BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SỐNG VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA
CÁC HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21-60 NGÀY TUỔI
THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN
NUÔI HEO PHƯỚC LONG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ BÉ NĂM
Lớp
: DH07CN
Ngành
: Chăn Nuôi
Niên khóa
: 2007 – 2011
Tháng 08/2011
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************
NGUYỄN THỊ BÉ NĂM
KHẢO SÁT SỨC SỐNG VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA CÁC
HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21-60 NGÀY TUỔI THUỘC
MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO
PHƯỚC LONG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi
Giáo viên hướng dẫn
TS.VÕ THỊ TUYẾT
Tháng 08/2011
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bé Năm
Tên luận văn: “Khảo sát sức sống và sức sinh trưởng của các heo cai sữa giai
đoạn 21-60 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo
Phước Long”
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét,
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày ……………
Giáo viên hướng dẫn
TS. Võ Thị Tuyết
ii
LỜI CẢM TẠ
Nhớ ơn cha mẹ
Người đã nuôi dưỡng và dạy bảo con nên người.
Trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật
và toàn thể quý Thầy, Cô đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho chúng em
trong suốt thời gian học tập.
Lòng biết ơn sâu sắc đối với cô – Tiến Sĩ Võ Thị Tuyết đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Chân thành biết ơn
Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long
Các cô chú, anh chị em công nhân viên của xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn
Các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập.
Nguyễn Thị Bé Năm
iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của các heo
cai sữa giai đoạn 21-60 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống tại Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Phước Long” được thực hiện trong 3 tháng ( tháng 2, tháng 3, tháng 4 ) trên
254 heo cai sữa thuộc 6 nhóm giống ( Y, L, D, YL, LY và DLY ).
Heo được nuôi ở nhiệt độ chuồng nuôi tương đối cao. Nhiệt độ chuồng nuôi
trung bình cao nhất vào tháng 3 ( 30,57 0C ).
Về sức sinh trưởng của heo, kết quả ghi nhận trung bình heo cai sữa đạt
trọng lượng 7,15 kg/con ở 25 ngày tuổi; 19,95 kg/con ở 60 ngày tuổi.
Tăng trọng tuyệt đối bình quân từ cai sữa đến 60 ngày tuổi là 365,85
con/g/ngày.
Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình là 0,49 kg/con/ngày với hệ số chuyển biến
thức ăn là 1,36 kg TĂ/kg TT.
Giống heo lai 3 máu DLY chứng tỏ có sức sinh trưởng cao hơn các nhóm
giống còn lại ( 394,6 g/con/ngày )
Heo có sức sống tốt từ cai sữa đến 60 ngày tuổi chỉ hao hụt 3 con chiếm tỷ lệ
98,82%.
iv
MỤC LỤC
Trang
Tựa
...........................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................................................................... ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt .......................................................................................................................iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................. viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................1
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................2
2.1 Giới thiệu sơ lược về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long ..............................3
2.2 Giống và công tác giống .......................................................................................4
2.3 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng .......................................................................7
2.4 Quy trình vệ sinh phòng bệnh .............................................................................12
2.5 Cơ sở lý luận .......................................................................................................14
2.5.1 Đặc điểm sinh lý của heo con sau cai sữa ........................................................14
2.5.2 Sinh trưởng, phát dục và các yếu tố ảnh hưởng ...............................................14
2.5.3 Các bệnh thường gặp trên heo cai sữa và biện pháp phòng trị ........................16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................21
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................21
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................21
v
3.3 Nội dung khảo sát...............................................................................................22
3.4 Phương pháp khảo sát ........................................................................................22
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát ..........................................................................................23
3.5.1 Nhiệt độ chuồng nuôi .......................................................................................23
3.5.2 Trọng lượng heo con ........................................................................................23
3.5.3 Tăng trọng tuyệt đối .........................................................................................24
3.5.4 Lượng thức ăn tiêu thụ .....................................................................................24
3.5.5 Hệ số chuyển biến thức ăn ...............................................................................24
3.5.6 Các biểu hiện lâm sàng trên heo ......................................................................25
3.6 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................26
4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ..........................................................................................26
4.2 Trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa, trọng lượng xuất ..............................27
4.2.1 Trọng lượng sơ sinh .........................................................................................27
4.2.2 Trọng lượng cai sữa thực tế ...........................................................................28
4.2.3 Trọng lượng xuất thực tế ..................................................................................28
4.3. Trọng lượng hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi ............................................................29
4.4 Tăng trọng tuyệt đối ............................................................................................30
4.4.1 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn sơ sinh đến cai sữa ..........................................30
4.4.2 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn cia sữa đến 60 ngày tuổi ...............................31
4.4.3 Tăng trọng tuyệt đối trung bình giai đoạn sơ sinh đến xuất ...........................31
4.4.4 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn 21- 60 .............................................................32
4.5 Tăng trọng tuyệt đối và trọng lượng trung bình theo giới tính ..........................33
4.6 Tiêu thụ thức ăn và hệ số chuyển biến thức ăn .....................................................4
4.7 Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng ........................................................................35
4.8 Tỷ lệ bệnh ............................................................................................................36
4.8.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..................................................................................36
4.8.2 Tỷ lệ con ho ......................................................................................................36
4.8.3 Tỷ lệ có triệu chứng viêm khớp .......................................................................37
vi
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................39
5.1 Kết luận ...............................................................................................................39
5.2 Đề nghị ................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................41
PHỤ LỤC .................................................................................................................43
vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
YY
: Viết tắt của giống Yorkshire
LL
: Viết tắt của giống Landrace.
DD
: Viết tắt của nhóm giống Duroc.
YL
: Heo có cha là Yorkshire thuần và mẹ là Landrace thuần
LY
: Heo có cha Landrace thuần và mẹ là Yorkshire thuần
DLY
: Heo con có cha là Duroc thuần và mẹ là F1( LL x YY)
XNCNH
: Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo
TSTK
: Tham số thống kê
FMD
: Foot and Mouth Disease (Lỡ Mồm Long Móng)
LMLM
: Lỡ Mồm Long Móng
TLSS
: Trọng lượng sơ sinh
TLCS
: Trọng lượng cai sữa
TLCT
: Trọng lượng chuyển thịt
TLHC21
: Trọng lượng hiệu chỉnh 21 ngày tuổi
TTr SS-CS
: Tăng trọng tuyệt đối giai đọan sơ sinh đến cai sữa
TTr CS-X
: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn cai sữa đến xuất
TTr SS-X
: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn sơ sinh đến xuất
TTr 21-60
: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn hiệu chỉnh 21 đến 60
ngày
SNCTC
: Số ngày con tiêu chảy
TSNCN
: Tổng số ngày con nuôi
TLNCTC
: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy
TSCH
: Tổng số con ho
TSCN
: Tổng số con nuôi
TLH
: Tỷ lệ ho
TSCVK
: Tổng số con viêm khớp
TLVK
: Tỷ lệ viêm khớp
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thức ăn hỗn hợp sư dụng cho heo .......................................................................7
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại cám đang được sử dụng tại Xí Nghiệp .... 8
Bảng 2.3 Định mức thức ăn cho các loại heo ................................................................ 8
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp dành cho heo con cai sữa ........... 11
Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ ................................................ 12
Bảng 2.6 Quy trình tiêm phòng cho heo con cai sữa ................................................... 13
Bảng 2.7 Quy trình tiêm phòng cho heo nái mang thai ............................................... 13
Bảng 2.8 Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị ............................................................ 13
Bảng 2.9 Quy trình tiêm phòng cho nái hậu bị mang thai và heo thịt .......................... 14
Bảng 3.1 Cơ cấu đàn heo khảo sát ................................................................................ 21
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp dành cho heo cai sữa ................... 22
Bảng 3.3 Hệ số nhân hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về 21 ngày tuổi ............. 23
Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ................................................................................... 26
Bảng 4.2 Trọng lượng heo giai đoạn khảo sát .............................................................. 27
Bảng 4.3 Trọng lượng hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi ....................................................... 29
Bảng 4.4 Tăng trọng tuyệt đối của các nhóm giống (g/con/ngày) ................................ 31
Bảng 4.5 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn 21-60 ngày tuổi ............................................ 32
Bảng 4.6 Trọng lượng trung bình theo giới tính cua các nhóm giống .......................... 34
Bảng 4.7 Tiêu thụ thức ăn và hệ số biến chuyển thức ăn ............................................ 34
Bảng 4.8 Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng .................................................................. 35
Bảng 4.9 Tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ viêm phổi, tỷ lệ viêm khớp của các heo con thuộc
các nhóm giống ....................................................................................................................... 36
Bảng 4.10 Tỷ lệ viêm phổi ............................................................................................ 37
Bảng 4.11 Tỷ lệ viêm khớp ........................................................................................... 38
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Chuồng heo cai sữa .......................................................................................... 9
x
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi heo sinh sản, lợi nhuận thu được nhiều hay ít tuỳ thuộc gần
như hoàn toàn vào sức sinh sản của heo nái. Heo nái phải đẻ nhiều con trong một
lứa, nhiều lứa trong một năm. Tuy nhiên nếu nái đẻ nhiều con, nhiều lứa, nhưng số
con cai sữa và đưa vào nuôi thịt thấp, tăng trọng thấp, nhiều bệnh tật xảy ra làm
giảm sức sống của đàn heo con cai sữa thì khả năng sinh sản cao của đàn nái cũng
chưa đem lại hiệu quả cao cho nhà chăn nuôi. Vì vậy ngoài việc tập trung tìm biện
pháp cải thiện năng suất sinh sản cao của đàn heo nái, thì sức sống và sức sinh
trưởng của heo cai sữa cũng được các nhà chăn nuôi đặc biệt quan tâm.
Được sự phân công của khoa chăn nuôi Thú y, sự hướng dẫn của TS .Võ Thị
Tuyết và sự đồng ý của Ban giám đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Phước Long, chúng tôi
thực hiện đề tài : “KHẢO SÁT SỨC SỐNG VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HEO
GIAI ĐOẠN CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG
TAI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu sức sinh trưởng và sức sống của heo từ cai sữa đến lúc chuyển nuôi
thịt hay nuôi hậu bị vào các tháng khảo sát trong năm (tháng 2, tháng 3, tháng 4).
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi vào các tháng khảo sát.
- Theo dõi trọng lượng heo ở các thời điểm khảo sát, lượng thức ăn tiêu thụ.
- Ghi nhận các biểu hiện lâm sàng trên heo sau cai sữa.
1
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long
2.1.1 Vị trí địa lý
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long thuộc ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện
Củ Chi, Tp. HCM, cách trục lộ giao thông 500 m. Xí nghiệp có tổng diện tích 25
ha, được xây dựng trên vùng đất cao thuộc nông trường Phạm Văn Cội, xung quanh
xí nghiệp là rừng cao su và cánh đồng trồng cỏ cho bò sữa.
Vị trí địa lý hiện nay của Xí nghiệp thuận lợi hơn vị trí trước đây tại phường
Phước Long B, quận 9 về phương diện cách ly phòng bệnh và hạn chế gây ô nhiễm
môi trường cho khu dân cư.
2.1.2 Lịch sử thành lập trại
Xí nghiệp được thành lập năm 1957 với tên “Trại Heo Phước Long” do bà
Nguyễn Ngọc Lễ khởi nghiệp với qui mô ban đầu khoảng 200 nái, địa chỉ tại
phường Phước Long B, quận 9, Tp. HCM. Qui mô trại dần được mở rộng dựa vào
lợi nhuận hàng năm cho nên kết cấu chuồng trại không đồng nhất, hệ thống trang
trại xây dựng theo kiểu bán kiên cố.
Sau năm 1975, trại được nhà nước tiếp quản đổi tên thành “Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Heo Phước Long” và phát triển dần qui mô.
Từ năm 1984, xí nghiệp hoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập.
Từ năm 1995 đến nay, xí nghiệp là thành viên của Tổng Công Ty Nông
Nghiệp Sài Gòn.
Thực hiện chủ trương di dời của UBNDTPHCM để tránh gây ô nhiễm môi
trường và cũng để mở rộng qui mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại trong chăn
nuôi.
Năm 2003, xí nghiệp đã khởi công xây dựng trang trại mới tại huyện Củ Chi,
2
Tp. HCM.
2.1.3 Nhiệm vụ
Sản xuất, cung cấp heo con giống thuần và lai, heo hậu bị, heo thương phẩm
và tinh heo thuần cho thị trường Tp. HCM và các tỉnh lân cận.
Thực hiện các dịch vụ hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo, gieo tinh nhân tạo,
tiêm phòng và điều trị các bệnh thường gặp trên heo.
2.1.4 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 30/04/2011, tổng đàn heo của xí nghiệp là 11543 con, trong đó gồm:
Heo thịt: 3439 con
Đực làm việc: 52 con
Hậu bị đực: 58 con
Hậu bị cái: 1645 con
Nái khô: 118 con
Nái bầu: 1415 con
Nái nuôi con: 233 con
Heo con theo mẹ: 2009 con
Heo con cai sữa: 2754 con
2.1.5 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của XN
2.1.5.1 Cơ cấu nhân sự : gồm 50 người, trong đó:
Trình độ đại học 6 người.
Trình độ trung cấp 39 người.
Lao động phổ thông 5 người.
3
2.1.5.2 Cơ cấu tổ chức
2.2 Giống và công tác giống
Nguồn gốc con giống
Các giống heo thường có của xí nghiệp là Yorkshire, Landrace, Pietrain, và
các con lai của chúng.
Ngoài ra xí nghiệp thường xuyên nhập đực giống từ các trại trong và ngoài
nước nhằm nâng cao phẩm chất đàn heo của xí nghiệp cũng như tránh sự đồng
huyết trong cơ cấu đàn.
Qui trình chọn heo hậu bị cái
• Giai đoạn 1: chọn lúc heo sơ sinh
Dựa vào gia phả: nguồn gốc cha mẹ, thành tích sinh sản của heo mẹ.
Dựa vào thành tích của heo con: heo con đẻ ra khỏe mạnh trọng lượng từ 0,8
kg trở lên, không dị tật, có trên 12 vú và hai hàng vú phải đều nhau, cơ quan sinh
dục bình thường.
Những con được chọn sẽ được bấm số tai để chọn tiếp ở những giai đoạn sau
• Giai đoạn 2: chọn lúc chuyển đàn 56 - 60 ngày tuổi
Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống. Heo khỏe mạnh, linh hoạt,
ngoại hình đẹp, chân khỏe, mông vai nở nang, da lông bóng mượt, bộ phận sinh dục
phải lộ rõ. Những con được chọn sẽ chuyển qua chuồng nuôi heo hậu bị, những con
còn lại chuyển qua nuôi thịt.
4
• Giai đoạn 3: chọn lúc heo 6 tháng tuổi
Heo được chọn lần cuối dựa vào trọng lượng, khả năng tăng trọng, có ngoại
hình đẹp, cân đối, không mắc bệnh mãn tính hay truyền nhiễm, cơ quan sinh dục
phát triển cân đối, bình thường.
Những heo không đạt yêu cầu sẽ được bán thịt, những heo được chọn một
phần bán giống cho người chăn nuôi, phần còn lại dùng để thay thế đàn.
Mỗi nái sinh sản và hậu bị đều có phiếu theo dõi riêng về lý lịch, ngày phối
giống, ngày đẻ, đực phối, kết quả sinh sản và nuôi con của nó. Các chỉ tiêu này
được ghi chép, cập nhật hàng ngày vào máy tính theo qui định của trại.
Qui trình chọn heo hậu bị đực
• Chọn về nguồn gốc: Chọn con có lý lịch rõ ràng, bố phải đạt đặc cấp và
mẹ phải đạt từ cấp I trở lên.
• Chọn lọc bản thân
+ Chọn lọc ngoại hình
Ngoại hình phải mang được các nét đặc trưng của giống, các bộ phận cần
cân đối hài hoà và liên kết chắc chắn, nên phân chia ra các phần để đánh giá.
- Phần cổ: cổ dài, không chọn những con cổ ngắn và không có sự kết hợp chặt chẽ
với đầu và vai.
- Phần ngực: rộng, không sâu, không chọn những con ngực lép và sâu.
- Phần lưng: hơi cong hay thẳng, rộng, dài, liên kết tốt với phần vai và mông, loại
những con lưng võng.
- Phần đùi : dài, bề mặt rộng,đầy đặn, không chọn những con đùi hẹp lép.
- Chân: thẳng, chắc, cổ chân ngắn khoẻ, không chọn những con chân yếu đi bàn,
chân có hình chữ X hay chữ O.
- Vú : chọn những con có 12 vú trở lên, các núm vú nổi rõ và cách đều nhau.
- Lông: thưa, bóng mượt, màu lông điển hình cho từng giống.
- Da: mỏng, hồng hào, không có bệnh ngoài da.
- Đuôi: khấu đuôi to, quăn xoắn.
- Dịch hoàn: cân đối, to, nổi rõ, gọn chắc, không chọn những con có dịch hoàn lệch,
5
dịch hoàn ẩn, dịch hoàn bọng, dịch hoàn xệ, da dịch hoàn xù xì hay ghẻ nấm.
- Móng chân: bằng, hai ngón chân to, ngón ngoài hơi rộng và dài hơn ngón trong
một chút, không chọn những con móng quá chõe, dãn rộng, móng hà và nứt.
+ Chọn lọc qua kiểm tra cá thể
Sau khi đã chọn được những con có nguồn gốc và ngoại hình tốt, đực giống
cần được qua kiểm tra cá thể và phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
- Tăng trọng tối thiểu từ 700 g – 800 g mỗi ngày.
- Tiêu tốn thức ăn thấp hơn 2,8 – 3 kg/1 kg tăng trọng.
- Độ dày mỡ lưng khi đạt 90 kg ≤ 15 mm.
- Phẩm chất tinh dịch khi 10 tháng tuổi đạt: V ≥ 150 ml; A ≥ 0,7; VAC ≥ 15 tỷ;
acrosom bình thường ≥ 80 %; tỷ lệ kỳ hình ≤ 20 %.
Công thức lai tạo giống của xí nghiệp
• Công thức phối giống thuần
YY: Yorshire
♂YY
X
LL: Landrace
♀YY
♂LL
100% YY
X
♀ LL
100% LL
DD: Duroc
♂DD
X
♀ DD
100% DD
Với công thức lai này giúp giữ được giống thuần theo mục đích sản xuất của
trại, đồng thời ổn định được các tính trạng đặc trưng của giống và có thể kết hợp với
chọn lọc, chọn đôi giao phối để đảm bảo tính trạng tốt của giống.
• Công thức lai tạo giống lai
Công thức lai 2 máu
6
♂LL
♀ YY
X
♂ YY
LY (50% L và 50% Y)
X
♀ LL
YL (50% Y và 50% L)
Công thức lai 3 máu
♂DD
X
♀ LY
DLY (50% D và 50% LY)
2.3 Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc
2.3.1 Dinh dưỡng
Thức ăn
Hiện nay xí nghiệp sử dụng thức ăn hỗn hợp của Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn
Nuôi An Phú thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn và công ty liên doanh
Việt – Pháp Proconco.
Bảng 2.1 Thức ăn hỗn hợp sử dụng cho heo
Loại heo
Loại thức ăn
Heo tập ăn
Delice A
Heo cai sữa
Delice B
Hậu bị cái
Số 6
Nọc-Hậu bị đực
10A
Nái đẻ và nuôi con
10B
Nái bầu
10A
(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Phước Long, 2011)
Ngoài ra thức ăn cho heo cai sữa còn được trộn thêm Biotic, Bio-NeoColistin, Florted 20 powder.
Nước uống
Nước uống sử dụng cho heo được chia ra làm hai hệ thống
Nước giếng được bơm lên bồn chứa, sau đó theo hệ thống ống 1 đến từng ô
chuồng bằng núm uống tự động và theo hệ thống ống 2 để tắm cho heo và rửa
chuồng.
7
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại TAHH
An Phú
Loại thức ăn
Thành phần
Độ ẩm
số
An Phú số
10A
6
An Phú
số
Delice A
Delice B
10B
13
-
-
15
13
3200
2894,93
2882
3400
3300
Đạm (%)
19,5
17,01
18,25
20
19
Xơ thô (%)
5
4,98
5,25
5
5
Ca (%)
0,8-1,0
1
1,08
0,4–0,7
0,7–1,4
P (%)
0,6
0,72
0,76
0,7
0,6
Nacl (%)
0,3-0,5
0,28
0,28
0,3 – 0,8
0,3 – 0,8
Năng lượng trao đổi
(kcal/kg)
(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Phước Long, 2011)
Bảng 2.3 Định mức thức ăn cho các loại heo
Loại heo
Loại thức ăn
Mức ăn (kg/con/ngày)
Heo tập ăn
Delice A
Rất ít
Heo cai sữa
Delice B
0,6-0,8
Hậu bị cái
Số 6
1,8-2,0
Nọc-Hậu bị đực
10A
2,5
Nái đẻ và nuôi con
10B
3,5-5,0
Nái bầu
10A
2,0-2,5
(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Phước Long, 2011)
2.3.2 Chuồng trại
Hệ thống chuồng trại hiện nay của xí nghiệp gồm 3 khu riêng biệt A, B và C.
Trong mỗi khu có các dãy chuồng cho từng loại heo. Mỗi dãy có diện tích 50 x 15
m, mái lợp tole. Riêng dãy A được thiết kế theo kiểu chuồng kín để nuôi heo đực và
đàn nái hạt nhân của trại. Các dãy này có hệ thống làm mát ở đầu dãy và hệ thống
quạt hút ở cuối dãy. Các dãy còn lại được thiết kế nửa kín nửa hở, bên trong có hệ
thống quạt làm mát, hai bên hông chuồng có tấm bạt che lúc trời mưa và chống lạnh
8
vào buổi tối. Thức ăn và nước uống có hệ thống tự động cung cấp đến từng ô
chuồng. Nền chuồng bằng xi măng có độ dốc 3 – 5 % để dễ dàng thoát nước, nền
cách sàn chuồng 30 – 50 cm.
Chuồng đực giống: chuồng cá thể gồm 22 ô chuồng, mỗi ô có chiều dài 3 m,
rộng 3 m, cao 1,7 m, sàn chuồng bằng xi măng.
Chuồng hậu bị đực và cái: hậu bị đực và cái được nuôi ở những ô chuồng
khác nhau, mỗi ô có chiều dài 5 m, rộng 3 m, nuôi 10 – 12 con/ô, sàn chuồng bằng
xi măng.
Chuồng nái mang thai và nái khô: chuồng cá thể gồm 280 ô chuồng, mỗi ô
có chiều dài 2,1 m, rộng 0,7 m, sàn chuồng làm bằng xi măng.
Chuồng nái đẻ và nuôi con: có 100 ô chuồng chia làm 4 dãy, mỗi ô có chiều
dài 2,2 m, phần cho heo mẹ ở giữa rộng 0,8 m, heo con hai bên rộng 0,6 m và 0,4
m, có núm uống và máng ăn riêng cho heo mẹ và heo con, sàn chuồng làm bằng
nhựa.
Chuồng heo cai sữa: gồm 80 ô chuồng, mỗi ô có chiều dài 3 m, rộng 2,3 m,
nuôi được 16 – 18 con/ô, sàn chuồng bằng nhựa và cách nền chuồng 5 cm để thuận
tiện cho việc vệ sinh hàng ngày.
Hình 2.1 Chuồng heo cai sữa
9
2.3.3 Chăm sóc nuôi dưỡng
Heo nái mang thai
Được cho ăn 2,5–3 kg/con/ngày, ngày hai lần vào lúc 8 giờ và 15 giờ, được
tắm mát và dọn vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Thường xuyên theo dõi, phát hiện những
con có dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời. Những con yếu được bổ sung vitamin
ADE, B, C để tăng cường sức đề kháng.
Heo nái đẻ và nuôi con
Trước ngày sinh dự kiến 5–7 ngày nái được chuyển sang chuồng nái đẻ. Khi
nái sinh luôn có công nhân trực theo dõi để phát hiện những trường hợp đẻ khó. Sau
khi sinh nái được tiêm 5 ml oxytocin và kháng sinh để tống dịch hậu sản và kháng
viêm. Những nái thường mệt, ăn ít hay không ăn nên trong giai đoạn này nái sẽ
được truyền vào xoang bụng 500 ml dung dịch glucose 5 % có pha thêm 10 ml B complex, 10 ml calcium, 10 ml aminofort, có thể truyền lặp lại vào ngày thứ 2, 3
tùy tình trạng sức khỏe của nái. Để tránh cho heo nái bị viêm tử cung, nái sẽ được
đặt thuốc Bio- vagilox 5g vào âm đạo và vệ sinh âm hộ bằng dung dịch biodine 0,1
% trong vòng 2–3 ngày.
Cho ăn 3,5 – 4 kg/con/ngày, ngày 2 lần.
Heo con theo mẹ
Heo con sinh ra được xách dốc ngược đầu cho nước nhờn trong xoang
miệng, mũi chảy ra ngoài, không chảy ngược vào khí quản, sau đó nhúng vào trong
bột Mistral từ cổ trở xuống. Lớp bột này có tác dụng làm khô, giữ ấm cho heo con
và sát trùng nhẹ. Sau đó heo con sẽ được cột cắt rốn, bấm răng, cân trọng lượng và
ghi vào sổ theo dõi.
Lúc 1 ngày tuổi, heo con được cắt đuôi, bấm số tai và nghiệm thu những con
đạt trọng lượng 0,8 kg trở lên, chọn những con đẹp có gia phả tốt để làm giống. Sau
đó, những heo con của nái đẻ nhiều sẽ được ghép bầy cho nái đẻ ít.
Lúc 3 và 10 ngày tuổi, mỗi heo con được tiêm 1 ml Fe và 1 ml ADE.
10
Tập ăn cho heo con lúc 7 ngày tuổi và thiến những con heo đực không được
chọn làm giống. Hàng ngày có công nhân kỹ thuật theo dõi tình trạng heo con, phát
hiện và điều trị kịp thời những con bị bệnh.
Cai sữa heo con lúc 21 – 28 ngày tuổi, những con quá nhỏ sẽ được giữ lại
ghép thành bầy và nuôi thêm một thời gian nữa.
Heo con cai sữa
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp dành cho heo con cai sữa.
Loại thức ăn
Thành phần
An Phú số 6
Delice A
Delice B
Độ ẩm(%)
13
13
13
protein(%)
19,5
19
20
ME(kcal/kg)
3200
3400
3300
Xơ (%) max
5
5
5
Ca (%)
0,8-1,0
0,7-1,4
0,7-1,4
P (%) min
0,6
0,7
0,6
NaCl(%)
0,3-0,5
0,3-0,8
0,3-0,8
(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Phước Long, 2011)
Sau mỗi đợt chuyển thịt chuồng cai sữa được vệ sinh rất kỹ trước khi nhận
đợt heo mới, trước tiên chuồng sàn và máng ăn được xịt bằng vòi nước áp lực
mạnh, xịt từng ô chuồng cho đến khi sàn chuồng sạch hết phân và các chất bẩn dính
ở sàn chuồng. Dùng dụng cụ để tháo các đan ở chuồng, dùng vòi nước xịt hết phân
động lại ở hầm dưới sàn chuồng (tầng hầm có độ dốc khoảng 450), tất cả phân dưới
hầm sẽ được theo một hệ thống cống rãnh ra khu vực xử lý, sau đó lắp các đan lại
và rửa sạch nền chuồng một lần nữa, dùng thuốc sát trùng Biosept xịt đều tất cả nền
chuồng và tường. Trong thời gian đó chuẩn bị bạt bao xung quanh các ô chuồng,
sửa lại những máng ăn bị hỏng. Sau khi chuồng được sửa xong tiến hành nhận heo
(thường là ngày thứ 5). Sau khi được cân trọng lượng ở bên nhà nái đẻ heo con
được chuyển sang nhà cai sữa, mỗi ô nhốt 15-17 con chọn những con có trọng
11
lượng đều nhau nhốt cùng một ô. Để trống 2 ô chuồng ở đầu dãy dùng nhốt những
heo bị bệnh nhằm dễ cho việc chăm sóc và điều trị.
Heo cai sữa được cho ăn theo định mức với 2 loại thức ăn Delice A và
Delice B của công ty cổ phần Việt – Pháp Proconco trong vòng tuần đầu sau cai
sữa. Sau đó cho ăn tự do thức ăn số 6 của Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi An Phú.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp dành cho heo con cai sữa được thể
hiện ở bảng 2.4.
2.4 Quy trình vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh thú y
Vệ sinh chuồng trại: Đầu mỗi dãy chuồng đều có hố sát trùng, các xe cơ giới
vào xí nghiệp đều được bảo vệ phun thuốc sát trùng và chạy qua hố sát trùng ở cổng
xí nghiệp để đảm bảo vệ sinh phòng dịch. Phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần trong khu
vực các chuồng đang có heo. Sau mỗi lần chuyển heo, chuồng trại được rửa sạch
bằng vòi xịt có áp lực cao, sát trùng bằng dung dịch formol 3 – 5 % rồi để trống 5 –
7 ngày mới đưa heo vào.
Vệ sinh công nhân và khách tham quan: Công nhân được trang bị đồ bảo hộ
lao động, phải đi qua hố sát trùng đầu dãy chuồng và không được tự ý qua lại giữa
các trại. Khách đến tham quan được mang ủng và đi qua hố sát trùng trước khi vào
khu vực chăn nuôi.
Quy trình tiêm phòng của trại
Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ
Ngày tuổi
Vaccin
Phòng bệnh
Liều/con (cc )
7
Respisure-1
Mycoplasma
2
10
Amervac
PPRS
2
21
Circoflex
Còi cọc
2
21
Rhinanvac
Viêm phổi
1
(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Phước Long, 2011)
12
Bảng 2.6 Quy trình tiêm phòng cho heo con cai sữa
Ngày tuổi
Vaccin
Phòng bệnh
Liều/con (cc )
35
Coglapest
Dịch tả
2
42
Rhinanvac
Viêm phổi
1
49
Aftopor
FMD
2
Vaccin
Phòng bệnh
Liều/con (cc )
6 tuần trước đẻ
Coglapest
Dịch tả
2
4 tuần trước đẻ
Aukipra-GN
Giả dại
2
3 tuần trước đẻ
Aftopor
FMD
2
6 tuần trước đẻ
Rhinanvac
Viêm phổi
1
Vaccin
Phòng bệnh
Liều/con (cc )
9 tuần
Coglapest
Dịch tả
2
10 tuần
Aftopor
FMD
2
12 tuần
Aukipra-GN
Giả dại
2
24 tuần
Coglapest
Dịch tả
2
25 tuần
Amervac
PRRS
2
26 tuần
Aftopor
FMD
2
27 tuần
Parvo-suin
Parvo-Lepto
2
28 tuần
Amervac
PRRS
2
29 tuần
Aukipra-GN
Giả dại
2
30 tuần
Parvo-suin
Parvo-Lepto
2
(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Phước Long, 2011)
Bảng 2.7 Quy trình tiêm phòng cho nái mang thai
Ngày tuổi
(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Phước Long, 2011)
Bảng 2.8 Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị
Ngày tuổi
(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Phước Long, 2011)
Đối với nọc làm việc: 2 lần/năm với tất cả các vaccine trừ Circovin
3 lần/năm đối với vaccine Amervac
13
Bảng 2.9 Quy trình tiêm phòng cho nái hậu bị mang thai và heo thịt
Heo thịt
Ngày tuổi
Vaccin
Phòng bệnh
Liều/con (cc )
9 tuần
Coglapest
Dịch tả
2
Amervac
PRRS
2
Nái hậu bị bầu 5 tuần trước đẻ
(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Phước Long, 2011)
2.5 Cơ sở lý luận
2.5.1 Đặc điểm sinh lý của heo con sau cai sữa
Khi heo con còn theo mẹ bú thì sữa là thức ăn rất tốt cho heo con, giàu dinh
dưỡng và dễ tiêu nhưng chuyển sang thức ăn hoàn toàn khô với thành phần khó tiêu
hoá và kém ngon miệng. Khi cai sữa khả năng tiêu hoá thức ăn khô, sức đề kháng
của heo con giảm rất nhiều, do đó khả năng tiêu hóa rất hạn chế.
Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng heo con còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ
chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Do thay đổi chuồng nuôi, vận chuyển, ghép đàn đã làm cho heo bị hàng loạt
stress. Heo con sau cai sữa có thể bị đói do thay đổi thức ăn đột ngột.
Ngoài ra, heo con sau cai sữa chịu lạnh rất kém vì hàm lượng mỡ trong cơ
thể ít, do đó chuồng nuôi heo cai sữa cần có nhiệt độ thích hợp.
Để khắc phục tình hình này, cần phải cung cấp nguồn thức ăn phù hợp , ngon
miệng và phải có qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại hợp lý để
không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của heo trong giai đoạn
này.
2.5.2 Sinh trưởng, phát dục và các yếu tố ảnh hưởng
2.5.2.1 Sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá,
sự gia tăng về số lượng và các chiều của tế bào của các loại mô khác nhau trong cơ
thể thú, quá trình này làm gia tăng khối lượng của các bộ phận, cơ quan và toàn bộ
cơ thể dựa trên cơ sở di truyền của bản thân thú dưới tác động của yếu tố môi
trường. Trong quá trình này không sinh ra các tế bào mới và các chức năng mới
(Phạm Trọng Nghĩa, 2007).
14