Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐỜI CON NHÓM BÒ NHẬP TẠI XÍ NGHIỆP NHÂN GIỐNG BÒ SỮA CÔNG NGHỆ CAO DELTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 73 trang )

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐỜI CON NHÓM BÒ NHẬP
TẠI XÍ NGHIỆP NHÂN GIỐNG BÒ SỮA
CÔNG NGHỆ CAO DELTA

Tác giả

VŨ THANH TRÚC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S. Nguyễn Kim Cương

Tháng 09 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
- Toàn thể thầy cô đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt bốn năm đại học
- Cám ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần Delta đã cho phép tôi thực hiện đề tài
này
- Toàn thể anh chị em công nhân, kỹ thuật viên trong xí nghiệp nhân giống bò
sữa công nhệ cao Delta đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Thành kính ghi ơn cha mẹ
- Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã dạy dỗ, nuôi nấng con nên


người
- Cám ơn anh chị em và những người thân yêu trong gia đình đã động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập.
Xin chân thành tri ân
- Th.S. Nguyễn Kim Cương - Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn
- Xin cảm ơn đến tất cả bạn bè thân yêu và tập thể lớp CN31 đã động viên giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát khả năng sản xuất của đời con nhóm bò sữa nhập
tại Xí Nghiệp Nhân Giống Bò Sữa Công Nghệ Cao Delta” được tiến hành tại Xí
Nghiệp Nhân Giống Bò Sữa Công Nghệ Cao Delta, thời gian từ ngày 1/3/2009 đến
ngày 30/6/2009.
Chúng tôi khảo sát trên 60 bò sinh sản các chỉ tiêu về trọng lượng, thể trạng,
khả năng sinh sản của chúng. Và khảo sát trên 53 con bò cho sữa trong giai đoạn khảo
sát về khả năng cho sữa, tiêu tốn thức ăn của đời con của nhóm này tại trại bò sữa
Delta.
Kết quả thu được:
- Trọng lượng nhóm bò lúc năm 5 tuổi 457,23 kg.
- Thể trạng của 4 thời điểm kiểm tra đều nhỏ hơn 3, bò chủ yếu là bò gầy.

- Tuổi phối giống lần đầu trung bình của nhóm này trễ lúc 24 tháng tuổi.
- Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của nhóm bò này quá cao ở 34,87 tháng tuổi.
- Thời gian phối giống lại sau khi sinh trung bình 177,29 ngày tương đương 5,81 tháng
sau khi sinh. Tỷ lệ bò chưa phối giống lại từ 6 tháng trở lên cao chiếm 14,13 %.

- Khoảng cách hai lứa đẻ trung bình 523,40 ngày tương đương với 17,16 tháng.
- Hệ số phối trung bình thấp, chỉ 1,90 lần.
- Tỷ lệ sinh bê đực đạt 47,20 %, bê cái đạt 52,80 %. Tỷ lệ bê chết chiếm tới 12,56 % số
bê con được sinh ra.
- Sản lượng sữa trung bình theo tháng thấp 8,85 kg sữa/con/ngày. Sản lượng sữa cả chu
kỳ 2957 kg sữa/con/chu kỳ.
- Mức tiêu tốn năng lượng tổng thể cho 1 kg sữa là 2879,41 Kcal.
- Mức tiêu tốn đạm thô tổng thể cho 1 kg sữa 169,76 g.
- Mức tiêu tốn vật chất khô tổng thể cho 1 kg sữa 1187,33 g.

iii


MỤC LỤC
1.

Chương 1 .........................................................................................................1

MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ....................................................................................2
1.2.1. Mục đích...........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu.............................................................................................................2
2.

Chương 2 .........................................................................................................3

TỔNG QUAN ..................................................................................................................... 3
2.1. TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA.................................................3
2.1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG BÒ SỮA HOLSTEIN FRIESIAN (HF) .......................3

2.1.2. SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG BÒ SỮA ISRAEL.......................................................4
2.1.3. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ GIỐNG CỎ................................................................4
2.1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SỮA...........................5
2.2. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP NHÂN GIỐNG BÒ SỮA CÔNG NGHỆ CAO
DELTA.....................................................................................................................10
2.2.1. Lịch sử hình thành...........................................................................................10
2.2.2. Vị trí địa lý......................................................................................................11
2.2.3. Điều kiện tự nhiên và điều kiện đất đai ...........................................................11
2.2.4. Chuồng nuôi ...................................................................................................11
2.2.5. Cơ cấu đàn bò tháng 5 năm 2009 ....................................................................14
2.2.6. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bò sữa ..........................................................14
2.2.7. Vệ sinh thú y...................................................................................................17
3.

Chương 3 .......................................................................................................18

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................................... 18
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT .........................................................18
3.1.1. Thời gian khảo sát...........................................................................................18
3.1.2. Địa điểm khảo sát............................................................................................18
3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .........................................................................18
iv


3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...............................................18
3.3.1. Trọng lượng bò sữa (kg)..................................................................................19
3.3.2. Chấm điểm thể trạng bò ..................................................................................19
3.3.3. Khả năng sinh sản ...........................................................................................20
3.3.4. Khả năng sản xuất sữa.....................................................................................20
3.3.5. Tiêu tốn thức ăn ..............................................................................................21

3.5. PHƯƠNG PHÁP SỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................21
4.

Chương 4 .......................................................................................................22

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................................... 22
4.1. TRỌNG LƯỢNG (kg) .......................................................................................23
4.2. THỂ TRẠNG BÒ (điểm) ...................................................................................25
4.3. KHẢ NĂNG SINH SẢN ...................................................................................26
4.3.1. Tuổi phối giống lần đầu (tháng) ......................................................................26
4.3.2. Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) ...................................................................................29
4.3.3. Thời gian phối lại sau khi sinh (tháng) ............................................................31
4.3.4. Khoảng cách hai lứa đẻ (tháng) .......................................................................33
4.3.5. Hệ số phối (lần)...............................................................................................34
4.3.6. Tỷ lệ đực, cái, sống chết của bê sau khi sinh (%).............................................36
4.4. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA.........................................................................37
4.4.1. Sản lượng sữa bình quân từng tháng (kg) .......................................................37
4.4.2. Sản lượng sữa toàn chu kỳ cho sữa (kg) ..........................................................38
4.5. TIÊU TỐN THỨC ĂN ......................................................................................40
4.5.1. Tiêu tốn năng lượng tổng thể cho 1 kg sữa (Kcal/kg sữa) ................................43
4.5.2. Tiêu tốn đạm thô cho 1 kg sữa (g/kg sữa)........................................................44
4.5.3. Tiêu tốn vật chất khô cho 1 kg sữa (g/kg sữa) .................................................46
5.

Chương 5 .......................................................................................................48

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................. 48
5.1. Kết luận .............................................................................................................48
5.2. Đề nghị ..............................................................................................................49
v



MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA TRẠI.................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 55
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 57

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hàm lượng chất dinh dưỡng cỏ Ruzi................................................................ 5
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng cỏ tự nhiên hỗn hợp vùng Đông Nam Bộ ................... 5
Bảng 3.1: Lứa đẻ của nhóm bò được khảo sát ................................................................ 18
Bảng 3.2: Tháng tuổi của nhóm bò khảo sát................................................................... 18
Bảng 3.3: Nhóm theo số lứa đã đẻ của nhóm bò được khảo sát ...................................... 19
Bảng 3.4: Khẩu phần ăn theo năng suất sữa của nhóm bò khai thác sữa ......................... 19
Bảng 3.5: Phần trăm sản lượng sữa trong các tháng cho sữa (%).................................... 21
Bảng 4.1: Nhóm bò cái sinh tại trại Delta....................................................................... 22
Bảng 4.2: Tỷ lệ về độ tuổi của nhóm bò được khảo sát (%) ........................................... 22
Bảng 4.3: Trọng lượng của nhóm bò khảo sát (kg)......................................................... 23
Bảng 4.4: Trọng lượng ở bò sữa Holstein Friesian của một số tác giả (kg) ..................... 24
Bảng 4.5: Thể trạng bò theo thời điểm (điểm)................................................................ 25
Bảng 4.6: Thể trạng mong muốn của bò sữa ở các thời điểm khác nhau......................... 25
Bảng 4.7: Tuổi phối giống lần đầu của nhóm bò đang khảo sát theo nhóm (tháng) ........ 26
Bảng 4.8: Tuổi phối giống lần đầu ở bò Holstein Friesian của một số tác giả ................. 27
Bảng 4.9: Tuổi phối giống lần đầu của nhóm bò đang khảo sát theo tháng tuổi.............. 28
Bảng 4.10: Tuổi phối giống lần đầu ở bò của tác giả Nguyễn Xuân Trạch và Phạm
Ngọc Thiệp (2004)......................................................................................................... 28
Bảng 4.11: Nhóm bò chưa được phối giống lần đầu....................................................... 28
Bảng 4.12: Tuổi đẻ lứa đầu của nhóm bò khảo sát (tháng) ............................................. 29

Bảng 4.13: Tuổi đẻ lứa đầu ở bò Holstein Friesian của một số tác giả (tháng)................ 30
Bảng 4.14: Thời gian phối lại sau khi sinh của bò nhòm bò đang khảo sát theo lứa đẻ
(ngày) ............................................................................................................................ 31
Bảng 4.15: Thời gian phối giống lại sau khi sinh ở bò Holstein Friesian của một số tác
giả (ngày) ...................................................................................................................... 32
Bảng 4.16: Tỷ lệ bò chưa phối giống lại so với số lượt đẻ trong nhóm bò được khảo sát
(%) ................................................................................................................................ 32
Bảng 4.17: Khoảng cách lứa đẻ của nhóm bò đang khảo sát theo tháng tuổi (ngày) ....... 33
vii


Bảng 4.18: Khoảng cách 2 lứa đẻ ở bò Holstein Friesian của một số tác giả (tháng) ...... 34
Bảng 4.19: Hệ số phối của nhóm bò khảo sát theo lứa đẻ (lần) ...................................... 34
Bảng 4.20: Hệ số phối của ở bò Holstein Friesian một số tác giả (lần phối) ................... 35
Bảng 4.21: Tỷ lệ sinh bê đực, bê cái và tỷ lệ bê sinh ra còn sống và đã chết (%)............ 36
Bảng 4.22: Sản lượng sữa bình quân theo tháng cho sữa (kg/ngày)................................ 37
Bảng 4.23: Sản lượng sữa toàn chu kỳ của nhóm bò khảo sát theo nhóm (kg)................ 39
Bảng 4.24: Sản lượng sữa toàn chu kỳ theo khẩu phần ăn (kg)....................................... 40
Bảng 4.25: Khẩu phần 1 (dành cho bò năng suất sữa trên 10 kg/ngày)........................... 41
Bảng 4.26: Khẩu phần 2 ( dành cho bò năng suất sữa từ 7 – 10 kg/ngày) ....................... 41
Bảng 4.27: Khẩu phần 3 (dành cho bò năng suất sữa nhỏ hơn 7 kg/ngày) ...................... 41
Bảng 4.28: Nhu cầu của bò Holstein Friesian cho từng khẩu phần cho năng suất sữa
khác nhau theo tiêu chuẩn NRC (1988).......................................................................... 42
Bảng 4.29: Tiêu tốn năng lượng tổng thể cho 1 kg sữa (Kcal/kg sữa)............................. 43
Bảng 4.30: Mức tiêu tốn năng lượng tổng thể ở bò Holstein Friesian của một số tác giả
(Kcal/kg sữa) ................................................................................................................. 44
Bảng 4.31: Tiêu tốn đạm thô cho 1 kg sữa (g/kg sữa) .................................................... 45
Bảng 4.32: Mức tiêu tốn đạm thô ở bò Holstein Friesian của một số tác giả................... 45
Bảng 4.33: Tiêu tốn vật chất khô cho 1 kg sữa (g/kg sữa) .............................................. 46
Bảng 4.34: Mức tiêu tốn vật chất khô tổng thể ở bò Holstein Friesian của một số tác

giả.................................................................................................................................. 47

viii


DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bố trí khu vực chăn nuôi...................................................................... 13
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng của nhóm bò được khảo sát (kg) ............................................ 23
Biểu đồ 4.2: Thể trạng của bò ở từng giai đoạn (điểm).................................................. 25
Biểu đồ 4.3: Tuổi phối giống lần đầu của nhóm bò đang khảo sát theo nhóm (tháng) .... 27
Biểu đồ 4.4: Tuổi đẻ lứa đầu của nhóm bò đang khảo sát (tháng)................................... 30
Biểu đồ 4.5: Thời gian phối lại sau khi sinh của nhóm bò đang khảo sát theo lứa đẻ
(ngày) ............................................................................................................................ 31
Biểu đồ 4.6: Khoảng cách lứa đẻ của nhóm bò khảo sát theo tháng tuổi (tháng)............. 33
Biểu đồ 4.7: Hệ số phối của bò Holstein Friesian theo lứa đẻ (lần)................................ 35
Biểu đồ 4.8: Sản lượng sữa bình quân của tháng cho sữa (kg)........................................ 38
Biểu đồ 4.9: Sản lượng sữa toàn chu kỳ tính theo nhóm (kg) ......................................... 39
Biểu đồ 4.10: Sản lượng sữa toàn chu kỳ theo khẩu phần (kg) ....................................... 40
Biểu đồ 4.11: So sánh năng lượng giữa thức ăn trại cung cấp với tiêu chuẩn NRC
(1988) ............................................................................................................................ 42
Biểu đồ 4.12: So sánh giữa đạm thô trại cung cấp và tiêu chuẩn đạm thô của NRC
(1988) ............................................................................................................................ 42
Biểu đồ 4.13: Tiêu tốn năng lượng tổng thể cho 1 kg sữa (Kcal/kg sữa)......................... 43
Biểu đồ 4.14: Tiêu tốn đạm thô cho 1 kg sữa (g/kg sữa)................................................. 45
Biểu đồ 4.15: Tiêu tốn vật chất khô cho 1 kg sữa (g/kg sữa) .......................................... 46
Hình 1: Công nhân vệ sinh bò trước khi vắt sữa lúc 3 giờ chiều..................................... 50
Hình 2: Công nhân vắt sữa bò tại trại lúc 3 giờ chiều ..................................................... 50
Hình 3: Công nhân bỏ cỏ cho bò ăn lúc 4 giờ chiều ....................................................... 51
Hình 4: Đồng cỏ Ruzi tại trại ......................................................................................... 51
Hình 5: Líp cỏ Ruzi tại trại lúc ở 35 ngày sau đợt cắt trước............................................ 52

Hình 6: Một bên dãy bò sữa tại trại đang trong giờ ăn cỏ ............................................... 52
Hình 7: Bò sữa tại trại.................................................................................................... 53
Hình 8: Toàn cảnh dãy chuồng nuôi bò đang vắt sữa ..................................................... 53

ix


Hình 9: Chuồng bò lúc 7 h sáng ..................................................................................... 54
Hình 10: Chuồng ép tại trại............................................................................................ 54

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO

:

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương

Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc)
HF

:

Holstein Friesian

ME

:


Metabolizable energy (năng lượng trao đổi)

CP

:

Crude protein (protein thô)

CF

:

Crude fibre (xơ thô)

TTNLTT

:

Tiêu tốn năng lượng tổng thể

TTDTT

:

Tiêu tốn đạm thô tổng thể

TTVCKTT

:


Tiêu tốn vật chất khô tổng thể

TB

:

Trung bình

CV

:

Coefficient of variation (hệ số phân tán)

SD

:

Standard deviation (độ lệch chuẩn)



:

Thức ăn

TĂT

:


Thức ăn tinh

NRC

:

National Research Council

xi


1. Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa là nguồn thực phẩm rất giàu dinh dưỡng đối với cơ thể con người. Để cơ
thể luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt ta cần cung cấp sữa hằng ngày cho
cơ thể. Thế nhưng, đối với con người Việt Nam sữa chưa thực sự có trong cuộc sống
hằng ngày nhất là với những người dân có mức sống trung bình và nghèo. Với hoàn
cảnh, đến khoảng 80 % sữa trong thị trường nước ta đều là sữa nhập khẩu, giá sữa ở
Việt Nam rất cao có khi cao hơn giá sữa nước ngoài tới 200 %. Những người có mức
thu nhập trung bình và thu nhập thấp không có khả năng uống sữa với mức giá cao
như vậy. Muốn mọi nguời đều có thể uống sữa, nhà nhà đều được uống sữa, chúng ta
cần phải làm giảm giá thành sữa. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước đã mạnh dạn
đầu tư, khuyến khích người dân chăn nuôi bò sữa. Sau nhiều năm đầu tư, khuyến
nông, rất nhiều trang trại chăn nuôi bò sữa thành lập, từ những trang trại quy mô vài
nghìn bò sữa, đến những trang trại vài trăm, vài chục và thậm chí chăn nuôi nhỏ lẻ hộ
gia đình vài con được thành lập. Tốn nhiều tiền của, công sức đầu tư, khuyến nông,
nhưng ngành chăn nuôi bò sữa có đem lại lợi ích cho nhà chăn nuôi, cung cấp được
thêm sữa làm giảm giá thành sữa không hay càng đem đến bế tắc về giải pháp này.

Thực tế cho thấy rất nhiều mô hình chăn nuôi bò sữa thực hiện ở nước ta sau một thời
gian xem xét lại thì không có hiệu quả kinh tế, rất nhiều trang trại còn lâm vào tình
trạng phá sản. Tại sao lại như vậy? Trong khi ở các quốc gia khác chăn nuôi bò sữa
mang lại nguồn lợi rất lớn. Theo tổ chức FAO, mỗi năm chỉ riêng ngành chăn nuôi bò
sữa tại Mỹ thu về hơn 25 tỷ USD. Điều này cũng do nhiều nguyên nhân như điều kiện
tự nhiên của Việt Nam không phù hợp cho bò sữa sinh sản, phát triển và sản suất tốt.
Nguồn cỏ chưa đủ cung cấp cho bò cả về chất và lượng. Kỹ thuật viên chưa đủ kinh
nghiệm, năng suất bò sữa nuôi tại Việt Nam còn thấp… Để cải thiện năng suất sữa
nhiều trang trại đã nhập bò sữa với tỷ lệ máu Holstein Friesian rất cao, như tại trại
Delta, bò nhập về có tỷ lệ Holstein Friesian trên 87 %, đời con của chúng gần như

1


Holstein Friesian thuần. Để khảo sát khả năng sản xuất của đời con nhóm bò nhập này
,được sự cho phép của Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Delta, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn Nuôi Thú Y, Truờng Đại Học Nông Lâm và sự hướng dẫn của Th.S. Nguyễn
Kim Cương, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát khả năng sản xuất của đời con
nhóm bò sữa nhập tại Xí Nghiệp Nhân Giống Bò Sữa Công Nghệ Cao Delta.”
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng sản xuất của đời con nhóm bò sữa nhập về từ trang trại
Chokchai (Thái Lan) năm 2003 và 2004.
1.2.2. Yêu cầu
- Khảo sát điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của đời con nhóm bò nhập về.
- Khảo sát khả năng sinh sản, khả năng cho sữa của nhóm bò này.

2



2. Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Theo Cục Chăn Nuôi Việt Nam, tổng đàn bò sữa Việt Nam năm 2006 trên 113
nghìn con, trong đó bò sữa Holstein Friesian thuần chiếm 15 % tổng số đàn bò sữa,
còn lại là bò lai Holstein Friesian với các tỷ lệ máu khác nhau. Tổng sản lượng sữa
năm 2006 đạt 216 nghìn tấn. Đến năm 2008, tổng đàn bò sữa giảm còn hơn 107 nghìn
con, trong đó số bò sữa nuôi tại TP. Hồ Chí Minh là 69 nghìn con, nhưng sản lượng
sữa tăng 262 nghìn tấn. Năng suất sữa trung bình của bò nuôi tại Việt Nam hiện nay
khoảng 4000 kg/chu kỳ (Đinh Văn Cải, 2009).
2.1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG BÒ SỮA HOLSTEIN FRIESIAN (HF)
Đây là giống bò có sản lượng sữa cao nhất và được nuôi với tỷ lệ cao nhất
trong các giống bò sữa hiện nay trên thế giới. HF được tạo ra ở phía Bắc Hà Lan từ
thế kỷ XIV. Bò HF không ngừng được cải thiện về phẩm chất và năng suất, hiện nay
chúng được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới nhờ khả năng cho sữa cao và được cải
tạo thành nhiều giống bò khác theo hướng cho sữa rất tốt. Có rất nhiều nước đã lai tạo
ra được giống bò HF cho riêng mình với các chỉ tiêu mà họ cần và chúng cũng được
mang những tên khác nhau.
Bò HF có trọng lượng cơ thể lớn, bê con mới sinh nặng 35 – 40 kg, bò cái
trưởng thành nặng 450 – 750 kg, bò đực trưởng thành nặng 750 – 1.100 kg. Bò sữa
cái HF có thân hình nêm. Đầu con cái dài, nhỏ, thanh. Đầu con đực thô, sừng nhỏ,
ngắn, chỉa về phía trước. Cổ thanh, không có yếm. Vai, lưng, hông, mông thẳng hàng.
Bốn chân bò khỏe, dài, thẳng. Bầu vú phát triển to, tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo, nổi rõ.
Sản lượng sữa bình quân 5.000 – 8.000 kg/chu kỳ vắt sữa 305 ngày. Con cao
nhất có thể đạt 18.000 kg/chu kỳ. Tuy nhiên tỷ lệ béo trong mỡ thấp chỉ khoảng 3,5 –
4 %. Năng suất sữa của bò HF biến động rất nhiều theo điều kiện tự nhiên, chăm sóc,
nuôi dưỡng và cả theo kết quả chọn lọc của nhiều nước.

3



Bò HF chịu nóng, chịu đựng kham khổ rất kém, dễ nhiễm bệnh tật đặc biệt là
các bệnh về ký sinh trùng đường máu và các bệnh sản khoa..
2.1.2. SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG BÒ SỮA ISRAEL
Cũng bắt nguồn từ bò Holstein Friesian, Israel đã lai tạo thành giống bò riêng
của nước này. Bò sữa của Israel là bò sữa công nghệ cao. Chúng có đặc điểm thích
nghi với khí hậu khắc nghiệt và đa dạng. Hầu hết bò sữa Israel được thụ tinh nhân tạo
bằng dòng tinh chọn lọc và kết tinh từ các bò đực giống Israel. Israel là một đất nước
có một nửa diện tích là sa mạc, đất nước này rất nghèo khoáng sản và tài nguyên đặc
biệt là tài nguyên nước. Thế nhưng ngành nông nghiệp lại rất phát triển tại đây. Nhờ
xuất khẩu nông nghiệp mà mỗi năm Israel đã thu về hàng chục tỷ USD. Không những
thế ngành chăn nuôi bò sữa ở đất nước khô cằn này cũng làm cho cả thế giới phải
ngạc nhiên. Với việc áp dụng những khoa học kỹ thuật hiện đại trong việc nuôi
dưỡng, chăm sóc, quản lý đàn bò mà nó đã đem lại hiệu quả cao. Israel xuất khẩu tinh
bò sữa ra nhiều nước trên thế giới đặc biệt là những nước có khí hậu khắc nghiệt.
Trung bình mỗi con bò sữa của Israel cung cấp được khoảng 11.000 kg sữa/con/chu
kỳ cho sữa, có con lên đến 18.000 kg/con/chu kỳ (trong khi đó hiện nay bò Việt Nam
chỉ cung cấp được khoảng 4.000 kg sữa/con/chu kỳ cho sữa).
2.1.3. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ GIỐNG CỎ
2.1.3.1. Cỏ Ruzi
Cỏ Ruzi có tên khoa học là Brachiaria ruziziensis, thuộc họ hòa thảo, sống lâu
năm, nó có thân bò, rễ chùm bám chắc vào đất, thân lá dài, mềm và có lông mịn. Loài
cỏ này có khả năng chịu khô hạn nhưng phát triển tốt vẫn là vào mùa mưa, chịu giẫm
đạp cao nên có thể được trồng làm bãi chăn thả.
Năng suất cỏ Ruzi có thể đạt từ 60 – 90 tấn cỏ/hecta/năm nhưng còn tùy thuộc
vào khả năng chăm sóc, quản lý và điều kiện đất đai. Cỏ Ruzi có thể cắt đến 5 – 7 lứa
cắt/năm. Thành phần dinh dưỡng của cỏ Ruzi được trình bày ở bảng 2.1.

4



Bảng 2.1 Hàm lượng chất dinh dưỡng cỏ Ruzi
Vật chất
Protein
Xơ thô
Khoáng
khô

thô (%)

(%)

(%)

Năng

tổng số

lượng trao

(%)

đổi(Kcal)

Cỏ Ruzi 25 ngày

19,12

3,13


5,40

1,22

412

Cỏ Ruzi 30 ngày

19,13

2,66

5,82

1,22

442

Cỏ Ruzi 35 ngày

19,94

2,30

6,53

1,18

448


Cỏ Ruzi 40 ngày

21,95

2,39

7,21

1,28

491

( Nguồn: Võ Văn Sự, 1996, thức ăn cho gia súc nhai lại)

2.1.3.2. Cỏ tự nhiên
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng cỏ tự nhiên hỗn hợp vùng Đông Nam Bộ
Vật chất
Protein thô Xơ thô Khoáng tổng
Năng lượng
khô

(%)

(%)

(%)
Cỏ tự nhiên

19,01


2,35

5,48

số

trao đổi

(%)

(Kcal)

1,87

417

(Nguồn: Võ Văn Sự ,1996. Thức ăn cho gia súc nhai lại)

Bao gồm các loại cỏ thuộc loại hòa thảo như cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ rỉ mật, cỏ
tranh… Cỏ này mọc tự nhiên ở các bãi đất bỏ hoang, bờ đê, bờ ruộng…
Cỏ tự nhiên dùng chăn thả tốt ngoài ra cũng có thể thu cắt. Thành phần dinh
dưỡng biến động lớn theo thành phần cỏ, mùa vụ trong năm, nơi mọc cỏ, giai đoạn
của cỏ.
Sử dụng cần lưu ý bò dễ bị rối loạn tiêu hóa, chướng hơi dạ cỏ hoặc bị ngộ
độc.
2.1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SỮA
2.1.4.1. Giống
Giống ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cho sữa của bò sữa cũng như đời con
của chúng. Một con bò chuyên sữa sẽ cho sản lượng sữa cao và con chúng sau này
cũng mang gen di truyền cho sản lượng sữa cao của chúng. Mỗi giống bò khác nhau

cho sản lượng và chất lượng sữa khác nhau. Ngoài ra ở những giống khác nhau thì

5


khả năng thích nghi của chúng cũng khác nhau. Mỗi giống có thể thích nghi với một
điều kiện tự nhiên khác nhau, có khả năng chống chịu với bệnh tật cũng khác nhau.
Ở bò Holstein Friesian chỉ thích hợp với vùng có khí hậu mát mẻ, trung bình
dưới 21 0C. Giống bò này khả năng chịu đựng kham khổ kém, dễ nhiễm bệnh nhất là
những bệnh như ký sinh trùng đường máu, các bệnh sản khoa. Năng suất cao, bình
quân từ 6.000 – 8.000 kg/chu kỳ cho sữa 305 ngày. Tuy vậy tỷ lệ béo trong sữa lại
thấp chỉ khoảng 3,5 – 4,0 %.
Ở bò Jersey, giống bò của Anh, vì có tầm vóc bé, con cái trưởng thành nặng
khoảng 350 – 400 kg, đực trưởng thành nặng khoảng 450 – 550 kg (nhu cầu duy trì
thấp), lại có yếm (khả năng thải nhiệt tốt), làm chúng chịu được khá tốt với khí hậu
nóng. Năng suất sữa bình quân ở giống bò này đạt 3.000 – 5.000 kg/chu kỳ 305 ngày,
tỷ lệ béo trong sữa khá cao trung bình 4,5 – 5,5 %.
Ở bò Australian Milking Zebu được lai tạo tại Úc từ bò Sahiwal, Red sindhi và
Jersey, sau đó được bổ sung các giống bò Holstein Friesian, Illawana và Ayshire.
Giống bò này thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, khả năng chống chịu stress nhiệt và
ve móng rất tốt. Năng suất sữa khoảng 5.000 kg/chu kỳ cho sữa, tỷ lệ béo trung bình
đạt 4,5 %.
Các giống bò chuyên thịt như Hereford, Charolais chỉ có khả năng sản xuất sữa
đủ để nuôi con chúng.
2.1.4.2. Dinh dưỡng
Yếu tố dinh dưỡng được đặt lên hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất sữa của bò
chuyên sữa. Dù giống có tốt tới đâu nhưng ta không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bò
thì không chỉ khả năng sản suất sữa kém mà bò còn dễ bị suy nhược làm sức đề kháng
kém và dễ bệnh tật. Quá trình tạo sữa đều nhờ lượng thức ăn ăn vào trong cơ thể. Nếu
bò ăn ít thì bắt buộc trong quá trình tạo sữa chúng phải lấy nguồn dinh dưỡng nuôi cơ

thể để sản xuất sữa. Tuy nhiên nguồn dinh dưỡng này có hạn, nếu để một thời gian thì
năng suất sữa sẽ giảm không chỉ vậy mà sức khỏe bò cũng giảm sút.
Vì vậy ngoài nhu cầu dinh dưỡng để duy trì, nuôi bò sữa cần đặc biệt quan
tâm đến nhu cầu dinh dưỡng cho sự tiết sữa.
6


2.1.4.2.1. Nhu cầu duy trì và tăng trưởng
Bảng 2.3 Nhu cầu cho duy trì và tăng trưởng của bò sữa trong 1 ngày
Trọng lượng (kg)
300
350
400
450
500

Vật chất khô
(VCK) (kg)
6,87
8,20
9,74
11,56
13,73

Năng lượng trao
đổi (ME) (Mcal)
15,57
17,87
20,36
23,12

26,15

Đạm thô (CP) (g)
824
985
1.169
1.387
1650

(Nguồn: National Research Council, 1988)

2.1.4.2.2. Nhu cầu mang thai
Bảng 2.4 Nhu cầu cho mang thai của bò sữa trong 1 ngày
Trọng lượng (kg)
300
350
400
450
500

ME (Mcal)
2,70
2,97
3,25
3,54
3,84

CP (g)
433
509

572
632
689
(Nguồn: National Research Council, 1988)

2.1.4.2.3. Nhu cầu sản xuất 1 kg sữa
Bảng 2.5 Nhu cầu để sản xuất 1 kg sữa của bò sữa Holstein Friesian trong 1 ngày
Béo (%)
ME (Mcal)
CP (g)
3,5
1,15
84
(Nguồn: National Research Council, 1988)

2.1.4.3. Nhu cầu nước uống
Bình thường nước uống rất quan trọng cho cơ thể, đối với bò đang cho sữa
nước uống càng quan trọng hơn. Trung bình để tạo 1 kg sữa bò sữa cần có 3 – 4 kg
nước. Vì vậy nếu không cung cấp đủ nước thì bò không đủ nguồn nguyên liệu tạo sữa,
sản lượng sữa sẽ bị giảm đột ngột. Thành phần chính của sữa chính là nước, chiếm 87
% trong sữa cho thấy nước rất cần trong quá trình tạo sữa, cần quan tâm cung cấp đủ
nước cho bò đang vắt sữa.
Không những vậy, bò sữa Holstein Friesian thích hợp với khí hậu lạnh, với khí
hậu nóng ẩm của nước ta thì việc cung cấp nước phải quan tâm để đáp ứng nhu cầu

7


thải nhiệt của cơ thể chúng. Tránh tình trạng bò bị stress nhiệt, sức khỏe kém, bò
không ăn uống được dẫn đến suy nhược cơ thể và dễ bệnh tật.

2.1.4.4. Loại hình bầu vú
Thể tích bầu sữa lớn, bể sữa sẽ lớn, các tuyến sữa phát triển, khả năng cho sữa
sẽ cao.
Không chỉ thế khả năng cho sữa còn phụ thuộc vào tĩnh mạch vú. Tĩnh mạch
vú phải to, rõ ràng và ngoằn ngoèo. Thành phần của sữa một số được tổng hợp ngay
trong tuyến bào của bầu vú, một số được vận chuyển trực tiếp từ máu vào. Để sản
xuất ra một lít sữa trung bình có 540 lít máu chảy qua tuyến vú. Một năm mạch máu
cung cấp cho tuyến vú lượng vật chất khô lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng vật chất
khô có trong cơ thể bò sữa .
Ngoài ra, quá trình tạo sữa nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào bầu vú rỗng hay
đầy. Bầu vú đầy sẽ tạo ra 1 áp lực lên hệ thống mao mạch làm chậm quá trình lưu
thông máu và giảm việc cung cấp các chất cần thiết cho việc tạo sữa. Từ đó việc tạo
sữa chậm lại và làm cho tổng lượng sữa giảm sút. Vì vậy nên vắt sữa 2 lần một ngày
và vắt kiệt bầu vú.
2.1.4.5. Điều kiện tự nhiên
Các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, giờ chiếu sáng trong ngày, gió đều
ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa của bò.
Đối với bò Holstein Friesian cho sữa tốt ở nhiệt độ từ 21 0C trở xuống, dưới –
5 0C và trên 22 0C thì năng suất sữa giảm từ từ. Nhưng nếu nhiệt độ chuồng nuôi từ 27
0

C trở lên thì năng suất sữa sẽ giảm rất rõ ràng.
Ẩm độ cao cũng làm năng suất sữa của bò giảm sút. Bò sữa chỉ hợp với vùng

có khí hậu mát mẻ mà ẩm độ thấp. Nhiệt độ có nóng hơn một vài độ C nhưng ẩm độ
thấp thì không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cho sữa, nhưng nếu ẩm độ cao thì sẽ
ảnh hưởng rất nhiều. Bên cạnh đó ẩm độ cao làm cho vi sinh vật trong môi trường
phát triển mạnh là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe bò cũng như khả năng cho sữa của chúng.


8


2.1.4.6. Kỹ thuật chăm sóc quản lý, vệ sinh chuồng trại
Công tác vệ sinh phải đặt lên hàng đầu, chuồng trại bò sữa phải luôn sạch sẽ,
khô ráo, thoáng mát. Bò Holstein Friesian rất dễ nhiễm bệnh vì vậy khi chuồng trại
không sạch sẽ khô ráo là cơ hội cho nhiều bệnh phát triển như các bệnh viêm móng,
viêm vú, viêm tử cung, nhiễm trùng, ký sinh trùng máu… Khi các bệnh đó xảy ra
đồng nghĩa với năng suất sữa của con bò đó giảm sút và cũng có thể ngừng cung cấp
sữa hẳn.
Kỹ thuật vắt sữa của công nhân cần đặc biệt quan tâm. Bò tiết sữa nhờ những
phản xạ cho sữa quen thuộc của người công nhân như xịt nước, thúc bầu vú trước khi
vắt, bỏ tia sữa đầu, thậm trí cả khi thấy màu áo quen thuộc của người công nhân cũng
gây phản xạ tiết sữa cho bò. Khi có kích thích trực tiếp lên bầu vú, kích thích sẽ theo
dây thần kinh lên vùng dưới đồi. Dưới ảnh hưởng của vùng dưới đồi, thùy sau tuyến
yên tiết và đổ hormone oxytocin vào máu. Oxytoxin làm co các cơ biểu mô và đẩy
sữa vào bể chứa. Hoạt động của hormone này kéo dài khoảng 6 phút, trong khi đó
thời gian khích thích tiết hormone này phải hết 1 phút. Vậy chỉ có 5 phút để vắt sữa.
Khi hormone không còn thì không có sữa vào bể chứa và không còn sữa để vắt. Tốt
nhất nên vắt kiệt sữa bò để kích thích bò tạo sữa và cũng để tránh bệnh viêm vú xảy
ra.
2.1.4.7. Công tác thú y
Những bò sữa bị bệnh thường rất kén ăn làm sản lượng sữa của chúng giảm
sút. Bệnh ảnh hưởng nặng đến khả năng cho sữa của chúng và thường tỷ lệ mắc bệnh
này trong đàn cũng rất cao chính là bệnh viêm vú. Sữa bị viêm vú bị loại, không dùng
để chế biến và thậm trí không cho bê con bú. Nếu không chữa trị kịp thời có thể hư vú
bị viêm làm mất đi một lượng sữa đáng kể cho chu kỳ cho sữa đó và cả những chu kỳ
kế tiếp.
2.1.4.8. Trọng lượng cơ thể
Những bò có thể trọng lớn thường khả năng cho sữa cũng cao hơn so với

những bò có thể trọng nhỏ. Tuy nhiên, nếu bò quá mập thì sản lượng sữa không cao
và thậm trí còn thấp do bò sử dụng hầu hết nguồn dinh dưỡng của nó cho nhu cầu duy
9


trì. Vì vậy với mỗi giai đoạn cho sữa ta cần cho bò ăn một khẩu phần ăn cân đối, thích
hợp để vừa cung cấp đủ cho nhu cầu duy trì và tiết sữa mà còn không làm cho bò quá
mập.
2.1.4.9. Tuổi mang thai lần đầu
Không nên phối bò sữa quá sớm, nếu phối sớm khi bò có thai sẽ kìm hãm sự
sinh trưởng của cơ thể dẫn đến kìm hãm sự phát triển của tuyến vú, tuyến vú không
phát triển bình thường làm năng suất sữa giảm. Thường tuổi phối giống lần đầu là 16
– 18 tháng tuổi, ngoài ra cũng cần phải để ý đến trọng lượng cơ thể. Nên bắt đầu phối
giống khi chúng được 65 – 70 % trọng lượng cơ thể bò trưởng thành tương đương
khoảng 360 kg.
2.1.4.10. Tuổi và số lứa đẻ
Càng già khả năng hoạt động của tuyến sữa cũng như các bộ phận khác trong
cơ thể giảm dần dẫn đến năng suất sữa cũng giảm sút.
Ở lứa đẻ đầu và lứa đẻ thứ hai thì năng suất sữa chưa cao, năng suất sữa của
bò cao nhất ở lứa đẻ thứ tư và năm sau đó giảm dần. Nhưng nếu được chăm sóc tốt thì
bò có khả năng cho sữa tốt đến lứa 12.
2.2. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP NHÂN GIỐNG BÒ SỮA CÔNG NGHỆ
CAO DELTA
2.2.1. Lịch sử hình thành
Bắt đầu là một đơn vị thuộc Công Ty Nước Giải Khát Delta có tên là Nông
Trường Nhân Giống Bò Sữa Công Nghệ Cao Delta trực thuộc tập đoàn Daso. Đến
năm 2006 tách thành công ty cổ phần Delta. Trang trại nhập hai lần bò sữa từ trang
trại Chokchai ở Thái Lan. Lần một nhập 100 bò sữa vào tháng 12/2003, lần hai nhập
200 bò sữa vào tháng 10/2004. Hiện cả hai nhóm bò nhập chỉ còn khoảng 100 con.
Với mục đích ban đầu khi thành lập trang trại là nhân giống bò sữa, trồng dứa

và cây ăn trái cung cấp cho nhà máy nước giải khát.

10


2.2.2. Vị trí địa lý
Trang trại nằm ở ấp 6, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ
Chí Minh. Phía Bắc giáp với xã Xuân Thới Sơn, phía Đông giáp xã Tân Thới Nhất,
phía Tây Nam giáp huyện Bình Chánh.
2.2.3. Điều kiện tự nhiên và điều kiện đất đai
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Có 160 tới 270 giờ chiếu
sáng/tháng. Nhiệt độ trung bình là 27 0C. Lượng mưa phân bố không đều, trung bình
1.949 mm/năm, trong khi đó lại tập trung vào khoảng từ giữa tháng 6 tới tháng 8.
Đất ở vùng này bị nhiễm phèn rất nặng.
Tổng diện tích trang trại 454 hecta, có 19 hecta diện tích được Công Ty thủy
Lợi Thành Phố quản lý, vậy diện tích được bao thuê còn 435 hecta. Trong đó có 3
hecta sử dụng để xây dựng chuồng trại và văn phòng, 19 hecta đang được trồng cỏ lại.
Ngoài ra còn diện tích mặt nước, mương, và trồng cây Sơri (1 hecta), và đất bỏ hoang
thu cỏ tự nhiên cho bò ăn.
Xung quanh trại có hệ thống thủy lợi rất tốt bao gồm nhiều ao xung quanh tạo
điều kiện cho việc điều hòa khí hậu chuồng nuôi.
2.2.4. Chuồng nuôi
Tổng diện tích xây dựng chuồng trại 3 hecta, trong đó diện tích chuồng nuôi là
1,6 hecta, còn lại là diện tích khu hành chính, khu vắt sữa và nhà kho. Diện tích trồng
cỏ hiện nay đang được điều chỉnh lại. Từ đầu tháng 3 năm 2009 diện tích trồng cỏ chỉ
còn khoảng 4 hecta nhưng đến hiện nay thì diện tích trồng cỏ đã là 19 hecta. Trang
trại đang cố gắng trồng được 50 hecta cỏ để đủ cung cấp cho bò ăn. Cỏ được trồng
trong trại Delta chủ yếu là cỏ Ruzi.
Chuồng trại ở đây được xây dựng kiên cố đúng theo mô hình chuồng trại của

nước ngoài với đầy đủ trang thiết bị, vững chắc, hoàn chỉnh.
Trang trại được xây dựng với nhiều khu nhà chuyên dụng khác nhau, bao gồm
khu chăn nuôi bò vắt sữa, khu nuôi bò hậu bị, bò mang thai, bò chờ phối, nhà nuôi bê,

11


khu nuôi bò đực, khu điều trị, khu nhà vắt sữa, khu dự trữ thức ăn, nhà kho, khu nhà
điều hành…
Chuồng được xây dựng với quy mô dự trù 1000 bò nhưng tổng đàn hiện nay
chỉ khoảng 300 con, vì vậy rất nhiều ô chuồng bị bỏ trống không sử dụng gây hư hỏng
nặng.
Chuồng trại ở đây được xây dựng theo hệ thống chuồng hai mái, gồm hai dãy
chuồng nằm song song và đối diện nhau. Hệ thống cửa dành cho bò đi lại được sắp
xếp rất hợp lý thuận tiện cho việc di chuyển bò từ nơi này đến nơi khác. Vật liệu xây
dựng là toàn bộ bằng sắt nên rất vững chắc vì vậy chi phí đầu tư cũng rất lớn. Nhưng
cũng có nhiều nơi sắt bị ăn mòn do không bảo trì dẫn đến hư hỏng, mục nát, bò dễ bị
xây sát khi đi lại.
Mái chuồng được lợp bằng tole, có lớp cách nhiệt làm nhiệt độ trong chuồng
thấp hơn bên ngoài khoảng 2 – 3 0C. Tuy nhiên lớp cách nhiệt này do sử dụng lâu
ngày không sửa chữa nên nhiều chỗ bị hư hại, mất hiệu quả cách nhiệt. Mái chuồng
được dựng khá cao, ở giữa cao nhất là 11m, hai bên hông là chỗ thấp nhất cao khoảng
4 m, cộng với chuồng xây dựng đúng hướng gió lùa là hướng nên không khí lưu
thông tốt. Thế nhưng cũng chính mái chuồng xây dựng quá cao và chuồng xây đúng
hướng gió nên chuồng luôn bị mưa tạt làm nền chuồng luôn ẩm ướt, độ ẩm không khí
cao, vi sinh vật phát triển, bò rất dễ mắc bệnh.
Nền chuồng được đổ bê tông có độ nhám thích hợp cho bò đi lại không bị trượt
té. Thế nhưng nền chuồng lại xây bằng phẳng không có độ dốc nên thuờng xuyên có
hiện tượng ứ đọng nước trong chuồng nuôi, tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển,
gây mất vệ sinh, mầm bệnh phát triển mạnh. Nền chuồng cũng là nguyên nhân gây

khó khăn cho việc muốn rửa chuồng trại, tắm bò.
Bò được nhốt riêng theo loại, mỗi loại một ô chuồng, mỗi ô chứa đuợc số
lượng bò khác nhau tùy theo kích thước bò. Bò được nuôi thả tự do trong ô chuồng.
Mỗi ô chuồng có chiều dài 30 m, chiều rộng 10 m trung bình nuôi khoảng 25 bò
trưởng thành hoặc 35 bê nhỏ hơn 16 tháng tuổi. Khoảng giữa khu chăn nuôi có đường
cho xe chở cỏ vào đổ cỏ cho bò ăn với chiều ngang 3 m. Chạy dọc theo hai bên đường
12


đi là hai máng ăn, mỗi máng ăn có bề ngang 50 cm, sâu 20 cm, riêng ô chuồng nuôi
bò hậu bị, bê dưới chuồng thì hệ thống máng ăn cũ với chiều cao máng 70 cm, rộng
vẫn 50 cm.
Bò cho năng
suất sữa cao
(ô chuồng 1)

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bố trí khu vực chăn nuôi
Bò cho năng
Bò cho năng


suất sữa trung
suất sữa thấp (ô
gầy
gầy
(ô chuồng 2)
chuồng 3)

Bò cạn sữa 1


Lối đi cho ăn

Bò cạn sữa 2

Bò mang thai

chờ
đẻ

Bò cái

Bê >12 và <16

Bê >6 tháng và <12

hậu bị

tháng

tháng

Ở sơ đồ 2.1, ô chuồng 1 chứa những bò có khả năng cho 10 kg sữa trở lên
trong 1 ngày trên giai đoạn cho sữa của nó.
Ô chuồng 2 chứa bò cho sữa từ 7 – 10 kg sữa trong ngày.
Ô chuồng 3 chứa bò cho sữa dưới 7 kg sữa trong ngày.
Ô bò gầy chứa những con bò còn cho sữa nhưng thể trạng quá gầy cần được
chăm sóc tốt để phục hồi thể trạng. Ở ô bò này mỗi ngày bò chỉ được khai thác sữa 1
lần.
Ô bò cạn sữa 1 chứa những bò mới cạn sữa trong vòng 1 đến 3 tháng. Trong đó
có những bò đã cạn sữa nhưng không mang thai và những bò đã cạn sữa và mang thai.

Ở ô này gần nơi điều trị giúp kỹ thuật viên dễ quan sát những bò chưa mang thai có
biểu hiện lên giống và gieo tinh kịp thời.
Ô bò cạn sữa 2 chứa những bò đã cạn sữa và khó hoặc không thể phối giống
đậu thai những bò này. Tại ô bò này trại thường thả 1 bò đực giống để phát hiện lên
giống và phối giống trực tiếp chúng.
Ô bò mang thai chứa những con bò mang thai nhưng không khai thác sữa.
Ô bò chờ đẻ chứa những bò mang thai còn khoảng 2 tháng nữa sinh giúp cho
công nhân dễ nhận biết có bỏ đẻ.
Ô bò hậu bị chứa những bò trên 16 tháng tuổi.

13


2.2.5. Cơ cấu đàn bò tháng 5 năm 2009
Bảng 2.6 Cơ cấu đàn bò tại trại Delta vào tháng 5 năm 2009
Bò chưa sinh sản

Bê < 6
Bê từ 6 – Bò hậu bị
sinh
tháng
16 tháng
(>16
Tổng
sản
tuổi
tuổi
tháng)
Bò nhập
Bò sinh tại Delta

Con của bò nhập
Đời con của nhóm
bò con
Tổng bò cái
Bò đực
Tổng đàn

87
60
60

10

20

0

21

8

Tổng

28

2
93
58

89

153
118

6

35

35

95

242
51
293

147

2.2.6. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bò sữa
Giống bò sữa được nuôi ở đây hầu hết là giống bò HF lai với bò Sahiwal, trong
đó thì máu HF của những con bò mẹ nhập về đã cao khoảng từ 87,5 – 98,44 %. Nhóm
bò nhập về được gieo tinh bằng cách thụ tinh nhân tạo với tinh từ Israel ra nhóm bò
con của chúng. Vì vậy tỷ lệ máu Holstein Friesian của nhóm bò con rất cao, chúng có
thể được xem là bò thuần Holstein Friesian được nuôi ở Việt Nam.
2.2.6.1. Công tác phối giống
Chủ yếu bằng thụ tinh nhân tạo, có một số ít con do số lần phối giống quá cao
mà không đậu thai nên cho đực nhảy.
Dòng tinh trước đây trại sử dụng là dòng tinh của Israel (Moach) được Trung
Tâm Kiểm Định Giống Vật Nuôi Và Cây Trồng Miền Nam cho nhưng hiệu quả
không cao. Hiện nay trại mua tinh của Mỹ tại với giá 32 nghìn VNĐ/liều. Các dòng
tinh sử dụng đều là 100 % máu HF.

Kỹ thuật viên trong trại phụ trách việc phối giống.
2.2.6.2. Thức ăn
Bò sữa được nuôi và chia theo sản lượng sữa khác nhau ở các ô chuồng khác
nhau. Bò được chia theo năng suất sữa. Vì được chia theo năng suất sữa mà thức ăn
14


×