Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường nước xung quanh tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại huyện Ba Vì Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

LÝ VĂN HIỆP
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN
MÔI TRƢỜNG NƢỚC XUNG QUANH TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN THANH
LỊCH, XÃ BA TRẠI, HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học mơi trƣờng

Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Ngun - năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

LÝ VĂN HIỆP
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN
MÔI TRƢỜNG NƢỚC XUNG QUANH TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN THANH
LỊCH, XÃ BA TRẠI, HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học mơi trƣờng

Khoa

: Mơi trƣờng

Lớp

: K45-KHMT-N02

Khóa học

: 2013 – 2017


Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Phả

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cơ, gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
Ban giám hiệu nhà trường, cùng tồn thể các thầy cơ giáo trong khoa Mơi
Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Em xin đặc biệt cảm ơn đến cô giáo TS. Trần Thị Phả, cô đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo động viên giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình tiến
hành nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đại UBND xã Ba Trại cùng gia
đình chú Nguyễn Thanh lịch (chủ trại), công nhân và kỹ sư nơi cơ sở em thực
tập đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin được cảm ơn sự động viên, khích lệ của các thầy cơ,
gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học tập,
nghiên cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình để hồn thành tốt
các u cầu của đợt thực tập nhưng do kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên
bản luận văn của em khơng tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Em
rất mong được các thầy cơ giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ sung
để khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2017
Sinh viên


Lý Văn Hiệp


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VẾT TẮT

Viết đầy đủ

Ký hiệu
BOD

Nhu cầu oxy sinh học

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DHMT

Duyên Hải Miền Trung

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long


FAO

Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp Liên
Hiệp Quốc

HCHC

Hợp chất hữu cơ

QCVN

Quy Chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam

TSS

Tổng hàm lượng cặn

USAB
VSV

Bể với lớp bùn kỵ khí dịng hướng lên
Vi sinh vật


iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VẾT TẮT .................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 5
2.1.3. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 6
2.2. Chất thải từ hoạt động chăn nuôi lợn và các vấn đề ô nhiễm môi trường . 7
2.2.1. Đặc điểm của chất thải chăn nuôi ........................................................... 7
2.2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi .............................. 12
2.3. Thực trạng chăn nuôi lợn trong và ngồi nước ........................................ 14
2.3.1. Thực trạng chăn ni lợn trên thế giới.................................................. 14
2.3.2. Thực trạng chăn nuôi lợn tại Việt Nam ................................................ 15


iv


2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải và phương pháp xử lý nước
thải chăn nuôi lợn ............................................................................................ 16
2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải...................................... 16
2.4.2. Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi lợn ......................................... 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..22
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1.Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu....................................... 22
3.4.2.Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................. 23
3.4.3.Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phịng thí nghiệm ................. 23
3.4.4.Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 25
4.1.Điều kiện cơ sở nơi thực tập, tình hình chăn ni lợn và công tác vệ sinh
môi trường tại trang trại .................................................................................. 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập .......................... 25
4.1.2. Công tác chăn nuôi tại cơ sở ................................................................. 29
4.1.3. Công tác quản lý và vệ sinh môi trường tại trang trại........................... 30
4.2. Đánh giá hiện trạng nước thải chăn nuôi lợn của trang trại Nguyễn Thanh
Lịch.................................................................................................................. 33
4.3. Ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường nước mặt ........ 35
4.4. Ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường nước ngầm ..... 37
4.5. Một số tồn tại và giải pháp trong chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại tại
trại lợn Nguyễn Thanh Lịch ............................................................................ 40
4.6.1. Một số tồn tại ........................................................................................ 40
4.6.2. Giải pháp ............................................................................................... 40



v

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm ..... 8
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của phân lợn (Trọng lượng lợn từ 70 kg đến
100 kg) .............................................................................................. 8
Bảng 2.3: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn ..... 9
Bảng 2.4: Thành phần hóa học của nước tiểu có trọng lượng 70 - 100kg ...... 10
Bảng 2.5: Tính chất nước thải chăn ni heo ................................................. 11
Bảng 2.6: Phân bố số lượng đàn lợn trên các châu lục ................................... 14
Bảng 2.7: Các nước có số lượng lợn nhiều nhất trên thế giới ........................ 15
Bảng 2.8: Số đầu lợn qua các năm (đơn vị triệu con) ..................................... 16
Bảng 2.9: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (đơn vị triệu tấn) .......................... 16
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ............................ 24
Bảng 4.1: Lịch vệ sinh phòng bệnh của trại lợn nái ...................................... 27
Bảng 4.2: Quy trình sử dụng vắc xin và các chế phẩm thú y phòng bệnh cho
lợn con tại trại ................................................................................. 28
Bảng 4.3: Cơ cấu đàn lợn qua các năm (từ năm 2014 đến 2016) .................. 29
Bảng 4.4: Số lượng lợn con xuất bán 5 tháng cuối năm 2016 ........................ 30
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước thải chăn ni lợn của trang trại Nguyễn
Thanh Lịch. ..................................................................................... 33

Bảng 4.6: Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khi thải ra môi trường xung quanh.36
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch. . 38


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ hiện trạng nước thải chăn ni lợn trang trại Nguyễn Thanh
Lịch ................................................................................................. 34
Hình 4.2: Biểu đồ chất lượng nước mặt tại suối Hai ...................................... 36
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện chất lượng nước ngầm tại trang trại Nguyễn Thanh
Lịch ................................................................................................. 38
Hình 4.4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi lợn ............................. 41


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nơng nghiệp nó giữ vai trị chủ đạo đối với nền
kinh tế quốc dân khi có hơn 70% dân cư sống dựa vào nơng nghiệp. Trong đó
nghành chăn ni chiếm vị trí rất quan trọng, nó khơng những cung cấp một
lượng lớn thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cho con người mà còn là nguồn thu
nhập của hàng triệu người dân hiện nay.
Chăn nuôi vốn là nghành rất quen thuộc, bởi vì nó đã có từ rất lâu trên
thế giới. Ban đầu chỉ ở quy mơ gia đình nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm
động vật hoặc sức kéo cho hộ hay nhóm gia đình nhỏ. Nhưng hiện nay
nghành chăn ni là lĩnh vực đang có xu hướng phát triển với quy mô trang

trại. Phương pháp chăn nuôi theo quy mô này mang lại hiệu quả kinh tế đáng
kể, tạo điều kiện cho việc áp dụng các công nghệ tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới trong chăn nuôi nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn. Loại hình
chăn ni này đang được người dân ở các địa phương quan tâm, trong đó
chăn ni gia súc, gia cầm chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Tuy nhiên cùng với những hiệu quả kinh tế mà chăn ni nói chung và
chăn ni lợn nói riêng mang lại thì vấn đề mơi trường trong chăn nuôi được
đặt ra. Nhất là vấn đề nước thải rất đáng lo ngại, nước thải hòa lẫn với phân
và các chất thải từ hoạt động chăn nuôi được thải trực tiếp ra môi trường mà
không qua xử lý. Các chất thải từ phân gia súc và các chất thải từ chăn nuôi
không được xử lý đã gây tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe người chăn nuôi gia súc cũng như người dân xung quanh.
Nước thải còn gây hiện tượng phú dưỡng tại các ao, hồ, đồng ruộng xung
quanh khu vực chăn nuôi.


2

Ba Trại là một xã có ngành chăn ni đang trên đà phát triển với số
lượng chăn nuôi quy mô hộ gia đình và trang trại. Chăn ni tập trung chủ
yếu là ni bị sữa, gà, vịt và đặc biệt là chăn nuôi lợn. Các vấn đề môi trường
ở đây chưa được quan tâm nhiều, chất thải xả ra ngoài mơi trường chưa qua
xử lý hoặc có hệ thống xử lý biogas nhưng đã xuống cấp trầm trọng. Hơn nữa
hệ thống biogas này cũng được thiết kế chưa đúng kỹ thuật nên hiệu quả xử lý
nước thải rất kém, nước thải sau hố biogas lại thải trực tiếp vào sông, suối do
đó làm ơ nhiễm mơi trường rất lớn. Chưa có hệ thống xử lý chất thải rắn như
phân, xác chết gia súc, các rác thải thú y… phần lớn họ chỉ tập trung vào việc
phát triển kinh tế.
Xuất phát từ thực tế đó, để đánh giá được ảnh hưởng của các trang trại
đến chất lượng môi trường xung quanh, tình trạng ơ nhiễm, qua đó đưa ra

biện pháp phịng ngừa và xử lý để giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng
môi trường là cần thiết. Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Trần Thị
Phả. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của nước thải
chăn nuôi lợn đến môi trường nước xung quanh tại trại lợn Nguyễn Thanh
Lịch xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi, hiện trạng ô nhiễm môi trường nước
do nước thải chăn nuôi lợn thải ra tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại,
huyện Ba Vì, hà Nội.
- Đề xuất biện pháp khắc phục giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm, cải thiện
mơi trường nhằm hạn chế những tác hại đến sức khỏe con người, gia súc, gia
cầm và lan truyền dịch bệnh.


3

1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện trạng môi trường xung quanh trang
trại lợn và ảnh hưởng của nó tới mơi trường nước xung quanh.
- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, trung thực, khách quan.
- Kết quả phân tích các thơng số về chất lượng nước chính xác.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích đảm bảo tính khoa học và được lấy
tại trang trại.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Đánh giá vấn đề thực tế và hiện trạng môi trường nước thải chăn nuôi.
- Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm

cải thiện và bảo vệ môi trường.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện tốt hơn phục vụ công tác môi trường sau khi ra trường. Vận dụng và phát
huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Bổ sung tư liệu cho hoc tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của nước thải tại
trang trại chăn ni lợn để biết được những khó khăn và tồn tại trong việc
quản lý và xử lý nước thải, giúp trang trại chăn ni lợn có cơng tác quản lý
mơi trường được tốt hơn. Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi, và đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với
điều kiện của trang trại, cải thiện cảnh quan môi trường và nâng cao chất
lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn phát triển với một tốc
độ rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn
kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn ni. Do đó, năng suất chăn ni
thấp và gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Ô nhiễm môi trường
không những ảnh hưởng đến sức khỏe vật ni, năng suất chăn ni mà cịn
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Mỗi
năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra khoảng trên 76 triệu tấn phân,
trên 30 triệu khối chất thải lỏng (bao gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, nước
từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn) được thải ra môi trường [15].

Chất thải chăn nuôi tác động đến mơi trường và sức khỏe con người
trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt, môi trường
không khí, mơi trường ơ nhiễm đất và các sản phẩm nơng nghiệp. Đây chính
là ngun nhân gây ra nhiều căn bệnh về hơ hấp, tiêu hóa, do trong chất thải
chứa nhiều VSV gây bệnh, trúng giun.
Theo báo cáo tổng kết của Viện chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi
đều để nước chảy tự do ra môi trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc,
đặc biệt là vào những ngày oi bức. Nồng độ khí H2O và NH3 cao hơn mức cho
phép khoảng 30 - 40 lần [1]. Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm cũng cao hơn mức
cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra trong nước thải còn chứa COD, BOD, cliforms,
E.coli,… và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép [13].
Ơ nhiễm mơi trường khu vực trại chăn ni do sự phân hủy chất hữu cơ
có mặt trong phân và nước thải của lợn. Sau khi chất thải ra khỏi cơ thể của
lợn thì các chất khí đã lập tức bay lên, khí thải chăn ni bao gồm hỗn hợp


5

nhiều loại khí, trong đó có trên 40 loại gây mùi, chủ yếu là H2S và NH3.
Trong điều kiện bình thường thì H2S là một trong những nguyên nhân gây ra
các vấn đề về màu và mùi. Nồng độ S2- tại hố thu nước thải chăn ni lợn có
thể lên đến 300mg/l cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn (theo TCVN 59452005 cột C nồng độ sunphua là 1,0mg/l) [1].
Việc kiểm sốt chất thải chăn ni là một nội dung cấp bách cần được
các cấp quản lý, các nhà sản xuất và cộng đồng dân cư bắt buộc quan tâm để:
hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, cảnh quan khu dân
cư cũng như không kìm hãm sự phát triển của ngành.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Nước thải chăn nuôi thuộc loại giàu SS, COD, N, P, vì vậy để xử lý
nước thải chăn ni kỹ thuật yếm khí ln là lựa chọn đầu tiên. Ở các nước
Châu Âu và Châu Mỹ, nhất là nước Anh, nước và chất thải chăn nuôi được

coi là nguyên liệu để sản xuất Biogas thu hồi năng lượng. Ở Đức, năng lượng
Biogas từ chất thải chăn nuôi và các nguồn hữu cơ khác đã được đưa vào cán
cân năng lượng quốc gia để đạt được mục tiêu 20% năng lượng sử dụng là
năng lượng tái tạo vào năm 2020 [14]. Tuy nhiên, do nước thải chăn nuôi lợn
là một nguồn thải ô nhiễm trầm trọng đối với môi trường, loại nước thải rất
khó xử lý, bởi lượng hữu cơ cũng như hàm lượng Nitơ trong nước thải rất
cao. Vì vậy, phát triển công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi lợn có hiệu quả
cao và kinh tế đang là sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Đối với loại nước thải này, nếu chỉ xử lý bằng quá
trình sinh học yếm khí thơng thường khơng triệt để, vẫn cịn một lượng lớn
các ch ất hữu cơ và phần lớn thành phần dinh dưỡng.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn theo quy mơ trang trại đã có
bước phát triển đáng kể, quy mô chăn nuôi tập trung ngày càng nhiều. Đi
cùng với nó, tác động của hoạt động chăn ni đến môi trường ngày càng


6

nghiêm trọng. Thế nhưng, trong thực tế, vấn đề môi trường chưa được các
chủ trang trại quan tâm đúng mức. Hầu hết các trang trại đều xây dựng hầm ủ
Biogas để xử lý chất thải, tận dụng chất đốt, nhưng công suất không đủ lớn,
một phần lớn chất thải được đổ trực tiếp ra môi trường.
Như vậy, đánh giá ảnh hưởng của trang trại lợn đến môi trường xung
quanh là hết sức cần thiết.
2.1.3. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014
của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 21/06/2012.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về Quy
định cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của chính phủ về việc Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP của chính phủ về phí bảo vệ mơi trường
đối với nước thải.
- Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/1/2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về điều kiện trại chăn ni lợn, trại chăn ni gia cầm an tồn
sinh học.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về


7

môi trường.
- Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN, ngày 15/5/2008 của Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn ban hành quy trình thực hành chăn ni tốt
trong chăn ni lợn an tồn.
- Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 13/12/2008 của Bộ Tài
nguyên Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về môi
trường.
- QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Thức ăn chăn nuôi - Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho
phép trong thức ăn chăn nuôi.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước ngầm.
- QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải chăn nuôi.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- Các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án và khu vực dự án do các
cấp có thẩm quyền ban hành.
2.2. Chất thải từ hoạt động chăn nuôi lợn và các vấn đề ô nhiễm môi
trƣờng
2.2.1. Đặc điểm của chất thải chăn nuôi
2.2.1.1. Chất thải rắn-phân
Trong phân chứa một lượng lớn các chất như Nitơ, Phốt pho, Kali,
Kẽm, Đồng. Các khoáng chất dư thừa cơ thể không sử dụng như P2O5, K2O,
CaO, MgO phần lớn đều xuất hiện trong phân. Tùy theo loại gia súc, thức ăn,
độ tuổi, khẩu phần ăn khác nhau mà lượng phân thải ra cũng sẽ khác nhau cả
về khối lượng lẫn thành phần.


8

Bảng 2.1: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm
Loại gia súc

Lƣợng phân (kg/ngày) Nƣớc tiểu (kg/ngày)

Trâu

18-25

8-12




15-20

6-10

Ngựa

12-18

4-6

Lợn (<10kg)

0,5-1

0,3-0,7

Lợn (15-45kg)

1-3

0,7-2

Lợn (45-100kg)

3-5

2-4


1,5-2,5

0,6-1



(Nguồn: Lăng Ngọc Huỳnh, 2001) [5]
Thành phần hóa học của phân phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng, tình
trạng sức khỏe, cách ni dưỡng, chuồng trại, loại gia súc, gia cầm…
Theo Trương Thanh Cảnh và cộng tác viên thì thành phần hóa học của
phân lợn (Trọng lượng lợn từ 70 kg đến 100 kg) được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của phân lợn (Trọng lƣợng lợn
từ 70 kg đến 100 kg)
Đặc tính

Đơn vị

Giá trị

Vật chất khơ

g/kg

213 – 342

NH4 – N

g/kg


0,66 – 0,76

N tổng

g/kg

7,99 – 9,32

Chất xơ

g/kg

151 – 261

Carbonnatri

g/kg

0,23 – 2,11

Các axit béo mạch ngắn

g/kg

3,83 – 4,47

pH

6,47 – 6,95
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv, 2008) [2]



9

Ngồi ra, trong phân cịn chứa nhiều loại vi sinh vật và kí sinh trùng kể
cả có lợi và có hại. Trong đó, các vi khuẩn thuộc loại Enterobacteriacea
chiếm đa số với các lồi điển hình như E.coli, Samonella, Shigella,
Proteus,… Kết quả phân tích của Viện Vệ sinh - Y tế cộng cộng TP.Hồ Chí
Minh năm 2001, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại từ 5 – 15 ngày trong
phân và đất. Đáng lưu ý nhất là virus gây bệnh viêm gan Rheovirus,
Adenovirus. Cũng theo số liệu của viện này cho biết, trong 1 kg phân có thể
chứa 2.100 – 5.000 trứng giun sán, chủ yếu là Ascarisium (chiếm 39 – 83%),
Oesophagostomum (chiếm 60 – 68,7%) và Trichocephalus (chiếm 47 –
58,3%) [6].
Bảng 2.3: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi
lợn
Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lƣợng

Coliform

MPN/100g

4.106-108

E. coli


MPN/100g

105-107

Streptococus

MPN/100g

3.102-104

Salmonella

CFU/25ml

10-104

CFU/ml

10-102

MPN/10g

0-103

Cl. Perfringens
Đơn bào

(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý,2004) [9]
2.2.1.2. Nước tiểu
Nước tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật, chứa đựng nhiều

độc tố, là sản phẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phát tán vào
mơi trường có thể chuyển hố thành các chất ơ nhiễm gây tác hại cho con
người và môi trường.


10

Bảng 2.4: Thành phần hóa học của nƣớc tiểu có trọng lƣợng 70 - 100kg
Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

-

7.77 – 8.19

Vật chất khô

g/kg

30.9 – 35.9

NH4-N

g/kg

0.13 – 0.40


Ntổng

g/kg

4.90 – 6.63

Tro

g/kg

8.5 – 16.3

Urê

g/kg

123 - 196

Carbonat

g/kg

0.11 – 0.19

pH

(Nguồn: Trương Thanh Cảnh & cộng tác viên, 1997, 1998)
Thành phần nước tiểu gia súc chủ yếu là nước, chiếm trên 90% tổng
khối lượng nước tiểu. Ngoài ra cịn có một lượng lớn nitơ (phần lớn dưới
dạng urê) và một số các chất khoáng, các hormone, creatin, sắc tố, acid mật,

photpho và một số sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của con vật [4].
Trong tất cả các chất có trong nước tiểu, urê là chất chiếm tỷ lệ cao dễ dàng bị
vi sinh vật phân hủy trong điều kiện có oxy. Do đó, khi động vật bài tiết ra
ngoài chúng dễ dàng phân hủy tạo thành amoniac gây mùi khó chịu.
Thành phần nước tiểu thay đổi phụ thuộc vào loại gia súc, tuổi, chế độ
dinh dưỡng và điều kiện khí hậu.
2.2.1.3. Nước thải
Nước tiểu, nước rửa chuồng và nước tắm gia súc tạo nên khối lượng
nước thải rất lớn. Nước thải chăn nuôi chứa chất rắn lơ lửng, chất hữa cơ,
nitơ, photpho và các thành phần khác, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh.
Trong thành phần đóng góp vào chất thải chăn ni, có thể nói đến nước phân
chuồng, là nước từ các đống phân chuồng chảy ra, phần lớn là nước tiểu gia


11

súc có lẫn nhiều chất hịa tan của phân đặc và có chứa thêm một lượng nước
rửa chuồng, nên nước phân chuồng khá giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu và có giá
trị lớn về mặt phân bón.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào lượng thức ăn
rơi vãi, mức độ thu gom phân, phương thức thu gom chất thải trong chuồng
hay lượng nước sử dụng vệ sinh chuồng trại hoặc tắm rửa gia súc.
Bảng 2.5: Tính chất nƣớc thải chăn nuôi heo
Đơn vị

Giá trị

Độ màu

Pt – Co


350 – 870

Độ đục

mg/l

420 - 550

BOD5

mg/l

3500 – 8900

COD

mg/l

5000 - 12000

SS

mg/l

680 – 1200

Ptổng

mg/l


36 – 72

Ntổng

mg/l

220 – 460

Dầu mỡ

mg/l

5 - 58

-

6,1 – 7,9

Chỉ tiêu

pH

(Nguồn: Trương Thanh Cảnh & cộng tác viên, 1997, 1998)
Nước thải chăn nuôi không chứa các chất độc hại như nước thải công
nghiệp (acid, kiềm, kim loại nặng, chất oxy hóa, hóa chất cơng nghiệp...)
nhưng nó chứa nhiều loại ấu trùng, vi trùng, trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.
Trong nước thải, chất hữu cơ chiếm 70 – 80% gồm cellulose, protit,
axít amin, chất béo, hydrat cacbon. Các chất vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát,
đất, muối, urê, amonium [7].

2.2.1.4. Khí thải
Chăn ni là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất. Theo
Hobbs và cộng sự (1995), có tới trên 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi,


12

điển hình là các như NH3, H2S, CH4, CO2, NO, NO2, N2O, indol, schatol
mecaptan, ... và hàng loạt các khí gây mùi khác là sản phẩm của quá trình
phân hủy hiếu khí và kị khí các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi (chủ yếu
là phân và nước tiểu). Hầu hết các khí thải chăn ni có thể gây độc cho gia
súc, con người và môi trường.
Nồng độ các khí này khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện mơi trường
(nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, ...) và cách thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý
chất thải. Tùy vào nồng độ các khí mà tác động của chúng lên gia súc, gia
cầm và con người khác nhau.
2.2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi
Với những tính chất đã mơ tả như trên phân, nước tiểu và nước thải
chăn nuôi lợn với hàm lượng các chất ô nhiễm cao như các chất hữu cơ dễ
phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng giàu nitơ, photpho, các chất khống...kèm
theo cịn có các lượng sinh vật mang theo mầm bệnh, lượng chất thải này nếu
không được xử lý trước khi thải vào môi trường sẽ gây hậu quả rất nghiêm
trọng, nhất là trong trường hợp chăn nuôi ở quy mơ lớn.
2.2.2.1. Ơ nhiễm mơi trường nước
 Chất hữa cơ:
Trong thức ăn, một số chất chưa được đồng hóa và hấp thụ bài tiết ra
ngoài theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất. Ngoài ra các chất
hữu cơ từ nguồn khác như thức ăn thừa, ổ lót, xác chết gia súc khơng được xử
lý. Sự phân hủy này trải qua nhiều giai đoạn, tạo ra các hợp chất như
axitamin, axit béo, các khí gây mùi hơi khó chịu và độc hại.

Ngồi ra sự thay đổi các chất béo trong nước còn làm thay đổi pH của
nước, gây điều kiện bất lợi cho hoạt động phân hủy các chất ô nhiễm.
 Nito, photpho:
Khả năng hấp thụ nitơ, photpho của gia súc tương đối thấp nên phần


13

lớn sẽ bài tiết ra ngồi. Do đó, hàm lượng nitơ, photpho trong chất thải chăn
nuôi tương đối cao. Hàm lượng N-tổng = 200 - 350 mg/l trong đó N-NH4
chiếm khoảng 80-90%, P-tổng = 60 - 100 mg/l, nếu không xử lý sẽ gây ra
hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến hộ sinh thái nước.
 Vi sinh vật:
Trong phân, nước thải có chứa nhiều loại vi trùng, virus, trứng giun sán
gây bệnh. Chúng lan truyền qua nguồn nước mặt, nước ngầm, đất hay rau quả
nếu sử dụng nước ô nhiễm vi sinh vật để tưới tiêu. Vi sinh vật từ chăn ni
cũng có thể thấm vào đất ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
2.2.2.2. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Mơi trường khơng khí ở khu vực chuồng trại và xung quanh cơ sở chăn
ni ln có mùi rất đặc trưng và đây sẽ là một tác nhân ô nhiễm rất khó chịu
nếu khơng có biện pháp quản lý đúng cách. Các khí gây mùi chủ yếu từ q
trình phân hủy yếm khí chất thải chăn ni như: NH3, H2S...trong thành phần
khí thải ra từ chăn ni cịn chứa một lượng đáng kể CO2 và CH4. Tất cả các
khí này tồn tại trong mơi trường khơng khí của khu vực chăn nuôi tạo nên một
mùi đặc trưng hôi thối rất khó chịu, ở nồng độ cao chúng cỏ thể gây ngạt, kích
thích niêm mạc mắt và mũi, gây chống váng nhức đầu, gây nổ...
2.2.2.3. Ơ nhiễm mơi trường đất
- Trong chất thải chăn ni có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như
Nitơ, Photpho. Nếu thải vào đất không hợp lý hoặc sử dụng phân tươi để bón
cho cây trồng, cây sử dụng khơng hết sẽ có tác dụng ngược lại.

- Phú dưỡng hóa đất: lượng chất hữu cơ dư thừa sẽ làm cho đất bão hòa
và quá bão hòa dinh dưỡng, gây mất cân bằng sinh thái và thoái hóa đất. Đây
là một trong những nguyên nhân gây chết cây dẫn đến giảm năng suất và sản
lượng cây trồng. Ngoài ra, khi trong đất dư thừa chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến
hiện tượng rửa trôi và thấm làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm.


14

- Vi sinh vật và mầm bệnh: phân và nước tiểu của gia súc có chứa rất
nhiều loại vi trùng, trứng giun sán...gây bệnh cho người và vật nuôi. Các tác
nhân gây bệnh này có thể tồn tại rất lâu trong đất nên chúng có nguy cơ phát
tán vào khơng khí, nước ngầm, nước mặt theo chuỗi thức ăn để gây bệnh.
2.3.Thực trạng chăn ni lợn trong và ngồi nƣớc
2.3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn trên thế giới
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Đến nay, nuôi lợn đã trở thành một
nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước, chăn ni lợn có cơng
nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà
Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Xing-ga-po, Đài Loan..
Nói chung ở các nước tiên tiến có chăn ni lợn phát triển lợn theo hình thức
cơng nghiệp và đạt trình độ chun mơn hóa cao [16].
Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục.
Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 30 % ở các châu
lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được ni nhiều ở các nước có chăn ni lợn
tiên tiến. Tính đến nay chăn ni lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%,
châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2 %, châu Mỹ, 8,6 % [16].
Bảng 2.6: Phân bố số lƣợng đàn lợn trên các châu lục
Đơn vị tính

Gia súc (lợn)


Thế giới

Con

985.673.301

Châu Á

Con

590.547.756

Châu Âu

Con

185.545.718

Châu Phi

Con

34.332.061

Châu Mỹ

Con

169.902.095


Châu Úc

Con

5.345.671

Tổng

Con

1.971.255.602

(Nguồn: Theo thống kê FAO năm 2014) [11]


15

Ngành chăn nuôi lợn phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các
nước có số lượng đầu lợn nhiều nhất thế giới được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.7: Các nƣớc có số lƣợng lợn nhiều nhất trên thế giới
Tên nƣớc

STT

Đơn vị

Số lƣợng

1


China

Con

474.112.600

2

United States of America

Con

67.776.300

3

Brazil

Con

37.930.307

4

Germany

Con

28.338.990


5

Viet Nam

Con

26.761.600

6

Spain

Con

26.567.600

7

Russian Federation

Con

19.081.411

8

Mexico

Con


16.098.680

(Nguồn: Theo thống kê FAO năm 2014) [11]
2.3.2. Thực trạng chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển, có nền nơng nghiệp nghèo với
hai ngành chính là trồng trọt và chăn ni. Trong đó, ngành chăn nuôi mang
lại hiệu quả cao cho nền kinh tế quốc gia, là một trong những nước nuôi nhiều
lợn nhất trên thế giới. Theo thống kê của FAO, năm 2014 Việt nam có 26,761
triệu con lợn, đứng thứ 5 trên thế giới sau các nước là Trung Quốc, Hoa Kỳ,
Brazil, Đức, đứng đầu các nước Đông Nam Á và thứ 2 Châu Á [11].
 Tình hình chăn ni lợn năm 2016
- Tổng số đầu lợn: Theo số liệu thống kê của cục chăn ni tính đến
1/10/2016, cả nước có 29,1 triệu con (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước).
Các vùng có số đầu lợn nhiều là ĐBSH 7,4 triệu con chiếm 24,8% tổng đàn
lợn trong cả nước, ĐBSCL 3,24 triệu con chiếm 11,14%, Bắc Trung Bộ và
DHMT 5,42 triệu con chiếm 18,6%...[3].


16

Bảng 2.8: Số đầu lợn qua các năm (đơn vị triệu con)
Năm
Số đầu
lợn

2009

2010


2011

2012

2013

2014

2015

2016

27,6

27,4

27,1

26,5

26,3

26,8

27,8

29,1

(Nguồn: Tổng cục thống kê) [12]
Các tỉnh có số lượng đầu lợn lớn trên 1 triệu con tại thời điểm

01/10/2016 là Hà Nội, Đồng Nai, Thái Bình, Bắc Giang.
- Số đầu lợn nái: Tổng đàn lợn nái thời điểm 1/10/2016 là 4,23 triệu
con (chiểm 14,5% tổng đàn). Các vùng có số đầu lợn lái nhiều là ĐBSH,
Đơng Bắc, Bắc Trung Bộ và ĐBSCL.
- Sản lượng thịt hơi: Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng sản xuất đến
1/10/2016 khoảng 3,66 triệu tấn. Trong đó, các vùng sản xuất thịt lợn có tỷ
trọng lớn nhất lần lượt là: ĐBSH khoảng 20%; ĐBSCL khoảng 15%; Miền
núi và Trung du 15% [3].
Bảng 2.9: Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng (đơn vị triệu tấn)
Năm
Lƣợng
thịt

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2,9


3,03

2,87

3,16

3,22

3,33

3,49

3,66

(Nguồn: Tổng cục thống kê) [12]
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc thải và phƣơng pháp xử lý
nƣớc thải chăn nuôi lợn
2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải
+ Độ pH: là thước đo tính axit hoặc tính bazơ của dung dịch nước.
Nhìn chung sự sống tồn tại và phát triển tốt nhất trong điều kiện mơi
trường nước trung tính pH = 7. Tuy nhiên, sự sống vẫn chấp nhận một
khoảng nhất định trên dưới giá trị trung bình (6 < pH < 8,5), đơi khi cịn


×