩa nhóm cá và động vật thủy sinh (332/ 133824.81%) ........................................................................................................... 17
2.1.2.3 Tiểu trường nghĩa nhóm chim (312/1338 – 23.32% ) ........................ 18
2.1.2.4. Tiểu trường nghĩa nhóm thú (429/1338 – 32.06% ) .......................... 19
2.1.2.5. Các loài vật huyền thoại (110/ 1338 –8.22% ) .................................. 20
2.1.3. Nhận xét và biểu hiện của động vật ..................................................... 20
2.1.3.1. Nhận xét ............................................................................................. 20
2.1.3.2. Biểu hiện của động vật qua một số biểu tượng trong ca dao ............ 21

2.2. Trường nghĩa thực vật trong ca dao Việt Nam ........................................ 30
2.2.1. Kết quả thống kê ................................................................................... 30
2.2.1.1. Tiêu chí phân loại ............................................................................... 31
2.2.1.2. Kết quả khảo sát phân loại ................................................................. 32
2.2.2. Nhận xét và biểu hiện của thực vật ...................................................... 32
2.2.2.1. Nhận xét ............................................................................................ 32
2.2.3.2. Biểu hiện của thực vật qua một số biểu tượng trong ca dao .............. 36
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ, các từ không tồn tại một cách
rời rạc mà chúng đều có quan hệ nhất định với nhau về một phạm vi ngữ nghĩa nào
đó. Mỗi một tập hợp những từ có quan hệ về nghĩa như vậy tạo nên một tiểu hệ
thống ngữ nghĩa được gọi là “trường từ vựng”, “trường từ vựng ngữ nghĩa” hay
“trường nghĩa”. Trường từ vựng – ngữ nghĩa là một trong những nội dung quan
trọng của ngữ nghĩa học. Do đó, nó đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, rộng rãi của
nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việc tìm hiểu trường từ
vựng - ngữ nghĩa và vận dụng những lí thuyết về trường nghĩa trong lĩnh vực văn
học giúp chúng ta thấy rõ quan hệ giữa các từ ngữ, tính hệ thống của từ vựng nói
riêng và ngôn ngữ nói chung. Đồng thời việc xác lập trường nghĩa và phân tích
trường nghĩa là cơ sở để đánh giá, cảm thụ các tác phẩm văn học và tránh được
những nhận xét, đánh giá chung chung, không có căn cứ.
1.2.Ca dao không chỉ phản ánh những tâm tư tình cảm của con người mà còn
là bức tranh sinh động của đời sống mà nó còn mang đậm nét văn hóa của Việt
Nam. Ca dao Việt Nam là viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Với
ngôn ngữ tinh tế, sống động, duyên dáng, giàu hình tượng và đầy chất thơ, ca dao đi
vào lòng người, được người người thuộc nhớ, trau chuốt và truyền miệng từ thế hệ

này sang thế hệ khác.
Kho tàng ca dao Việt Nam thật phong phú, đặc sắc, mang một giá trị lớn về
trí tuệ, tình cảm và hình thức nghệ thuật. Tìm hiểu, nghiên cứu, học thuộc ca dao
luôn là niềm say mê của nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam.
Ca dao Việt Nam đã được nghiên cứu và tìm hiểu từ nhiều góc độ khác nhau
nhưng tìm hiểu từ góc độ ngôn ngữ vẫn là một cách nghiên cứu có giá trị tin cậy.
Trong khóa luận này, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu về trường nghĩa động vật,
thực vật trong ca dao Việt Nam qua đó thấy được nghệ thuật sử dụng ngôn từ của
quần chúng nhân dân đồng thời thấy được khả năng độc đáo của ngôn ngữ tiếng
Việt khi đi vào tác phẩm văn chương.

1


2. Lịch sử vấn đề
Trường nghĩa là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như: Đỗ
Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán ... Khi tìm hiểu đề tài, chúng tôi
nhận thấy nhiều trường từ vựng – ngữ nghĩa thuộc các phạm trù chỉ người, động
vật, thực vật... và xem xét sự hoạt động của trường nghĩa trong các môi trường khác
nhau: lịch sử, xã hội, văn hóa ... Một số tác giả còn đối sánh trường nghĩa trong
tiếng Việt với các trường nghĩa tương ứng trong các ngôn ngữ khác, nhưng họ chủ
yếu nghiên cứu trong phạm vi ngôn ngữ chứ chưa đi vào tác phẩm cụ thể. Do đó,
việc khảo sát hoạt động của trường nghĩa trong các tác phẩm là vấn đề còn mới mẻ.
Riêng về từ ngữ động vật, thực vật đã có một số công trình nghiên cứu như:
Luận án tiến sĩ Thế giới thực vật trong ca dao cổ truyền người Việt (2016) của
tác giả Trịnh Viết Toàn đã miêu tả, khảo sát đặc điểm của hình thức biểu hiện, cách
ứng xử với môi trường xã hội và tự nhiên, giá trị biểu trưng của thế giới thực vật
trong ca dao, tác giả rút ra: “ca dao của người Việt rất phong phú, phản ánh một các
sinh động nhiều mặt của đời sống xã hội; tư tưởng, tình cảm và lối thẩm mỹ của
người Việt. Nghiên cứu thế giới thực vật trong ca dao, luận án đã cho thấy một thế

giới “văn minh thực vật” được hình thành và kết tinh trong quá trình người Việt xây
dựng và phát triển cuộc sống của cộng đồng mình. Thông qua ca dao và thế giới
thực vật trong ca dao, người Việt đã gửi gắm những tâm tư, tình cảm, những lối ứng
xử và các quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội một cách độc dáo,
phù hợp với tư duy truyền thống của người Việt. Tất cả góp phần tạo nên bản sắc
Việt, một bản sắc mang đậm dấu ấn văn hóa thực vật”.
Luận án tiến sĩ Thế giới động vật trong ca dao cổ truyền người Việt (Trường
Đại học sư phạm Hà Nội, 2010) của Đỗ Thị Hòa đã miêu tả, khảo sát đặc điểm của
hình thức biểu hiện, cách ứng xử với môi trường xã hội và tự nhiên, giá trị biểu
trưng của thế giới động vật trong ca dao, tác giả rút ra: “Hình ảnh của các loài động
vật được phản ánh vào ca dao là một cách thức quan trọng để người Việt tự ý thức,
khám phá và biểu hiện chính mình trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội. Thế
giới muôn màu muôn vẻ của các loài vật, không chỉ là các hình thái hiện hữu sinh

2


động và đa dạng của tự nhiên mà còn là tính đa diện, đa chiều, phức tạp của thế giớ
nhân sinh”.
Luận án Tri thức dân gian về ứng xử với môi trường tự nhiên trong đời sống
vật chất người Việt vùng U Minh Thượng (Viện Nghiên cứu văn hóa, 2009) của
Nguyễn Diệp Mai đã làm nổi bật được nét đặc thù trong lối ăn, ở, mặc và đi lại
thích ứng với môi trường tự nhiên rừng U Minh Thượng của cư dân bản xứ. Tác giả
đã mô tả, phân tích kỹ lưỡng những kinh nghiệm khai thác động vật, thực vật theo
loài, theo mùa và cách thức chế biến các sản phẩm đó thành thực phẩm phục vụ đời
sống hằng ngày của người là bản địa.
Luận án phó tiến sĩ Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật
(trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga, 1996) của tác giả Nguyễn Thúy
Khanh. Tác giả đã rút ra kết luận: “Để định danh động vật, tiếng Việt chủ yếu sử
dụng các tên gọi thuần Việt. Số lượng tên gọi vay mượn không đáng kể và chủ yếu

là vay mượn chữ Hán. Cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi động vật trong tiếng Việt và
tiếng Nga đựơc tổ chức theo nguyên tắc trường. Cả hai trường từ vựng – ngữ nghĩa
đều có xu hướng ưa dùng cách chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ. Ở cả hai dân tộc chỉ
có một số động vật được sử dụng với biểu trưng như nhau, còn đại đa số động vật
mang biểu trưng khác nhau ...”
...
Ngoài ra, có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:
Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt của tác
giả Nguyễn Thúy Khanh, Ngôn ngữ, số 3, năm 1994.
Các luận án đã nêu bật được giá trị của “thế giới động vật”, “thế giới thực
vật”... trong đời sống văn hóa Việt Nam, nêu ra những bài học về giá trị truyền
thống, đây cũng là một trong những cơ sở để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu
khóa luận.
Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, khóa
luận sẽ tập trung làm nổi bật trường nghĩa động vật, thực vật và giá trị của chúng

3


trong ca dao của người Việt. Đây là một việc làm rất cần thiết để làm rõ trường từ
vựng – ngữ nghĩa động vật, thực vật nhưng đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí thuyết về trường nghĩa, khóa luận đã đặt vấn đề nghiên cứu
trường nghĩa động vật, thực vật trong ca dao Việt Nam nhằm mục đích:
- Xem xét sự đa dạng, linh hoạt của việc sử dụng hình ảnh động vật, thực vật
trong ca dao. Từ đó gián tiếp khẳng định cách tiếp cận ca dao từ góc độ ngôn ngữ là
một cách tiếp cận có giá trị.
- Làm rõ các trường nghĩa động vật, thực vật trong ca dao Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Ứng với nội dung nêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát các vấn đề lý thuyết có liên quan
- Khảo sát trường từ ngữ chỉ động vật, thực vật trong ca dao Việt Nam
- Bước đầu phân tính, đánh giá hiệu quả sử dụng và nhận xét sự vận động của
trường nghĩa chỉ động vật, thực vật trong ca dao Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trường nghĩa động vật và thực vật trong ca
dao Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ở khóa luận này, chúng tôi sử dụng cuốn Ca dao Việt Nam do Bích Hằng
(tuyển chọn), Nhà xuất bản Hồng Đức (2015) làm ngữ liệu để nghiên cứu và tìm
hiểu.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: thống kê những từ ngữ chỉ động vật, thực vật trong
giới hạn nghiên cứu.

4


- Phương pháp miêu tả: phương pháp này dùng để phân tích đặc điểm của các
trường nghĩa động vật, thực vật trong ca dao, từ đó rút ra tính hệ thống ngữ nghĩa
trong trường nghĩa và giá trị của những bài ca dao.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: thủ pháp này xem xét tần số xuất hiện giữa các
trường nghĩa cụ thể cũng như những từ ngữ trong các trường nghĩa đó.
- Thủ pháp phân tích: thủ pháp này dùng để phân tích các đặc điểm của trường
nghĩa về động vật, thực vật, từ đó rút ra được tính hệ thống ngữ nghĩa trong trường
nghĩa và biểu hiện của chúng qua một số biểu tượng trong ca dao.
• Quá trình tiến hành
Bước 1: Nghiên cứu lí luận để nắm chắc những vấn đề về trường nghĩa như

khái niệm, đặc điểm, hiện tượng chuyển trường nghĩa.
Bước 2: Tiến hành thu thập, thống kê tư liệu nghiên cứu. Đây là những từ ngữ
thuộc về trường nghĩa về động vật, thực vật trong ca dao Việt Nam.
Bước 3: Viết khóa luận
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có cấu
trúc 2 chương
• Chương 1: Cơ sở lí thuyết
• Chương 2: Khảo sát trường nghĩa động vật và thực vật trong ca dao Việt
Nam

5


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Lí thuyết về trường nghĩa
Lí thuyết về trường nghĩa đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra
vào những thập kỉ 20 và 30 của thế kỉ XX. Ở Việt Nam lí thuyết về trường nghĩa
mới được đề cập đến trong vài chục năm gần đây nhưng đã phát triển mạnh.
Trường nghĩa còn được gọi là trường ngữ nghĩa, là cách gọi tắt của trường từ
vựng – ngữ nghĩa. Từ khi ra đời đến nay lí thuyết này đã được vận dụng vào nghiên
cứu nhiều kiểu trường nghĩa khác nhau.
Kiểu trường nghĩa được nghiên cứu nhiều nhất là: “nhóm từ vựng – ngữ
nghĩa”. Đó là kiểu trường nghĩa được xác lập dựa trên từ khái quát biểu thị các khái
niệm chung nhất, trung hòa và trừu tượng nhất.
Ví dụ: Trường nghĩa thực vật, trường nghĩa động vật, trường nghĩa thời gian,
trường nghĩa không gian...
Tiếp đến là kiểu trường nghĩa được xác lập theo một khái niệm chung nhất cho
tất cả các từ của nhóm: nhóm các từ ngữ chỉ sự di chuyển trong không gian, nhóm

các từ ngữ chỉ trạng thái của con người... Những kết cấu ngữ nghĩa của những từ đa
nghĩa cũng được gọi là trừơng nghĩa và được nghiên cứu dựa trên lí thuyết về
trường nghĩa, bởi lẽ giữa các nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa bao giờ cũng có
một yếu tố chung, tạo nên trung tâm ngữ nghĩa để thu hút các từ có quan hệ với nó.
Ví dụ: Trường nghĩa của từ tay, trường nghĩa của từ chân, từ tai, từ mắt...
1.1.1. Khái niệm trường nghĩa
Lí thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây. Tư tưởng cơ bản của
lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách có hệ thống. Có nhiều cách hiểu khác
nhau về khái niệm trường nghĩa. Nhưng có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu:
Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà
các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là L.Weisgerber
và J.Trier.

6


Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở các
tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải phạm vi các khái niệm nào đó nữa
mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa. Đại biểu là Ispen.
Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là nhóm từ vựng – ngữ nghĩa. Giáo sư Đỗ
Hữu Châu là người có nhiều nghiên cứu về trường nghĩa. Theo ông “những quan hệ
về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đạt được các từ nói chung vào nhưng hệ
thống con thích hợp”. Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thê
hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa
giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa
chúng”.
Trong Từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Mỗi tiểu hệ
thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa”. Đó là những tập hợp từ đồng nhất
với nhau về ngữ nghĩa.
1.1.2. Phân loại trường nghĩa

Với các trường nghĩa, chúng ta có thể phân định một cách tổng quát những
quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường
nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường.
F.de Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai dạng
quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) và
quan hệ dọc (hay quan hệ tộc tuyến, quan hệ hệ hình).
Theo đó, trường nghĩa được chia thành: trường nghĩa ngang (hay còn gọi là
trường tuyến tính), trường nghĩa dọc (gồm hai trường: trường biểu vật và trường
biểu niệm) và một trường có quan hệ chi phối cả hai trường trên, đó là trường liên
tưởng.
1.1.2. 1. Trường nghĩa biểu vật (trường biểu vật)
Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Để có
những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của các từ về trường biểu vật
thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc. Các danh từ này phải có tính khái
quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật, như người, động vật, thực

7


vật, vật thể... Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý
nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Như
vậy, chúng ta sẽ đưa một từ vào một trường biểu vật nào đó khi xét nghĩa biểu vật
của nó trùng với tên gọi của danh từ trên.
Ví dụ: Trường biểu vật (người):
- Người nói chung:
+ Xét về giới: đàn ông, đàn bà, nam, nữ...
+ Xét về tuổi tác: trẻ em, thanh niên...
- Bộ phận con người: đầu, mình, chân, tay...
- Hoạt động của con người:
+ Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy, suy nghĩ...

+ Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông...
+ Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: túm, nắm, húc...
+ Hoạt đông dời chỗ: đi, chạy, nhảy...
+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi...
- Trạng thái của con người:
+ Trạng thái sinh lí: ốm yếu, khỏe mạnh...
+ Trạng thái trí tuệ: minh mẫn, mụ mị...
+ Trạng thái nội tâm: buồn, vui, giận dữ...
Các trường biểu vật khác nhau về số lượng, cách thức tổ chức các đơn vị,
miền phân bố. Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật nên một từ có thê nằm trong nhiều
trường khác nhau, từ đó dẫn đến hiện tượng “thẩm thấu”, “giao thoa” giữa các
trường. Hai trường biểu vật “giao thoa” với nhau khi một hoặc một số từ của trường
này nằm trong trường kia. Số lượng các từ chung của hai từ càng ít thì tính độc lập
của chúng càng cao.
Ví dụ: Chúng ta có hai trường “người” và “thực vật” độc lập đối với nhau
cao hơn là hai trường “người” và “động vật” (hầu hết các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
của trường “người”, một số hoạt động của người đều dùng chung cho động vật,
trong khi đó, các từ của trường thực vật như cành, rễ, ngọn,... ít dùng cho người).

8


Trong một trường biểu vật, quan hệ của các từ ngữ đối với trường là không
giống nhau. Có những từ gắn rất chặt với trường (những từ ngữ điển hình), có
những từ ngữ gắn bó lỏng lẻo hơn. Căn cứ vào tính chất quan hệ giữa từ ngữ với
trường, chúng ta nói các trường biểu vật có một cái “lõi” trung tâm quy định những
đặc trưng ngữ nghiã của trường gồm các từ ngữ điển hình cho nó.
Ngoài cái lõi của trường là các lớp từ khác mỗi lúc một đi xa ra khỏi lõi, liên
hệ với trường mờ nhạt đi.
1.1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm (trường biểu niệm)

Trường biểu niệm là một tập hợp từ có chung một cấu trúc biểu niệm.
Ví dụ:
- Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo) (thay thế hoặc tăng cường
thao tác lao động) (cầm tay)
+ Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, rìu...
+ Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi...
+ Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, dùi...
+ Dụng cụ để đánh bắt: lưới, nơm, đó...
+ Dụng cụ để mài giũa: giũa, bào, đá mài...
+ Dụng cụ để kìm giữ: kìm, kẹp...
- Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo) (thay thế hoặc tăng cường thao tác lao
động) (cầm tay)
+ Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa...
+ Dụng cụ để đục: dùi, chàng, khoan...
+ Dụng cụ để đặt: bàn, giá, gác...
+ Dụng cụ để mặc, che thân: áo, quần, khăn...
+ Dụng cụ để che, phủ: màn, mùng...
Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân chia
thành các trường nhỏ và cũng có những “miền” với mật độ khác nhau.
Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên một từ có thể đi vào những
trường biểu niệm (hay đi vào những trường nhỏ) khác nhau. Vì vậy, cũng giống như

9


các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thê “giao thoa” với nhau, “thẩm thấu”
vào nhau và cũng có “lõi” trung tâm với các từ điển hình và những từ ở lớp kế cận
trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi.
Các ý nghĩa biểu niệm tuy có nguồn gốc ở các khái niệm nhưng không đồng
nhất với khái niệm, cho nên các trường nghĩa biểu niệm cũng không đồng nhất với

tập hợp các khái niệm, không phải là những sự kiện tư duy thuần túy mà là những
sự kiện ngôn ngữ.
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được trường. Nhưng cũng chính
nhờ các trường, nhờ sự định vị được từng từ một trong trường thích hợp mà chúng
ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ.
1.1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp tất cả các từ có thể kết hợp với một từ ngữ
nào đó lấy làm gốc lập thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được
một cách bình thường đối với người sử dụng ngôn ngữ.
Ví dụ: Trường nghĩa tuyến tính của từ xanh là : đậm, thẫm, non, biếc...lá,
cây, nước biển, bầu trời... Trường nghĩa tuyến tính của từ đi là: nhanh, chậm, tập
tễnh, khập khiễng... ra, vào, lên, xuống...chợ, làm, học...
Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ trung
tâm trong các loại ngôn bản. Bằng việc phân tích, ý nghĩa của chúng, ta có thể phát
hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các
quan hệ đó. Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa
biểu niệm, các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu
trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm
hoạt động của từ. Chẳng hạn: trường nghĩa tuyến tính của từ xanh sẽ rộng hơn
trường nghĩa tuyến tính của từ xanh xao, chúng ta chỉ có thê nói: da xanh xao mà
không thể nói: lá xanh xao, cây xanh xao...; trong khi vẫn có thể nói: lá xanh, cây
xanh, da xanh...

10


Có rất nhiều từ đi với một từ trung tâm nào đó lập thành trường nghĩa tuyến
tính của nó. Tuy nhiên quan hệ giữa các từ lập thành trường nghĩa tuyến tính có
mức độ chặt, lỏng lẻo khác nhau.
1.1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng (trường liên tưởng)

Sự phân lập ra các trường biểu vật và biểu niệm như trên là cần thiết để tìm
hiểu những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp, phát hiện những đặc điểm nội
tại và đặc điểm hoạt động của từ. Nhưng đó mới chỉ là sự phân tích “cấu trúc bề
mặt” của ngôn ngữ, trong ngôn ngữ còn có “cấu trúc bề sâu”. Đó là lí do để xác lập
trường liên tưởng.
Nhà ngôn ngữ Pháp Ch.Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm trường liên
tưởng. Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên tưởng như từ bò
của tiếng Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra do liên tưởng: 1. Bò cái, bò mộng, bê,
sừng...2. Sự cày bừa, cái cày...3. Những ý niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp
trong lối so sánh, trong các thành ngữ Pháp... (dẫn theo 3).
Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ các
ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm.
Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ nằm cùng trong
trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ
cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Song, trong trường liên
tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung
tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Điều này
khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại và cá nhân.
Ví dụ: Nhắc tới chiến tranh người ta liên tưởng tới: bom đạn, cái chết...Hoặc
đối với người Việt Nam màu đỏ thường gợi sự may mắn, sự ấm nóng...
Các trường liên tưởng thường không ổn định nên ít tác dụng phát hiện những
quan hệ về cấu trúc ngữ nghiã của từ và từ vựng nhưng nó có hiệu lực lớn trong giải
thích việc dùng từ, nhất là các từ trong tác phẩm văn học. Có nhiều trường hợp phải
dùng đến trường liên tưởng thì một chuỗi kết hợp bất thường, mơ hồ về nghĩa...
trong tác phẩm văn học mới được làm rõ.

11


1.1.3. Ngữ nghĩa của trường nghĩa

Ngữ nghĩa của trường nghĩa, trước hết là ngữ nghĩa chung, khái quát của các
từ trong trường. Đó là sự thống nhất, hòa hợp giữa ngôn ngữ, hiện thực khách quan
và tư duy phản ánh quá trình đồng hóa thực tiễn vào trong ngữ nghĩa của trường
nghĩa.
Ở phần trên, chúng tôi đã phân loại trường nghĩa dựa vào các nghĩa khái
quát, các quan hệ dọc, ngang... của trường. Qua khảo sát các trường nghĩa tôi thấy
rằng nghĩa của các từ trung tâm đều chi phối nghĩa của các từ thành viên. Điều này
đúng với nguyên tắc về cách tổ chức nội bộ trường rằng từ trung tâm phải thể hiện
những đặc tính phổ quát của trường, là tâm điểm để tập hợp các từ vào một trường.
Xem xét về ngữ nghĩa của từ trung tâm, ta thấy nó là một hệ thống được tạo
nên bởi các nghĩa khá nhau có quan hệ chặt chẽ. Nói chính xác hơn đó là tập hợp
các nghĩa vị thuộc những cấu trúc nhất định quy định vị trí của từ trong trường, làm
cơ sở cho hoạt động tạo nghĩa, hoạt động thông báo của từ trong lời nói.
Trong hệ thống ngữ vị đó lại có một nghĩa hạt nhân chi phối nghĩa của từ
trung tâm và chi phối cả các từ cùng trường của nó. Dựa vào nghĩa hạt nhân sẽ biết
từ được xét thuộc về trường nghĩa nào, biết chiều chuyển nghĩa của nó và chuyển
nghĩa của cả trường chứa nó. Các từ trong một trường vì thế mà đẳng cấu về nghiã
hạt nhân – đặc hữu. Vậy, ngữ nghĩa của trường nghĩa thực chất là cấu trúc nghĩa vị
và đặc điểm ngữ pháp đặc hữu của trường, tất cả đều do từ trung tâm, điển hình do
trường đại diện. Do đó, từ đây trở đi, chúng tôi quan niệm: ngữ nghĩa của trường
nghĩa chính là ngữ nghĩa của từ trung tâm, điển hình trong trường.
Bên cạnh nghĩa chung, ngữ nghĩa của trường nghĩa còn được xét ở quan hệ
ngữ nghĩa trong một trường, tức là sự phân hóa nó thành những tiểu trường và
những nhóm nhỏ hơn theo kiểu quan hệ bậc 1, bậc 2, bậc 3... khi phân tích cấu trúc.
Sự phân chia ấy sẽ tạo ra những tiểu trường đồng cấp và biệt loại với những tiểu
trường khác. Việc xem xét cấu trúc ngữ nghĩa trong nội bộ trường như vậy sẽ định
vị được các từ trong trường và xác định tương đối đầy đủ ý nghĩa từng từ trong
trường.

12



1.2. Mối quan hệ giữa trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương
1.2.1. Trường biểu vật và ngôn ngữ văn chương
Từ ngữ có thể chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Có nhận xét
như sau: các từ trong một trường biểu vật thường là kéo nhau chuyển nghĩa theo
một hướng nhất định.
Nếu các từ chuyển theo ẩn dụ thì thường xảy ra sự chuyển trường biểu vật, có
nghĩa là các từ thuộc trường biểu vật này kéo theo nhau chuyển sang trường biểu
vật khác tạo nên hiện tượng được gọi là cộng hưởng ngữ nghĩa.
Ví dụ: Từ lửa chuyển sang tình cảm, trạng thái tâm lý thì kéo theo các từ hừng
hực, vực, bốc, nhen nhóm, đốt, tàn... cùng chuyển sang trường đó (nhen nhóm một
tình yêu).
Trong văn chương, các từ ngữ trong một câu văn, một đoạn văn thường kéo
nhau theo một trường để tạo ra sự phù hợp về trường nghĩa biểu vật. Có thể nói tới
hình ảnh chủ đạo (tức ẩn dụ, hoán dụ) của đoạn văn, câu văn (hay của một tác
phẩm), hình ảnh chủ đạo thuộc trường biểu vật nào thì kéo theo các từ khác cùng
trường với nó:
“Không đâu, gió nén từ tám hường đang bung ra. Một cơn bão đang đến. Lao
vào Nam Lào, con thuyền Việt Nam hóa chiến tranh của Nich Xơn đã lao vào trung
tâm một cơn bão lớn. Bão nổi ở Cha Kia, La Tương... Bão quật sang đỉnh cao 500
xoáy vụn tiểu đoàn 39... Bão dập xuống đồn 456 xẻ nát tiểu đoàn 3 và cuốn sạch chỉ
huy lữ đoàn 4... Bão xoáy lốc trên ngọn 550 vùi luôn tất cả những khẩu pháo hạng
nặng cùng với lữ đoàn số 147 ... Bão dồn gió thép về bản Đông”.
(Báo Quân đội nhân dân, ngày 9/4/1971)
Hình ảnh chủ đạo là bão táp kéo theo các từ gió, nén, hướng trung tâm, nổi,
quật, dồn, cuốn, lốc...
Hình ảnh chủ đạo có khi được nói rõ ra, có khi đựơc hiểu ngầm qua các từ
cùng trường trong đoạn văn.
Mặt khác, với văn chương, sáng tạo trong hình ảnh ngôn ngữ thường là sáng

tạo cục bộ, bắt nguồn từ nguyên mẫu đã có từ trước, nguyên mẫu được chứa trong

13


các ẩn dụ, hoán dụ truyền thống. Điều này giải thích tính truyền thống và tính sáng
tạo trong các hình ảnh văn chương. Bên cạnh đó, tác động của trường biểu vật còn
thể hiện ở cái gọi là các lực hướng tâm và li tâm của trường. Theo Hansprerber,
nguồn gốc chủ yếu của sáng tạo văn học và chuyển nghĩa là các lực cảm xúc. Do
đó, ở mỗi cá nhân cũng có phạm vi tư tưởng riêng, những ám ảnh riêng, gây ra
những lực cảm xúc riêng ở từng người. Chúng tác động theo hai hướng: một mặt
chúng “bành trướng” ra lấn vào các phạm vi tư tưởng và từ ngữ khác và hút về phía
mình những từ ngữ thuộc về những lĩnh vực khác.
Ví dụ: Trước đây 28 năm, phạm vi tư tưởng trung tâm của nước ta là chiến
đấu, chúng ta thấy những từ ngữ thuộc trường quân sự, lấn sang các trường khác:
Mặt trận văn hóa, kinh tế, chiến dịch trừ sâu... lấn sang cả tình yêu: tấn công, bao
vây...
1.2.2. Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương
Khi phản ánh một hiện tượng nào đó vào tác phẩm, người viết “khắc họa” nó
bằng ngôn ngữ của mình. Đối với một đoạn thơ thường chứa đựng một cái gì đồng
nhất về nghĩa xuất phát từ các phương diện của hiện thực, tạo nên hiện tượng được
gọi là sự cộng hưởng ngữ nghĩa các từ. Sự cộng hưởng ngữ nghĩa này dựa trên nét
nghĩa chung cho một trường (hay một nhóm từ ngữ trong một trường) biểu niệm.
Trở lại với đoạn văn viết về chiến thắng Nam Lào 1971 đã dẫn ở trên, ngoài
sự thống nhất về trường biểu vật gió bão, các từ còn thống nhất về nét nghĩa “cường
độ mạnh”: bão, nén, nổi, lao, quật... cả đến đối tượng tức nạn nhân của cơn bão và
của các vận động mạnh mẽ, cũng là những sự vật to khỏe; tiểu đoàn, lữ đoàn...
những khẩu pháo hạng nặng... Việc sử dụng những tổng hợp từ ngữ như trên đã tạo
ra hình ảnh về quân sự với những “sức mạnh” của một “cơn bão lớn”. Sự cộng
hưởng về ngữ nghĩa không chỉ xảy ra đối với các từ ngữ mà nó còn có thê chi phối

cấu trúc ngữ pháp, cả ngữ âm, tiết tấu... Do đó, người viết thường phối hợp tất cả
các yếu tố, các phương diện ngôn ngữ để tạo ra sự toàn bích về hình thức cho tác
phẩm của mình.

14


1.2.3. Trường tuyến tính (trường nghĩa ngang) và ngôn ngữ văn chương
Trong ngôn ngữ văn chương, có những trường nghĩa ngang vượt ngoài chuẩn
mực. Đây là những sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ trong cách dùng từ ngữ.
Những kết hợp bất thường này có thể được chấp nhận rộng rãi, trở thành những kết
hợp bình thường. Suối, bờ... trong ngôn ngữ thơ có thể kết hợp với tóc thành suối
tóc với vai thành bờ vai. Chúng chưa thành thành tố của trường nghĩa ngang của hai
từ tóc và vai trong khi như vậy đã đi vào trường nghĩa ngang bình thường của tóc:
tóc mây.
1.2.4. Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương
Trường liên tưởng có hiệu lực lớn, giải thích sự dùng từ, nhất là sự dùng từ
trong các tác phẩm văn học, giải thích những hiện tượng sáo ngữ, sự ưa thích lựa
chọn những từ nào đấy để nói hay viết, sự né tránh hoặc kiêng kị những từ nhất
định.
Không nói đến những sự sai biệt về cuộc đời, về tư tưởng, về các chi tiết thực
tế, về hiện tượng... Chỉ riêng diện mạo ngôn ngữ cũng đủ làm chúng ta không lẫn
được một tác phẩm văn học của thời đại khác. Một hiện tượng đã từng sáng tác có
hiệu quả trong thời kỳ trước thường gặp khó khăn trong các sáng tác thời kỳ sau,
đặc biệt là các thời kỳ đã xuất hiện những thay đổi rất căn bản trong xã hội. Đó
không chỉ vì người đó mang đó đã mang quá nặng những “nghiệp chướng” của thời
đại mình mà còn vì ngôn ngữ của mình đã bị ràng buộc quá sâu nặng với các trường
liên tưởng cũ.
Do đó, mỗi người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc sống với thời đại. Để không
chỉ thường xuyên đổi mới tư tưởng, vốn sống, tình cảm mà còn để thường xuyên cải

tạo, đổi mới ngôn ngữ của mình.
Ở chương này chúng tôi đã tổng hợp các vấn đề lí thuyết về trường nghĩa, các
loại trường nghĩa rồi vận dụng lí thuyết về trường nghĩa để xác định và phân lập các
từ ngữ thuộc trường nghĩa động vật, thực vật trong hệ thống ca dao Việt Nam.
Những hiểu biết và trình bày ở trên sẽ được vận dụng khi chúng tôi tiến hành phân
tích, đánh giá hiệu quả sử dụng và nhận xét về hoạt động của trường trong phạm vi
khảo sát.

15


Chương 2. KHẢO SÁT TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT
TRONG CA DAO VIỆT NAM
2.1. Trường nghĩa động vật trong ca dao Việt Nam
2.1.1. Kết quả thống kê
Động vật là một nhóm sinh vật đa bào, nhân chuẩn, được phân loại là giới
Động vật trong hệ thống phân loại 5 giới. Cơ thể của chúng lớn lên khi phát triển.
Hầu hết động vật có khả năng di chuyển một cách tự nhiên và độc lập.
Hầu hết các ngành động vật được biết đến nhiều nhất đã xuất hiện hóa thạch
vào thời kỳ Bùng nổ kỷ Cambri, khoảng 542 triệu năm trước. Động vật được chia
thành nhiều nhóm nhỏ, một vài trong số đó là động vật có xương sống (chim, động
vật có vú, lưỡng cư, bò sát, cá); động vật thân mềm (trai, hàu, bạch tuộc, mực, và ốc
sên); động vật Chân khớp (cuốn chiếu, rết, côn trùng, nhện, bọ cạp, tôm hùm, tôm);
giun đốt (giun đất, đỉa); bọt biển và sứa. (dẫn theo 13).
Dựa trên cơ sở phân loại và tiếp thu kế thừa áp dụng vào phân loại động vật
trong ca dao Việt Nam chúng tôi dựa vào những tiêu chí sau:
2.1.1.1 Tiêu chí phân loại
- Đặc điểm môi trường sống
- Đặc điểm cấu tạo cơ thể
- Đặc điểm tiếng kêu...

2.1.1.2 Kết quả khảo sát

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát trường nghĩa động vật
Côn

Cá và động

trùng

vật thủy sinh

155

332

Chim

Thú

Con vật huyền

Tổng

thoại
312

429

110


1338

Số lần xuất hiện của tất cả các trường từ ngữ biểu thị thế giới động vật trong “
Cá dao Việt Nam” là 1338 lần trong 3097 bài.

16


2.1.2. Phân loại
2.1.2.1. Tiểu trường nghĩa nhóm côn trùng (155/1338 -11.6%)
Bảng 2.2 Tần số xuất hiện và tỷ lệ phần trăm của nhóm côn trùng trong ca dao
Việt Nam
Tần số
Tần số Tỷ
Tần số
Biến
Tỷ lệ
Biến
Tỷ lệ
xuất
Biến thể
xuất
lệ
xuất
thể
(%)
thể
(%)
hiện
hiện

(%)
hiện
Cào

bướm

30

19.35

gián

8

5.16

Tằm

36

23.22

rận

6

3.87 Kiến

Nhện


14

9.03

Ruồi

6

3.87

dế

6

3.87

8

5.16

Ong

9

5.81

giun

2


1.29

Muỗi

3

1.94

Đom đóm

1

0.65

Chuồn
chuồn

cào

7

4.52

6

3.87

Tò vò
Châu


2.58
2

1.29

Chấy

2

1.29

ve

5

3.22

chấu

2.1.2.2. Tiểu trường nghĩa nhóm cá và động vật thủy sinh (332/ 1338- 24.81%)
Tổng số có 32 biến thể từ ngữ biểu thị thế giới loài cá.
Trong đó, biến thê “cá” xuất hiện với tần số 97; Các biến thể “ cá bống” 15;
“cá mè” 9; “cá rô” 11
Có 2 biến thể cá xuất hiện 4 lần : “cá bơn” (thờn bơn); cá giếc;
Có 6 biến thể xuất hiện 2 lần như: “cá cấn”, “cá mòi”, “cá vàng”...
Còn lại 21 biến thể xuất hiện 1 lần như: “cá bạc”, “cá chuồn”, “cá đối”, “cá
hồi”...

17



Bảng 2.3 Thống kê, miêu tả hệ thống 21 biến thể (160 lần) từ ngữ biểu thị các
động vật thủy sinh khác và tần số xuất hiện trong ca dao.
Tần

Tỷ lệ

số

(%)

Cóc

24

Tôm, tép

Biến thể

Tỷ lệ

Biến thể

Tần số

15

chẫu chàng

5


3.13

36

22.5

cà cuống

4

3.75

Chạch, lươn

17

10.63

Trai

6

3.75

Cua

13

8.13


Dã tràng

5

3.13

ốc

7

4.38

5

3.13

Rùa

9

5.63

Đỉa, vắt

2

1.25

ếch


8

5

ễnh ương

3

1.88

Nhái

7

4.38

Còng còng

1

0.63

Ngóe

2

1.25

Ba ba


1

0.63

Cáy

5

3.13

Nòng nọc, liu điu,
đòng đong

(%)

2.1.2.3 Tiểu trường nghĩa nhóm chim (312/1338 – 23.32% )
Thống kê 39 biến thể từ ngữ thuộc trường nghĩa “Chim chóc”. Trong đó, biến
thể “chim” xuất hiện với tần số 78, biến thể “chim én” 8; “chim cò” 85; “vạc” 8;
“quạ” 16; “chim nhạn” 19; “chim sáo” 8;
Có 3 biến thể xuất hiện 7 lần như: “chim công”; “chim cú”; “chim cuốc”.
Có 2 biến thể xuất hiện 6 lần như: “chim chích”; “chim hạc”
Có 2biến thể xuất hiện 5 lần như: “chim quyên”; “chim nông”...
Có 2 biến thể xuất hiện 4 lần như: “chim diều hâu”; “chim chào mào”...
Có 2 biến thể xuất hiện 3 lần như: “chim ri”; “chim chích chòe”.
Có 10 biến thể xuất hiện 2 lần như: “chim hạc”; “chim chìa vôi”...
Có 12 biến thể xuất hiện 1 lần như: “chim sẻ”; “chim diệc”...

18



×