Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG PHÁT DỤC CỦA HEO HẬU BỊ CÁI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.69 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG PHÁT DỤC
CỦA HEO HẬU BỊ CÁI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG
TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Họ và tên
Ngành
Niên khóa
Lớp

: TRẦN DUY HẢI
: CHĂN NUÔI
: 2005 – 2009
: DH05CN

Tháng 9/2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA
HEO HẬU BỊ CÁI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Tác giả

Trần Duy Hải


KHÓA LUẬN ĐƯỢC ĐỆ TRÌNH ĐỂ CẤP BẰNG KỸ SƯ NGÀNH CHĂN NUÔI

Giáo viên hướng dẫn
GVC. TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

Tháng 09 năm 2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập : Trần Duy Hải.
Tên luận văn : “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát dục của các giống
heo hậu bị cái tại xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú, tỉnh Đồng Nai”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày 17 tháng 09 năm 2009.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Phạm Trọng Nghĩa

ii


LỜI CẢM ƠN
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã dạy dỗ giúp
đỡ tôi trong những năm qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Trọng Nghĩa đã hết lòng hướng
dẫn và chỉ bảo tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú, cùng

toàn thể công nhân viên đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành đề tài này.
Thành quả này kính dâng lên Ba, Mẹ, người tận tụy lo cho con đến ngày hôm
nay, cùng những người thân yêu thương, giúp đỡ và động viên con trong những
năm qua.
Xin cảm ơn toàn thể các bạn cùng lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập cũng như trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.

Sinh viên: Trần Duy Hải

iii


TÓM TẮT
Qua thời gian thực tập từ ngày 22/02/2009 đến ngày 04/06/2009 với đề tài
“Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng phát dục của heo hậu bị cái thuộc một số
nhóm giống tại xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú”. Chúng tôi đã khảo sát 76 con heo
hậu bị cái với các giống LL, LY, YL, YY có kết quả như sau:
Một số chiều đo như cao vai, dài thân và vòng ngực có trung bình tính chung là
66,88 cm, 114,14 cm, 108,07 cm.
Một số chiều đo như rộng ngực, rộng mông và vòng ống có trung bình tính chung
là 28,49 cm, 31,09 cm, 17,46 cm.
Chỉ số nở mông và chỉ số to xương của một số nhóm giống heo hậu bị cái ở 240
ngày tuổi có trung bình tính chung là 109,42 %, 26,121 %.
Trọng lượng hiệu chỉnh về 240 ngày tuổi của các nhóm giống tính chung là
105,16 kg.
Tăng trọng tuyệt đối trung bình của các nhóm heo trong giai đoạn 150 – 240
ngày tuổi tính chung là 317 g/ngày
Dày mỡ lưng hiệu chỉnh trung bình của các nhóm giống heo tính chung là 10,543 mm
Ngày tuổi lên giống lần đầu của các nhóm giống heo có trung bình tính chung là

236,13 ngày.
Chỉ số chọn lọc trung bình của các nhóm giống tương ứng là:
LL (100,46 điểm), LY (100,13 điểm), YL (97,78 điểm), YY (103,61 điểm)

iv


MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục đích ...............................................................................................................2
1.3. Yêu cầu .................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ.....................................3
2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................3
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển xí nghiệp.....................................................3
2.1.3. Nhiệm vụ của xí nghiệp .................................................................................4
2.1.4. Cơ cấu tổ chức................................................................................................4
2.1.5. Cơ cấu đàn…………………………………………………………………..4
2.1.6. Công tác giống ...............................................................................................5
2.1.7. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng heo hậu bị cái ............................................5
2.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................................12
2.2.1. Heo hậu bị là gì? ..........................................................................................12
2.2.2. Ngoại hình thể chất ......................................................................................13
2.2.3. Sinh trưởng phát dục ....................................................................................14
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục ................................15
2.2.5. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát dục.......................................................17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .........................................19
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .........................................19

3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...........................................................................19
3.4. CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ......................................................................................19
3.4.1. Các chiều đo.................................................................................................19
3.4.2. Các chỉ số cấu tạo.........................................................................................20
v


3.4.3. Khả năng tăng trọng .....................................................................................20
3.4.4. Độ dày mỡ lưng hiệu chỉnh về trọng lượng chuẩn 90 kg (DMLHC) ..........20
3.4.5. Chỉ tiêu phát dục ..........................................................................................21
3.4.6. Chỉ số chọn lọc.............................................................................................21
3.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................22
4.1. MỘT SỐ CHIỀU ĐO TRÊN HEO HẬU BỊ CÁI Ở 240 NGÀY TUỔI ............22
4.1.1. Cao vai của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi…………………………....22
4.1.2. Dài thân của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi..........................................23
4.1.3. Vòng ngực của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi. ....................................24
4.1.4. Sâu ngực của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi. .......................................25
4.1.5. Rộng ngực của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi......................................26
4.1.6. Rộng mông của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ....................................27
4.1.7. Vòng ống của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi. ......................................28
4.2. CHỈ SỐ CẤU TẠO.............................................................................................29
4.2.1. Chỉ số nở mông của heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ....................................29
4.2.2. Chỉ số to xương của heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi....................................30
4.3. KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA HEO HẬU BỊ CÁI...................................31
4.3.1. Trọng lượng của heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi .........................................31
4.3.2. Tăng trọng tuyệt đối của các nhóm giống heo hậu bị cái trong giai đoạn 150
– 240 ngày tuổi.......................................................................................................32
4.4. Dày mỡ lưng hiệu chỉnh về trọng lượng 90 kg.................................................333
4.5. Ngày tuổi lên giống lần đầu của các heo hậu bị cái............................................35

4.6. Chỉ số chọn lọc của heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ...........................................36
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................39
5.1. Kết luận...............................................................................................................30
5.2. Đề nghị................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................41
PHỤ LỤC ......................................................................................................................42

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LL

Landrace thuần

YY

Yorkshire thuần

LY

Landrace x Yorkshire

YL

Yorkshire x Landrace

x

Trị số trung bình


SD

Standard Deviation (độ lệch chuẩn)

CV

Hệ số biến dị

FMD

Foot and Mouth Disease

PRRS

Porcin Reproductive Respiratory syndrome

VTM

Viêm teo mũi

THT

Tụ huyết trùng

TTTD

Tăng trọng tuyệt đối

TLHC240


Trọng lượng hiệu chỉnh về 240 ngày tuổi

DMLHC

Dày mỡ lưng hiệu chỉnh về trọng lượng chuẩn 90 kg

TSTK

Tham số thống kê

CSCL

Chỉ số chọn lọc

NLTD

Năng lượng trao đổi

VTM

Viêm teo mũi

PTH

Phó thương hàn

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn của xí nghiệp chăn nuôi
Xuân Phú......................................................................................................... 6
Bảng 2.2: Quy trình thú y và tiêm phòng ........................................................................ 9
Bảng 4.1: Cao vai của các heo hậu bị cái lúc 240 ngày tuổi ......................................... 22
Bảng 4.2: Dài thân của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi .......................................... 23
Bảng 4.3: Chiều đo vòng ngực của heo hậu bị cái lúc 240 ngày tuổi. .......................... 24
Bảng 4.4: Sâu ngực của heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ............................................... 25
Bảng 4.5: Rộng ngực của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ...................................... 26
Bảng 4.6: Rộng mông của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ..................................... 27
Bảng 4.7: Vòng ống của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi. ....................................... 28
Bảng 4.8: Chỉ số nở mông của heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi..................................... 29
Bảng 4.9: Chỉ số to xương của heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi..................................... 30
Bảng 4.10: Trọng lượng của heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ........................................ 31
Bảng 4.11: Tăng trọng tuyệt đối của các nhóm giống heo hậu bị cái trong giai
đoạn 150 – 240 ngày tuổi.............................................................................. 32
Bảng 4.12: Dày mỡ lưng hiệu chỉnh về trọng lượng 90 kg........................................... 33
Bảng 4.13: ngày tuổi lên giống lần đầu của các heo hậu bị cái..................................... 35
Bảng 4.14: Chỉ số chọn lọc của heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ................................... 36
Bảng 4.15: xếp hạng cá thể theo chỉ số chọn lọc .......................................................... 37

viii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp chăn nuôi heo Xuân Phú ................................4
Biểu đồ 4.1: Cao vai của heo hậu bị cái ở 150 ngày tuổi ..............................................23
Biểu đồ 4.2: Dài thân của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi ......................................24
Biểu đồ 4.3: Vòng ngực của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi. .................................25

Biểu đồ 4.4: sâu ngực của các heo hậu bị cái ở 240 ngày tuổi......................................26
Biểu đồ 4.5: Rộng ngực của các heo hậu bị cái lúc 240 ngày tuổi................................27
Biểu đồ 4.6: Rộng mông của các heo hậu bị cái lúc 240 ngày tuổi ..............................28
Biểu đồ 4.7: Chiều đo vòng xương ống lúc phối giống lần đầu....................................29
Biểu đồ 4.8: chỉ số nở mông của các heo hậu bị cái lúc 240 ngày tuổi ........................30
Biểu đồ 4.9: Chỉ số to xương của heo hậu bị cái lúc 240 ngày tuổi..............................31
Biểu đồ 4.10: trọng lượng của các heo hậu bị cái lúc 240 ngày tuổi ............................32
Biểu đồ 4.11: Tăng trọng tuyệt đối của heo hậu bị cái giai đoạn 150 – 240 ngày tuổi.33
Biểu đồ 4.12: Dày mỡ lưng hiệu chỉnh về 90 kg của các heo hậu bị cái ......................34
Biểu đồ 4.13: ngày tuổi lên giống lần đầu của các heo hậu bị cái ................................35
Biểu đồ 4.14: Chỉ số chọn lọc của heo hậu bị lúc 240 ngày tuổi ..................................36

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trước nền kinh tế thị trường cùng với sự hội nhập toàn cầu của nước ta, tất cả các
thành phần kinh tế đều phải phát triển và nâng cao năng suất cạnh tranh. Ngành nông
nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu
đó, nhằm đảm bảo nguồn thịt heo cho thị trường trong nước, nâng cao chất lượng thịt
để mang tính cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Hiện nay, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng đang phải
đương đầu với muôn vàn khó khăn, đó là chi phí thức ăn ngày càng leo thang, dịch
bệnh thì ngày càng diễn biến phức tạp gây nguy cơ thiếu hụt con giống rất lớn. Câu
nói quen thuộc của người chăn nuôi: “Nhất giống, nhì ăn, tam chăm, tứ vệ” cho thấy
yếu tố con giống là quan trọng hàng đầu. Vì vậy, để có đàn heo sinh sản khai thác hiệu
quả nhất thì công tác chọn lọc, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng heo hậu bị là rất quan
trọng. Nhiệm vụ của nhà làm công tác giống là xác định và tạo ra được đàn heo hậu bị

đạt tiêu chuẩn đưa vào khai thác, đó là tuổi, trọng lượng, …và những phẩm chất tối ưu
nhất như tỷ lệ thịt nạc cao, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp,…để phát huy hết tiềm năng
của giống nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho người chăn nuôi.
Từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Trọng
Nghĩa thuộc Bộ Môn Di Truyền Giống và được sự cho phép của ban giám đốc xí
nghiệp chăn nuôi heo Xuân Phú, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát một
số chỉ tiêu sinh trưởng và phát dục của các giống heo hậu bị cái tại xí nghiệp chăn
nuôi Xuân Phú, tỉnh Đồng Nai”.

1


1.2. Mục đích
So sánh và đánh giá một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát dục trên heo hậu bị cái
giữa các giống và giữa các cá thể trong cùng một giống tại xí nghiệp chăn nuôi Xuân
Phú nhằm chọn được các heo hậu bị cái tốt nhất cho xí nghiệp.
1.3. Yêu cầu
Theo dõi, đo lường và ghi nhận các chỉ tiêu sinh trưởng và phát dục của từng cá
thể heo hậu bị đang tiến hành khảo sát.
Chọn lọc được các heo hậu bị tốt dựa vào chỉ số chọn lọc.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ
2.1.1. Vị trí địa lý
Xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú trực thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên Thọ Vực, nằm trên địa bàn xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nằm
cách quốc lộ 1A khoảng 450m theo hướng Tây Nam.
Do vị trí địa lý nằm gần quốc lộ 1A nên thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn và
các sản phẩm chăn nuôi. Ngoài ra xí nghiệp còn nằm cách xa khu dân cư nên cũng
phần nào hạn chế được tình hình dịch bệnh và không gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường xung quanh.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển xí nghiệp
Năm 1976, ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc đã quyết định thành lập một trại
chăn nuôi heo giống lấy tên là trại “Trại chăn nuôi heo Xuân phú”, nhằm mục đích
cung cấp con giống theo nhu cầu người dân ở địa phương.
Năm 1982, trại làm ăn thua lỗ nên chuyển về và sát nhập với xí nghiệp chế biến
thức ăn gia súc Long Khánh.
Năm 1987, xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Long Khánh bị phá sản. Vì vậy,
trại chăn nuôi heo Xuân Phú lại chuyển sang hạch toán độc lập và trực thuộc ủy ban
nhân dân huyện Xuân Lộc.
Năm 1992 trại bị dịch bệnh dẫn đến thua lỗ, đứng trước tình hình đó ủy ban nhân
dân huyện quyết định cho sát nhập với nông trường quốc doanh Thọ Vực và dưới sự
lãnh đạo của ban giám đốc nông trường Thọ Vực, trại đã áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật của ngành chăn nuôi và xây dựng thêm chuồng trại mới hiện đại hơn, đến
ngày 01/11/2004 trại chuyển thành “Xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú”.
3


2.1.3. Nhiệm vụ của xí nghiệp
Nhân giống và cung cấp con giống như: Yorkshire, Landrace, Duroc….cho các
vùng lân cận.
Đồng thời cũng thực hiện việc lai tạo nhằm tạo ra con lai thương phẩm có giá trị
kinh tế cao nhằm cung cấp nguồn thịt cho địa phương.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc


Bộ phận nghiệp vụ

P.kinh doanh

Bộ phận sản xuất

P.kế toán

Tổ trực tiếp

Gián tiếp

Tổ chế biến

Tổ cơ khí

1

2

Tổ bảo vệ

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp chăn nuôi heo Xuân Phú
1: Tổ chăm sóc đực giống – nái hậu bị - nái bầu khô
2: Tổ chăm sóc nái đẻ - nuôi con
3: Tổ chăm sóc heo con cai sữa
4:Tổ chăm sóc heo thịt – heo hậu bị
2.1.5. Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn của xí nghiệp heo Xuân Phú tính đến ngày 4/6/2009 gồm:

Tổng đàn: 1902 con
- Đực giống: 10 con
- Nái sinh sản 373 con trong đó
+ Nái khô và mang thai: 216 con
+Nái nuôi con: 43 con
- Heo hậu bị cái: 114 con
4

3

4


+Heo hậu bị cái lớn hơn 5 tháng tuổi: 76 con
+Heo hậu bị cái nhỏ hơn 5 tháng tuổi: 38 con
- Heo con cai sữa: 419 con
- Heo con theo mẹ: 342 con
- Heo thịt: 758 con
2.1.6. Công tác giống
Công tác chọn lọc heo hậu bị của xí nghiệp được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ
từ khi heo sơ sinh đến khi đưa vào sử dụng gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn heo sơ sinh: Được chọn từ những đàn cha mẹ có thành tích sinh sản
cao, heo phải có ngoại hình đẹp, lông da bóng mượt, nhanh nhẹn, không dị tật, có 12
vú trở lên và trọng lượng sơ sinh nổi trội trong đàn. Sau đó heo được bấm tai và cắt
đuôi, riêng heo đực không cắt đuôi.
- Giai đoạn heo cai sữa: Cân trọng lượng chọn heo đạt 5 kg trở lên và không có
những biểu hiện bệnh tật.
- Giai đoạn heo 55 – 60 ngày tuổi: Chọn những heo đạt trọng lượng từ 15 kg trở
lên, ngoại hình đẹp, khỏe mạnh và bộ phận sinh dục phải phát triển.
- Giai đoạn heo 150 ngày tuổi: Ngoại hình đẹp, sinh trưởng phát dục bình

thường, bộ phận sinh dục phát triển tốt, chân cẳng khỏe mạnh và không mắc những
bệnh mãn tính hay truyền nhiễm.
- Giai đoạn heo 240 ngày tuổi: Giai đoạn này heo hậu bị cái được chọn lần cuối
thật kỹ lưỡng những chỉ tiêu sinh trưởng và phát dục và các chỉ tiêu liên quan đến
khả năng sinh sản trước khi được giữ lại làm giống hay bán giống.
2.1.7. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng heo hậu bị cái
2.1.7.1. Chuồng trại
Chuồng heo hậu bị tại xí nghiệp được nuôi tại khu A gồm: Chuồng 1, 2, 3, 4.
Trong đó chuồng 3, 4 được dùng để nuôi heo hậu bị giai đoạn 30 – 150 ngày tuổi.
Chuồng 4 có 14 ô chia làm 2 dãy bằng nhau, có hành lang ở giữa. Chuồng được tráng
xi măng với độ dốc 3 – 5 %, thành chuồng xung quanh xây gạch có chiều cao 0,8 m,
mái xây theo thiết kế 2 mái có nóc lợp bằng tôn fibro xi măng, mỗi ô chuồng nhốt từ
18 – 22 con. Mỗi ô đều có 2 núm uống tự động và 1 máng ăn tự động được đặt ở giữa
chuồng có khả năng chứa tối đa 75 kg thức ăn.
5


Chuồng 1, 2 nuôi heo hậu bị từ 150 – 240 ngày tuổi. Đây là chuồng nuôi cá thể,
mỗi chuồng có khoảng 60 ô cá thể, máng ăn được xây cố định bằng sành, mỗi ô đều có
núm uống tự động riêng. Mái cũng thiết kế theo kiểu 2 mái lợp bằng tôn fibro xi măng.
Mỗi chuồng đều có hố sát trùng đặt ở đầu mỗi chuồng, hệ thống nước thải, phân,
để hạ nhiệt độ chuồng vào những ngày nóng bức thì chuồng được thiết kế hệ thống
phun sương làm mát chuồng.
Dọc 2 bên hành lang chuồng thi có trồng thêm cây xanh để lấy thêm bóng mát
cho chuồng.
2.1.7.2. Thức ăn
Thức ăn chủ yếu do trại sản xuất để sử dụng, thức ăn hỗn hợp được trộn theo
thành phần dinh dưỡng phù hợp từng lứa tuổi heo. Ngoài ra xí nghiệp còn nhập thêm
thức ăn của công ty ANCO như U11, U21, U51, U91 và 1021 của công ty CJ
VinaAgri.

Heo hậu bị được nhận lúc 30 ngày tuổi sẽ được cho ăn thức ăn dạng viên U21,
U41. Khi heo được 150 ngày tuổi thì cho ăn thức ăn tự trộn của xí nghiệp.
Thành phần của một số loại thức ăn mà xí nghiệp sử dụng được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn của xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú
Protein



Độ ẩm

Ca

P

Muối

NLTD

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)


(kcal/kg)

XP6

16,5

3,6

12

0,89

0,6

0,32

3100

XP7

15,5

4,5

12

0,9

0,6


0,32

3000

XP9

13,5

5,2

12

1

0,65

0,32

2950

XP10

16

4,7

12

1


0,65

0,32

2900

U21

19

4

13

0,9-1,2

0,6

0,35-7

3050

U41

17

4

13


0,9-1,2

0,6

0,35-7

3200

Thành phần
Loại thức ăn

2.1.7.3. Cách cho ăn
Đối với chuồng 3, 4 có hệ thống máng ăn tự động nên chỉ việc cho ăn vào buổi
sáng là heo có thể ăn cả ngày.
Riêng chuồng 1, 2 một ngày cho ăn 2 lần vào lúc 7giờ30’ và 13giờ30’.
6


Đối với heo hậu bị và heo bầu khô thì cho ăn định mức là 2,2 kg/ngày.
Với heo nái nuôi con ngày cho ăn 2 lần với định mức thức ăn khoảng 5 kg/ngày
tùy số lượng heo con mà nái nuôi
2.1.7.4. Nước uống
Xí nghiệp sử dụng nguồn nước ngầm được bơm từ giếng khoan và đưa lên bể
chứa 45 m3 đặt trên cao. Sau đó nước được phân phối đến các dãy chuồng, với hệ
thống máy bơm nên nguồn nước tương đối mạnh thuận tiện cho việc tắm heo, rửa
chuồng, đồng thời cung cấp đầy đủ nguồn nước uống cho heo.
2.1.7.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng

- Nái khô, nái bầu, nái đẻ
+ Nái khô: Tùy vào trọng lượng và tình trạng sức khỏe mà điều chỉnh lượng thức

ăn cho phù hợp. Nái khô ngày cho ăn 2 lần, dọn phân, tắm heo và vệ sinh chuồng trại
vào buổi sáng. Đầu giờ buổi sáng người phụ trách đi kiểm tra phát hiện heo lên giống
sau đó đánh dấu và người phụ trách gieo tinh sẽ đi gieo tinh cho những heo lên giống.
Thức ăn của nái bầu khô là thức ăn XP9A và XP9B.
+ Nái bầu: Mỗi giai đoạn của thai kỳ nái được cung cấp một lượng dưỡng chất
phù hợp với từng giai đoạn để đáp ứng cho nhu cầu duy trì, tăng trưởng (nếu có) và
nuôi dưỡng thai, giúp bào thai phát triển binh thường. Cho nái chửa an 2 lần trong
ngày, khẩu phần thay đổi từ 1,8 – 2,5 kg/con/ngày. Nái chửa kỳ I (thai nhỏ hơn 60
ngày tuổi) cho ăn ít hơn nái chửa kỳ II (thai 60 – 105 ngày tuổi). Dọn phân ngày 2 lần,
tắm heo ngày 1 lần. Trước khi sanh 1 tuần heo được chuyển sang chuồng nái đẻ.
+ Nái đẻ: Nái trước khi đẻ được cho ăn 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi
chiều bằng thức ăn XP10A.
Nái sau khi đẻ cho ăn thức ăn XP10B.
Chích oxytocine để tránh tình trạng sót nhau, kích thích thải sữa và tăng co bóp
để can thiệp tình trạng đẻ khó.
Truyền dung dịch glucose 5 % với liều lượng 500 ml, B – complex 5 ml, và
thêm 20 ml vitamin C.
Sử dụng kháng sinh để chống phụ nhiễm đường sinh dục.
Khoảng 5 – 10 ngày sau đẻ tiêm 5 – 10 ml ADE cho mỗi nái.
7


Thường xuyên quét dọn chuồng, máng ăn sạch sẽ, không tắm heo

mẹ và heo con

trong giai đoạn này, cho nái ăn 2 lần/ngày với định mức khoảng 5 kg/ngày.
- Heo con theo mẹ.
Heo con theo mẹ 1 ngày tuổi được bấm răng, bấm tai và cắt đuôi.
Heo con 3 ngày tuổi được tiêm Fe + B12.

Tập ăn cho heo con lúc 7 ngày tuổi trở đi bằng thức ăn U11.
Thường xuyên sưởi ấm heo bằng bóng đèn tròn hoặc bóng đèn hồng ngoại.
- Heo con cai sữa
Tiếp tục sưởi ấm heo con những lúc trời lạnh.
Cho heo con ăn nhiều lần trong ngày để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Cho heo cai sữa uống nước có bổ sung các vitamin và các chất điện giải để tăng
cường sức đề kháng khi heo con được tách khỏi mẹ và chuyển sang nuôi ở môi trường
mới.
Không tắm cho heo con, chỉ làm vệ sinh dưới sàn chuồng vào cuối giờ buổi sáng
hoặc đầu giờ chiều.
- Đực hậu bị
Cho ăn ngày 2 lần, tắm và vệ sinh chuồng trại 1 lần trong ngày.
Tẩy ký sinh trùng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
Tập cho đực nhảy giá và tiến hành kiểm tra phẩm chất tinh trước khi đưa vào sử
dụng làm đực giống.
- Cái hậu bị
Cho ăn ngày 2 lần, tắm và vệ sinh chuồng ngày 1 lần.
Khi heo được 150 ngày tuổi những con được chọn hậu bị sẽ được nhốt riêng và
cho ăn định mức: 1,8 – 2 kg/con/ngày.
- Đực làm việc
Tùy vào tình trạng sức khỏe và thể trạng mà cho ăn thích hợp, cho ăn ngày 2 lần,
mỗi lần khoảng 1,2 – 1,5 kg/con.
Tắm và vệ sinh chuồng 1 lần trong ngày.
Chế độ làm việc 1 tuần 2 lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

8


2.1.7.6. Vệ sinh thú y
Tại cổng vào xí nghiệp có thiết kế hố sát trùng bằng dung dịch vôi, TH4 (hoạt

chất chính là amonium bậc 4, Glutaraldehyde), prophyl hoặc iodavic (thay đổi luân
phiên định kỳ).
Các phương tiện vận chuyển khi ra vào trại đều phải phun thuốc sát trùng.
Định kỳ phun thuốc sát trùng 1 lần/tuần, nếu trong thời gian dịch bệnh đe dọa thì
phun sát trùng 2 lần/tuần.
Tại chuồng nái đẻ và nái nuôi con, sau mỗi đợt chuyển hoặc dồn heo, chuồng,
lồng, sàn, nền, ván đều được rửa và sát trùng bằng các dung dịch nêu trên, đặc biệt hơn
sàn được quét sơn lại trước khi cho đợt heo mới vào.
Tại chuồng nuôi heo cai sữa: sau mỗi lần bán heo thương phẩm hoặc chuyển qua
nuôi hậu bị hoặc nuôi thịt, chuồng được xịt sát trùng bằng các dung dịch nêu trên
2.1.7.7. Quy trình tiêm phòng thú y
Bảng 2.2: Quy trình thú y và tiêm phòng
Bảng 2.2.1 Heo con theo mẹ
Thời gian

Thuốc

Phòng bệnh

Liều/con

Đường cấp

1

Lacto + Antibio

Tiêu chảy

0,1 g


Uống

3

Fe + B12

Thiếu máu + tiêu chảy

1 ml

Tiêm bắp

5-8

Porcilis BPM

VTM + Myco + THT

1 ml

Tiêm bắp

10

Fe + B12

Thiếu máu + tiêu chảy

1 ml


Tiêm bắp

14

PTH

Thương hàn

1 ml

Tiêm dưới da

21 - 25

Porcilis CSF

VTM +Myco + THT

1 ml

Tiêm bắp

(ngày tuổi)

Bảng 2.2.2 Heo con cai sữa
30

THT


Tụ huyết trùng

2 ml

Tiêm dưới da

35

Porcilis CSF

Dịch tả

2 ml

Tiêm bắp

45

FMD

LMLM

2 ml

Tiêm bắp

9


Bảng 2.2.3 Heo hậu bị

75

PRRS

PRRS

2 ml

Tiêm bắp

120

Parrow Sur B

Khô thai

2 ml

Tiêm bắp

135

FMD

LMLM

2 ml

Tiêm bắp


150

Porcilis CFS

Dịch tả

2 ml

Tiêm bắp

180

Aujeszky

Giả dại

2 ml

Tiêm bắp

Bảng 2.2.4 Heo nái bầu (trước khi sanh)
35

Litleguar

E.coli

2 ml

Tiêm bắp


30

Porcilis CSF

Dịch tả

2 ml

Tiêm bắp

25

Aujeszky

Giả dại

2 ml

Tiêm bắp

15 - 20

Litleguar

E.coli

2 ml

Tiêm bắp


Bảng 2.2.5 Heo nái nuôi con (sau khi sanh)
15

FMD

LMLM

2 ml

Tiêm bắp

20

THT + PTH

THT + PTH

2 ml

Tiêm bắp

Bảng 2.2.6 Heo đực giống
THT, PTH, LMLM, dịch tả, giả dại tiêm định kỳ: 3 – 6 tháng/lần
2.1.7.8. Bệnh thường gặp và thuốc điều trị
Heo được theo dõi hằng ngày khi có bệnh xảy ra là can thiệp kịp thời. Trong thời
gian khảo sát đàn heo thường mắc các bệnh về đường tiêu hóa và đường hô hấp, viêm
khớp, ghẻ…
- Bệnh tiêu chảy và thuốc điều trị
+ Nguyên nhân do các loại vi khuẩn như: E.coli, Samonella… là tác nhân gây

bệnh chủ yếu.
Do thức ăn, nước uống: Do ăn quá nhiều nên thức ăn không tiêu hóa hết, tạo điều
kiện tốt cho vi khuẩn có hại phát triển tiết độc tố gây viêm nhiễm đường ruột dẫn đến
tiêu chảy.
Do ngoại cảnh: Chuyển chuồng, nhập đàn làm cho heo bị stress dẫn đến cơ thể
suy yếu, nhu động ruột giảm, thức ăn đang được tiêu hóa và đẩy dồn xuống, ruột non,
10


ruột già đột ngột mất nhu động ruột, thức ăn nằm một chỗ, một số vi sinh vật như
E.coli, samonella tăng nhanh về số lượng tạo độc tố và gây tiêu chảy.
Do thời tiết thay đổi đột ngột.
+ Điều trị
* Bio spira – colistin
Thành phần:
Spiramycin………………………

200000 UI

Colistin sulfate…………………..

200000 UI

Tiêm bắp 1 ml/10 kg thể trọng
* Bio - sone
Thành phần:
Prednisolone………………………

500 mg


Lindocaine………………………… 1 g
Oxytetracyline …………………….

5g

Bromhexin HCL…………………… 100 mg
Tiêm bắp: 1 ml/10 kg thể trọng
- Bệnh đường hô hấp và thuốc điều trị
+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma, Pasteurella, APP… gây ra ở 1 số vùng phổi
nhất định gây viêm phổi ho khan kéo dài, kém ăn, chậm lớn…
Do nuôi dưỡng kém, thú bị stress, thời tiết thay đổi đột ngột thú dễ mắc bệnh.
Môi trường tiểu khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bệnh.
Do thức ăn có nhiều bụi.
+ Điều trị
*Bio – Tylo 200
Thành phần:
Tylosin ………………………… 200 mg
Tiêm bắp liều 1 ml/20 kg thể trọng
Ngoài ra còn chích các loại thuốc bổ như ADE – B complex để giúp thú phục hồi
nhanh sau bệnh.

11


- Bệnh viêm khớp và thuốc điều trị
+ Nguyên nhân: Do các loại vi khuẩn sinh mủ như Staphylococcus,
Streptococcus.
Do mất cân bằng về dinh dưỡng hoặc ăn thiếu chất, do mật độ heo dày,do chuồng
trại kém vệ sinh, do những chấn thương cơ học ở chân.
+ Điều trị:

* Bio - Dexa
Thành phần:
Dexamethazone sodium phosphate ………………. 2 mg
Tiêm bắp liều 1 ml/10 kg thể trọng
* Bio – Genta.Amox
Thành phần:
Gentamycin (as Sulfate) ………………….. 40 mg
Amoxicillin (as trihydrate) ……………….. 150 mg
Tiêm bắp heo nhỏ 1 ml/7 kg thể trọng
Heo lớn 1 ml/10 kg thể trọng
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Khái niệm heo hậu bị
Là những heo dùng để thay thế những nọc, nái sinh sản trong tương lai. Sau khi
tuyển chọn, heo hậu bị phải được chăm sóc nuôi dưỡng đúng cách, tiêm phòng đúng
quy trình.
Heo hậu bị được chọn qua 5 thời điểm:
Chọn heo sơ sinh: Dựa vào tổ tiên, ngoại hình đẹp, nhanh nhẹn, heo con chọn
giống phải đạt 1,2 kg trở lên, không dị tật, không bệnh, lông da óng mượt, có từ 12 vú
trở lên, các núm vú phải đều nhau, bộ phận sinh dục bình thường.
Chọn heo cai sữa: Tiến hành cân trọng lượng, heo phải đạt 5 kg trở lên, heo con
không mắc bệnh mới được chọn.
Chọn heo lúc 55 – 60 ngày tuổi: Trọng lượng phải đạt 15 kg trở lên, ngoại hình
tốt cân đối, chân cứng cáp khỏe mạnh, bộ phận sinh dục phát triển.

12


Chọn heo lúc 150 ngày tuổi: Trọng lượng phải đạt 75 kg trở lên, sinh trưởng và
phát dục tốt, ít tiêu tốn thức ăn, dày mỡ lưng mỏng, bộ phận sinh dục bình thường,
phải có 12 vú trở lên, chân khỏe, không mắc bệnh mãn tính, bệnh truyền nhiễm.

Chọn heo lúc 240 ngày tuổi: Đây là giai đoạn quyết định chọn lọc cuối cùng, heo
phải có sự sinh trưởng, phát dục và các chỉ tiêu liên quan đến phát dục và sinh sản tốt
mới được chọn.
2.2.2. Ngoại hình thể chất
- Ngoại hình: Là hình dáng bên ngoài của con vật, có liên quan đến sức khỏe, cấu
tạo, chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của vật
nuôi. Ngoại hình còn là đặc điểm hình dáng đặc trưng phẩm chất của giống.
Như vậy các đặc điểm ngoại hình luôn phản ánh tình trạng sức khỏe và tính năng
sản xuất của vật nuôi. Do đó đặc điểm ngoại hình là một trong những căn cứ quan
trọng để chọn giống vật nuôi. Ngày nay với những thành tựu to lớn trong công tác
giống, con người đã tạo ra những giống vật nuôi chuyên dụng cao sản mà hướng sản
xuất của nó thiên về một loại sản phẩm nhất định thì đặc điểm ngoại hình của con vật
càng thể hiện rõ tính năng sản xuất của nó.
Để đánh giá ngoại hình của vật nuôi người ta thường dùng 3 phương pháp sau:
+ Phương pháp giám định bằng giác quan: Là dùng mắt để quan sát, dùng tay sờ
nắn các bộ phận trên cơ thể con vật để đánh giá.
+ Phương pháp đo kích thước các chiều cơ thể: Là phương pháp đánh giá ngoại
hình bằng cách đo kích thước các chiều cơ thể và tính các chỉ số cấu tạo thể hình. Tùy
theo mức độ yêu cầu khảo sát, đánh giá mà số lượng các chiều đo có thể nhiều hay ít.
+ Phương pháp cho điểm theo bảng tiêu chuẩn giống: Theo phương pháp này
người ta phải xây dựng tiêu chuẩn cho 1 con vật lý tưởng (tùy theo từng giống), sau đó
quan sát từng bộ phận trên cơ thể con vật, so sánh với tiêu chuẩn và tiến hành cho
điểm. Tùy theo mức độ quan trọng của từng bộ phận đối với mục tiêu sản xuất mà
điểm số sẽ được nhân với những hệ số khác nhau.Tổng số điểm của các bộ phận sau
khi đã nhân hệ số là điểm chung để xếp cấp ngoại hình.
- Thể chất: Là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi, là tổng hợp những đặc điểm
quan trọng về hình thái, sinh lý, sinh hóa, thể hiện tính thống nhất giữa cấu trúc bên
trong với vóc dáng bên ngoài của con vật. Thể chất được tạo thành bởi 2 yếu tố là tính
13



di truyền và điều kiện phát triển cơ thể. Thể chất không những liên quan đến hướng
sản xuất, sức sản xuất của vật nuôi mà nó còn biểu hiện khả năng thích nghi của cơ thể
con vật với điều kiện ngoại cảnh và môi trường sống của nó.
2.2.3. Sinh trưởng phát dục
Sinh trưởng và phát dục là 2 quá trình xảy ra trong mỗi cá thể từ lúc là hợp tử cho
đến khi sinh ra, sinh trưởng, già cỗi và chết đi. Sự phát triển của mỗi cá thể có được
một phần do di truyền, một phần do ngoại cảnh. Khi ta hiểu được sự sinh trưởng và
phát dục, chúng ta mới có thể tạo cho chúng một môi trường sống thích hợp để chúng
có thể phát huy hết khả năng di truyền sẵn có của minh và từ đó dần dần cải thiện được
tính trạng thông qua chọn lọc.
Sự sinh trưởng: là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự
gia tăng về số lượng và các chiều của tế bào, của các loại mô khác nhau trong cơ thể
thú. Quá trình này làm gia tăng khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể thú trên
cơ sở di truyền của bản thân thú dưới tác động của môi trường. Trong quá trình này
không sinh ra các loại tế bào mới và các chức năng mới (Phạm Trọng Nghĩa, 2005).
Sự phát dục: là sự thay đổi về chất lượng, có sinh ra các loại tế bào mới và cơ
quan mới, có sự thay đổi về tuyến nội tiết và đưa đến sự hoàn chỉnh các chứa năng của
bộ phận cơ thể trên cơ sở di truyền sẵn có của cơ thể thú và điều kiện ngoại cảnh
(Phạm Trọng Nghĩa, 2005).
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Chúng là hai mặt của quá trình phát triển của cơ thể. Sinh trưởng và phát dục liên hệ
liên hệ với nhau dưới dạng động thái, với cơ sở vật chất của nó là sự gia tăng khối
lượng, tăng thể tích và sự thay đổi sâu sắc về chức năng của các bộ phận mà kết quả là
thú có thể phát triển được. Cường độ của hai quá trình không đều nhau ở mọi giai đoạn
phát triển mà có lúc cả hai phát triển đều mạnh, có lúc sinh trưởng mạnh hơn phát dục,
có lúc phát dục mạnh hơn sinh trưởng và có lúc cả hai quá trình đều có cường độ yếu.
Nhưng hai quá trình này không tách rời nhau mà lại hỗ trợ cho nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau.


14


2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục
2.2.4.1. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là một trong hai yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát dục của cá thể. Yếu tố di truyền là cơ sở để có sự khác biệt giữa các
loài, giống, dòng và ngay trong cùng một dòng thì yếu tố di truyền cũng là cơ sở để có
sự khác biệt giữa các cá thể về tính trạng mà ta mong muốn. Tuy vậy, với điều kiện
của chúng ta chưa biết được hết các kiểu di truyền hay nói cách khác là chưa thể biết
hết được tất cả các gen mà một cá thể có trong nó. Mặt khác các tính trạng mà chúng
ta mong muốn chưa hẳn là có hệ số di truyền cao.
Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, di truyền học đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Con người đã từng bước tiến sâu vào cơ sở di truyền, và
từng đơn vị tính trạng, qua đó góp phần quan trọng vào công tác chọn lọc và tạo ra
những giống mới.
Yếu tố di truyền bao gồm một số yếu tố quan trọng sau:
- Yếu tố gen: Để xác định khả năng di truyền giống, vấn đề quan trọng là chúng
ta phải xác định được những gen tích lũy mà con vật đó có thể truyền lại cho đời sau.
Vì các tính trạng có thể liên quan nhau nên việc chọn lọc sẽ làm tăng tần số các gen
mong muốn và làm giảm tần số các gen không mong muốn.
Theo Wright (1923) đã chia các gen ảnh hưởng đến mức độ lớn nhỏ của con vật
thành 2 loại:
+ Gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung, gồm các chiều phát triển của cơ thể và
trọng lượng.
+ Gen ảnh hưởng theo nhóm, ví dụ nhóm này chịu ảnh hưởng đến cơ mà không
ảnh hưởng đến xương.Theo Touchberry R.W (1951) cho rằng hệ thống nhóm gen đặc
biệt ảnh hưởng đến xương thì tác động vào cao vai, dài thân, sâu ngực và trọng lượng
nhưng không ảnh hưởng đến vòng ngực, vòng bụng.Nhóm gen ảnh hưởng đến cơ thì
tác động đến sâu ngực, vòng ngực, vòng bụng và cả trọng lượng.

- Yếu tố giống: Giữa các giống khác nhau thì sự sinh trưởng và phát dục cũng
khác nhau. Thông qua di truyền, các cá thể đời sau được thừa hưởng những gen quy
15


×