Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

THEO DÕI CÁC BIỂU HIỆN BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ HEO CON THEO MẸ TỪ KHI SINH RA ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO HÒA HIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
=== YZ ===

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THEO DÕI CÁC BIỂU HIỆN BỆNH THƯỜNG GẶP
TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ HEO CON THEO MẸ
TỪ KHI SINH RA ĐẾN 21 NGÀY TUỔI
TẠI TRẠI HEO HÒA HIỆP

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S Nguyễn Thị Thu Năm

Nguyễn Thanh Sơn
Lớp : BSTY Phú Yên
Niên khóa : 2003 - 2008

Tháng 2 năm 2009


THEO DÕI CÁC BIỂU HIỆN BỆNH THƯỜNG GẶP
TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ HEO CON THEO MẸ
TỪ KHI SINH RA ĐẾN 21 NGÀY TUỔI
TẠI TRẠI HEO HÒA HIỆP

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THANH SƠN


Đề tài được đệ trình để thi tốt nghiệp cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
TH.S NGUYỄN THỊ THU NĂM

Tháng 2 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ

Ó Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Quý Thầy Cô Bộ Môn Vi Sinh – Truyền Nhiễm
Tập thể quý thầy cô Trường Đại học Nông lâm đã hết lòng giúp đõ, truyền đạt
kiến thức cho em trong những năm qua.
Ó Chân thành cảm ơn
Cô giáo Th.S Nguyễn Thị Thu Năm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Ó Chân thành cảm ơn
Chủ Trại Chăn Nuôi Heo Hòa Hiệp cùng toàn thể anh chị em công nhân đã hết
lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn
thành đề tài tốt nghiệp.
SV. Nguyễn Thanh Sơn

ii



XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thanh Sơn
Tên luận văn: “Theo dõi các biểu hiện bệnh thường gặp trên heo nái sau khi
sinh và heo con theo mẹ từ khi sinh ra đến 21 ngày tuổi tại trại heo Hòa Hiệp”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ................

Giáo viên hướng dẫn

TH.S NGUYỄN THỊ THU NĂM

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/11/2008 đến ngày 01/01/2009 tại trại heo Hòa
Hiệp thuộc tổ 8, ấp 5, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Theo dõi các
biểu hiện bệnh thường gặp trên 19 heo nái sau khi sinh và 196 heo con theo mẹ từ khi
sinh ra đến 21 ngày tuổi, kết quả khảo như sau:
š Nhiệt độ chuồng nuôi là 29,3 0C, là khá cao so với tiêu chuẩn thích hợp dành
cho nái đẻ.
š Số heo con sinh ra trên ổ là 10,34 ± 0,88 con/ổ, số heo con sinh ra còn sống
trên ổ là 9,93 ± 0,74 con/ổ, trọng lượng bình quân heo con sinh ra còn sống trên ổ là
1,55 ± 0,12 kg/con.
š Số heo con cai sữa trên ổ là 9,66 ± 0,97 con/ổ, trọng lượng bình quân heo con
cai sữa trên ổ là 7,06 ± 0,25 kg/con. Tỷ lệ cai sữa đạt yêu cầu là 97 %.
š Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con là 17,06 ± 0,20 kg/con.
š Nái sốt chiếm tỷ lệ 5,26 %, nái viêm tử cung là 21,05 %, nái mất sữa là 15,79
%, nái sót nhau, sót con là 5,26 %.
š Tổng số heo con bị bệnh chiếm tỷ lệ 27,04 % trong tổng số heo con khảo sát.

Tỷ lệ heo con theo mẹ bị tiêu chảy chiếm 79,25 % trong tổng số heo con bị bệnh, tỷ lệ
heo con theo mẹ bị viêm khớp chiếm 7,55 %, tỷ lệ heo con theo mẹ bị hô hấp chiếm
13,20 %. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên từng nhóm nái là 3,33 %.
š Kết quả điều trị trên tổng số ca mắc bệnh tại trại khỏi bệnh ở nhóm heo nái bị
sốt, viêm tử cung, mất sữa, sót nhau, sót con là 100 %. Ở nhóm heo con theo mẹ: bệnh
tiêu chảy chiếm 85,71 %; bệnh viêm khớp chiếm 75 %; bệnh hô hấp chiếm 71,43 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ............................................................................ 2
1.2.1. Mục đích.............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu................................................................................................ 2
Chương 2. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO HÒA HIỆP........ 3
2.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................... 3
2.1.2. Chức năng của trại............................................................................... 3
2.1.3. Cơ cấu đàn ........................................................................................... 3
2.1.4. Hệ thống chuồng trại ........................................................................... 3
2.1.5. Thức ăn ................................................................................................ 6
2.1.6. Vệ sinh thú y và quy trình phòng bệnh cho heo................................ 10
2.1.6.1. Vệ sinh thú y ....................................................................... 10
2.1.6.2. Quy trình phòng bệnh tổng đàn........................................... 11
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................... 13
2.2.1. Trên heo nái....................................................................................... 13
2.2.1.1 Đặc điểm sinh lý sinh sản của heo nái ................................. 13

2.2.1.2. Một số biểu hiện bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh..14
2.2.1.2.1. Sốt .................................................................................... 14
2.2.1.2.2. Viêm tử cung.................................................................... 15
2.2.1.2.3. Kém sữa, mất sữa ............................................................. 16
2.2.1.2.4. Sót nhau, sót con .............................................................. 17
2.2.2. Trên heo con theo mẹ ........................................................................ 18
2.2.2.1. Đặc điểm sinh lý của heo con theo mẹ................................ 18
2.2.2.2. Một số biểu hiện bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ ... 18

v


2.2.2.2.1. Tiêu chảy .....................................................................................18
2.2.2.2.2. Viêm khớp........................................................................ 19
2.2.2.2.3. Hô hấp .............................................................................. 19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................. 21
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ........................................................................ 21
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ........................................................................... 21
3.3. NỘI DUNG KHẢO SÁT............................................................................... 21
3.4. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................................................................... 21
3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT....................................................................... 22
3.6. CÔNG THỨC TÍNH..................................................................................... 22
3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................................................... 23
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 24
4.1. NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI....................................................................... 24
4.2. NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN NÁI THEO LỨA ĐẺ ............................ 25
4.2.1. Số heo con sinh ra.............................................................................. 25
4.2.2. Số heo con sinh ra còn sống .............................................................. 26
4.2.3. Trọng lượng heo con sinh ra còn sống .............................................. 27
4.2.4. Số heo con cai sữa ............................................................................. 29

4.2.5. Trọng lượng heo con cai sữa ............................................................. 30
4.2.6. Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con..................................... 32
4.3. BIỂU HIỆN BỆNH TRÊN HEO NÁI ......................................................... 33
4.3.1. Tỷ lệ sốt, viêm tử cung, mất sữa, sót nhau, sót con trên nái khảo sát.33
4.3.2. Tỷ lệ sốt, viêm tử cung, mất sữa, sót nhau, sót con theo lứa đẻ........ 34
4.4. BIỂU HIỆN BỆNH TRÊN HEO CON THEO MẸ.................................... 37
4.4.1. Tỷ lệ chung các biểu hiện bệnh xảy ra trên heo con theo mẹ ........... 37
4.4.2. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo từng tính trạng nái ............................. 38
4.5. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI ..................................................... 39
4.6. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI................................................................. 43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 44
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 44
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 45

vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................46
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 47

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các loại cám hỗn hợp được sử dụng ....................................................... 5
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của từng loại cám hỗn hợp............................... 8
Bảng 2.3: Quy trình thức ăn dành cho nái đẻ .......................................................... 9
Bảng 2.4: Quy trình thức ăn cho heo thịt giống tốt sử dụng từ 5 ngày tuổi đến khi xuất
chuồng .................................................................................................................... 10

Bảng 2.5: Quy trình thú y và tiêm phòng .............................................................. 12
Bảng 4.1: Nhiệt độ chuồng nuôi qua 3 tháng khảo sát .......................................... 24
Bảng 4.2: Số heo con sinh ra trên ổ ....................................................................... 25
Bảng 4.3: Số heo con sinh ra còn sống trên ổ........................................................ 26
Bảng 4.4: Trọng lượng bình quân heo con sinh ra còn sống trên ổ....................... 27
Bảng 4.5: Số heo con cai sữa trên ổ....................................................................... 29
Bảng 4.6: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa trên ổ...................................... 31
Bảng 4.7: Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con ........................................ 32
Bảng 4.8: Tỷ lệ sốt, viêm tử cung, mất sữa, sót nhau, sót con trên nái khảo sát... 33
Bảng 4.9: Tỷ lệ sốt, viêm tử cung, mất sữa, sót nhau, sót con theo lứa đẻ ........... 34
Bảng 4.10: Tỷ lệ chung các biểu hiện bệnh xảy ra trên heo con theo mẹ ............. 37
Bảng 4.11: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên từng nhóm nái...................................... 38
Bảng 4.12: Phương pháp điều trị tại trại heo Hòa Hiệp......................................... 40
Bảng 4.13: Kết quả điều trị trên tổng số các trường hợp bệnh.............................. 43

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Số heo con sinh ra trên ổ ................................................................... 25
Biểu đồ 4.2: Số heo con sinh ra còn sống trên ổ.................................................... 27
Biểu đồ 4.3: Trọng lượng bình quân heo con sinh ra còn sống trên ổ................... 28
Biểu đồ 4.4: Số heo con cai sữa trên ổ................................................................... 30
Biểu đồ 4.5: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa trên ổ.................................. 31
Biểu đồ 4.6: Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con .................................... 32
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ sốt, viêm tử cung, mất sữa, sót nhau, sót con trên nái khảo sát.33
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ sốt, viêm tử cung, mất sữa, sót nhau, sót con theo lứa đẻ ...... 35
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ chung các biểu hiện bệnh xảy ra trên heo con theo mẹ ........... 37
Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên từng nhóm nái.................................. 39


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cổng vào trại chăn nuôi heo Hòa Hiệp ................................................... 4
Hình 2.2: Khu nái bầu và nái khô............................................................................ 4
Hình 2.3: Khu nái đẻ và nuôi con............................................................................ 5
Hình 2.4: Khu nuôi heo cai sữa và heo thịt ............................................................. 6
Hình 4.1: Heo nái bị viêm tử cung ........................................................................ 36
Hình 4.2: Heo nái bị mất sữa ................................................................................. 36
Hình 4.3: Heo con bị tiêu chảy .............................................................................. 38
Hình 4.4: Heo con bị viêm khớp ........................................................................... 42
Hình 4.5: Heo con bệnh hô hấp ............................................................................. 42

x


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
FMD: Foot and Mouth Disease
PRRS: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
E.coli: Escherichia coli

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dân số ngày càng đông, kinh tế phát triển, mức sống của người dân từng bước
đang được cải thiện, từ đó thúc đẩy ngành chăn nuôi công nghiệp phát triển nói chung
và ngành chăn nuôi heo nói riêng. Với vị trí quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm
cho cả nước và hướng tới việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, khi Việt Nam hội
nhập kinh tế khối thị trường chung thế giới thì ngành chăn nuôi heo cần có những
bước tiến vượt bật đáng kể về phương thức chăn nuôi, lẫn quy mô với khoa học tiến
bộ, kỹ thuật cao ở các trang trại gia đình hay xí nghiệp, từ đó có thể đáp ứng nhu cầu
về số lượng, chất lượng cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Xuất phát từ các yếu tố trên, để có được sự thành công, con người không ngừng
chọn lọc, cải tiến, áp dụng các biện pháp quản lý, lai tạo, nhân giống để tạo ra các
giống có năng suất cao, dễ nuôi, sức đề kháng với bệnh tật tốt ... Bên cạnh đó, nhà
chăn nuôi cần phải đề ra chiến lược hợp lý, chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh, môi trường,
phát hiện kịp thời nguyên nhân gây bệnh từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả, tránh lây
lan mầm bệnh gây thiệt hại kinh tế. Qua đó, việc theo dõi bệnh lý về mặt lâm sàng sẽ
góp phần không nhỏ cho công tác chẩn đoán và điều trị. Do vậy, việc khảo sát để đánh
giá tình hình bệnh thường xảy ra trên heo nái sau khi sinh và heo con theo mẹ sẽ góp
một phần quan trọng không nhỏ trong ngành chăn nuôi heo hiện nay.
Được sự đồng ý và phân công của bộ môn Vi sinh truyền nhiễm, Khoa Chăn
Nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng
dẫn của Th.S Nguyễn Thị Thu Năm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Theo dõi
các biểu hiện bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh và heo con theo mẹ từ
khi sinh ra đến 21 ngày tuổi tại trại heo Hòa Hiệp”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Theo dõi các biểu hiện bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh và heo con
theo mẹ từ khi sinh ra đến 21 ngày tuổi.

1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi, ghi nhận các triệu chứng lâm sàng và tình hình bệnh trên heo nái
sau khi sinh và heo con theo mẹ từ khi sinh ra đến 21 ngày tuổi.
- Ghi nhận năng suất sinh sản của đàn heo nái trong thời gian khảo sát.
- Khảo sát yếu tố nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến sức khoẻ của heo mẹ và
heo con.
- Theo dõi cách điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị tại trại.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO HÒA HIỆP
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo Hòa Hiệp được xây dựng ở vị trí khá thuận lợi, tách biệt khu
dân cư, cách trục lộ giao thông chính khoảng 4 - 5 km, khu đất của trại cao ráo có độ
dốc dễ dàng thoát nước, khó gây ô nhiễm môi trường.
Trại nằm trên địa bàn thuộc tổ 8, ấp 5, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai.
2.1.2. Chức năng của trại
Cung cấp heo con cai sữa, heo thịt thương phẩm cho thị trường trong và ngoài
tỉnh.
2.1.3. Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 01/2/2009 tổng đàn heo của trại có 453 con bao gồm:
Đực giống

:

1 con


Heo nái sinh sản

:

75 con

Heo nái hậu bị

:

25 con

Heo con theo mẹ

: 112 con

Heo cai sữa

:

Heo thịt thương phẩm

: 163 con

77 con

2.1.4. Hệ thống chuồng trại

3



Hình 2.1: Cổng vào trại chăn nuôi heo Hòa Hiệp
Tất cả trại heo gồm 4 khu: khu nái giống; khu nái bầu và nái khô; khu nái đẻ và
nuôi con; khu nuôi heo cai sữa và heo thịt.
Khu nái giống:
Heo nái giống được mua về chủ yếu từ công ty CP gồm các giống Yorkshire,
Landrace x Yorkshire, Yorkshire x Landrace. Dạng chuồng nền làm bằng xi măng,
mái lợp tole, máng ăn tự động đặt ở giữa. Chuồng có diện tích là 36 m2 (7,2 m x 5 m)
chứa khoảng 25 giống; có ô chuồng cách ly heo bệnh.
Khu nái bầu và nái khô:

Hình 2.2: Khu nái bầu và nái khô
Kiểu chuồng mái lợp tole, nền bêtông. Dạng chuồng cá thể từng ô: gồm

4


106 ô chia đều cho 2 dãy: trong đó 104 ô dành cho nái bầu và nái khô, mỗi ô có kích
thước 0,6 m x 2,2 m; 2 ô còn lại dành cho heo đực với kích thước mỗi ô là 2 m x 2,2
m. Máng ăn được làm bằng nhôm trãi dài phía trước ô chuồng, bên trong ngăn thành
từng ô nhỏ. Máng uống có núm cắn tự động.
Khu nái đẻ và nuôi con:

Hình 2.3: Khu nái đẻ và nuôi con
Mái lợp tole, nền bê tông. Trong chuồng được phân chia 4 dãy A, B, C, D; mỗi
dãy gồm 7 ô (mỗi ô có kích thước là 1,8 m x 2,2 m); khu này được thiết kế theo dạng
chuồng lồng: sàn bêtông cho heo mẹ và sàn nhựa dành cho heo con; sàn cách nền 0,4
m - 0,6 m , trong mỗi ô có lồng úm heo con làm bằng sắt với diện tích (0,8 – 1 m2),
mỗi lồng úm có đèn sưởi ấm 75 w, máng ăn làm bằng tole, máng uống có núm cắn tự

động dành cho heo mẹ riêng và heo con riêng. Ở đây còn bố trí thêm 12 ô sắt với diện
tích (3,96 m2) để dự bị.

5


Khu nuôi heo cai sữa và heo thịt:

Hình 2.4: Khu nuôi heo cai sữa và heo thịt
Đối với heo thịt được thiết kế theo dạng chuồng nền làm xi măng; mái lợp tole;
máng ăn tự động; máng uống có núm cắn tự động và thiết kế thêm máng nước làm
bằng xi măng dọc theo vách sau ô chuồng để cho heo tắm và chơi.Khu này được thiết
kế cho 500 heo thịt; gồm 20 ô, mỗi ô có diện tích 30 m2 (5 m x 6 m) cho 25 heo thịt.
Hiện tại, trại đang chuẩn bị xây dựng khu nuôi heo cai sữa riêng, trong khi chờ đợi trại
tận dụng, bố trí thêm ô dạng chuồng lồng sắt, sàn nhựa cách nền 0,6 m - 0,8 m, mỗi ô
có diện tích 8 m2 (2 m x 4 m) dùng để nuôi heo cai sữa.
Tất cả các khu không sử dụng hệ thống phun sương mà sử dụng nước phun trên
mái tole. Xung quanh từng khu đều có hệ thống bạt che tránh mưa tạt, gió lùa. Mỗi
khu thiết kế một buồn nước để pha thuốc rồi dẫn đến hệ thống nước uống tự động
dành riêng cho heo.
2.1.5. Thức ăn
Phần lớn thức ăn của trại được mua từ công ty CP, riêng thức ăn cho heo cai
sữa và heo thịt thì trại mua nguyên liệu về tự trộn cho heo ăn.

6


Bảng 2.1: Các loại cám hỗn hợp được sử dụng:
Mã số cám hỗn hợp
551

552
552S
553

Mục đích
Heo con tập ăn (7 ngày tuổi – 30 kg thể trọng)
Heo thịt (15 kg – 30 kg thể trọng)
Heo thịt siêu nạc (50 kg – 80 kg thể trọng)
Heo thịt (30 kg – 50 kg thể trọng)
Heo thịt (30 kg – 60 kg thể trọng)
Heo thịt siêu nạc (80 kg thể trọng - xuất chuồng)

553S

Heo thịt (80 kg thể trọng - xuất chuồng)

566

Heo nái chửa (sau phối giống – 2 tuần trước khi đẻ)

567

Heo nái nuôi con (2 tuần trước khi đẻ - cai sữa)

567S

Heo nái nuôi con giống tốt (2 tuần trước khi đẻ - phối giống)

7



Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của từng loại cám hỗn hợp
Mã số cám
hỗn hợp
Thành

551

552

552S

553

553S

566

567

567S

Độ ẩm (%)

14

14

14


14

14

14

14

14

Protein (%)

20

16

18.5

15

18

13

15

17

Xơ thô (%)


5.0

6.0

6.0

8.0

8.0

7.0

7.0

7.0

0.8 -

0.8 -

0.8 -

0.8 -

0.75 -

1.0 -

0.9 -


0.9 -

0.9

1.0

1.0

1.0

1.0

2.0

1.0

1.0

0.6

0.6

0.6

0.6

0.6

0.8


0.7

0.7

0.40 -

0.40 -

0.40 -

0.40 -

0.45 -

0.40 -

0.40 -

0.40 -

0.75

0.60

0.60

0.60

0.80


0.60

0.60

0.60

3300

3300

3300

3300

3300

3300

3300

3300

88

-

88

-


-

-

200

-

-

-

-

-

-

-

-

200

phần
dinh dưỡng

Ca (%)
P (tối thiểu)
Muối NaCl (%)

Năng lượng
(kcal/kg)
Colistin
(mg/kg)
Chlotetracylin
(mg/kg)

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP)
Ghi chú: (-): không có

8


Bảng 2.3: Quy trình thức ăn dành cho nái đẻ
Mã số cám

Thời gian
Trước
khi
đẻ

Khẩu phần (kg/con/ngày)

4 ngày

2,5 – 3,0

3 ngày

2,0 – 2,5


2 ngày

2,0

1 ngày

1,0

Ngày đẻ
1 ngày

1,0

2 ngày

1,5

Nuôi

3 ngày

2,5

con

4 ngày

3,5


5 ngày

4,5

6 ngày

5,5

Cám 567 +
chất kích sữa
Casevit
(3 kg/tấn cám)

0,5 – 1,0

Nuôi con 7 ngày trở lên

Ăn tối đa (*)

Ngày cai sữa (21 ngày tuổi)
Nái cai sữa đến khi được phối

Sáng cho ăn 0,5 kg
Chiều không cho ăn chuyển xuống
Ăn tự do

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP)

Ghi chú: (*): Khẩu phần heo nái ăn tối đa = (1% trọng lượng nái + 0,4 * số con nuôi)
Theo phòng kỹ thuật công ty CP thì ý nghĩa của bảng 2.3 là: để kiểm soát lượng

thức ăn của heo nái giúp heo nái dễ đẻ; Khi áp dụng theo quy trình này sẽ cải thiện
được năng suất: nếu ở trại quản lý tốt thì tăng 1%, ở trại quản lý kém thì tăng 0,5 % so
với không áp dụng quy trình kiểm soát thức ăn này.

9


Bảng 2.4: Quy trình thức ăn cho heo thịt giống tốt sử dụng từ 5 ngày tuổi đến khi
xuất chuồng
Tuổi sử dụng

Mã số cám hỗn hợp

Số lượng (kg)

550S

10

551

25

552S

50

552

60


553

65

5 ngày – 6 tuần tuổi
(Trọng lượng : 2.5 – 15 kg)
7 tuần – 10 tuần tuổi
(Trong lượng : 15 – 30 kg)
11 tuần – 14 tuần tuổi
(Trong lượng : 30 – 50 kg)
15 tuần – 18 tuần tuổi
(Trọng lượng : 50– 80 kg)
19 tuần tuổi - xuất chuồng
(Trọng lượng : 80 – 100 kg)
Tổng cộng:

210

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP)

Phòng kỹ thuật công ty CP khuyến cáo:
* Thời gian nuôi heo thịt : 5 – 6 tháng (20 tuần – 24 tuần tuổi)
* Khi chuyển cám này sang cám khác nên trộn theo tỷ lệ: 25:75; 50:50;
75:25 (ba ngày liên tục); sau đó chuyển sang hoàn toàn
* FCR tiêu chuẩn của heo thịt giống tốt thường là 2,4
2.1.6. Vệ sinh thú y và quy trình phòng bệnh cho heo
2.1.6.1. Vệ sinh thú y
Tất cả các phương tiện đi vào trại đều phải phun thuốc sát trùng. Bố trí hố sát
trùng cổng ra vào trại, đầu dãy từng khu, thuốc sát trùng được thay mỗi ngày nhằm

đảm bảo vệ sinh phòng dịch và tránh lây lan mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Định kỳ sát trùng chuồng trại 2 – 3 lần/tuần bằng dung dịch Novadine 10% với
tỷ lệ pha loãng 1 : 500. Thường xuyên quét dọn hằng ngày, vệ sinh chuồng trại, tuỳ
theo thời tiết thay đổi mà tắm heo 1 lần/ngày

10

hoặc không tắm.


Công nhân được trang bị quần áo, ủng bảo hộ trong lúc làm việc, hạn chế việc
qua lại giữa các dãy chuồng. Đối với khách tham quan, đều phải mặc quần áo bảo hộ
riêng của trại rồi mới xuống chuồng dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên hay công
nhân trong trại.
2.1.6.2. Quy trình phòng bệnh tổng đàn
Quy trình phòng bệnh tổng đàn tại trại heo Hòa Hiệp được thể hiện qua bảng
2.5.

11


Bảng 2.5: Quy trình thú y và tiêm phòng
Loại heo

Ngày tuổi

Thuốc chủng

Nguồn


1. Heo con theo mẹ

7

Mycoplasma (1)

Pfizer

14

Tụ huyết trùng

NAVETCO

21

Mycoplasma (2)

Pfizer

2. Heo con từ khi

30 – 35

Dịch tả

Viphavet

cai sữa đến 60 ngày


40 – 45

FMD

NAVETCO

tuổi

45 – 50

Tụ huyết trùng

NAVETCO

3. Heo từ 60 ngày

60 – 65

Dịch tả

Viphavet

tuổi đến 170 ngày

65 – 70

FMD

NAVETCO


tuổi

70 – 75

Aujesky

Pfizer

4. Heo đực – cái

165 – 170

hậu bị

Bệnh do Parvovirus và bệnh do Pfizer
Leptospira

170 – 175

PRRS

NAVETCO

185 – 190

Dịch tả và tụ huyết trùng

NAVETCO

195 – 200


Bệnh do Parvovirus và bệnh do Pfizer
Leptospira

200 – 205

PRRS

NAVETCO

205 – 210

FMD

NAVETCO

210 – 215

Aujesky

Pfizer

5. Nái nuôi con

10

PRRS

NAVETCO


(ngày sau khi sinh)

15

FMD

NAVETCO

20

Tụ huyết trùng

NAVETCO

6. Nái dưỡng thai

70

E.coli

Pfizer

(ngày sau khi phối

80

Dịch tả

Viphavet


giống đậu thai)

90

Aujesky

Pfizer

100

E.coli

Pfizer

12


2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1. Trên heo nái
2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của heo nái
Heo là loài thú đa chu kỳ động dục. Tuổi thành thục vào lúc 7 tháng tuổi nhưng
có thể kém hơn nếu dinh dưỡng kém. Mỗi chu kỳ động dục khoảng 21 ngày, biến động
từ 11 – 41 ngày. Thời gian động dục biến động từ 18 – 96 giờ, trung bình từ 40 – 46
giờ. Sau khi cai sữa, chu kỳ động dục đầu tiên xảy ra sau đó 3 – 7 ngày. Nhiều heo có
thể động dục 1 – 3 ngày sau khi sinh con, nhưng đa số heo không có trứng rụng và
không thụ thai. Trứng rụng vào giai đoạn cuối của thời kỳ động dục. Mỗi lần có thể có
10 – 25 trứng rụng (trung bình 16,4 trứng).
Khi nái mang thai thì hàm lượng estrogen được duy trì ở mức ổn định, chỉ trước
vài ngày sinh thì hàm lượng kích thích tố này đột ngột tăng và giảm nhanh sau khi
sinh. Estrogen được phân tiết do buồng trứng hay vỏ thượng thận, dịch hoàn, nhau

thai, có tác dụng làm tăng lượng nước, DNA, RNA, tăng tổng hợp prôtêin và hoạt tính
của enzyme. Estrogen còn làm phát triển da, tuyến vú, các cơ quan và làm tử cung thú
cái mang thai cảm ứng với tác dụng của progesterol, oxytoxin, relaxine.
Progesterone là một kích thích tố của sự mang thai vì làm cho lớp nội mạc của
tử cung dày lên và tuyến tử cung phát triển trước khi trứng thụ tinh đóng ổ trên thành
tử cung. Progesterone còn ức chế sự vận động của tử cung trong thời gian mang thai.
Trong lúc mang thai, progesterone ức chế sự rụng trứng thông qua phản xạ ức chế sự
phân tiết LH của não thuỳ trước. Nếu nái mang thai thì hoàng thể hoạt động và
progesterone duy trì ở mức cao. Số thai trong tử cung không ảnh hưởng tới hàm lượng
progesterone. Nếu hàm lượng progesterone thấp sẽ dẫn đến xảy thai, tuy nhiên nếu cao
thì không có nghĩa tỷ lệ sống của thai cao.
Sự thay đổi tỷ lệ giữa estrogen và progesterone làm tử cung nhạy cảm với
oxytoxin dẫn đến việc khơi mào cho sự sinh đẻ và sự tăng tiết prolactin.
Trong suốt quá trình mang thai, nái cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để
tạo thành cơ, mỡ dự trữ cho cơ thể cũng như nuôi thai. Do đó, ta cần thiết phải nuôi
dưỡng tốt thú cái trong thời kỳ có mang.
Thời kỳ đầu là thời kỳ phôi và thai còn nhỏ (kéo dài khoảng 60 ngày), sử dụng
ít dưỡng chất trong máu của mẹ, dưỡng chất

còn lại nái dùng dể dự trữ tạo sữa sau

13


×