Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Một số biện pháp dạy trẻ 3 tuổi đọc thơ diễn cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.88 KB, 14 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Văn học là một loại hình nghệ thuật giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ mẫu giáo
với các tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ,
phát triển ngôn ngữ và trí tuệ cho trẻ.Tuổi thơ, tuổi thần tiên của cuộc đời, là giai
đoạn đang hình thành những tình cảm đạo đức đầu tiên về thế giới xung quanh.Hơn
ai hết trẻ thơ luôn ngạc nhiên trước cuộc sống, điều mà người lớn chúng ta nhiều khi
không có được. Trẻ em đến với cuộc sống trong lòng mang ngọn lửa khát khao, hiểu
biết khám phá và ham muốn diễn tả những nhận thức và xúc cảm của mình, bằng
các hình thức nghệ thuật một cách tự nhiên, cho nên việc cho trẻ tiếp xúc với tác
phẩm văn học rất quan trọng và cần thiết.
Thơ là tiếng nói hồn nhiên của tâm hồn, vì thế thơ rất dễ đi vào lòng người. Ngay
từ thủa lọt lòng, qua lời du ngọt ngào của mẹ, trẻ đã biết thưởng thức những nhịp
điệu êm dịu lúc lên bổng lúcxuống trầm, lúc ngâm nga của lời thơ, đã góp phần
tạo lên một thế giới tình cảm của bé. Thậm chí khi đã về già ông, bà, cha, mẹ vẫn
còn nhớ một cách sâu sắc những cảm giác của buổi ban đầu khi được nghe tiếng ru
hời, ru hỡi. Đó là những ký ức đã ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi nhân cách con người.
Trẻ thơ có một tâm hồn rất nhạy cảm với cái đẹp. Đây là lứa tuổi bắt đầu của sự
nhận thức và những tình cảm mãnh liệt, các em yêu thơ, thích thơ và có nhu cầu
đọc thơ.Trẻ thơ đến với thơ ca bằng những dung động đầu tiên ngọt ngào nhất, say
mê nhất, những suy nghĩ phóng túng nhất. Chính vì vậy thơ ca có vai trò quan
trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Thơ là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những cảm xúc lành mạnh, thơ
giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về con người về cuộc sống xã hội xung
quanh trẻ. Vì vậy nó góp phần giáo dục thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật
cho trẻ. Nhờ đó trẻ nảy sinh năng lực tự hoạt động nghệ thuật khi tiếp xúc với thơ
ca. Chính vì vậy việc phát triển vốn từ cho trẻ qua các hoạt động thơ ca là nhiệm
vụ hàng đầu của giáo dục mầm non. Như Bác Hồ đã nói: “Dạy trẻ cũng giống như
trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành tốt”.Một trong


những bộ môn của ngành học mầm non mà tôi quan tâm để dầu tư thực hiện nhiệm
vụ trên đó là bộ môn “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”. Đặc biệt là “Thơ”
nó giúp trẻ có vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt mạch lạc. Đối với tôi thì việc
đọc diễn cảm có nghệ thuật các tác phẩm văn học có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm
giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn. Qua đó trẻ tái tạo lại
bằng hình ảnh những gì đã nghe được và gợi lên ở trẻ những tình cảm, cảm xúc


nhất định. Điều đó làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức
của trẻ.
Trong quá trình thực tiễn ở trường mầm non tôi thấy kỹ năng đọc thơ diễn cảm của
trẻ mẫu giáo chưa được tốt và còn nhiều hạn chế, chỉ có một số ít trẻ đọc được diễn
cảm, việc đọc thơ diễn cảm của trẻ mẫu giáo còn mang tính chất khuân mẫu, thuộc
lòng chứ chưa thể hiện một cách diễn cảm, thậm chí trẻ còn đọc chưa đúng, một số
trẻ còn ngọng, nắp… Do đó gây rất nhiều khó khăn đối với việc luyện kỹ năng đọc
thơ diễn cảm cho trẻ, vì vậy dẫn đến kết quả việc giáo dục chưa cao. Từ thực tiễn
này tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 3 tuổi đọc thơ diễn cảm” làm
đề tài của mình để áp dụng vào công tác giảng dạy tại lớp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
2.Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy trẻ 3 tuổi đọc thơ diễn cảm.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hoàng Lâu
- Số điện thoại: 01683836205
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hà
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển ngôn ngữ
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Từ tháng 02/2017 đến tháng 02/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. Cơ sở lý luận của đề tài
7.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 tuổi
* Đặc điểm sinh lý
Khi trẻ sinh ra bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, đến tuổi mẫu giáo bộ máy đó dần
dần hoàn thiện: Trẻ có đủ 2 hàm răng, có sự vận động của môi, lưỡi, hàm dưới…
Quá trình đó diễn ra tự nhiên theo quy luật sinh học. Tuy nhiên quá trình học tập,
rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu
thực hiện được các chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ.Những cơ quan sinh lý: Trung
tâm ngôn ngữ trên vỏ não, cơ quan thính giác về hệ thống phát âm (phổi, thanh


quản, các dây thanh âm, khoang miệng, lưỡi, răng, môi) tham gia vào hoạt động
ngôn ngữ là điều kiện tiên quyết cho sự lĩnh hội và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Sự hình thành, phát triển và chín muồi các cơ quan ngôn ngữ một cách bình thường
là tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ bình thường sau này: Trong sinh lý học từ
ngữ coi như là loại tín hiệu đặc biệt thay thế cho tất cả các tín hiệu tác động vào cơ
quan cảm giác. Trẻ càng bé khả năng điều khiển bộ máy phát âm càng khó khăn.
Vì vậy cần có nhiều bài tập luyện đối với từng bộ phận của bộ máy phát âm.
* Đặc điểm tâm lý:
- Đặc điểm phát triển tư duy:
Trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi): Tư duy đã đạt tới danh giới của tư duy trực quan hình
tượng. Do đó, trong hoạt động tư duy của trẻ mẫu giáo bé có sự tồn tại hai kiểu tư
duy: Tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng.Trong đó tư duy
trực quan hành động có trước, tư duy trực quan hình tượng mới nảy sinh.Tuy nhiên
kiểu tư duy trực quan hành động vẫn còn chiếm ưu thế so với kiểu tư duy trực quan
hình tượng. Lúc này tư duy của trẻ còn gắn liền với cảm xúc ý muốn trực quan.
Nó chưa nhận ra được rằng ý nghĩ và ý muốn trong tâm trí của mình chỉ là hình
ảnh tượng trưng của sự vật bên ngoài.Chúng chỉ suy nghĩ về những điều chúng
thích và dòng suy nghĩ thường cuốn hút vào ý thức riêng của mình bất chấp cả
những tác động khách quan. Vì thế tư duy của trẻ mẫu giáo bé mang tính chất chủ

quan trực quan và thiếu chính xác.
- Đặc điểm về vốn từ:
Trẻ mẫu giáo bé đã sử dụng được từ 1300 từ, trong đó phần lớn là danh từ, động
từ, còn tính từ và những loại từ khác thì chiếm một tỷ lệ rất ít, không đáng kể.
Những từ được các cháu sử dụng thường là những từ chỉ tên gọi đồ chơi, đồ dùng,
những con vật…mà các cháu thường xuyên được tiếp xúc, là những từ chỉ những
việc làm của các cháu hoặc của mọi người xung quanh (ăn, ngủ, tẳm rửa…) hoặc
những từ chỉ hành động của những con vật như: Gà mổ thóc, cá bơi…).
Vốn từcủa trẻ phong phú bao gồm nhiều từ loại. Số lượng các từ loại: Tính từ, đại
từ, trạng từ được tăng lên, trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiều từ loại khác nhau và biết
sử dụng chúng để thể hiện mối liên hệ đa dạng giữa các sự vật và hiện tượng về
thời gian, định hướng không gian, số lượng, nguyên nhân và kết quả đơn giản.
- Đặc điểm phát triển tưởng tượng:
Trẻ 3 tuổi đặc điểm này cũng đang phát triển mạnh, trẻ thường sống với những
tưởng tượng của mình một cách toàn vẹn về thế giới xung quanh trẻ, về một sự vật
hiện tượng, chúng sẽ tác động mạnh mẽ nên các giác quan và ghi sâu đậm trong


tâm trí của trẻ. Vì vậy khi dạy trẻ đọc thơ cô giáo cần lưu ý đặc điểm tâm lý này
của trẻ để khơi dậy những ước mơ, trí tưởng tượng lành mạnh, phong phú để bồi
dưỡng tư duy sáng tạo của trẻ.
* Về xúc cảm tình cảm:
Trẻ 3 tuổi những xúc cảm, tình cảm nảy sinh rất nhanh và cũng mất đi rất nhanh
chỉ để lại những gì mà trẻ thực sự quan tâm chú ý đến.
Những xúc cảm tình cảm cuả trẻ còn được thể hiện ở rất nhiều mặt trong đời sống
tinh thần của trẻ như: Tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, thời
kỳ này phát triển rất mạnh. Nó kích thích niềm vui, hứng thú, sự tò mò ham hiểu
biết của trẻ. Vì vậy khi dạy trẻ đọc thơ cô giáo cần phối hợp các hoạt động khác
một cách hài hòa hợp lý để thực sự đem đến cho trẻ niềm vui sự say mê hứng thú
được hòa mình vào các bài thơ.

7.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
7.2.1.Vài nét về nhà trường
Trường mầm non Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc là trường thuộc
đồng bằng trung du, 98,7% trẻ em là con em nông thôn nên sự nhận thức và chăm
sóc, giáo dục các cháu của phụ huynh còn nhiều hạn chế. Đặc biệt do còn nói tiếng
địa phương nên phần lớn cũng ảnh hưởng đến phát âm của trẻ .
7.2.2. Điều tra vấn đề có liên quan
Kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ 3 tuổi.
Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp đàm thoại
Nội dung điều tra: Dùng hệ thống các câu hỏi đàm thoại cùng trẻ
Các con có thích nghe đọc thơ không?
Lớp mình đã được cô giáo dạy những bài thơ gì?
Các con thích bài thơ nào nhất?
* Nhận xét:
Khi đàm thoại với trẻ tôi thấy nhiều cháu biết đọc thơ, tuy nhiên xét về mặt diễn cảm
thì chỉ có một vài trẻ có khả năng này.Phần lớn các cháu còn chưa biết xác định
giọng điệu của các câu thơ. Qua đó ta thấy rằng vấn đề đọc diễn cảm của trẻ mẫu
giáo bé chưa được quan tâm nhiều
7.2.3. Trao đổi với giáo viên


Việc cho trẻ làm quen với văn học mà cụ thể là dạy trẻ đọc thơ giáo viên đã chú ý
đến việc soạn giáo án, trong tiết học đã tập chung được sự chú ý của trẻ.
Nhưng hiện nay việc dạy trẻ đọc thơ vẫn chưa mang lại hiệu quả cao vì:
- Về việc soạn giáo án:
Mục đích yêu cầu đặt ra ở các giáo án còn chung chung, chủ yếu cô chỉ xác định
mục đích yêu cầu như sau:
+ Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
+ Đọc thuộc thơ.
+ Biết đọc tên bài thơ, tên tác giả.

- Về chuẩn bị đồ dùng:
Chưa đủ chưa hấp dẫn, chưa phong phú, chưa đạt những yêu cầu về thẩm mỹ.
- Về cách tiến hành:
+ Cô giáo còn lúng túng khi sử dụng đồ dùng trực quan.
+ Vẫn sử dụng câu hỏi về nội dung bài thơ, các câu hỏi kích thích trí tưởng tượng
của trẻ thì quá ít hoặc có những bài thơ không có.
+ Cô chưa chú ý sửa lỗi ngôn từ cho trẻ (nói ngọng hoặc đọc thơ mang tính chất
thuộc lòng không diễn cảm, không thể hiện sắc thái của bài thơ).
+ Biện pháp phương pháp của cô chưa tạo được môi trường cho trẻ hoạt động.
+ Nội dung tri thức truyền tải còn nghèo nàn, đơn điệu. Tiết học khuôn mẫu, khô
cứng. Chưa bao quát chú ý đến trẻ nhút nhát, chỉ chú ý đến những trẻ hăng hái.
Chưa quan tâm đến việc lồng ghép các môn học khác vào trong giờ học, chưa đưa
yếu tố chơi cho trẻ vào trong giờ, chưa kích thích được sự chú ý và tham gia tích
cực hoạt động của trẻ.
- Về phía trẻ:
Phần lớn trẻ thuộc thơ và thuộc một cách làu làu, liến thoắng không đúng âm điệu,
nhịp điệu của bài thơ.
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
Trình độ giáo viên còn hạn chế, giáo viên chưa nhận thức được việc dạy trẻ đọc thơ
diễn cảm với trẻ 3 tuổi. Biện pháp giáo viên dạy trẻ còn đơn điệu, không gây hứng


thú không kích thích được trẻ tham gia vào hoạt động. Chưa đưa yếu tố chơi cho
trẻ hoạt động nên tiết học thường có không khí trầm.
Giáo viên chưa năng động, sáng tạo làm hình ảnh động đẹp mắt nên tiết học chưa
sinh động hấp dẫn. Một tiết học mà giáo viên chuẩn bị chu đáo sẽ là tiền đề để tạo
sự thu hút và hứng thú của trẻ.
Trường mầm non là môi trường thuận lợlợi tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn
diện vì trẻ có khả năng tự hoạt động nghệ thuật sáng tạo cách tổ chức tiết học ở
trường mầm non cũng có vai trò rất lớn trong quá trình giáo dục trẻ. Tổ chức làm

sao để phát huy được tính độc lập sáng tạo trong mọi hoạt động nhất là hoạt động
văn học nghệ thuật. Vì vậy tôi thấy cần thiết phải có một số biện pháp thích hợp để
có thểvận dụng thực hiện tổ chức tiết học dạy trẻ đọc thơ diễn cảm đạt hiệu quả cao
thực sự kích thích sự phát triển toàn diện về nhân cách trẻ đúng như mục tiêu giáo
dục trẻ mà ngành học mầm non đã đề ra.
Từ những vấn đề có liên quan đến đề tài văn học, tôi đã tiến hành khảo sát cụ thể
trên chính học sinh 3 tuổi ở trường tôi và học sinh trường mầm non mầm non Vân
Hội thu được kết quả như sau:
A. Lớp 3 tuổi A3- Trường mầm non Hoàng Lâu
Nội dung
Trước khi
áp dụng đề
tài

SSố
trẻ

30

Yêu thích tác
phẩm
Đạt
20/30

Chưa đạt
10/30

=66,6% =33,3%

Đọc diễn cảm tác

phẩm
Đạt

Chưa đạt

Giáo dục lễ giáo
qua tác phẩm
Đạt

Chưa đạt

15/30

15/30

12/30

18/30

=50%

=50%

=40% =60%

B. Lớp 3 tuổi A1- Trường mầm non Vân Hội
Yêu thích tác
phẩm

Nội dung


SSố
trẻ Đạt (%)

Trước khi
áp dụng đề
tài

31

21/31

Chưa
đạt(%)
10/31

=67,7% =32,2%

Đọc diễn cảm tác
phẩm
Đạt(%)

Chưa
đạt(%)

15/31

16/31

=48%


=51,6%

Giáo dục lễ giáo
qua tác phẩm
Đạt(%)
12/31

Chưa
đạt(%)
19/31

=38,7% =61,2%


* Tóm lại: Theo kết quả nghiên cứu tôi nhận xét thấy việc dạy trẻ đọc thơ diễn
cảm chỉ mang tính chất chung chung, chỉ cần trẻ đọc thuộc bài thơ và hiểu nội
dung bài thơ là được, giáo viên chưa chú trọng tới việc dạy trẻđọc thơ diễn cảm
ngay từ khi 2 tuổi. Vì vậy rất khó cho giáo viên khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm ở các
lứa tuổi tiếp theo.Căn cứ vào những lý do trên qua thực tế giảng dạy tại lớp 3 tuổi,
bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu đưa ra một số biện pháp dạy trẻ 3 tuổi đọc thơ
diễn cảm sau đây.
7.3. Các giải pháp
7.3.1.Giải pháp thứ nhất: Giáo viên là người khơi gợi khả năng cảm thụ và
đọc thơ diễn cảm của trẻ
Giáo viên phải là người truyền cảm hứng cho trẻ, cô giáo phải là người có chất
giọng truyền cảm, lôi cuốn, thu hút trẻ khi nghe cô đọc thơ và cảm nhận được nội
dung của bài thơ một cách nhanh nhất. Tạo cho trẻ hứng thú với tiết học mà trẻ
được học.
7.3.2. Giải pháp thứ hai: Linh hoạt thực hiện phương pháp bộ môn

Là một giáo viên mầm non trong quá trình thực hiện tôi thấy, nếu thực hiện theo
khuôn mẫu chặt chẽ thì mang tính áp đặt, gò bó, mang nặng tính phổ thông hoá.
Không thu hút được sự chú ý và hứng thú học tập của trẻ. Chưa phát huy được tính
tích cực của trẻ. Mà hiện nay theo quan điểm tổ chức giáo dục trẻ theo hướng tích
cực, theo chủ đề giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" trẻ là người tham gia chủ
động, phát huy tính tích cực vào các nội dung giáo dục nhằm phát triển toàn diện
cho trẻ.
Vậy để giải quyết vấn đề này cần phải làm gì? và làm như thế nào để phát huy tính
tích cực của trẻ mà tiết học nhẹ nhàng không gò bó, mà vẫn đảm bảo được các nội
dung giáo dục.
Theo kinh nghiệm của cá nhân, bản thân tôi là phải khai thác triệt để các phương
pháp truyền thống (Phương pháp trực quan - phương pháp đàm thoại...). Để khai
thác vốn hiểu biết của trẻ và thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục: Là đọc mẫu giới thiệu tác giả, tác phẩm, đàm thoại, trích dẫn, giảng giải, giáo dục. Song cần
thực hiện linh hoạt sáng tạo trong khi dạy, sao cho tiết học nhẹ nhàng, thoải mái,
sinh động cuốn hút khi trẻ vào bài dạy. Đồ dùng trực quan sinh động song phải phù
hợp với chủ đề và nội dung bài dạy mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của bài.
Ví dụ: Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Dạy bài thơ: Đàn gà con (Phạm Hổ).
Trò chơi "Gà gáy vịt kêu"


Trò chuyện: Về một số con vật nuôi trong gia đình nhóm (gia cầm)
+ Giáo dục trẻ yêu quý các con vật nuôi trong gia đình
- Quan sát: Vật mẫu (Tranh đàn gà con)
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe:
+ Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm kết hợp động tác minh hoạ
+ Cô đọc mẫu lần 2 diễn cảm kết hợp hình ảnh minh họa bài thơ
- Đàm thoại - Trích dẫn - giảng giải từ khó.
- Trẻ đọc thơ:
+ Cả lớp đọc.

+ Tổ, nhóm, cá nhân đọc (Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Trẻ đọc ở các tư thế khác nhau
- Đọc xen kẽ
- Đọc trên nền nhạc.
- Giáo dục trẻ theo nội dung: Biết yêu quý, clợi tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn
diện vì trẻ có khả năng tự hoạt động nghệ thuật sáng tạo cách tổ chức tiết học ở
trường mầm non cũng có vai trò rất lớn trong quá trình giáo dục trẻ. Tổ chức làm
sao để phát huy được tính độc lập sáng tạo trong mọi hoạt động nhất là hoạt động
văn học nghệ thuật. Vì vậy tôi thấy cần thiết phải có một số biện pháp thích hợp để
có thểvận dụng thực hiện tổ chức tiết học dạy trẻ đọc thơ diễn cảm đạt hiệu quả cao
thực sự kích thích sự phát triển toàn diện về nhân cách trẻ đúng như mục tiêu giáo
dục trẻ mà ngành học mầm non đã đề ra.
7.3.3. Giải pháp thứ 3: Tạo môi trường phong phú an toàn và hấp dẫn mang
nội dung văn học
- Trong quá trình tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4
tuổi nói riêng, thì việc tạo môi trường hoạt động cho trẻ là rất cần thiết và quan
trọng, đặc biệt là tạo môi trường mang nội dung văn học.
Ví dụ: Trong lớp học việc xây dựng hình thành góc văn học là cần thiết, những
hình ảnh đó đã tạo nên môi trường hấp dẫn, cuốn hút trẻ tới lớp.
Mảng tường trang trí, cảnh vật, nhân vật tượng trưng cho các câu chuyện trong
chương trình như: truyện Thánh gióng - Cô bé Quàng Khăn Đỏ


Tranh cung cấp kiến thức "Rong và Cá" - "Cây dây leo"
Góc thư viện của bé bao gồm các câu chuyện dành cho trẻ mẫu giáo và thiếu nhi,
báo hoạ mi, tranh ảnh mang chủ đề chủ điểm, sách truyện nước ngoài, băng hình
thức, các loại sách truyện được phân loại riêng theo chủ đề và ký hiệu riêng dễ tìm,
lấy...
Ngoài ra còn tạo các mảng tường quanh lớp và phía ngoài lớp với các nội dung của
bài thơ, câu chuyện trong chương trình 3 - 4 tuổi

Ví dụ: Bài thơ "Em yêu nhà em; Thăm nhà Bà"
Việc tạo môi trường có nội dung văn học của giáo viên, trước hết là làm cho môi
trường trong lớp đẹp phong phú hấp dẫn, mặt khác kích thích sự chú ý của trẻ, qua
đó gợi cho trẻ ôn lại bài cũ và làm quen với tác phẩm mới sắp được học. Ngoài ra
giáo viên còn tạo ra môi trường có nội dung văn học ngoài chương trình nhưng
theo chủ điểm để kích thích trẻ đọc thơ diễn cảm theo tranh. Qua đó kích thích trẻ
chủ ý, tư duy tưởng tượng diễn đạt mạch lạc, kết quả là sự hoàn thiện về ngôn ngữ.
Qua việc tạo môi trường có nội dung văn học nói chung và thơ nói riêng cho trẻ
mầm non, nhất là mẫu giáo bé là rất quan trọng và cần thiết. Cô giáo có thể cùng
trẻ tạo môi trường văn học nghệ thuật với các nguyên liệu phong phú, dễ kiếm, dễ
tìm như: Vỏ ốc, hột hạt, lá cây, rơm rạ, bìa cát tông, giấy các loại, vỏ chai... từ đó
giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, có cơ hội được trải nghiệm góp phần to lớn trong việc tổ
chức dạy trẻ đọc thơ diễn cảm trong hoạt động chung.
7.3.4. Giải pháp thứ tư: Sử dụng đồ dùng trực quan minh hoạ
Đây là hình thức dạy học rất có hiệu quả, truy nhiên việc sử dụng đồ dùng trực
quan vào việc đọc tác phẩm thơ như thế nào mới là vấn đề quan trọng.Nếu đồ dùng
trực quan quá xấu, hoặc quá sơ sài sẽ gây sự mất tập trung chú ý cũng như hạn chế
việc cảm nhận nội dung tác phẩm của trẻ.
Đối với trẻ 3 - 4 tuổi các tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng,
thông qua ngôn ngữ đọc cùng với việc tư duy trực quan bằng hình ảnh chiếm ưu
thế. Trẻ có nhiều thuận lợi trong việc lĩnh hội các tác tác phẩm một cách nhẹ
nhàng, sâu sắc. Tuy nhiên việc tiếp thu ngôn ngữ để hình thành ở trẻ biểu tượng về
cuộc sống được phản ánh trong các tác phẩm còn hạn chế (nếu như đồ dùng trực
quan quá đơn điệu) nên trẻ rất cần đến sự hỗ trợ của hình ảnh trực quan trong viêc
lĩnh hội tác phẩm
Ví dụ: Bài thơ: "Thăm nhà Bà" Tác giả "Như Mao"
- Nếu như dạy bài thơ đó, cô giáo không dùng hình ảnh trực quan, dù cô giáo đọc
hay và diễn cảm đến mấy, cũng không lôi cuốn trẻ vào bài học một cách say sưa,



hứng thú được, qua ngôn ngữ đọc và nghe trẻ chưa hình dung, tưởng tượng được
hình ảnh trong tác phẩm vì thế việc lĩnh hội kiến thức trong tác phẩm chưa cao.
- Cũng bài thơ trên. Tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan bằng hình ảnh đẹp hấp dẫn,
tranh minh hoạ rõ nét nội dung tác phẩm. Qua tiết dạy tôi đã thấy trẻ hứng thú say sưa
học tập, trẻ lĩnh hội tác phẩm một cách nhanh chóng nhẹ nhàng.
- Tuy nhiên chất lượng nhận thức của trẻ còn phụ thuộc vào sự truyền cảm của cô
và sự phối hợp với hình ảnh sao cho lời thơ với hình ảnh phải gắn kết với nhau.
- Hình ảnh trực quan cho các tác phẩm thơ rất phong phú và đa dạng có thể dùng
đồ dùng trực quan vật thật như bài "Rong và Cá", “Cây dây leo”.
- Ngoài ra một số tác phẩm còn sử dụng tranh minh hoạ, tranh vẽ, xé dán, tranh
bồi...
- Do vậy việc sử dụng các đồ dùng trực quan, cho một tác phẩm bằng vật thật, hay
tranh minh hoạ ... là rất quan trọng và cần thiết và phải phù hợp với nội dung tác
phẩm.
7.3.5. Giải pháp thứ năm: Giáo dục ở mọi lúc mọi nơi
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học rất quan trọng và cần thiếtViệc
thiết.Thông qua văn học trẻ được phát triển về ngôn ngữ cung cấp vốn từ phát triển
lời nói mạch lạc.
Vì vậy không những dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, ở trên tiết học mà
còn cho trẻ làm quen với tác tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi.
Thông qua việc giáo dục ở mọi lúc mọi nơi với nội dung văn học giúp trẻ làm quen
với tác phẩm thơ. Ở mọi lúc, mọi thời điểm như: Đón trả trẻ, trò chuyện buổi sáng,
hoạt đông ngoài trời, hoạt đông góc, trước giờ ăn; hoạt động chiều...
Ví dụ: Trước giờ ăn, ngủ cô cho trẻ đọc bài thơ về chủ đề đang thực hiện 2 - 3 lần.
Hình thức này phải được tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục trong những điều
kiện và tình huống cụ thể và thuận lợi để giáo dục trẻ. Bởi thông qua hình thức này
không những giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà qua đó còn giúp trẻ ôn
luyện và nâng cao kiến thức cũ, trẻ có thể đọc diễn cảm và đóng kịch thơ.Tạo cho
trẻ hứng thú khi đi học.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Về cơ sở vật chất


- Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên về trang thiết bị như máy
chiếu, máy in, vườn cổ tích, vườn rau, khu vui chơi cho trẻ hoạt động.
- Phòng học sạch đẹp, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Trong phòng
học có máy tính, máy chiếu, tivi, bàn ghế, sách vở, tranh chuyện đủ cho trẻ.
- Lớp còn được phòng cho bộ tranh truyện bằng rối rẹt phục vụ cho các tiết văn
hoc rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn.
* Về con người
- Giáo viên có trình độ chuyên môn dạt chuẩn trở lên, có sức khỏe tốt, nhiệt tình,
yêu nghề mến trẻ.
- Trẻ mẫu giáo 3 tuổi A3, 3 tuổi A1.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
Về mặt kinh tế: khi chưa áp dụng sáng kiến trẻ đọc thơ diễn cảm còn dời dạc, chưa
thổi hồn cho tác phẩm nhưng khi áp dụng sáng kiến đã đi sâu giải quyết phần lớn
vấn đề liên quan đến việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, giáo viên sẽ tổ chức tiết dạy trẻ
đọc thơ diễn cảm nhẹ nhàng ít tốn kém và có những biện pháp phù hợp để uốn nắn
trẻ kịp thời. Mặt khác hiệu quả mang lại trên trẻ cao hơn so với dự kiến ban đầu.
Cụ thể như sau:
Bảng đánh giá kết quả khảo sát“ Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm” lớp 3 tuổi A3:

Nội dung

SSố
trẻ

Yêu thích tác
phẩm


Đọc diễn cảm tác
phẩm

Giáo dục lễ giáo
qua tác phẩm

Đạt

Chưa đạt

Đạt

Chưa đạt

Đạt

Chưa đạt

Trước khi
áp dụng đề
tài

30

20

10

15


15

12

18

Sau khi áp
dụng đề tài

30

30

0

30

0

30

0

Qua bảng so sánh cho thấy sau khi áp dụng đề tài vào thực tế đã mang lại kết quả
khả quan:
+ Yêu thích tác phẩm:


Đạt: 30 = 100%; tăng 10 cháu so với đầu năm khi chưa áp dụng đề tài.

Chưa đạt: 0; giảm so với đầu năm 10 cháu.
+ Đọc diễn cảm tác phẩm:
Đạt: 30 = 100%; tăng 15 cháu so với đầu năm.
Chưa đạt: 0; giảm 15 cháu so với đầu năm.
+ Giáo dục lễ giáo qua tác phẩm:
Đạt: 30 = 100%; tăng 18 cháu so với đầu năm.
Chưa đạt: 0; giảm 18 cháu so với đầu năm.
Bảng đánh giá kết quả khảo sát “ Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm” lớp 3 tuổi A1 trường
mầm non vân hội có kết quả như sau:
Nội dung

SSố
trẻ

Yêu thích tác
phẩm

Đọc diễn cảm tác
phẩm

Giáo dục lễ giáo
qua tác phẩm

Đạt

Chưa đạt

Đạt

Chưa đạt


Đạt

Chưa đạt

Trước khi
áp dụng đề
tài

31

21

10

15

16

12

19

Sau khi áp
dụng đề tài

31

31


0

31

0

31

0

Qua bảng so sánh cho thấy sau khi áp dụng đề tài vào thực tế đã mang lại kết quả
khả quan:
+ Yêu thích tác phẩm:
Đạt: 31 = 100%; tăng 10 cháu so với đầu năm khi chưa áp dụng đề tài.
Chưa đạt: 0; giảm so với đầu năm 10 cháu.
+ Đọc diễn cảm tác phẩm:
Đạt: 31 = 100%; tăng 16 cháu so với đầu năm.
Chưa đạt: 0; giảm 15 cháu so với đầu năm.
+ Giáo dục lễ giáo qua tác phẩm:
Đạt: 31 = 100%; tăng 19 cháu so với đầu năm.


Chưa đạt: 0; giảm 19 cháu so với đầu năm.
Trẻ rất hứng thú và yêu thích đọc thơ, được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều
hiểu biết về các bài thơ, các phong tục truyền thống của dân tộc, biết yêu cái đẹpvà
ghét cái xấu.
Trẻ đã biết đọc thơ với các bạn trong lớp, qua việc đọc thơ theoyêu cầu của cô, qua
trò chơi, nhận thức của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn,
năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
Qua đọc thơ diễn cảm cho trẻ còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau,

nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ, biết yêu quý thiên nhiên, con
người và đất nước.
Một số giáo viên và cả cha mẹ học sinh trong trường đã áp dụng kinh nghiệm của tôi
trong việc tổ chức cho trẻ đọc thơ diễn cảm và đạt được kết quả tôt.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Sau một năm áp dụng sáng kiến các nội dung đánh giá trẻ ở mức độ đạt và chưa đạt
ở nội dung hiểu biết về “Biện pháp dạy trẻ đọc thơ diễn cảm” của trẻ nói chung và
các nội dung khác cũng được nâng lên rõ rệt, không còn trẻ chưa đạt. Trẻ rất hứng thú
với các tiêt học thơ. Thích bình luận trao đổi khi nhìn thấy tranh ảnh, đọc thơ, kể
truyện ở bất cứ nơi đâu . Từ đó giúp trẻ tự tin cởi mở trong giao tiếp, hứng thú trong
mọi hoạt động học và chơi, trẻ thích đi học.
Phụ huynh rất phấn khởi thấy con em mình tiến bộ và chăm học hơn. Đặc biệt là tính
tự lực của trẻ và tự tin trong giao tiếp, sức khoẻ của trẻ tốt, chia sẻ với mọi người xung
quanh. Từ đó phụ huynh yên tâm tin tưởng gửi con vào trường.
Bản thân giáo viên có thêm nhiều kỹ năng kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt
động trong chương trình giáo dục mầm non đặc biệt là trong giờ đọc thơ cho trẻ
nghe.Sáng kiến này có thể áp dụng cho nhiều năm học tới, cho các bạn đồng
nghiệp trong và ngoài trường trong huyện.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tổ chức, cá nhân
Qua thời gian áp dụng sáng kiến tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, với kết quả đã đạt được
ở trên, sáng kiến đã được các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, các đồng
chí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đánh giá cao và cho rằng có thể áp dụng vào các
khối lớp ở năm học tiếp theo
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy tại lớp
mẫu giáo bé trong năm học 2017-2018. Tôi tin rằng đề tài sáng kiến này ít nhiều
cũng đã mởra cho bản thân tôi và các giáo viên trong trường một hành trang mới


để bước tiếp trong “Sự nghiệp trồng người” ngày càng có kết quả cao, để đáp ứng
với những yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.

11. Danh sách các tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu
TT

11

Tên tổ chức/cá
nhân
Nguyễn Thị
Thu Thùy
Học sinh lớp 3
tuổi A3

22

3

Phạm Thị Nga

Học sinh lớp 3
tuổi A1

Địa chỉ

Trường mầm non
Hoàng Lâu-Tam
Dương- Vĩnh Phúc
Trường mầm non
Hoàng Lâu-Tam
Dương-Vĩnh Phúc
Trường mầm non

Vân Hội-Tam
Dương-Vĩnh Phúc
Trường mầm non
Vân Hội-Tam
Dương-Vĩnh Phúc

Hoàng Lâu, ngày tháng 02 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG

Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng
sáng kiến
Nghiên cứu tại trường mầm
non Hoàng Lâu- xã Hoàng
Lâu–Tam Dương-Vĩnh Phúc,
năm học 2017-2018 (từ tháng
02/2017 đến tháng 02/2018)
Tại lớp 3 tuổi A3

Nghiên cứu tại trường mầm
non Vân Hội-xã Vân Hội–
Tam Dương-Vĩnh Phúc, năm
học 2017-2018 (từ tháng
02/2017 đến tháng 02/2018)
Tại lớp 3 tuổi A1

Hoàng Lâu, ngày 18 tháng 02 năm
2018
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Kiều Ngân

Nguyễn Thị Hà



×