Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
-----o0o-----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2007 – 2011
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn
Võ Hoàng Yến
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Phượng
MSSV: 5075138
Lớp: Luật Thương Mại – K33
Cần Thơ, 04/2011
GVHD: Võ Hoàng Yến
i
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
Nhận Xét Của Giảng Viên Hướng Dẫn
......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
GVHD: Võ Hoàng Yến
ii
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
Nhận Xét Của Giảng Viên Phản Biện
......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
GVHD: Võ Hoàng Yến
iii
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ
VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH ........................3
1.1. Khái quát chung về thương mại điện tử.........................................................3
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử .................................................................3
1.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử............................................................5
1.1.3. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử .....................................8
1.2. Khái quát chung về hợp đồng thương mại điện tử .......................................11
1.2.1. Khái niệm hợp đồng thương mại điện tử................................................11
1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử...........................................13
1.2.3. Vai trò của hợp đồng thương mại điện tử...............................................15
1.3. Khái quát về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh…………...…….…….17
1.3.1. Khái niệm chung về giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh..17
1.3.1.1. Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh ……………...…………...17
1.3.1.2. Các yêu cầu của quá trình giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.18
1.3.2. Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh ...........................19
1.3.2.1. Thương lượng ……………………………………………………. 19
1.3.2.2. Hòa giải ………….……………………………………….……… 19
1.3.2.3. Tố tụng trọng tài …………………………………….…………… 20
1.3.2.4. Tố tụng tòa án ……………………………………….…………… 22
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT
NAM .....................................................................................................................24
2.1. Một số tranh chấp thường phát sinh từ hợp đồng thương mại điện tử ..........24
2.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại
Việt Nam ...........................................................................................................30
2.2.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng ..............................................32
2.2.2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải ......................................................33
2.2.3. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại .................................37
2.2.4. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.........................................................41
GVHD: Võ Hoàng Yến
iv
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HỢP
ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN
THIỆN..................................................................................................................45
3.1. Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại
điện tử tại Việt Nam ...........................................................................................45
3.1.1. Thực trạng tranh chấp về hợp đồng thương mại điện tử .........................46
3.1.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử ....50
3.2. Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử...........................................52
3.3. Những khó khăn, bất cập trong việc ứng dụng và giải quyết tranh chấp về
hợp đồng thương mại điện tử trong thực tiễn ......................................................63
3.4. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng hợp đồng
thương mại điện tử trong thực tiễn và các biện pháp giải quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam .............................................67
3.4.1. Phương hướng hoàn thiện việc ứng dụng hợp đồng thương mại điện tử tại
Việt Nam ........................................................................................................67
3.4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng hợp đồng thương mại
điện tử trong thực tiễn và các biện pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp
đồng hợp đồng thương mại điện tử..................................................................68
KẾT LUẬN ..........................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
GVHD: Võ Hoàng Yến
v
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã
xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói
riêng. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành những mô
hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và dễ dàng ký kết
hợp đồng với mọi đối tác trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng, thương mại
điện tử giúp người mua có thể ngồi tại nhà mà vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch
vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới chỉ bằng một vài động tác kích chuột
và sử dụng bàn phím.
Thật vậy, những ứng dụng của thương mại điện tử nói chung và hợp đồng
thương mại điện tử nói riêng đã, đang và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội
đồng thời mở ra một xu hướng phát triển mới cho nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên,
tại Việt Nam, những ưu điểm vượt trội của mô hình kinh doanh mới mẻ này vẫn
chưa phát huy đúng mức tiềm năng của nó. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tiễn. Hợp đồng thương mại điện tử, với tư cách là một dạng
hợp đồng được hình thành trong môi trường ảo, được thiết lập dưới dạng thông điệp
dữ liệu, cho phép các bên dù ở rất xa nhau cũng có thể giao kết hợp đồng. Thế
nhưng, chính lợi điểm này cũng là yếu tố khiến cho các giao dịch thương mại điện
tử mang tính rủi ro rất cao mà trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, những tranh
chấp xảy ra trong loại hợp đồng này lại vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Đây có
thể là một rào cản rất lớn cho sự phát triển của thương mại điện tử nói riêng và của
nền kinh tế nước ta nói chung trong thời đại mới.
Nhận thấy được tầm quan trọng hợp đồng thương mại điện tử trong đời sống
kinh tế hiện đại cũng như sự cần thiết của việc đảm bảo cho quyền và lợi ích của các
chủ thể trong giao dịch này đạt được hiệu quả cao nhất, người viết chọn đề tài
“Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại
Việt Nam” với mong muốn qua quá trình phân tích, tổng hợp các nguồn tại liệu liên
quan, người viết sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề đang rất được quan
tâm này.
Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu những quy định của pháp luật và thực
tiễn giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam để thấy
GVHD: Võ Hoàng Yến
1
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
được những khó khăn, bất cập tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp, phương hướng
khắc phục, cải thiện nhằm tiến tới đẩy mạnh ứng dụng về loại hợp đồng này trong
đời sống xã hội.
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề pháp lý về hợp đồng thương
mại điện tử, các vi phạm, các dạng tranh chấp thường xảy ra và về hoạt động giải
quyết các tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này tại Việt Nam. Ngoài ra, người
viết cũng tìm hiểu về những vấn đề có liên quan, đặc biệt là về việc bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử do bởi sự hạn chế của pháp
luật điều chỉnh trong lĩnh vực này cũng là một phần nguyên nhân dễ làm nảy sinh
mâu thuẫn giữa các bên trong hợp đồng thương mại điện tử khi người tiêu dùng
thường ở thế yếu hơn so với doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài người viết đã dùng phương pháp tổng hợp: thu thập tổng
hợp tài liệu, phân tích, diễn giải dựa trên các nguồn tài liệu, sách báo, thông tin trên
Internet có liên quan, người viết tiến hành tổng hợp, hệ thống theo bố cục đề tài và
tiến hành phân tích, đánh giá.
Kết cấu của đề tài
Kết cấu nội dung của đề tài gồm ba chương (không bao gồm phần mở đầu,
phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo):
Chương 1. Một số vấn đề chung về thương mại điện tử và việc giải
quyết tranh chấp trong kinh doanh.
Chương 2. Những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp
trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam.
Chương 3. Thực trạng giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương
mại điện tử tại Việt Nam và hướng hoàn thiện.
GVHD: Võ Hoàng Yến
2
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ
VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
1.1. Khái quát chung về thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động mạnh
mẽ và to lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Ngày nay, CNTT đã trở thành
một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Với khả năng số hoá
mọi loại thông tin (số, đồ thị, văn bản, hình ảnh, tiếng nói, âm thanh...), máy tính trở
thành phương tiện xử lý thông tin thống nhất và đa năng, thực hiện được nhiều chức
năng khác nhau trên mọi dạng thông tin thuộc mọi lĩnh vực: nghiên cứu, quản lý,
kinh doanh...
Cùng với sự phát triển của máy tính điện tử, truyền thông phát triển kéo theo
sự ra đời của mạng máy tính, từ các mạng cục bộ, mạng diện rộng cho tới mạng
toàn cầu Internet và xa lộ thông tin. Số hoá và mạng hoá đã làm xuất hiện sự hội tụ
giữa máy tính, truyền thông và các ngành cung cấp nội dung thông tin trên mạng tạo
ra cơ sở mới cho sự phát triển của các ngành kinh tế.
Đó là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới - nền kinh tế số (còn gọi là
nền kinh tế tri thức, nền kinh tế dựa trên tri thức). Trong nền kinh tế số, thông tin
được xử lý, lưu giữ trong các máy tính và được trao đổi, truyền đi với tốc độ ánh
sáng trên mạng, nhờ đó thông tin có thể được phổ biến và truy cập tức thời tại bất
kỳ địa điểm nào trên thế giới. Việc thông tin chuyển sang dạng số và nối mạng đã
làm thay đổi sự chuyển hoá của nền kinh tế, các dạng thể chế, các mối quan hệ và
bản chất của hoạt động kinh tế xã hội và có ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các lĩnh
vực hoạt động và đời sống con người, trong đó có các hoạt động thương mại. Người
ta đã có thể tiến hành các hoạt động thương mại nhờ các phương tiện điện tử, đó
chính là "thương mại điện tử".
Năm 1990, thuật ngữ “thương mại điện tử” chính thức được Hội đồng Liên
hợp quốc sử dụng trong "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử" do Ủy ban Liên hợp
quốc về Luật Thương mại quốc tế soạn thảo (UNCITRAL).
Đây là một lĩnh vực tương đối mới, ngay đến tên gọi cũng có khá nhiều: có
thể gọi là “thương mại trực tuyến” (Online trade), “thương mại điều khiển học”
(Cybertrade), “kinh doanh điện tử” (Electronic business), “thương mại không có
giấy tờ” (Paperless commerce, hoặc Paper trade). Hiện nay, tên gọi “thương mại
điện tử” (Electronic commerce) được sử dụng rộng rãi nên trở thành quy ước chung,
GVHD: Võ Hoàng Yến
3
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
được đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, tuy nhiên các tên gọi khác vẫn có thể dùng
và được hiểu với cùng một nội dung.
Thương mại điện tử (TMĐT), một cách đơn giản và phổ biến nhất, được hiểu
là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại. Nói chính xác hơn,
TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, mà
nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của toàn bộ quá
trình giao dịch. Ở đây, “thông tin” không được hiểu theo nghĩa hẹp là “tin tức”, mà
là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp tin
văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bảng tính, các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử,
các đồ họa, quảng cáo, vấn tin, đặt hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, hình ảnh
động, âm thanh…
Trên thực tế, có nhiều định nghĩa TMĐT được nhìn nhận dưới nhiều góc độ
khác nhau, nhưng khái quát lại, thuật ngữ TMĐT có thể được hiểu như sau:
Theo nghĩa rộng:
Thuật ngữ TMĐT, trong luật mẫu về TMĐT của Ủy ban liên hiệp quốc về
Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát
các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có
hợp đồng như: các giao dịch liên quan đến việc cung cấp trao đổi hàng hóa hoặc
dịch vụ, thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng,
cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư, cấp vốn liên doanh… ;
các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, chuyên chở hàng hóa
hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Như
vậy, phạm vi của TMĐT theo nghĩa này đã bao hàm hầu hết các lĩnh vực hoạt động
kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp
dụng của TMĐT mà thôi.1
Còn theo Ủy ban châu Âu (EC) thì TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt
động kinh doanh qua các phương tiện điện tử dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu
điện tử dưới dạng văn bản (text), âm thanh và hình ảnh. TMĐT gồm nhiều hành vi,
trong đó có các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử,
mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế,
mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán
hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả lĩnh vực kinh doanh hàng hóa hữu hình và
kinh doanh dịch vụ; các hoạt động kinh doanh mới và các hoạt động kinh doanh
công ích.
1
/>
%BB%AD
GVHD: Võ Hoàng Yến
4
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
Tóm lại, theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tài
chính và thương mại bằng các phương pháp điện tử. Nếu hiểu theo phương diện
này, TMĐT không phải là một vấn đề mới mẻ vì những giao dịch điện tử được thực
hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay
( Fax, Telex…) và đã trở nên rất quen thuộc.
Theo nghĩa hẹp:
TMĐT theo nghĩa hẹp, bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện
thông qua mạng Internet.2
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO – World Trade Organization),
TMĐT được hiểu bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản
phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một
cách hữu hình.
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành
thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Và theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc (OECD –
Organization for Economic Co-operation and Development) thì TMĐT được định
nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng
truyền thông như Internet.
Như vậy, theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại
được thực hiện thông qua mạng Internet và công nghệ thông tin mà không tính đến
các phương tiện điện tử khác như điện thoại, Fax, Telex… Theo nghĩa này thì
TMĐT chỉ mới tồn tại trong những năm gần đây nhưng đã đạt được những kết quả
rất đáng quan tâm. Hiểu theo nghĩa này, có thể nói rằng TMĐT đang trở thành một
cuộc cách mạng thay đổi cách thức mua sắm của con người.
Có thể đưa ra một định nghĩa chung như sau: Thương mại điện tử là hình
thức thực hiện, quản lý và điều hành kinh doanh thương mại của các thành viên
trên thị trường đang được phát triển mạnh trên thế giới thông qua và với sự trợ
giúp của các phương tiện điện tử, vi tính, công nghệ thông tin và mạng truyền
thông.
1.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử
So với thương mại truyền thống thì TMĐT có những đặc trưng khác biệt sau
đây:
2
/>
%BB%AD
GVHD: Võ Hoàng Yến
5
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không cần phải
tiếp xúc với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước
Trong thương mại truyền thống, các đối tác kinh doanh tham gia giao dịch
thường trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với nhau để tìm hiểu về thông tin, khảo hàng và
thương lượng. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như
chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Sự xuất hiện của các phương tiện
viễn thông như: fax, telex, .. tuy đã làm giảm thiểu được những cuộc tiếp xúc đôi
khi không cần thiết và gây lãng phí nhưng cũng chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu
kinh doanh, chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa các đối tác trong giao dịch.
Từ khi xuất hiện mạng máy tính mở toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông
tin đã được mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lượng người
tham gia ngày càng tăng. TMĐT ra đời, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp
mọi nơi, từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, có thể là cá nhân
hoặc doanh nghiệp, có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn
cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau. Họ gặp gỡ nhau qua
những chợ ảo trên mạng để thực hiện khảo hàng và mua bán.
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của
khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị
trường thống nhất, không có biên giới, trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh
toàn cầu.
Có thể nói rằng khái niệm biên giới là một cản trở lớn đối với thương mại
truyền thống. Đề cập tới khái niệm biên giới trong thương mại truyền thống, người
ta thường hay nghĩ tới sự gia tăng của chi phí giao dịch, những rào cản thuế quan và
phi thuế quan – những điều có thể cản trở một doanh nghiệp tiến hành hoạt động
kinh doanh của mình trên những thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, rào cản về chi
phí lại có thể được xóa bớt bởi sự phát triển của TMĐT. Thật vậy, TMĐT phát triển
càng nhanh thì máy tính cá nhân càng trở thành một công cụ hữu dụng cho doanh
nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Không chỉ có các công ty hàng đầu
thế giới mới có thể tiếp cận được những thị trường mới, mà ngay cả một công ty
vừa mới khởi sự cũng có một mạng lưới tiêu thụ và phân phối không biên giới.
Mạng lưới thông tin đối với thương mại truyền thống chỉ là phương tiện để
trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì nó chính là thị trường
Với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để các
bên tham gia giao dịch có thể trao đổi dữ liệu tiến tới việc thực hiện giao dịch, còn
nơi gặp gỡ, tiếp xúc của họ để tiến hành giao dịch kinh doanh là hoàn toàn độc lập.
Còn trong TMĐT, mạng lưới thông tin cũng chính là thị trường – nơi gặp gỡ của
GVHD: Võ Hoàng Yến
6
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
người bán và người mua. Trên Internet đã xuất hiện những khu chợ ảo khổng lồ, tại
đó người bán và người mua có thể gặp gỡ nhau, trao đổi dữ liệu, thương lượng và
tiến hành các giao dịch. Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được
hình thành, ví dụ như các siêu thị ảo được lập ra để cung cấp hàng hóa và dịch vụ
trên mạng máy tính. Các trang web khá nổi tiếng như Yahoo, America Online hay
Google… đóng vai trò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng, trở thành các “khu
chợ” sầm uất trên Internet. Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua
nhau đưa thông tin lên web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên web
bằng cách mở cửa hàng ảo.
Như vậy, TMĐT chỉ biến đổi cách thức khởi thảo, trao đổi, bảo quản và xử
lý thông tin mà hoàn toàn không thay đổi những chức năng 3cơ bản của thông tin.
Trong hoạt động TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong
đó một bên không thể thiếu được là nhà cung cấp dịch vụ
Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia vào giao dịch giống như trong giao
dịch thương mại truyền thống (người mua và người bán) đã xuất hiện thêm một bên
thứ ba - những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT : nhà cung cấp dịch
vụ mạng, các cơ quan chứng thực...Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ mạng có nhiệm
vụ chuyển, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời,
họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT.
Trong TMĐT, độ lớn về quy mô và vị trí của các doanh nghiệp trở lên
không quan trọng
Nếu như trong thương mại truyền thống, quy mô và vị trí có ảnh hưởng quan
trọng với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì trong
TMĐT điều này không còn đúng nữa. Thật vậy, trong TMĐT, doanh nghiệp dù lớn
hay nhỏ đều có thể dễ dàng truy nhập đến các khách hàng tiềm năng, kể cả khách
hàng ở các vùng địa lý mà trước đây họ không thể vươn tới được. Thành công này
đã được chứng tỏ bởi các doanh nghiệp mới thành lập như Amazon.com, E-trade,
Ebay…đã xác định lại các thị trường tương ứng của mình và hiện nay chiếm thị
phần lớn trên Internet. Ngày nay, họ đã có thể cạnh tranh với các công ty tồn tại lâu
đời, có cơ sở hạ tầng vững mạnh và quyền lực mua bán lớn bằng cách sử dụng sự
hiểu biết và linh hoạt để tận dụng ưu thế của môi trường mới.
Tốc độ giao dịch nhanh chóng
Trước đây để thực hiện một giao dịch thương mại truyền thống chúng ta phải
mất một khoảng thời gian dài, đôi khi là cả năm. Chủ tịch hãng máy tính khổng lồ
MICROSOFT Bill Gates có nói “Tốc độ quyết định một doanh nghiệp thành công
3
TS.Nguyễn Hoài Anh – ThS Ao Thu Hoài: Thương mại điện tử, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Tr. 17
GVHD: Võ Hoàng Yến
7
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
hay thất bại”4, với những ứng dụng trong TMĐT, ta chỉ cần bấm một phím thì một
giao dịch hoặc một hợp đồng đã được ký kết. Chính vì thế TMĐT còn được gọi là
Thương mại không giấy tờ.
1.1.3. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử
Thư điện tử
Thư điện tử (Electronic mail, viết tắt là e-mail) là một hệ thống chuyển nhận
thư từ qua các mạng máy tính. Thông tin trong thư điện tử ở dạng phi cấu trúc,
nghĩa là không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào. Đối với nhiều người sử
dụng Internet, e-mail là khía cạnh quan trọng nhất và là phương tiện được người ta
sử dụng nhiều nhất, nó mang lại sự thuận tiện, nhanh chóng, ít tốt kém cùng với sự
tin cậy cho người sử dụng.Thật vậy, khi người sử dụng gửi một thông tin nào đó,
thường nó sẽ được gửi ngay lập tức từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy
nhận khác nhau trong cùng lúc mà hầu như không tốn chi phí hoặc nếu có thì rất
nhỏ. Thêm vào đó, e-mail rất ít khi gặp sự cố trong việc truyền tải thông tin, nếu có
sai sót sẽ được thông báo, trừ việc điền nhầm địa chỉ nhận. Cùng với sự phát triển
của Công nghệ thông tin thì những tính năng của e-mail ngày càng hoàn thiện hơn,
e-mail không chỉ đơn thuần là truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các
dạng thông tin khác như các file chương trình, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… và
được phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong đó có hoạt động kinh doanh.
Ngày nay, mỗi cá nhân có thể dùng e-mail từ nhiều nguồn: Hoặc dùng e-mail
miễn phí từ các nhà cung cấp miễn phí (điển hình như Yahoo hay Hotmail), hoặc
nếu có Website riêng thì họ có thể tạo cho mình những e-mail có địa chỉ tên miền
(domain) là tên miền của Website của mình. Bằng cách này, cá nhân hoặc doanh
nghiệp đã tận dụng được cơ hội tốt để quảng bá tên miền của Website của mình.
Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (Electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua
bản tin điện tử (Electronic message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt; như việc
trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ
mua hàng, thẻ tín dụng... thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày nay, với sự
phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới.
- Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là
FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với
nhau bằng điện tử.
- Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân
hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các
4
/>
GVHD: Võ Hoàng Yến
8
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như
giữa các quốc gia (Digital cash).
- Túi tiền điện tử (Electronic purse), hay “ví điện tử” là nơi để tiền mặt Internet, chủ
yếu là thẻ thông minh (Smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (Stored value card), tiền
được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ
thuật áp dụng cho “tiền mặt Internet”.
- Giao dịch ngân hàng số hóa (Digital banking), giao dịch chứng khoán số hóa
(Digital securities trading). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ
thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ:
+ Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng
+ Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị,…)
+ Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng
+ Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác.
Trao đổi dữ liệu
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc
trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (Stuctured form), (có cấu trúc nghĩa là
các thông tin trao đổi được với các đối tác thỏa thuận với nhau tuân thủ theo một
khuôn dạng nào đó) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các
công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau, theo cách này sẽ tự động hóa
hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người. Theo Ủy ban Liên hợp quốc về
Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), việc trao đổi dữ liệu điện tử được xác định
như sau: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính
điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một
tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”.
EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho
việc mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa
đơn…), người ta cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh,
trao đổi các kết quả xét nghiệm... Trao đổi dữ liệu điện tử có vai trò quan trọng đối
với giao dịch thương TMĐT quy mô lớn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Với
việc hình thành những hệ thống ứng dụng TMĐT kỹ thuật cao như mạng giá trị gia
tăng (Value Added Network), hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng (Supply Chain
Management), mạng của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian… có sự tham gia của
nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ áp dụng những tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu
thống nhất tạo thuận lợi cho các giao dịch TMĐT. Sử dụng EDI, doanh nghiệp sẽ
giảm được lỗi sai sót do con người gây nên, giảm thời gian xử lý thông tin trong các
giao dịch kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí trao đổi dữ liệu. Hiện nay, sự
GVHD: Võ Hoàng Yến
9
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
xuất hiện của các ngôn ngữ lập trình hiện đại như XML (Extensible Markup
Language) làm cho EDI trở nên dễ thiết kế và dễ sử dụng hơn, do đó EDI được ứng
dụng rất phổ biến trong nhiều ngành trên thế giới ( theo e-commere ).
TMĐT có đặc tính phi biên giới (Cross – border electronic commerce), về
bản chất phi biên giới là trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa các doanh nghiệp ở các
quốc gia khác nhau, công việc trao đổi EDI thường là các nội dung sau:
- Giao dịch kết nối
- Đặt hàng
- Giao dịch gửi hàng
- Thanh toán
Truyền dung liệu
Dung liệu (Content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải
trong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số có thể
được giao qua mạng. Ví dụ hàng hoá số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình
phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay,
vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm,…Trước đây, dung liệu được trao đổi
dưới dạng hiện vật bằng cách đưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, thành văn
bản, đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như
của hàng, quầy báo…) để người sử dụng mua và nhận trực tiếp. Ngày nay, dung
liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (Digital
Delivery). Các tờ báo, các tư liệu công ty, các ca-ta-lô sản phẩm lần lượt đưa lên
Web, người ta gọi là “xuất bản điện tử” (Electronic Publishing hoặc Web
Publishing), hiện nay có trên 2700 tờ báo đã được đưa lên Web gọi là “sách điện
tử”5; các chương trình phát thanh, truyền hình,giáo dục, ca nhạc, kể chuyện ...cũng
được số hóa, truyền qua Internet, người sử dụng tải xuống; và sử dụng thông qua
màn hình và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử.
Bán lẻ hàng hóa hữu hình
Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng từ hoa tới
quần áo, ôtô,… và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử”
(Electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng”. Ở một số nước, Internet bắt đầu
trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hóa hữu hình (Retail of tangible goods).
Tận dụng tính năng đa phương tiện (Multimedia) của môi trường Web và Java,
người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (Virtual shop), là vì cửa hàng có
thật nhưng chúng ta chỉ tham quan cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên
từng trang màn hình. Để có thể mua – bán hàng, khách hàng tìm trang Web của cửa
5
/>
GVHD: Võ Hoàng Yến
10
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
hàng, xem hàng hóa hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền bằng thanh
toán điện tử.
Ban đầu việc mua – bán còn ở dạng sơ khai: người mua gặp nhiều khó khăn
trong việc chọn và đặt hàng, có trường hợp muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở
các trang Web khác nhau (của cùng một cửa hàng) thì hàng hóa miêu tả nằm ở một
trang, đơn đặt hàng lại nằm ở trang khác nên gây ra nhiều phiền toái. Để khắc phục
điều đó đã làm xuất hiện loại phần mềm mới giúp cho việc mua – bán trở nên thuận
tiện hơn. Cùng với hàng hóa của cửa hàng trên màn hình đã có thêm phần “xe mua
hàng” (Shopping cart, Shopping trolly), giỏ mua hàng (Shopping basket, Shopping
bag) giống như giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi
vào cửa hàng, siêu thị. Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình
chuyển từ trang Web này đến trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được hàng vừa
ý, người mua ấn phím “Hãy bỏ vào giỏ” ( Put in into shopping bag); các xe hay giỏ
mua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cước vận chuyển) để thanh
toán với khách mua. Nay, các hãng bán hàng đã chuyển sang hệ thống phần mềm
mới hơn nữa (gọi là “thương điểm điện tử”: Store – front, hay: Store – building) có
tính năng cao hơn, cho phép người mua giao tiếp thoải mái hơn nữa với cửa hàng và
hàng hoá… Vì hàng hóa là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các
phương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu dùng.
Điều quan trọng nhất là khách hàng có thể mua hàng tại nhà (Home shopping) mà
không phải đích thân đi tới cửa hàng.
1.2. Khái quát chung về hợp đồng thương mại điện tử
1.2.1. Khái niệm hợp đồng thương mại điện tử
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của TMĐT, giao dịch điện tử ngày càng
chiếm ưu thế và được nhiều chủ thể quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp với
nhiều lợi ích mang lại như đã nói. Sự thông dụng của giao dịch điện tử tất yếu hình
thành nên hình thức hợp đồng mới “hợp đồng điện tử” (Elcetronic Contracts) tương
ứng. Tuy nhiên, luật pháp hiện hành ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt
Nam vẫn chưa đưa ra định nghĩa chính thức về “Hợp đồng thương mại điện tử”
nhưng ta có thể xem xét và nhận định qua các cơ sở sau:
Trước hết, hợp đồng được luật pháp thừa nhận là một công cụ pháp lý để ghi
nhận quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Theo quy định tại Điều 388 của Bộ
luật Dân sự năm 2005 “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Quy định này của Bộ luật Dân
sự cho thấy rõ rằng hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm tiến hành một
GVHD: Võ Hoàng Yến
11
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
công việc, một hoạt động hay một hành vi nhất định nhằm đem lại quyền và lợi ích
nhất định cho các bên.
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 (LTM 2005) thì: Hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại (gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo
thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ triển lãm thương
mại) và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Trong đó, hàng hóa trong hoạt
động thương mại gồm tất cả các loại động sản (kể cả động sản hình thành trong
tương lai) và những vật gắn liền với đất đai. 6
Bên cạnh đó, khái niệm về hợp đồng điện tử đã được quy định cụ thể tại
Điều 33 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, theo đó “Hợp đồng điện tử là hợp
đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu”. “Thông điệp dữ liệu” được giải
thích cụ thể tại Điều 4, Mục 12 là “thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và
được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”. Cũng theo đó, “phương tiện điện tử” được
quy định là “phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ
tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”.7
Như vậy, hợp đồng điện tử trước hết là một hợp đồng – một công cụ pháp lý
ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên ký kết. Là một hợp đồng, hợp đồng điện tử
cũng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm tiến hành một công việc nhất định. Hợp
đồng điện tử, do đó, có tất cả các đặc điểm của một hợp đồng nói chung và cũng có
những đặc điểm riêng, đặc thù của nó.
Do đó, tuy Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 không phân biệt hợp
đồng điện tử có tính thương mại với hợp đồng điện tử không có tính thương mại (
tức hợp đồng dù có tính chất thương mại hay phi thương mại, cũng đều có thể được
thực hiện bằng các phương tiện điện tử) nhưng qua những phân tích trên, ta có thể
nhận ra điểm khác biệt giữu hợp đồng điện tử mang tính thương mại với hợp đồng
điện tử mang tính phi thương mại là thể hiện ở mục đích giao kết của chúng. Từ đó
cho thấy: Hợp đồng TMĐT là hợp đồng điện tử được giao kết nhằm mục đích thu
lợi nhuận, còn hợp đồng điện tử không mang tính thương mại là hợp đồng điện tử
được giao kết nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu hàng ngày của cá nhân,
của tổ chức và mang tính phi lợi nhuận.
Tóm lại, hợp đồng TMĐT có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, được thiết lập dưới dạng
thông điệp dữ liệu, để thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi.
6
Khoản 2 điều 3 Luật Thương mại 2005
7
Khoản 1 điều 4 Luật Giao dịch Điện tử 2005
GVHD: Võ Hoàng Yến
12
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
Pháp luật nhiều nước cũng không phân biệt rõ hợp đồng điện tử với hợp
đồng TMĐT. Phải chăng vì lĩnh vực này còn quá mới mẻ, cả về phương diện công
nghệ kỹ thuật lẫn cơ sở pháp lý, cho nên người ta chưa chú ý đến tính thương mại
của hợp đồng điện tử. Người ta mới chỉ quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật công nghệ
của hợp đồng điện tử nói riêng và giao dịch điện tử nói chung. Tuy nhiên, để TMĐT
phát triển và đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế mỗi nước cũng như kinh
tế toàn cầu, hợp đồng TMĐT sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng với ý nghĩa là
một công cụ hữu hiệu để thực hiện phương thức kinh doanh mới mẻ này.
1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng TMĐT, trước hết, mang những đặc tính cần có của một hợp đồng
truyền thống mang tính thương mại như: Tham gia vào hợp đồng có ít nhất hai bên
(có thể là hai doanh nghiệp ký hợp đồng với nhau hoặc có thể là doanh nghiệp ký
hợp đồng với người tiêu dùng…); Mục đích xác lập hợp đồng nhằm sinh lợi; Khi ký
kết hợp đồng, các bên không được vi phạm các điều cấm của pháp luật.
Tuy nhiên, khác với hợp đồng truyền thống, hợp đồng TMĐT có những điểm
riêng đặc thù của hợp đồng điện tử. Điều này thể hiện ở điều 33 của Luật Giao dịch
điện tử năm 2005: hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu,
được tạo ra, gửi đi và lưu trữ bằng các phương tiện điện tử nhờ sự ứng dụng kỹ
thuật dựa trên công nghệ tin học, công nghệ điện hoặc công nghệ kỹ thuật số. Điểm
khác biệt cơ bản này nhấn mạnh đến khía cạnh kỹ thuật công nghệ của hợp đồng
điện tử và cũng chính là đặc điểm riêng của hợp đồng điện tử:
- Tính phi biên giới: Hợp đồng điện tử được ký kết thông qua các phương
tiện điện tử và mạng viễn thông, điển hình là mạng Internet. Chính các công nghệ
này mở rộng phạm vi ký kết hợp đồng điện tử ra khắp thế giới. Đặc biệt là việc sử
dụng mạng Internet trong quá trình ký kết hợp đồng đã giúp các bên có thể ký kết
hợp đồng điện tử với mọi đối tác từ mọi nơi mà không bị rào cản về biên giới quốc
gia hạn chế. Do đó, việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng điện tử sẽ trở nên
phức tạp, đặc biệt là khi có các yếu tố nước ngoài.
- Tính vô hình, phi vật chất: Như đã nêu ở trên, hợp đồng điện tử được ký kết
và được tạo lập bởi các thông điệp dữ liệu. Các nội dung của hợp đồng điện tử được
hiển thị bằng các thiết bị điện và điện tử như: máy tính, điện thoại di động,… nên hệ
thống mạng, hệ thống điện phải ổn định và phải có một đội ngũ cán bộ không chỉ
am hiểu về thương mại, về pháp lý mà còn phải giỏi về công nghệ thông tin. Do đó,
hình thức của hợp đồng điện tử hoàn toàn khác với hình thức phổ biến của hợp đồng
truyền thống trên giấy: hợp đồng điện tử tồn tại, được chứng minh, được lưu trữ bởi
các dữ liệu điện tử. Chính đặc điểm này của hợp đồng điện tử tạo cảm giác hợp
GVHD: Võ Hoàng Yến
13
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
đồng điện tử là “ảo”, “phi giấy tờ”, không dễ dàng “cầm nắm” và “sử dụng” một
cách dễ dàng, làm cho việc xác định một số yếu tố của hợp đồng điện tử trở nên
khác xa so với các hợp đồng bằng giấy trắng mực đen truyền thống.
- Tính hiện đại, chính xác: Hợp đồng điện tử được giao kết thông qua các
phương tiện điện tử nhờ sự tiến bộ của các công nghệ hiện đại như: công nghệ điện
tử, công nghệ số, từ tính, quang học, mạng viễn thông không dây, mạng Internet…
Việc sử dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông giúp việc giao kết hợp
đồng trở nên thuận tiện, chính xác và nhanh hơn so với việc ký kết hợp đồng truyền
thống. Đặc biệt, có những hợp đồng điện tử được ký kết hoàn toàn tự động giữa một
bên là khách hàng và một bên là doanh nghiệp được đại diện bởi website bán hàng
tự động như trong các mô hình TMĐT bán lẻ B2C.8
- Tính rủi ro: Bên cạnh sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí do sử dụng phương
tiện điện tử và mạng viễn thông để ký kết hợp đồng điện tử, việc ký kết và thực hiện
hợp đồng điện tử cũng gặp phải một số khó khăn do chính những yếu tố này tạo ra.
Thật vậy, trong mọi môi trường “ảo”, đôi khi rất khó khăn để xác định năng lực của
đối tác giao kết hợp đồng, xác định xem đơn đặt hàng trên Internet là đơn đặt hàng
thật hay đơn đặt hàng giả. Tính vô hình khiến cho việc lưu trữu hợp đồng nhằm đảm
bảo bằng chứng về hợp đồng trong trường hợp xảy ra tranh chấp cũng là điều không
đơn giản. Sự trục trặc về mặt kỹ thuật có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, sự sử dụng kỹ
thuật công nghệ chưa thành thạo có thể dẫn đến sai sót; sự tấn công của hacker có
thể tạo ra sự mất an toàn trong công tác bảo mật thông tin của các thương vụ…Làm
thế nào để có một chữ ký điện tử đáng tin cậy, làm thế nào để bảo mật hợp đồng
điện tử và chữ ký điện tử, làm thế nào để chống lại rủi ro, cũng là những câu hỏi
làm đau đầu các nhà kinh doanh mà còn cả các nhà làm luật khi giao dịch điện tử
phát triển ở tầm quốc tế.
- Luật điều chỉnh: Những điểm khác biệt của hợp đồng điện tử so với hợp
đồng truyền thống khiến cho việc áp dụng luật điều chỉnh về giao kết và thực hiện
hợp đồng truyền thống để làm cơ sở pháp lý giải quyết những vấn đề phát sinh từ
việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử là không phù hợp. Pháp luật hợp đồng
truyền thống chưa đề cập đến những vấn đề như thông điệp dữ liệu, trao đổi dữ liệu
điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử và cùng với chúng là những hành
vi gian lận, lừa đảo, giả mạo chữ ký… và vì vậy, chưa thể giải quyết những vấn đề
8
B2C (Business to Customer) là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương
tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng.
Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng.
GVHD: Võ Hoàng Yến
14
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
rất đặc thù phát sinh từ trong lĩnh vực này. Do đó, hợp đồng điện tử một mặt chịu sự
điều chỉnh của các văn bản pháp luật về hợp đồng, mặt khác, việc ký kết và thực
hiện hợp đồng điện tử còn cần phải tuân theo một quy trình và thủ tục đặc biệt, chịu
sự điều chỉnh của một số văn bản pháp luật riêng.
1.2.3. Vai trò của hợp đồng thương mại điện tử
Thực tiễn cho thấy hợp đồng TMĐT đem đến rất nhiều lợi ích cho người sử
dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp, thật sự đóng một vai trò không nhỏ trong tiến
trình hội nhập vào nền kinh tế hiện đại của thế giới:
-Hợp đồng TMĐT giúp các bên giao kết tiết kiệm thời gian đàm phán, giao
kết hợp đồng.
Quá trình giao kết hợp đồng bao gồm nhiều bước, từ tìm hiểu đối tác, giới
thiệu sản phẩm dịch vụ, gửi đơn chào hàng, gửi chấp nhận chào hàng, đàm phán các
điều khoản hợp đồng, ký kết, sửa đổi, lưu trữ… Nếu tất cả những công việc ấy đều
diễn ra bằng “giấy trắng mực đen” thì thời gian để các bên soạn thảo, in ấn giấy tờ,
thời gian gửi và chờ nhận thư liên lạc giữa hai bên là không ngắn.
Các cuộc điều tra cho thấy 80% thời gian để ký kết hợp đồng sẽ được tiết
kiệm nếu như sử dụng hợp đồng TMĐT. Việc sử dụng Internet sẽ giúp các bên giao
kết, đặc biệt là người tiêu dùng và các doanh nghiệp, giảm đáng kể thời gian giao
dịch. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax,
bằng khoảng 0.5 phần nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện.9
- Bằng việc giao kết hợp đồng TMĐT, các doanh nghiệp giảm được chi phí
giao dịch, bán hàng.
Chỉ bằng một vài thao tác trên máy tính, một nhà kinh doanh, ngồi tại văn phòng
của mình, thậm chí là tại nhà riêng cũng có thể giao dịch cùng lúc với nhiều khách
hàng, giao kết được nhiều hợp đồng với những đối tác ở nhiều nơi khác nhau, vừa
tiết kiệm được thời gian vừa tiết kiệm được chi phí. Điều này không thể có được đối
với hình thức giao kết hợp đồng truyền thống.
- Sử dụng hợp đồng TMĐT sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ số hóa đối với việc
mua bán một số sản phẩm và dịch vụ.
+ Đối với giao dịch buôn bán hàng hóa vật chất và dịch vụ thông thường.
Trong nhóm này. Internet hay các mạng mở khác được sử dụng như một phương
tiện cho các giao dịch chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng, thậm chí
cả thanh toán, nhưng việc giao hàng hóa và dịch vụ tới khách hàng vẫn phải được
thực hiện một cách vật chất thông qua những phương tiện truyền thống. Giao dịch
TMĐT thuộc nhóm này có sự kết hợp giữa quy trình giao dịch truyền thống với quy
9
/>
GVHD: Võ Hoàng Yến
15
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
trình giao dịch điện tử. Cách thức này tạo ra những ưu việt và thuận lợi cho một quy
trình giao dịch TMĐT nói chung và giao kết hợp đồng điện tử nói riêng ở vào giai
đoạn chuyển đổi, từ giao dịch thương mại truyền thống sang giao dịch TMĐT. Giao
dịch TMĐT thuộc nhóm này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi họ chưa
đủ điều kiện để thực hiện toàn bộ quy trình giao kết TMĐT. Nó cũng thích ứng với
các nước nghèo, các nước đang phát triển trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế
quốc tế.
+ Đối với giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ “số hóa”
Trong nhóm này, việc giao dịch, việc thực hiện giao kết hợp đồng, thanh toán và
cung ứng hàng hóa, dịch vụ đều được thực hiện thông qua việc truyền các thông
điệp dữ liệu đã được số hóa. Giao dịch TMĐT thuộc nhóm thứ hai này sẽ được thực
hiện theo quy trình TMĐT một cách toàn diện. Công nghệ thông tin, bản thân nó
đang xâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội và cho ra đời một sản phẩm đặc thù
là những sản phẩm số. Đây là các sản phẩm phi vật thể như: Chương trình phần
mềm, các website, phim truyện, sách điện tử… Các sản phẩm này có đặc điểm là có
thể giao hàng qua mạng. Thực chất của việc mua bán, trao đổi các sản phẩm này là
việc trao đổi dung liệu hàng hóa. Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện
vật. Ngày nay, một phần dung liệu được số hóa và truyền gửi qua mạng, gọi là
“giao gửi số hóa”, người sử dụng tải xuống sử dụng thông qua màn hình và các thiết
bị tin học. Các sản phẩm số hóa này sẽ thực sự tạo ra các sản phẩm mới, các kênh
tiêu thụ lớn có giá trị cao. Đối với việc giao dịch mua bán các sản phẩm đặc thù
này, hợp đồng TMĐT sẽ là phương thức phù hợp, tiện lợi và nhanh chóng nhất.
- Việc sử dụng hợp đồng TMĐT sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển với tốc độ nhanh chóng và sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trên thế giới diễn ra ngày càng khốc liệt, việc tìm kiếm
được nhiều đối tác, khách hàng, tìm kiếm được thị trường mới, tổ chức được kênh
cung ứng linh hoạt, gọn nhẹ, nhanh chóng với chi phí giảm cũng như khả năng phản
ứng nhanh hơn với các cơ hội trong guồng quay của thế giới kinh doanh là những
lợi thế không thể thiếu đối với một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển theo kịp
với thị trường thế giới. TMĐT nói chung và hợp đồng TMĐT nói riêng chính là
chiếc chìa khóa dẫn các doanh nghiệp đến với những cơ hội, thử thách cũng như
đưa doanh nghiệp tới khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tiết kiệm
thời gian và chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng như đã phân tích ở trên là yếu tố
quan trọng làm giảm chi phí kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, từ đó góp
GVHD: Võ Hoàng Yến
16
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong môi trường
điện tử, thông tin được truyền dẫn từ người khởi tạo và người nhận hầu như là ngay
lập tức nhận được. Điều đó có nghĩa là, các doanh nghiệp nhờ vào các phương tiện
điện tử, có thể tiếp cận và nắm bắt được một cách kịp thời những cơ hội kinh doanh
mới, ký kết được những hợp đồng một cách nhanh chóng.
1.3. Khái quát về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
1.3.1. Khái niệm chung về giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh
doanh
1.3.1.1. Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau, các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên phong
phú và phức tạp. Nội dung của quan hệ kinh tế là quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể. Các chủ thể hưởng quyền và có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của
mình. Tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế, lợi nhuận vừa là động lực trực tiếp thúc đẩy
hoạt động kinh tế, vừa là lý do tồn tại của các chủ thể trong kinh doanh. Do đó, các
bên có thể vì mục tiêu lợi nhuận dẫn đến phát sinh mâu thuẫn đòi hỏi phải được giải
quyết thỏa đáng và đúng pháp luật.
Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song nhiều nhà khoa học đã thống nhất
rằng, tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay
xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ
kinh tế ở các cấp độ khác nhau.10 Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có ở các dạng
cơ bản sau:
- Tranh chấp trong kinh doanh ( hay còn gọi là tranh chấp thương mại):
được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể, đó là các tranh chấp
diễn ra trong các quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư:
loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về
khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương và đa phương.
- Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về
thương mại song phương và đa phương.
- Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong việc
thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa phương như: tranh chấp giữa Mỹ
và EU về nhập khẩu chuối tại WTO.
10
ThS. Dương Kim Thế Nguyên: Giáo trình Luật Thương mại 3, Đại học Cần Thơ, Tr 1
GVHD: Võ Hoàng Yến
17
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
Có thể nói, trong các loại tranh chấp kinh tế kể trên, tranh chấp trong kinh
doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và do đó trong một số trường hợp khái
niệm tranh chấp trong kinh doanh và khái niệm tranh chấp kinh tế được sử dụng với
ý nghĩa tương đương nhau.
Tranh chấp trong kinh doanh là một dạng tranh chấp kinh tế, là sự bất đồng
về một hiện tượng pháp lý phát sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham
gia kinh doanh và thông thường gắn với các yếu tố, lợi ích về mặt tài sản. Do đó, có
thể khái quát những đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh như sau:
- Nó luôn gắn liền với những hoạt động kinh doanh của các chủ thể.
- Các chủ thể tranh chấp trong kinh doanh thường là các doanh nghiệp.
- Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài, là sự phản ánh của những xung đột về mặt
lợi ích kinh tế của các bên.
1.3.1.2. Các yêu cầu của quá trình giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Tranh chấp là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh và vì vậy giải
quyết tranh chấp phát sinh được coi là đòi hỏi tự thân của các quan hệ kinh tế. Theo
hiểu biết chung: giải quyết tranh chấp trong kinh doanh chính là việc lựa chọn các
hình thức biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích
giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận
được.
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường
phải đáp ứng các yêu cầu:
- Nhanh chóng, thuận lợi không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh
doanh.
- Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bêb trong kinh
doanh.
- Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thương trường.
Kinh tế nhất, ít tốn kém nhất.
Sự tác động của những đặc điểm riêng biệt về phong tục, tập quán, truyền
thống, trình độ phát triển kinh tế xã hội, đã làm cho các cơ chế giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh của các quốc gia rất khác nhau. Mặc dù vậy, căn cứ vào nhu cầu
điều chỉnh pháp luật có sự phân hoá đối với các hoạt động kinh doanh trong điều
kiện kinh tế thị trường, cho tới thời điểm hiện tại các hình thức giải quyết tranh
chấp chủ yếu được áp dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm: thương lượng, hoà giải,
trong tài (phi chính phủ), và giải quyết thông qua toà án (thủ tục tư pháp).
GVHD: Võ Hoàng Yến
18
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
1.3.2. Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
1.3.2.1. Thương lượng
Khái niệm:
Thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp mà theo đó các bên
cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ
hợp đồng của mình mà không có sự tham gia của bên thứ ba.
Đặc điểm:
- Thương lượng là một phương pháp tự giải quyết tranh chấp của các bên; đó
là sự thể hiện quyền tự do hợp đồng và tự do định đoạt của các bên.
- Thương lượng không mang tính chất bắt buộc trừ khi hợp đồng có quy định
và không đòi hỏi sự can thiệp hành chính của bất cứ một thiết chế nào.
- Thương lượng được áp dụng tương đối phổ biến để giải quyết tranh chấp
kinh tế vì nó không phiền hà, không tốn kém, không gây ra quan hệ xấu trong kinh
doanh. Nhà kinh doanh Việt Nam nào cũng tìm đến giải pháp thương lượng trước
khi đi tìm một giải pháp khác.
Thời gian và chi phí dành cho cuộc thương lượng thông thường phụ thuộc
vào tính chất và giá trị tranh chấp, tuy nhiên trong thực tế điều đó lại phụ thuộc rất
nhiều vào thiện chí của các bên và cách thức thương lượng ( gặp gỡ trực tiếp hay
thông qua thư tín...).
1.3.2.2. Hòa giải
Khái niệm:
Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc
lập, do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định, làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho
các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột
nhằm chấm dứt các tranh chấp, bất hoà.
Đặc điểm:
Từ khái niệm đó hoà giải mang những đặc điểm chủ yếu sau:
- Các bên tranh chấp thỏa thuận bên thứ ba để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đàm phán.
- Trong quá trình hòa giải, các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các
quy định có tính khuông mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải.
- Một khi các bên đạt được sự nhất trí trong việc giải quyết tranh chấp thì sự
nhất trí phải được thể hiện bằng văn bản và văn bản này có giá trị pháp lý ràng buộc
các bên.
Việc hòa giải có thành công hay không là do sự kết hợp hai yếu tố chủ chốt
trong bất kỳ một cuộc thương lượng nào: sự trao đổi thông tin và sự tin cậy lẫn
GVHD: Võ Hoàng Yến
19
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
nhau. Vì vậy, bên thứ ba phải là người mà các bên tranh chấp đủ tin cậy để có thể
trao đổi những lập trường riêng tư, đích thực của họ trong vụ tranh chấp.
- Hai hình thức hoà giải chủ yếu: hoà giải ngoài tố tụng, hoà giải trong tố
tụng
+ Hoà giải ngoài tố tụng: là việc các bên mời bất kỳ một bên thứ ba nào làm
trung gian để cùng đàm phán thương lượng. Hai bên tự trình bày các quan niệm, ý
kiến của mình, người hoà giải hướng các bên xoá bỏ các bất đồng, tiến tới một thoả
thuận.
+ Hoà giải trong thủ tục tố tụng: được tiến hành khi một trong các bên đã có
đơn kiện đến Toà án hoặc Trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp. Hoà giải trong
thủ tục tố tụng là bắt buộc đối với cả Toà án và Trọng tài. Toà án và Trọng tài chỉ
khi xét xử, giải quyết nếu đã tiến hành hoà giải mà không thành.
Tại Toà án và tại Trọng tài, khi tiến hành hoà giải chỉ cần một thẩm phán
hoặc một Trọng tài viên làm người hoà giải. Trường hợp hoà giải thành, Thẩm phán
hoặc Trọng tài viên lập biên bản hoà giải thành, biên bản hoà giải thành có hiệu lực
như phán quyết của Toà án hoặc quyết định của Trọng tài.
Nói chung hoà giải cũng giống như thương lượng, điểm khác nhau cơ bản là
khi hoà giải có bên thứ ba làm trung gian giúp đỡ các bên để tìm ra giải pháp giải
quyết tranh chấp. Hoà giải vừa là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức
do các bên tự lựa chọn đồng thời là hình thức giải quyết tranh chấp chính thức thủ
tục tố tụng.
1.3.2.3.Tố tụng trọng tài
Khái niệm
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết
tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập
nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp
phải thực hiện.
Đặc điểm
- Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi chính phủ, hoạt động theo
pháp luật và quy chế trọng tài. Nó có quyền phán quyết như toà án, quyết định của
trọng tài được cưỡng chế thi hành.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố
thoả thuận và tài phán. Cụ thể, thoả thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể
có phán quyết thoát ly những yếu tố đã được thoả thuận. Do đó, về nguyên tắc thẩm
quyền của trọng tài không bị giới hạn bởi pháp luật. Các đương sự có thể lựa chọn
bất kỳ lúc nào, bất cứ trọng tài Ad-hoc nào hoặc bất cứ trung tâm trọng tài nào trên
GVHD: Võ Hoàng Yến
20
SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng