Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.68 KB, 6 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 

Trang 1

VÀI BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG
CAO
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
THƯ VIỆN
Đọc sách là một việc không thể thiếu trong cuộc
sống thường nhật của chúng ta, vì khi đọc sách giúp
chúng ta có thêm lượng kiến thức bổ ích, giúp ta có
được những kinh nghiệm sống, mà những kinh nghiệm
này đã được những người viết sách trải nghiệm qua,
họ tâm đắc với những điều đó nên đã viết thành
sách để để lại cho đời.
Nhưng hiện nay, việc đọc sách, nghiên cứu sách
trong cán bộ giáo viên, học sinh giảm đi một cách rõ
rệt, có chăng là do đối phó với việc giảng dạy và
học tập. Việc làm này, đã làm cho hoạt động của thư
viện không đạt được theo yêu cầu của công tác thư
viện. Chính vì lý do đó mà việc làm thế nào để hoạt
động của thư viện được nâng cao hơn. Vì thế mà tôi
chọn đề tài “Vài biện pháp giúp nâng cao kết
quả hoạt động của thư viện”.
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của lãnh đạo ngành.
Cán bộ thư viện luôn tiếp thu và quán triệt tốt tất
cả các hướng dẫn và chỉ đạo đó. Sau đó cố gắng
thực hiện tốt công việc được giao.
Thư viện không ngừng được đầu tư và nâng cao


về chất lượng, số lượng từ sách giáo khoa đến sách
tham khảo và sách nghiệp vụ nhằm phục vụ tốt cho
công tác giảng dạy và học tập.
Các loại sách phục vụ cho việc giảng dạy và học
tập ngày càng phong phú và đa dạng về chủng loại,
song song đó việc chú trọng đến chất lượng giảng dạy
và học tập cũng góp phần không nhỏ vào việc hoạt
động của thư viện. Cán bộ giáo viên và học sinh
quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách và nghiên cứu
sách.
Cán bộ làm công tác thư viện trẻ, khoẻ, nhiệt
tình trong công tác, góp phần không nhỏ vào việc

Trường THCS VHH Nam

Đặng Công Lý


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



Trang 2

đưa các loại sách mới có ý nghóa thiết thực đến được
với cán bộ giáo viên và học sinh.
Cán bộ làm công tác thư viện, là kiêm nhiệm
và chưa được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn trong
công tác thư viện, nên ảnh hưởng không nhỏ đến
việc thực hiện các nghiệp vụ thư viện, nên công tác

đưa các loại sách, báo, tư liệu đến phục vụ theo yêu
cầu giảng dạy, học tập của cán bộ giáo viên và
học sinh chưa phù hợp.
Các loại sách phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập ngày càng đa dạng về chủng loại, mà
cán bộ làm công tác thư viện chưa được đào tạo về
nghiệp vụ, nên còn lúng túng trong công tác đưa các
loại sách này đến được tới cán bộ giáo viên và học
sinh.
Thói quen đọc sách và nghiên cứu sách, trong
mỗi cán bộ giáo viên và học sinh ngày càng mai
một dần vì các lý do khách quan. Nên việc thông tin
các sách mới phục vụ tốt cho yêu cầu giảng dạy và
học tập không đạt được theo đúng yêu cầu.
Nhu cầu nghiên cứu sách và đọc sách trong cán
bộ giáo viên và học sinh nhằm nâng cao trình độ
hiểu biết cho bản thân ngày càng bò sao lãng.
Từ khi nhận được nhiệm vụ quản lý thư viện trong
trường, bản thân tôi luôn không ngừng học tập các
kinh nghiệm từ đồng nghiệp và học trong sách vở,
quán triệt tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên,
sau đó tham mưu với các cấp lãnh đạo ngành và nhà
trường, liên hệ trực tiếp với các bộ phận trong nhà
trường nhằm đạt được các yêu cầu của công tác.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, tôi
nhận thấy việc đọc sách, nghiên cứu sách trong cán
bộ giáo giáo viên, học sinh không được quan tâm, chú
trọng, mà trong thư viện lại có rất nhiều sách hay,
sách q. Vì thế, tôi quyết đònh phải làm sao đó để
vận động, khuyến khích cán bộ giáo viên và học sinh

tham gia nghiên cứu sách, đọc sách và cũng để hoạt
động của thư viện ngày càng có kết quả cao hơn.
Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch để thực
hiện công tác này, rồi đưa ra các biện pháp để thực
hiện, theo từng bước cụ thể như sau:

Trường THCS VHH Nam

Đặng Công Lý


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



Trang 3

Đầu tiên, tôi tham mưu với lãnh đạo nhà trường
thành lập tổ cộng tác viên thư viện. Tôi giao nhiệm
vụ cho các thành viên trong tổ giúp tôi tìm kiếm và
sưu tầm những loại sách báo, tư liệu theo các yêu
cầu nghiên cứu và học tập của cán bộ giáo viên,
học sinh và tổ chức giới thiệu sách, hướng dẫn cho
cán bộ giáo viên cùng học sinh sử dụng các loại
sách phục vụ cho các yêu cầu dạy – học và nghiên
cứu.
Ngoài các công việc trên, tôi còn giao cho các
thành viên trong tổ có nhiệm vụ thăm dò trực tiếp
trong các độc giả, nhằm phát hiện các thông tin mà
các độc giả đang cần tìm hiểu để có kế hoạch tìm

kiếm, sưu tầm, tuyên truyền, giới thiệu cho phù hợp.
Mỗi khi thành viên trong tổ tìm kiếm, sưu tầm
được một cuốn sách hoặc thăm dò được một yêu
cầu của độc giả thì tôi liền tập hợp các thành viên
trong tổ lại, sau đó bàn bạc, thống nhất phương án
giải quyết nhằm đưa được cuốn sách đến được bạn
đọc và đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của bạn đọc.
Hàng tuần tôi kết hợp cùng lãnh đạo nhà
trường và bộ phận đoàn đội để tổ chức giới thiệu
các loại sách, báo, tư liệu mới đến cán bộ giáo
viên và học sinh trong các buổi họp hội đồng và dưới
cờ.
Tại buổi giới thiệu sách tôi không chỉ nói lên
tên của cuốn sách, tác giả viết cuốn sách, mà tôi
còn cố gắng đưa các thông tin trọng yếu trong sách,
dùng lời lẽ diễn cảm, lôi cuốn người nghe, để cán
bộ giáo viên và học cảm nhận được cái hay của
việc đọc sách – nghiên cứu sách.
Để thực hiện tốt việc này, đòi hỏi người làm
công tác thư viện phải nghiên cứu cuốn sách cần
giới thiệu, có phù hợp với yêu cầu của cán bộ
giáo viên và học sinh hay không, ngôn từ khi giới
thiệu phải cuốn hút người nghe và đảm bảo được
yêu cầu thông tin về sách được thâm nhập vào
người nghe, làm cho người nghe cảm thấy cần thiết
phải cần biết đến nội dung có trong cuốn sách.
Chẳng hạn như khi giới thiệu cho học sinh và cán
bộ giáo viên cuốn sách “Ý của người xưa” tôi trình
bày như sau: “Kính thưa quý thầy cô cùng toàn thể


Trường THCS VHH Nam

Đặng Công Lý


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



Trang 4

các em học sinh thân mến, buổi giới thiệu sách hôm
nay, tôi xin đem đến cho chúng ta một cuốn sách mà
bên trong nó chứa đựng những thông tin rất quý báu
về nội dung, ý nghóa, giá trò… của các bức tranh
thuộc dòng tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh
Hàng Trống, tranh thờ miền núi và các hoa văn thổ
cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số….. khi trình bày
về nội dung, ý nghóa của một bức tranh nào đó, tác
giả dùng lối viết miêu tả, tả từng chi tiết, từng
hành động trong tranh, làm cho người đọc khi đọc giống
như đang đứng trước cảnh thật, việc thật….
Việc làm này tác động trực tiếp đến tính tò mò,
óc muốn tìm hiểu trong cán bộ giáo viên và học sinh,
nó góp phần không nhỏ trong việc vận động,
khuyến khích đọc sách, tạo những tiền đề tốt cho việc
đọc sách, nghiên cứu sách.
Vào các dòp lễ lớn, tôi kết hợp cùng lãnh đạo
nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp cùng bộ phận
đoàn đội, tổ chức cho học sinh tìm hiểu sách theo chủ

đề. Sau đó đưa ra các câu hỏi có những nội dung theo
nội dung trong sách, cho học sinh trả lời.
Ví dụ như khi tổ chức cho học sinh buổi đọc sách
tìm hiểu về các phong tục, tập quán của các dân
tộc anh em khác đang sống trên đất nước chúng ta
qua các tập sách ‘Kể chuyện các dân tộc Việt Nam
(Ba Na, Mường, H’Mông, Chứt, Co, Dao….)’. Sau đó tại
buổi sinh hoạt dưới cờ hoặc các buổi giáo dục ngoài
giờ, tôi nhờ bộ phận đoàn đội, các thành viên tổ
cộng tác viên thư viện đưa các câu hỏi đến cho các
em học sinh để các em trả lời. Nếu trả lời đúng thì
có phần thưởng khích lệ.
Việc làm này không những nhằm động viên
khích lệ học sinh đọc sách, mà còn tạo cho học sinh
thói quen đọc sách, tìm hiểu nội dung trong sách.
Khi thực hiện các biện pháp trên, việc đọc sách
tại thư viện trong cán bộ giáo viên và học sinh đã đạt
được các hiệu quả nhất đònh, dẫn đến yêu cầu về
sách càng nhiều, việc bổ xung các loại sách mới
chưa kòp thời và nguồn kinh phí thì hạn hẹp. Sau khi tiếp
thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên, tôi liền liên hệ
với các thư viện, tủ sách khác trong đòa phương như:
Thư viện các trường tiểu học, tủ sách tại điểm bưu

Trường THCS VHH Nam

Đặng Công Lý


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM




Trang 5

điện văn hoá, tủ sách thông tin trong xã nhằm trảo
đổi, luân chuyển các loại sách qua lại với nhau, nhằm
góp phần phong phú thêm vốn sách báo cho thư viện
và nhằm đáp ứng được yêu cầu đọc sách trong cán
bộ giáo viên và học sinh.
Hàng tuần, vào giờ thích hợp tôi đến các thư
viện, tủ sách trong đòa phương, nghiên cứu các cuốn
sách, xem nội dung có phù hợp với yêu cầu giáo dục
hay không. Sau đó tôi chủ động mượn hoặc trao đổi
với thư viện, tủ sách của các đồng nghiệp này,
nhằm đáp ứng được yêu cầu đọc sách trong cán bộ
giáo viên và học sinh của trường. Các sách luân
chuyển như : sách thiếu nhi, sách pháp luật, báo, tạp
chí.

 Kết quả thực hiện:
Năm học 2005-2006 trong trường có tổng số cán
bộ giáo viên là 48, tổng số học sinh là 953, tổng số
lớp học là 21.
- Tổng lượt đọc sách tại chỗ của cán bộ giáo
viên trong năm học này là 1015, tổng lượt mượn
sách là 395, với 76% cán bộ giáo viên tham gia
mượn, đọc sách.
- Tổng lượt đọc sách tại chổ của học sinh là 1523,
tổng lượt mượn sách là 912, với 66% số lượng học

sinh tham gia mượn, đọc sách.
Nhìn chung với số lượng như thế là chưa đạt yêu
cầu.
Nhưng từ đầu năm học 2006-2007 đến nay, bằng
việc thực hiện các biện pháp như trên, hoạt động
của thư viện trở nên sinh động hơn, vào các ngày
mở cửa thư viện đều có các cán bộ giáo viên và
học sinh tham gia đọc sách. Kết quả được rất khả quan,
mặc dù là chưa đạt được theo tiêu chuẩn của thư viện
chuẩn, nó thể hiện bằng các con số như sau:
Tổng số cán bộ giáo viên là 48, tổng số học
sinh là 622. tổng số lớp học là 20.
- Tổng lượt đọc sách tại chỗ của cán bộ giáo
viên đến thời điểm này là 1344, tổng lượt
mượn sách là 352, với 94% cán bộ giáo viên
tham gia mượn, đọc sách.

Trường THCS VHH Nam

Đặng Công Lý


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 6



- Tổng lượt đọc sách tại chổ của học sinh là 4368,
tổng lượt mượn sách là 901, với 89% số lượng

học sinh tham gia mượn, đọc sách.
Với tình hình thực tế như hiện nay, công tác thư
viện muốn đạt được theo yêu cầu của tiêu chuẩn
của thư viện là hơi khó khăn. Nhưng bằng sự cố gắng
và lòng nhiệt tình của mình, hoạt động của thư viện
trường tôi đang ngày càng được nâng dần lên, các
kết quả trên đạt được là không nhỏ, mặc dù kết
quả này chưa đạt yêu cầu.
Những kinh nghiệm chính để thư viện trường tôi
hoạt động, đều được ghi vào sáng kiến kinh nghiệm
này, mặc dù trong quá trình hoạt động thực tế còn
gặp một số khó khăn, các khó khăn này nó xảy ra
tuỳ theo tình hình hoạt động của trường nên tôi không
viết vào đây . Kính mong cấp lãnh đạo cùng các bạn
đồng nghiệp, quan tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm,
để hoạt động thư viện trong trường tôi nói riêng được
nâng cao hơn nữa và để góp phần chung vào sự
nghiệp giáo dục.
Thân ái kính chào !
Vónh Hoà Hưng Nam, ngày 15/03/2007.
Người viết

Đặng Công Lý

Trường THCS VHH Nam

Đặng Công Lý




×