Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN MÔN CÔNG DÂN : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 17 trang )

UBND THỊ XÃ LONG KHÁNH
TRƯỜNG THCS BAÛO QUANG
Mã số: ................................

CHUYÊN ĐỀ:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC THCS

Người thực hiện: HỒ NGỌC ẨN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục:
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Phương pháp giáo dục:
- Lĩnh vực khác:






Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2015 - 2016


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––


I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1. Họ và tên: HỒ NGỌC ẨN
1. Ngày tháng năm sinh: 23 - 02-1984
2. Nam, nữ: Nam
3. Địa chỉ: Ấp 18 Gia Đình - Bảo Quang –Long Khánh - Đồng Nai
4. Điện thoại:

0613793524 (CQ)/

5. Fax:

(NR); ĐTDĐ:

E-mail:

6. Chức vụ: Giáo viên
7. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Ngữ văn và Giáo dục công dân
8. Đơn vị công tác: Trường THCS Bảo Quang
II.

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ văn - GDCD

Số năm có kinh nghiệm: 09
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Ngữ văn bằng truyện cười.
+ Phương pháp dạy văn nghị luận chứng minh
+ Dạy học Ngữ văn bằng sơ đồ tư duy
+ Sử dụng hình ảnh trong giảng dạy bộ môn GDCD bậc THCS


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
GIẢNG DẠY BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
BẬC THCS
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn GDCD là môn học rất đặc biệt, không chỉ dạy kiến thức cho học sinh
mà còn dạy các em cách làm người – rèn luyện phẩm chất và đạo đức.
Việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD luôn là mối quan tâm hàng
đầu của ngành giáo dục. Như chúng ta biết, quan hệ giữa giáo dục đạo đức và giáo
dục kiến thức trong môn GDCD khắng khít chặt chẽ với nhau. Dạy GDCD không
chỉ là truyền đạt kiến thức, chữ nghĩa đơn thuần mà còn là dạy học sinh làm người
– người công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Vì vậy, tìm ra các phương pháp
tốt để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy GDCD sẽ góp phần quan trọng vào
việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
Hiện nay, tình trạng “trẻ hóa tội phạm” đang diễn ra hết sức phức tạp. Lứa
tuổi vị thành niên, đang còn ngồi trên ghế nhà trường trở thành tội phạm ngày càng
gia tăng trở thành một nỗi lo rất lớn cho toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển của đất nước trong tương lai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó:
- Kinh tế gia đình ngày càng phát triển, con ít nên cha mẹ nuông chiều trẻ.
- Địa phương quản lí lứa tuổi thanh, thiếu niên chưa chặt chẽ.
- Nạn nghiện game và các trò chơi bạo lực ngày càng phát triển.
- Một số gia đình không quan tâm đến con cái.
- Phương pháp dạy học đạo đức và pháp luật trong nhà trường chưa đạt hiệu

quả cao.
- ...
Thật vậy, việc giáo dục đạo đức và pháp luật trong nhà trường, cụ thể là việc
dạy học bộ môn GDCD vô cùng quan trọng. Hiện nay việc dạy học GDCD trong
nhà trường còn mang nặng về truyền đạt kiến thức hơn là rèn luyện thực tế cho học
sinh. Khi học môn học này, học sinh chỉ cần học thuộc những gì thầy cô cho ghi
chép là coi như đạt yêu cầu bộ môn. Tuy nhiên, đó chỉ là về mặt kiến thức. Vì còn
rất nhiều học sinh sau khi bước chân ra cổng trường là bỏ lại sau lưng những kiến


thức vừa học và trở thành những đứa trẻ thiếu đạo đức, thậm chí còn vi phạm pháp
luật nữa.
Như đã nói ở trên, phương pháp dạy học bộ môn GDCD trong nhà trường là
một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ quả đó. Là một môn học giáo dục đạo
đức, pháp luật mà chỉ đơn thuần truyền đạt kiến qua những con chữ thì hiệu quả
giáo dục không cao là một tất yếu.
Trong khi đó, hiện nay, khoa học kỹ thuật đang phát triển vô cùng mạnh mẽ,
giáo viên có nhiều cách để giáo dục học sinh song song với việc truyền đạt kiến
thức bằng con chữ. Bằng việc đưa ra những hình ảnh, đoạn phim, tư liệu về các vụ
án kinh hoàng, hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật và hậu quả của nó, hay
những tấm gương học giỏi sống tốt…để giáo viên có thể dễ dàng khắc sâu kiến
thức cũng như giáo dục học sinh đạt hiệu quả hơn. Điều đó sẽ phần nào tác động
đến ý thức của học sinh, hỗ trợ tích cực cho công tác giáo dục của giáo viên, nhà
trường. Bên cạnh đó, hiện nay, hầu hết các trường THCS trên địa bàn Thị xã đã
được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại như ti vi màn hình rộng, máy chiếu,
máy vi tính có nối mạng internet, bảng Activite… Vậy tại sao chúng ta không sử
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để hiệu quả giáo dục được cao hơn?
Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ thông tin còn góp phần tích cực cho
giáo viên trong việc tích hợp bảo vệ môi trường, kỹ năng sống, tư tưởng Hồ Chí
Minh khi dạy học GDCD.

Chúng ta thường nghe câu “Trăm nghe không bằng một thấy” hay “Tai nghe
không bằng mắt thấy”. Có thể những kiến thức mà giáo viên truyền đạt bằng lời
nói, con chữ không tồn tại lâu trong tâm trí của học sinh, nhưng những đoạn phim,
hình ảnh mà các em được xem chắc chắn sẽ in sâu trong trí óc hơn. Hơn thế nữa,
việc ứng dụng CNTT còn góp phần tạo hứng thú cho học sinh, tập trung sự chú ý
của các em, tránh nhàm chán, lơ là trong tiết học.
Ngoài ra, ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiện nay đang được ngành giáo
dục rất quan tâm. Cụ thể là việc tổ chức Hội thi giáo viên giỏi CNTT trong những
năm gần đây.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy bộ môn GDCD ở bậc THCS”.


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi
mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong hoạt động học tập để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích
ứng với đời sống xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Trước tình hình đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng đổi
mới nội dung phương pháp để trong mỗi tiết dạy bình thường ở trường trung học
cơ sở học sinh sẽ được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là
được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập.
Điều đó đòi hỏi mỗi người giáo viên phải triệt để thực hiện nguyên tắc lấy học sinh
làm trung tâm và phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong khi học tập ở
lớp, ở nhà.
Thực tiễn trong quá trình giảng dạy, từ sự tìm tòi học hỏi của bản thân và sự
giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi thấy người giáo viên cần chú ý đến phương pháp
giảng dạy mới nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học theo phương pháp đổi mới nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chỉ khi chúng ta làm được
như vậy nó sẽ dần dần loại bỏ phương pháp dạy học cũ là thầy đọc, học trò chép,

bắt chước, học vẹt và hướng tới phương pháp học tập theo phương châm: “Học để
biết học, học để suy nghĩ, rèn luyện trí thông minh”, học đi đôi với hành. Mặt khác,
việc tăng cường cho học sinh thực hành, tiếp xúc với thực tế bằng nhiều hình thức
phong phú, thích hợp sẽ tránh được sự quá tải, nặng nề.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
- Trước sự thờ ơ của học sinh đối với môn GDCD dễ làm cho giáo viên chán
nản và mất hứng thú giảng dạy. Vì vậy, tôi luôn xác định rõ ràng vị trí, vai trò,
nhiệm vụ của người giáo viên GDCD trong tình hình mới. Học sinh càng thờ ơ thì
tôi càng cố gắng nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực thiết kế và tổ chức bài
dạy. Tôi nghĩ, người giáo viên không thể có phương pháp dạy tốt khi bản thân
không có năng lực, trình độ nhất định; không hiểu bản chất, đặc trưng môn GDCD
trong nhà trường. Theo tôi, tri thức người thầy cùng cái tâm, cái hồn của người
thầy kết hợp với năng lực tổ chức, thiết kế giờ học là những yếu tố cơ bản góp
phần giúp phương pháp dạy học đạt kết quả khả quan.


- Nội dung bài học sẽ không còn dài lê thê khi các em muốn ghi nhớ những vấn
đề cốt yếu mà thầy cô vừa chuyển tải, khi người thầy biết chọn những ý chính, ý cơ
bản để xây dựng nên sơ đồ cho các em. Tùy theo từng nội dung, từng tiết học cụ
thể, giáo viên phải có cách sử hình ảnh sao cho thích hợp. Muốn vậy, chúng ta cần
đặt câu hỏi: Sử dụng CNTT khi nào? Cho những bài nào? Ai sẽ là người làm việc
đó?
Giáo viên và học sinh là những người cùng thực hiện trong quá trình dạy và
học. Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng CNTT trong dạy học là dễ áp dụng, dễ
nhân rộng, giáo viên có thể để học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. Bất kỳ
bài nào giáo viên cũng có thể ứng dụng. Thực hiện sử dụng CNTT giúp học sinh
rèn luyện kỹ năng và tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ được sâu mà không sa vào
lối học vẹt, thuộc lòng máy móc.
1. Giải pháp 1: Ứng dụng CNTT vẽ sơ đồ tư duy giúp học sinh khắc sâu
kiến thức

Giải pháp này chủ yếu rèn cho học sinh kỹ năng khắc sâu kiến thức bằng phương
pháp vẽ bản đồ tư duy bằng phần mềm Minmap.
Ví dụ ở bài Tự chăm sóc rèn luyện thân thể ở lớp 6, ở cuối tiết, giáo viên cho học
sinh củng cố kiến thức bằng sơ đồ sau:


Hoặc một số bài khác:


2. Giải pháp 2: Sử dụng hình ảnh và clip
Giúp học sinh có hứng thú trong tiết dạy cũng như khắc sâu kiến thức bằng các
hình ảnh trực quan, đoạn phim có liên quan:
Ví dụ: Trong bài Sống chan hoà với mọi người ở lớp 6, giáo viên cho học sinh xem
đoạn phim Bác Hồ với mọi người để khai thác nội dung kiến thức bài học. (Đĩa CD
đính kèm).
Hoặc trong bài Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc lớp 9, giáo viên có thể cho học sinh xem
đoạn phim tư liệu về Trường Sa. (Đĩa CD đính kèm).
Phần lớn các bài dạy đều có thể tìm được đoạn phim.


* Khi dạy bài Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, để tìm hiểu thế nào là tự chăm sóc,
rèn luyện thân thể, giáo viên có thể cho học sinh xem một số hình ảnh sau:

Bác Hồ tập thể dục

Học sinh tự rửa
tay, vệ sinh cá nhân

Hoặc cho học sinh xem một đoạn video bác sĩ tư vấn cho học cách chăm sóc sức
khỏe. Sau đó, liên hệ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhờ rèn luyện sức khỏe

nên Bác luôn khỏe mạnh để lo cho dân cho nước.
*Khi dạy bài Thực hiện trật tự an toàn giao thông, giáo viên có thể cho học
sinh xem một số hình ảnh, vi déo vi phạm luật giao thông, tai nạn giao thông
khi nói về tác hại của việc không thực hiện trật tự an toàn giao thông:


Hậu quả của
tai nạn giao thông

Từ hình ảnh này, học sinh sẽ nhận ra tác hại vô cùng to lớn của tai nạn giao
thông. Các em sẽ nhận thức được rằng, cần phải làm gì để không gây ra cũng
như không bị tai nạn giao thông.

Vi phạm
Luật giao thông

Học sinh vi phạm
Luật giao thông


Học
sinh vi
phạm
Luật
giao
thông

Học
sinh vi
phạm

Luật
giao
thông

Lớp 7:
*Trong bài Sống giản dị, khi tìm hiểu những biểu hiện sống giản dị, giáo viên cho
học sinh xem một số hình ảnh thể hiện lối sống giản dị:


Trang phục học
sinh

Bác Hồ sống giản dị

Với những hỉnh trên, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra và hiểu được sống giản dị là như
thế nào.
 Khi dạy bài Yêu thương con người, để tìm hiểu những biểu hiện yêu thương
con người, giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh:

Giúp đỡ
người tàn tật


Những hình ảnh này cùng với lời giảng của giáo viên sẽ tác động tích cực vào nhận
thức của học sinh, các em sẽ biết được một số biểu hiện yêu thương con người và
có mong muốn thể hiện yêu thương con người.
Lớp 8:
* Khi dạy bài Phòng, chống tệ nạn xã hội, để tìm hiểu hậu quả của tệ nạn xã hội,
giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh, bài báo:


Hậu quả của Ma túy
- HIV

Như vậy, ứng dụng CNTT, sử dụng hình ảnh đã giúp học sinh khắc sâu kiến
thức, dễ tác động đến ý thức của các em.
- Sau khi cho các em làm quen với một số hình ảnh, đoạn video, giáo viên
đưa ra một vài câu hỏi để giáo dục các em. Mỗi bài học được chính các em nhận
xét, nêu ý kiến.
Ví dụ: Từ hình ảnh trên em có suy nghĩ gì về hành vi của các nhân vật trong
hình? Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Khi thấy sự việc trên em sẽ xử lí như thế nào? Vì sao?
3. Giải pháp 3: Sử dụng CNTT trong trò chơi
Giải pháp này vừa giúp học sinh khắc sâu kiến thức vừa tăng hứng thú trong học
tập bằng các trò chơi ô chữ (phần mềm violet), đuổi hình bắt chữ, trúc xanh, nốt
nhạc vui,…


Ví dụ: Trong bài Sống chan hoà với mọi người, cuối tiết dạy giáo viên cho học
sinh chơi trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức.

* Trên đây tôi chỉ đề cập đến việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ( chủ yếu
là hình ảnh, video và một số hình thức khác) chứ không có nghĩa là phải dạy 1 tiết
CNTT hoàn toàn theo dạng PP.
4. Giải pháp 4: Sử dụng phần mềm Powerpoint để soạn giáo án.
Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các tiết dạy.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Hiểu quả: Qua các tiết dạy thực nghiệm ở trường, tôi nhận thấy đa số học sinh
có hứng thú học tập. Đồng thời các em ham thích bộ môn GDCD hơn và có ý
thức học tập tốt hơn.
- Số liệu thống kê:

Sau khi áp dụng phương pháp “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn
GDCD ở bậc THCS”, qua quan sát và làm bài khảo sát, tôi rút ra được kết quả
thống kê như sau:
Số học sinh khảo sát: 64

Số học sinh hiểu bài và có ý thưc

Trước khi sử dụng
phương pháp
Sau khi sử dụng phương
pháp

tốt
40

62,5%

52

81,3%

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Bổ sung hình ảnh mới cho môn GDCD 6,7,8,9
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tỉ lệ


1/ Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế GDCD6,7,8,9
2/ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn GDCD (Bộ

GD & ĐT)
3/ Phương pháp giảng dạy GDCD THCS
4/ Tạp chí giáo dục
VII. PHỤ LỤC
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Hồ Ngọc Ẩn

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
Phòng GD- ĐT Long Khánh
Trường THCS Bảo Quang

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Bảo Quang, ngày 20 tháng 9 năm 2015


PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2015
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn
GDCD ở bậc THCS
Họ và tên tác giả: Hồ Ngọc Ẩn
Đơn vị (Tổ): Văn-Sử Địa-GDCD
Trường THCS Bảo Quang
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục




Phương pháp dạy học bộ môn: GDCD 

Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác:



1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới



- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt 

Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN


9. Họ và tên: HỒ NGỌC ẨN
10.

Ngày tháng năm sinh: 23 - 02-1984

11.

Nam, nữ: Nam

12.

Địa chỉ: Ấp 18 Gia Đình - Bảo Quang –Long Khánh - Đồng Nai


13.

Điện thoại:

14.

Fax:

15.

Chức vụ: Giáo viên

16.

Đơn vị công tác: Trường THCS Baûo Quang

0613793524 /(CQ)
E-mail:

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cao đẳng sư phạm
- Năm nhận bằng: 2006
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ văn
Số năm có kinh nghiệm:07
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Ngữ văn.
+ Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Ngữ văn bằng truyện cười.

+ Phương pháp dạy văn nghị luận chứng minh
+ Dạy học ngữ văn bằng sơ đồ tư duy



×