Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hình tượng nhân vật trữ tình trong tập thơ tự hát của xuân quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.59 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

VŨ THỊ NGỌC THU

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
TRONG TẬP THƠ TỰ HÁT
CỦA XUÂN QUỲNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận Văn học

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

VŨ THỊ NGỌC THU

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
TRONG TẬP THƠ TỰ HÁT
CỦA XUÂN QUỲNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Người hướng dẫn khoa học

TS. MAI THỊ HỒNG TUYẾT



HÀ NỘI - 2018


LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện được khóa luận này, tác giả khóa luận đã nhận được sự giúp đỡ
thường xuyên, tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Lý luận văn học và TS. Mai
Thị Hồng Tuyết – người hướng dẫn trực tiếp.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn chân trọng nhất tới
các thầy cô!
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận

Vũ Thị Ngọc Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Hình tượng nhân vật trữ tình
trong tập thơ Tự hát của Xuân Quỳnh” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận

Vũ Thị Ngọc Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
5. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................6
6. Cấu trúc của khóa luận ..................................................................................6
NỘI DUNG .......................................................................................................7
CHƯƠNG 1. NHÂN VẬT VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ .......7
1.1. Nhân vật văn học........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học ...................................................................7
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học trong tác phẩm văn học ......................9
1.1.3. Các loại nhân vật trong tác phẩm văn học ............................................13
1.2. Nhân vật trữ tình trong thơ.......................................................................15
1.2.1. Khái niệm ..............................................................................................16
1.2.2. Đặc điểm của nhân vật trữ tình trong thơ..............................................17
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
TRONG TẬP THƠ TỰ HÁT - XUÂN QUỲNH ...........................................20
2.1. Vấn đề “vai giao tiếp” của nhân vật trữ tình trong tập thơ Tự hát - Xuân
Quỳnh ..............................................................................................................20
2.2. Điểm nhìn và giọng điệu của nhân vật trữ tình trong tập thơ Tự hát Xuân Quỳnh. ...................................................................................................22
2.2.1. Điểm nhìn của nhân vật trữ tình............................................................22
2.2.2. Giọng điệu của nhân vật trữ tình ..........................................................28
2.2.2.1. Giọng điệu giãi bày, bộc bạch cùng những niềm trắc ẩn, âu lo .........28
2.2.2.2. Giọng điệu của lời ru..........................................................................30


2.3. Bảng tự thuật tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tập thơ Tự hát - Xuân
Quỳnh. .............................................................................................................32
2.3.1. Vẻ đẹp một tâm hồn nữ tính, hồn hậu, luôn da diết về khát vọng hạnh
phúc đời thường...............................................................................................33

2.3.2. Người phụ nữ với những lo âu, khắc khoải không yên .........................39
2.3.3. Vẻ đẹp của một người phụ nữ thông minh, sắc sảo. .............................40
2.4. Ý nghĩa khái quát của hình tượng nhân vật trữ tình trong tập thơ Tự hát Xuân Quỳnh ....................................................................................................46
2.4.1. Khát quát cho nỗi niềm của người con gái trong tình yêu ....................46
2.4.2. Khái quát cho nỗi niềm của người mẹ...................................................49
2.4.3. Khái quát cho nỗi niềm của người công dân.........................................50
KẾT LUẬN .....................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nhân vật văn học là một yếu tố cốt lõi, không thể thiếu trong một tác
phẩm văn học. Nói khác đi, tác phẩm văn học sẽ không thể tồn tại nếu như không
có nhân vật văn học bởi nhân vật là xương sống để tạo nên kết cấu của tác phẩm.
Nhân vật trữ tình trong thơ là một yếu tố nghệ thuật vừa thuộc về phương
diện nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Nhân vật trữ tình trong thơ là một
hiện tượng nghệ thuật có thể trực tiếp hay nhập vai, người ta luôn phân biệt giữa
nhân vật trữ tình và tác giả. Sách giáo trình Lí luận văn học tập 2 do Trần Đình Sử
chủ biên cho rằng: Dù nhân vật trữ tình mang nhiều đặc điểm liên quan giống cá
tính, số phận tâm trạng nỗi niềm của tác giả song đó thực chất là một hình tượng
được sáng tạo. Nhờ vậy, ta thấy được vẻ đẹp nhân cách và thế giới nội tâm của
người nghệ sĩ.
Thơ trữ tình là biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ. Nhân vật trữ
tình là một điểm tựa vững chắc để nhà thơ thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác
phẩm. Tìm hiểu nhân vật trữ tình trong thơ là một cách đánh giá tổng quát trên cả
hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đây là một trong những hướng tiếp cận tác
phẩm có nhiều triển vọng mà tác giả khóa luận mong muốn được đóng góp vào
trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy.
1.2. Thơ Xuân Quỳnh được xem là đại diện cho tiếng nói tình yêu của người

phụ nữ Việt Nam thời hiện đại. Cuộc đời chị là cuộc đời của một người con gái
gian truân, bất hạnh, sớm phải sống thiếu tình thương nên chị luôn khao khát được
yêu thương và điều này thể hiện rất rõ trong thơ chị. Xuân Quỳnh đến với thơ hoàn
toàn tự nhiên, không một chút gượng ép, cái tài văn chương tự nảy nở khi chị còn
là một diễn viên múa đoàn văn công trung ương. Ngòi bút sáng tác của nhà thơ lớn
lên cùng những năm tháng và đã trở thành một trong những tên tuổi tiêu biểu trong
nền văn học hiện đại Việt Nam. Lại Nguyên Ân trong bài viết Con người và nhà
thơ đã nói: “Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương qua các chặng đường phát triển, phải
đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới thấy được một nữ sĩ tài năng và sự đa dạng của
tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dạt dào và phong phú như

1


vậy” [12, 209]. Ông đã khẳng định sự xuất hiện của Xuân Quỳnh trên thi đàn Việt
Nam như một dấu mốc quan trọng của lịch sử. Từ Hồ Xuân Hương đến Xuân
Quỳnh hơn một thế kỉ, vậy mà Xuân Quỳnh đã tiếp bước lời của bà chúa thơ Nôm
nói lên những cảm xúc trong sâu thẳm tâm hồn một cách dồi dào và thẳng thắn để
tạo nên “một hiện tượng rất lạ trong nền thơ ca chúng ta”.
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, lo âu,
vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng
về hạnh phúc bình dị, đời thường. Cuộc đời cầm bút của chị cũng không dài nhưng
không phải vì thế mà ảnh hưởng đến tên tuổi của chị. Xuân Quỳnh được đông đảo
bạn đọc biết đến với những tập thơ nổi tiếng như: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến
hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Bầu trời trong quả trứng
(1984)... đặc biệt chị còn được biết đến bởi chị là một cây bút bền bỉ trong sáng tác,
như Chu Nga nói: “Nếu nói Xuân Quỳnh là một chồi thơ, thì phải nói thêm, đấy là
một chồi thơ sắc biếc, một chồi thơ khỏe, tràn đầy sức sống và hứa hẹn một cây thơ
vững chắc, xanh tươi. Nói một cách khác, Xuân quỳnh đến với thơ một cách hồn
nhiên, không chút cố tình, gượng ép; trong chị thực sự có một hồn thơ – đó là điều

đáng quý nhất đối với những ai được gọi là thi sĩ.”
1.3. Tập thơ Tự hát được Xuân Quỳnh hoàn thành vào những năm cuối cuộc
đời. Nó như một minh chứng cho một niềm khát khao chinh phục thế giới tình yêu.
Đến với Tự hát, ta sẽ cảm nhận được những ước muốn cháy bỏng, tha thiết về một
hạnh phúc rất đỗi đời thường, bình dị. Tự hát đã thể hiện được cái nhìn giàu giá trị
nhân văn, hiểu mình, hiểu đời của chị. Đồng thời, Tự hát cũng đã mở ra cho bạn
đọc nhiều suy nghĩ, trăn trở về một tâm hồn thơ phụ nữ đầy nữ tính, tinh tế mà đó
còn như là khúc ca của định mệnh, hát lên thật chân thành và cháy bỏng những khát
vọng thầm lặng của trái tim người phụ nữ hồn hậu. Như một định mệnh đã báo
trước, bốn mươi năm sau – khi hồn thơ Xuân Quỳnh đang vào thời rộ nhất thì tiếng
hát đó bỗng tắt lịm đi để mãi mãi trở thành huyền thoại chứa đựng bao nỗi tiếc nuối,
xót xa trong lòng bạn đọc.
Tự hát được Nhà xuất bản Tác phẩm mới phát hành tháng 9 năm 1984 gồm
ba mươi lăm bài thơ, hầu hết là những bài thơ tình ngọt ngào, đắm say. Đó là một

2


tình yêu vô cùng đẹp và trong sáng. Những bài trong tập thơ đã đi vào lòng người
và không thể vắng mặt trong hầu hết gia tài thơ của những lứa đôi yêu nhau như:
Tự hát, Thơ tình cuối mùa thu, Bàn tay em, Chỉ có sóng và em...
Với riêng tập thơ Tự hát, Xuân Quỳnh đã trở thành một gương mặt quen
thuộc đối với bạn đọc và có một chỗ đứng xứng đáng trên thi đàn dân tộc. Mỗi bài
trong tập thơ như nốt nhạc ngân vang, làm thổn thức, rung động biết bao những trái
tim đã yêu, đang yêu và sẽ yêu. Đồng thời tập thơ cũng mang đến cho thơ ca Việt
Nam đương đại một diện mạo mới của một thời đại mới.
Chọn đề tài: “Hình tượng nhân vật trữ tình trong tập thơ Tự hát của
Xuân Quỳnh”, chúng tôi mong muốn có cái nhìn phong phú và toàn diện hơn về tư
tưởng cũng như phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh. Đồng thời đó cũng là một
tiếng nói góp phần vào việc khẳng định vị trí của Xuân Quỳnh trong nền văn học

nước nhà. Kết quả nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp chúng tôi có hiểu biết sâu hơn,
nâng cao trình độ chuyên môn và giúp ích cho việc giảng dạy sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền thơ
ca hiện đại Việt Nam sau 1975. Chị xứng đáng được coi là nhà thơ của tình yêu.
Chị viết về tình yêu vừa nồng nhiệt vừa táo bạo, tha thiết, đắm say lại hồn nhiên mà
lắng sâu những suy tư. Cuộc đời tuy không dài chỉ hơn bốn mươi năm với biết bao
những khó khăn, thiếu thốn đè nặng lên đôi vai nhưng chị vẫn “kịp” mang đến cho
nền thơ ca nước nhà một phong cách thơ rất đặc trưng của thế hệ mình, của giới
mình.
Tháng 6 năm 1987, trong cuộc gặp mặt của các nhà thơ Á – Phi ở Liên Xô,
Xuân Quỳnh phát biểu: “Người ta làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, là một hành
động khẳng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, nhu
cầu nối liền mình với đồng loại, với các sinh vật, vũ trụ và thời gian”. Xuân Quỳnh
nói “người ta” nhưng lại để tự khẳng định chính bản thân mình. Chị đã đem đến cái
bản ngã của một người đàn bà táo bạo và mãnh liệt trong tình yêu để tạo nên dấu ấn
của một nhà thơ “bản năng”.
Cùng với sự ra đời các sáng tác của Xuân Quỳnh là sự xuất hiện của các bài

3


viết nghiên cứu, phê bình về thơ chị, đặc biệt là mảng thơ về tình yêu. Đây là mảng
sáng tác thành công nhất trong kho tàng sáng tác khá phong phú và đa dạng của chị.
Về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh, Chu Văn Sơn đã nhận xét:“Thơ Xuân
Quỳnh âu cũng là tự hát”. Đó là lời tự hát về cuộc đời, về tình yêu. Chị tìm đến thơ
như một thế giới thứ hai để giãy bày, tâm sự.
Về đề tài thơ Xuân Quỳnh có nhiều bài viết đã nghiên cứu, tiêu biểu như:
Tác giả Lê Phong trong bài Người đàn bà yêu và làm thơ: “... bây giờ
Xuân Quỳnh đã đến với tình yêu riêng của mình, một tình yêu là sự hòa hợp của hai

trái tim, nhưng trong sự nhận – cho của hai bên, dường như Xuân Quỳnh đã chọn
hạnh phúc nghiêng về phía cho một cách vô tư và tin cậy” [6, 326].
Lưu Khánh Thơ – em gái của cố nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ,
người đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh, trong bài Cảm
nhận về thơ Xuân Quỳnh đã khẳng định: “Thơ Xuân Quỳnh không có mạch thơ
nào thực sự bình yên đơn giản, thường có nhiều trăn trở, băn khoăn. Dù đi vào
những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân
Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc
sảo, giàu yêu thương” [6, 246].
Không chỉ dừng lại ở đó, thơ Xuân Quỳnh còn có những biến đổi theo thời
đại: “Xuân Quỳnh không phải chỉ là nhà thơ biết lắng nghe những rung động của
chính tâm hồn mình, chị muốn đi sâu vào hiện thực lớn để nghe tâm hồn thời đại”
[13, 2011].
Ở phương diện phong cách thơ cũng có rất nhiều bài đánh giá, nghiên cứu
đáng quan tâm:
Nguyễn Thị Minh Thái lại khẳng định: “Thực ra thơ và đời Xuân Quỳnh chỉ
là một. Thơ Xuân Quỳnh làm tôi bao giờ cũng liên tưởng đến một người đàn bà yêu
đến hết và đến chết” [15, 562].
Đoàn Thị Đặng Hương trong Người đàn bà yêu và làm thơ cũng viết: “Đó
thực sự là một tâm hồn thơ rất đàn bà bởi đầy hi sinh cho cuộc đời và tình yêu” [6,
280].
Mai Quốc Liên là người đã nhận thấy cái tôi nhất quán trong thơ Xuân

4


Quỳnh: “... Chị là một nhà thơ hàng đầu trong thời đại của chúng ta đang sống,
một nhà thơ lớn, một nhà thơ đã đi hết cái tôi của mình một cách hồn nhiên, dung dị
và sâu lắng” [15, 585].
Nguyễn Thị Bích Ngọc trong Thơ tình Xuân Quỳnh đã đưa ra một đánh giá

vừa cụ thể vừa khái quát, rất sâu sắc và xác đáng: “Thơ Xuân Quỳnh là tứ thơ tự
biểu hiện và tình yêu chân chính là nơi tác giả bộc lộ mình một cách chân thành,
tha thiết, sâu lắng nhất” [4, 97].
Mai Hương và Lưu Khánh Thơ trong bài Xuân Quỳnh cũng viết: “... Thơ
của chị nhiều khi như một lời trò chuyện tâm tình, khẽ khàng, nhỏ nhẹ, khiến người
nghe phải gần lại mới thấy hết được những gì nhà thơ nói ẩn vào sau mỗi dòng thơ,
Xuân Quỳnh luôn luôn nói thật, nói hết, nói đến tận cùng những tình cảm của mình.
Đôi khi tình cảm được thể hiện quá thật và khá lộ”.
Có nhiều bài nghiên cứu đã thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình và
con người đời thực trong thơ của Xuân Quỳnh. Qua đó, người ta thấy một nữ sĩ hồn
hậu, chân tình, giàu yêu thương. Đây là những gợi ý quý báu để chúng tôi triển khai
đề tài “Hình tượng nhân vật trữ tình trong tập thơ Tự hát của Xuân Quỳnh”.
Nhìn chung, qua những bài nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi nhận
thấy hầu hết đó là những bài viết về tác giả và về thơ chị nói chung, chưa có công
trình nào nghiên cứu về nhân vật trữ tình trong thơ chị. Kế thừa gợi ý của những
nhà nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu nhân vật trữ tình trong tập thơ Tự hát
của Xuân Quỳnh với hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu và tiếp
tục khẳng định sự nghiệp thơ ca của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng nhân vật trữ tình trong tập thơ Tự hát của
Xuân Quỳnh.
Phạm vi nghiên cứu: Để làm rõ Hình tượng nhân vật trữ tình trong tập
thơ Tự hát, khóa luận tập trung phân tích ba mươi lăm bài thơ trong tập thơ này.
Đặc biệt, khóa luận có sự liên hệ, mở rộng đến những sáng tác trước đó của Xuân
Quỳnh và đôi khi còn so sánh với những sáng tác của các nhà thơ khác.

5


4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
5. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này tác giả khóa luận hướng tới các mục đích:
- Tìm hiểu về hình tượng nhân vật trữ tình trong tập thơ Tự hát của Xuân
Quỳnh.
- Thấy được rõ hơn đặc điểm riêng của hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ
Xuân Quỳnh so với hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ của các thi sĩ Việt Nam
hiện đại.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về đặc điểm, vai trò của nhân vật đặc biệt là nhân vật trữ tình
trong tác phẩm văn học.
- Khảo sát, tìm hiểu những đặc điểm riêng của nhân vật trữ tình trong tập thơ
Tự hát của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa
luận được chia làm hai chương:
Chương 1: Nhân vật và nhân vật trữ tình trong thơ
Chương 2: Đặc điểm và vai trò của nhân vật trữ tình trong tập thơ Tự hát của Xuân
Quỳnh.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHÂN VẬT VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ

Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, luôn lấy hiện thực để làm nguồn cảm hứng
sáng tác và phản ánh chính hiện thực. Tuy nhiên, đối tượng chung của văn học là
cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ một vị trí quan trọng, vị trí trung tâm.
Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, lời bình
luận… đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết
định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Khi đọc một tác
phẩm văn học, cái đọng lại sâu sắc nhất trong lòng mỗi độc giả chính là nhân vật
trong truyện với số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư… Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi
cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong
một sáng tác” [Tô Hoài (1997), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, tr 127]
1.1. Nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Thuật ngữ “nhân vật” vốn được xuất phát từ một thuật ngữ trong tiếng Pháp
và có nguồn gốc La Tinh. Lúc đầu người ta gọi bằng “Persona” – cái mặt nạ mà
diễn viên đeo vào mặt và khi được miêu tả một cách nghệ thuật trong tác phẩm thì
người ta gọi đó là nhân vật. Nhân vật là phương tiện quan trọng nhất để thể hiện tư
tưởng, tình cảm của tác giả. Chính vì thế mà B.Brecht nhận xét rằng: “Các nhân vật
của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con
người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của
tác giả” [14, 18].
Có rất nhiều cách định nghĩa, khái niệm về nhân vật văn học trong tác phẩm
văn học, tiêu biểu như:
“Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người một trong những
dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh
con người, nhân vật văn học có đôi khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể
hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống với con người” [1, 249].

7



Nhân vật văn học là “con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn
học bằng phương tiện văn học… văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình
thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng… Nhân vật văn học là
phương tiện để khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng
[19, 61 – 64].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học “là một đơi vị nghệ thuật
đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người và chức năng này cũng mang
tính lịch sử. Nhân vật văn học còn có khả năng dẫn dắt độc giả vào các thế giới
khác nhau của đời sống, thể hiện quan điểm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà
văn về con người…” [4, 162].
Nhân vật văn học “là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những
dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh
con người, nhân vật văn học còn có thể là các con vật, các loài cây, các sinh thể
hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống như con người…” [5, 1254].
Nhân vật văn học là khái niệm chung để chỉ hình tượng các cá thể con người
trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các
phương tiện riêng của thế giới nghệ thuật ngôn từ. Với bất cứ một tác phẩm văn học
nào thì ta cũng đều bắt gặp nhân vật văn học bởi nhân vật văn học là hạt nhân trung
tâm của tác phẩm văn học, tác phẩm sẽ không thể tồn tại vững vàng nếu không có
nhân vật.
Nhân vật trong tác phẩm văn học là con người, đó có thể là những nhân vật
không có tên như: nhân vật anh thanh niên, cô kĩ sư, bác lái xe trong Lặng lẽ Sa Pa
của Nguyễn Thành Long, nhân vật thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du, những kẻ đưa tin, lính hầu, chạy hiệu thường thấy trong kịch…Đó
có thể là những nhân vật có tên tuổi như: Tấm, Cám, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị
Châu, Trọng Thủy,... Đó có thể là những nhân vật được miêu tả đầy đủ các thông
tin về tên, tuổi, quê quán, nghề nghiệp, ngoại hình, tính cách, chức danh, hoàn cảnh,
cuộc sống, các mối quan hệ trong cuộc đời. Tuy nhiên, các nhân vật này thường là
các nhân vật trong các tác phẩm tự sự, kịch. Nhân vật cũng có thể bị cắt bỏ hoàn
toàn những điều đó mà chỉ tập trung vào tâm trạng, cảm xúc, nỗi niềm như nhân vật


8


trong thơ trữ tình hay nhân vật chỉ có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật
trần thuật.
Nhân vật văn học cũng có khi không phải là con người như: con cóc trong
Cóc kiện trời, Dế Choắt, Chị Cốc trong Dế Mèn phiêu liêu kí của nhà văn Tô
Hoài… nhân vật văn học kiểu này thường hay xuất hiện trong loài truyện cổ tích về
loài vật, truyện ngụ ngôn, truyện viết cho thiếu nhi. Khái niệm nhân vật đôi khi
được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào trong tác phẩm
mà chỉ một hiện tượng nào đó nổi bật trong tác phẩm. Có thể nói, nhân dân là nhân
vật chính trong của Chiến tranh và hòa bình của L.Tolstoi, thời gian là nhân vật
chính trong sáng tác của Chekhov, người nông dân, người trí thức tiểu tư sản là
nhân vật chính trong các sáng tác của Nam Cao, chiếc quan tài là nhân vật chính
trong truyện Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan. Việc xây dựng các hình
tượng nhân vật trên của mình là nhân vật đã thể hiện cách nói bóng bẩy theo một ý
nghĩa nhất định, bởi suy cho cùng nhân vật chính là hình thức thể hiện con người.
Tóm lại, nhân vật văn học chính là con người trong tác phẩm văn học, là
xương máu, là trái tim của nhân vật, qua đó nghệ sĩ thể hiện quan niệm của mình về
cuộc đời và con người. Nhân vật văn học có tính ước lệ vì vậy các nhà lí luận cũng
cần chú ý và quan tâm. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các
loại hình nghệ thuật khác. Ở đây nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu
riêng là ngôn từ. Nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng,
liên tưởng để xây dựng lại con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của
nó. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học bởi chính nó là hạt
nhân của tác phẩm văn học.
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học trong tác phẩm văn học
Như đã nói ở trên, tác phẩm văn học không thể tồn tại nếu thiếu nhân vật văn
học. Một trong những lí do phải kể đến chính là vai trò, chức năng của nhân vật văn

học trong tác phẩm là vô cùng quan trọng:
 Nhân vật văn học là phương tiện thể hiện các tính cách, số phận con người
và các quan niệm về chúng. Nhân vật dưới mọi hình thức đều có tính cách.
Tính cách của con người theo nghĩa chung nhất đó chính là sự thể hiện các

9


phẩm chất xã hội lịch sử của con người thông qua các đặc điểm cá nhân, gắn
liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ. Tính cách chính là đặc điểm của nhân
vật, là sự thể hiện ý chí, hành động của nhân vật. Trong toàn bộ tác phẩm
tính cách của nhân vật sẽ được miêu tả và hiển hiện một cách sắc nét trong
tâm thức của bạn đọc. Tính cách của nhân vật có sự thống nhất giữa cái
chung và cái riêng trong một con người cụ thể. Tính cách cũng mang tính
lịch sử vì vậy mà chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng
có tính lịch sử. Nhân vật văn học ở mỗi thời bao giờ cũng khái quát nét tính
cách xuất hiện trong thời đó. Trong xã hội nguyên thủy, thời cổ đại xa xưa
thì con người cần khai phá đất đai, mở rộng bờ cõi, chinh phục thiên nhiên,
tạo dựng giang sơn, chống giặc ngoại xâm, thì lập tức xuất hiện các nhân vật
văn học thần thoại, nhân vật chức năng có khả năng vá trời như Nữ Oa, khả
năng dựng cột để phân chia trời đất như thần trụ trời... Sau đó lại xuất hiện
các anh hùng có sức mạnh phi thường chống thiên tai như Sơn Tinh – Thủy
Tinh, chống giặc ngoại xâm như Thánh Gióng...
 Nhân vật văn học còn có chức năng là người dẫn dắt bạn đọc vào một thế
giới đời sống. Thế giới đó có thể là thế giới thực trong đời sống cũng có thể
là thế giới ảo. Khi đọc thiên truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, sự xuất hiện của nhân vật Ngô Tử
Văn sẽ đưa bạn đọc đến một thế giới vừa như thực vừa như mơ với những
chi tiết vừa hiện thực lại vừa kì ảo. Thế giới đời sống trong thiên truyện vô
cùng phong phú với sự sống, cái chết, với trần gian, cõi âm... khiến cho bạn

đọc cảm nhận được những điều đang tồn tại trong thế giới mình đang sống
và cả trong thế giới mình chưa từng sống. Khi đọc các tác phẩm viết về nông
thôn và nông dân của nhà văn Nam Cao, các nhân vật như Chí Phèo, Lão
Hạc, thằng Lúng…đã vẽ nên một bức tranh hết sức sinh động, phản ánh chân
thực cuộc sống tăm tối, cực nhục của người nông dân sau lũy tre làng trước
Cách mạng tháng 8 năm 1945. Đó là một xã hội tàn bạo đã hủy diệt cả thể ác
lẫn linh hồn người nông dân lương thiện, đẩy họ vào cuộc sống cùng đường
không lối thoát. Đồng thời nhà văn cũng khẳng định bản chất lương thiện của

10


họ, ngay cả khi họ bị xã hội độc ác cướp mất cả hình hài và tính cách con
người. Như vậy, với chức năng này của nhân vật văn học thì dù người đọc
không sống ở thời điểm, hoàn cảnh trong tác phẩm nhưng nhờ thông qua
nhân vật bạn đọc vẫn có thể hòa mình vào trong tác phẩm để hiểu được bối
cảnh tồn tại của tác phẩm.
 Nhân vật là phương tiện thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm nghệ thuật
của nhà văn về thế giới. Nhân vật văn học chính là sự kết tinh tâm hồn và tư
tưởng của tác giả được gửi gắm thông qua tác phẩm để đến với bạn đọc. Khi
đọc tiểu thuyết Số đỏ của ông vua phóng sự đất Bắc Vũ Trọng Phụng, sau
một hồi tiếp xúc với hệ thống nhân vật trong truyện như: vợ chồng Văn
Minh, ông Typn, cô Tuyết, Xuân tóc đỏ… người đọc sẽ thấy được tư tưởng
mà Vũ Trọng Phụng gửi gắm qua thiên truyện: bản chất lố lăng, đồi bại của
xã hội thượng lưu thành thị những năm trước Cách mạng, chạy theo phong
trào Âu hóa làm mất đi thuần phong mĩ tục truyền thống của dân tộc Việt
Nam. Một đám ma to tát nhưng rỗng tuếch, thiếu đi duy nhất một thứ cần có
đó chính là tình thương con người và đạo lí làm người.... Trong câu chuyện
Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, khi viết về nhân vật Tràng, đặt nhân vật vào
một tình huống vừa kì quặc, vừa oái oăm, vừa bi hài, nhưng nhà văn đã cảm

thông, sẻ chia, đồng điệu cùng nhân vật để cất lên bài ca nhân bản mạnh mẽ,
làm thiết tha lòng người về cái hạnh phúc đời thường. Khi viết về nhân vật
bà cụ Tứ, Kim Lân cũng gửi gắm nỗi niềm riêng: trong khung cảnh đói khát,
chết chóc thê thảm của đất nước những năm bốn nhăm ấy, những con người
khốn khổ như bà cụ Tứ, họ đã biết yêu thương cưu mang, đùm bọc lẫn nhau,
nương tựa vào nhau mà sống quả là đáng quý. Chỉ có tình mẹ con, tình cảm
vợ chồng đầm ấm, chân thực mới giúp họ có sức mạnh vượt qua sự thật đắng
cay, nghiệt ngã dằng dặc của mình. Và bất kì ở hoàn cảnh nào, ngay cả khi
kề bên cái chết, họ vẫn vươn lên, khao khát hạnh phúc và tin vào cuộc sống
tương lai. Theo lời kể của Kim Lân, ông không muốn dìm người đọc vào cái
đói, cái khổ. Vì khi người ta nghĩ tới cái đói, cái khổ là chỉ muốn chết, cho
nên dù trong tình huống bi thảm đến đâu cũng đừng hết hi vọng. Hãy nghĩ về

11


cuộc sống tương lai mà sống cho ra người. Đó là ý đồ xây dựng nhân vật
theo chiều hướng tích cực của tác giả, đồng thời cũng là ý nghĩa nhân văn
cao đẹp của tác phẩm. Nhân vật người phụ nữ không tên tuổi kia là vợ anh cu
Tràng. Thân phận người vợ nhặt nhưng chị không bị xem thường, khinh mạt,
ngược lại chị được đón nhận trong vòng tay yêu thương của những con
người cùng khổ. Chị đã đem lại âm thanh, sắc màu, hơi ấm cho ngôi nhà vẹo
vọ, hoang vắng, giá lạnh của hai mẹ con Tràng. Hình ảnh của chị đã đem lại
một ý nghĩa: Bên bờ vực của đói khát và chết chóc, con người chỉ có thể
vươn lên, vượt qua khi được sống trong tình yêu thương của đồng loại. Chỉ
có tình yêu thương mới đem lại hạnh phúc cho con người.
 Nhân vật giúp tạo nên mối liên hệ giữa các sự việc trong tác phẩm khiến cho
cốt truyện, kết cấu trở nên chặt chẽ, thống nhất và hoàn chỉnh. Nhân vật là
một trong những yếu tố quan trọng nhất không thể thiếu trong mỗi tác phẩm
cũng bởi vậy mà nhân vật sẽ là chìa khóa khám phá mọi cánh cửa trong tác

phẩm của bạn đọc. Nhân vật sẽ là một trục đường thẳng xuyên suốt từ đầu
tới cuối tác phẩm còn các chi tiết, sự kiện sẽ là những gì quấn quanh vào con
đường đó. Trong Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, từ đầu đến cuối là cuộc
đời, số phận, những ngã rẽ trong đường đời của nhân vật Chí Phèo: được bác
đi thả ống lươn nhặt được bên cái lò gạch cũ bỏ hoang sau đó mang về cho
bà góa mù nuôi, lớn lên thì đi ở cho nhà Lí Kiến, Bá Kiến, bị bà ba gọi lên
bóp chân rồi lên nữa, Chí bị Bá kiến đánh ghen đẩy vào tù bảy, tám năm. Sau
đó ra tù thì Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, tay sai đắc lực cho Bá
Kiến, Chí gặp Thị Nở muốn tìm hạnh phúc lứa đôi với Thị nhưng bị cự tuyệt,
Chí đến nhà Bá Kiến đâm chết hắn rồi cũng tự tử. Tác phẩm Vợ chồng A
Phủ của Tô Hoài thì các tình tiết, sự việc cũng xoay quanh nhân vật chính là
Mị: Mị là người con gái của vợ chồng người nông dân hiền lành, lớn lên bị
cướp về nhà thống lí Pá Tra để gạt nợ của bố mẹ. Cuộc đời cô trở nên nhạt
nhẽo, buồn tẻ, cơ cực từ đây. Mị muốn ăn lá ngón tự tử nhưng không thành.
Những đêm tình mùa xuân cô như sống lại làm người và cũng muốn được đi
chơi nhưng bị A Sử đánh và trói vào cột nhà. A Sử bị đánh, rồi A Phủ bị bắt

12


trở thành nô lệ không khác gì Mị. Vì làm mất con bò nên A Phủ bị đánh và
trói vào giống Mị trước. Trước sự việc đó, Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, hai
người chạy sang Phiềng Sa nên vợ nên chồng… Như vậy, Chí Phèo và Mị
chính là hai nhân vật chính trong hai câu chuyện trên. Từ đầu đến cuối tác
phẩm xoay quanh nhân vật chính vì vậy các sự việc, tình tiết, sự kiện trong
chuyện có sự liên kết và thống nhất cho cốt truyện cũng như chủ đề, tư tưởng
của thiên truyện.
1.1.3. Các loại nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật làm nên
tên tuổi của nhà văn thường là những nhân vật có sự sáng tạo độc đáo, không lặp

lại. Tuy nhiên xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng thì có thể thấy nhiều hiện
tượng nhân vật văn học lăp lại, tạo thành các loại nhân vật. Có thể dự vào các tiêu
chí khác nhau mà phân chia thành các kiểu nhân vật khác nhau. Trong khuôn khổ
không cho phép của khóa luận, dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số phương diện
cơ bản để phân chia nhân vật văn học.
 Ở phương diện kết cấu của tác phẩm văn học thì nhân vật được phân chia ra
làm: nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí
then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên quan đến các
sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài truyện của mình.
Nhân vật chính trong Truyện Kiều là Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng... Nhân
vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh… là những nhân vật chính trong
Lục Vân Tiên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Gregori Melekhov,
Aksinia, Natalia... là những nhân vật chính trong Sông đông êm đềm của nhà văn
nổi tiếng Nga Sôlôkhôp.
Nhân vật trung tâm trong tác phẩm trước hết là nhân vật chính, tuy nhiên
nhân vật trung tâm là nhân vật chính xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý
nghĩa. Đó là nơi quy tụ các đầu mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề
trung tâm của tác phẩm. Nhân vật trung tâm không chỉ tham gia xung đột truyện mà
còn tham gia vào việc tổ chức, kết nối các xung đột, liên kết các nhân vật trong tác

13


phẩm. Chẳng hạn như nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam, nhân vật
Tào Tháo, Lưu Bị trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Lão
Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao... Nhưng cũng có khi nhân vật
trung tâm là nhân vật được nói đến chứ không phải là nhân vật chính trong tác phẩm
như nhân vật Hoàng Thượng trong Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
Nhân vật phụ là nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn

biến của cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng và chủ đề của
tác phẩm. Có nhiều loại nhân vật phụ. Có loại nhân vật phụ ở bình diện thứ hai sau
nhân vật chính như Thúy Vân, Vương Quan, Kim Trọng trong Truyện Kiều.
Những nhân vật này tuy không được khắc họa đầy đặn như nhân vật chính nhưng
lại được tác giả miêu tả đậm nét, có cuộc đời, tính cách riêng. Có những nhân vật
phụ ở hạng thứ ba, chỉ thấp thoáng trong các tình tiết của tác phẩm như “mụ quản
gia” hay “thằng bán tơ” trong tác phẩm.
 Xét trên phương diện cấu trúc của hành động, nhân vật văn học được chia ra
làm bốn loại: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và
nhân vật tư tưởng.
Nhân vật chức năng là nhân vật thường xuất hiện trong tác phẩm để thực
hiện chức năng cố định nào đó, nhân vật này không có đời sống tình cảm riêng tư,
nội tâm và bản chất của nhân vật cố định từ đầu đến cuối tác phẩm như: nhân vật
bụt, tiên xuất hiện để giúp đỡ con người. Nhân vật ma, quỷ xuất hiện để cản trở
cuộc sống của con người. Nhân vật hề xuất hiện để mua cười, gây vui cho con
người.
Nhân vật loại hình: là nhân vật tập trung cao độ đặc điểm, bản chất của một
loại người nhất định nào đó trong xã hội. Như nhân vật Acpagong: thói keo kẹt, hà
tiện, đề cao tiền bạc. Nhân vật Sở Khanh đại diện cho một loại người: lừa bịp, tráo
trợn… Trong nhân vật loại hình yếu tố loại được đề cao:
. Loại keo kẹt: Acpagong, phú ông – Đến chết vẫn hà tiện
. Loại lười biếng: nhân vật trong truyện Há miệng chờ sung
. Loại khoác lác: con rắn vuông
. Loại khoe khoang: nhân vật trong Lợn cưới áo mới...

14


Nhân vật tính cách: là loại nhân vật có cá tính nổi bật trong đó tính cách của
nhân vật có những biến động, đổi thay chứ không thuần nhất một chiều, bản thân

tính cách của nhân vật đã chất chứa những mâu thuẫn nội tại chứa các thái cực đối
lập. Nhân vật Đào trong Mùa lạc của Nguyễn Khải, nhân vật người đàn bà trong
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là những nhân vật như thế.
Nhân vật tư tưởng: là nhân vật được nhà văn xây dựng để thể hiện hệ ý thức
tư tưởng nào đó của tác giả như nhân vật Đường Tăng Tạ thể hiện tư tưởng của Ngô
Thừa Ân: tư tưởng từ bi, bác ái trong đạo Phật. Nhân vật Tôn Ngộ Không kết tinh
tư tưởng tự do, công lí của nhà văn.
 Xét trên phương diện thể loại, văn học được chia làm ba loại thể chính đó là:
tự sự, trữ tình, kịch tương ứng với nó sẽ có ba kiểu nhân vật theo thể loại văn
học: nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật thơ trữ tình.
Nhân vật tự sự là những nhân vật ở trong các tác phẩm tự sự như: Huấn Cao,
viên quản ngục, thầy thơ lại trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Nhân vật
Tnú, cụ Mết, Mai, anh Quyết, thằng Dục… trong Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn
Trung Thành. Nhân vật chú Năm, Chiến, Việt trong Những đứa con trong gia
đình của Nguyễn Thi...
Nhân vật thơ trữ tình là những nhân vật có mặt trong các bài thơ trữ tình như:
nhân vật “tôi” trong Vội vàng của Xuân diệu, nhân vật “ta – mình” trong Việt Bắc
của Tố Hữu, nhân vật “tôi” trong thi phẩm Tôi yêu em của đại thi hào Puskin, …
Nhân vật kịch là những nhân vật xuất hiện trong các vở kịch như: nhân vật
Hăm lét, Cô-lô-đi-út, Pô-lô-đi-út, Ô-phê-li-a… trong tác phẩm kịch Hăm lét của
Sếch-xpia. Nhân vật Trương Ba, vợ Trương Ba, anh hàng thịt.. trong vở kịch nổi
tiếng Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Việc phân chia nhân vật trên các khía cạnh đó cũng chỉ mang tính chất tương
đối, bởi không phải lúc nào cũng có ranh giới rạch ròi. Đặc biệt càng về sau, nhất là
văn học hiện đại khi thể hiện con người đa dạng, đa chiều và sinh động hơn ranh
giới đó càng bị thu hẹp và có lúc không thể xác định được. Dù thế nào thì nhân vật
luôn có khả năng phản ánh và tác động đến đời sống, khả năng lôi cuốn, hấp dẫn
người đọc và đây chính là điều quan trọng nhất.

15



1.2. Nhân vật trữ tình trong thơ
Như đã nói ở trên, một tác phẩm văn học sẽ không thể tồn tại nếu thiếu đi hạt
nhân là nhân vật. Nó là một yếu tố quan trọng cốt lõi để duy trì sự sống cho tác
phẩm văn học. Cũng giống như thế, đối với một tác phẩm thơ trữ tình, nhân vật trữ
tình là nòng cốt, là trung tâm của tác phẩm trữ tình.
1.2.1. Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ
trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức của tác giả. Nhân vật trữ tình là con
người “đồng dạng” cuả tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình
(một chùm thơ, toàn bộ trường ca hay toàn bộ sáng tác thơ) như một con người có
đường nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội
tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung 9 mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm
cuả một nhân vật như trong tác phẩm tự sự hay kịch” [4, 234].
Hiện có những tranh cãi về khái niệm nhân vật trữ tình. Thông thường, người
ta xem nhân vật trữ tình là hình tượng khái quát như một tính cách văn học được
xây dựng trên cơ sở lấy các sự thật của tiểu sử tác giả làm nguyên mẫu. Đó là một
“cái tôi” đã được sáng tạo ra. Ý kiến khác nhấn mạnh rằng cùng với hình tượng ấy,
nhà thơ cũng thổ lộ tình cảm thật chân thành của mình trong những tình huống trữ
tình, và người đọc không lầm khi tin những tình cảm ấy là thật. Tuy vậy, không
được đồng nhất giản đơn nhân vật trữ tình với tác giả, bởi trong thơ trữ tình nhà thơ
xuất hiện như “người đại diện cho xã hội, thời đại và nhân loại” ( Bê- lin- xki), nhà
thơ đã tự nâng mình lên trên đời thường cá biệt.
Nhân vật trữ tình là chủ thể của phát ngôn. Nhân vật trữ tình là người được
tái hiện phần tinh thần, là một bản tự thuật về tâm hồn với những trạng thái nhân
sinh: buồn, vui, yêu, ghét… Trong thơ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình sẽ
chi phối giọng điệu chung của toàn bộ bài thơ. Và trong một bài thơ trữ tình thường
chỉ có một nhân vật trữ tình. Tuy nhiên với những bài thơ có kết cấu đối đáp thì sẽ
có hai nhân vật trữ tình.

Nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình là hai khái niệm tuy khác
nhau nhưng lại rất dễ nhầm lẫn. Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ

16


suy tư, cảm xúc. Đó có thể là con người nhưng cũng có thể không phải là người
như: một hiện tượng tự nhiên, cành cây, nhành cỏ, bông hoa, tiếng chim hót...Trong
thơ Tố Hữu ta bắt gặp những hình ảnh bà Bầm, bà Bủ, mẹ Suốt...Trong bài thơ
Tràng Giang của Huy Cận ngoài việc miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước thì bên
cạnh đó là dòng tâm trạng cô đơn, buồn chán, lẻ loi của nhân vật trữ tình...
1.2.2. Đặc điểm của nhân vật trữ tình trong thơ
Bất kì một nhân vật trong thể loại văn học nào cũng có những đặc điểm
nhận biết riêng và nhân vật trữ tình trong thơ cũng không nằm ngoài điều đó.
Theo Trần Đình Sử trong cuốn Lí luận văn học tập 2 – Tác phẩm và thể loại
văn học: “Nhân vật trữ tình trong thơ là nhân vật không có diện mạo, hành động,
lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự hay nhân vật kịch. Nhưng nhân vật trữ
tình lại được hện lên cụ thể trong giọng điệu, cảm nghĩ, trong cách cảm, cách
nghĩ.” [19, 271]. Hay nói cách khác chính là thế giới nội tâm bên trong. Nếu nhân
vật trữ tình trong thơ được miêu tả diện mạo, ngoại hình thì cũng chỉ nhằm làm nổi
bật tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Các hành động nếu có thì cũng chỉ nhằm gợi
cảm xúc chứ không nhằm tạo ra xung đột. Trong Từ ấy – Tố Hữu: nhân vật trữ tình
ở đây không hề có diện mạo, hành động, lời nói cụ thể nào mà chỉ được hiện lên
thông qua giọng điệu vui mừng, phấn khởi khi đến với lí tưởng với cách mạng:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
 Nhân vật trữ tình là một hiện tượng mang ý nghĩa khái quát. Cảm xúc của
nhân vật trữ tình tuy là cá nhân nhưng bao giờ cũng gắn với tình cảm chung
có ý nghĩa khái quát. Như trong ca dao, dân ca có những bài ca than thân mở
đầu bằng mô típ “Thân em” có khả năng ẩn chứa cảm xúc chung cho số phận

người phụ nữ trong xã hội xưa:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm tử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Ban đầu bài thơ là tiếng lòng của một cô gái trong xã hội phong kiến ý thức

17


về phẩm hạnh, danh dự của bản thân nhưng bị trà đạp, tước đoạt quyền tự quyết
định hạnh phúc. Sau đó, những cô gái khác rơi vào hoàn cảnh tương tự thấy câu hát
ấy giống với số phận của mình thì lại cất lên câu hát than thân về cuộc đời mình. Và
cứ như thế, bài ca dao trên đã trở thành tiếng hát chung của các thế hệ cô gái trong
xã hội cũ.
Nhân vật kịch thường nổi bật về tính cách và thường được chia thành nhiều
tuyến nhân vật. Một nhân vật kịch thường mang ít đặc tính thẩm mĩ nhưng lại là
những đặc tính nổi bật. Một vở kịch muốn hay, muốn thể hiện rõ xung đột kịch thì
nhân vật kịch phải có tính cách nổi bật (hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc anh hùng, hoặc đê
hèn...) và một vở kịch thường chia nhân vật ra thành các tuyến. Mâu thuẫn xung đột
kịch cũng chính là mâu thuẫn, xung đột của các tuyến nhân vật này.
Trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi ngoài việc đó là cảm xúc cá nhân của
riêng nhà thơ thì đó còn là cảm xúc, nỗi lòng của toàn thể nhân dân đất Việt:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
... Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
 Nhân vật trữ tình là hiện thân, là con người “đồng dạng” của tác giả. Tuy
nhiên cũng có khi nhà thơ hóa thân vào một nhân vật, con người khác để nói
hộ tâm trạng, nỗi niềm của họ, tạo thành kiểu nhân vật trữ tình nhập vai.

Trong trường hợp này không nên đồng nhất nhân vật trữ tình và tác giả.
Trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu thì nhân vật trữ tình không phải là chính
tác giả mà là kiểu nhân vật trữ tình “ nhập vai” cụ thể ở đây là anh bộ đội. Trong
Chân quê – Nguyễn Bính, nhân vật ít nhiều gắn bó với chuyện cá nhân của nhà
thơ nhưng lại không hoàn toàn đồng nhất với nhau vì nhà thơ là một con người
thuộc phạm trù xã hội còn nhân vật trữ tình trong bài thơ lại thuộc về phạm trù
nghệ thuật, nó chịu sự chi phối của quy luật sáng tạo. Nó đã được lí tưởng hóa,
nhào nặn để phù hợp với cảm xúc, tâm trạng của bài thơ. Chính vì thế mà đây
chính là sự khác biệt lớn giữa nhà thơ và nhân vật trữ tình.
 Nhân vật trữ tình là nhân vật mang nhiều cảm xúc vào thời điểm xuất hiện.

18


Nó có nhu cầu tâm sự, giãi bày. Do thể loại trữ tình là thể loại bộc lộ cảm
xúc, mỗi tác phẩm đều thể hiện một hoặc nhiều tâm sự nào đó. Cũng bởi thế
nhân vật của chủ thể loại này chính là chủ thể trữ tình thể hiện cảm xúc đó.
Nhân vật trữ tình trong Chân quê mang tâm trạng khổ tâm, day dứt, lo lắng,
bất an trước sự thay đổi đột ngột của cô gái nhân vật trữ tình đã thể hiện thái
độ van lơn: “ Xin em em hãy giữ nguyên quê mùa”.
Còn nhân vật kịch là nhân vật hành động, qua hành động nhân vật bộc lộ tính
cách của mình. Do đặc điểm của thể loại kịch là một chuỗi các xung đột, xung đột
được phát triển qua các giai đoạn cho nên nhân vật kịch phải hành động, hành động
không ngừng để diễn tả những xung đột ấy. Tính cách của nhân vật được hiểu dần
qua trang phục, ngôn ngữ, cử chỉ và đặc biệt là chuỗi các hành động theo diễn biến
của vở kịch. Nhân vật kịch không thể chỉ đứng để kể về tính cách và diễn biến kịch
mà tất cả đều thông qua hành động. Trong tác phẩm kịch Trưởng giả học làm
sang, nhân vật trưởng giả qua chuỗi hành động của mình dần bộc lộ ra là một người
ngu ngốc, dốt nát, học đòi, đáng trê trách.
Nhân vật trữ tình và tác giả có mối quan hệ khăng khít. Dù ở vị trí là nhân

vật trữ tình nhập vai hay trực tiếp thì nhân vật trữ tình luôn là một phương tiện đắc
lực để truyền tải tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ, quan điểm... của tác giả đến bạn đọc
qua những vần thơ. Nhờ nhân vật trữ tình mà bạn đọc có thể biết được đôi nét về
quê hương, cuộc đời, tuổi thơ... của tác giả. Đó cũng là những căn cứ để bạn đọc có
thể hiểu đúng, hiểu sâu sắc một tác phẩm thơ hơn. Từ đó định ra được giá trị của bài
thơ cũng như tài năng của nhà thơ. Đây cũng là một cách để người nghệ sĩ tự khẳng
định tên tuổi và vị trí của mình trên thi đàn dân tộc.
 Tiểu kết:
Tóm lại, trong giới hạn của chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày
những nội dung cơ bản và khái quát nhất về nhân vật văn học và nhân vật trữ tình
trong thơ. Những khái niệm về nhân vật văn học và nhân vật trữ tình trong thơ
chính là cơ sở để nghiên cứu, khám phá hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Xuân
Quỳnh. Điều này chúng tôi xin được trình bày rõ hơn ở chương sau.

19


×