Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Sàng lọc một số vị thuốc, bài thuốc nhằm điều chế thuốc điều trị viêm gan mạn do siêu vi b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.1 MB, 156 trang )


BỘ Y TẾ








BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ


SÀNG LỌC MỘT SỐ VỊ THUỐC, BÀI THUỐC NHẰM ĐIỀU CHẾ
THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN MẠN DO SIÊU VI B

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Bùi Thị Bằng
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược liệu











7412
22/6/2009




Năm 2008



BỘ Y TẾ







BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ




SÀNG LỌC MỘT SỐ VỊ THUỐC, BÀI THUỐC NHẰM ĐIỀU CHẾ
THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN MẠN DO SIÊU VI B




Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Bùi Thị Bằng
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược Liệu
Cơ quan quản lý: Bộ Y tế
Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2006 đến tháng 12/2008
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 320 triệu đồng

Trong đó, kinh phí sự nghiệp khoa học: 320 triệu đồng





Năm 2008

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

1. Tên đề tài: Sàng lọc một số vị thuốc, bài thuốc nhằm điều chế thuốc điều trị viêm gan
mạn do siêu vi B
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Bùi Thị Bằng
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược Liệu
4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
5. Danh sách những người thực hiện chính:
1. PGS.TS Bùi Thị Bằng Viện Dược liệu (VDL)

2. PGS.TS Nguy
ễn Thị Thu Hương Trung tâm nghiên cứu Sâm và Dược liệu
TP. Hồ chí Minh (TT SDL TP. HCM)
3. DS. Nguyễn Kim Phượng VDL
4. TS. Lê Kim Loan VDL
5. TS. Trịnh Thị Điệp VDL
6. TS. Nguyễn Xuân Thuỷ VDL
7. ThS. Nguyễn Thị Phương VDL
8. ThS. Đỗ Thị Phương VDL
9. DS. Vũ Thị Hường VDL
10. ThS. Nguyễn Trang Thúy VDL
11. ThS. Trần Mỹ Tiên TT SDL TP. HCM

12. DS. Lương Kim Bích TT SDL TP. HCM
13. CN. Hồ Việt Anh TT SDL TP. HCM
14. CN. Trương Vĩnh Phúc VDL
15. TS. Nguyễn Bá Hoạt VDL

16. DSTC.Nguyễn Thị Nụ
VDL

17. DSTC. Nguyễn Thị Khuyên
VDL

18. DSTC. Phạm Như Thơ
VDL

6.
Thời gian thực hiện : Từ tháng 7 năm 2006 đến tháng 12 năm 2008



Những chữ viết tắt

AASLD Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan Mỹ
ALT Alanine aminotransaminase
AST Aspartate aminotransaminase
CCl
4
Carbon tetraclorid
EtOAc Ethyl acetat
FDA
Cục Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ

GOT Glutamic oxaloacetate transaminase
GPT Glutamic pyruvic transaminase
HBsAg Kháng nguyên bề mặt của virút VGB
MDA malonyl dialdehyd
NCKH Nghiên cứu khoa học
SKLCA Sắc ký lỏng cao áp
VDL Viện Dược liệu
VGB Viêm gan B
VGMHĐ VGB mạn hoạt động
WHO Tổ chức Y tế thế giới
YHCT Y học cổ truyền


i

BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ
Về tình hình thực hiện và những đóng góp mới của đề tài KH-CN cấp Bộ
1.Tên đề tài: Sàng lọc một số vị thuốc, bài thuốc nhằm điều chế thuốc điều trị viêm gan
mạn do siêu vi B.
Mã số:
2. Thuộc chương trình: NCKH cấp Bộ Y tế
3. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Bùi Thị Bằng
4. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược Liệu
5. Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 7 năm 2006. Kết thúc tháng 12 năm 2008.
6. Tổng kinh phí thực hi
ện đề tài: 320 triệu đồng
Trong đó, kinh phí từ NSNN: 320 triệu đồng.
7. Tình hình thực hiện đề tài so với đề cương:
7.1. Mức độ hoàn thành khối lượng công việc: Đã hoàn thành đầy đủ khối lượng công
việc theo đề cương nghiên cứu, cụ thể đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu sau:

1. Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan bằng
CCl
4
các dịch chiết từ 10 cây thuốc và 2 bài thuốc. Chọn 5 sản phẩm có tác dụng
tốt nhất.
2. Nghiên cứu thành phần hóa học của 5 dịch chiết. Xác định hàm lượng các nhóm
chất có tác dụng bảo vệ gan. Chọn 3 sản phẩm có hiệu suất chiết cao, nguyên liệu
dễ khai thác và dễ trồng để tiếp tục nghiên cứu so sánh tác dụng dược lý.
3. Thử các tác dụng lý sau của 3 chế phẩm chọn đượ
c: chống oxy hoá, ức chế xơ gan,
trên men gan GPT, GOT, bilirubin; tác dụng chống viêm mạn; tác dụng lợi mật
Chọn 1 sản phẩm có tác dụng tốt nhất để nghiên cứu độc tính:
i. Thử độc tính cấp
ii. Độc tính bán trường diễn .
4. Nghiên cứu quy trình chiết xuất sản phẩm quy mô pilot.
5. Nghiên cứu dạng bào chế và quy trình sản xuất thuốc trị viêm gan mạn do siêu vi
B.

ii
6. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu, bán sản phẩm và thuốc mới.
7. Bào chế 5.000 viên bao phim thuốc mới.
8. Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học và Hội nghị khoa học
Đối chiếu với các nội dung nghiên cứu đã đăng ký và đã được Bộ phê duyệt ở trang 7 của
bản TM đề tài thì có 1 thay đổi: đó là tiểu mục “thử độc tính sinh sản” (thuộc nội dung
nghiên cứu 5)
đã được Vụ KH-ĐT Bộ Y tế cho phép không thực hiện trong buổi họp
thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện nhưng khi sửa chữa bản thuyết minh, chủ nhiệm
đề tài đã sơ xuất không xoá tiểu mục “thử độc tính sinh sản” trong phần “Nội dung nghiên
cứu”.
7.2. Về các yêu cầu khoa học và chỉ tiêu cơ bản của các sản phẩm KHCN:

Các sản phẩm của đề tài:
1)
Danh sách các vị thuốc và bài thuốc có tác dụng bảo vệ gan:
Kết quả thử tác dụng bảo vệ gan của các dịch chiết n-hexan, cồn 80% và nước của
10 vị thuốc và 2 bài thuốc trên chuột nhắt trắng bị gây độc gan bằng carbon tetraclorid đã
cho phép chọn được:
• Bảy vị thuốc có tác dụng bảo vệ gan sau:
- Lá ban tròn
- Lá muồng trâu
- Lá vọng cách.
- Quả dứa gai
-
Quả khúng khéng,
- Quả ngũ vị
- Rễ cốt khí
Các vị thuốc này làm giảm có ý nghĩa thống kê hoạt tính của enzym GPT từ 26,53
đến 73,58% và giảm từ 31,22 đến 65,06% hàm lượng bilirubin bị gây tăng bởi CCl
4

(P<0,05).
• Hai bài thuốc có tác dụng bảo vệ gan:
Bài số 1: Hạ khô thảo (30 g), ý dĩ (20 g), gừng khô (3 lát), dành dành (12 g), Hoài sơn (20
g), thổ phục linh (12 g), sâm bố chính (20 g), mã đề (10 g), trần bì (6 g).

iii
Bài số 2: Hạ khô thảo (40 g); thổ phục linh (12 g), nghệ vàng (10 g), mã đề (40 g), rau
má (40 g).
Hai bài thuốc có tác dụng bảo vệ gan tương đương với silymarin (liều 100mg/kg thể
trọng chuột), làm giảm có ý nghĩa thống kê hoạt tính của enzym GPT từ 46,08 đến
57,54% và giảm từ 46,63 đến 44,98% hàm lượng bilirubin bị gây tăng bởi CCl

4
(P<0,05).

2) Báo cáo kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý và thành phần hoá học của vị
thuốc điều trị viêm gan mạn do virút VGB
2.1- Nghiên cứu tác dụng dược lý: Kết quả nghiên cứu so sánh tác dụng chống viêm
gan mạn, tác dụng lợi mật, tác dụng chống viêm mạn của 3 chế phẩm chọn được là
flavonoid ban tròn, cao nước lá muồng trâu và bài thuốc số 2 đã cho phép chọn chế phẩm
flavonoid chiết xuất từ lá cây ban tròn (Hypericum patulum Thunb. ex Murray) làm thuốc
điều trị viêm gan mạn do siêu vi B - được gọi là “Cao ban tròn” (còn gọi là bột Hypatin).
Kết quả thử các tác dụng dược lý của bột Hypatin như sau:
-Tác dụng bảo vệ gan: Với liều thử 250mg/kg thể trọng chuột nhắt trắng, bột Hypatin
đã làm giảm có ý nghĩa thống kê 36,50% hoạt độ của enzym GPT và 53,58% hàm lượng
bilirubin trong huyết thanh chuột bị gây tăng bởi CCl
4
.
-Tác dụng ức chế xơ gan: Bột Hypatin với các liều thử 125mg/kg và 250mg/kg đã làm
giảm hàm lượng colagen trong gan chuột cống trắng bị gây viêm gan mạn và gây tăng
colagen bằng CCl
4
: 10,76% (P<0.05) và 15,24% (P<0,001) tương ứng.
-Tác dụng chống oxy hoá: Bột Hypatin với các liều thử 125mg/kg và 250mg/kg đã làm
giảm hàm lượng MDA trong gan chuột cống trắng bị gây tăng peroxy hoá lipid bằng
CCl
4
: 21,38% và 13,65% tương ứng.
-Tác dụng trên tổ chức tế bào gan: Bột Hypatin đã thể hiện tác dụng bảo vệ gan trên
chuột cống trắng bi gây xơ gan bằng CCl
4
, tuy không giúp hồi phục hoàn toàn nhưng đã

cải thiện rõ rệt các tổn thương gan. Đặc biệt đã hạn chế mức độ xơ hoá gan rất nhiều so
với lô chuột bệnh lý không được điều trị. Đây là kết quả mới đáng ghi nhận đối với cây
ban tròn và chế phẩm flavonoid toàn phần.

iv
-Tác dụng chống viêm mạn: Bột Hypatin với liều thử 250mg/kg đã làm giảm có ý nghĩa
thống kê 23,5% trọng lượng ổ viêm do amian gây ra trên chuột cống trắng.
-Tác dụng lợi mật: Bột Hypatin với liều thử 250mg/kg đã làm tăng tiết mật 29,29%
(P<0,05) so với lô chứng trên chuột nhắt trắng trưởng thành (mô hình Rudi).
Với các tác dụng dược lý thử trên chuột bị gây viêm gan cấp và mạn tính bằng CCl
4

đã liệt kê ở trên, chế phẩm flavonoid ban tròn đáp các yêu cầu đối với một thuốc điều trị
viêm gan mạn do virút VGB. Vì vậy flavonoid được chọn để tiếp tục nghiên cứu trên độc
tính cấp và độc tính bán trường diễn.
2.2. Nghiên cứu về hoá học của chế phẩm flavonoid:
-Đã xác định hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá ban tròn thu hái tại Sapa (Lào
cai): Đạt trung bình 5,92%.
-Đã nghiên cứu chiết tách flavonoid toàn phần và các chất tinh khiết astilbin,
quercitrin từ lá ban tròn phụ
c vụ cho thử tác dụng dược lý.
-Đã phân tích thành phần hoá học của flavonoid bằng SKLCA: Kết quả cho thấy trong
chế phẩm có ít nhất 11 pic tương ứng với flavonoid. Hàm lượng (%) astilbin và
quercitrin trong chế phẩm flavonoid đạt từ 8,76-10,25% và từ 8,70 đến 9,70% tương
ứng.
3) Báo cáo kết quả thử độc tính của flavonoid ban tròn:
*Độc tính cấp: Kết quả thử độc tinh cấp cho thấy liều không có chuột chết LD
0
= 5000mg
bột flavonoid gấp 40 lần liều có tác dụng (125mg/kg). Điều này chứng tỏ bột Flavonoid

có độ an toàn cao khi sử dụng.
*Độc tính bán trường diễn: Cho thỏ uống flavonoid với liều 5000mg/kg thể trọng thỏ
trong 30 ngày liên tục đã không gây ảnh hưởng đến chức năng gan; thận và chức năng tạo
máu của thỏ thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu mô học gan thận cho thấy hình ảnh tế bào
gan và thận củ
a thỏ không bị tổn thương sau khi uống flavonoid 5000mg/kg x 30 ngày,
không thấy sự khác biệt khi so sánh với hình ảnh tế bào gan và thận của thỏ lô đối chứng.
Như vậy có thể kết luận chế phẩm flavonoid ban tròn không gây độc đối với cấu trúc tế
bào gan và thận.


v
4) Quy trình chiết xuất flavonoid toàn phần từ lá ban tròn quy mô pilot:
- Dung môi chiết: nước
- Tỷ lệ nước - dược liệu: vừa đủ
- Nhiệt độ chiết: 90-95
0
C
- Thời gian chiết: 1h x 3 lần
- Cô dịch chiết nước đến cao lỏng: tỷ lệ thích hợp.
- Chiết flavonoid từ cao lỏng bằng EtOAc: Tỷ lệ thích hợp.
- Cô dịch chiết EtOAc dưới áp suất giảm
- Sấy cao EtOAc ở 50
0
C.
Đã thực hiện chiết xuất trên dây truyền chiết xuất đa năng của hãng Tourner (Pháp)
với mẻ chiết 10kg lá khô x 3 mẻ. Kết quả: đạt hiệu suất chiết flavonoid trung bình 5,69%
so với dược liệu khô (tương đương hiệu suất 85,43% so với khối lượng flavonoid có trong
dược liệu). Hàm lượng flavonoid toàn phần trong chế phẩm tính theo astilbin đạt trung
bình 40,88% (xác định bằng phương pháp quang phổ tử ngoại).

Kết quả định lượ
ng bằng phương pháp SKLCA cho thấy quy trình cho sản phẩm có
hàm lượng astilbin và quercitrin trong chế phẩm flavonoid tương đối ổn định đạt từ 17,46
đến 19,95%
5) Nghiên cứu phương pháp bào chế và quy trình sản xuất thuốc mới:
Thuốc mới bào chế từ chế phẩm flavonoid ban tròn được đặt tên là Hypatin (xuất
phát từ tên khoa học của cây thuốc Hypericum patulum). Đã khảo sát 5 công thức với các
thành phần tá dược khác nhau, chọn được công thức 4 là công thức cho viên thu
ốc đạt các
yêu cầu của DĐVN III.
Thuốc được nghiên cứu dưới dạng viên nén bao phim có công thức sau:
Công thức cho điều chế 1 viên:
Cao ban tròn (Bột Hypatin) (Một trăm bẩy mươi miligam) 0,1700 g
Magiesi carbonat nhẹ (Ba mươi miligam)
0,0300 g
Avicel (Tám mươi miligam) 0,0800 g
Tinh bột (Bốn mươi miligam) 0,0400 g

vi
Bột talc (Ba một phần năm miligam) 0,0032 g

6) Nghiên cứu tiêu chuẩn hoá:
Đã nghiên cứu xây dựng 3 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn nguyên liệu - lá ban tròn 04TCI
1
-01-08.
- Tiêu chuẩn bán thành phẩm - cao ban tròn (bột hypatin): 04TCI
1
-02-08.
- Tiêu chuẩn thuốc - viên bao phim Hypatin: 04TCI

1
-03-08

7) Các bài báo:
1. Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các chất từ quả ngũ
vị tử (Schisandra sphenanthera Rehder et Wils.) thu hái ở Kon Tum. Tạp
chí Dược liệu số 3 + 4 năm 2007: 101-103.
2. Anti –hepatitis and cirrhosis inhibitory effect of Hypericum patulum Thunb.
ex Murray (bằng tiếng Anh). Tạp chí Dược liệu số 6/ 2007: 174-178.
3. Quercitrin - flavon glycosid chiết tách từ cây Ban tròn (Hypericum patulum
Thunb. ex Murray) có tác dụng bảo vệ gan. tạp chí Dược học số 10 /2007:
40-41, 43, 48.
4. Tham gia Hội nghị Quốc tế : “Anti –hepatitis and cirrhosis inhibitory effect
of Hypericum patulum Thunb. ex Murray”.Book of Abstracts: International
Workshop on Herbal Medicinal plants and Traditional Herb Remedies, 20-
21 September 2007, Hanoi, Vietnam., page 47-48.
8) Đã bào chế 5.000 viên bao phim đạt yêu cầu DĐVN III.
Kết luận: Đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu.
-Các sản phẩm khoa học có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khoa học của đề tài cấp
Bộ.
7.3. Về tiến độ thực hiện: Đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu theo tiến độ đã
dự kiến.



vii
8. Những đóng góp mới của đề tài:
-Đã xác định tác dụng bảo vệ gan của các vị thuốc rễ cốt khí và quả khúng khéng và 2
bài thuốc nêu ở trên (số 1 và số 2).
-Đề tài đã thu được những kết quả mới về các tác dụng chống viêm gan mạn, ức chế

xơ gan, chống oxy hóa, chống viêm mạn, lơi mật và độc tính của chế phẩm flavonoid
toàn phần chiết xuất từ lá ban tròn (
đã liêt kê ở trên).
-Quy trình chiết xuất flavonoid từ lá ban tròn quy mô pilot cũng là một đóng góp mới
của đề tài.
-Thuốc điều trị viêm gan mạn do siêu vi B Hypatin là một thuốc mới lần đầu tiên được
nghiên cứu từ cây ban tròn.
-Kết quả nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan, chống viêm gan mạn, ức chế xơ gan,
chống oxy hóa, chống viêm mạn và lơi mật của lá muồng trâu.

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 n
ăm 2008
Chủ nhiệm đề tài



PGS.TS Bùi Thị Bằng


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Viêm gan siêu vi B (viêm gan B) là bệnh nhiễm trùng gan nặng do virút viêm gan
B gây ra. Bệnh viêm gan B (VGB) nằm trong danh mục 10 bệnh dịch gây tử vong cao
nhất trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện có khoảng 400
triệu người trên toàn cầu nhiễm virút viêm gan B, hơn nửa triệu người chết mỗi năm do
ung thư gan nguyên phát thì có đến 80% là do VGB. Viêm gan B mạn tính nếu không
được điều trị có thể
dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan và tử vong. Suy gan và ung thư
gan do VGB mạn tính làm chết nhiều người tại châu Á, từ 350.000-400.000 người/năm.

Tại VN các số liệu điều tra về dịch tễ học cũng cho biết có khoảng 15% dân số,
tương đương 12 triệu người đang bị nhiễm virút VGB, cao gấp 40 đến 50 lần số người
nhiễm HIV. Theo Hội Ung thư toàn cầu, Việt Nam đang đứng thứ 2 về ung th
ư gan và
90% căn bệnh nguy hiểm này do viêm gan B gây ra, 20,5% mắc phải ở người lớn và tỷ
lệ nam thường cao hơn 5 lần phụ nữ [simci.org].
Theo hướng dẫn mới của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan Mỹ (AASLD) được công
bố tại hội nghị APASL 2007 ở châu Á, mục tiêu cơ bản của điều trị VGB mạn là đạt
được sự ức chế duy trì đối với sự sao chép của virút VGB và đẩ
y lùi bệnh gan. Mục tiêu
tối hậu là ngăn chặn xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Thuốc uống điều trị VGB mạn tính có 4 loại đã được cơ quan Dược và Thực phẩm
Hoa Kỳ (FDA) cho sử dụng trong điều trị là Lamivudine, Adefovir, Entecavir và
Telbivudine.
Các thuốc tân dược thường có nhiều tác dụng phụ và giá thành đắt. Vì vậy, các
thuốc có nguồn gốc thảo mộc đang được khuyến khích nghiên cứu, đặc biệt là các vị
thuốc Đông dược đã được dùng theo kinh nghiệm cổ truyền để chữa các bệnh về gan. Số
thuốc thảo mộc đưa vào sử dụng chưa nhiều nhưng bước đầu cho thấy có triển vọng tốt
trong hỗ trợ điều trị VGB mạn nói chung và VGB mạn hoạt động (VGMHĐ) nói riêng.
Các thuốc thảo mộc thường có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giảm viêm gan, phục hồ
i
chức năng gan, ức chế xơ gan. Một số thuốc thảo mộc còn có tác dụng ức chế sự nhân

2
lên của virút VGB, tăng sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên HBsAg của virút
VGB. Khi dùng phối hợp với các thuốc tân dược, các thuốc thảo mộc có tác dụng rút
ngắn thời gian điều trị và giảm liều điều trị của thuốc tân dược.
Theo kinh nghiệm dân gian và kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên
cứu khoa học (NCKH) gần đây cho thấy có nhiều cây thuốc được dùng điều trị viêm gan
có tác dụng tốt, như: Diệp hạ châu, ngũ vị, dứa gai, cam thảo dây, hạ khô thảo nam,

khúng khéng, muồng trâu, vọng cách, cốt khí, mã đề, dành dành, nọc sởi, ban tròn,
trạch tả, nhó đông, cải trời, cà gai leo, cúc gai [11, 5, 33, 56, 13, 23, 41, 57]. Trong đó,
mã đề, chi tử, hạ khô thảo nam đã được Bộ Y tế xếp vào Danh mục cây thuốc Nam điều
trị VGB.
Kế thừa và phát virút triển những kinh nghiệm sử dụng thảo dược để
bào chế thuốc
điều trị VGB mạn, chúng tôi đã được phép thực hiện đề tài: “Sàng lọc một số vị thuốc,
bài thuốc nhằm điều chế thuốc điều trị viêm gan mạn do siêu vi B”.

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:

• Đề tài nhằm 2 mục tiêu:
1. Sàng lọc một số vị thuốc, bài thuốc có tác dụng bảo vệ gan.
2. Điều chế một loại thuố
c điều trị viêm gan mạn do siêu vi B.


• Nội dung nghiên cứu:
1. Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan bằng
CCl
4
các dịch chiết từ 2 bài thuốc và 10 cây thuốc. Chọn 5 sản phẩm có tác dụng
tốt nhất.
2. Nghiên cứu thành phần hóa học của 5 dịch chiết. Xác định hàm lượng các nhóm
chất có tác dụng bảo vệ gan. Chọn 3 sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao, nguyên
liệu dễ khai thác hoặc dễ trồng để tiếp tục nghiên cứu tác dụng dược lý.

3
3. So sánh các tác dụng lý sau đây của 3 sản phẩm chọn được: Tác dụng chống oxy
hoá, ức chế xơ gan, giảm enzym GPT, GOT; tác dụng chống viêm mạn và tác

dụng lợi mật.
Chọn 1 sản phẩm có tác dụng tốt nhất để nghiên cứu độc tính:
i. Thử độc tính cấp
ii. Độc tính bán mạn .
4. Nghiên cứu quy trình chiết xuất sản phẩm quy mô pilot.
5. Nghiên cứu dạng bào chế và quy trình sản xuất thuốc trị VGM do siêu vi B.
6. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu, bán sản phẩm và thuốc mới.





















4
I- TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số thông tin chung về 10 cây thuốc - đối tượng nghiên cứu của đề tài:
• Cây Ban tròn (Hypericum patulum Thunb. ex Murr.):
Cây ban tròn (họ Ban -Hyperaceae) mọc rất phổ biến ở vùng thượng du miền Bắc và
miền Trung nước ta [24]. Nghiên cứu trước đây của chúng tôi (thuộc Đề tài KC10-07)
cho thấy cao nước của lá ban tròn có tác dụng bảo vệ gan, giảm enzym GPT, giảm
bilirubin trên mô hình gây viêm gan cấp bằng CCl
4
[13]. Cao nước của lá ban tròn còn có
tác dụng giảm hàm lượng colagen và malonyl dialdehyd (MDA) trong gan chuột bị gây
viêm gan mạn bằng CCl
4
[25, 26].
Vi phẫu lá ban tròn đã được nghiên cứu có những đặc điểm sau:
- Gân lá: Gân phía trên hơi lõm, phía dưới lồi nhiều. Biểu bì trên là một hàng tế bào hình
chữ nhật có kích thước lớn hơn tế bào biểu bì dưới. Mô dày nằm sát biểu bì, thường có 2-
3 lớp tế bào có thành rất dày. Mô mềm cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng, hình đa giác,
có kích thước nhỏ hơn tế bào mô dày. Bó libe gỗ -lớn, hình gần như tròn, với phần libe r
ất
phát triển ở phía dưới bó gỗ. Gỗ cấu tạo bởi các mạch gỗ xếp thành hàng có hình cung.
-Phiến lá: Biểu bì trên là một hàng tế bào hình chữ nhật có kích thước lớn, xếp đều đặn,
tế bào biểu bì phía dưới có kích thước nhỏ hơn. Mô dậu là một hàng tế bào hình chữ nhật
dài xếp vuông góc với tế bào biểu bì trên. Mô mềm khuyết là những tế bào có kích thước
nhỏ, thành mỏng [26].
Bột lá Ban tròn có màu nâu sẫm, mùi th
ơm nhẹ, vị hơi chát. Soi dưới kính hiển vi
thấy: Mảnh biểu bì phiến lá là những tế bào hình ngũ giác hoặc đa giác xếp đều đặn, màu
vàng nhạt hoặc lục nhạt. Mảnh phiến lá có tế bào mô dậu hình chữ nhật hình que khá dài,
xếp đều đặn thành một hàng. Mảnh mạch xoắn có 3 đến 4 hàng xếp liền nhau với những
tế bào xếp đều đặn, màu vàng tươi. Mảnh phiến lá màu lục xen vàng nhạ
t, mang tế bào lỗ

khí hình tròn hoặc hạt đậu. Mảnh biểu bì của cuống lá có những tế bào màu lục hoặc vàng
sẫm xếp thành những hàng dài [26].
Gần đây ở Ấn Độ đã nghiên cứu tác dụng của cao methanol từ lá ban tròn trên khả
năng tái tạo tế bào và làm lành vết thương trên chuột. Cao methanol bào chế dưới dạng
thuốc mỡ nồng độ 5 và 10 % đều thể hiện tác dụng làm lành vết thương có ý nghĩa thố
ng

5
kê so với nhóm chứng. Dịch chiết chloroform và dịch chiết methanol của lá và thân cây
ban tròn có phổ kháng nấm khá rộng [58, 59].
Dịch chiết của lá cây ban tròn có tác dụng làm giảm có ý nghĩa thống kế thời gian
ngủ do pentobarbitone gây ra [60]
.
Thử tác dụng kháng ung bướu của cao chiết methanol cây ban tròn cho thấy IC
50
trên
tế bào ung thư gan HEP-2 là 1,71µg/ml, trên dòng RD là 1,53µg/ml và trên dòng Vero là
2,23µg/ml, Nếu thử với nồng độ 100 - 200 µg/ml thì cao methanol ức chế hoàn toàn dòng
ung thư HEP-2 [60].


• Cam thảo dây (Abrus precatorius L.), Họ đậu (Fabaceae):
Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở vùng ven biển. Bộ phận sử dụng: Rễ,
dây, lá, thu hái vào mùa thu đông, tốt nhất khi cây mới ra hoa.
Công dụng: Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt
nên dùng trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày dùng 8-16g sắc uống [28].
Cam thảo dây còn chưa được nghiên cứu đối với bệnh viêm gan, chủ yếu được dùng
theo kinh nghiệm c
ủa nhân dân.
Tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết từ lá cam thảo dây: kháng Staphylococcus

aureus với gía trị MIC of 8 ug/ml [30]. Abruquinone có tác dụng kháng virut và độc tính
tế bào, abruquinone B có tác dụng kháng virut, kháng vi trùng lao và vi trùng sốt rét
[50].
Thành phần hóa học của lá và dây cam thảo: Trong thành phần hóa học của lá cam
thảo dây có các isoflavanquinone, abruquinone B, abruquinone G [50]; saponin
triterpenoid [48] và các glycosid triterpenic abrusoside A - D - là các chất ngọt tương tự
như glycyrrhizin có độ ngọt gấp 30 - 100 lần đường sucrose [36]. Các saponin
triterpenoid có tác dụng kháng viêm.

• Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) (Phyllanthus urinaria L.):
Nhân dân dùng cây diệp hạ châu để chữa bệnh gan từ lâu đời. Kết quả nghiên cứu
của một số tác giả cho rằng diệp hạ châu có tác dụng kháng sự nhân lên của nhiều loại

6
virut: Virut viêm gan B, Epstein-Bar virut, retrovirut, hespes simplex virut (HSV), cải
thiện enzym gan, chuyển đổi các dấu ấn của virút VGB trên lâm sàng ở bệnh nhân viêm
gan B mạn tính [68].
Gần đây, các tác giả Hàn Quốc phát hiện ellagic acid chiết tách từ diệp hạ châu có
tác dụng phóng bế virut VGB giải phóng HBeAg (kháng nguyên e) trong các tế bào gan
(IC
50
= 0,07 microg/ml) [64].
Thành phần hoạt chất của diệp hạ châu là các lignan (phyllanthin, hypophyllanthin,
phyltetralin và niranthin) và các flavonoid ellagic acid, gallic acid, geraniin [73].
Ở Việt Nam diệp hạ châu thường được dùng phối hợp với các vị thuốc đông dược
khác trong một số bài thuốc điều trị bệnh gan.
• Dứa gai (Pandanus odoratissimus L.):
Nhân dân thường dùng quả để chữa bệnh gan, đầy bụng, khó tiêu, hoàng đản.
Thành phần hoá học và tác dụng sinh học của quả dứa gai còn ít được nghiên cứu.
Năm 2002 trong khuôn kh

ổ của đề tài cấp Viện Dược liệu (do TS. Phạm Thanh Trúc làm
chủ nhiệm) chúng tôi đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của cao lỏng quả dứa gai thu hái
tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả cho thấy cao lỏng của quả dứa gai có tác dụng bảo vệ gan,
chống oxy hoá trên chuột gây viêm gan cấp và mạn tính bằng CCl
4
.
• Cốt khí (Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc.):
Thành phần hoá học của rễ cốt khí: có stilbene glycoside, piceid (2.23%),
resveratrol; anthranoid (emodin, chrysophanol, physcion); quinon; phenol
Người Dao thường dùng rễ cây cốt khí làm thuốc chữa bệnh gan.
Gần đây ở Đài Loan đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng ức chế virut VGB của
dịch chiết nước và dịch chiết cồn của cốt khí củ. Dịch chiết cồn ức chế sự nhân lên của
virút VGB với nồ
ng độ tối thiểu 10 microg/ml ( P < 0,0001). Cao nước ức chế sự nhân lên
của virút VGB với nồng độ cao hơn 30 microg/ml (P < 0,05) [34].

• Khúng khéng (Hovenia dulcis Thunb.):
Thành phần hoá học: có 8 hợp chất phenolic (1-8): vanillic acid (1), ferulic acid (2),
3,5-dihydroxystilbene (3), (+)-aromadendrin (4), methyl vanillate (5), (-)-catechin (6),

7
2,3,4-trihydrobenzoic acid (7), and (+)-afzelechin (8) [51]; flavonoid: dihydrokaempferol
(I), quercetin (II), (+)-3,3',5',5,7-pentahydroflavanone (III) and (+)-dihydromyricetin.
Người dân ở Cao bằng, Lạng Sơn dùng quả cây khúng khéng chữa ngộ độc thức ăn,
ngộ độc do rượu.
Một số tài liệu của Trung Quốc thông báo về tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây
tổn thương gan do CCl
4
/D-galactosamine gây ra [46]; ức chế xơ gan trên chuột gây xơ
gan bằng CCl

4
[52]; giải độc của rượu, thúc đẩy sự chuyển hoá của rượu ở gan [35].

• Muồng trâu (Cassia alata L.):
Ở Việt Nam cây muồng trâu mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, nhiều nhất ở
miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc (Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh) [5, 20].
Thành phần hoá học: Lá chứa anthraglucosid (3-4%), acid chrysophanic, rhein.
Công dụng: Chữa táo bón, phù thũng, đau gan, vàng da: Lá dùng dưới dạng chè.
Chữa hắc lào, bệnh tôkêlô, ecpét loang vòng, gh
ẻ, lở loét ở súc vật: Lá tươi giã nát xát,
hoặc vắt nước bôi vào nơi bị bệnh. Dùng nhuận tràng: Ngày 4 - 8g bột thân lá; tẩy: 15 -
20g sắc uống [9].
Nghiên cứu gần đây cho thấy lá muồng trâu có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn,
vì vậy có triển vọng làm thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho bênh nhân AIDS [39].
Cho đến nay chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu về tác dụng của lá muồng trâu đối với
bệnh VGB trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng.

• Ngũ vị Hoa Nam (Schisandra sphenanthera Rehder & E.H. Wilson):
Ở Việt Nam cây ngũ vị hoa nam đã được TS. Nguyễn Bá Hoạt và CS. của VDL
phát hiện tại vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kong Tum và Quảng Nam [12]. Kết quả
điều tra sơ bộ cho thấy trữ lượng quả khá cao tại 3 xã Ngọc Lây, Tê Xăng và Măng Ri : ~
4 – 5 tấn quả khô/năm. Viện Dược liệu đã nghiên cứu thăm dò tác dụng bảo vệ gan của
quả ngũ vị hoa nam thu hái taị núi Ngọc Linh so sánh với ngũ vị Trung Quốc. Kết qủa
cho thấy cao ngũ vị tử hoa nam với liều thử 67mg/kg có tác dụng giảm men gan, giảm
bilirubin và giảm hàm lượng malonyldialdehyd (MDA) trên mô hình gây viêm gan cấp

8
bằng CCl
4
và bằng ethanol, so với lô chứng bệnh lý kết quả có ý nghĩa thống kê. Cao ngũ

vị tử hoa nam còn làm gỉam thời gian ngủ của pentobarbital bị kéo dài do tiêm CCl
4
. Kết
quả nghiên cứu thăm dò trên đây cho thấy quả ngũ vị hoa nam rất có triển vọng trong điều
chế thuốc trị viêm gan mạn [Nguyễn Bá Hoạt, 2005].

• Nọc sởi (Hypericum japonicum Thunb.ex Murr.):
Cây nọc sởi, còn có tên là điền cơ hoàng, châm hương. Bộ phận sử dụng: Toàn cây
(thân, cành mang lá, hoa, rễ). Thành phần hoá học: Cây nọc sởi thu hái tại Việt Nam đã
được phân tích sơ bộ thành phần hoá học bằ
ng phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM).
Kết quả cho thấy trong phần trên mặt đất của cây có flavonoid, acid amin, acid hữu cơ
[26].
Tại Nhật Bản các tác giả đã chứng minh trong cây nọc sởi có các dẫn xuất
phloroglucinol: saroaspidin A, B và C; các sarothralen A, B, C và D; sarothralin và
sarothralin G. Gần đây các bisxanthones jacarelhyperol A và B đã được phân lập từ cây
nọc sởi ở Nhật Bản.

Cây nọc sởi còn là một vị thuốc dùng trong dân gian. Tính chất: Theo Đông y cây nọc
sởi có vị đắ
ng, ngọt, tính bình, không độc vào 2 kinh can và tỳ. Có tác dụng thanh thấp
nhiệt, tiêu thũng trướng, khử tích tiêu thực (chữa tiêu hoá kem, đầy) dùng chữa cam tích,
thấp nhiệt hoàng đản. Dùng ngoài chữa rắn cắn, bị thương, sưng đau. Chữa hoàng đản:
cây nọc sởi khô: 40 – 60 g sắc uống [11, 20].
Theo kết quả nghiên cứu của các nước, cây nọc sởi có tác dụng kháng vi rút mạnh
(HSV-II, HIV) và kháng khuẩn. Tại Trung Quốc cây nọc sởi được dùng chữa viêm gan
cấp hoặc m
ạn tính [5, 11]. Gần đây cây nọc sởi được chứng minh có tác dụng chống ô xy
hóa lipid mạnh. Các tác giả cho rằng tác dụng này có liên quan đến tác dụng bảo vệ gan
của dược liệu [33].


• Vọng cách (Premna corymbosa Rootl. ex Willd.), họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae):

9
Cây vọng cách mọc hoang và được trồng ở đồng bằng và vùng núi để lấy lá làm gia
vị ăn gỏi cá. Nhân dân thường dùng lá vọng cách làm thuốc chữa kiết lỵ, tiêu hoá kém,
tiểu tiện khó, trị phù do gan, xơ gan [5, 11, 20]. Người Mường Hoà Bình dùng lá vọng
cách chữa bệnh gan. Ngày dùng 8-12g lá.
Thành phần hoá học của lá vọng cách: Lá có mùi thơm hắc. Trong lá có verbacosid
iridoid glucosid là bremcoryosid, alcaloid premnazol [5].
Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học của lá vọng cách cho thấy trong lá vọng
cách có các thành phần: alcaloid, flavonoid, coumarin, saponin và đường khử. Đã xác
định chỉ số bọt của saponin trong lá là 125, chỉ số phá huyết đối với máu dê là 400. Độc
tính cấp: không xác định được LD
50
khi cho chuột uống với liều ~ 50g dược liệu/kg chuột
[21].
Tác dụng chống oxy hóa của cao lỏng lá vọng cách với liều tương đương ~10g dl./kg
chuột có tác dụng làm giảm 7,86% hàm lượng MDA ở chuột bị gây tăng oxy hóa bằng
CCl
4
. Cao lỏng còn có tác dụng giảm hoạt tính của GPT từ 154,95 xuống còn 119,11(U/l)
và giảm hàm lượng bilirubin từ 2,78 xuống 2,09 (µmol/l) trong huyết thanh chuột bị gây
viêm gan cấp bằng CCl
4
[21].

* Nhận xét chung:


-Những thông tin trên đây cho thấy 10 cây thuốc liệt kê ở trên là những cây thuốc đã
được sử dụng trong điều trị một số bệnh về gan theo kinh nghiệm của nhân dân, trong đó
một số cây đã được nghiên cứu sơ bộ ở trong và ngoài nước về tác dụng bảo vệ gan, ức
chế xơ gan. Vì vậy các dược liệu từ các cây thuốc này rất có triển v
ọng trong nghiên cứu
sàng lọc để tìm các vị thuốc có tác dụng bảo vệ gan tốt nhất, làm cơ sở cho nghiên cứu
bào chế một loại thuốc điều trị viêm gan B mạn.

-Việc lựa chọn các cây thuốc này làm đối tượng nghiên cứu sàng lọc vị thuốc có tác
dụng bảo vệ gan sẽ rút ngắn thời gian nghiên cứu và bảo đảm tính khả thi của đề tài.

10
-Kết quả thử nghiệm đồng thời trên cùng một mô hình nghiên cứu sẽ cho phép lựa
chọn sản phẩm chiết xuất có tác dụng bảo vệ gan tốt nhất để bào chế một loại thuốc điều
trị viêm gan B mạn - là mục tiêu chính của đề tài.

1.2. Một số bài thuốc điều trị viêm gan:

Trong nhân dân đã lưu truyền và đang được sử dụng một số bài thu
ốc trị các bệnh về
gan, trong đó có VGB, xơ gan cổ chướng, hoàng đản, suy giảm chức năng gan…:
1) Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi khuẩn thể cấp tính [27]: Hạ khô thảo (30 g), ý dĩ (20
g), gừng khô (3 lát), dành dành (12 g), Hoài sơn (20 g), thổ phục linh (12 g), sâm bố chính
(20 g), mã đề (10 g), trần bì (6 g). Sắc uống ngày 1 thang.
2) Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi khuẩn thể mạn tính [ 27]: Hạ khô thảo (40 g); thổ
phục linh (12 g), nghệ vàng (10 g), mã đề (40 g), rau má (40 g). Sắc uống ngày 1 thang.
3) Bài thuốc chữa viêm gan nhiễm trùng: bạch truật (9 g), Nhân trần (30 g), trạch tả (9 g),
dành dành (9 g), thổ phục linh (12 g), nước 450 ml. sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong
ngày.
4) Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi trùng (theo phương pháp chữa thanh nhiệt, lợi thấp)

[27]: Nhân trần (30 g), dành dành (12 g), vỏ đại (10 g) (hoặc chất chiết 8 g). Sắc uống
ngày 1 thang, uống trong 5 – 7 ngày.
5) Xirô nhân trần: Chữa vàng da, vằng mắt, viêm gan [20]: Nhân trần (24 g), chi tử (12
g), nước 600 ml, sắc còn 100 ml, thêm đường cho đủ thành xirô. Chia 3 lần uống trong
ngày.
6) Bài thuốc LIV-94: Diệp hạ châu đắ
ng, chua ngút, cỏ nhọ nồi. Đây là bài thuốc nghiên
cứu trong khuôn khổ đề tài cấp thành phố : “Đánh giá tác dụng của thuốc LIV-94 làm
giảm và sạch HBsAg trên bệnh nhân viêm gan mạn tính” do BS Nguyễn Bá Kinh(Giám
đốc bệnh viện Thanh nhàn) làm chủ nhiệm kết hợp với Viện quân Y 103. Các vị thuốc
trong bài thuốc này đều là các vị thuốc chỉ huyết lương, có tác dụng cầm máu, lợi mật, hạ
men gan, làm giảm và sạch HBsAg- kháng nguyên bề mặt của viêm gan B. Bệnh nhân b

viêm gan mạn tính sau khi dùng thuốc LIV-94 từ 50 đến 97% số bệnh nhân được phục hồi

11
men gan transaminase, từ 67 – 100% số bệnh nhân (tuỳ theo bệnh lý ban đầu) giảm
bilirubin toàn phần trở về bình thường.
7) Xirô Hebevera – bài thuốc gia truyền của Lương Y Trần Xuân Thiện: Bài thuốc gồm 3
vị: Diệp hạ châu đắng, xuyên tâm liên và chi tử. Bài thuốc này đã được lương y Trần
Xuân Thiện dùng điều trị cho nhiều thanh niên tình nguyện có HBsAg(+) sau thời gian
điều trị có HBsAg (-). Kết qủa nghiên cứu đã được công bố. Bài thuóc có 2 tác dụng:
+Chuyể
n HBsAg (+) trở về âm tính HBsAg(-) là 26,5% (26/98 người).
+Tác động lên hệ miễn dịch, kích thích sản xuất ra kháng thể chống kháng nguyên
HBsAg là 62% trường hợp (59/98 người).
+Thuốc không có tác dụng phụ.
Sau này DS. Trần Dũng Sỹ cùng PGS. Hà Văn Ngạc (Viện Quân Y 103) tiếp tục nghiên
cứu dưới dạng xirô Hebevera.
8) Bài thuốc VG 99: Bài thuốc gồm 7 vị: Diệp hạ châu đắng, nhân trần, sa tiền, rau má,

ngũ vị tử, uất kim, đại hoàng. Thuốc được bào chế dưới dạng cao lỏng chiết xuất theo quy
trình của Khoa dược, Viện Y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam. Thuốc đã được dùng điều
trị cho 18 bệnh nhân VGB tại Bệnh viện Đống đa và Viện YHCT với liều dùng 50
ml/ngày trong 2 tháng. Kết quả thuốc VG 99 có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng lâm
sàng, làm giảm trasaminase máu, giảm hoạt động viêm trên mô học ở bệnh nhân VGB
mạn tính. Tại Sơn La từ lâu bài thuốc này cũ
ng được nhiều người sử dụng để chữa VGB.
9) Bài thuốc bổ gan – thông mật: Thành phần có 3 vị: Cao actisô, cao khô biển súc (rau
đắng), bột hạt bìm bìm. Bài thuốc này được một số công ty Dược trong nước sản xuất.
10) Bài thuốc tiêu phong nhuận gan số 40: Là thuốc do Cơ sở Đông Nam Dược Ngọc liên
Mỹ tho, Cần thơ sản xuất. Thành phần gồm 20 vị: Muồng trâu, rau má, xuyên tâm liên,
rau đắng biển, dâu tằm, hoàng đằng, ngh
ệ, dứa gai, bèo cái, actisô, lạc tiên, vông nem, cỏ
mần trầu, cỏ mực, móp gai, ô rô, quau nước, chi tử, hương phụ và kim ngân hoa. Thuốc
có tác dụng nhuận gan, lợi mật, kháng viêm, giải độc, nhuận tràng. Trị viêm gan mạn, mệt
mỏi, kém ăn, đầy bụng, đau vùng gan.
Trên đây là một số trong số rất nhiều bài thuốc được sử dụng trong nhân dân để điều
trị viêm gan, rối loạn chức năng gan, viêm gan mạn tính Trong số này c
ũng có những

12
bài thuốc đã được chứng minh trên lâm sàng. Nhận xét chung: Các bài thuốc thường có ít
nhất 3 vị , nhiều nhất đến 20 vị. Một số dược liệu có tần suất sử dụng nhiều trong các bài
thuốc là: Diệp hạ châu đắng, dành dành, mã đề, rau má, nhân trần, actisô, rau đắng. Thành
phần các bài thuốc thường gồm các vị thanh nhiệt, lương huyết. Theo y học hiện đại các
vị thuốc có tác dụng chống ô xy hoá là có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm gan do đó có
tác dụng giảm các enzym gan và chống hoại tử tế bào gan. Một số vị có tác dụng kích
thích sản xuất kháng thể chống kháng nguyên HBsAg, ức chế sự nhân lên của vi rút VGB
nhờ vậy làm chuyển HBsAg (+) về âm tính và giảm số lượng vi rút VGB.



1.3. Một số hoạt chất có tác dụng trong điều trị viêm gan:

Việc tìm kiếm các chất bảo vệ gan thường được bắt đầu từ các cây thuốc đã đượ
c sử
dụng theo kinh nghiệm cổ truyền để chữa các bệnh liên quan đến gan. Trong số các cây
được chú ý nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất có thể kể đến: cúc gai (Silybum marianum
), actisô (Cynara scolymus ), ngũ vị tử (Schizandra chinensis), diệp hạ châu (Phyllanthus
urinaria ), nghệ (Curcuma longa), sài hồ (Buplerum chinensis)… Nhiều chất đã được
phân lập và được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan. Các chất đó thuộc nhiều nhóm
chất: nhóm hợ
p chất phenol (flavonolignan, flavonoid, lignan, coumarin, xanthon, tanin,
acid phenolic…), terpenoid, alcaloid và các chất khác.
Trong đó, các hợp chất flavonoid đã được nhiều công trình nghiên cứu chứng minh
có tác dụng bảo vệ gan thông qua các tác dụng: dập tắt gốc tự do, tác dụng chống oxy
hoá, bảo vệ tế bào, chống lão hoá tế bào, tăng tiết dịch mật, giải độc gan, bảo vệ chức
năng gan, lợi tiểu, chống viêm, giảm đau trên thực nghiệm. Hoạt tính của flavonoid chủ
yế
u là nhờ trong cấu trúc hoá học của chúng có vòng thơm, hệ nối đôi liên hợp, nhóm
carbonyl, nhóm OH phenol. Có 49 chất thuộc nhóm flavonoid đã được chứng minh có tác
dụng bảo vệ gan [15, 29, 38, 40, 44, 65 ].
Catechin (cyanidanol-3) là một bioflavonoid đã được nghiên cứu chứng minh tác
dụng trên các mô hình gây viêm gan ở động vật và trên lâm sàng. Biệt dược Catergen

13
chứa (+)-catechin đơn chất đã được đưa vào sử dụng trong điều trị viêm gan từ 1976,
[71]. Hợp chất này thể hiện tác dụng kích thích miễn dịch, bảo vệ chức năng gan ở bệnh
nhân viêm gan B. Khi dùng phối hợp với alpha-interferon nó làm tăng tác dụng chống
virút VGB của alpha-interferon. Các dẫn chất của catechin như gallocatechin,
epigallocatechin cũng có tác dụng bảo vệ gan trên các mô hình gây tổn thương gan bởi D-

galactosamin và lipopolysaccharid ở chuột nhắt [70, 72]. Các chấ
t này có trong chè xanh
Camellia sinensis và thường gặp trong nhiều cây khác. Các flavonoid: ellagic acid, gallic
acid, geraniin trong diệp hạ châu đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan [73]
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các chất này chỉ là chất chỉ định được dùng để
kiểm soát chất lượng của các thuốc thảo mộc. Trên thực tế chúng chiếm một hàm lượng
thấp trong nước sắc của các bài thuốc hoặc các dạng bào chế. Đa số các bài thuốc có
thành phần phức t
ạp cùng với sự phối chế tinh sảo của thiên nhiên làm nên những tổ hợp
các chất trong các sản phảm chiết xuất từ dược liệu mà chúng ta chưa biết hết. Vì vậy việc
dự đoán thành phần hoạt chất trong các bài thuốc chỉ là tương đối. Điểm quan trọng là
thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh và cải thiện các xét nghiệm enzym
gan, bilirubin, giảm viêm, chuyển đảo huyết thanh, xuất hiện anti-HBeAg và làm giảm số
lượng vi rút VGB, ức chế xơ gan.



14
II- VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu:
Vật liệu nghiên cứu là 10 vị thuốc (bảng 2.1) và 2 bài thuốc điều trị viêm gan siêu vi cấp
và mạn tính.
Bảng 2.1: Danh sách các vị thuốc nghiên cứu
STT Tên vị thuốc Tên khoa học của cây
thuốc
Nơi thu hái mẫu
1 Quả cây ngũ vị tử hoa
nam
Schisandra sphenanthera
Rehder & E.H. Wilson

Đắc Tô, Kon Tum
2 Lá cây ban tròn
Hypericum patulum
Thunb. ex Murray
Sapa, Lào Cai
3 Nọc sởi
Hypericum japonicum
Thunb. ex Murray
Hà Nội
4 Quả dứa gai
Pandanus odoratissmus
L.
Quảng Ninh
5 Rễ cốt khí
Polygonum cuspidatum
Sieb et Zucc.
Lào Cai
6 Diệp hạ châu (chó đẻ
răng cưa)
Phyllanthus urinaria L. Thanh Trì, Hà Nội
7 Cam thảo dây
Abrus precatorius
Thanh Trì, Hà Nội
8 Quả khúng khéng Hovenia dulcis Thunb. Thị xã Cao Bằng
9 Lá muồng trâu Cassia elata L. Thanh Trì, Hà Nội
10 Lá vọng cách
Premna corymbosa
Thanh Trì, Hà Nội



*Hai bài thuốc chữa viêm gan siêu vi mạn tính đã được nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo
vệ gan [27]:

×