MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY
TNHH KỸ THUẬT VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI.....................................3
1.1 Tổng quan về Công ty....................................................................................3
1.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty.................................................................3
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty....................................3
1.1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức...........................................................................5
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban..................................................6
1.1.1.3 Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh của công ty..............10
1.1.2 Năng của Công ty ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu...........................12
1.1.2.1 Năng lực về vốn và tài chính.............................................................12
1.1.2.2 Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty
...................................................................................................................... 15
1.1.2.3 Năng lực về lao động.........................................................................16
1.1.2.4 Năng lực về máy móc thiết bị............................................................19
1.1.2.5 Uy tín và kinh nghiệm của Công ty...................................................21
1.2 Thực trạng công tác đấu thầu ở Công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết
bị điện Hà Nội.....................................................................................................25
1.2.1 Hình thức và phương thức đấu thầu mà Công ty đã tham gia..................25
1.2.1.1 Hình thức đấu thầu Công ty đã tham gia:.......................................25
1.2.1.2 Phương thức đấu thầu.....................................................................26
1.2.2 Quy mô và số gói thầu tham dự...............................................................26
1.2.2.1 Các lĩnh vực tham gia đấu thầu.........................................................26
1.2.2.2 Quy mô và số gói thầu tham dự.........................................................26
1.2.2.3 Xác suất trúng thầu............................................................................27
1.2.2 Các bước trong công tác đấu thầu của Công ty........................................28
1.2.3 Thực trạng công tác đấu thầu tại công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị
điện Hà Nội qua công trình “cải tạo và mở rộng trụ sở làm việc Ngân hàng
nông nghiệp & PTNT Cầu Giấy........................................................................34
1.2.4 Đánh giá thực trạng công tác đấu thầu của Công ty.................................42
1.2.4.1 Kết quả đạt được...............................................................................42
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VẬT TƯ THIẾT BỊ
ĐIỆN HÀ NỘI........................................................................................................50
2.1 Định hướng phát triển của Công ty.............................................................50
2.1.1 Mục tiêu....................................................................................................50
2.1.1.1 Một số mục tiêu chung đến năm 2015...............................................50
2.1.1.2 Cơ cấu sản lượng...............................................................................50
2.1.1.3 Về cơ cấu các công trình trong thi công xây lắp................................51
2.1.1.4 Về cơ cấu địa bàn hoạt động..............................................................51
2.2 Phương hướng chủ yếu................................................................................51
2.2.1 Đối với hoạt động chung của Công ty......................................................51
2.2.2 Đối với công tác dự thầu..........................................................................52
2.2 Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của công ty TNHH kỹ thuật
vật tư thiết bị điện Hà Nội..................................................................................54
2.1.1 Tổ chức triển khai thực hiện kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện............54
2.2.2 Xây dựng chiến lược đấu thầu tổng hợp.................................................58
2.2.3 Nâng cao năng lực tài chính.....................................................................62
2.2.4 Hoàn thiện công tác tính giá.....................................................................64
2.2.5 Khai thác và sủ dụng hiệu quả máy móc thiết bị trong triển khai tổ chức.......65
2.2.6 Đẩy mạnh công tác Marketing.................................................................68
2.3 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước...........................................................69
2.3.1 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm lệ phí dự thầu.......................69
2.3.2 Các quy định về phương pháp đánh giá HSDT xây lắp..........................70
KẾT LUẬN.............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................73
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của công ty...................................................................5
Bảng 2: ngành nghề sản xuất kinh doanh và phạm vi hoạt động......................11
Bảng 3: Tổng hợp về tài sản của Công ty trong những năm gần đây...............13
Bảng 4: Tổng hợp về kết quả SXKD của Công ty trong 4 năm gần đây..........14
Bảng 5: Tỷ suất lợi nhuận, Cơ cấu nguồn vốn qua các năm.............................15
Bảng 6: Năng lực nhân sự của Công ty............................................................16
Bảng 7: Số lượng lao động của Công ty trong những năm gần đây.................18
Bảng 8: Tiền lương bình quân đầu người/ tháng..............................................18
Bảng 9: danh mục máy móc thiết bị của doanh nghiệp....................................19
Bảng 10: Một số hợp đồng đã thực hiện..........................................................23
Bảng 11: Số lượng hợp đồng đã và đang thực hiện qua các năm.....................25
Bảng 12: số lượng và quy mô các gói thầu trúng thầu của Công ty.................26
từ năm 2006 – 2009.........................................................................................26
Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh số lượng công trình trúng thầu với số Công trình
tham gia dự thầu..............................................................................27
Bảng 13: Xác suất trúng thầu của Công ty TNHH kỹ thuật vật tư...................28
Biểu đồ 3: Xác suất trúng thầu của Công ty qua các năm 2006 - 2009............28
Bảng 14: tổng hợp giá trị lắp đặt phần ACMV.................................................38
Bảng 15: Kết quả dự thầu Công trình: Cải tạo và mở rộng trụ sở làm việc
Ngân hàng NN&PTNT Cầu giấy.....................................................41
LỜI MỞ ĐẦU
Đấu thầu là một cuộc thi để lựa chọn ra nhà thầu có mức giá hợp lý nhất, hoạt
động đấu thầu nhằm nâng cao quản lý và sử dụng nguồn vốn của công có hiệu quả.
Ở Việt Nam, đấu thầu xuất hiện muộn hơn so với các nước khác nhưng nó đã nhanh
chóng phát huy được vai trò đối với người mua, người bán và đối với nền kinh tế.
Quy chế đấu thầu ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện theo xu hướng hiện đại của
thế giới và phù hợp với tình hiền thực tiễn của đất nước. Các doanh nghiệp muốn
tồn tại và giành được thắng lợi trong các cuộc đấu thầu thì ngày càng phải hoàn
thiện mình. Cụ thể, các doanh nghiệp xây dựng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản:
tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng; tiêu chuẩn về kinh nghiệm; tiêu chuẩn về tài chính,
giá cả, tiêu chuẩn về tiến độ thi công. Do đó, nhà thầu nào có khả năng bảo đảm tốt
các tiêu chuẩn trên, khả năng trúng thầu của nhà thầu đó sẽ cao hơn các nhà thầu
khác. Chính vì vậy các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty TNHH kỹ
thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội đã và đang không ngừng nâng cao khả năng cạnh
tranh của công ty. Trong thời gian thực tập ở Công ty em thấy công tác đấu thầu xây
lắp rất được công ty chú trọng và ban lãnh đạo hàng ngày tìm những giải pháp để
nâng cao khả năng thắng thầu cho Công ty. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, em
quyết định chọn đề tài: “giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty
TNHH Kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Công tác đấu thầu tại Công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội – thực
trạng và giải pháp
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
Mục đích nghiên cứu:
Bài luận văn nghiên cứu thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty TNHH kỹ thuật
vật tư thiết bị điện Hà Nội, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu.
Kết cấu chuyên đề:
Chuyên đề bao gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và 2
chương sau:
Chương I: Thực trạng công tác đấu thầu của Công ty TNHH kỹ thuật vật tư
thiết bị điện Hà Nội.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty
1
TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội.
Chuyên đề nêu ra khái quát về thực trạng công tác đấu thầu và một số giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu của Công ty. Do những hạn chế về trình
độ chuyên môn và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót . Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá của quý thầy cô để chuyên đề
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY
TNHH KỸ THUẬT VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI
1.1 Tổng quan về Công ty
1.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội là một doanh nghiệp được
hình thành và phát triển từ năm 1996 với đội ngũ năng động sáng tạo đạt hiệu quả
cao trong sản xuất và kinh doanh.
Trải qua những năm tháng hoạt động, phát triển và trưởng thành đến nay quy
mô tổ chức của công ty đã được nâng lên tầm cao mới, mở rộng lĩnh vực sản xuất
và kinh doanh. Với thương hiệu Hanotec, công ty ngày càng được nhiều bạn hàng
biết đến và tin tưởng với những công trình trên mọi miền tổ quốc.
Tuy nhiên để đảm bảo phát triển bền vững, có chiều sâu, công ty đã ưu tiên tập
trung đầu tư phát triển các lĩnh vực như: sản xuất chế tạo hệ thống thông gió, thang
máy cáp, tủ điện, kết cấu thép; đặc biệt phát triển mạnh và nâng cao chất lượng lắp
đặt hệ thống điều hòa trung tâm, phát triển đội ngũ thi công đủ năng lực hoàn thành
các công trình với tính chất kỹ thuật cao và phức tạp. Đi đôi với việc định hướng
phát triển công ty luôn chú trọng đào tạo nâng tầm cho đội ngũ cán bộ công nhân
viên toàn thể công ty và đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng ngày càng khang trang,
hiện đại phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.
Bằng năng lực và kinh nghiệm qua các công trình lớn mà công ty đã thực hiện
cộng với tiềm lực tài chính với tư tưởng luôn đổi mới cách suy nghĩ, cách làm Công
ty TNHH Kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội đã là đối tác tin cậy của nhiều đơn
vị khách hàng nhiều năm qua
Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN
HÀ NỘI
- Tên giao dịch: HANOI ELECTRICAL EQUIPMENT MATERIALS
TECHNOLOGY CO., LTD
- Tên viết tắt: HANOTEC CO.,LTD
Trụ sở chính:
3
-
Địa chỉ
Văn phòng giao dịch
Số điện Thoại
Số fax
Website
Email
Giấy CN ĐKKD số
Tài khoản số
Tại ngân hàng
: 38 Bạch Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
: 56 Vương Thừa Vũ – Thanh Xuân – Hà Nội
: 04. 35641695
: 04. 35641662
: www.hanotec.com.vn
:
: 0102014654 – Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp
: 12010000118466
: Đầu tư và phát triển Việt Nam – Sở Giao dịch I
Xưởng sản xuất cơ khí:
- Địa chỉ
: Quốc lộ Km số 17 Quốc lộ 1A cũ (xóm 2
Văn Giáp – Văn Bình – Thường Tín – Hà Nộị)
4
1.1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của công ty
GIÁM ĐỐC
QUẢN LÝ CHUNG
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
HÀNH
TÀI
KỸ
QUẢN LÝ
KINH
CHÍNH
CHÍNH
THUẬT
DỰ ÁN
DOANH
TỔNG
KẾ TOÁN
HỢP
XƯỞNG SẢN
XƯỞNG SẢN
ĐỘI THI CÔNG
TỔ DỊCH VỤ
XUẤT CƠ KHÍ
XUẤT ỐNG GIÓ
CÔNG TRƯỜNG
ĐIỀU HÒA
VÀ PHỤ KIỆN
Các đội, tổ kinh doanh sản xuất trực tiếp
5
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
Tổ chức thực hiện công việc sẽ gồm 2 bộ phận chính Bộ phận tại Trụ sở công
ty và bộ phận công trường.
Tại trụ sở:
A.1 Ban chỉ đạo:
Đồng chí Giám đốc Công ty trực tiếp làm giám đốc dự án (GDDA).
Đồng chí kỹ sư trưởng trực tiếp làm Chỉ huy trưởng – Chủ nhiệm công trình
(CNCT).
CNCT và ban điều hành có trách nhiệm:
Hoạch định kế hoạch về: Tiến độ thi công, Tài chính, Vật tư, Nhân lực và
chỉ đạo thực hiện kế hoạch đề ra theo yêu cầu của công trình.
Chịu trách nhiệm giao dịch chủ yếu với Chủ đầu tư (bên A)
Đề ra các biện pháp và nhiệm vụ cụ thế để thực hiện công trình có hiệu
quả, chất lượng theo yêu cầu.
Giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện
công việc.
Chỉ đạo phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận tại trụ sở và bộ phận tại công
trường để thực hiện công trình đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ.
Chịu trách nhiệm nghiệm thu và bàn giao công trình.
Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và Pháp luật hiện hành về hiệu quả kinh
tế và chất lượng công trình.
A.2 Bộ phận kỹ thuật:
Chịu sự điều hành trực tiếp của CNCT và Ban điều hành.
Có nhiệm vụ thiết kế và đề ra các giải pháp kỹ thuật để thực hiện công trình
đạt yêu cầu chất lượng, tiến độ.
Đưa ra các yêu cầu và biện pháp để đảm bảo chất lượng kỹ thuật của vật tư,
thiết bị.
Chịu trách nhiệm trước ban điều hành và pháp luật về thiết kế kỹ thuật và
các giải pháp lựa chọn, an toàn lao động.
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật để giải quyết các khúc mắc nảy sinh trong
quá trình thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ và An toàn lao động.
Chịu trách nhiệm nghiệm thu nội bộ về kỹ thuật và chật lượng thi công
6
công trình.
Biên soạn các tài liệu về kỹ thuật, quy trình vận hành, đào tạo và chuyển
giao công nghệ cho bên A.
Có trách nhiệm nghiệm thu kỹ thuật các chi tiết chế tạo tại xưởng, nghiệm
thu lắp đặt theo yêu cầu của công trình.
A.3 Bộ phận kinh tế - Tài chính
Chịu sự điều hành trực tiếp của CNCT và Ban điều hành.
Cân đối và hạch toán hiệu quả kinh tế của từng phần công việc của công trình.
Lập và chuẩn bị kế hoạch tài chính cho công trình kịp theo yêu cầu về tiến
độ và chất lượng đề ra.
Làm các phần việc về kế toán và tài chính phục vụ việc thanh toán và quyết
toán cho công trình.
A.4 Bộ phận kế hoạch, vật tư
Chịu sự điều hành trực tiếp của CNCT và Ban điều hành.
Lập kế hoạch thi công công trình, kế hoạch cung ứng vật tư kịp thời theo
tiến độ.
Làm các thủ tục xuất nhập khẩu thiết bị cho công trình đáp ứng yêu cầu về
tiến độ và chất lượng.
Chuẩn bị các chủng loại vật tư khác cho công trình theo yêu cầu chất
lượng, kỹ thuật và tiến độ.
Lập biện pháp kiểm tra chật lượng, cung cấp đầy đủ chứng chỉ chất lượng
và xuất xứ, quản lý vật tư cho công trình.
A.5. Bộ phận hành chính, văn phòng
Chịu sự điều hành trực tiếp của CNCT và Ban điều hành.
Chịu trách nhiệm về cung ứng nhân lực, các thủ tục giấy tờ hành chính.
Chịu trách nhiệm về BHLĐ, ATLĐ, lập nội quy kỷ luật, tại công trường:
trang bị BHLĐ cho công nhân, huấn luyện kỹ thuật an toàn.
Tại công trường
B.1 Chỉ huy công trình
Trực tiếp tổ chức và quản lý nhân sự, công việc trên công trường đảm bảo
thi công đúng thiết kế kỹ thuật, tiến độ, ATLĐ và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trực tiếp giao dịch với bên A để thống nhất các biện pháp thi công.
Có trách nhiệm báo cáo và đề xuất các giải pháp phục vụ thi công 1
lần/ngày về GDDA.
7
Duy trì nội quy, kỷ luật công trường, tuân thủ sự chỉ đạo của Ban quản lý
dự án và chính quyền địa phương về An ninh trật tự.
Có quyền chủ động điều động nhân lực trên công trường theo yêu cầu về tiến độ.
Đại diện cho bên B để làm thủ tục nghiệm thu công trình.
Phối hợp với ban quản lý dự án để giải quyết các vấn đề nảy sinh trên công trường.
B.2 Trợ lý kỹ thuật
Chịu sự điều hành trực tiếp của chỉ huy công trình.
Chỉ đạo các đội thi công đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế kỹ thuật của công trình.
Đề suất các giải pháp kỹ thuật thi công tối ưu với chỉ huy công trình để
đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, khắc phục các vấn đề kỹ thuật nảy sinh
trong quá trình thi công.
Lập kế hoạch và biện pháp thi công chi tiết để đảm bảo yêu cầu công nghệ,
tiến độ, chất lượng công trình và ATLĐ.
Kết hợp chặt chẽ với cán bộ tư vấn giám sát của Ban quản lý để giải quyết
các vướng mắc kỹ thuật.
Cùng với chỉ huy công trình tiến hành nghiệm thu từng phần và toàn bộ với
bên A
Hướng dẫn vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ cho công nhân kỹ
thuật bên A theo đúng tài liệu kỹ thuật do bộ phận kỹ thuật tại trụ sở yêu cầu.
B.3 Giám sát chất lượng kỹ thuật và ATLĐ
Chịu sự điều hành trực tiếp của Chỉ huy công trình.
Lập biện pháp chi tiết giám sát và kiểm tra chất lượng kỹ thuật của vật tư,
thiết bị và công tác lắp đặt trên công trình.
Lập các biện pháp ATLĐ trong quá trình thi công.
Có quyền yêu cầu các đội thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình
đảm bảo chất lượng và ATLĐ.
Có quyền đình chỉ thi công của các bộ phận khi thấy không đạt yêu cầu về
chất lượng và ATLĐ, báo cáo với chỉ huy công trình để có biện pháp giải quyết.
B.4 Tài chính, hành chính, vật tư
Chịu sự điều hành trực tiếp của Chỉ huy công trình.
Quản lý về hành chính, tài chính, vật tư trên công trường.
Lập tiến độ chi tiết về vật tư và cấp phát kịp thời cho các đội thi công để
đảm bảo yêu cầu về tiến độ.
8
Làm các thủ tục thanh, quyết toán theo hồ sơ nghiệm thu từng phần và toàn
bộ công trình.
B.3 Các đội thi công (gồm đội trưởng và công nhân)
Chịu sự điều hành trực tiếp của Chỉ huy công trình.
Có trách nhiệm thi công các phần việc được giao đảm bảo chất lượng, tiến
độ, và ATLĐ theo đúng thiết kế kỹ thuật và chỉ dẫn của trợ lý kỹ thuật.
Đội trưởng chịu trách nhiệm về kết quả lao động của nhân viên mình. Có
quyền đề xuất nhân lực phục vụ cho công việc được giao.
Đội cơ khí, phục vụ và kho có trách nhiệm:
- Đảm bảo an toàn vật tư trong kho.
- Sửa chữa kịp thời các thiết bị phục vụ thi công khi bị hỏng hóc.
- Thu dọn, vệ sinh mặt bằng hàng ngày và khi kết thúc quá trình thi công.
- Chịu sự giám sát của cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn giám sát của Ban quản lý
dự án và của công trình.
C. quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường
1. Quan hệ tổ chức:
Bộ phận tại trụ sở là cơ quan chỉ huy cao nhất của công trình, chỉ đạo trực
tiếp bộ phận công trường.
Bộ phận tại công trường có trách nhiệm thực hiện tốt tất cả các yêu cầu về
kế hoạch, tiến độ, chất lượng, kỹ thuật do bộ phận trụ sở yêu cầu.
Bộ phận trụ sở có trách nhiệm thực hiện tốt tất cả các yêu cầu về tài chính,
vật tư, nhân lực… theo đề nghị của công trường.
Bộ phận tại công trường có trách nhiệm thiết lập các biện pháp thi công chi
tiết, các biện pháp ATLĐ và vệ sinh môi trường, nhu cầu vật tư. Báo cáo định kỳ về
trụ sở 2 lần/tuần.
Bộ phận tại công trường chịu sự kiểm tra định kỳ và bất thường của bộ
phận công ty.
Trực tiếp thay mặt bên B quan hệ với Chủ đầu tư và tư vấn giám sát, giải quyết
các vấn đề liên quan tới tiến độ, chất lượng thi công và các vấn đề nảy sinh khác.
2. Quan hệ quản lý kỹ thuật:
Bộ phận trụ sở có trách nhiệm thiết kế và chỉ đạo thực hiện đúng thiết kế
kỹ thuật cho bộ phận tại công trường.
9
Bộ phận tại công trường có trách nhiệm thực hiện và đề xuất các giải pháp
kỹ thuật thi công tối ưu.
Khi có vấn đề kỹ thuật phát sin, bộ phận công trường phải báo về trụ sở để
thống nhất ý kiến rồi mới thực hiện.
Các hồ sơ, dự án phải được trụ sở duyệt mới thi công.
Bộ phận tại công trường không được tự ý thay đổi thiết kế. Phải thực hiện
đúng quy trình kỹ thuật do trụ sở yêu cầu.
3. các quan hệ khác:
Các bộ phận tại trụ sở có quan hệ trực tuyến với các bộ phận khác tại công
trường. Mọi hoạt động phải tuân thủ quyết định của ban điều hành
Bộ phận tại công trường có trách nhiệm quan hệ với chính quyền địa
phương, đảm bảo môi trường kỷ luật và an toàn. Chủ động giải quyết các vấn đề
nảy sinh và báo cáo về trụ sở.
1.1.1.3 Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh của công ty
a) Mục tiêu hoạt động
Công ty hoạt động với mục tiêu đảm bảo chất lượng tốt với mức giá cả hợp lý.
Cùng với nó là chế độ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc tốt nhất.
Công ty cũng xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực tốt để cạnh tranh với bạn
hàng và thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trên cơ sở đó nâng cao
uy tín của công ty trên thị trường cung cấp và lắp đặt các thiết bị dân dụng và công
nghiệp. Với mục tiêu đem lại doanh thu hàng năm cao cho công ty từ đó nâng cao
mức thu nhập hàng năm cho nhân viên để nâng cao mức sống, đồng thời doanh thu
cao doanh nghiệp sẽ đóng góp vào cho ngân sách nhà nước mức thuế hàng năm
ngày càng lớn.
a) Ngành nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động
10
Bảng 2: ngành nghề sản xuất kinh doanh và
phạm vi hoạt động
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Tên ngành nghề
- mua bán dây và cáp điện cao thế, hạ thế, vật tư, thiết bị điện cao thế,
hạ thế;
- Xây lắp các công trình truyền tải điện dưới 35KV (không bao gồm
dịch vụ thiết kế công trình);
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Cung cấp và lắp đặt máy điều hòa không khí, hệ thống thông gió, hút
bụi;
- Sản xuất mua bán vật tư, kim khí;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa;
- Mua bán các loại hóa chất tẩy rửa (trừ hóa chất nhà nước cấm);
- xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty đã đăng ký kinh doanh;
- Vận chuyển hành khách bằng đường bộ;
- Mua bán, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo trì máy móc, thiết bị điện
tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp, máy vi tính, máy văn
phòng, thiết bị tin học, thiết bị viễn thông;
- Mua bán vật tư, thiết bị, linh kiện, phụ kiện phục vụ ngành điện, điện
tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp;
- Tư vấn, lắp đặt, sửa chữa điện dận dụng, công nghiệp (không bao
gồm dịch vụ thiết kế công trình);
- Tư vấn, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, điều hành điều hòa không khí
(không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);
- Sản xuất, mua bán và lắp đặt phong điện, thủy điện, điện năng lượng
mặt trời;
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống (không bao gồm kinh doanh quán bar,
phòng hát karaoke, vũ trường);
- Sản xuất, mua bán hàng may mặc thời trang;
- Sản xuất, mua bán máy móc, thiết bị cơ khí và chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cơ khí.
c) Ngành nghề và phạm vi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính
Sản xuất:
- Sản xuất ống thông gió từ năm: 2004 đến nay
- Sản xuất cửa gió từ năm: 2005 đến nay
11
- Sản xuất thang, máng cáp, tủ điện từ năm: 2005 đến nay
- Sản xuất, mua bán và lắp đặt phong điện, thủy điện, điện năng lượng mặt trời.
Kinh doanh:
- Buôn bán thiết bị điện
- Buôn bán Quạt công nghiệp
- Lắp đặt điều hòa, hệ thống điều hòa trung tâm, trạm điện, máy biến áp
- Xây lắp các công trình truyền tải điện dưới 35KV (không bao gồm dịch vụ
thiết kế công trình)
- Tư vấn, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, điều hành điều hòa không khí (không
bao gồm dịch vụ tư vấn thiết kế công trình)
1.1.2 Năng của Công ty ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu
1.1.2.1 Năng lực về vốn và tài chính
a) Đặc điểm về vốn:
Sản phẩm của công trình xây dựng có đặc điểm thời gian xây dựng kéo dài và
có qui mô lớn. Do vậy cần phải huy động khối lượng vốn lớn để đảm bảo công trình
được thực hiện liên tục. Do đó Công ty phải vay Ngân hàng và trả lãi suất để đáp
ứng đầy đủ mặt vốn hoàn thành công trình.
Một thực tế xảy ra là một công trình sau khi thực hiện xong không phải bao
giờ cũng được chủ đầu tư thanh toán ngay, mà thực tế có rất nhiều công trình sau
một thời gian dài chủ đầu tư mới thanh toán cho nhà thầu. Điều này dẫn đến bị ứ
đọng vốn, gây khó khăn cho Công ty khi cần huy động vốn cho công trình tiếp theo.
Cơ cấu vốn hiện nay của Công ty bao gồm 2 nguồn chính như sau:
- Vốn tụ bổ sung: là nguồn vốn của Công ty bổ sung hàng năm từ lợi nhuận
của Công ty.
- Vốn vay: Công ty vay vốn từ ngân hàng BIDV
Vốn điều lệ của công ty là 10.000.000.000 đồng (10 tỷ đồng). Để đảm bảo
hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty cần phải vay một lượng vốn. Điều
này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh do phải trả lãi Ngân hàng từ số
vốn vay. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty đối
với những đối thủ cạnh tranh có khả năng tài chính mạnh. Tuy nhiên, Công ty có
một lợi thế là quan hệ tốt với cơ quan tài chính cấp trên, các Ngân hàng. Do vậy,
hoạt động vay vốn của Công ty diễn ra tương đối thuận lợi, vốn sản xuất kinh
doanh của Công ty luôn được đảm bảo năm sau cao hơn năm trước làm cho khả
năng cạnh tranh của Công ty được nâng cao.
12
b) Năng lực tài chính:
Năng lực tài chính của một công ty có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng
thầu của công ty. Đấu với chủ đầu tư, khi xem xét, đánh giá năng lực các nhà thầu
tham gia dự thầu thì vấn đề vốn của nhà thầu sẽ được họ rất quan tâm. Đặc biệt là
khả năng tài chính và khả năng huy động các nguồn vốn được nhà thầu trình bày
trong hồ sơ khi tham gia dự thầu.
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng
có hiệu quả thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:
Bảng 3: Tổng hợp về tài sản của Công ty trong những năm gần đây
Tổng tài sản
Tốc độ tăng của
tổng tài sản năm sau
so với năm trước
Tài sản lưu động
(TSLĐ)
Tốc độ tăng của
TSLĐ năm sau so
với năm trước
Tài sản cố định
(TSCĐ)
Tốc độ tăng của
TSCĐ năm sau so
với năm trước
2006
11,907,870,206
2007
17,527,261,486
2008
25,656,264,801
2009
38,956,354,265
-
47.19%
46.38%
51.84%
4,322,145,607
6,733,167,756
11,244,592,502
19,279,401,822
-
55.78%
67.00%
71.45%
7,585,724,599
10,794,093,730
14,411,672,299
19,676,952,443
-
42.29%
33.51%
36.53%
(nguồn: bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2006-2009)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản của Công ty tăng qua các năm, năm
2007 tăng 47.19% so với năm 2006, năm 2008 tăng 46.38% so với năm 2007 và
năm 2009 tăng 51.84% so với năm 2008. Tốc độ tăng của TSLĐ nhanh hơn tốc độ
tăng của TSCĐ chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tăng trưởng,
phát triển hàng năm.
Bảng 4: Tổng hợp về kết quả SXKD của Công ty trong 4 năm gần đây
2006
Doanh thu
2007
2008
2009
10,448,263,361 15,940,880,520 22,516,808,301 35,966,589,403
13
Tốc độ tăng doanh
thu năm sau so với
năm trước
-
52.57%
Lợi nhuận trước thuế
1,702,634,531
6,089,300,280
10,350,414,215 15,567,250,137
Lợi nhuận sau thuế
1,276,975,898
4,566,975,210
7,762,810,661
11,675,437,603
Tốc độ tăng lợi
nhuận sau thuế năm
sau so với năm trước
-
257.64%
69.98%
50.40%
41.25%
59.73%
Tốc độ tăng doanh thu hàng năm của Công ty trên 41%, năm 2007 doanh thu
tăng 52.57% so với năm 2006, năm 2009 tăng 59.73% so với năm 2008. Lợi nhuận
sau thuế hàng năm tăng trên 50%, đặc biệt năm 2007 lợi nhuận sau thuế tăng
257.64%. Điều này chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả, tốc độ tăng của các năm
tương đối đều nhau.
14
Bảng 5: Tỷ suất lợi nhuận, Cơ cấu nguồn vốn qua các năm
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng nguồn
vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả/tổng nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn
2006
2007
2008
2009
16.30%
12.22%
14.30%
10.72%
38.20%
28.65%
34.74%
26.06%
45.97%
34.48%
40.34%
30.26%
43.28%
32.46%
39.96%
29.97%
30.00%
40.30%
56.13%
51.40%
60.00%
40.00%
57.30%
42.70%
40.20%
59.80%
38.50%
61.50%
Qua bảng trên ta thấy vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm trên 40% còn lại là đi
vay hoặc huy động từ nguồn khác. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu đạt trên
16%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt trên 30% và tăng
đều trong những năm tiếp theo điều này cho thấy Công ty làm ăn ngày càng có hiệu
quả và tăng trưởng ổn định qua các năm.
1.1.2.2 Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty là mô hình quản lý theo chức năng, mô hình này
phù hợp với quy mô của công ty và có những ưu điểm sau:
- thứ nhất: linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ
- thứ hai: một người có thể tham gia nhiều dự án để sử dụng tối đa, hiệu quả
vốn kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên gia.
Tuy nhiên mô hình này có một số nhược điểm sau:
- Đây là cách tổ chức quản lý không theo yêu cầu của khách hàng.
- Vì dự án được đặt dưới sự quản lý của một phòng chức năng nên phòng này
thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến hoàn thành nhiệm vụ chính của nó mà
không tập trung nhiều nỗ lực vào việc giải quyết thỏa đáng các vấn đề của dự án.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với các phòng chức năng khác cùng thực hiện
dự án. Do đó, dự án không nhận được đủ sự ưu tiên cần thiết, không đủ nguồn lực
để hoạt động hoặc bị coi nhẹ.
- Không tạo được sự khăng khít, đồng bộ giữa các bộ phận
Mặt khác trong cơ cấu tổ chức của công ty chưa có bộ phận Marketing hay bộ
phận đấu thầu chuyên trách, điều này sẽ khiến công ty gặp khó khăn trong công tác
dự thầu.
1.1.2.3 Năng lực về lao động
Cán bộ quản lý chuyên môn và công nhân kỹ thuật công ty TNHH KT vật tư
15
thiết bị điện Hà Nội tính đến tháng 6/2010 được thể hiện qua bảng sau:
Tổng số lao động hiện có:
a) Trong lĩnh vực sản xuất: 145 người
Trong đó cán bộ chuyên môn: 25 người
b) Trong lĩnh vực kinh doanh: 24 người
Trong đó cán bộ chuyên môn: 09 người
Bảng 6: Năng lực nhân sự của Công ty
STT
SỐ
LƯỢNG
NỘI DUNG
SỐ NĂM KINH
NGHIỆM
<5 năm
>= 5 năm
14
05
03
01
I
1
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
Đại học xây dựng
19
04
2
Đại học kiến trúc
03
02
01
3
Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
03
02
01
4
Đại học KTQD
02
02
-
5
Học viện hành chính
01
01
-
6
Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
02
01
01
7
Đại học công nghiệp Hà Nội
02
01
01
8
Đại học Bách Khoa Hà Nội
02
02
-
II
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP
22
14
08
1
Cao đẳng cơ điện
05
03
02
2
Trung cấp gò hàn
10
06
04
3
Trung cấp điện lạnh
7
05
02
CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP
128
85
TỔNG CỘNG
169
113
III
(nguồn: báo cáo lao động hàng năm của Công ty)
16
30
43
Về đội ngũ lao động của công ty:
Lao động gián tiếp:
Lực lượng này được đào tạo qua các trường lớp và nắm giữ các chức vụ chủ
chốt trong công ty, lực lượng này chiếm 20% trong đó 11% đã tốt nghiệp đại học, số
người có kinh nghiệm quản lý trên 5 năm chiếm 8%. Họ có nhiệm vụ quản lý và
điều hành sản xuất đồng thời phải thường xuyên nâng cao trình độ để đáp ững nhu
cầu ngày càng cao của thị trường.
Lao động trực tiếp:
Lực lượng này trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, vì vậy lao động trực tiếp đóng
vai trò quan trọng đối với chất lượng của sản phẩm cũng như tiến độ thi công. Đội
ngũ lao động trực tiếp của Công ty có 128 người, chiếm 80% trong đó lao động trên
bậc 4 chiếm 76% và lao động dưới bậc 4 chiếm 4%. Số lượng lao động trực tiếp
như vậy sẽ khiến cho Công ty gặp nhiều bất lợi trong việc thi công những công
trình có quy mô lớn. Tuy nhiên ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng xây dựng
một mô hình gọn, nhẹ với các đội (khung, kỹ thuật, thi công và thí nghiệm…). Các
đội này chỉ bao gồm cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân bậc cao. Khi có công trình
Công ty sẽ trực tiếp giao cho từng đội và các đội có nhiệm vụ thuê mướn sủ dụng
lao động lao động tại địa phương theo hợp đồng hoặc theo công trình. Áp dụng
chiến lược này sẽ đem lại cho công ty những mặt thuận lợi: giảm bớt thủ tục hành
chính trong việc sử dụng lao động, giảm chi phí cho việc sử dụng lao động chính
quy, không phải trả bảo hiểm lao động… Bên cạnh đó Công ty cũng phải chịu khó
khăn do chiến lược này đem lại đó là: chịu sự biến động về mặt giá cả và sô lượng
lao động cao, chi phí đào tạo công nhân mới, các công nhân này có thể bỏ Công ty
nếu nhận được lời mời chào hấp dẫn hơn, họ không có sự ràng buộc nên chất lượng
sản phẩm có thể bị ảnh hưởng…
Như vậy lực lượng lao động hiện có của công ty là tương đối nhỏ so với nhiều
đối thủ cạnh tranh, điều này sẽ giúp cho công tác quản lý gặp nhiều thuận lợi. Tuy
nhiên Công ty sẽ gặp khó khăn với những công trình có quy mô lớn, đòi hỏi lao
động có trình độ cao.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong việc đấu thầu các công
trình lớn đòi hỏi công ty phải thu hút thêm nhiều lao động có tay nghề cao, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho các cán bộ quản lý và công nhân
để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư. Điều đó sẽ khiến khả năng thắng
thầu được nâng cao.
17
Về giới tính:
Nữ: 25 người – chiếm 14.79%
Nam: 144 người – chiếm 85.21%
Do lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là xây lắp nên đòi hỏi cần có sức lao
động tốt để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật do vậy lao động trong Công ty chủ yếu là
nam, là các kỹ sư hoặc nhân viên kỹ thuật.
Về độ tuổi lao động:
Lao động trong Công ty có độ tuổi trẻ từ 20 – 30 tuổi chiếm trên 80%, một đội
ngũ lao động năng động và nhiệt huyết với Công việc. Trong các công trình thì
Công ty còn liên kết với Công ty khác do đó làm tăng số lượng lao động và đa dạng
hóa các lĩnh vực khác nhau. Đây là điểm thuận lợi khiến cho Công ty có thể thực
hiện được nhiều dự án quy mô lớn, có tính chất kỹ thuật phức tạp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt trên thì lao động của Công ty có một số điểm
yếu đó là trình độ ngoại ngữ còn yếu, khả năng ngoại ngữ của các các bộ chủ yếu
dừng lại ở mức dịch tài liệu còn khả năng giao tiếp rất hạn chế. Do vậy, làm hạn chế
khả năng tham gia những dự án đầu tư của người nước ngoài.
Bảng 7: Số lượng lao động của Công ty trong những năm gần đây
Đến tháng
6/2010
Số lao động
133
140
144
150
169
(Nguồn báo cáo lao động của Công ty qua các năm 2006 – 2010)
Số lượng lao động của Công ty khá ổn định, tăng qua các năm nhưng với
số lượng ít. Điều này cho thấy quy mô các dự án của Công ty cũng ổn định và
trong khả năng của Công ty.
Bảng 8: Tiền lương bình quân đầu người/ tháng
Năm
2006
2007
2008
2009
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2006
2007
2008
2009
Tiền lương
2.13
2.54
2.71
3.00
bình quân
(nguồn báo cáo lao động của Công ty qua các năm 2006 – 2010)
18
Tính đến
tháng
6/2010
3.25
Qua bảng trên ta thấy tiền lương lao động tăng dần qua các năm và ở mức khá
ổn định, mức lương như vậy có thể giúp cho người công nhân và các nhân viên đảm
bảo được mức sống trung bình. Tuy nhiên mức lương như vậy vẫn chưa phải là cao
với mức sống ở Hà Nội hiện nay, đặc biệt là những người đã có gia đình. Mức
lương tốt sẽ khiến cho người công nhân gắn bó với Công ty hơn và trách nhiệm
trong công việc cũng sẽ cao hơn.
1.1.2.4 Năng lực về máy móc thiết bị
Bảng 9: danh mục máy móc thiết bị của doanh nghiệp
STT
I
Chủng loại sản xuất
Nước
sản xuất
Phần gia công cơ khí
1.1
Máy cán thép hình
1.2
Máy đột CNC
1.3
Máy chạy tôn sóng
1.4
Máy chấn thủy lực
1.5
Máy cắt thủy lực
1.6
Máy đột tải trọng lớn
1.7
Máy cắt bản mã, tôn dày
1.8
Máy hàn cơ khí
1.9
Máy nén khí
II
Phần gia công ống gió
và phụ kiện
2.1
Máy chạy bích ống gió
2.2
Máy chạy mí ống gió
2.3
Máy gập tôn
2.4
Máy cắt bản mã, tôn dày
2.5
Máy đột mini
Số
lượng
Công suất
hoặc mã hiệu
đặc trưng
Giá trị
còn lại
Ghi chú
Bách khoa
100%
Hoạt động tốt
70%
Hoạt động tốt
23
Nhật
Bản
Nhật bản
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Việt
Nam
Nhật
Bản
01
02
01
Bách khoa
100%
Hoạt động tốt
02
Bách khoa
90%
Hoạt động tốt
01
ACL
90%
Hoạt động tốt
01
ACL
80%
Hoạt động tốt
03
ACL
80%
Hoạt động tốt
10
Trung Thắng
70%
Hoạt động tốt
02
Hitachi
70%
Hoạt động tốt
01
ACL
70%
Hoạt động tốt
02
ACL
70%
Hoạt động tốt
02
Quang Trung
60%
Hoạt động tốt
03
80%
Hoạt động tốt
05
80%
Hoạt động tốt
80
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Việt
Nam
Trung
Quốc
Việt
19
2.6
Máy hàn tích
2.7
Máy cắt cơ khí nhỏ
2.8
Máy nén khí loại nhỏ
2.9
Máy mài, cắt cầm tay
2.10 Các dụng cụ cầm tay khác
III
PHẦN THI CÔNG VÀ
DỊCH VỤ
3.1
Máy nâng hạ thiết bị
3.2
Máy bơm áp suất loại nhỏ
3.3
Máy hút bụi
3.4
Đồng hồ đo các loại
3.5
Máy trộn bê tông 100 lít
3.6
Máy trộn bê tông 500 lít
3.7
Máy vận thăng 2000 kg
3.8
3.9
Máy đầm cóc
Máy đầm bàn
3.10 Máy đầm dùi 3 pha
3.11 Máy đầm dùi cầm tay
3.12 Máy phát điện 60 KVA
3.13 Máy bơm nước 10 m3/h
3.14 Giàn giáo PAL
3.15 Máy lu
3.16 Máy ủi
3.17 Máy xúc PC 200
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Trung
Quốc
Việt
Nam
02
80%
Hoạt động tốt
03
70%
Hoạt động tốt
02
70%
Hoạt động tốt
90%
Hoạt động tốt
50
95%
Hoạt động tốt
02
90%
Hoạt động tốt
02
95%
Hoạt động tốt
02
95%
Hoạt động tốt
10
95%
Hoạt động tốt
02
80%
Hoạt động tốt
02
80%
Hoạt động tốt
10
Trung Thắng
Lucky
87
Trung
Quốc
Việt
Nam
Việt
Nam
USA
Trung
Quốc
Việt
Nam
Việt
Nam
Nga
Nhật
Bản
Nhật
Bản
Nhật
Bản
Trung
Quốc
Việt
Nam
Nhật
Bản
Nhật
Bản
Nhật
Bản
01
Hòa Phát
80%
Hoạt động tốt
02
05
Misaka
75%
80%
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
03
75%
Hoạt động tốt
02
80%
Hoạt động tốt
02
70%
Hoạt động tốt
05
70%
Hoạt động tốt
25
60%
Hoạt động tốt
75%
Hoạt động tốt
02
Sakai
04
Komatsu
Hoạt động tốt
03
Komatsu
Hoạt động tốt
20
3.18 Xe tải IFA
3.19
Xe tải chuyên dụng 15 tấn
3.20
Xe tải chuyên dụng (1.25 tấn)
3.21
Xe chở cán bộ CNV (14 chỗ)
3.22 Xe 5 chỗ
Đức
Hàn
Quốc
Việt
Nam
USA
Nhật
Bản
3.23 Xe tải 1.25 tấn
3.24 Máy CNC Intergraph
2500×4800
3.27 Máy chạy ống tròn
TỔNG CỘNG
IFA
75%
Hoạt động tốt
05
Hyundai
70%
Hoạt động tốt
02
Vinaxuki
70%
Hoạt động tốt
02
Ford
90%
Hoạt động tốt
01
Honda
90%
Hoạt động tốt
90%
Hoạt động tốt
01
100%
Mới
01
100%
Mới
01
Nhật
Bản, Mỹ
3.25 Máy lốc ống tròn
3.26 Máy thử kín bằng khói
02
Trung
Quốc
03
01
KIA
90%
100%
Hoạt động tốt
Mới
190
Để công trình được thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng tốt thì đòi hỏi
không những công nhân có tay nghề cao mà còn phải có những máy móc thiết bị
hiện đại đặc biệt là đối với những công trình lớn, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Hiện tại
Công ty có tổng số 190 máy móc thiết bị, tất cả đều hoạt động tốt và có giá trị còn
lại trên 70%, xuất xứ chủ yếu từ Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam và Hàn
Quốc. So với nhiều đơn vị thì máy móc thiết bị của Công ty chưa phải là mạnh, vấn
đề là công ty phải biết đầu tư như thế nào cho phù hợp để tăng lợi thế của mình
trong các công trình xây dựng.
1.1.2.5 Uy tín và kinh nghiệm của Công ty
a) Đặc điểm về sản phẩm:
Xây lắp là một ngành sản xuất mang tính công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, góp phần hoàn thiện cơ cấu kinh tế, tạo tiền
để để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sản phẩm của ngành xây lắp nói chung và sản phẩm của Công ty nói riêng có
một số đặc điểm sau:
21