Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI NGOÀI CHO CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI
NGOÀI CHO CHÓ

Họ và tên sinh viên

: NGUYỄN THỊ THÚY HUYỀN

Ngành

: Dược thú y

Niên khóa

: 2004 – 2009

Tháng 9/2009


NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI
NGOÀI CHO CHÓ

Tác giả

NGUYỄN THỊ THÚY HUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y


chuyên ngành Dược thú y

Giáo viên hướng dẫn

TS. VÕ THỊ TRÀ AN
PGS.TS. LÊ MINH TRÍ

Tháng 9/2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ THÚY HUYỀN
Tên luận văn: “NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI

NGOÀI CHO CHÓ”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa CN – TY, ngày 03 tháng 09 năm
2009.

Giáo viên hướng dẫn (I)

Giáo viên hướng dẫn (II)

TS. VÕ THỊ TRÀ AN

PGS.TS. LÊ MINH TRÍ

ii



LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc của con đến ba mẹ – Người đã sinh thành, dưỡng
dục, dạy dỗ và hi sinh cả cuộc đời để cho con có được ngày hôm nay.

Xin chân thành cảm ơn
 Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM
 Ban Chủ Nhiệm Khoa Cơ Bản
 Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
 Bộ môn Nội Dược
 Toàn thể quý thầy cô Khoa CN – TY đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báu và cả những lời khiển trách nghiêm khắc nhằm dạy dỗ cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
 BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài tốt nghiệp này.
 Toàn thể bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên, chia sẽ, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài tại trường.

Xin gởi lời tri ân đến giảng viên hướng dẫn, TS. Võ Thị Trà An và PGS.TS.
Lê Minh Trí.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Nghiên cứu bào chế thuốc điều trị viêm tai ngoài cho chó” được tiến
hành tại Bộ môn Nội Dược, khoa CN – TY, trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh từ ngày 1/4/2009 đến 20/8/2009.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự tìm hiểu về phối phối hợp 3 hoạt chất

kháng sinh gentamicin sulfate, kháng viêm dexamethasone sodium phosphate và
kháng nấm clotrimazole để điều trị viêm tai ngoài cho chó. Trong đó, hai hoạt chất
kháng sinh gentamicin sulfate và kháng viêm dexamethasone sodium phosphate dễ
dàng tan trong nước tạo dung dịch. Trong khi đó, clotrimazole không tan trong nước.
Do đó, chúng tôi tiến hành thử nghiệm độ tan của clotrimazole trong 4 chất trung gian
hòa tan là cồn 960, propylen glycol (PG), polyethylen glycol 400 (PEG 400) và
cremophor RH 40. Kết quả cho thấy cremophor RH 40 thích hợp là chất trung gian
hòa tan vì chúng có khả năng hòa tan clotrimazole và tạo dung dịch trong suốt với
nước cất.
Chế phẩm thử nghiệm được kiểm tra một số chỉ tiêu theo quy định của Dược điển
Việt Nam III. Kết quả thu được như sau: (i) dung dịch trong suốt có màu vàng rất nhạt
của dược chất, (ii) độ pH của chế phẩm nằm trong khoảng từ 6 – 7, phù hợp với pH
của da (iii) chế phẩm đạt vô khuẩn 100%, (iv) định tính chế phẩm bằng phản ứng màu
cho thấy các dược chất chính hiện diện trong dung dịch sau thời gian bào chế 1 tháng.
Như vậy, bước đầu chế phẩm đạt được một số yêu cầu cho thuốc nhỏ tai.

iv


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................iii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................. iv
Mục lục ........................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt............................................................................................. viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
Danh sách các hình .......................................................................................................... x
Danh sách các sơ đồ........................................................................................................ xi


Chương 1. MỞ ĐẦU............................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu ............................................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu.................................................................................................................. 2

Chương 2. TỔNG QUAN ..................................................................... 3
2.1. Cấu tạo cơ thể học tai ngoài của chó....................................................................... 3
2.1.1. Loa tai .............................................................................................................. 3
2.1.2. Kênh tai dọc ..................................................................................................... 4
2.1.2. Kênh tai ngang.................................................................................................. 4
2.2. Nguyên nhân viêm tai ngoài trên chó ..................................................................... 4
2.2.1. Nguyên nhân mở đường.................................................................................... 4
2.2.2. Nguyên nhân khởi phát ..................................................................................... 4
2.2.3. Nguyên nhân duy trì ......................................................................................... 7
2.3. Vai trò của các thành phần dược chất có trong thuốc trị viêm tai ngoài .................. 9
2.3.1. Kháng sinh ....................................................................................................... 9
2.3.2. Kháng viêm .................................................................................................... 14
2.3.3. Kháng nấm ..................................................................................................... 18
2.3.4. Kháng ngoại kí sinh trùng............................................................................... 21
v


2.3.5. Tá dược .......................................................................................................... 22
2.4. Thành phần và một số dạng bào chế thuốc nhỏ tai ngoài cho chó ......................... 25
2.4.1. Dexoryl (Virbac, Pháp)................................................................................... 25
2.4.2. Otifar (Pharmecdic, Việt Nam) ...................................................................... 25
2.4.3. Oridemyl Ear Ointment (AlfaMedic, HongKong) ........................................... 25
2.4.4. Mometamax Otic Suspension (Schering-Plough, Canada) .............................. 25
2.4.5. Gentamicin Otic Solution (Bayley A. J., 2001) ............................................... 26

2.4.6. Otibiotic Ointment (Bayley A. J., 2001).......................................................... 26
2.4.7. Tritop (Bayley A. J., 2001) ............................................................................. 26
2.4.8. Derma-vet TM (Bayley A. J., 2001)................................................................. 27
2.4.9. Tresaderm (Bayley A. J., 2001) ...................................................................... 27
2.4.10. Surolan (IVS, 1993)...................................................................................... 27
2.4.11. Delmycin Ear Drops (IVS, 1993).................................................................. 27
2.4.12. Neoquil (IVS, 1993) ..................................................................................... 28
2.4.13. Oterna (IVS, 1993) ....................................................................................... 28
2.4.14. Oticetin Ear Drops (IVS, 1993)..................................................................... 28
2.4.15. Oticure (IVS, 1993) ...................................................................................... 28
2.4.16. Vetiox Ear Drops (IVS, 1993)....................................................................... 29

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................... 30
3.1. Địa điểm và thời gian thực tập.............................................................................. 30
3.1.1. Địa điểm......................................................................................................... 30
3.1.2. Thời gian thực tập........................................................................................... 30
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 30
3.2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu khả năng phối hợp các hoạt chất của thuốc nhỏ tai
trong một dạng bào chế ............................................................................................ 30
3.2.2. Nội dung 2: Xác định các thành phần, hàm lượng hoạt chất, xây dựng qui
trình và tiến hành bào chế......................................................................................... 31
3.2.2.1. Xác định các thành phần, hàm lượng hoạt chất.......................................... 31
3.2.2.2. Xây dựng qui trình bào chế ....................................................................... 32
3.2.3. Nội dung 3: Kiểm tra một số chỉ tiêu của sản phẩm ........................................ 34
3.2.3.1. Kiểm tra màu sắc ...................................................................................... 34
vi


3.2.3.2. Kiểm tra pH .............................................................................................. 34
3.2.3.3. Kiểm tra độ vô khuẩn ................................................................................ 34

3.2.3.4. Kiểm tra định tính ..................................................................................... 35

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................... 37
4.1. Kết quả................................................................................................................. 37
4.1.1. Tìm hiểu khả năng phối hợp các hoạt chất của thuốc nhỏ tai trong một dạng
bào chế ..................................................................................................................... 37
4.1.2. Tiến hành bào chế........................................................................................... 40
4.1.2.1. Xác định độ tan của clotrimazole .............................................................. 40
4.1.2.2. Xác định độ tan của gentamicin và dexamethasone sodium phosphate ...... 42
4.1.2.3. Xác định khả năng tương kị của từng cặp hoạt chất................................... 43
4.1.2.4. Phối hợp 3 loại hoạt chất trong một chế phẩm thuốc nhỏ tai cho chó........ 44
4.1.3. Kiểm tra một số chỉ tiêu của sản phẩm............................................................ 45
4.1.3.1. Kiểm tra màu sắc ...................................................................................... 45
4.1.3.2. Kiểm tra pH .............................................................................................. 45
4.1.3.3. Kiểm tra độ vô khuẩn ............................................................................... 46
4.1.3.4. Kiểm tra định tính chế phẩm ..................................................................... 48
4.2. Thảo luận ............................................................................................................. 51

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................... 53
5.1. Kết luận................................................................................................................ 53
5.2. Đề nghị ................................................................................................................ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 55
PHỤ LỤC ............................................................................................. 58

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT


TIẾNG NƯỚC NGOÀI

PG

Propylen glycol

PEG

Polyethylen glycol

NGHĨA TIẾNG VIỆT

DĐVN III

Dược điển Việt Nam III

TT

Thuốc thử

IU

International Unit

Đơn vị quốc tế

ASTS

Antibiotics Sensitivity


Chương trình giám sát quốc gia về

Testing Studies

tính kháng thuốc



Vừa đủ

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 2.1. So sánh tác dụng chống viêm và mineralocorticoid của một số
glucocorticoid ................................................................................................................ 16
Bảng 3.1. Quy ước về độ tan của một chất................................................................... ..31
Bảng 3.2. Hóa chất dùng để định tính chế phẩm ........................................................... .35
Bảng 4.1. Thành phần và hàm lượng hoạt chất bào chế ................................................ .38
Bảng 4.2. Độ tan của 1g clotrimazole trong 10 ml dung môi và chất trung gian hòa
tan.................................................................................................................................. 40
Bảng 4.3. Độ bền của 1 g clotrimazole trong 10 ml chất trung gian hòa tan và trong 2
ml nước cất .................................................................................................................... 41
Bảng 4.4. Thời gian hòa tan của clotrimazole trong cremophor RH 40 .......................... 42
Bảng 4.5. Độ tan của 1 g gentamicin sulfate và 1 g dexamethasone sodium phosphate.. 42
Bảng 4.6. Phối hợp từng cặp dược chất ......................................................................... 43
Bảng 4.7. Thử vô khuẩn trên môi trường thioglycolat có thạch...................................... 46

Bảng 4.8. Thử vô khuẩn trên môi trường Soybean – casein ........................................... 47

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình
Trang
Hình 2.1. Cấu tạo cơ thể học của tai ngoài ...................................................................... 3
Hình 2.2. Ghẻ ngầm Sarcoptes scabiei ............................................................................ 5
Hình 2.3. Ghẻ tai Otodectes cynotis ................................................................................ 6
Hình 2.4. Mò bao lông Demodex canis............................................................................ 6
Hình 2.5. Vi khuẩn Staphylococcus aureus ..................................................................... 7
Hình 2.6. Vi khuẩn Pseudomonas spp. ............................................................................ 8
Hình 2.7. Nấm Malassezia pachydermatis ...................................................................... 9
Hình 3.1. Lọ nhựa sạch đựng chế phẩm......................................................................... 33
Hình 3.2. Các hóa chất dùng để định tính chế phẩm ...................................................... 35
Hình 4.1. Các dược chất chính trong chế phẩm (1), (2), (3) và 4 chất trung gian hòa
tan (4) ............................................................................................................................ 39
Hình 4.2. Độ tan của 1 g clotrimazole trong 10 ml dung môi và chất trung gian hòa tan.40
Hình 4.3. Độ bền của 1 g clotrimazole trong 10 ml chất trung gian hòa tan sau 1 ngày
sau khi thêm 2 ml nước cất ............................................................................................ 41
Hình 4.4. Phối hợp từng cặp dược chất.......................................................................... 43
Hình 4.5. Hòa tan từng hoạt chất vào dung môi hòa tan ................................................ 44
Hình 4.6. Chế phẩm sau khi phối hợp ba hoạt chất ........................................................ 44
Hình 4.7. Đóng lọ chế phẩm.......................................................................................... 45
Hình 4.8. Kiểm tra pH của chế phẩm (1) và kết quả kiểm tra (2) ................................... 45
Hình 4.9. Thử vô khuẩn trên môi trường thioglycolat có thạch...................................... 47
Hình 4.10. Thử vô khuẩn trên môi trường Soybean – casein ......................................... 48
Hình 4.11. Hình ảnh định tính gentamicin sulfate.......................................................... 49

Hình 4.12. Hình ảnh định tính dexamethasone sodium phosphate ................................. 50
Hình 4.13. Hình ảnh định tính clotrimazole................................................................... 50

x


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Trang
Sơ đồ 2.1. Cơ chế gây viêm ........................................................................................... 15
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bào chế dung dịch thuốc dùng ngoài ................................................... 32

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chó là loài vật thông minh và gần gũi với con người từ rất lâu. Việc bầu bạn với
chó dần dần đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều người dân.
Bên cạnh những bệnh thường xảy ra trên chó như bệnh trên đường hô hấp, bệnh đường
tiêu hóa, viêm tai ngoài trên chó cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con vật. Viêm
tai ngoài chiếm hơn 50% chó mắc bệnh về tai. Viêm tai ngoài chiếm tỷ lệ khoảng 4%
trên tổng số chó được đưa đến khám tại một số Trạm thú y của TP.HCM (Phan Tấn
Phong, 2006; Vũ Minh Nguyệt, 2007).
Chó bị viêm tai ngoài thường có dấu hiệu lâm sàng ngứa, sưng đỏ, phù, đau và có
dịch tiết chảy ra ngoài lỗ tai. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời chó có thể bị viêm
tai giữa hoặc viêm tai trong, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe, sự thăng
bằng và chức năng não bộ của thú. Để điều trị có hiệu quả, thuốc nhỏ tai cần có khả
năng chống lại các nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài. Nguyên nhân gây viêm tai

ngoài có thể do vi khuẩn (Staphylococcus spp., Streptococcuss spp., Proteus spp.,
Corynebacterium spp., E. coli và Pseudomonas aeruginosa), nấm (Malassezia pachydermatis) và ngoại kí sinh trùng (Sarcoptes, Otodectes, Demodex spp.) (Phạm Ngọc
Bích, 2008). Cũng theo tác giả này, chó nuôi tại Tp. Hồ Chí Minh thường bị viêm tai
ngoài với các nguyên nhân kết hợp, chính vì vậy việc phối hợp nhiều dược chất trong
một dạng bào chế để điều trị viêm tai ngoài là hết sức cần thiết.
Trong nhiều biệt dược bào chế tại nước ngoài, các loại kháng sinh, kháng viêm,
kháng nấm và kháng kí sinh trùng thường được phối hợp trong một dạng bào chế
thuốc nhỏ tai. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các sản phẩm như thế cho thú y chưa nhiều, các
bác sĩ thú y thường phải sử dụng kháng sinh và kháng viêm dùng cho nhân y để điều
trị viêm tai ngoài cho chó. Vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu bào chế
thuốc điều trị viêm tai ngoài cho chó” với sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Trà An, Bộ
1


môn Nội Dược, Khoa CN – TY, PGS.TS. Lê Minh Trí, Bộ môn Hóa dược, Đại học Y
Dược Tp.HCM

1.2. Mục tiêu
Nghiên cứu bào chế một dạng dung dịch thuốc nhỏ tai với các thành phần hoạt
chất kháng sinh, kháng viêm, kháng nấm để điều trị viêm tai ngoài cho chó.

1.3. Yêu cầu
 Tìm hiểu khả năng phối hợp các hoạt chất của thuốc nhỏ tai trong một dạng bào
chế.
 Xác định các thành phần, hàm lượng hoạt chất, xây dựng qui trình và tiến hành
bào chế.
 Kiểm tra một số chỉ tiêu của sản phẩm: kiểm tra màu sắc, pH, độ vô khuẩn,
định tính chế phẩm.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Cấu tạo cơ thể học tai ngoài của chó

Hình 2.1. Cấu tạo cơ thể học của tai ngoài
(Nguồn: />
Tai ngoài cấu tạo gồm 3 phần: loa tai, kênh tai dọc và kênh tai ngang
2.1.1. Loa tai
Loa tai che chở cho những phần bên trong tai, có cấu tạo như một đĩa sụn dốc
xuống trông như một cái phễu, đóng vai trò tiếp thu âm thanh và truyền rung động đó
qua kênh tai đến màng nhĩ. Mặt ngoài của loa tai được phủ bởi bộ lông của cơ thể, mặt
trong được phủ bởi lớp da, ở giữa liên kết chặt chẽ với màng sụn và sụn. Phần xen lẫn
giữa da và sụn là những ống mạch máu, có vai trò nuôi các mô. Tùy giống chó khác
3


nhau mà loa tai có hình dạng khác nhau. Thông thường, giống chó German Shepherd
có loa tai vểnh giống như hình chữ V. Một số giống chó như Cocker Spainel, Golden
Retriever… có loa tai nhỏ và rũ xuống.
2.1.2. Kênh tai dọc
Chủ yếu do lớp da mở rộng vào bên trong tai tạo nên, do đó phần lớn các bệnh
viêm tai ngoài đều có liên quan đến viêm da. Trên da có các tuyến bã nhờn thường
xuyên tiết dịch, tạo điều kiện ẩm ướt thích hợp cho vi khuẩn, vi nấm phát triển. Thêm
vào đó, kênh tai dọc hẹp cũng tạo điều kiện cho những chất tiết dễ đọng lại từ đó dễ
phát sinh viêm tai.
2.2.3. Kênh tai ngang
Kênh tai ngang được phủ một lớp da dày, có nhiều tuyến bã nhờn và tuyến ráy
tai. Khi nhìn bằng mắt thường chỉ thấy một phần kênh tai ngang, phần không nhìn thấy

là màng nhĩ – phần tận cùng của kênh tai ngang. Màng nhĩ cũng là vách ngăn cách
giữa tai ngoài với tai giữa (Evans và Christensen, 1993).

2.2. Nguyên nhân viêm tai ngoài trên chó
Có 3 nhóm nguyên nhân gây viêm:
2.2.1. Nguyên nhân mở đường
Hình dạng ngoài của tai đóng một vai trò quan trọng dẫn đến viêm tai ngoài. Ở
những giống chó có hình dạng tai rũ (Cocker Spainel, Golden Retriever…) có nguy cơ
viêm tai cao hơn. Tuy nhiên, ở những giống chó có tai vểnh cũng thường bị viêm tai
ngoài do cấu tạo kênh tai của chúng hẹp và dốc làm chất tiết dễ ứ đọng gây ra viêm.
Ngoài ra, còn có những giống chó kênh tai của chúng rất nhạy cảm với sự nhiễm
khuẩn như Chow Chow, German Shepherd,… Lớp lông mọc bên trong kênh tai chó
quá nhiều hay việc cắt lông bị xót lại trong tai làm cản trở sự lưu thông của không khí,
gia tăng sự ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Hoặc bất kì
một vật lạ nào trong tai như khối u, vật lạ, nước đọng lại do chó tắm hay bơi… làm
thay đổi tiểu khí hậu bên trong tai, cũng tạo điều kiện phát sinh viêm tai.
Những điều kiện khách quan này chỉ quan trọng khi chúng đóng vai trò xúc tác
cho các nguyên nhân tiếp theo xảy ra.
2.2.2. Nguyên nhân khởi phát: ngoại kí sinh trùng (ghẻ, mò bao lông) là nguyên
nhân khởi phát chủ yếu
4


Ghẻ
Ghẻ ngầm Sarcoptes (Sarcoptes scabiei var canis) kí sinh chủ yếu trên da, có thể
lây lan giữa người và chó. Ghẻ ngầm đào rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế
bào làm chất dinh dưỡng. Ghẻ gây bệnh trên tai với các triệu chứng (i) Ngứa: do ghẻ
đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết khác gây ngứa dữ dội đặc biệt khi
trời nóng hay vận động nhiều càng làm cho chó hay gãi cắn chỗ ngứa. (ii) Rụng lông:
ấu trùng chui vào nang bao lông gây viêm bao lông cùng với việc cọ sát gây rụng lông,

lông rụng thành từng đám càng về sau càng lan rộng cùng với sự sinh sản của ghẻ cái
thích đi xa để thành lập những quần thể mới. (iii) Da đóng vảy: chỗ ngứa nổi những
mụn nước bằng đầu kim, do cọ sát nên mụn vỡ, chảy tương dịch rồi khô đi tạo vảy
dính chặt vào lông và da, tiếp tục lan rộng sau 5 – 6 tháng da hoàn toàn trơ trụi, đóng
vảy dày và nhăn nheo như da voi, có mùi hôi thối. Bệnh làm cản trở chức năng của da,
con vật ngứa liên tục, mất ngủ, chỗ gãi bị nhiễm trùng gây viêm da (Lê Hữu Khương,
2008).

Hình 2.2. Ghẻ ngầm Sarcoptes scabiei
(Nguồn: Lê Hữu Khương, 2008)
Bệnh viêm tai ngoài do ghẻ tai Otodectes rất phổ biến trên chó vì loại ghẻ này
thường kí sinh trong tai chó. Otodectes là kí sinh trùng bắt buộc trong tai chó với chu
kì sống 3 tuần, sau đó con trưởng thành sẽ bò ra khỏi kênh tai gây ngứa ngáy rất khó
chịu cho chó. Ghẻ sống ở mặt ngoài ống tai, ăn lớp da ký chủ và hút chất bạch huyết
ký chủ để sống. Từ đó kích thích cho ký chủ ngứa ngáy khó chịu, tiết dịch viêm và
hình thành vảy trong tai, làm cho con vật thường hay lắc đầu rồi quào hay chà, cọ chỗ
tai bị nhiễm ghẻ và thường xuyên có chất tiết màu nâu sậm từ ống tai (Lê Hữu
Khương, 2008).
5


Hình 2.3. Ghẻ tai Otodectes cynotis
(Nguồn: Lê Hữu Khương, 2008)
Mò bao lông
Mò bao lông Demodex spp. là kí sinh trùng da sống ở nang lông, tuyến nhờn chân
lông, lỗ chân lông, gây rụng lông dẫn đến viêm. Ghẻ kí sinh trên mặt da của tai và ống
tai. Chúng ăn dịch nhờn, dịch tế bào gây viêm và tạo thành những nốt loét. Triệu
chứng thường thấy là chó hay lắc đầu và gãi do lông rụng, da tai bị nhờn, sừng hóa da
ở loa tai (Lê Hữu Khương, 2008). Bệnh thường kết hợp với viêm nhiễm các vi trùng
cơ hội như Staphylococcus aureus, Pseudomonas spp. gây có mủ và mùi hôi tanh.

Chúng là một trong những nguyên nhân gây khởi phát viêm tai ngoài và đôi khi chúng
được tìm thấy như một tác nhân gây bệnh viêm tai ngoài duy nhất trên chó.

Hình 2.4. Mò bao lông Demodex canis
(Nguồn: Lê Hữu Khương, 2008)

6


2.2.3. Nguyên nhân duy trì: phần lớn là do vi khuẩn và nấm
Vi khuẩn
Staphylococcus spp. thuộc họ Micrococcaceae là những cầu khuẩn Gram dương,
có dạng hình chùm nho, không di động. Dựa vào khả năng tiết men coagulase, người
ta chia tụ cầu khuẩn làm 2 nhóm: tụ cầu khuẩn coagulase dương hay còn gọi là tụ cầu
vàng (Staphylococcus aureus) và tụ cầu khuẩn coagulase âm (Staphylococcus
epidermidis). Staphylococcus epidermidis là vi khuẩn được tìm thấy nhiều nhất trong
tai chó bị viêm chiếm khoảng từ 30 – 50% (Boothe, 2000). Đây là vi trùng có tính chất
cơ hội, lây lan trực tiếp qua tiếp xúc. Vi khuẩn thuộc loại yếm khí tùy nghi, thích hợp
phát triển từ 30 – 370C. Sức đề kháng của vi khuẩn này khá cao, kháng lại sự khô hạn
nên có khả năng tồn tại ở nhiều vị trí trên cơ thể động vật như màng nhầy, lỗ mũi,
ruột… đặc biệt là da, nang lông và gây bệnh với biểu hiện sưng mủ trên da, hoại tử da
(Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001; Lê Huy Chính và Nguyễn Vũ Trung
2005).

Hình 2.5. Vi khuẩn Staphylococcus aureus
(Nguồn: />Pseudomonas spp. thuộc họ Pseudomonadaceae là trực khuẩn Gram âm, hai đầu
tròn, di động bằng tiên mao ở đỉnh và có khả năng sinh sắc tố màu xanh do vi khuẩn
tiết ra các sắc tố pyocyanine và pyoverdine. Vi khuẩn thuộc loại hiếu khí hay yếm khí
tùy nghi, thích hợp phát triển từ 30 – 370C. Vi khuẩn ít gây bệnh trên thú khỏe mạnh,
chủ yếu gây bệnh trên thú bị suy giảm đề kháng do việc dùng những kháng sinh thông

thường khác không có hoạt tính kháng lại vi khuẩn mủ xanh mà lại có tác dụng tiêu
7


diệt các vi khuẩn khác, tạo điều kiện cho vi khuẩn này sinh sản phát triển để lấp chỗ
trống do các vi khuẩn bị tiêu diệt để lại. Chúng thường cư trú ở đường tiêu hóa, trên da
chúng gây ra bệnh mủ xanh và thường kết hợp với nhiều vi khuẩn khác, mà điển hình
nhất là Staphylococcus spp. (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).

Hình 2.6. Vi khuẩn Pseudomonas spp.
(Nguồn: />Trong nhiều trường hợp, một vài vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột như E.
coli, Proteus spp. cũng có mặt trong tai viêm khi phân lập. Vi khuẩn này gây bệnh chủ
yếu trên đường ruột nhưng vì khả năng tồn tại ở nhiều nơi trong tự nhiên như đất,
nước, không khí nên chúng cũng dễ dàng có mặt trong tai chó bị viêm.
Nấm
Nấm da Malassezia pachydermatis là một loài nấm cơ hội và thường trú trong tai
chó khỏe mạnh. Thông thường, chúng được tìm thấy ở trong tai chó khỏe mạnh với số
lượng ít, nhưng trên chó bị bệnh viêm tai thì ngược lại, con số này tăng lên đáng kể,
nhờ điều kiện thuận lợi của môi trường dịch tai ẩm ướt và nhiệt độ thích hợp.
Malassezia pachydermatis được tìm thấy đến 49% ở chó bình thường còn trên chó bị
viêm tai có thể lên đến khoảng 80% hoặc cao hơn (Boothe, 2000). Khi Malassezia
tăng sinh nhiều sẽ xuất hiện chất dịch màu nâu hoặc đen chảy ra từ tai và có mùi chua.

8


Hình 2.7. Nấm Malassezia pachydermatis
(Nguồn: )

Ngoài nấm da, những nấm gây bệnh cơ hội như nấm men: Candida albicans,

nấm mốc: Aspergillus spp. đôi khi cũng được tìm thấy trong tai viêm với số lượng lớn
(Phạm Ngọc Bích, 2008).

2.3. Vai trò của các thành phần dược chất có trong thuốc trị viêm tai ngoài
2.3.1. Kháng sinh
Kháng sinh là các thuốc chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật (vi khuẩn,
nấm mốc) hoặc do bán tổng hợp, tổng hợp hóa học, với liều điều trị có khả năng kìm
vi khuẩn hoặc diệt vi khuẩn. Kháng sinh kìm khuẩn không có tác dụng tiêu diệt vi
khuẩn mà chỉ ức chế sự nhân lên của chúng. Kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng tiêu
diệt vi khuẩn gồm 2 loại: kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc thời gian vi khuẩn tiếp xúc
với kháng sinh (nhóm β – lactam, quinolone (khi tác động trên Staphylococcus)) và
kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ của kháng sinh (nhóm aminoside,
polypeptide, quinolone (khi tác động trên vi khuẩn Gram âm)) (Võ Thị Trà An, 2007).
Với mục đích trị liệu tại chỗ các kháng sinh được dùng trong điều trị viêm tai
ngoài thường là kháng sinh diệt khuẩn và có đặc điểm không hấp thu hoặc hấp thu
kém nhằm đạt nồng độ cao tại nơi cấp kháng sinh. Hiện nay, nhóm kháng sinh dùng
ngoài được chú ý nhiều vì môi trường ô nhiễm, mầm bệnh (vi khuẩn) muốn xâm nhập
vào cơ thể trước hết phải có sự tiếp xúc. Khi mầm bệnh bám được vào bề mặt cơ thể

9


vật chủ chúng sẽ phát triển, sinh sản và gây bệnh ngoài da cho thú, trong đó tai cũng là
một trong những vị trí dễ viêm nhiễm trên cơ thể thú.
Một số loại kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm tai ngoài cho chó như
nhóm β – lactam (ví dụ, ampicillin + acid clavulanic), nhóm quinolone (ví dụ,
norfloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin), nhóm aminoside (ví dụ, neomycin, kanamycin,
amikacin, gentamicin), nhóm polypeptide (ví dụ, polymyxin B, bacitracin)… (Võ Thị
Trà An, 2007; Boothe, 2000).
Nhóm β – lactam (ví dụ, ampicillin + acid clavulanic)

Ampicillin là loại kháng sinh được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm thuộc
họ Penicillinum. Kháng sinh có dạng bột màu trắng, tan nhiều trong nước. Tác động
lên vi khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn thông qua việc can
thiệp vào enzyme transpeptidase – có vai trò trong sự tạo các liên kết của chuỗi
peptidoglycan – đây cũng là giai đoạn thứ 3 trong việc tổng hợp peptidoglycan. Ngoài
ra, enzyme này còn liên kết với PBP (Penicillin binding protein) nằm bên ngoài màng
nguyên sinh chất, cũng có vai trò trong việc ức chế tổng hợp peptidoglycan. Phổ kháng
khuẩn của ampicillin khá rộng trên nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm như
Streptococcus spp., Staphylococcus spp. không tiết penicillinase. Tuy nhiên, với
Staphylococcus spp. có khả năng tiết β – lactamase phá hủy ampicillin do đó để điều
trị có hiệu quả cần phải phối hợp ampicillin với một chất ức chế β – lactamase, thông
thường là phối hợp với acid clavulanic. Đối với Pseudomonas spp. và Proteus không
nhạy cảm với ampicillin. Chính vì vẫn còn tác động trên Staphylococcus spp. nên
trước đây ampicillin là một trong những kháng sinh được lựa chọn để điều trị viêm tai
ngoài trên chó (Võ Thị Trà An, 2007; Trần Thị Thu Hằng, 2003).
Nhóm quinolone (ví dụ, ofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin)
Quinolone là nhóm thuốc kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp. Nhóm thuốc này
có cơ chế tác động là ức chế sự tổng hợp DNA trong giai đoạn nhân đôi do ức chế
DNA gyrase – chỉ có ở vi khuẩn, từ đó tiêu diệt vi khuẩn. Cả 3 kháng sinh nêu trên
đều thuộc fluoroquinolone. Fluoroquinolone có gắn thêm phân tử flor làm tăng tác
dụng kháng khuẩn và mở rộng phổ kháng khuẩn hơn; có hiệu quả cao trên vi khuẩn
Gram dương (Staphylococcus spp.) và Gram âm hiếu khí bao gồm Pseudomonas spp.
và Proteus spp. Norfloxacin tác dụng yếu hơn ciprofloxacin chống các chủng vi khuẩn
10


gây bệnh nhạy cảm in vitro. Norfloxacin cũng yếu hơn ciprofloxacin trong một số mô
hình viêm giác mạc gây ra bởi Pseudomonas aeruginosa in vivo. Trong 3 loại trên
ciprofloxacin có hoạt tính chống Pseudomonas spp. mạnh nhất. Nhóm này được chỉ
định trong trường hợp viêm phế quản nặng, viêm phổi, viêm tuyến tiền liệt, viêm

đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da và mô mềm… Ba loại kháng sinh trên thường dùng
trong nhân y để điều trị nhiễm khuẩn nội tạng, một số ít chế phẩm có sử dụng chúng
để làm thuốc nhỏ tai cho người; còn trong thú y, việc sử dụng điều trị nhiễm khuẩn
bên ngoài vẫn còn rất hạn chế (Trương Phương, 2008).
Nhóm aminoside (ví dụ, neomycin, kanamycin, amikacin, gentamicin)
Nhóm aminoside thiên nhiên có nguồn gốc từ những chủng chọn lọc của
Actinomyces nhất là Streptomyces và Micromonospora. Các loại kháng sinh thuộc
nhóm này có cùng cơ chế tác động và độc tính. Để tác động lên vi khuẩn, trước hết các
aminoside phải xâm nhập vào lớp vỏ tế bào vi khuẩn nhờ quá trình vận chuyển tích
cực cần năng lượng và oxy. Sau khi vào trong tế bào các aminoside gắn kết với tiểu
thể 30S của ribosome, gây ngừng tiến trình tổng hợp protein hoặc gây nên việc đọc sai
mã di truyền và tạo ra những protein không hoàn chỉnh hoặc protein lạ, từ đó vi khuẩn
không sử dụng được. Tất cả các aminoside đều gây độc cho tai và thận với mức độ
thay đổi. Cả hai độc tính này phụ thuộc vào liều và thời gian sử dụng thuốc. Chính vì
hạn chế này mà phần lớn các thuốc thuộc nhóm này chỉ dùng trong trường hợp nhiễm
trùng nặng hoặc dùng điều trị tại chỗ (Võ Thị Trà An, 2007).
Neomycin được ly trích từ môi trường nuôi cấy Streptomyces fradiae. Độc tính
của neomycin tác động ưu thế trên tai trong do phá hủy tế bào ốc tai không hồi phục,
tuy vậy neomycin vẫn là lựa chọn ưu tiên trong nhiều chế phẩm nhỏ tai cho chó trong
trường hợp thú chưa bị thủng màng nhĩ. Neomycin được dùng tại chỗ để điều trị các
nhiễm khuẩn ngoài da, tai và mắt do vi khuẩn nhạy cảm với neomycin như
Staphylococcus

aureus,

Escherichia

coli,

Heamophilus


influenzae,

Klebsiella,

Enterobacter… Neomycin không có tác dụng với Pseudomonas aeruginosa, Serratia
marcescens, Streptococci bao gồm cả Streptococcus pneumoniae hoặc Streptococcus
gây dung huyết. Neomycin thường phối hợp với một số kháng sinh khác như polymixin
B, bacitracin, colistin, gramicidin, hoặc các corticoid như dexamethasone trong các thuốc
dùng ngoài. Nhưng ngay cả khi dùng các đường này (uống, nhỏ giọt vào ổ bụng, đắp
11


tại chỗ các vết thương ở da) thuốc cũng có thể được hấp thụ đủ để gây điếc không hồi
phục một phần hay toàn bộ. Neomycin không được dùng đường tiêm hoặc toàn thân vì
độc tính của thuốc. Vì thuốc được dùng tại chỗ khá phổ biến nên đã có thông báo kháng
thuốc. Trong đó, điển hình là các tụ cầu Staphylococcus, một số dòng Salmonella,
Shigella và Escherichia coli (Dược Điển Việt Nam III, 2006; Võ Thị Trà An, 2007;
Trần Thị Thu Hằng, 2003).
Kanamycin được ly trích từ Streptomyces kanamycetius, dược chất có dạng bột
kết tinh màu trắng, phổ kháng khuẩn tương tự như neomycin nhưng có tác dụng đối
với Pseudomonas aeruginosa, độc tính cũng tác động ưu thế ở tai trong và đề kháng
chéo hoàn toàn với neomycin. Do đó việc lựa chọn neomycin trong nhiều chế phẩm
nhỏ tai cũng làm hạn chế việc lựa chọn kháng sinh này. Kanamycin được chỉ định
dùng trong thời gian ngắn để điều trị nhiễm khuẩn nặng do các chủng vi khuẩn nhạy
cảm (như E. coli, Proteus, Enterobacter aerogenes) đã kháng lại các aminoside khác và
ít gây độc cơ quan thính giác hơn. Theo thông báo của Antibiotics Sensitivity Testing
Studies năm 1997, mức độ kháng kanamycin của tụ cầu S. epidermitis khoảng 38%
Proteus khoảng 55,8%, P. aeruginosa khoảng 81,4%, Enterobacter khoảng 50%, E. coli
khoảng 44,7%. Hiện nay kanamycin dùng chủ yếu để phối hợp với các thuốc khác

trong điều trị lao kháng thuốc và dùng để bán tổng hợp các dẫn chất cho hoạt tính cao
hơn (DĐVN III, 2006; Dược Thư Quốc Gia Việt Nam, 2002; Võ Thị Trà An, 2007).
Amikacin là dẫn chất bán tổng hợp từ kanamycin A, hoạt phổ kháng khuẩn rộng
hơn kanamycin trên cả những chủng đề kháng hoặc những chủng không nhạy cảm với
kanamycin. Aminoside bị thu giữ và xâm nhập qua màng tế bào do tính ưa lipid của
phân tử, đây là một quá trình phụ thuộc năng lượng ưa khí. Như vậy, hoạt tính
aminoside bị giảm nhiều trong môi trường kỵ khí. Thuốc tác dụng tốt trên nhiều vi
khuẩn Gram âm ưa khí như Staphylococcus, Pseudomonas và Proteus... Thuốc không
có tác dụng chống lại các vi khuẩn kỵ khí và không tác dụng trong môi trường acid
hoặc có áp xuất oxygen thấp, tác dụng hạn chế với đa số vi khuẩn Gram dương.
Amikacin là một aminoside kháng lại phần lớn các enzym làm bất hoạt thuốc do cả 2
loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương tiết ra. Do đó, thuốc có thể tác dụng trên các vi
khuẩn kháng các aminoside khác. Amikacin chỉ được dùng đặc biệt trong các trường
hợp có thể có kháng gentamicin. Tuy nhiên, khi dùng đường uống, độc tính trên tai và
12


trên thận của kháng sinh này tương đối cao, do đó kháng sinh này chỉ được dùng trong
những trường hợp bệnh nặng (DĐVN III, 2006; Võ Thị Trà An, 2007).
Gentamicin được ly trích từ Micromonospora purpurea. Gentamicin dùng trong
công nghệ dược có dạng sulfate. Dược chất có dạng bột, màu vàng nhạt, dễ tan trong
nước và không tan trong cồn 960. Phổ diệt khuẩn của gentamicin thực tế bao gồm các
vi khuẩn hiếu khí Gram âm và các tụ cầu khuẩn, kể cả các chủng tạo ra penicilinase và
kháng methicilin. Vì gentamicin rẻ nên là đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều
trị nhiễm khuẩn Gram âm như Staphylococcus spp., riêng Pseudomonas và Proteus lại
nhạy cảm đặc biệt với gentamicin. Độc tính của gentamicin tác động ưu thế trên tiền
đình; do đó so với neomycin, độc tính trên tai của gentamicin thấp hơn. Hiện nay
gentamicin đang là một trong những lựa chọn ưu tiên nhất (thuộc nhóm aminoside)
trong điều trị viêm tai ngoài và đã có mặt trong nhiều chế phẩm nhỏ tai trong nước
cũng như ở nước ngoài. Vì gentamicin có thể gây độc tính với tai trong do đó, để an

toàn chỉ nên sử dụng trong trường hợp thú chưa bị thủng màng nhĩ (DĐVN III, 2006;
Võ Thị Trà An, 2007).
Nhóm polypeptide (ví dụ, polymyxin B, bacitracin)
Nhóm polypeptide gồm các kháng sinh cấu tạo bởi một chuỗi peptid liên kết với
một chuỗi lipid. Khác với các kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên khác, các kháng sinh
trong nhóm này được chiết xuất từ vi khuẩn. Đây là nhóm kháng sinh có nhiều nhóm
phụ nhất vì các kháng sinh thuộc nhóm này ngoài đặc điểm cấu tạo chung như trên,
chúng khác nhau về phổ kháng khuẩn cũng như cơ chế tác động lên vi khuẩn (Võ Thị
Trà An, 2007).
Polymyxin B được chiết xuất từ vi khuẩn Bacillus polymyxa. Thuốc tác động lên
màng bào tương bằng cách gắn với thụ thể của chúng là phosphatidyl ethanolamin có
trên lớp phospholipid của màng tế bào vi khuẩn Gram âm, làm hư hỏng cấu trúc này
dẫn đến thay đổi tính thấm chọn lọc qua màng, khi đó các thành phần của tế bào vi
khuẩn thoát ra ngoài và vi khuẩn bị tiêu diệt. Phổ kháng khuẩn mạnh trên những vi
khuẩn Gram âm gồm cả Pseudomonas và Proteus đặc biệt là khi kết hợp polymyxin B
với EDTA hay chlohexidine, nhưng polymyxin B lại không có hoạt tính trên vi khuẩn
Gram dương. Vi khuẩn phát triển mức độ kháng thuốc khác nhau với polymyxin B. Có
sự kháng chéo hoàn toàn giữa các dẫn chất của colistin (polymyxin E) và polymyxin
13


×