ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------
ĐẶNG NGỌC DƢƠNG
Tên chuyên đề :
THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN 1
ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI LỢN ĐÀO TRỌNG TÂM XÃ ĐẠI HƯNG
HUYỆN MỸ ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành:
Chăn nuôi Thú y
Khoa:
Chăn nuôi Thú y
Khóa học:
2013 – 2017
Thái Nguyên - năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------
ĐẶNG NGỌC DƢƠNG
Tên chuyên đề :
THEO DÕI TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN 1
ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI LỢN ĐÀO TRỌNG TÂM XÃ ĐẠI HƯNG
HUYỆN MỸ ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành:
Chăn nuôi thú y
Lớp:
CNTY – K45 – NO3
Khoa:
Chăn nuôi Thú y
Khóa học:
2013 – 2017
Giảng viên HD:
TS. Trần Thị Hoan
Thái Nguyên - năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành khóa luận
của mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y và chủ trang trại
chăn nuôi lợn nái sinh sản Đào Trọng Tâm tại xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức,
Hà Nội. Em cũng nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của kỹ sư, công nhân trong
trang trại, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
Trần Thị Hoan đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành công
khóa luận này.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ
nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều
kiện, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới trang trại lợn nái Đào
Trọng Tâm, đã giúp đỡ về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình thực
tập tại trang trại.
Em xin cảm ơn anh Lê Trung Thành kỹ thuật trại đã chia sẻ kinh
nghiệm nghề nghiệp quý báu cho em.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới người thân, gia
đình và bạn bè đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên về tinh thần và vật chất cho em
trong suốt thời gian tiến hành thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Đặng Ngọc Dương
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi bệnh phân trắng lợn con ......................................... 22
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi ................................ 30
Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng cho đàn lợn con và lợn nái của trại lợn ............... 31
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 35
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại.............................. 36
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo dãy chuồng ..................... 37
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi năm 2016 ..... 38
Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo giai đoạn tuổi ................. 40
Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt .......................... 42
Bảng 4.9. Kết quả điều trị phân trắng lợn con ................................................ 44
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cl.
Clostridium
Cs:
Cộng sự
E.coli:
Escherichia coli
KHKT:
Khoa học kỹ thuật
Nxb:
Nhà xuất bản
PTLC:
Phân trắng lợn con
STT:
Số thứ tự
Kg:
Kilogam
TT:
Thể Trọng
TB:
Trung bình
ĐVT:
Đơn vị tính
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại ...................................... 3
2.1.2. Đánh giá chung ....................................................................................... 6
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 6
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ ............................ 6
2.2.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá ở lợn con. .............................. 7
2.2.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt ........................................................ 9
2.2.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch .......................................................... 10
2.2.5. Một số hiểu biết về E.coli ..................................................................... 11
2.2.6. Bệnh phân trắng lợn con (Colibacillosis) ............................................. 14
2.2.7. Thuốc dùng trong điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trang trại ......... 19
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 19
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 19
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20
v
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH21
3.1. Đối tượng và phạm vi tiến hành ............................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 21
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 21
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 21
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 21
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 24
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 24
4.1.1. Công tác chăn nuôi tại cơ sở ................................................................. 24
4.1.2. Công tác phòng và trị bệnh ................................................................... 27
4.2. Kết quả nghiên cứu đề tài......................................................................... 36
4.2.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng ở đàn lợn con tại trại .......................... 36
4.2.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo dãy chuồng .................... 37
4.2.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi .......... 38
4.2.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tuần tuổi ..... 39
4.2.5. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt ......................... 42
4.2.6. Kết quả điều trị phân trắng lợn con....................................................... 42
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
PHỤ LỤC
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, vượt bậc
về số lượng các loài vật nuôi. Cùng với đó là sự thay đổi với nhiều hình thức,
phương thức, quy mô chăn nuôi khác nhau, từ hình thức chăn nuôi theo hộ gia
đình đến mô hình trang trại vừa và lớn, từ phương thức thủ công, tận dụng
đến chăn nuôi công nghiệp hiện đại.
Trong ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Vì đó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng
cao và chất lượng tốt cho người tiêu dùng, bên cạnh đó còn mang lại nguồn
ngoại tệ tương đối lớn thông qua việc xuất khẩu lợn trên thị trường quốc tế.
Một trong những khó khăn điển hình hay xảy ra đối với ngành chăn
nuôi nước ta là dịch bệnh, xảy ra nhiều nhất đối với ngành chăn nuôi lợn là ở
giai đoạn lợn con theo mẹ từ 1 đến 21 ngày tuổi. Do nhiều nguyên nhân khác
nhau như thời tiết thay đổi đột ngột, ẩm độ cao, chuồng trại vệ sinh không
đảm bảo, thức ăn… Mặc dù công tác phòng bệnh đã được quan tâm nhưng
vẫn không tránh khỏi những bệnh tật xảy ra đối với lợn con giai đoạn này,
hay gặp nhất đó là bệnh phân trắng lợn con.
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Lợn con mắc bệnh này sẽ bị ỉa
chảy, bệnh do vi khuân Escherichia coli gây nên, khi lợn con mắc bệnh nếu
điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến còi cọc, chậm lớn, làm ảnh hưởng đến chất
lượng con giống, khả năng sinh trưởng, phát triển chậm, gây tổn thất kinh tế
lớn cho người chăn nuôi. Do đó ngoài yếu tố dinh dưỡng, chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng thì công tác thú y là khâu rất quan trọng. Việc phòng và điều trị
2
bệnh phân trắng cho lợn con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh
sản và đảm bảo cho sự tăng trưởng trong cơ cấu đàn.
Mặc dù, đã được quan tâm chăm sóc rất tốt, song do ảnh hưởng của
thời tiết và một phần công tác thú y chưa mang lại hiệu quả, nên bệnh phân
trắng ở lợn con vẫn xảy ra thường xuyên và gây hậu quả nghiêm trọng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự hướng dẫn của giáo viên hướng
dẫn, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Theo dõi tình hình mắc bệnh phân
trắng lợn con từ 01 đến 21 ngày tuổi tại trại lợn Đào Trọng Tâm xã Đại
Hưng, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và biện pháp điều trị.”
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con từ 1 - 21 ngày tuổi.
- Áp dụng quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con từ 1 - 21 ngày tuổi.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con từ 1 - 21 ngày tuổi
tại trại lợn Đào Trọng Tâm xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Áp dụng được quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con từ 1 21 ngày tuổi.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại
2.1.1.1. Quá trình thành lập
Trại lợn Đào Trọng Tâm nằm trên địa phận thôn Trinh Tiết, xã Đại
Hưng, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Trại do ông Đào Trọng Tâm làm
chủ trại. Trại được thành lập vào tháng 12 năm 2015.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu lao động của trại gồm: 5 người
Chủ trại: 1 người
Kỹ sư chăn nuôi: 1 người
Kế toán: 1 người
Sinh viên thực tập: 2 người
2.1.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại
* Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại được xây dựng trên nền đất cao, dễ thoát nước.
Được bố trí tách biệt với khu hành chính và hộ gia đình, được xây dựng theo
hướng Đông Nam, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Xung quanh
khu sản xuất có hàng rào bao bọc và có cổng ra vào riêng.
Hiện nay trại xây dựng với quy mô phù hợp theo hướng chăn nuôi công
nghiệp. Hệ thống chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái chờ phối và lợn
nái chửa. Chuồng lồng, nền sàn nhựa cho lợn nái đẻ, lợn con và lợn con sau
cai sữa cùng với hệ thống nước uống tự động. Hệ thống che chắn kín đáo
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hệ thống mái che hai ngăn có độ
thông thoáng tốt, có tường rào bao quanh chuồng trại. Ở cuối mỗi ô chuồng
4
đều có hệ thống thoát phân và nước thải. Hệ thống nước sạch được đưa về
từng ô chuồng đảm bảo cho việc cung cấp nước uống tự động cho lợn, nước
tắm cho lợn và nước rửa chuồng hàng ngày. Trại đã lắp đặt hệ thống nước
máy đảm bảo cung cấp nước sạch cho lợn uống, tắm và vệ sinh chuồng trại.
* Các công trình khác
Gần khu chuồng trại cho xây dựng một phòng kĩ thuật, một nhà kho,
một phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà ăn riêng.
Phòng kỹ thuật được trang bị đầy đủ các dụng cụ thú y như: Panh, dao
mổ, bơm tiêm, kìm bấm số tai, kìm bấm nanh, bình phun thuốc sát trùng, cân,
các loại thuốc thú y và máy soi tinh, đóng tinh.
Nhà kho được xây dựng gần khu chuồng, là nơi chứa cám cho lợn.
Bên cạnh đó trại còn cho xây dựng một giếng khoan, 2 bể chứa nước, 4
máy bơm nước đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của công nhân và
cán bộ kĩ thuật trại.
2.1.1.4. Tình hình sản xuất của trang trại
* Công tác chăn nuôi
Hiện nay, trại có 60 nái sinh sản và 5 nái hậu bị. Số con sơ sinh là
10,23 con/lứa, số con cai sữa là 10,7 con/lứa, lợn con theo mẹ được nuôi đến
21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang
chuồng thịt tại nhà hoặc bán cho các trại khác.
Ngoài ra trại có 3 con lợn đực Duroc 100 và 1 con lợn đực Landrace,
các lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn
nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Lợn nái được phối 4 lần và được
luân chuyển đến khu chăm sóc nuôi dưỡng riêng.
Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao,
được Công ty TNHH Hưng Phát cấp cho từng đối tượng lợn của trại.
5
* Công tác vệ sinh thú y của trại
Vệ sinh phòng bệnh là công tác rất quan trọng. Nó có tác dụng tăng sức
đề kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh, hạn chế những bệnh
có tính chất lây lan từ đó phát huy tốt tiềm năng của giống.
- Công tác vệ sinh: Chuồng trại được xây dựng thoáng mát về mùa hè,
mùa đông được che chắn cẩn thận, ấm áp, xung quanh các chuồng nuôi đều
trồng các cây xanh tạo cho các chuồng nuôi có độ thông thoáng và mát tự
nhiên. Trước cửa vào các khu có rắc vôi bột từ đó hạn chế được rất nhiều tác
động của mầm bệnh bên ngoài đối với lợn nuôi trong chuồng. Hàng ngày quét
dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh,
đường đi trong trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng, hành lang đi lại được
quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách thăm quan trước
khi vào khu chăn nuôi đều phải sát trùng sạch sẽ, thay quần áo theo quy định
của trại.
- Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa
các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi
bột. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trang trại thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm
riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn thịt, lợn con. Lợn được tiêm vaccine
khi lợn trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các
bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn
dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ an toàn khi tiêm phòng vaccine cho đàn lợn
luôn đạt 100%.
- Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra
đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trại luôn được kỹ thuật
viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu, nên điều trị đạt
hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại
lớn về số lượng đàn gia súc.
6
2.1.2. Đánh giá chung
2.1.2.1. Thuận lợi
Trại được Công ty TNHH Hưng Phát cung cấp về con giống, thức ăn
và Công ty Cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet cung cấp về thuốc thú
y có chất lượng tốt.
Trang trại có vị trí thuận lợi, địa hình, đường đi khá thuận tiện cho việc
vận chuyển con giống cũng như thức ăn chăn nuôi.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Kèm theo đó là kỹ thuật viên với chuyên môn vững vàng, năng động và
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Do đó đã mang lại hiệu quả
chăn nuôi cao cho trang trại.
2.1.2.2. Khó khăn
Thời tiết diễn biến phức tạp cho nên chưa tạo được vành đai phòng dịch
triệt để.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi còn chưa đáp ứng được đầy đủ
hết nhu cầu sản xuất.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ
Lợn con hay gia súc nói chung trong thời kỳ bào thai phát triển tốt sẽ
ảnh hưởng tốt đến sự phát triển về sau. Sau sơ sinh, lợn con sinh trưởng và
phát dục nhanh. Qua nghiên cứu thí nghiệm và thực tế sản xuất, người ta nhận
thấy rằng, so với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi, khối lượng lợn con
tăng gấp 2 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, sau 30 ngày tuổi tăng gấp 5 6 lần, sau 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, sau 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và
sau 60 ngày tăng gấp 12 - 14 lần. So với các gia súc khác, trong giai đoạn này,
tốc độ sinh trưởng của lợn con nhanh hơn (sau 60 ngày tuổi, khối lượng bê
nghé chỉ tăng gấp 3 - 4 lần).
7
Do sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng đồng hoá, trao đổi chất
của lợn con rất nhanh. Ví dụ: lợn con 20 ngày tuổi mỗi ngày tích luỹ 9 - 14g
Pr/1kg khối lượng cơ thể, trong khi lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3 0,4g Pr/1kg khối lượng cơ thể.
Lợn con phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, nhanh
trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm. Sự giảm này là do nhiều nguyên nhân,
nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ giảm sau 3 tuần và hàm lượng
hemoglobin trong máu của lợn con cũng giảm.
Hơn nữa, để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng,
nghĩa là tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn trưởng thành.
Do lợn con sinh trưởng, phát dục nhanh, nên khả năng tích lũy các chất
dinh dưỡng rất mạnh, vậy nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần
thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo tuổi
giảm xuống, điều trị làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém
(Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003)[7].
2.2.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá ở lợn con.
* Cấu tạo và dung tích của đường tiêu hoá
Khi nghiên cứu sự phát triển đường tiêu hoá ở lợn con, nhiều tác giả đã
kết luận cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh hơn các cơ quan khác.
Cơ quan tiêu hoá của lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu
tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa, biểu hiện:
Dung tích của dạ dày lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh,
lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc
sơ sinh khoảng 0,03 lít).
Dung tích ruột non ở lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc
20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột non
lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít).
8
Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh,
lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột già
lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít).
* Đặc điểm tiêu hoá ở dạ dày
Theo Từ Quang Hiển và cs (2001)[4], lợn con dưới 1 tháng tuổi thì
trong dịch vị hoàn toàn không có HCl tự do. Lúc này lượng axit ít và nó
nhanh chóng liên kết với niêm dịch. Hiện tượng này gọi là hypoclohydric và
là một đặc điểm quan trọng trong tiêu hoá ở dạ dày lợn con. Vì thiếu HCl tự
do nên dịch vị không có tính chất sát trùng, vi sinh vật xâm nhập vào dạ dày
có điều kiện phát triển gây bệnh về đường tiêu hoá ở lợn con như bệnh phân
trắng, tiêu chảy.
Theo Bùi Hữu Đoàn và cs (2009)[3], cho rằng: “Nếu nuôi lợn trong
điều kiện bình thường thì phải sau 25 - 30 ngày sau đẻ mới có HCl tự do. Nếu
tiến hành cho lợn con tập ăn sớm từ 7 - 10 ngày tuổi bằng thức ăn hạt thì đến
ngày thứ 14 đã thấy có HCl ở dạng tự do”.
Mặt khác, do sản lượng sữa mẹ tăng dần đến 3 tuần sau đẻ, sau đó giảm
đi cả về số lượng và chất lượng. Nhưng nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày
càng cao do tốc độ sinh trưởng nhanh. Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu dinh
dưỡng của lợn con và khả năng cung cấp sữa của lợn mẹ. Đây là cơ sở cho
việc bổ sung thức ăn sớm và cai sữa sớm cho lợn con, vì nó rút ngắn được
giai đoạn thiếu HCl.
* Đặc điểm sinh lý tiêu hoá ở ruột
Phân tiết các men tiêu hoá ở dạ dày và ruột non cũng rất kém, chỉ đủ
tiêu hoá các loại thức ăn đơn giản như sữa, đậu nành nhưng không thể tiêu
hoá được protein của gạo, bột cá…
Lợn con 20 - 30 ngày tuổi lượng dịch tuỵ phân tiết trong một ngày là
150 – 300 ml. Sự phân tiết dịch tuỵ tăng theo tuổi: ở 40 ngày tuổi là 460 ml, 3
9
tháng tuổi là 3 - 5 lít và 7 tháng tuổi là 10 lít. Trong thời gian thiếu HCl, hoạt
tính của dịch tuỵ rất cao bù lại khả năng tiêu hoá kém của dạ dày.
Tác dụng của dịch mật đối với lợn con rất quan trọng vì trong sữa của
lợn mẹ có rất nhiều lipit. Dịch mật xúc tiến tiêu hoá lipit trong sữa tương đối
thấp đối với saccaroza, mantoza và tăng cường nhu động ruột.
Bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh, song khả năng chống
đỡ bệnh tật lại rất kém. Do đó cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng
uống…và có các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh đường tiêu hoá cho lợn con
(giữ ấm, ẩm độ ổn định, tiêm phòng…).
2.2.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt
Theo Bùi Hữu Đoàn và cs (2009)[3], lợn con mới sơ sinh có sự thay
đổi rất lớn về điều kiện sống đang ở trong cơ thể mẹ với nhiệt độ ổn định
38,5°C và khi ra bên ngoài với điều kiện nhiệt độ rất hay thay đổi tùy theo
từng mùa khác nhau.
Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con còn kém, nó do nhiều nguyên nhân:
- Lông lợn con thưa, lớp mỡ dưới da mỏng nên khả năng giữ nhiệt kém.
- Lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung
cấp năng lượng để chống lạnh bị hạn chế.
- Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu điều
tiết thân nhiệt nằm ở vỏ não, mà vỏ não của gia súc là cơ quan phát triển
muộn nhất ở cả 2 giai đoạn trong và ngoài thai.
- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng chênh lệch
tương đối cao nên lợn con bị mất nhiệt nhiều khi lạnh.
Ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao gây ra hiện tượng tăng
tỏa nhiệt ở lợn con bằng phương thức bức xạ. Tỏa nhiệt theo phương thức
này, làm cho nhiệt lượng cơ thể mất đi, lợn sẽ bị lạnh. Đây là điều kiện thuận
lợi để dẫn đến phát sinh bệnh tật, nhất là bệnh đường tiêu hóa.
10
2.2.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Theo Bùi Hữu Đoàn và cs (2009)[3], lợn con khi mới sinh ra trong máu
hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể trong máu lợn con tăng
lên rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho nên khả năng
miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, nó phụ thuộc vào lượng kháng
thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ.
Trong sữa đầu của lợn mẹ có hàm lượng protein rất cao, những ngày
đầu mới đẻ trong sữa có tới 18 - 19% protein, trong đó lượng γ-globulin
chiếm số lượng rất lớn (34 – 35%), có tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên sữa
đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con.
Lợn con hấp thu γ-globulin bằng con đường ẩm bảo. Quá trình hấp thu
nguyên vẹn phân tử γ-globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Phân tử γglobulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột lợn con rất tốt trong 24h đầu
sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men antitripsin làm mất hoạt lực của
men trypin tuyến tụy và nhờ vào khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của
lợn con khá rộng. Cho nên 24 giờ sau khi được bú sữa đầu, hàm lượng γglobulin trong máu lợn con đạt tới 20,3 mg/100ml máu. Sau 24 giờ, lượng
kháng men trong sữa đầu giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách ruột
của lợn con hẹp dần, nên sự hấp thụ γ-globulin kém hơn, hàm lượng γglobulin trong máu lợn con tăng lên chậm hơn. Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng
24 mg/100ml máu (máu bình thường của lợn trưởng thành có khoảng 65 mg
γ-globulin trong 100ml máu). Do đó, lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm
càng tốt. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có
khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó những lợn con không được bú sữa đầu
thì sức đề kháng rất kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao.
11
2.2.5. Một số hiểu biết về E.coli
* Đặc điểm hình thái
E.coli là một trực khuẩn Gram âm hình gậy ngắn, kích thước 0,6 x 23µm, hai đầu tròn. Trong cơ thể E.coli có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ,
đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông ở quanh nên có thể di động được, khi
nhuộm bắt màu Gr (-) không hình thành nha bào, có thể có giáp mô. Trong tổ
chức và dịch thể ngấm ra từ bệnh tích, thỉnh thoảng thấy hiện tượng bắt màu
sẫm ở hai đầu. Tuy nhiên cũng có khi gặp những biến chủng không có lông,
không di động.
* Đặc điểm nuôi cấy
Theo Nguyễn Quang Tuyên (1993)[13] trực khuẩn E.coli hiếu khí và
yếm khí tùy tiện, sinh trưởng ở nhiệt độ 5 - 400C, nhiệt độ thích hợp 370C và
pH 7,4. Trong nước thịt phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng xuống
đáy màu tro nhạt, đôi khi hình thành màu xám nhạt.
Trên môi trường thạch thường nuôi cấy sau 8 - 10 giờ có thể nhìn thấy
khuẩn lạc riêng rẽ, qua kính phóng đại khuẩn lạc to dần, tròn lồi hơi phồng,
mặt nhẵn, bờ đều, đường kính khoảng 1,5mm. Những ngày sau, khuẩn lạc
chuyển thành màu xám xanh, giữa đục xám. Có thể thấy khuẩn lạc dạng R (xù
xì) và M (nhầy).
Trên môi trường gelatin, vi khuẩn mọc tròn vết cấy mặt ống tạo thành
một lớp bụi xám. Trên môi trường E.M.B.E chúng hình thành những khuẩn
lạc màu tím đen. Trên môi trường Endo, E.coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ.
* Đặc điểm sinh hoá
- Trực khuẩn E.coli biểu hiện các đặc tính sinh hoá rõ rệt, chúng lên
men và sinh hơi đường glucoza, glactoza, matoza, lactoza, fluctoza. Không
lên men đường adonit và inozit.
Trực khuẩn E.coli làm đông vón sữa sau 24 - 27h, ở 370C không làm
tan chảy gelatin.
12
* Sức kháng của mầm bệnh
Trực khuẩn E.coli chịu nhiệt kém, chúng bị tiêu diệt ở 600C trong vòng
30 phút, 1000C trực khuẩn chết nhanh chóng. Trong đất và nước E.coli sống
được vài tháng, các chất sát trùng thông thường như: hocmon 11%, Crezit
5%, nước vôi 20% có thể diệt E.coli trong vòng 15 - 20 phút.
Sức sống của E.coli bị giảm xuống đáng kể khi độ ẩm trong chuồng hạ
xuống 30%.
E.coli rất mẫn cảm với nhiều kháng sinh như: Streptomycin, ampocilin,
gentamicin…
* Cấu trúc kháng nguyên
Trong cơ thể lợn con thường có mặt 3 loại E.coli gây bệnh đó là loại
sinh độc tố hướng ruột (ETEC), loại gây bệnh đường ruột (EPEC) và loại sinh
độc tố mạch máu. Với ba loại kháng nguyên gây bệnh là: O, H và K.
Kháng nguyên O còn gọi là kháng nguyên thân, chịu nhiệt khi đun sôi
ở 1000C trong vòng 90 phút vẫn giữ được tính kháng nguyên, giữ được khả
năng liên kết và kết hợp.
Kháng nguyên H còn gọi là kháng nguyên lông là loại kháng nguyên có
trên lông vi khuẩn, có tính chịu nhiệt cao hơn các kháng nguyên khác.
Kháng nguyên K hay kháng nguyên bề mặt, kháng nguyên này có 3
loại được ký hiệu L, B và A.
+ Kháng nguyên L không chịu nhiệt, bị phá huỷ khi đun sôi ở 1000C
trong một giờ. Trong điều kiện đó kháng nguyên mất khả năng liên kết, kết
tủa và không giữ được tính kháng nguyên.
+ Kháng nguyên B bị phá huỷ ở nhiệt độ 1000C trong vào 1 giờ. Khi
đó, kháng nguyên trị mất tính kháng nguyên nhưng vẫn giữ được khả năng
liên kết và kết tủa.
13
+ Kháng nguyên A chịu nhiệt tốt hơn chúng không bị phá huỷ khi đun
sôi 1000C trong vòng 2 giờ 30 phút, tính kháng nguyên có khả năng liên kết
và kết tủa đều, giữ nguyên.
* Độc tố của vi khuẩn E.coli
Trực khuẩn E.coli tạo ra hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố.
- Nội độc tố gây độc của E.coli là yếu tố gây độc nằm trong tế bào vi
khuẩn, chúng gắn chặt vào trong tế bào vi khuẩn. Nội độc tố có thể chiết xuất
bằng nhiều phương pháp như phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học rồi chiết xuất
bằng axittrichoxetic, phenol-lipit. Vì vậy, nó thuộc loại kháng nguyên hoàn
toàn và có tính đặc hiệu cao. Ngoài ra còn có một loại E.coli sinh độc tố
hướng mạch máu gây bệnh phù thũng ở lợn
- Ngoại độc tố của vi khuẩn E.coli là một chất không chịu được nhiệt,
dễ bị phá huỷ ở 560C trong vòng 10 - 30 phút. Dưới tác dụng của focmon và
nhiệt độ, ngoại độc tố chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố có tính hướng
thần kinh và gây ra hoại tử.
* Tính gây bệnh của E.coli
- Bệnh phân trắng lợn con thường xuất hiện trong thời gian độ ẩm cao.
- Chuồng trại ẩm ướt, sân chơi chật chội cũng tạo điều kiện cho bệnh
phát triển, ngoài ra thành phần sữa nhiều chất khô, mỡ khó tiêu từ đó vi khuẩn
E.coli có tác dụng phân huỷ sữa thành axit gây viêm cho dạ dày và thành ruột.
- Do thời tiết khí hậu, chế độ ăn uống, vệ sinh chuồng trại... cũng ảnh
hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh.
- Lợn con chủ yếu khi ăn uống bị nhiễm mầm bệnh E.coli do trữ lượng
sắt của lợn con từ bào thai chưa đủ, khi sinh ra không đủ sữa mẹ cung cấp nhu
cầu sữa cho lợn con, nên có thể suy yếu không thể hấp thu đầy đủ chất dinh
dưỡng và tiêu hoá kém dẫn đến ỉa chảy.
- Vi khuẩn E.coli thường làm đông sữa 24 - 37 giờ ở 30C không làm tan
Gelatin, thường sinh ra Indol không sản sinh H2S.
14
2.2.6. Bệnh phân trắng lợn con (Colibacillosis)
* Quá trình sinh bệnh
Đây là bệnh rất phổ biến ở lợn con theo mẹ, đặc biệt là lợn mới sinh từ
1 đến 21 ngày tuổi, tập trung chủ yếu trong 10 ngày đầu. Có con mắc ngay
sau khi sinh 2 - 3 giờ.
Vi khuẩn tập trung chủ yếu ở ruột già nên phân gia súc là nguồn gây
bệnh lớn, đặc biệt là gia súc mắc bệnh. Chúng cũng tồn tại trong đất, nước,
chất thải và chất độn chuồng.
Bệnh do E.coli xảy ra ở hầu hết các đàn lợn trong vụ đẻ, nguồn thải
bệnh nhiều nhất là nái chờ phối (96,6%), ít nhất là nái chửa kỳ hai. Trong
trường hợp này, lợn con bị nhiễm E.coli ngay sau khi sinh, lợn bệnh sau khi
khỏi sẽ trở thành vật mang trùng.
Bệnh lợn con phân trắng là một bệnh xảy ra quanh năm, không theo
mùa vụ (Bùi Thị Ngọc Điệp, 2012)[2].
Lợn con mắc bệnh có tỷ lệ chết từ 7 - 10%, nếu không can thiệp kịp
thời thì con vật chết rất nhanh và tỷ lệ chết rất cao 80 - 90% (Phạm Sỹ Lăng
và cs, 2003)[7].
Thời gian nào độ ẩm càng cao bệnh phát triển càng mạnh. Tỷ lệ mắc
bệnh ở vùng trung du và vùng núi ít hơn, thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn
vùng đồng bằng. Nền chuồng bằng đất và sân chơi rộng hạn chế sự phát triển
của bệnh.
Theo Phạm Ngọc Thạch (2006)[11], cơ chế sinh bệnh: đầu tiên dạ dày
giảm tiết dịch vị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả
năng tiêu hóa protein. Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tăng cao tạo điều
kiện cho các vi khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất
chứa trong đường ruột và sản sinh nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích
thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, con vật sinh ra ỉa chảy, khi
bệnh kéo dài, con vật bị mất nước (do ỉa chảy) gây nên rối loạn trao đổi chất
15
trong cơ thể như nhiễm độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm
cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết.
Nguyễn Quang Tuyên (1993)[13] cho biết: Súc vật mới sinh không có
E.coli trong ruột nhưng chỉ sau khi sinh vài giờ đã có. Bình thường E.coli chỉ
cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non với số lượng ít. Phần đầu và giữa ruột
non gần như không có. Khi sức đề kháng của cơ thể lợn con giảm, vi khuẩn
E.coli phát triển mạnh lên cả về số lượng cũng như độc lực, hình thành nên
những chủng E.coli cường độc gây bệnh cho lợn con.
* Nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con
- Nguyên nhân nội tại
Do đặc điểm sinh lý lợn con, tất cả cơ quan bộ phận đều phát triển chưa
hoàn thiện. Hơn nữa, lợn con lại có nhu cầu dinh dưỡng và khoáng chất rất
lớn, nếu không được bổ sung đầy đủ thì lợn con sẽ bị suy dinh dưỡng, ăn
bẩn... gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996)[1], thì một trong các yếu tố làm
cho lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa là do thiếu sắt. Khi thiếu sắt, lợn
con dễ sinh bầm huyết, cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên dễ mắc
bệnh phân trắng.
- Do gia súc mẹ
Lợn mẹ không được nuôi dưỡng đầy đủ khi mang thai cũng như trong
giai đoạn đang nuôi con. Nhưng khi cho lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn giàu
dinh dưỡng thì cũng làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của lợn con.
Trong thời gian mang thai, lợn nái không tiêm phòng vaccine chống
các bệnh như: dịch tả, phó thương hàn, Parvovirus… thì lợn con sinh ra dễ
mắc hội chứng tiêu chảy hơn.
Trong thời gian nuôi con, lợn mẹ bị mắc một số bệnh như: viêm vú,
viêm tử cung, kém sữa… thì sau khi sinh sẽ lây nhiễm vi khuẩn vào đường
16
tiêu hóa lợn con. Hoặc lợn mẹ động dục trở lại sớm sẽ là một nguyên nhân
làm số lượng và chất lượng sữa giảm vì thế bệnh sẽ dễ xảy ra.
- Nguyên nhân ngoại cảnh
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia
súc. Khi có sự thay đổi các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí của
chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của lợn.
Đặc biệt là lợn con theo mẹ, do cấu tạo, chức năng sinh lý của các hệ
cơ quan chưa ổn định và hoàn thiện. Hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng
phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chưa hoàn thiện. Vì vậy, lợn con là đối
tượng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất bởi các phản ứng
thích ngi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng thời tiết thay đổi đột ngột cụ thể
là yếu tố nóng, lạnh, khô, ẩm không ổn định hoặc không thích hợp với
nhu cầu sinh lý của lợn con đều là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh phân
trắng lợn con.
- Do chăm sóc, quản lý
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn không tốt cũng ảnh
hưởng lớn tới sự xuất hiện của bệnh như: lợn con không được bú sữa đầu,
cắt rốn, bấm nanh không đúng kỹ thuật, úm lợn con không đảm bảo nhiệt
độ,bổ sung sắt không được thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật cũng dẫn
đến tiêu chảy.
* Triệu chứng lâm sàng
Bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ dưới 1 tháng tuổi. Lợn con mắc
bệnh có biểu hiện: chậm chạp, bú ít hoặc bỏ bú (khi bị nặng và kéo dài), thân
nhiệt thường hạ sau vài giờ đến một ngày. Lợn đi ỉa nhiều lần trong ngày,
phân lỏng màu trắng như vôi, trắng xám hoặc hơi vàng, cá biệt có con đi lẫn
máu, mùi tanh khắm. Lợn con bụng tóp lại, da nhăn nheo, lông xù, đi đứng
17
xiêu vẹo, phân dính bê bết xung quanh hậu môn và kheo chân. Niêm mạng
nhợt nhạt, khô, mắt lõm sâu.
Theo Phạm Ngọc Thạch (2006)[11], nhu động ruột của lợn ở thời kì
đầu của bệnh giảm yếu, thời kỳ sau lại tăng. Nhiệt độ 39,5 - 40,50C, buổi
chiều thường cao hơn buổi sáng 1 - 20C. Đi ỉa chảy một ngày 15 - 20 lần, con
vật rặn nhiều lưng uốn cong, bụng thóp lại, thể trạng đờ đẫn, có khi bú chút ít
có khi không bú hoàn toàn, nằm nhiều hơn đi lại.
Bệnh thường gặp ở 3 thể:
- Thể quá cấp tình: Lợn tiêu chảy rất mạnh và có thể chết sau 6 - 20 giờ
kể từ khi bỏ bú. Lợn bỏ bú hoàn toàn, đi đứng siêu vẹo, loạng choạng hay
nằm bẹt một chỗ, co giật rồi chết. Thể này rất ít gặp.
- Thể cấp tính: Lợn ỉa chảy nặng, mất nước, mất điện giải rồi chết sau
vài ngày mắc bệnh. Thể này hay gặp trong thực tế.
- Thể mãn tính: Thường gặp ở lợn tập ăn đến lúc cai sữa. Con vật ỉa
chảy liên tục, phân lúc lỏng, lúc sền sệt, có mùi rất khó chịu, lợn gầy còm,
lông xù. Nếu bệnh kéo dài không được cứu chữa hậu quả thường dẫn tới bị
viêm dạ dày, ruột rồi chết.
* Bệnh tích
Khi lợn chết, xác gầy, thân sau bê bết phân. Mổ khám thấy bên trong dạ
dày giãn rộng, chứa đầy sữa đông vón không tiêu. Ruột non căng phồng chứa
đầy hơi và những đám xuất huyết ở thành ruột. Chất chứa trong ruột lẫn máu,
hạch lâm ba ruột tụ huyết. Các cơ quan khác như phổi, gan, thận ít biến đổi.
Theo dõi trên đàn lợn thực nghiệm quan sát được: lợn chết ở thể cấp
tính và mãn tính là chủ yếu, khi mổ khám thấy bệnh tích tập trung chủ yếu ở
xoang bụng, dạ dày tích thức ăn không tiêu hóa, lổn nhổn bọt khí. Niêm mạc
dạ dày lác đác có đám sung huyết, sưng, dễ bong tróc, có nốt loét. Niêm mạc
ruột non sưng dày có nhiều đám xuất huyết. Hạch lâm ba sưng, mềm, có hoại
tử, túi mật căng, tim to, cơ tim nhão.
18
* Phòng bệnh
- Bệnh phân trắng lợn con là bệnh hay gặp ở lợn con sơ sinh đến 30 ngày
tuổi, để hạn chế bệnh phát ra ta cần chú ý một số biện pháp phòng bệnh sau:
- Tiêm phòng vaccine E.coli cho lợn mẹ, miễn dịch sẽ di truyền từ cơ
thể mẹ đến lợn con qua sữa. Với liều dùng tiêm dưới da 2ml cho lợn mẹ đang
kì mang thai.
- Nhỏ kháng thể E.coli cho lợn con sau sinh với liều lượng 2ml/con.
- Giữ chuồng trại luôn khô, sạch, ấm. Ta cần làm ổ úm ấm và có rơm rạ
hoặc đệm để lót chuồng, không cho lợn mẹ ăn trong chuồng, giữ nền chuồng
khô sạch, không nên rửa chuồng trại vào những ngày mưa khi không cần thiết.
- Nuôi dưỡng tốt lợn nái mẹ trong thời gian cho con bú, bổ sung thêm
khoáng đa vi lượng và các vitamin cần thiết, tránh thay đổi thức ăn đột ngột.
* Điều trị bệnh
- Điều trị bằng kháng sinh
Kháng sinh có vai trò quan trọng trong thú y. Tuy nhiên trong những
năm gần đây, việc sử dụng kháng sinh điều trị bệnh PTLC có biểu hiện kém
hiệu lực do vi khuẩn E.coli và Salmonella có tỷ lệ kháng thuốc cao (Đặng Bá
Khanh, 2012)[5].
Cũng theo tác giả, kháng sinh dùng trong điều trị bệnh cho kết quả rất
khác nhau ở các địa phương khác nhau. Tại một địa phương nếu một loại
kháng sinh nào đó được dùng một thời gian dài thì hiệu lực điều trị sẽ giảm
dần theo thời gian.
- Điều trị bằng đông dược
Theo Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Thanh Hà (2009)[12], trong dân gian
còn có một số bài thuốc trị tiêu chảy cho lợn con hiệu quả như:
Lá cây sài đất (200g) + lá ổi (100g) cho vào 1 lít nước, sắc lấy 300ml,
cho uống ngày 2 lần.
Búp ổi, lá bạc thau, cây cỏ sước, lá bách bệnh, lá mơ.