Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ỨNG DỤNG SIÊU ÂM, X QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI BÀNG QUANG Ở CHÓ VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG SIÊU ÂM, X QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI
BÀNG QUANG Ở CHÓ VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT

Họ và tên sinh viên: VÕ THỊ BÍCH CHÂU
Ngành: Thú y
Lớp: DH04TY
Niên khóa: 2004-2009

Tháng 08/2009


ỨNG DỤNG SIÊU ÂM, X QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI
BÀNG QUANG Ở CHÓ VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT

Tác giả

VÕ THỊ BÍCH CHÂU

Khóa luận được trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Lê Văn Thọ
BS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

Tháng 08/2009




XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: VÕ THỊ BÍCH CHÂU
Tên luận văn: “Ứng dụng siêu âm, X-quang trong chẩn đoán sỏi bàng quang ở chó
và điều trị bằng phẫu thuật”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Ngày 22 tháng 09 năm
2009
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS Lê Văn Thọ


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc của con đến ba mẹ - Người đã sinh thành,
dưỡng dục, hi sinh cả cuộc đời và dạy dỗ cho con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn
ƒ Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
ƒ Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
ƒ Bộ môn
ƒ Chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn dìu dắt và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
ƒ Đặc biệt cảm ơn Th.S Huỳnh Thanh Ngọc và BS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa đã
tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình thực tập tốt
nghiệp.
ƒ Và xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh chị ở bệnh viện Thú y Petcare cùng
bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên chúng tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.

Lời tri ân xin gửi đến giảng viên hướng dẫn Thầy, PGS.TS Lê Văn Thọ.

i


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài“ Ứng dụng siêu âm, X-quang trong chẩn đoán sỏi bàng quang ở
chó và điều trị bằng phẫu thuật ” trên những chó đem đến khám và điều trị tại
bệnh viện thú y Petcare được tiến hành từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2009, với kết
quả được ghi nhận như sau:
Qua khảo sát 168 trường hợp chó có triệu chứng bất thường trên đường tiết
niệu bằng kỹ thuật siêu âm và X quang, chúng tôi phát hiện có 27 trường hợp sỏi
bàng quang chiếm tỷ lệ 16,07%.
Triệu chứng thường gặp ở các trường hợp sỏi bàng quang là: tiểu ra máu
29,63%, tiểu đau đớn 14,82%, bí tiểu 14,82%, tiểu khó 11,11%, tiểu có sỏi nhỏ
7,40%, tiểu có mủ 3,70%, kết hợp 2 hay nhiều triệu chứng 18,52%.
Giống, lứa tuổi, phương thức chăn nuôi có liên quan đến chứng sỏi bàng
quang trên chó. Giống ngoại có tỷ lệ bị sỏi bàng quang cao hơn giống chó ta, chó
nuôi nhốt có nhiều nguy cơ bị sỏi bàng quang hơn. Giới tính không ảnh hưởng đến
chứng sỏi bàng quang.
Phương pháp chẩn đoán sỏi bàng quang trên chó bằng kỹ thuật siêu âm và X
quang cho độ chính xác cao. Nếu có điều kiện thực hiện đồng thời cả hai phương
pháp sẽ rất hiệu quả trong chẩn đoán.
Trong 27 trường hợp sỏi bàng quang, có 4 trường hợp không điều trị, 23
trường hợp được điều trị bằng phẫu thuật, trong đó có 2 trường hợp chết sau phẫu
thuật 1-2 ngày (tỷ lệ 8,70%). Số ca điều trị thành công là 21 ca, chiếm tỷ lệ 91,30%.

ii



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ......................................................................................... ii
MỤC LỤC....................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ.......................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................ viii
Chương 1 : MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................. 2
Chương 2 : TỔNG QUAN............................................................................ 3
2.1 Cấu tạo hệ tiết niệu chó............................................................................. 3
2.1.1 Thận...................................................................................................... 3
2.1.2 Ống dẫn tiểu ......................................................................................... 5
2.1.3 Bàng quang........................................................................................... 6
2.1.4 Niệu đạo ............................................................................................... 7
2.2

Sơ lược về tình hình sỏi bàng quang.................................................... 7

2.2.1 Nguyên nhân ....................................................................................... 7
2.2.2 Triệu chứng lâm sàng........................................................................... 8
2.2.2.1 Tiểu đau đớn ....................................................................................... 8
2.2.2.2 Tiểu ra máu ......................................................................................... 9
2.2.2.3 Tiểu có mủ........................................................................................... 9
2.2.2.4 Thiểu niệu........................................................................................... 9
2.2.2.5 Tiểu vắt ............................................................................................... 10
2.2.3 Phương pháp chẩn đoán ...................................................................... 10

2.2.3.1 Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng........................................................ 10
2.2.3.2 Chẩn đoán bằng hình ảnh................................................................... 10

iii


2.2.3.3 Phân tích thành phần sỏi đường niệu ................................................. 10
2.2.3.3.1 Phương pháp vật lý ......................................................................... 10
2.2.3.3.2 Phương pháp hóa học...................................................................... 13
2.2.4 Điều trị ................................................................................................ 14
2.2.4.1 Điều trị không phẫu thuật.................................................................... 15
2.2.4.2 Điều trị bằng phẫu thuật..................................................................... 15
2.2.5 Phòng bệnh.......................................................................................... 15
2.3

Kỹ thuật siêu âm................................................................................... 15

2.3.1 Các nguyên lý vật lý............................................................................. 15
2.3.1.1 Siêu âm................................................................................................ 15
2.3.1.2 Phản xạ ................................................................................................ 16
2.3.1.3 Khuếch tán .......................................................................................... 16
2.3.1.4 Giảm âm .............................................................................................. 16
2.3.2 Hình ảnh siêu âm................................................................................. 17
2.3.2.1 Nguyên lý cơ bản ................................................................................ 17
2.3.2.2 Siêu âm kiểu A .................................................................................... 17
2.3.2.3 Siêu âm kiểu B .................................................................................... 17
2.3.2.4 Quét tia ................................................................................................ 18
2.3.3 Các bước tiến hành siêu âm .................................................................. 18
2.3.3.1 Chuẩn bị thú ........................................................................................ 18
2.3.3.2 Tư thế trong siêu âm bệnh đường tiết niệu ......................................... 18

2.3.3.3 Động tác quét đầu dò........................................................................... 18
2.3.3.4 Động tác lia đầu dò ............................................................................. 19
2.3.3.5 Phương pháp siêu âm bàng quang....................................................... 19
2.4 Giới thiệu về X-quang............................................................................ 20
2.4.1 Nguyên lý phát sinh tia X ................................................................... 20
2.4.2 Tính chất tia X..................................................................................... 20
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim X-quang .................... 21
2.4.4 X-quang hệ niệu .................................................................................. 21
2.4.4.1 Chụp bụng không sửa soạn ................................................................. 21
2.4.4.2 Chụp bụng có sửa soạn ....................................................................... 22
iv


2.5 Sơ lược một số công trình nghiên cứu có liên quan................................ 22
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................... 24
3.1 Thời gian và địa điểm................................................................................ 24
3.1.1 Thời gian ................................................................................................ 24
3.1.2 Địa điểm ................................................................................................. 24
3.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................. 24
3.3 Nội dung khảo sát.................................................................................... 24
3.3.1 Nội dung 1............................................................................................ 24
3.3.2 Nội dung 2............................................................................................. 24
3.4 Phương tiện khảo sát ............................................................................... 25
3.5 Phương pháp tiến hành............................................................................. 26
3.5.1 Thu thập thông tin .................................................................................. 26
3.5.2 Khám lâm sàng....................................................................................... 26
3.5.4 Phương pháp mổ ................................................................................... 27
3.6 Phương pháp xử lý thống kê .................................................................... 33
Chương 4 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................... 31
4.1 Kết quả chẩn đoán bằng hình ảnh ........................................................... 34

4.2 Triệu chứng lâm sàng trên chó bị sỏi bàng quang .................................. 35
4.3 Tỷ lệ chó bị sỏi bàng quang theo giống .................................................. 36
4.4 Tỷ lệ chó bị sỏi bàng quang theo giới tính.............................................. 37
4.5 Tỷ lệ chó bị sỏi bàng quang theo lứa tuổi ................................................ 38
4.6 Tỷ lệ chó bị sỏi bàng quang theo chế độ dinh dưỡng .............................. 39
4.7 Ảnh hưởng của phương thức nuôi đến sỏi bàng quang .......................... 39
4.8

Kết quả điều trị....................................................................................... 40

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................... 41
5.1 Kết luận .................................................................................................. 42
5.2 Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
I. HÌNH

Trang

Hình 2.1 Hệ thống tiết niệu, sinh dục chó đực................................................ 5
Hình 2.2 Hệ thống tiết niệu, sinh dục chó cái. ............................................... 5
Hình 2.3 Cấu trúc bàng quang của chó. .......................................................... 6
Hình 2.4 Cấu tạo niệu đạo trên chó đực.......................................................... 7
Hình 2.5 Tinh thể ma nhê ammon phosphat. .................................................. 11
Hình 2.6 Tinh thể can xi oxalat....................................................................... 11.
Hình 2.7 Tinh thể ammon urat. ....................................................................... 12

Hình 2.8 Tinh thể Cystin................................................................................. 12
Hình 2.9 Tinh thể can xi carbonat................................................................... 13
Hình 2.10 Ammon urat. .................................................................................. 14
Hình 2.11 Cystine............................................................................................ 14
Hình 2.12 Struvite. .......................................................................................... 14
Hình 2.13 Can xi oxalat. ................................................................................. 14
Hình 3.1 Hình ảnh siêu âm phát hiện sỏi bàng quang cho hồi âm sáng ......... 27
Hình 3.2 Hình ảnh X quang phát hiện sỏi bàng quang ................................... 27
Hình 3.3 Thông tiểu trước khi phẫu thuật....................................................... 28
Hình 3.4 Cạo sạch lông vùng bụng và chậu trước khi phẫu thuật .................. 28
Hình 3.5 Trùm khăn phẫu trước khi phẫu thuật............................................. 28
Hình 3.6 Thực hiện đường mổ qua da ........................................................... 29
Hình 3.7 Bộc lộ bàng quang trước khi mổ lấy sỏi .......................................... 29
Hình 3.8 Chọc vào mặt lưng bàng quang để lấy nước tiểu............................. 30
Hình 3.9 Viên sỏi được lấy ra khỏi bàng quang ............................................. 30
Hình 3.10 Đường mổ tai vị trí tắc nghẽn ....................................................... 31
Hình 3.11 Rửa bàng quang bằng nước muối sinh lý....................................... 31
Hình 3.12 May bàng quang............................................................................. 32
vi


Hình 3.13 Cho ampicilin vào xoang bụng ...................................................... 32
Hình 3.14 Đóng thành bụng ............................................................................ 33
II. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Tổng quát một máy siêu âm............................................................ 20

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

Trang

Bảng 4.1 Kết quả chẩn đoán bằng hình ảnh................................................... 34
Bảng 4.2 Những triệu chứng lâm sàng chủ yếu trên chó bị sỏi bàng quang.. 35
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó bị sỏi bàng quang theo giống.......................................... 36
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bị sỏi bàng quang theo giới tính. .................................... 37
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó bị sỏi bàng quang theo lứa tuổi....................................... 38
Bảng 4.6 Tỷ lệ chó bị sỏi bàng quang theo chế độ dinh dưỡng..................... 39
Bảng 4.7 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của phương thức nuôi ....................... 39
Bảng 4.8 Kết quả điều trị chứng sỏi bàng quang. .......................................... 40

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự đi lên của đất nước, sự khởi sắc của nền kinh tế đã góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhu cầu nuôi thú cũng tăng lên. Việc
nuôi chó không chỉ dừng lại ở mục đích giữ gìn tài sản, bảo vệ, đi săn…mà chó đã
thực sự trở thành thú cảnh, con vật trung thành, một thành viên thân thiết trong gia
đình.
Theo Lê Văn Thọ và La Thế Huy (2005), trong khoảng thời gian từ tháng
3/2002 đến tháng 6/2005, qua theo dõi trên 32.718 chó đem đến điều trị tại hai
phòng khám của Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả chụp X quang kết
hợp với siêu âm cho thấy số chó bị sỏi bàng quang có 459 ca. Tuy nhiên việc chẩn
đoán chính xác và tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng trị thích hợp
còn gặp rất nhiều khó khăn đối với việc điều trị do thiếu trang thiết bị chẩn đoán.

Trong những năm gần đây, một số bệnh xá và phòng mạch thú y Thành phố đã đầu
tư trang thiết bị chẩn đoán chuyên biệt như máy X quang, máy siêu âm…qua đó
giúp đẩy mạnh hoạt động chẩn đoán và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nói chung
và giúp cho người điều trị quyết định xử lý kịp thời đối với bệnh sỏi đường tiết
niệu.
Vì vậy nhằm góp phần nâng cao chẩn đoán trong hoạt động chăm sóc sức
khỏe đàn chó tại Thành phố Hồ Chí Minh, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú
y và sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Thọ, Th.S Huỳnh Thanh Ngọc và BS
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa chúng tôi tiến hành đề tài :
“ Ứng dụng siêu âm, X-quang trong chẩn đoán sỏi bàng quang ở chó và điều
trị bằng phẫu thuật ”

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Ứng dụng kỹ thuật siêu âm và X-quang để chẩn đoán sỏi bàng quang ở chó.
- Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị sỏi bàng quang bằng phẫu thuật.
1.2.2 Yêu cầu
- Ghi nhận tần suất của chứng sỏi tiết niệu trên chó được gia chủ đưa đến khám
trị bệnh tại bệnh viện Thú y Petcare Thành phố Hồ Chí Minh.
- Theo dõi các triệu chứng lâm sàng trên chó bị sỏi bàng quang.
- Ghi nhận hiệu quả của kỹ thuật X quang và siêu âm trong chẩn đoán.
- Theo dõi kết quả điều trị bằng phẫu thuật.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1

Cấu tạo hệ tiết niệu chó

2.1.1 Thận
Cơ thể học của thận
Thận chó tương đối lớn, chiếm 1/150 – 1/120 trọng lượng cơ thể. Trọng
lượng ở chó cỡ trung bình là 50 – 60g, thận có hình hạt đậu, dày, có mặt dưới tròn
và mặt trên ít lồi, các mặt đều nhẵn.
Thận phải: vị trí ít thay đổi, thường nằm đối diện với 3 đốt sống thắt lưng
đầu tiên.
Thận trái: vị trí thay đổi nhiều vì thận dính rời rạc bằng màng bụng và ảnh
hưởng bởi độ căng đầy của bao tử. Khi bao tử rỗng, thận tương ứng với những đốt
sống thắt lưng đầu tiên. Khi bao tử đầy đẩy thận trái về phía sau.
Thận gồm có 3 vùng:
-

Vùng vỏ màu hồng có những hạt đỏ lấm chấm.

-

Vùng tủy màu vàng, có nhiều khía.

-

Bể thận.
Ngoài ra, trên thận có một vùng lõm gọi là rốn thận. Ở đây có động mạch đi

vào thận, tĩnh mạch và ống dẫn tiểu đi ra.

Chức năng sinh lý của thận
- Chức năng chính của thận là đào thải các chất cặn bã từ hệ thống thể dịch
trong cơ thể sau quá trình chuyển hóa.
- Điều hòa sự cân bằng acid-base bởi sự duy trì và loại thải các ion chuyên
biệt trong máu như HCO3- , Na+, K+, NH4+ và các ion hydroxyl, chức năng này giúp
ổn định pH và môi trường dịch thể.
- Điều hòa áp lực thẩm thấu bởi sự cân bằng nước và các muối như natri, kali.
Muối được bài xuất chủ yếu qua nước tiểu, qua quá trình lọc ở cầu thận và qua sự
hấp thu, bài tiết ở ống thận. Sự bài tiết và tái hấp thu các muối làm thay đổi áp lực
3


thẩm thấu giữa các màng thấm, kéo theo sự hấp thu nước ở ống thận cũng như điều
chỉnh lượng nước bài tiết. Ngoài ra sự cân bằng muối – nước ở thận còn được điều
hòa bởi các hormon như kích thích tố chống bài niệu vasopressin hay ADH (antidiuretic-hormon) của thùy sau tuyến yên có tác dụng lên quá trình tái hấp thu nước
ở ống thận và aldosteron của vỏ thượng thận tác dụng lên sự tái hấp thu và bài tiết
Na+, K+ ở ống thận.
- Phân tiết renin khi thận bị thiếu máu nuôi hay vì lý do khác làm giảm lượng
máu đến thận. Renin đến tĩnh mạch và tác động lên một loại protein huyết tương để
sản sinh ra angiotensin làm co thắt mạch, gây tăng áp lực tĩnh mạch thận và có thể
kích thích tuyến thượng thận tiết ra aldosteron.
- Sản sinh prostaglandin, có tác dụng gây co thắt cơ trơn.
- Phân tiết hormon giúp co giãn mạch máu kallikrein, hormon này tham gia
vào quá trình giải phóng kinin và kinin có tác dụng làm giãn mạch, giảm huyết áp.
Đến nay tác dụng sinh lý của kallikrein chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng được
xác định chắc chắn là có thể kích thích sự tổng hợp hormon tuyến tiền liệt và có liên
quan đến quá trình trao đổi nước và muối trong cơ thể.
- Một số tế bào thận còn sản sinh ra erythropoietin để đáp ứng lại tình trạng
giảm số lượng oxygen đến các mô. Erythropoietin gây tăng tốc độ hồng cầu và tham
gia kiểm soát sự tạo hồng cầu.

- Điều hòa can xi /phốt pho (Ca/P) thông qua tác dụng của hormon phó giáp.

4


Hình 2.1 Hệ thống tiết niệu, sinh dục chó đực
( Nguồn: />
Hình 2.2 Hệ thống tiết niệu, sinh dục chó cái
( Nguồn: )
2.1.2 Ống dẫn tiểu
Dẫn nước tiểu từ 2 thận đổ về bàng quang. Về cấu tạo mô học, biểu mô ống
dẫn tiểu là biểu mô chuyển tiếp, áo cơ gồm 3 lớp: lớp trong và lớp ngoài chạy dọc,
lớp giữa chạy vòng, bên ngoài có mô liên kết có mạch máu và dây thần kinh.

5


2.1.3 Bàng quang

Hình 2.3 Cấu trúc bàng quang của chó
( Nguồn: )
Bàng quang là một túi cơ, có kích thước rất thay đổi tùy thuộc vào lượng
nước tiểu đang chứa. Nếu bàng quang rỗng sẽ có dạng hình quả lê, nằm co lại hoàn
toàn trong xoang chậu. Nếu bàng quang đầy sẽ có dạng hình bầu dục, phần trước
lấn vào khối ruột để đi vào xoang bụng. Cổ bàng quang là phần cố định ở phía sau,
liên hệ với ống thoát tiểu, hai ống dẫn tiểu. Còn phần trước của bàng quang tự do,
có thể thay đổi vị trí. Mặt dưới của bàng quang nằm trên sàn xoang chậu, mặt trên
tiếp xúc với trực tràng, đoạn cuối ống dẫn tinh, túi tinh nang nếu là thú đực, với
thân tử cung và âm đạo nếu là thú cái. Bàng quang được cố định nhờ ba dây treo.
Dây treo dưới hay dây treo giữa, dây này nối phần trước của bàng quang đến cạnh

trước xoang chậu và kéo đến tận rốn, gọi là thừng Ouraque. Hai dây treo bên, có
chứa vết tích của hai động mạch rốn khi còn là bào thai (Phan Quang Bá, 2000).
Gần cổ bàng quang có hai ống dẫn tiểu mở vào hai bên, tạo với ống thoát tiểu thành
một tam giác có đỉnh là cửa ống thoát tiểu (Trích dẫn liệu Nguyễn Thị Tố Nga,
2008).

6


2.1.4 Niệu đạo

Hình 2.4 Cấu tạo niệu đạo trên chó đực
( Nguồn: )
Niệu đạo thú đực gồm 2 phần
- Niệu đạo trong xoang chậu : có cấu tạo dạng xốp và cơ hành xốp.
- Niệu đạo ngoài xoang chậu (dương vật) gồm rễ, thân, qui đầu và có xương
dương vật dài 8-10 cm nằm ở mặt lưng. Phần cuối của xương dương vật là rãnh
xoắn. Ở đấy sỏi và các chất cặn bã thường hay đọng lại. Hai nhánh tĩnh mạch của
mặt lưng qui đầu đi đến xương rồi nhập làm một.
Niệu đạo thú cái : tương đương đoạn niệu đạo nằm trong xoang chậu của thú
đực nhưng không có chứa tuyến.
2.2

Sơ lược về tình hình sỏi bàng quang

2.2.1 Nguyên nhân
Theo Smith và Jone (1996) được trích dẫn bởi (Huỳnh Lê Ái Chi, 2007), các
loại sỏi hầu như có chung một số nguyên nhân sau:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Bệnh lý ở gan

- Thiếu vitamin A
Các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu và thiếu vitamin A một thời gian
dài đã để lại các tế bào long tróc, bạch cầu chết, các sợi fibrin, cục máu đông…trở
7


thành nhân của sự tinh thể hóa lắng đọng thành sỏi. Các bệnh lý ở gan gây suy thiểu
chức năng gan làm giảm khả năng biến đổi ammonia thành urea và biến đổi urate
thành allatoin thải vào nước tiểu nên lắng động sỏi urate ammonia.
Về mặt dinh dưỡng sự mất cân đối trong dinh dưỡng như thức ăn quá giàu
đạm, lượng nước uống vào quá thấp so với nhu cầu hằng ngày, việc cung cấp quá
độ các khoáng vô cơ và vitamin cũng gây sự tích tụ sỏi.
Theo Nguyễn Văn Biện (2001) được trích dẫn bởi (Huỳnh Lê Ái Chi, 2007),
sự thành lập sỏi phụ thuộc vào diện tích thay đổi trạng thái keo của dịch tiết.
- Tình trạng bảo hòa của các muối khoáng trong các dịch chất này nhờ tác
động bảo vệ của các chất keo.
- Rối loạn hóa học và vật lý các chất keo sẽ làm cho muối khoáng kết tủa.
Khối kết tủa mới tạo sẽ làm muối khoáng và chất keo đặc bám vào nhiều hơn. Do
sự kết tủa tích lũy dần của muối khoáng nên sỏi thường có dạng lớp.
- Kết thạch có thể lắng đọng suốt đường tiểu từ thận đến ống thoát tiểu. Kết
thạch nhỏ có thể theo ống thoát tiểu ra ngoài hoặc gây nghẽn ống thoát tiểu thú đực,
chỗ bị nghẽn sẽ viêm, hoại tử và gây loét viêm.
Nghiên cứu của Kelly và Willis (1996) được trích dẫn bởi (Huỳnh Lê Ái Chi,
2007), cho thấy pH của nước tiểu có thể tạo thuận lợi cho sự lắng đọng sỏi.
- Nước tiểu kiềm làm cho ammonium magne phosphat (MgNH3PO4) dễ lắng
đọng, pH acid thích hợp cho sự lắng tụ cystine.
- Một số yếu tố dịch tễ giúp tiên đoán thành phần của sỏi bàng quang, chẳng
hạn chó non hoặc chó cái bị sỏi MgNH3PO4, giống Bulldog thường bị sỏi cystine.
2.2.2 Triệu chứng lâm sàng
Ngoài những triệu chứng thông thường như mệt mỏi, giảm ăn hoặc bỏ ăn, có

thể sốt, thở nhanh…những chó bị sỏi bàng quang còn có một số dấu hiệu tương đối
đặc trưng sau đây:
2.2.2.1 Tiểu đau đớn
Những dấu hiệu rất điển hình là sự khó khăn trong lúc chó đi tiểu, nước tiểu
nhỏ giọt và chó có biểu hiện đau đớn. Chó đi tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần đi

8


với lượng rất ít, chó thường tỏ ra đau đớn trong khi tiểu, khó khăn lúc bắt đầu tiểu
và thời gian đi tiểu kéo dài, dòng nước tiểu không có tia.
Trong nước tiểu có thể có sắc tố hồng cầu, có máu lợn cợn hoặc có màng nhầy.
Phần bụng căng to và đau vùng bụng duới là dấu hiệu của bàng quang căng
quá mức. Chó tiểu bằng tư thế xoãi bẹt chân mà vẫn không có nước tiểu.
2.2.2.2 Tiểu ra máu
Tràn máu đường niệu, máu tự nhiên tràn ra từ cửa đường niệu không liên quan
đến việc bài thải nước tiểu, đa số do biến đổi bệnh lý ở cơ vòng.
Tiểu ra máu khi mới bắt đầu đi tiểu, sau đó nước tiểu dần trong lại phần nhiều
do thay đổi bệnh lý ở cổ bàng quang và đoạn niệu đạo phía trong gây ra.
Khi đi tiểu sắp xong, trong nước tiểu có máu hoặc màu máu khá đậm. Thay
đổi bệnh lý phần nhiều ở vị trí tam giác bàng quang, cổ bàng quang hoặc đường
niệu sau.
Tiểu ra máu trong suốt quá trình tiểu là do bệnh ở đường tiết niệu trên. Ngoài
ra có thể phán đoán bước đầu nguyên nhân gây ra bệnh căn cứ vào đặc điểm của
cục máu, nước tiểu có máu tươi chứng tỏ máu ra từ đường niệu dưới, nước tiểu có
máu không tươi chứng tỏ máu ra từ đường niệu trên. Nước tiểu có lẫn máu dạng sợi
hoặc hình con giun, chứng tỏ máu ra từ thận, khi đi qua niệu quản tạo thành các
hình thù như vậy. Những cục máu tương đối lớn và không có hình dạng nhất định
thường được thải ra từ bàng quang (Trích dẫn: La Thế Huy, 2006).
2.2.2.3 Tiểu có mủ

Nước tiểu có màu trắng đục, có vẫn mây, có lẫn máu hay chỉ toàn mủ nhầy và
rất hôi, thường gặp trong quá trình nhiễm trùng đường tiểu dưới, nhiễm trùng bàng
quang và kể cả trong viêm thận.
2.2.2.4 Thiểu niệu
Bàng quang căng, chó đau đớn dữ dội, cong oằn lưng để tiểu nhưng không thể
đi tiểu được, tiểu rất khó và thường kèm với tiểu vắt, niêm mạc nhợt nhạt, thở khó,
tần số hô hấp tăng thông thường do chó bị tắc nghẽn ở đường thoát tiểu, do sỏi bàng
quang, viêm đường thoát tiểu, viêm cơ vòng bàng quang.

9


2.2.2.5 Tiểu vắt
Tiểu vắt là đi tiểu nhiều lần hơn so với mức bình thường.
2.2.3 Phương pháp chẩn đoán
2.2.3.1 Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng
Có thể căn cứ vào các triệu chứng như đau ở vùng bàng quang, tiểu khó, tiểu
vắt, tiểu ra máu để chẩn đoán sỏi bàng quang thông thường không khó, đặc biệt khi
tình trạng sỏi bàng quang tương đối phổ biến. Ngoài ra có những trường hợp khối
sỏi bàng quang có kích thước lớn, bàng quang xẹp sau khi thú đi tiểu, bác sỹ thú y
có thể cảm nhận được khối sỏi thông qua việc sờ nắn vùng bàng quang.
2.2.3.2 Chẩn đoán bằng hình ảnh
Sử dụng kỹ thuật X quang để chẩn đoán sỏi bàng quang, trên phim chụp X
quang có thể thấy viên sỏi hiển thị dưới dạng bóng mờ.
Nếu những viên sỏi có tính cản quang kém do cấu trúc hữu cơ, phim chụp X
quang không thể hiển thị, người ta có thể áp dụng phương pháp siêu âm.
Trong trường hợp cần chẩn đoán chính xác, người ta có thể sử dụng phương
pháp nội soi để chẩn đoán sỏi bàng quang, vừa kết hợp phân tích tính chất sỏi cũng
như kiểm tra các biến chứng trên bàng quang như tăng sinh tuyến tiền liệt, khối u
bàng quang, chỉ nang bàng quang…

2.2.3.3 Phân tích thành phần sỏi đường niệu
2.2.3.3.1 Phương pháp vật lý
- Phân tích nguyên tố : Bao gồm quang phổ chiếu xạ, quang phổ hấp thu nguyên
tử, máy năng phổ.
- Phân tích vật tương : Bao gồm nhiễu xạ tia X, quang phổ hồng ngoại và phân
tích nhiệt.
- Phân tích kết cấu : Kính hiển vi phân cực và máy chụp quét điện tử có thể
quan sát thành phần và kết cấu tinh thể của viên sỏi.

10


• Tinh thể ma nhê ammon phosphat không màu, dạng hình chữ nhật có chóp
và có nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau; tinh thể này có liên quan đến dạng
sỏi struvite.

Hình 2.5 Tinh thể ma nhê ammon phosphat
• Tinh thể canxi oxalat: có hai dạng là mono hydrat không màu, thường có
dạng oval, đôi khi dài và nhọn, có khi có dạng quả tạ với nhiều kiểu khác
biệt. Dihydrat cũng không màu và nhiều cỡ nhưng hình dạng luôn luôn là
dạng 8 mặt với hai đường chéo ở giữa.

Hình 2.6 Tinh thể canxi oxalate

11


• Tinh thể amon urat dạng cầu, xù xì, màu đậm với những chỗ lồi không đều.
Tinh thể có ở chó bị bệnh gan hay ở chó thuộc giống Damatian khỏe mạnh.


Hình 2.7 Tinh thể ammon urat
• Tinh thể cystin không màu, dạng lục giác, luôn là dạng bất thường cho thấy
có sự tổn hại chức năng gan, tổn thương ở ống thận, làm ảnh hưởng đến sự
tái hấp thu cystin.

Hình 2.8 Tinh thể Cystin
• Tinh thể acid uric có dạng đa diện với nhiều hình dạng và màu khác nhau.
• Tinh thể sulfanilamid.
• Calci phosphat luôn xuất hiện ở dạng không kết tinh và không định hình; đôi
khi có dạng bó cây nhỏ. Tinh thể này có ở chó khỏe mạnh, chó bị ngộ độc
chất kháng đông, chó có sỏi canxi oxalat hay ở chó bị tăng canxi huyết.

12


• Tinh thể canxi carbonat

Hình 2.9 Tinh thể canxi carbonat
2.2.3.3.2 Phương pháp hóa học
Hiện nay, các phương pháp định tính hóa học sau đây được ứng dụng rộng rãi
trên lâm sàng để thỏa mãn về cơ bản yêu cầu điều trị lâm sàng (Lưu Phương Minh
và ctv, 2003)
• Muối urat và acid uric: Lấy 1-2 mg bột sỏi đặt lên tấm kính, nhỏ vào 1-2 giọt
natri carbonat 20%, 2 giọt thuốc thử acid uric, nếu thấy bột sỏi có màu xanh
da trời sậm là dương tính.
• Muối phosphat: Cho một ít bột sỏi lên tấm kính, nhỏ vào 2-3 giọt acid
molybdat, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng là dương tính.
• Cystin: Cho một ít bột sỏi lên tấm kính, nhỏ vào 2 giọt dung dịch acid acetic
có pH = 5 và 1 giọt bisulfurosum natrium 0,5 mol/l và 1-2 giọt thuốc thử acid
uric, sau 15 phút nếu bột sỏi chuyển thành màu xanh da trời là dương tính.

• Ammon: Cho một ít bột sỏi lên tấm kính, nhỏ vào 2-3 giọt thuốc thử và 1
giọt NaOH 20%, xuất hiện kết tủa màu cam là dương tính.
• Muối carbonat: Cho vào ống nghiệm khoảng 5-10 mg bột sỏi, nhỏ vào men
theo vách ống nghiệm 1 ml acid yếu 3 mol/l, lập tức thấy bọt khí sủi lên là
dương tính.
• Muối oxalat: Trong dung dịch thử nghiệm nói trên cho vào một ít dioxyt
mangan, ở thể rắn, để yên vài phút, nếu có bọt khí bay lên không ngừng là
dương tính.

13


• Canxi: Cho vào ống nghiệm khoảng 5-10 mg bột sỏi, cho thêm vào 1 ml acid
yếu 3 mol/l, đun nóng cho hòa tan. Sau khi làm lạnh lại cho vào một lượng
NaOH 20% có khối lượng tương đương, có kết tủa trắng là dương tính.
• Ma nhê: Lắc mạnh ống nghiệm nêu trên, cho vào 2-3 giọt thuốc thử ma nhê
men theo vách ống, nếu thấy bột sỏi có vòng kết tủa màu xanh nhạt là dương
tính.
• Xanthin: Cho một ít bột sỏi vào ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt acid nitric đậm
đặc, đun nóng từ từ để hong khô, nếu xuất hiện màu đỏ là có phản ứng của
acid uric, nhỏ vào 1 giọt NaOH 10%, nếu xuất hiện màu đỏ tươi là xanthin.

Hình 2.10 Ammon urat

Hình 2.11 Cystine

Hình 2.12 Struvite

Hình 2.13 Canxi oxalat


2.2.4 Điều trị
Có hai phương pháp để can thiệp các trường hợp sỏi bàng quang đó là dùng
thuốc bài sỏi kết hợp với việc thực hiện chế độ ăn và chăm sóc đặc biệt cho từng cá
thể bị bệnh sỏi, cách thứ hai là can thiệp bằng phẫu thuật.

14


×