Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần chứng khoán An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.38 KB, 93 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng em, được thực
hiện trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần chứng
khoán An Bình từ ngày 05/01/2009 – 05/05/2009. Đề tài có sử dụng
những thông tin và số liệu thu thập từ các Websites thông tin và
thông tin kinh doanh của ABS để phân tích. Em cam đoan các kết
quả nêu trong chuyên đề này là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Hà Nội, Tháng 4 – 2009
Người viết

Lê Quang Dũng

Lê Quang Dũng

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP....................................................................3

1. 1. Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh:..........................3
1. 1.1. Khái niệm, bản chất và một số hình thức của cạnh tranh:..............3
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh:..............................................................3


1.1.1.2. Bản chất của cạnh tranh:..........................................................5
1.1.1.3 Một số hình thức cạnh tranh:.....................................................5
1.1.2. Đặc điểm, Tính chất, vai trò của cạnh tranh:...................................9
1.1.2.1. Đặc điểm của cạnh tranh:.........................................................9
1.1.2.2. Công cụ sử dụng trong cạnh tranh:..........................................9
1.1.2.3. Vai trò của cạnh tranh:............................................................12
1.1.3. Một số lý thuyết nghiên cứu về cạnh tranh trong kinh tế:.............15
1.2. Sức cạnh tranh và Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:..........18
1.2.1. Sức cạnh tranh:..............................................................................18
1.2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh:.............................................19
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của DN:......................23
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của DN:.............26
1.2.4.1. Các nhân tố khách quan:........................................................26
1.2.4.2. Các yếu tố nằm trong môi trường ngành và sự tác động của
chúng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:..................30
1.2.4.3. Các nhân tố chủ quan:............................................................33
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty
chứng khoán Việt Nam:....................................................................34

Lê Quang Dũng

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3.1. Đặc điểm chung của các công ty chứng khoán trên thị trường
chưng khoán Việt Nam..................................................................34
1.3.2. Lợi ích từ việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty kinh
doanh dịch vụ chứng khoán:.........................................................36
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH................................................39

2.1 Giới thiệu chung về công ty:...............................................................39
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần
chứng khoán An Bình:...................................................................39
2.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty...........................................39
2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty cổ phần chứng
khoán ABS..............................................................................43
2.1.2 Tổ chức nhân sự.............................................................................45
2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ:...................................................................46
2.1.4. Cơ cấu tổ chức các phòng ban chức năng:....................................49
2.1.4.1. Mô hình bộ máy tổ chức quản trị...........................................49
2.1.4.2. Chức năng các phòng ban......................................................49
2.1.5. Các nhân tố có hưởng tới năng lực cạnh tranh của ABS:.................51
2.1.5.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh tế:...............................51
2.1.5.2. Nhóm các nhân tố nằm trong môi trường ngành:...................53
2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của ABS:.........................................55
2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần chứng khoán An Bình:..........................................................55
2.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu định tính..........................................................55
2.2.1.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng (các chỉ tiêu kinh doanh).......56
2.3. Các giải pháp mà ABS áp dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh..64
2.3.1. Cạnh tranh bằng giá.......................................................................64
Lê Quang Dũng

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.3.2. Mô hình hợp đồng cộng tác viên phát triển tài khoản...................64

2.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ _ Giải pháp liên kết xây dựng sàn
giao dịch Vàng...............................................................................65
2.3.4. Phát triển hệ thống đại lý nhận lệnh..............................................65
2.4 . Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ABS trên thị trường.....67
2.4.1. Điểm mạnh của ABS trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh...67
2.4.2. Những mặt tồn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của ABS.........................................................................................68
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG
KHOÁN AN BÌNH.........................................................................76

3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán An Bình:...76
3.1.1. Định hướng chung:........................................................................76
3.1.2. Mục tiêu của công ty trong những năm tiếp theo..........................77
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
công ty cổ phần chứng khoán An Bình:...........................................78
3.3. Kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên...............81
3.3.1. Với Ủy ban chứng khoán nhà nước...............................................82
3.3.2. Đối với nhà nước...........................................................................82
KẾT LUẬN .....................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................85

Lê Quang Dũng

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ CÁI
VIẾT TẮT


ABS

: Công ty cổ phần chứng khoán An Bình

SSI

: Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn

DAS

: Công ty chứng khoán ngân hàng công thương

NXB

: Nhà xuất bản

DN

: Doanh nghiệp

SSLCVĐT

: Sức sinh lợi của vốn đầu tư

GDP

: Tổng thu nhập quốc nội

VAT


: Thuế giá trị gia tăng

TTGDCK

: Trung tâm giao dịch chứng khoán

SGDCK

: Sở giao dịch chứng khoán

VND

: Việt Nam đồng

USD

: Đô la Mỹ

HSDL

: Hệ số doanh lợi

ROE

: Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

EPS

: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu


P/E

: Hệ số giá trên lợi nhuận

CK

: Chứng khoán

Lê Quang Dũng

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG CÁC HÌNH

Hình 1.1
Hình 2.1

Nội dung
Mô hình năm lực lượng cạnh tranh – M.Porter
Các sản phẩm dịch vụ tài chính chứng khoán của

Trang
29
38

Hình 2.2

Hình 2.3
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4

ABS
Các đối tác chiến lược của ABS
Mô hình bộ máy tổ chức quản trị của ABS
Cơ cấu nhân sự theo giới tính tại ABS
Cơ cấu nhân sự theo bậc học tại ABS
Các sản phẩm dịch vụ cụ thể của ABS
Doanh thu và thị phần của ABS và một số đối thủ

39
47
43
43
46
55

Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 3.1


cạnh tranh
So sánh hệ số doanh lợi của ABS và SSI
Thống kê hệ số vay nợ của ABS và đối thủ cạnh tranh
Chi phí hoạt động kinh doanh của ABS, DAS và SSI
Bảng cân đối kế toán qua các năm của ABS
Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của ABS
Giảm biểu phí giao dịch của ABS
Hạch toán doanh thu chi phí từ mô hình cộng tác viên
Chỉ tiêu doanh – lợi của ABS thời gian tới

56
57
57
58
61
62
62
75

Lê Quang Dũng

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một
xu thế khác quan tất yếu của nền kinh tế Việt Nam và của các quốc gia trên

thế giới. Đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần IX đã kết luận: ‘‘Toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình hợp tác, vừa đấu tranh phức tạp,
đặc biệt là sự đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích quốc gia
mình, vì một trật tự kinh tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các
cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia. Đối với nước ta, tiến trình
hội nhập được đẩy lên một tầm cao mới với sự đổi mới cả về chất và lượng
gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế, công cuộc này đòi hỏi chúng ta
phải nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và tính độc lập tự chủ của nền
kinh tế, tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào quá trình phân công
lao động quốc tế’’.
Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành
và phát triển tới nay đã được 10 năm, khoảng thời gian này gi dấu sự xuất
hiện của những công ty kinh doanh chứng khoán và dịch vụ chứng khoán. Xét
về mặt số lượng, các công ty dịch vụ chứng khoán hiện nay tồn tại 188 công
ty cổ phần với quy mô, kinh nghiệm hoạt động và lịch sử hình thành khác
nhau, chất lượng dịch vụ khác nhau nhưng thế cũng đủ làm cho yếu tố cạnh
tranh phải xuất hiện và cạnh tranh ngày một tăng về phạm vi và mức độ, nhất
là khi thị trường có sự tham gia của các công ty nước ngoài theo những cam
kết về hội nhập.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty kinh doanh các
dịch vụ chứng khoán nói riêng cần thấy được bức tranh cạnh tranh của tổng
thể thị trường hiện tại và tương lai để xác định một hướng đi phù hợp cho
doanh nghiệp của mình để phát triển trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay với
Lê Quang Dũng

1

QTKD Quốc tế



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhiều cơ hội và cũng không ít những thách thức. Xuất phát từ đòi hỏi này
cũng như tình hình thực tế nơi cơ sở thực tập của mình, em chọn đề tài: ‘‘Giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần chứng khoán An
Bình’’ để nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng
khoán An Bình, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp với những mục đích cụ thể sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
Doanh nghiệp.
- Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán An
Bình.
- Đề suất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ
phần chứng khoán An Bình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của công ty cổ phần chứng khoán An Bình.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian nghiên cứu: Phạm vi của đề tài là năng lực cạnh tranh
tại công ty cổ phần chứng khoán An Bình.
- Xét về thời gian nghiên cứu: chuyên đề được nghiên cứu dựa trên số
liệu từ năm 2006 đến hết năm 2008.
Kết cấu của chuyên đề
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của DN
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng
khoán An Bình
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho công ty cổ phần chứng khoán An Bình
Lê Quang Dũng


2

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. 1. Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh:
1. 1.1. Khái niệm, bản chất và một số hình thức của cạnh tranh:
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh:
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế đặc biệt, nó tồn tại khách quan cùng
với nền kinh tế hàng hóa và tự do kinh tế. Từ nửa sau thế kỷ XVIII là mốc
thời gian đánh dấu cạnh tranh thực sự xuất hiện, nó được coi như một hệ quả
của lý thuyết tự do kinh tế của Adam Smith. Một nền kinh tế tự do, chính nó
đã tạo ra những điều kiện cơ bản : (i) Phân công lao động, (ii) Chủ thể lợi ích
đa nguyên, giúp cạnh tranh ra đời và tồn tại.
Phân công lao động là sản phẩm tất yếu của xã hội loài người khi phát
triển đến một giai đoạn cụ thể, nó cũng có thể coi là một thước đo mức độ
phát triển của xã hội loài người. Phân công lao động xã hội đã tạo ra tính độc
lập tương đối về kinh tế, từ đó mà tồn tại tự do kinh doanh, có sự tự chủ giữa
các chủ thể kinh tế khác nhau, có thị trường, …và có cạnh tranh. C.Mác viết
rằng: ‘‘sự phân công lao động trong xã hội đã đặt những người sản xuất hàng
hóa độc lập phải đối diện với nhau, những người này không thừa nhận một uy
lực nào khác ngoài uy lực cạnh tranh, ngoài sự cưỡng chế mà áp lực của
những lợi ích giữa họ với nhau đã gây ra đối với họ’’
Sự tồn tại của chủ thể lợi ích đa nguyên quyết định mỗi chủ thể của nền

kinh tế luôn tồn tại những lợi ích khác nhau, những lợi ích này có thể là tương
đồng hoặc cũng có thể là mâu thuẫn với nhau. Trong nền kinh tế tự do, các chủ
thể hoạt động nhằm thỏa mãn tối đa những lợi ích kinh tế của mình, mà đối với

Lê Quang Dũng

3

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mỗi doanh nhân, với mỗi doanh nghiệp trong guồng máy kinh tế thì lợi ích của
họ chính là lợi nhuận. Đối với người tiêu dùng, lợi ích của họ là lợi ích tiêu
dùng hay là giá trị và giá trị sử dụng mà sản phẩm có thể mang lại cho họ.
Chính việc tự do theo đuổi các lợi ích riêng đó tạo nên động lực cạnh tranh.
Như vậy, sẽ không có cạnh tranh khi không tồn tại sự độc lập tương đối
về kinh tế, khi mà một chủ thể trong nền kinh tế không hoạt động vì lợi ích
của mình. Vừa xuất hiện cạnh tranh đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu
của nhiều học giả kinh tế khác nhau và từ đó cũng xuất hiện nhiều quan điểm
về cạnh tranh.
Thuật ngữ ‘‘cạnh tranh’’ có nguồn gốc từ tiếng La Tinh với nghĩa chủ
yếu là sự đấu tranh, ganh đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất đồng loại và
đồng giá trị nhằm đạt được những lợi thế, những mục tiêu xác định. Trong
hình thái cạnh tranh thị trường, quan hệ cạnh tranh sảy ra giữa hai chủ thể
cung (nhóm người bán), cũng như chủ thể cầu (nhóm người mua), cả hai
nhóm này cạnh tranh với nhau và được liên kết bằng giá cả thị trường.
Theo C.Mac: ‘‘cạnh tranh là sự ganh đua, là sự đấu tranh gay gắt giữa
các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
thụ hàng hóa qua đó thu được lợi nhuận siêu ngạch’’

Theo Samuelson: ‘‘cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ
cạnh tranh nhằm giành lấy thị trường và khách hàng cho doanh nghiệp mình’’
Ngoài ra: cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế
thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường, là sự ganh đua giữa
các doanh nghiệp trong việc giành giật các nhân tố sản xuất hoặc khách hàng
nhằn nâng cao lợi thế của bản thân doanh nghiệp trên thị trường để cụ thể hóa
những mục tiêu kinh doanh như: lợi nhuận, doanh thu, thị phần,…
Nền kinh tế vận hành theo kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của
nhà nước, khái niệm cạnh tranh ở Việt Nam có những đặc trưng sau: cạnh
Lê Quang Dũng

4

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tranh là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh ngiệp
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh để đạt
được mục tiêu cho tổ chức hay doanh nghiệp đó.
1.1.1.2. Bản chất của cạnh tranh:
Trong cạnh tranh, các chủ thể mà cạnh tranh đề cập tới (các chủ thể
kinh tế) cạnh tranh với nhau, ganh đua và giành giật nhằm chiếm lấy nhiều
nhất lợi ích cho bản thân mình. Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao khả
năng cạnh tranh các doanh nghiệp phải cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu của họ về: Giá, chất lượng, dịch vụ,
hình thức,…Để sở hữu sức cạnh tranh có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh thì
doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng những thành tựu công nghiệp, kỹ
thuật và quản lý …Như vậy, có thể thấy bản chất của cạnh tranh qua mục đích
lợi nhuận và chi phối thị trường.

Thực chất, có thể nói cạnh tranh là mối quan hệ giữa con người với con
người trong việc giải quyết các vấn đề lợi ích kinh tế. Bởi vậy, ngoài lợi ích
kinh tế, cạnh tranh còn mang bản chất xã hội, bản chất xã hội trong cạnh tranh
có thể thấy là chữ ‘‘Tín’’ trong kinh doanh hay là sự khai thác lợi ích từ
thương hiệu như các doanh nghiệp hiện nay đang gắng sức thực hiện.
Do là một quy luật kinh tế, cạnh tranh chiu sự chi phối của quan hệ sản
xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội, nên bên cạnh bản chất kinh tế, bản chất
xã hội cạnh tranh còn mang bản chất chính trị.
1.1.1.3 Một số hình thức cạnh tranh:
Dựa trên các tiêu thức khác nhau, ta có thể phân thành nhiều loại hình
cạnh tranh khác nhau.
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường:
Có thể chia ra ba loại:
� Cạnh tranh giữa người bán với người mua
Lê Quang Dũng

5

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật giá trị, người mua luôn muốn
mua được thứ mình cần mua với chi giá rẻ nhất, ngược lại người bán luôn
muốn thứ mà mình mang bán đi phải mang về cho mình nhiều nhất giá trị.
Cạnh tranh dưới hình thức này thường được biểu hiện bằng hành động ‘‘ngã
giá’’ kết quả là thu được giá cả thị trường.
� Cạnh tranh giữa những người mua
Cơ sở của cạnh tranh giữa những người mua với nhau là quy luật cung
– cầu, ở đó nếu giả thiết mọi yếu tố của thị trường là không thay đổi thì đối

với một loại hàng hóa bất kỳ được rao bán trên thị trường giá cả của mặt hàng
đó tỷ lệ thuận với số lượng khách hàng cùng có nhu cầu mua mặt hàng đó.
Trong hình thái cạnh tranh này, vô hình chung những người mua đã cùng
nhau đẩy cao giá trị vốn có của hàng hóa đó và người bán là người hưởng lợi.
� Cạnh tranh giữa những người bán
Đây là cuộc cạnh tranh gay go và khốc liệt nhất vận động theo các quy
luật kinh tế, xã hội (quy luật cung -cầu, quy luật giá trị,…), trong đó các
doanh nghiệp, các nhà cung cấp tranh giành, thôn tính tiêu diệt lẫn nhau nhằm
giành giật lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần, doanh số của đối thủ cạnh
tranh. Trong hình thái cạnh tranh này, cạnh tranh có cường độ tỷ lệ thuận với
số nhà cung cấp có mặt trên thị trường, trong quá trình các nhà cung ứng cạnh
tranh với nhau người tiêu dùng sẽ là người hưởng lợi bởi trực tiếp hay gián
tiếp thì họ là mục tiêu, là đối tượng mà các nhà cung cấp hướng các nghiệp vụ
lôi kéo vào. Kết quả của quá trình cạnh tranh làm thay đổi số lượng và tương
quan giữa các doanh nghiệp cung cấp trên đoạn thị trường sảy ra cạnh tranh,
những doanh nghiệp thất bại sẽ phải rời bỏ thị trường hoặc bị mất thị phần,
các doanh nghiệp khẳng định được vị thế sẽ tăng được doanh số tiêu thụ, tăng
thị phần, tăng đầu tư chiều sâu ( mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường hoạt
động nghiên cứu phát triển, hoạt động thị trường,…) đồng thời doanh nghiệp
Lê Quang Dũng

6

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
có những động thái tăng giá, đưa ra yêu sách đối với nhà cung ứng đầu vào để
tối đa hóa lợi nhuận nhằm bù đắp chi phí cơ hội đã bỏ ra trong quá trình cạnh
tranh. Trong cuộc đua này, doanh nghiệp nào không có lợi thế cạnh tranh,

không xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh phù hợp tất yếu sẽ bị gạt
ra khỏi thị trường nhưng đồng thời nó lại mở rộng đường cho doanh nghiệp
nắm chắc được vũ khí ‘‘cạnh tranh’’ và dám chấp nhận luật chơi của quy luật
phát triển.
Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế :
Có thể chia ra hai loại hình cạnh tranh
� Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Là sự cạnh tranh giữa hai hay nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc
tiêu thụ một loại hàng hóa dịch vụ nào đó trên thị trường. Hình thức cạnh
tranh này mang những đặc điểm tương đồng với hình thức cạnh tranh giữa
những người bán với nhau. Tương tự, kết quả của quá trình cạnh tranh là sự
thu hẹp hoạt động thậm chí là phá sản của các doanh nghiệp không trụ vững
cuộc chiến cạnh tranh, đồng thời đánh dấu sự phát triển cả về chất và về
lượng của các doanh nghiệp chiến thắng.
� Cạnh tranh giữa các ngành
Là sự canh tranh của các doanh nghiệp nằm ở những thành phần kinh tế
khác nhau, đó có thể là sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng
hoặc giữa doanh nghiệp và nhà phân phối hoặc giữa những sản phẩm mang
đặc tính thay thế cho nhau. Bản chất của cạnh tranh giưa các ngành là có sự
khác nhau về tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các doanh nghiệp khác nhau
đầu tư ở các ngành khác nhau với cùng một số vốn như nhau.
Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường:
� Cạnh tranh hoàn hảo:

Lê Quang Dũng

7

QTKD Quốc tế



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Là mô hình cạnh tranh mà ở đó một doanh nghiệp hay một nhà cung
ứng được đối sử bình đẳng như các thành viên khác trong ngành, giá cả do thị
trường quyết định, không một doanh nghiệp hay một cá nhân nào có khả
năng ‘‘làm giá’’. Trong cạnh tranh hoàn hảo, không suất hiện cung – cầu giả
tạo ( hoạt động đầu cơ ), không bị hạn chế bởi các công cụ hành chính và
pháp lý của nhà nước. Đặc điểm của hình thức cạnh tranh này là: có nhiều
người bán, nhiều người mua mà không ai trong số họ đủ khả năng để bằng
hành động của mình làm ảnh hưởng tới giá, sản phẩm dịch vụ mà các hãng
cung cấp ra thị trường là đồng dạng hoặc giống nhau. Một hãng trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo không tìm thấy một lý do gì cho việc bán rẻ hơn
hay mua đắt hơn giá thị trường. Các thành viên trong thị trường chỉ có cách
thích ứng với giá thị trường, khi đó giá cả thị trường sẽ dần tiệm cận tới mức
chi phí sản xuất.
� Cạnh tranh không hoàn hảo:
Cạnh tranh không hoàn hảo suất hiện khi một hãng bằng tác động của
mình có thể làm biến động giá cả thị trường theo chiều hướng có lợi cho
doanh nghiệp mình, lúc này đặc tính thị trường là không đồng nhất, mỗi loại
sản phẩm sở hữu nhãn hiệu khác nhau, chất lượng khác nhau, hình ảnh, uy tín
khác nhau và tất yếu là giá cả khác nhau. Điều khiện mua bán là khác nhau:
có doanh nghiệp bán hàng tại xưởng sản xuất, doanh nghiệp khác thì bán hàng
tại các quầy hoặc trung tâm thương mại, doanh nghiệp khác lại lựa chọn bán
hàng tận tay người mua,…Các hãng tự do cạnh tranh giành giật khách hàng
của nhau bằng các công cụ như: quảng cáo, khuyến mại, khuyến mãi, ưu đãi
giá, các dịch vụ trước, trong và sau mua,… Đây là loại hình cạnh tranh rất
phổ biến ngày nay.
� Cạnh tranh độc quyền:
Là hình thái thị trường có sự pha trộng của độc quyền và cạnh tranh, ở
Lê Quang Dũng


8

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đó một hoặc một số người bán có thể kiểm soát gần như toàn bộ sản phẩm
hàng hóa bán ra thị trường, giá và lượng hàng bán ra đều do nhà sản xuất hoặc
cung ứng quyết định, người mua chỉ có hai quyết định để chọn là : mua hàng
để giải tỏa nhu cầu hoặc không mua. Đặc trưng của cạnh tranh độc quyền là
hãng kinh doanh độc quyền là nhạc trưởng của cuộc chơi, họ có thể định giá
theo đặc điểm tiêu dùng hay đặc trưng sản phẩm nhằm thu được lợi nhuận tối
đa, các doanh nghiệp nhỏ lẻ trong thị trường phải chấp nhận luật chơi mà
doanh nghiệp độc quyền tạo ra. Trong thực tế, cạnh tranh độc quyền thường
xuất hiện ở những ngành có rào cản ra nhập hoặc rút lui cao, đó có thể là
những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài (ngành kinh
doanh năng lượng, cơ sở hạ tầng,…), hoặc do độc quyền về công nghệ (công
nghệ thông tin, kỹ năng quản lý,…). Độc quyền mang lại lợi ích cho người
kinh doanh độc quyền nhưng lại gây ra những trở ngại cho sự phát triển sản
xuất và làm phương hại tới người tiêu dùng, bởi thế mỗi nước đều cần xây
dựng cho mình luật chống độc quyền để đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham
gia trong thị trường.
1.1.2. Đặc điểm, Tính chất, vai trò của cạnh tranh:
1.1.2.1. Đặc điểm của cạnh tranh:
� Thứ nhất, trong cạnh tranh tồn tại hai hay nhiều chủ thể đối đầu với
nhau, không có định nghĩa về một chủ thể tự cạnh tranh với chính bản thân
chủ thể đó.
� Thứ hai, cạnh tranh chỉ sảy ra khi hai hay nhiều chủ thể cùng nhau
đáp ứng nhu cầu của một đối tượng chủ thể trên thị trường.

� Thứ ba, cạnh tranh sử dụng một hệ thống các công cụ và chiến lược
cụ thể theo những chương trình nhất định nhằm chiến thắng đối thủ.
1.1.2.2. Công cụ sử dụng trong cạnh tranh:
Để tồn tại và phát triển , các doanh nghiệp phải đối mặt với nhau trên
Lê Quang Dũng

9

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mọi phương diên từ sản xuất tới phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng.
Muốn giành được lợi thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải biết khéo léo sử
dụng những công cụ canh tranh khác nhau:
� Cạnh tranh bằng giá
Có thể nói giá cả là công cụ cạnh tranh mạnh nhất nếu doanh nghiệp có
thể sử dụng nó. Thông thường, khi kinh doanh trên thị trường giá cả giữ một
vai trò hết sức quan trọng. Giá rẻ là một trong những lợi thế hấp dẫn khách
hàng đặc biệt là trong những giai đoạn kinh tế khủng hoảng suy thoái hay lạm
phát hoành hành. Do vậy, doanh nghiệp luôn muốn tìm mọi cách giảm chi phí
sản xuất xuống mức tối ưu qua đó hạ giá bán sản phẩm để lôi kéo khách hàng
mà vẫn đảm bảo mức tỷ xuất lợi nhuận. muốn sử dụng tốt nhất công cụ ‘‘giá’’
thì doanh nghiệp cần có ưu thế tiềm lực tài chính và chi phí sản xuất ( chi phí
sản xuất thấp ), để đạt được những chỉ tiêu này, cần phải:
- Cải tiến sản xuất
- Nâng cao năng suất lao động ( nhờ năng suất lao động tăng lên giúp
doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ hơn trong khi không phải
đầu tư thêm chi phí cố đinh_chi phí nhà xưởng, chi phí nhân công, nên có thể
giảm giá thành sản phẩm, tạo ra năng lực cạnh tranh cao hơn so với đối thủ

cạnh tranh có năng suất lao động thấp hơn).
- Sử dụng công nghệ tiên tiến (như phân tích trên: năng suất lao động
cao có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng để đạt được năng suất vượt
trội doanh nghiệp phải đầu tư sử dụng nhưng công nghệ tiên tiến, máy móc
hiện đại, đồng bộ hơn so với đối thủ cạnh tranh, bởi thế năng lực công nghệ
máy móc là một tiêu chí có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh
tranh.
- Sản xuất theo quy mô lớn

Lê Quang Dũng

10

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sản xuất theo quy mô lớn là một phương án cần thiết khi doanh nghiệp
sử dụng công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao khi đó sản suất với quy
mô lớn là cần thiết để tận dụng hiệu quả tối đa công suất máy móc công nghệ.
Đây cũng là chỉ tiêu doanh nghiệp cần phải đạt được nếu muốn đạt các chỉ
tiêu về doanh số bán hàng và thị phần trên thị trường.
� Cạnh tranh bằng sản phẩm
‘‘Tiền nào của ấy’’ là nhận định cho ta cái nhìn toàn diện với việc sử
dụng giá làm công cụ cạnh tranh. Giá rẻ không hẳn là một công cụ tốt nhất
cho cạnh tranh bởi đơn giản, cộng đồng khách hàng của doanh nghiệp và toàn
ngành bao gồm nhiều phân khúc khác nhau với những mức độ nhu cầu khác
nhau cũng như những khả năng thanh toán khác nhau. Khi đời sống được
nâng cao, thu nhập người dân tăng lên khiến cho mức tiêu dùng cận biên gia
tăng, nó khiến cho vấn đề về giá thành không còn quan trọn nhiều như trước,

khách hàng bắt đầu chú ý tới những sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm thay
thế có chất lượng tốt hơn, hình thức đẹp hơn cho dù có phải trả nhiều hơn cho
‘‘đáng đồng tiền bát gạo’’. Lúc này, những sản phẩm
� Cạnh tranh dựa trên ưu thế mạng lưới kênh phân phối
Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng nhưng nếu không được
cung cấp tới tay người tiêu dùng: đúng lúc, đúng nơi, đúng nhu cầu của khách
hàng thì doanh nghiệp sẽ cạnh tranh không hiệu quả. Bởi thế, vai trò của một
mạng lưới kênh phân phối rộng khắp, hợp lý , hiệu quả là điều kiện cần cho
việc cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời là công cụ cạnh tranh với các đối
thủ. Một ví dụ điển hình là ưu thế về mạng lưới chi nhánh phục vụ của Ngân
hàng nông nghiệp & phất triển nông thôn Việt Nam là một công cụ cạnh tranh
rất hiệu quả với các ngân hàng thương mại trong nước.
� Cạnh tranh bằng hoạt động xúc tiến quảng cáo

Lê Quang Dũng

11

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quảng cáo và xúc tiến hỗn hợp là những hoạt động marketing nhằm
quảng bá, giúp người tiêu dùng nhận dạng, kích cầu nơi người tiêu dùng,
quảng bá sâu rộng về sản phẩm hay hình ảnh doanh nghiệp cho khách hàng
cái nhìn gần gũi về doanh nghiệp. Hoạt động quảng bá không tạo những điều
kiện tiên quyết để doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh song nó cũng
là công cụ nhằm tạo sự khác biệt và ưu thế giữa những đối thủ có tiềm lực
tương đồng.
� Cạnh tranh bằng dịch vụ bán hàng

Trong nền kinh tế hiện đại, rất nhiều doanh nghiêpj đã thành công khi
sử dụng các dịch vụ bán hàng như một công cụ cạnh tranh. Đây là phương
thức cạnh tranh ngày càng phổ biến, nó có thể được xúc tiến trước, trong hoặc
sau bán hàng và khi cần là kết hợp cả ba khâu với nhau. Những hoạt động này
đánh vào tâm lý của người tiêu dùng mặc dù mọi chi phí phát sinh từ những
hoạt động này đều được phân bổ vào giá thành sản phẩm, đó có thể là dịch vụ
tư vấn giải đáp thắc mắc trước bán, đó có thể là dịch vụ dùng thử, giao hàng,
lắp đặt, thanh toán, bảo hành, bảo dưỡng,…Nó tạo cho người tiêu dùng cái
nhìn thiện cảm với doanh nghiệp, khiến họ cảm thấy mình được tôn trọng và
bảo vệ.
1.1.2.3. Vai trò của cạnh tranh:
Cạnh tranh được coi như một động lực của sự phát triển, nhưng cạnh
tranh cũng như bao quy luật kinh tế khác, nó bị chi phối và tuân theo quy luật
khách quan và mang hai mặt biểu hiện: tích cực và tiêu cực.
� Mặt tích cực:
Đôi với bản thân người tiêu dùng:
do tác động của cạnh tranh khiến cho các doanh nghiệp buộc phải thi
thố, cạnh tranh với nhau trong việc lôi kéo khách hàng (lúc này khách hàng là
thượng đế), để có ưu thế trong cuộc đấu các doanh nghiệp sử dụng những
Lê Quang Dũng

12

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chiến lược và chính sách khác nhau nhằm cải tiến sản xuất theo hướng: nhanh
hơn, nhiều hơn, hợp thị hiếu tiêu dùng hơn, chất lượng hơn, và rẻ hơn tương
đối so với đối thủ cạnh tranh. Hệ quả của nó là việc người tiêu dùng hưởng lợi

khi cùng một mức chi phí tiêu dùng hoặc ít hơn mà có được sản phẩm tốt hơn,
rẻ hơn, được phục vụ chu đáo và tận tình hơn,...
Cũng nhờ cạnh tranh mà cơ hội cho người tiêu dùng xuất hiện nhiều
hơn, người tiêu dùng có nhiều mặt hàng đồng dạng ở nhiều mức giá với nhiều
phương pháp phục vụ,... Chỉ trong môi trường tự do cạnh tranh thì khách
hàng mới có được vị thế để có thể ngã giá, mặc cả với nhà cung cấp.
C.mac từng viết rằng: ‘‘Cạnh tranh là phương thuốc duy nhất dùng để
chống lại những nhà tư sản, một phương thuốc mà các nhà chính trị học cho
là có ảnh hưởng tốt tới cả việc nâng cao tiền công lẫn giảm giá hàng hóa, có
lợi cho công chúng tiêu dùng’’. Vì vậy, việc duy trì một môi trường cạnh
tranh đúng đắn là việc cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải vận động trong một môi trường
năng động, nơi mà họ không là duy nhất, nơi mà tính chất ‘‘động’’ của thị
trường hoàn toàn nổi bật, một thị trường ngập tràn những thách thức và cũng
không thiếu những cơ hội kinh doanh. Trong môi trường này, đòi hỏi doanh
nghiệp phải trả lời những câu hỏi lớn là: sản xuất kinh doanh cái gì? ở đâu?
nhưng quan trọng nhất là như thế nào?
Khi phải đối diện với nhau trong cuộc chiến sinh tồn, quy luật chọn lọc
tự nhiên lại phát huy tác động. Nó khiến doanh nghiệp tìm mọi phương pháp
nhằm cải tiến đổi mới nội tại, tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực có thể huy
động từ bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, chủ động hội nhập và
tìm kiếm đối tác cũng như khách hàng. Như vậy, cạnh tranh khiến doanh
nghiệp đưa chi phí sản xuât dần tiệm cận về mức tối ưu hóa, doanh nghiệp
Lê Quang Dũng

13

QTKD Quốc tế



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
buộc phải chủ động sáng tạo trong việc thích ứng và phát triển với sự khắc
nghiệt của thị trường.
Đối với nền kinh tế:
Canh tranh là một quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh
được đánh giá như một phương thức phân bổ hiệu quả các nguồn lực, là động
lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Cạnh tranh làm cho nền kinh tế trở nên năng
động, đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình tích tụ vốn và tập trung vốn vào tay
những nhà tư bản có khả năng, giúp tăng cường đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều
sâu. Có thể nói rằng nếu thiếu cạnh tranh thì nền kinh tế đứng trước nguy cơ
trì trệ, bảo thủ, kém hiệu quả bởi thiếu đi cơ chế đào thải sự lạc hậu, chọn lọc
cái tiến bộ để thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển.
� Tiêu cực:
Cạnh tranh mang lại nhiều tác động tích cực cho cả người tiêu dùng,
người sản xuất kinh doanh và cả nền kinh tế, nhưng cạnh cũng để lại không
ít những hạn chế cho toàn xã hội. Mục tiêu cuối cùng của mọi chủ thể trong
môi trường cạnh tranh là lợi ích, vì chạy theo lợi nhuận và lợi ích riêng mà
các chủ thể sử dụng mọi biện pháp, mọi thủ đoạn để giành giật trên thương
trường. Nó bao hàm cả thảy những thủ đoạn và lường gạt luồn lách những
kẽ hở trong xã hội như: đầu cơ, làm hàng giả, trốn thuế, gian lận thương
mại, ăn cắp bản quyền, ... nên phương hại tới toàn xã hội. Tóm lại những
công cụ và biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng trong cạnh tranh có thể
phương hại tới lợi ích xã hội.
Bên cạnh đó, cạnh tranh còn đào thải các doanh nghiệp không bám theo
được xu hướng và sự phát triển của thị trường, mặc dù nó mang lại lợi ích lâu
dài trong xã hội nhưng trong ngắn hạn việc này để lại những hậu quả mà trực
tiếp là việc phá sản của các doanh nghiệp, nó tạo ra những khoản thất thu đối

Lê Quang Dũng


14

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
với chủ nợ của doanh nghiệp đó đồng thời khiến số người mất việc gia tăng
tạo ra những gánh nặng xã hội.
Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ không mặn mà với những ngành
kinh tế có tỷ suất lợi nhuận thấp như các ngành dịch vụ công: hành chính, vệ
sinh môi trường, nông nghiệp,... Hơn nữa cũng vì lợi nhuận mà những nguồn
tài nguyên thiên nhiên bị khai thác tối đa có thể, đôi lúc còn là sự bừa bãi dẫn
tới ngày một cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, tạo ra những gánh nặng lên môi
sinh và xã hội. Một luận điểm nữa có thể đề cập trong cạnh tranh là những tác
động tiêu cực do khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp đối với nền kinh tế và
nền tảng xã hội.
Tóm lại, cạnh tranh là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập: những tác
động tích cực và những tác động tiêu cực, cạnh tranh vừa là động lực phát
triển vừa là xu hướng đãn tới độc quyền, tuy nhiên những tích cực mà nó
mang lại vẫn là chủ yếu.
1.1.3. Một số lý thuyết nghiên cứu về cạnh tranh trong kinh tế:
� Lý thuyế cạnh tranh của trường phái cổ điển:
Lý thuyết này ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản
xuất hàng hóa, nhưng phải tới tận cuối thế kỷ XVIII cạnh tranh mới được coi
là một hiện tượng kinh tế, mới được xem xét và phân tích .
Là một đại diện tiêu biểu cho những nhà kinh tế học của giai cấp tư sản
công nghiệp, Adam Smith là người dày công nghiên cứu và cho ra đời lý
thuyết kinh tế: ‘‘bàn tay vô hình’’ với chủ trương tự do cạnh tranh. Theo ông,
chính phủ không cần bất cứ một tác động, điều chỉnh nào lên nền kinh tế mà

nên để nó tự do vận động. Khi đó cạnh tranh có thể tự cơ cấu phối hợp các
chủ thể kinh tế một cách nhịp nhàng, tạo ra những lợi ích cho xã hội. Cạnh
tranh tự nó sẽ điều tiết quan hệ giữa cung và cầu để sản xuất xã hội thích ứng
với nhu cầu phát sinh trong xã hội. Ông chỉ ra rằng: ‘‘trong điều kiện cạnh
Lê Quang Dũng

15

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tranh, do có nhiều người cùng cung ứng sản phẩm nên họ không những phải
thường xuyên theo dõi, chú ý sự biến động ngẫu nhiên của tình hình cầu thị
trường mà còn phải thường xuyên chú ý theo dõi tình hình cạnh tranh hoặc
những biến động trong tương quan cạnh tranh nhiều hơn. Thường xuyên hơn
nhiều của tình hình cung tùy theo sự biến động của tình hình cầu, rồi dùng
mánh lới khôn khéo và năng lực phán đoán chính xác làm cho số lượng các
loại hàng hóa có thể thích ứng với tình hình thay đổi của cung – cầu và của
cạnh tranh’’.
Adam Smith xây dựng nên học thuyết để lại tự do cạnh tranh, còn sang
cuối thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học cổ điển như: A.Marshall, L.Walras,…
xây dựng nên lý luận về cạnh tranh hoàn hảo.
Lý luận này xây dựng dựa trên giả định:
- Nền kinh tế phát triển ổn định.
- Nền kinh tế phát triển bền vững.
- Nền kinh tế phát triển cân đối.
Do đó mà nó sở hữu những trật tự có thể dự đoán được, có thể phân tích
lượng hóa khoa học được. Với giả thuyết như vậy, giá cả hàng hóa và các yếu
tố sản xuất do cân bằng hàm cung – cầu trên thị trường quyết định. Về phía

cầu: người tiêu dùng tìm mọi cách để thỏa mãn tối đa nhu cầu và lợi ích tiêu
dùng, về phía cung: người sản xuất hoạt động chậy theo lợi nhuận tối đa. Sự
biến động của giá cả là kết quả của việc cân bằng hàm cung – cầu với cung và
cầu là các biến số độc lập, giá là biến số phụ thuộc.
� Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo:
Thực tế thị trường chứng minh rằng: không tồn tại một thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo chỉ có thể sử dụng như một
công cụ đánh giá cạnh tranh thị trường vê mặt lý thuyết bởi việc tồn tại tất cả
các nhân tố hoàn hảo của thị trường là điều không tưởng. Thực tế kinh tế tư
Lê Quang Dũng

16

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bản luôn chứa đựng trong nó những xung đột khắp nơi, nguy cơ kinh tế suy
thoái luôn rình rập, thất nghiệp và lạm phát là điều không thể tránh khỏi, bởi
thế có thể nói rằng không thể tồn tại cạnh tranh hoàn hảo. Đầu thế kỷ XX, là
thời điểm mà nhiều nhà kinh tế học mà tiêu biểu là E. Chamberlin (người Mỹ)
và J. Robinson (người Anh) đã nghiên cứu tách riêng hai thái cực của cạnh
tranh độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo. Các ông xây dựng nên mô
hình cạnh tranh không hoàn hảo hay gọi là cạnh tranh mang tính độc quyền là
phạm trù thứ ba nằm xen giữa hai thái cực độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo.
Cả hai tập trung nghiên cứu vấn đề độc quyền nhóm và bổ sung những
hình thức cạnh tranh không thông qua giá như:
- Cạnh tranh thông qua mạng lưới kênh phân phối. (sử dụng ưu thế về
khả năng tiếp cận khách hàng để bán sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường ở những
phân khúc mà đối thủ không có khả năng phục vụ do hạn chế về mặt phân

phối sản phẩm).
- Cạnh tranh thông qua xúc tiến quảng cáo. (sử dụng những chiến lược ,
những công cụ xúc tiến quảng cáo để đánh thức, định hướng tiêu dùng cho
khách hàng, biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng thường
xuyên của doanh nghiệp).
- Cạnh tranh thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng. (tận dụng những
ưu việt trong dịch vụ: trước, trong và sau bán hàng, tạo ra gói sản phẩm phục
vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng với phương chấm: nhanh, trọn gói, tiện
dụng,…
Lý thuyến này có thể lựa chọn làm nền tảng giúp cho các doanh nghiệp
xây dựng và phát triển các chiến lược Marketing để gia tăng vị thế cạnh tranh
trên thị trường.
� Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả:
Lê Quang Dũng

17

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cạnh tranh hiệu quả là lý thuyết cạnh tranh hình thành vào những năm
40 của thế kỷ XX, và được xây dựng dựa trên luận điểm: ‘‘những nhân tố
không hoàn hảo trên thị trường có thể sửa chữa được bằng những nhân tố
không hoàn hảo khác’’ của nhà kinh tế học người Mỹ: John Maurice. Tiếp
theo là những quan điểm phát triển lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo của nhà
kinh tế học người Áo: Schumpeter. Theo Schumpeter: cạnh tranh hoàn hảo sẽ
làm cho tài nguyên và những nguồn lực xã hội được phân bổ thích hợp nhất,
làm cho sản xuất xã hội đạt được giá trị cực đại. tuy nhiên nó chỉ đúng trong
trường hợp phương pháp sản xuất là không đổi và ngành nghề là định sẵn.

Ông còn cho răng: độc quyền không xóa bỏ cạnh tranh, nó chỉ làm thay đổi
phương thức cạnh tranh từ cạnh tranh trực tiếp bằng giá cả sang cạnh tranh
bằng chất lượng, cạnh tranh trong tiêu thụ biến đổi thành cạnh tranh băng dản
phẩm mới, cạnh tranh bằng kỹ thuật mới, cạnh tranh bằng nguồn cung ứng
mới, … Nói chung, nội dung cơ bản của lý thuyết này là phân biệt rõ những
yếu tố không hoàn hảo nào là có ích, yếu tố không hoàn hảo nào là không có
ích cho chính sách cạnh tranh và nhận biết được điều kiện cần và đủ cho tính
hiệu quả của cạnh tranh trong nền kinh tế.
1.2. Sức cạnh tranh và Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
1.2.1. Sức cạnh tranh:
� Sức cạnh tranh
Trong lý thuyết tổ chức doanh nghiệp, sức cạnh tranh là khái niệm dùng
cho phạm vi một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh
tranh và được đánh giá là có khả năng đứng vững trong cuộc chiến với các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường, khi các sản phẩm, dịch vụ được chào bán
tới tay khách hàng với mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại có mặt trên
thị trường, hoặc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cùng loại ở cùng một mức giá
của đối thủ cạnh tranh nhưng lại sở hữu những đặc tính hữu dụng hơn, chất
Lê Quang Dũng

18

QTKD Quốc tế


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lượng hơn. Nhìn chung, khi đề cập tới sức cạnh tranh của một doanh nghiệp
hay một nghành sản xuất nào đó là ta đang nói đến khả năng sản xuất, kinh
doanh một hàng hóa hay một dịch vụ ở mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn
mức giá cả thị trường mà không phải trợ cấp.

Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) đã có một số định nghĩa cho khái niệm cạnh tranh
ở một trạng thái tổng hợp của những cấp độ khác nhau như: doanh nghiệp,
ngành và quốc gia như sau.
‘‘Sức cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành hay các quốc
gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện
cạnh tranh quốc tế.
� Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh (trong tiếng Nga: Cancurentia; Pháp: Capactié de
concurrence; Anh: Competitive Power) là khả năng giành được thị phần lớn
trong cuộc chiến với các đối thủ canh tranh trên thị trường bao hàm cả việc
tìm kiếm được những mảng thị trường mới và cả việc chiếm lĩnh (là chủ yếu)
một phần hay toàn bộ thị phần tương đối của đối thủ. (Theo: Từ điển thuật
ngữ kinh tế học, 2001, NXB Từ điển bách khoa Hà Nội, tranh 349)
Định nghĩa này là sự tổng hợp của bốn thuật ngữ đề cập về cạnh tranh
hiện nay đang được sử dụng tại Việt Nam: Năng lực cạnh tranh, Sức cạnh
tranh, Khả năng cạnh tranh và Tính cạnh tranh.
1.2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh có thể chia ra thành bốn cấp độ:
� Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
� Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành
� Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp
� Năng lực cạnh tranh cấp độ sản phẩm, hàng hóa
Lê Quang Dũng

19

QTKD Quốc tế



×