Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHÍM TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHÍM
TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI

Ngành

: Thú y

Khoá

: 2004 -2009

Lớp

: DH04TY

Sinh viên thực hiện : Vũ Ngọc Yến

Tháng 08/2009


TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHÍM
TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI

Tác giả


VŨ NGỌC YẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác Sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
Ts. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 09/2009
i


LỜI CẢM TẠ
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ts. Dương Duy Đồng, cảm ơn
Thầy đã khơi dậy trong em niềm đam mê nghiên cứu, đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài, em thường
xuyên nhận được sự động viên, tạo điều kiện thuận lợi từ Ths. Nguyễn Văn Hiệp ở
Trại Thực Nghiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm, em xin cảm ơn
Thầy.
Em xin chân thành cảm ơn:
• PGS.Ts. Dương Thanh Liêm đã chỉ dẫn cho em nhiều kiến thức quý báu
để em thực hiện tốt khóa luận.
• Ts. Lê Hữu Khương đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực và luôn hỗ trợ,
ủng hộ em rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận.
• Các thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
• Các nhà chăn nuôi nhím tại các trại khảo sát ở khu vực miền Đông Nam
Bộ như: ông Phạm Ngọc Tuân - trại nhím Tuân Hòa, ông Nguyễn Văn Đào - trại Hai

Đào, ông Lê Văn Hinh - trại Lan Dũng, chị Trần Thị Hường - trại Miền Đông, ông
Lương Minh Hòa - trại Minh Hòa, đã dành cho tôi rất nhiều thời gian và hướng dẫn
kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi nhím khi tôi đến thăm trại.
• Xin gửi lời cám ơn đến các bạn bè đã luôn chia sẻ, động viên tôi suốt
quá trình học tập, đặc biệt là các bạn ở Trại Thực Nghiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm.
Cuối cùng, con xin cảm ơn tất cả mọi người trong gia đình đã luôn tin tưởng và
ủng hộ con, đồng thời đã xem và có ý kiến góp ý về khóa luận giúp con.
TP.HCM, tháng 08 năm 2007
Sinh viên
Vũ Ngọc Yến
ii


TÓM TẮT
Vũ Ngọc Yến, tháng 9/ 2008. Tìm hiểu về sự phát triển của nhím tại một số hộ chăn nuôi
Khóa luận tìm hiểu về mô hình chăn nuôi nhím, sự sinh trưởng và phát triển của
nhím trên cơ sở khảo sát tại một số hộ chăn nuôi và tại Trại Thực Nghiệm Khoa
CNTY. Nhím khảo sát là nhím giống, chủ yếu được mua từ các hộ nuôi nhím lâu năm.
Nguồn thức ăn cho nhím rất phong phú, gồm các loại rau, củ, quả, thường được
mua từ chợ nông sản. Nguồn nước sử dụng để vệ sinh nhím chủ yếu là nước giếng và
chưa qua xử lý.
Cấu trúc chuồng nuôi đa số xây bằng xi măng kết hợp với lưới sắt hoặc song sắt,
mật độ nuôi trung bình 2 con/ô chuồng.
Những hộ chăn nuôi khảo sát đều không sử dụng thuốc sát trùng.
Trọng lượng nhím sơ sinh khoảng 230 – 455 g. Tỷ lệ nhím sống sau cai sữa cao: tại
trại nuôi thực nghiệm là 50%, tại các hộ chăn nuôi là 95 – 98 %. Nhím con chết
thường do tai nạn: bị con khác cắn, đánh nhau với con cùng bầy. Thường cai sữa khi
nhím được 2 tháng tuổi. Trọng lượng cai sữa đạt 2300g/ con.
Nhím con 1 – 3 tháng tuổi tăng trọng nhanh nhất: 840 – 1200g/ con/ tháng. Nhím

tăng trọng nhanh giai đoạn 3 – 8 tháng tuổi: khoảng 970g/ tháng. Giai đoạn 8 - 18 tháng
tuổi nhím tăng trọng chậm lại: khoảng 268g/ tháng. Sau 18 tháng tuổi hầu như nhím
không còn tăng trọng. Nhím sau khi nuôi khảo sát thì đạt từ 7,6 kg đến 11 kg/ con.
Phần lớn nhím giao phối lần đầu khoảng 8 – 10 tháng tuổi. Nhím đực thành thục
khi được 12 tháng tuổi. Sự động dục diễn ra rải rác quanh năm. Nhím cái có thể sinh
sản 2 lứa/1 năm, mỗi lứa đẻ từ 1 - 4 con. Thời gian mang thai từ 100 – 120 ngày.
Nhím ít bị bệnh, đa số là bị thương do đánh nhau, bị ký sinh ngoài da do môi trường
dơ, dinh dưỡng không đầy đủ. Khảo sát nhím nuôi thấy có giun ký sinh trong ruột.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các bảng, biểu đồ ...................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2. Mục đích – yêu cầu ............................................................................................1
1.2.1 Mục đích........................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu..........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. Sơ lược về phân loại...........................................................................................3
2.2. Mô tả loài nhím ở Việt Nam ..............................................................................7
2.2.1 Giống nhím đuôi chổi châu Á – Atherurus macrourus.................................7
2.2.2 Giống nhím bờm Mã Lai – Hystrix brachyura……………………………..9

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................166
3.1 Thời gian và địa điểm .....................................................................................166
3.2 Đối tượng và nội dung nghiên cứu .................................................................166
3.3 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng nhím tại Trại Thực Nghiệm Khoa CNTY
...............................................................................................................................177
3.3.1 Chuồng trại................................................................................................177
3.3.2 Thức ăn......................................................................................................177
3.3.3 Chăm sóc – Quản lý ..................................................................................187
3.4 Các chỉ tiêu khảo sát và phương pháp theo dõi ..............................................188
3.5 Cách điều tra khảo sát tại các hộ chăn nuôi ....................................................199
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................2020
4.1 Chọn giống....................................................................................................2020
iv


4.1.1 Chọn nhím giống tại trại thực nghiệm khoa CNTY................................2020
4.1.2 Tổng quát về tình hình nuôi nhím tại một số hộ chăn nuôi ......................221
4.2 Chuồng nuôi – Cơ cấu đàn..............................................................................233
4.2.1 Chuồng nuôi tại trại thực nghiệm khoa CNTY.........................................233
4.2.2 Một số kiểu chuồng nuôi nhím khác tại các hộ chăn nuôi........................255
4.3 Thức ăn ...........................................................................................................288
4.3.1 Thức ăn nuôi nhím để khảo sát tại trại thực nghiệm khoa CNTY ............288
4.3.2 Thức ăn tại một số hộ chăn nuôi .................................................................30
4.4 Tuổi thành thục – Biểu hiện giao phối – Sự sinh sản của nhím theo dõi tại trại
thực nghiệm khoa CNTY........................................................................................32
4.4.1 Tuổi phối lần đầu ........................................................................................32
4.4.2 Sự giao phối……………………………………………………………….33
4.4.3 Sự mang thai………………………………………………………………34
4.4.4 Sự chăm sóc nhím con…………………………………………………….35
4.5 Nhím con từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi ...............................................................36

4.5.1 Trọng lượng nhím sơ sinh ...........................................................................36
4.5.2 Thời gian cai sữa .........................................................................................36
4.5.3 Tăng trọng bình quân từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi.......................................37
4.6 Các trường hợp bệnh.........................................................................................37
4.7 Chăm sóc – Quản lý..........................................................................................39
4.8 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................42
5.1 KẾT LUẬN.......................................................................................................42
5.1.1 Hình thức chăn nuôi ....................................................................................42
5.1.2 Công tác giống ............................................................................................42
5.1.3 Thức ăn........................................................................................................42
5.1.4 Thị trường nhím giống ..............................................................................422
5.1.5 Khả năng thích nghi ....................................................................................43
5.2 ĐỀ NGHỊ ..........................................................................................................43
5.2.1 Chuồng trại..................................................................................................43
5.2.2 Thức ăn........................................................................................................43
v


5.2.3 Các vấn đề cần nghiên cứu..........................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................45
PHỤ LỤC ....................................................................................................................47

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
cm

xăng – ti – mét


CNTY

chăn nuôi thú y

g

gam

h

giờ

Kg

kí – lô – gam

m

mét

mm

mi – li – mét

TATT

thức ăn tiêu thụ

TP.HCM


Thành Phố Hồ Chí Minh

TLBQNCS

trọng lượng bình quân nhím cai sữa

TLBQNSS

trọng lượng bình quân nhím sinh sản

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại củ quả..........................................12
Bảng 2.2: Hàm lượng các axít amin trong thức ăn ....................................................13
Bảng 4.1:Chuồng trại tại các hộ chăn nuôi điều tra...................................................137
Bảng 4.2: Những loại thức ăn được sử dụng tại các hộ chăn nuôi ..............................30
Bảng 4.3: Trọng lượng nhím nuôi khảo sát từ ngày 02/03/2008 đến ngày 04/06/2009
..............................................................................................................................31
Bảng 4.4: Ghi nhận một số bệnh của nhím trong thời gian nuôi .................................38

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tăng trọng của nhím qua các giai đoạn nuôi ..........................................32

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Atherurus macrourus (Ginn Choe, 2006; và Phùng Mỹ Trung, 2002)..........7
Hình 2.2: Nhím bờm Mã Lai – Hystrix brachyura (Michigan Sience Art) ..................9
Hình 2.3: Cấu trúc xương đầu và răng hàm nhím (Phil Myers, 2009)........................10
Hình 2.4: Các dạng lông nhím.....................................................................................10
Hình 2.5: Một số sản phẩm từ lông nhím ..................................................................144
Hình 2.6: Dạ dày nhím phơi khô ...............................................................................155
Hình 3.1: Chuồng nuôi nhím Trại Thực Nghiệm ......................................................177
Hình 4.1: Nhím mới mua về nuôi tại Trại Thực Nghiệm (02/03/2008) ....................221
Hình 4.2: Lưới sắt và nền chuồng bị nhím phá hư ....................................................255
Hình 4.3: Chuồng nuôi nhím của anh Nguyễn Văn Đào – trại nhím Hai Đào..........255
Hình 4.4: Chuồng nuôi nhím của ông Phạm Ngọc Tuân – trại nhím Tuân Hòa.......266
Hình 4.5: Chuồng nuôi nhím của chị Trần Thị Hường – trại nhím Miền Đông .......266
Hình 4.6: Cho nhím ăn ................................................................................................29
Hình 4.7: Thức ăn dùng nuôi nhím..............................................................................31
Hình 4.8: Biểu hiện động dục của nhím ......................................................................33
Hình 4.9: Sự giao phối của nhím ................................................................................36
Hình 4.10: Tư thế nhím cái trong giao phối ................................................................34
Hình 4.11: Nhím mang thai ………………………………………………………......34
Hình 4.12: Nhím con sơ sinh đang bú mẹ ...................................................................35
Hình 4.13: Kiểm tra răng và cơ quan sinh dục của nhím đực sơ sinh.........................36
Hình 4.14: Bệnh đục giác mạc và nhiễm ký sinh trùng trên nhím ..............................38
Hình 4.15: Nhím bị rụng lông thành mảng..................................................................39
Hình 4.16: Nhím bị dị tật bẩm sinh không có răng cửa trên và nhím bị viêm da .......39
Hình 4.17: Nhím bị vết thương nhiễm trùng ở vai trước và chân sau.........................39
Hình 4.18: Lồng bắt nhím............................................................................................40

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, ngoài việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhiều nông dân ở khu
vực miền Nam Việt Nam cũng đã thử nghiệm nuôi một số động vật hoang dã để lấy
thịt và những sản phẩm khác cung cấp cho thị trường - trong đó có loài nhím. Phong
trào nuôi nhím đang lan rộng ở nhiều địa phương vì chúng dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, thịt
nhím là đặc sản, tiêu thụ với giá cao, đầu tư chi phí vừa mà hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, việc nhu cầu nuôi nhím tăng nhanh cũng đặt ra nhiều vấn đề không chỉ
đối với nhà chăn nuôi mà còn với những nhà khoa học, nhà quản lý như: chưa có nhiều
nghiên cứu ghi nhận đời sống và tập tính loài nhím, người nuôi chưa được hướng dẫn về
cách nuôi, chăm sóc, phòng bệnh cho nhím… Từ đó dẫn đến nghề nuôi nhím tiến hành
tự phát, nhỏ lẻ không kiểm soát được chất lượng, ảnh hưởng đến người chăn nuôi, người
tiêu dùng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, Bộ Môn Dinh Dưỡng, Trại Thực Nghiệm Khoa
Chăn Nuôi Thú Y, dưới sự hướng dẫn của Ts. Dương Duy Đồng, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Tìm hiểu về sự phát triển của nhím tại một số hộ chăn nuôi” để
cung cấp những thông tin cơ bản về loài vật nuôi mới này.
1.2. Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm ghi nhận sự sinh trưởng, phát triển; sự sinh
sản; và các bệnh thường gặp ở loài nhím nuôi tại Trại Thực Nghiệm Khoa Chăn Nuôi
Thú Y trường Đại Học Nông Lâm; tìm hiểu cách thức nuôi nhím tại nhiều hộ gia đình
khác nhau; đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi nhím. Qua đó đưa ra mô hình chăn
nuôi nhím đạt chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả nghề nuôi nhím.

1



1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận sự sinh trưởng, phát triển nhím từ sơ sinh đến trưởng thành;
sự sinh sản của nhím. So sánh các phương pháp nuôi nhím tại một số hộ chăn nuôi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về phân loại
Theo University of Michigan Museum of Zoology, trích dẫn từ Phil Myers và
ctv, 2009. thì nhím được phân loại khoa học như sau:
Giới (Kingdom)

: Animalia

Ngành (Phylum)

: Chordata

Lớp (Class)

: Mammalia

Bộ (Order)

: Rodentia

Phân bộ (Suborder)


: Hystricomorpha

Cận bộ (infraorder)

: Hystricognathi

Họ (Family): gồm 2 họ
• Erethizontidae (nhím lông Tân thế giới)
Giống Coendou: gồm các loài

- nhím Brasil, Coendou prehensilis

- nhím gai hai màu, Coendou bicolor

- nhím Koopman, Coendou koopmani

- nhím Rothschild, Coendou rothschildi

Giống Sphiggurus: gồm các loài

- nhím lùn Bahia, Sphiggurus insidiosus - nhím cây Nam Mỹ, Sphiggurus
spinosus

3


- nhím cây Mexico, Sphiggurus mexicanus - nhím lùn lông cam, Sphiggurus
villosus
- nhím lùn lông nâu, Sphiggurus vestitus


- nhím lùn có sọc, Sphiggurus

ichillus
- nhím lùn lông mờ, Sphiggurus pruinosus
- nhím Roosmalen, Sphiggurus roosmalenorum
- nhím lùn lông đuôi đen, Sphiggurus melanurus
Giống Erethizon: nhím Bắc Mỹ, Erethizon dorsatum

Giống Chaetomys: nhím gai cứng, Chaetomys subspinosus

Giống Echinoprocta: nhím đuôi cụt, Echinoprocta rufescens

4


• Hystricidae (nhím lông Cựu thế giới)
Giống Hystrix (nhím bờm): gồm các loài

- nhím châu Phi, Hystrix cristata

- nhím Cape, Hystrix africaeaustralis

- nhím Himalaya, Hystrix pumila

- nhím Ấn Độ, Hystrix indica

- nhím Mã Lai, Hystrix brachyura

- nhím Sunda, Hystrix javanica


- nhím Sumatra, Hystrix sumatrae

- nhím Borneo, Thecurus crassispinis

5


Giống Thecurus (nhím đuôi chổi): gồm các loài
- nhím đuôi chổi châu Phi, Atherurus africanus

-

nhím đuôi chổi châu Á, Atherurus macrourus

Giống Trichys (nhím đuôi dài), Trichys fasciculate

Nhím là loài thú thuộc Bộ gặm nhấm (Rodentia), có cấu tạo đặc trưng là bộ lông
sắc nhọn bao xung quanh cơ thể, hàm răng với 2 đôi răng cửa to và dài ra liên tục
trong quá trình sống. Những loài nhím thuộc họ Erethizontidae nói chung nhỏ hơn
nhiều so với những loài thuộc họ Hystricidae, các lông của chúng thường không cứng
cáp, mọc đơn lẻ chứ không mọc thành cụm và chúng leo trèo cây rất tốt, dùng nhiều
thời gian sống trên cây. Còn những loài nhím trong họ Hystricidae gần như chỉ sống
trên mặt đất, tương đối to lớn hơn, và các lông mọc thành cụm. Cả 4 chi đều mập và
ngắn. Chi trước và sau đều có 5 ngón, kích thước ngón chân cái thì nhỏ hơn, móng
chân ngắn. Nhím thuộc nhóm đi bằng gan (lòng) bàn chân. Bộ lông của họ nhím
Hystricidae thay đổi đáng kể theo loài.
Ví dụ: trên giống Trychis, lông ngắn, dẹt. Ngược lại, trên giống Hystrix thì lông dài
đến 20cm nhưng bên trong lại rỗng. Lông nhím phân thành những đoạn trắng và đen,
6



lông phân bố dày hơn ở phần mông, lưng, đuôi, chúng phát ra âm thanh lách tách khá
lớn mỗi khi lắc đuôi, đây cũng là cách cảnh báo kẻ thù. Một cách tự vệ khác của nhím
là tấn công bằng lưng, đi lùi về phía kẻ thù. Họ Hystricidae được cho là tách ra từ cận
bộ Hystricognathi từ 30 triệu năm về trước, sớm hơn nhiều so với họ Erethizontidae.
(Phil Myers, Museum of Zoology, University of Michigan, 2001)
2.2. Mô tả loài nhím ở Việt Nam
Căn cứ vào sự phân bố thì loài nhím sinh sống ở Việt Nam là loài Atherurus
macrourus (Linnaeus, 1758), thuộc giống nhím đuôi chổi (hay còn gọi là con đon) và
loài Hystrix brachyura (Linnaeus, 1758), thuộc giống nhím bờm. Các loài thuộc họ
này có kích cỡ trung bình, bên ngoài có bộ lông có gai và trâm nhọn cứng. Thức ăn
của chúng là thực vật, rễ cây, các loại côn trùng nhỏ.
2.2.1 Giống nhím đuôi chổi châu Á – Atherurus macrourus
Nhím đuôi chổi Châu Á (còn gọi là đon) là loài thú nhỏ trong họ Histricidae.

Hình 2.1: Atherurus macrourus (Ginn Choe, 2006; và Phùng Mỹ Trung, 2002)
Sự phân bố
Xuất hiện ở khá nhiều ở khu vực Đông Nam Á như Cambodia, Indonesia, Lào,
Malaysia, Đông Ấn Độ, Trung Nam Trung Quốc, Đảo Sumatra, Myanma, Thái Lan,
Việt Nam (Nguồn: chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng Châu Á - Asian
Regional Centre for Biodiversity Conservation, 2004).
Hình dạng
Trọng lượng: 1 – 5 Kg. Chiều dài cơ thể: 36,5 – 60 cm, dài đuôi 13,9 – 22,8cm.
Bề ngoài hơi giống chuột và khá mảnh khảnh. Màu sắc của lông từ nâu đen đến
nâu xám. Atherurus macrourus sở hữu những đôi chân chắc, khỏe. Đôi tai tròn và nhỏ,
mắt nhỏ. Trên đỉnh của lông có màu trắng. Phần lông ngắn ở mặt bụng có màu trắng
đục đến nâu nhạt. Những lông nhọn trên lưng thì dẹt, giống lưỡi dao và có rãnh. Lông
7



dài nhất nằm ở phần giữa lưng có thể dài 10 cm. Ở phần thấp của lưng, những lông
tròn và đặc sẽ nằm rải rác . Sau đó là đuôi có một túm lông màu trắng, chúng xếp dày
đặc giống vảy cá và tạo ra âm thanh khi lắc. Hành động này cũng là cách cảnh báo kẻ
thù. Đây là loài nhanh nhẹn, có thể chạy, leo trèo và bơi nhanh. Chân trước và chân
sau đều có 5 ngón.
Đặc điểm để phân biệt Atherurus macrourus với loài Hystrix brachyura là:
Atherurus macrourus nhỏ con hơn, có lông gai trâm thô, thưa, ngắn (7 – 10cm) và dẹp;
không tròn và dài như loài nhím Hystrix brachyuran.
Tập tính, sinh thái
Ban ngày chúng nghỉ ngơi trong hang đất, đá hoặc giữa các rễ cây, ụ mối, dưới
bóng mát của cây. Atherurus macrourus có thể sống ở độ cao 3000m so với mặt nước
biển, chủ yếu tập trung ở rừng trên núi đá vôi hay nơi có nhiều đá lộ đầu, ở trong các
hang, hốc đá tự nhiên. Thích đào hang ở tầng đất mềm, nơi nhiều cây như khu trồng
trọt, rừng và ở gần nguồn nước.
Đây là loài ăn thực vật, thỉnh thoảng chúng cũng ăn côn trùng hay xác chết. Ban
ngày hợp thành nhóm ẩn nấp trong gốc cây, ban đêm đi kiếm ăn riêng lẻ, có thể đi xa
15 km mỗi đêm để kiếm ăn. (Gould và ctv, 1998; Grzimek và ctv, 2003).
Atherurus macrourus sống thành đàn từ 4 đến 8 thành viên, trong đàn thường có
một cặp trưởng thành, một vài con non đang phát triển. Chúng có khả năng thích nghi
với nhiều môi trường khác nhau từ rừng nguyên sinh đến các vùng đất canh tác.
Đặc điểm sinh sản
Atherurus macrourus sinh sản 1 – 2 lứa mỗi năm, 1 – 2 con/lứa. Mùa giao phối
hầu như quanh năm ở những vùng khí hậu thích hợp. Thời gian con đực và cái trưởng
thành sinh dục trung bình là 2 năm.
Những lông nhọn trên lưng con cái thường gây khó khăn cho con đực khi giao
phối, và con cái có thể tấn công bằng lưng về phía con đực.
Con con sinh ra rất lanh lợi và mở mắt chỉ vài giờ sau khi được sinh. Do con sơ
sinh rất nhỏ (chiếm 3% trọng lượng cơ thể của mẹ) nên cần chăm sóc trong thời gian
dài. Cả bố và mẹ đều tham gia vào quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con (Storch and
Parker, 1990). Thời gian cai sữa: trung bình khoảng 2 tháng. Sau 1 -2 năm, con sinh ra

có thể sinh hoạt độc lập.
8


Tình trạng
Số lượng Atherurus macrourus ở Việt Nam còn tương đối nhiều. Tuy nhiên cũng
cần phải có biện pháp bảo vệ loài này trong tự nhiên
Giá trị sử dụng
Đây là nguồn thực phẩm có giá trị cho đồng bào dân tộc, chúng có thể được săn
bắt làm thịt. Và là con mồi của các loài ăn thịt lớn khác như: hổ, báo, sói…Tuy nhiên
Atherurus macrourus cũng là loài gây một số tác hại cho sản phẩm nông lâm nghiệp vì
chúng đào bới các loại cây trồng như khoai mì, bắp, dứa, khoai tây… làm chết cây.
2.2 Giống nhím bờm Mã Lai – Hystrix brachyura
Tên gọi: Nhím Đuôi Ngắn, nhím Bờm (dân tộc Kinh), Tô Mển (dân tộc Thái),
Điền Dạy (dân tộc Dao), (Theo Lê Hiền Hào, 1973).

Hình 2.2: Nhím bờm Mã Lai – Hystrix brachyura (Michigan Sience Art)
Phân bố
Hystrix brachyura (Linnaeus, 1758) có ở Malaysia, Singapore, Nêpan, Ấn Độ,
Bhutan, Trung Quốc, Bangladesh, Myanma, Thái Lan, Lào, Cambodia, Việt Nam…
Cấu tạo xương đầu của Hystrix brachyura
Hystrix brachyura có cấu trúc của bộ gặm nhấm dạng nhím. Ở xương đầu, lỗ dưới
hốc mắt chạy từ phần trước của hốc mắt tới mặt ngoài của mõm, kích thước rất lớn.
Thông qua lỗ hốc mắt, một phần của cơ nhai giữa phình to và chạy ngang trên mặt bên
của mõm tới cung gò má. Cơ nhai trên bắt nguồn từ rìa phía trước của xương gò má,
còn cơ nhai bên trải rộng trên phần lớn chiều dài của xương gò má. (Carleton M. D. và
G. G. Musser, 2005).
Công thức răng: I 1/1, C 0/0, PM 1/1, M 3/3 = 20, răng hàm có hình vương miện.
Nhím không có răng nanh.


9


Với I = răng cửa, C = răng nanh, PM = răng tiền hàm, M = răng hàm.

Hình 2.3: Cấu trúc xương đầu và răng hàm nhím (Phil Myers, 2009)
Hình dạng
Trọng lượng trưởng thành: 10 – 30 kg. Chiều dài cơ thể: 60 – 93 cm, trong đó
chiều dài đuôi: 6,4 – 20 cm. Là loài lớn nhất trong bộ gặm nhấm.
Hystrix brachyura có đặc điểm riêng là những lông mảnh, dài trên phần đầu và
gáy tạo thành bờm. Lông bờm dài 30-60mm, màu nâu sẫm. Đầu to, mõm ngắn, tai và
mắt đều nhỏ. Hình dáng nặng nề, thân mình tròn. Có nhiều ria ở phần đầu, quanh
miệng. Bộ lông thô cứng, ngắn, màu đen hoặc nâu sẫm bao phủ đầu, cổ, vai, chân và
mặt dưới bụng. Dọc trên lưng có những cọng lông cứng, nhọn, dài, mọc chĩa thẳng về
phía sau (Nhím - Sinh Vật Rừng Việt Nam, 2002). Lông có những đoạn đen, trắng xen
kẽ nhau và dài khoảng 50 – 450 mm nhưng bên trong lại rỗng, thường dùng để tự vệ,
mọc thành cụm. Đuôi ngắn có những cọng lông mà đầu tận cùng phình ra thành hình
cốc rỗng ruột, màu trắng, đuôi có thể phát ra âm thanh khi lắc. Chân trước của Hyxtrix
có 5 ngón, ngón cái gần như bị thoái hóa. Chân sau có 5 ngón và ngắn hơn chân trước.
Nhím di chuyển bằng lòng bàn chân (Nowak, 1991; Grzimek, 1990).

Hình 2.4: Các dạng lông nhím

10


Tập tính, sinh thái
Nhím bờm Hystrix brachyura có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác
nhau, từ rừng nguyên sinh đến rừng suy thoái. Nhím là loài hiền lành, khá nhút nhát,
có thính giác và khứu giác rất phát triển. Chúng sống thành những nhóm gia đình, gồm

một cặp trưởng thành, một vài nhím con cùng nhím đang phát triển.
Ban ngày nhím ngủ trong các hang hốc tự đào, miệng hang có cây cỏ xum xuê,
có nhiều cửa ngách. Ban đêm mới đi kiếm ăn, chúng thường đi theo lối mòn nên dễ
bị bẫy.
Khi gặp kẻ thù nhím thể hiện động tác đe dọa bằng cách nghiến răng, dậm chân,
xù lông và rung đuôi tạo ra tiếng động “lách cách”, “lè xè” để dọa nạt kẻ thù và thông
báo tín hiệu với những con cùng đàn để lẩn tránh. Nếu không có kết quả thì chúng sẽ
rút lui. Tuy nhiên, nếu kẻ thù tiếp tục truy đuổi, chúng sẽ bỏ chạy nhanh, sau đó đột
ngột dừng lại, làm cho kẻ thù bị lông đâm. Qua nghiên cứu thấy rằng nhím lắc đuôi
như vậy để thể hiện khả năng uy lực của mình trước kẻ thù. (Nguồn: chương trình bảo
tồn đa dạng sinh học vùng Châu Á - Asian Regional Centre for Biodiversity
Conservation, 2004).
Thức ăn
Thức ăn là yếu tố đầu tiên để nghiên cứu tập tính của phần lớn động vật. Nhím có
khả năng tiêu hóa chất xơ rất tốt và có nguồn thức ăn đa dạng. Nhím ăn gần như hầu
hết các loài thực vật kể cả rễ cây, nhưng chúng thích nhất là phần hạt.
Thức ăn gồm: rễ cây, măng, vỏ cây, quả chín rụng xuống đất, các loại thực vật và
hoa màu, xương động vật, sừng hươu, hoẵng. Ngoài ra, chúng cũng có thể ăn côn
trùng, động vật nhỏ có xương sống và xác chết. Chúng thường tha xương động vật hay
sừng hươu, hoẵng vào hang gặm nhấm để lấy canxi và mài răng cửa cho ngắn bớt lại
và sắc hơn (Nowak, 1991).
Hiện chưa tìm thấy công trình nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của nhím qua
các giai đoạn phát triển. Việc này rất cần thiết vì giúp tăng hiệu quả kinh tế việc
nuôi nhím.

11


Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại củ quả (theo Sổ tay thành phần
dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam, Nguyễn Văn Thưởng, 1992)

Hàm lượng các chất dinh dưỡng (g/kg)
Tên thức ăn

Dẫn xuất

Khoáng

Phốt

Chất

Prôtein

khô

thô

Củ cà rốt

138

9

1

10

109

9


0,3

0,3

Củ cải trắng

96

11

2

10

63

10

0,7

0,5

262

9

5

9


234

5

0,8

0,4

262

12

5

12

224

9

0,7

0,3

868

32

17


22

771

26

1,7

1,6

Củ sắn bỏ vỏ

315

9

6

7

286

7

0,8

0,5

Củ su hào


93

20

1

17

40

15

0,5

0,4

Quả bầu

110

5

1

8

92

4


0,2

0,2

Quả bí đỏ

119

12

7

13

75

12

0,4

0,4

270

17

8

22


199

24

0,7

0,6

98

8

11

7

67

5

0,2

0,3

86

8

4


17

51

6

0,1

0,1

Củ khoai
lang

Lipit



không
đạm

tổng số

Canxi

pho

Củ khoai
lang ruột
vàng

Củ khoai
lang khô

Quả chuối
chín cả vỏ
Quả dưa
chuột
Quả dưa hấu

12


Bảng 2.2: Hàm lượng các axít amin trong thức ăn
( theo Sổ tay thành phần dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam, Nguyễn Văn Thưởng,
1992).
Thức ăn
Rau muống

Củ khoai lang

Củ sắn cả vỏ

Quả bí đỏ

Acginin

1,16

0,46


1,20

0,70

Izoloxin

0,41

0,19

0,26

0,60

Histidin

0,68

0,42

0,36

-

Lizin

1,51

0,61


0,62

0,90

Lơxin

0,99

0,42

0,73

0,60

Metionin

0,4

0,15

0,20

0,22

Phenylalanin

1,14

0,46


0,52

0,90

Treonin

0,74

0,42

0,41

0,50

-

0,08

0,11

0,30

Valin

1,00

0,54

0,52


0,70

Xixtin

-

0,15

0,11

0,10

Alanin

0,88

0,54

0,67

0,60

Aixt aspatic

2,62

1,27

0,89


1,00

Axit glutamic

2,36

1,30

2,35

1,40

Glixin

0,93

0,42

0,42

0,50

Prolin

0,77

0,27

0,52


-

Tirozin

0,77

0,42

0,36

0,40

Xerin

0,77

0,34

0,52

0,40

Axít amin

Triptophan

Đặc điểm sinh sản
Hystrix brachyura dễ sinh sản. Con đực trưởng thành sau 12 tháng, con cái 12 -17
tháng tuổi. Mỗi năm 1 con nhím cái đẻ khoảng 2 lứa. Mùa sinh sản vào tháng 3 - 4 và
tháng 10 - 11. Khi lên giống, nhím cái sẽ tấn công những con đực nếu không quen biết,


13


chỉ sau một khoảng thời gian làm quen, con cái mới cho phép con đực giao phối
(Grzimek, 1990). Khi giao phối, nhím cái sẽ cong đuôi lên, con đực nhảy lên và để hai
chân trước trên lưng con cái. Nhím cái có hai hoặc ba cặp vú ở bên hông ngực. Khi
cho con bú nhím mẹ nằm úp bụng xuống đất.
Thời gian mang thai: khoảng 100 - 112 ngày. Mỗi lần đẻ khoảng 2 - 3 con. Trọng
lượng sơ sinh: 230 - 445g. Nhím con sau khi sinh đã mở mắt, có răng cửa, cơ thể đã có
đầy đủ lông, nhưng phần lông trên lưng nhỏ và mềm. Cũng giống như các loài nhím
khác, nhím con chiếm khoảng 3% trọng lượng cơ thể nhím mẹ. Nhím con có thể tập đi
kiếm ăn sau 1 tuần; sau 2 đến 3 tuần thì nhím con có thể ăn một số loại thức ăn rắn
(“AnAge entry for Hystrix brachyuran”, 2008).
Tuổi thọ
Là 1 loài sống lâu, ngay cả trong hoang dã, chúng sống khoảng 12 - 15 năm. Nếu
nuôi trong môi trường nhân tạo tốt thì tuổi thọ cao nhất có thể lên đến 27 năm 4 tháng.
Giá trị
Lông nhím dùng làm vật trang trí, trang sức, các sản phẩm nghệ thuật và là vật
may mắn (Nowak, 1991). Thịt của chúng nhiều nạc, ít mỡ, là món ăn đặc sản vừa
thơm ngon vừa có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng là loài động vật cấm săn bắt (Amori
và Angelici, 1992). Ngoài ra, một số cơ quan trong cơ thể Hystrix brachyura được
dùng làm thuốc chữa bệnh như dạ dày, lông, da… Bao tử nhím là loại dược liệu quí
dùng để ngâm rượu thuốc chữa bệnh đau bao tử, kích thích ăn uống, tiêu hóa tốt. Thị
trường tiêu thụ thịt nhím và bao tử nhím rất phong phú và đa dạng, hiện còn rất khan
hiếm. (Đặng Tịnh, 2007)
Nhím được xem là loài phá hoại nông nghiệp vì trong tự nhiên chúng thường chui
vào nương, rẫy của con người để ăn hoa màu như ngô, bí đỏ, sắn, lạc...

Hình 2.5: Một số sản phẩm từ lông nhím


14


Dạ dày nhím và các bộ phận khác được sử dụng trong Đông Y
Thường người ta săn bắt nhím để ăn thịt. Mùa săn bắt gần như quanh năm, ngoài
thịt dùng để ăn, người ta thu lấy lớp màng bao phủ dạ dày và gan, phơi hay sấy khô để
làm thuốc. Theo Đỗ Tất Lợi (1982), ta sao dạ dày nhím với cát hay sao với hoạt thạch
cho nở phồng lên rồi sắc thuốc hoặc tán bột mà uống.
Công dụng và liều dùng: Theo tài liệu cổ, dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình
(Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân thì vị ngọt, tính hàn, không độc). Vào hai
kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, làm hết đau, trĩ
lậu ra huyết. Dùng chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, di mộng tinh, nôn
mửa, lỵ ra máu.
Đơn thuốc có dạ dày nhím: dạ dày nhím sao phồng (với hoạt thạch rồi rây bỏ hoạt
thạch) 3 - 6g, hoa hòe 10g, thêm 100ml nước sắc kỹ rồi dùng nước sắc hoa hòe này
chiêu dạ dày nhím đã sao và tán bột. Liều trên chia làm 3 lần uống trong ngày. Tác
dụng trị bệnh trĩ.

Hình 2.6: Dạ dày nhím phơi khô

15


×