Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHẦN MỀM TIN HỌC HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ, DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHẦN MỀM TIN HỌC HỖ TRỢ
CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ,
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TẤN LẬP
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 - 2009

Tp HCM, tháng 07/2009


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHẦN MỀM TIN HỌC HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ, DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC

Tác giả

NGUYỄN TẤN LẬP

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s NGUYỄN VINH QUY

Tp HCM, tháng 07/2009



i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự
quan tâm, động viên và giúp đỡ của quí thầy cô, người thân, bạn bè cũng như từ các cơ
quan tổ chức.
Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Nguyễn Vinh Quy đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Công Nghệ Môi Trường – Trường Đại
Học Nông Lâm đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quí báu cho tôi
trong suốt quá trình của 04 năm học quá trình học tập.
Cám ơn các anh chị ở Phòng Tài Nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập tại cơ quan.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị em trong gia đình luôn là nguồn
động viên, là điểm tựa vững chắc đã hỗ trợ và tạo cho tôi nghị lực để vượt qua khó
khăn và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Chân thành cảm ơn tất cả những người thân bên cạnh và các bạn sinh viên lớp
DH05QM – khoa Công Nghệ Môi Trường – Trường Đại Học Nông Lâm đã ủng hộ và
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự
quan tâm góp ý của quí thầy cô về khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Tấn Lập

ii



TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Trong những năm gần đây việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Quận Thủ
Đức đã đạt được nhiều thành tựu đang kể (Kinh tế phát triển, đời sống người dân
được nâng cao…). Tuy nhiên điều đó cũng làm xuất hiện nhiều vấn đề đáng lo ngại
về môi trường ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy đề tài được
thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng môi trường quận Thủ Đức và đề xuất biện pháp
để quản lý khắc phục tình trạng nói trên. Đề tài có tên “Nghiên cứu đề xuất phần
mềm tin học hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường các cơ sở, doanh nghiệp trên địa
bàn quận Thủ Đức” được thực hiện từ tháng 01/2009 – 6/2009 tại quận Thủ Đức, TP.
HCM. Nôi dung của và kết quả đề tại được trình bày sơ lược như sau:
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy tình trạng môi trường quận Thủ Đức đã và
đang bị ô nhiễm, chủ yếu bởi sự hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn.
Nguyên nhân chính của vấn đề này là do hệ thống quản lý môi trường ở quận còn có
một số lỗ hỏng (phương pháp quản lý dữ liệu thô sơ chủ yếu là trên giấy và bằng tay,
không có một phần mềm tin học chuyên dùng nào)... Nên việc quản lý và kiểm soát
các đơn vị này không như mong muốn.Từ đó nghiên cứu đề xuất phần mềm tin học
(lấy tên là phần mềm PMQL) nhằm năng cao hiệu quả quản lý môi trường đối với các
đơn vị này. PMQL gồm có 6 Module được thiết kế trên cơ sở kết hợp 3 lĩnh vực là
quản lý môi trường, công nghệ thông tin và công nghệ cơ sở dữ liệu với các chức năng
lưu trữ, truy vấn, quản lý… các thông tin môi trường các đơn vị. Đồng thời phần mềm
PMQL còn có thể thực hiện tự động một số báo cáo, thống kê của công tác nói trên
cho phòng TN&MT quận Thủ Đức (báo cáo theo thời gian, báo cáo đột xuất, thống kê
các giấy phép về môi trường, thống kê các đơn vị có hệ thống xử lý môi trường, thống
kê về công tác giải quyết khiếu nại và xử phạt…). Dựa vào những chức năng và ưu
điểm cho thấy khả năng ứng dụng PMQL là khá cao và có kết quả tốt khi thực hiện thí
điểm ở một số đơn vị trên địa bàn. Đề tài nếu thực hiện thành công ở quận Thủ Đức thì
có khả năng nghiên cứu triển khai rộng lớn ở các quận huyện khác trên cả nước.

iii



MỤC LỤC
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn......................................................................................................................ii
Tóm tắt khoá luận.......................................................................................................... iii
Mục lục...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt..............................................................................................vi
Danh sách hình..............................................................................................................vii
Danh sách bảngbiểu.....................................................................................................viii
Chương 1 ................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài: .......................................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu: ....................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................... 3
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:......................................................................................... 3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học:..................................................................................................... 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn: ..................................................................................................... 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................. 4
Chương 2 ................................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................... 5
2.1 Một số khái niệm trong môi trường và công tác quản lý môi trường............................... 5
2.2 Quản lý môi trường và hệ thống quản lý môi trường....................................................... 7
2.2.1 Quản lý môi trường ................................................................................................... 7
2.2.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 7
2.2.1.2 Các công cụ dùng trong quản lý môi trường ...................................................... 7
2.2.2 Hệ thống quản lý môi trường .................................................................................... 8
2.3 Tổng quan về ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý môi trường............... 8
2.3.1 Tin học môi trường.................................................................................................... 8
2.3.2 Hệ thống thông tin môi trường .................................................................................. 9

2.3.2.1 Định nghĩa .......................................................................................................... 9
2.3.2.2 Ứng dụng hệ thống thông tin môi trường trong quản lý môi trường................ 10
2.3.2.3 Nguyên tắc xây dựng và các yêu cầu khi áp dụng ........................................... 10
2.3.3 Công nghệ cơ sở dự liêu.......................................................................................... 11
2.3.3.1 Cơ sở dự liệu và hệ quản trị cơ sở dự liệu........................................................ 11
2.3.3.2 Một số lợi ích của công nghệ cơ sở dự liệu:..................................................... 12
2.3.3.3 Công nghệ Cơ sở dự liệu trong quản lý môi trường......................................... 12
2.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý môi trường.......... 13
2.4.1 Tình hình ngoài nước: ............................................................................................. 13
2.4.2 Tình hình trong nước:.............................................................................................. 14
Chương 3:................................................................................................................................ 15
KHÁI QUÁT QUẬN THỦ ĐỨC VÀ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở QUẬN THỦ ĐỨC ............................................................... 15
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội quận Thủ Đức................................ 15
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 15
3.1.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................ 15
3.1.1.2 Khí hậu ............................................................................................................. 15
3.1.1.3 Địa hình ............................................................................................................ 16
iv


3.1.1.4 Địa chất............................................................................................................. 16
3.1.1.5 Kênh rạch.......................................................................................................... 17
3.1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội quận Thủ Đức ................................................................. 17
3.1.2.1 Hiện trạng xã hội .............................................................................................. 17
3.1.2.2 Hoạt động kinh tế ............................................................................................. 19
3.2 Hiện trạng môi trường ở quận Thủ Đức ......................................................................... 20
3.2.1 Môi trường không khí: ............................................................................................ 20
3.2.2 Môi trường nước:..................................................................................................... 22
3.2.2.1 Chất lượng nước mặt ........................................................................................ 22

3.2.2.2 Chất lượng nước ngầm: .................................................................................... 22
3.2.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn: ............................................................................. 24
3.2.3.1 Rác sinh hoạt: ................................................................................................... 24
3.2.3.2 Rác y tế:............................................................................................................ 24
3.2.3.3 Chất thải rắn công nghiệp:................................................................................ 24
3.3 Thực tiễn Công tác quản lý môi trường của phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ
Đức ....................................................................................................................................... 25
3.3.1 Hệ thống quản lý môi trường của Phòng Tài nguyên và môi trường Quận ............ 25
3.3.1.1 Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự ...................................................................... 25
3.3.1.2 Chức năng nhiệm vụ về công tác quản lý môi trường...................................... 26
3.3.1.3 Nguồn lực ......................................................................................................... 27
3.3.2 Thực tế của công tác quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp và cơ sở trên địa
bàn .................................................................................................................................... 27
3.3.2.1 Công việc thực tế của Phòng ............................................................................ 27
3.3.2.2 Thực tế giải quyết công việc ............................................................................ 28
3.3.3 Đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý môi trường của phòng Tài nguyên và môi
trường quận Thủ Đức ............................................................................................................... 31
Chương 4 ................................................................................................................................. 33
PHẦN MỀM QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ VÀ DOANH NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC................................................................................................. 33
4.1 Khái quát về phần mềm PMQL...................................................................................... 33
4.2 Cấu trúc các module và Cơ sở dự liệu của phần mềm PMQL ....................................... 34
4.2.1 Cấu trúc các module của phần mềm PMQL............................................................ 34
4.2.2 Cơ sở dữ liệu của phần mềm PMQL ....................................................................... 36
4.2.2.1 Nguồn cung cấp thông tin đầu vào hệ thống phần mềm PMQL: ..................... 36
4.2.2.2 Cấu trúc chi tiết cơ sở dự liệu ứng với các module của phần mềm PMQL...... 37
4.3 Nguyên lý và cách thức hiện .......................................................................................... 44
4.4 Kết quả chạy mô hình..................................................................................................... 45
4.5 Đánh giá khả năng áp dụng và kế hoạch triển khai........................................................ 56
4.5.1 Khả năng áp dụng vào thực tiễn .............................................................................. 56

4.5.2 Kế hoạch triển khai.................................................................................................. 56
Chương 5:................................................................................................................................ 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................ 58
5.1 Kết luận .......................................................................................................................... 58
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................................ 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

CTR

Chất thải rắn

CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

TM – DV

Thương mại – Dịch vụ


MTĐT

Môi trường đô thị

UBND

Ủy ban nhân dân

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CSSX

Cơ sở sản xuất

HTQLMT

Hệ thống quản lý môi trường

HTTTMT

Hệ thống thông tin môi trường

CTQLMT

Công tác quản lý môi trường

QLMT


Quản lý môi trường

GXNHT

Giấy xác nhận hoàn thành

Cty CTGTĐT & QLN

Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý
nhà

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ minh họa sự phối hợp các module trong tin học môi trường ............9
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Quận Thủ Đức ............................................................15
Hình 3.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức ..................................................16
Hình 3.3: Biểu đồ phân bố các loại đất trên địa bàn quận Thủ Đức..........................16
Hình 3.4: Biểu đồ tốc độ tăng dân số Quận Thủ Đức qua các năm...........................18
Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu kinh tế Quận Thủ Đức ......................................................19
Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự trong HTQLMT của Phồng TNMT quận
Thủ Đức .....................................................................................................................25
Hình 3.7: Sơ đồ công việc liên quan đến các cơ sở, doanh nghiệp về môi trường của
phòng TNMT quận Thủ Đứccủa Phòng TNMT quận Thủ đức.................................28
Hình 4.1: Sơ đồ cấu trúc tổng quát hệ thống thông tin của phần mềm .....................33
Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống Module của phần mềm .....................................................34
Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý và cách thực hiện ............................................................44
Hình 4.4: Trang chủ ...................................................................................................45
Hình 4.5: Nhập và xem thông tin đơn vị…………………………………………...45

Hình 4.6: Nhập và xem thông tin về nước ( thải, ngầm) ...........................................46
Hình 4.7: Nhập và xem thông tin về khí (thải, xung quanh và vi khí hậu) ...............46
Hình 4.8: Nhập và xem thông tin về CTR ( sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại) ........47
Hình 4.9: Nhập và xem thông tin về tiếng ồn độ rung ..............................................47
Hình 4.10: Nhập và xem thông tin về mùi.................................................................48
Hình 4.11: Nhập và giấy xác nhận bảo vệ môi trường ..............................................48
Hình 4.12: Nhập và xem thông tin về Giấy xác nhận hoàn thành các nội dung trong
HSBVMT...................................................................................................................49
Hình 4.13: Nhập và xem thông tin về giấy phép khai thác nước dưới đất ................49
Hình 4.14: Nhập và xem thông tin về sổ chủ nguồn thải ..........................................50
Hình 4.15: Nhập và xem thông tin về giấy phép xả nước vào nguồn nước ..............50
Hình 4.16: Nhập và xem thông tin về nộp Báo cáo GSCLMT..................................51
Hình 4.17: Nhập và xem thông tin về thu phí nước thải……………………………51
Hình 4.18: Nhập và xem thông tin khiếu nại và xử phạt ..............................................52
vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số Quận Thủ Đức ......................................17
Bảng 3.2: Loại hình cơ sở SXCN và giá trị sản xuất công nghiệp............................19
Bảng 3.3: Các yếu tố vi khí hậu và độ ồn..................................................................20
Bảng 3.4: Chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn quận Thủ Đức...............21
Bảng 3.5: Chất lượng nước mặt tại hệ thống sông, kênh rạch trong khu vực. ..........22
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực Quận Thủ Đức ..........23
Bảng 3.7: Số lượng các đơn vị thực hiện các quy định về môi trường. ....................29
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại các cơ sở SXCN30
Bảng 4.1: Cấu trúc chi tiết CSDL của module thông tin đơn vị................................37
Bảng 4.2: Cấu trúc chi tiết CSDL của nước ( nước thải và nước ngầm) ..................38
Bảng 4.3: Cấu trúc chi tiết CSDL của khí ( khí thải, không khí xung quanh và

VKH)..........................................................................................................................38
Bảng 4.4: Cấu trúc chi tiết CSDL của Tiếng ồn/ độ rung .........................................39
Bảng 4.5: Cấu trúc chi tiết CSDL của Mùi................................................................40
Bảng 4.6: Cấu trúc chi tiết CSDL của CTR………………………………………..40
Bảng 4.7: Cấu trúc chi tiết CSDL của Giấy xác nhận bảo vệ môi trường.................41
Bảng 4.8: Cấu trúc chi tiết CSDL của GXNHH các nội dung trong hồ sơ đăng ký
BVMT ........................................................................................................................41
Bảng 4.9: Cấu trúc chi tiết CSDL của Giấy phép khai thác nước dưới đất...............41
Bảng 4.10: Cấu trúc chi tiết CSDL của Giấy phép xã nước thải vào nguồn nước....42
Bảng 4.11: Cấu trúc chi tiết CSDL của Sổ chủ nguồn thải .......................................42
Bảng 4.12: Cấu trúc chi tiết CSDL của Nộp báo cáo giám sát..................................42
Bảng 4.13: Cấu trúc chi tiết CSDL của Thu phí nước thải........................................43
Bảng 4.14: Cấu trúc chi tiết CSDL của Giải quyết khiếu nại .......................................43

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của thành phố, quá trình
đô thị hóa và công nghiệp hóa quận Thủ Đức diễn ra nhanh chóng. Nhờ sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại dịch vụ, hiện nay
trên địa bàn quận Thủ Đức có khoảng 4000 doanh nghiệp và 11000 cơ sở đang hoạt
động. Mặt tích cực của các đơn vị này là kinh tế phát triển, đời sống người dân trong
quận được nâng cao, mặt khác đem đến những thách thức rất lớn về quản lý đô thị, tài
nguyên và môi trường. Trong đó vấn đề quản lý môi trường (QLMT) được đánh giá là
một trong những nhiệm vụ quan trọng và rất nặng nề. Làm sao để kinh tế phát triển
nhưng không gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm cho việc phát triển bền vững đã và
đang là vấn đề trăn trở của các nhà lãnh đạo quận Thủ Đức.

Thực tế, công tác bảo vệ môi trường vẫn chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa và
công nghiệp hóa dù rằng đã có nhiều cố gắng của các nhà quản lý cũng như cộng đồng
dân cư. Một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý nhà nước về môi
trường chưa được như mong muốn là việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý
còn nhiều hạn chế. Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về môi trường vẫn chủ yếu
dựa vào phương thức cũ (bằng tay, trên giấy). Cách quản lý không tập trung, xử lý số
liệu chậm, công tác thu thập, lưu trữ, thống kê, quản lý và sử dụng số liệu… đều thực
hiện thủ công tách rời nhau. Chưa có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, việc
ứng dụng công nghệ mới trong QLMT chưa được quan tâm đúng mức. Do đó các công
tác quản lý như xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý… gặp nhiều khó khăn.
Để ứng dụng những thành tựu của ngành công nghệ thông tin đang phát triển
mạnh, để thi hành những chính sách của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý nhà nước về tài nguyên và môi trường và đặc biệt là để giải quyết những bất cập
trên, Quận cần triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại trong QLMT và
1


có những phần mềm tin học thích hợp, đặc trưng cho từng công việc. Đây cũng là lý
do và mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu đề xuất phần mềm tin học hỗ trợ cho công tác
quản lý môi trường các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn quận Thủ Đức” được triển
khai nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu của đề tài:
Đề tài hướng đến các mục tiêu chính như sau:
• Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác QLMT các cơ sở, doanh nghiệp
trên địa bàn quận Thủ Đức.
• Đề xuất được phần mềm tin học với nhiều ưu điểm nhằm hỗ trợ tốt cho
CTQLMT liên quan đến các doanh nghiệp và cơ sở trên địa bàn quận Thủ Đức.
• Ứng dụng thành công ở quận Thủ Đức và có thể nhân rộng mô hình áp dụng
cho nhiều quận, huyện khác trên toàn quốc.
1.3 Nội dung nghiên cứu:

Từ các mục tiêu đã đề ra, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
• Nghiên cứu hiện trạng môi trường và HTQLMT của quận Thủ Đức.
• Tình hình quản lý các doanh nghiệp, cơ sở về môi trường ở Quận.
• Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất phần mềm thích hợp hỗ trợ CTQLMT
các cơ sở và doanh nghiệp quận Thủ Đức:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng CNTT trong QLMT ở quận.
+ Nghiên cứu đặc điểm của quá trình đưa ra quyết định, lược đồ dòng thông
tin liên quan đến QLMT ở quận Thủ Đức… từ đó xác định rõ khối chức năng
của phần mềm và CSDL tương ứng.
• Thiết kế cấu trúc hệ thống, cách thức lập trình, mô hình hoạt động và các
module cho phần mềm.
• Xây dựng phần mềm PMQL áp dụng cho quận Thủ Đức.
• Đánh giá khả năng áp dụng vào thực tiễn.

2


1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian thực hiện có hạn từ tháng 01/2009 đến tháng 06/2009 nên đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác QLMT quận Thủ Đức đặc
biệt là các công tác quản lý liên quan đến các cơ sở và doanh nghiệp. Nhằm tìm ra các
yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý từ đó nghiên cứu cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý
và thực tiễn công tác QLMT để đề xuất phần mềm quản lý các đơn vị này nhằm nâng
cao hiệu quả công tác QLMT ở quận Thủ Đức. Phần mềm chỉ có thể ứng dụng trên
mạng cục bộ chứ chưa ứng dụng trên web (enternet).
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
1.5.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề xuất và đưa vào ứng dụng phần mềm PMQL hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về môi trường cho quận Thủ Đức và có thể nhân rộng trên tất cả các quận,
huyện trên cả nước. Phần mềm được thực hiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ CSDL,

lập trình và chuyên môn về QLMT. Có thể phát triển dễ dàng đề tài để kết nối trên
web.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đã nói lên được hiện trạng môi trường, tình hình quản lý các đơn vị về
môi trường và đã đánh giá HTQLMT quận Thủ Đức.
Đề tài nếu được triển khai trong thực tế có thể giúp nâng cao năng lực QLMT
cho quận Thủ Đức nói riêng và các quận huyện khác nói chung. Sau đây là một số lợi
ích khi áp dụng kết quả của đề tài:
• Tin học hóa quá trình nhập, xuất dữ liệu môi trường của các đơn vị.
• Lưu trữ, quản lý, truy tìm, khai thác dễ dàng và có hệ thống ngày càng nhiều
những dữ liệu về môi trường của các đơn vị trên cơ sở ứng dụng phần mềm.
• Quản lý, theo dõi sự tuân thủ hệ thống pháp luật của các đơn vị nhanh chóng và
chặt chẽ hơn.
• Quản lý các loại giấy phép: môi trường, khai thác nước dưới đất, xả thải.
• Giúp cho cán bộ QLMT làm tốt công tác báo cáo, thống kê… các vấn đề về môi
trường của các đơn vị bằng cách tự động hóa các công tác nói trên.
3


• Công tác theo dõi những biến động và dự báo khoa học và chuẩn xác hơn.
• Hỗ trợ các nhà QLMT trong bài toán ra quyết định.
• Giải quyết được tình trạng nhân lực mỏng của tổ môi trường.
• Giải phóng một khối lượng lớn công sức xử lý thủ công của cán bộ, chuyên
viên làm CTQLMT.
• Giúp cho các nhà quản lý, Doanh nghiệp, người dân có được thông tin môi
trường cần quan tâm một cách nhanh chóng.
1.6 Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành tốt các nội dung nghiên cứu và đạt được các mục tiêu đề ra, đề
tài đã áp dụng các phương pháp sau:
• Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tiến hành điều tra khảo sát và phỏng

vấn thực tế để thu thập thông tin giúp xây dựng các biểu mẫu và thu thập dữ
liệu.
• Phương pháp thống kê: Sử dụng trong phân tích, xử lý số liệu, truy vấn dữ liệu
trong đánh giá công tác QLMT…
• Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích là chia các tổng
thể hay các vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản để thuận lợi cho
nghiên cứu và giải quyết. Phương pháp tổng hợp là liên kết, thống nhất lại các
bộ phận, các yếu tố đã được phân tích, khái quá hóa vấn đề trong nhận thức
tổng thể.
• Phương pháp so sánh: Thu thập những thông tin liên quan và những qui định,
tiêu chuẩn hiện có của Nhà nước về QLMT để so sánh và phát hiện những vẫn
đề không phù hợp…
• Phương pháp chạy mô hình trên máy tính: Nhằm kiểm tra lại kết quả của đề tài

4


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số khái niệm trong môi trường và công tác quản lý môi trường
Môi trường: Mặc dù hiện nay có rất nhiều định nghĩa về môi trường, nhưng
để phục vụ cho đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng định nghĩa sau đây.Môi trường là các
yếu tố tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong không gian
bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác
động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của
các chiều hướng phát triển của từng yếu tố này quyết định chiều hướng phát triển của
cá thể sinh vật của hệ sinh thái của xã hội con người”.
Thành phần môi trường “Thành phần môi trường là yếu tố tạo thành môi
trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, các hệ sinh thái, các
khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn tự nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và các hình thái vật chất khác” (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam).

Ô nhiễm môi trường: Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa “Ô nhiễm môi
trường là việc chuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả
năng gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất
lượng môi trường sống”.
Chất ô nhiễm: Là những chất hoặc những nguyên tố có tác dụng biến môi
trường đang trong lành, sạch đẹp trở nên độc hại hoặc sẽ trở nên độc hại. Chất ô nhiễm
này có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của qui
trình dệt, nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2
trong khói xe hơi, CO trong khói bếp, lò gạch…) các chất kim loại nặng như chì,
đồng…

5


Chất thải: Là những vật chất trong một quá trình sản xuất nào đó không còn
khả năng sử dụng nữa (giá trị sử dụng bằng 0) và bị loại ra từ các quá trình sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động du lịch, giao thông vận tải. Chất thải ra từ sinh
hoạt đời sống, từ khu dân cư và cả các hoạt động du hành vũ trụ cũng đều là chất thải.
Chất thải có thể ở dạng khí, lỏng hoặc rắn.
Xử lý chất thải: Là quá trình sử dụng công nghệ, kỹ thuật để biến đổi chất
thải, làm cho chúng mất đi hoặc biến đổi sang một dạng khác không ô nhiễm, thậm chí
còn có lợi cho môi trường và kinh tế xã hội. Xử lý chất thải có thể bằng phương pháp
hóa học, lý học, hóa lý hoặc sinh học, có khi quy trình công nghệ xử lý chất thải đơn
giản nhưng cũng có khi đó là cả một dây chuyền công nghệ phức tạp. Xử lý CTR là xử
lý rác, bao gồm phân loại, thu gom, vận chuyển và chế biến rác.
Giám sát môi trường: Là thu thập, phân tích, báo cáo về các dữ liệu và thông
tin môi trường một cách có hệ thống, liên tục và được thể chế hóa. Các chương trình
giám sát môi trường thường là một hệ thống các mạng lưới theo dõi, giám sát các chỉ
tiêu môi trường để đánh giá mức độ ô nhiễm
Chính sách môi trường: Là một một loạt hoặc tập hợp các quy định và

nguyên tắc được tư liệu hóa một cách chính thức mà mỗi cá nhân, công ty hoặc tổ
chức chấp nhận cho các hoạt động của mình.
Tiêu chuẩn môi trường: Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Tiêu
chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm
căn cứ để QLMT".
Phí dịch vụ môi trường: "Phí dịch vụ môi trường là một dạng phí phải trả khi
sử dụng một số dịch vụ môi trường. Mức phí tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi
trường đó. Bên cạnh đó, phí dịch vụ môi trường còn có mục địch hạn chế việc sử dụng
quá mức các dịch vụ môi trường".
Sự phát triển bền vững: Năm 1987 Ủy ban Môi trường và Phát triển của
Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa
mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu
cầu của thế hệ tương lai”.
6


2.2 Quản lý môi trường và hệ thống quản lý môi trường
2.2.1 Quản lý môi trường
2.2.1.1 Khái niệm
Quản lý môi trường: Là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế xã hội quốc gia. Cơ sở luật pháp của QLMT là các văn bản về luật quốc
tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
2.2.1.2 Các công cụ dùng trong quản lý môi trường
Công cụ QLMT là các biện pháp hành động nhằm thực hiện công tác QLMT
của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi công cụ có một chức năng và
phạm vi tác động nhất định, chúng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Có nhiều cách phân loại
các công cụ QLMT nhưng Theo bản chất, có thể chia công cụ QLMT trường thành các
loại cơ bản như sau:
+ Công cụ luật pháp và chính sách: Nhờ luật pháp, chính sách, nhà nước có thể

điều chỉnh các hoạt động có tác động mạnh mẽ đến môi trường bao gồm các văn bản
về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách
môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
+ Công cụ kinh tế: Các công cụ kinh tế nhằm đánh vào thu nhập bằng tiền của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền
kinh tế thị trường. Các công cụ này gồm các loại thuế, phí, ký quỹ-hoàn chi, quỹ môi
trường, cô ta môi trường, trợ cấp môi trường…
+ Công cụ kỹ thuật QLMT: Nhìn chung, công cụ kỹ thuật có tác động trực tiếp
vào các hoạt động tạo ra ô nhiễm môi trường hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá
trình hình thành và vận hành hoạt động sản xuất và nó được thực hiện qua vai trò kiểm
soát và giám sát... Công cụ kỹ thuật có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ một
nền kinh tế phát triển nào. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi
trường, quan trắc môi trường, kiểm toán môi trường, qui hoạch môi trường, công nghệ
xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải.

7


+ Công cụ phụ trợ: Công cụ phụ trợ tuy không tác động trực tiếp vào quá trình
sản xuất sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này nhưng các
công cụ phụ trợ như tin học môi trường (GIS, các phần mềm ứng dụng…), mô hình
hoá môi trường, giáo dục và truyền thông về môi trường... đóng vai trò rất quan trọng
trong việc quản lý và bảo vệ môi trường. Các công cụ này dùng để quan sát, giám sát
các hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã hội.
2.2.2 Hệ thống quản lý môi trường
Theo UNEP (1995), Hệ thống QLMT là một cơ cấu tổ chức, các trách nhiệm,
các cách thực hành, các thủ tục, các quá trình và các nguồn lực dùng để thực hiện và
duy trì việc QLMT. Nó bao gồm các mặt quản lý là kế hoạch hoá, triển khai, hoàn
thành, thực hiện và kiểm tra, và cải tiến chính sách môi trường và các mục tiêu của xí
nghiệp.

Theo như định nghĩa thì HTQLMT gồm có 03 yếu tố:
+ Các chính sách, kế hoạch, chương trình và các thủ tục (những người lãnh đạo của
tổ chức phải thiết lập và duy trì các chính sách, chương trình, kế hoạch, thủ tục nhằm
đảm bảo tính phù hợp, thỏa đáng và hữu hiệu liên tục của hệ thống)
+ Một cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự ứng với vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho việc QLMT một cách hữu hiệu
+ Nguồn lực của hệ thống (thiết bị, máy móc, tài nguyên, công nghệ và các nguồn
lực tài chính …) phải có nguồn lực cần thiết và đủ mạnh để cho việc thực hành quản lý
và kiểm soát HTQLMT có hiệu quả như mong muốn
2.3 Tổng quan về ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý môi trường
2.3.1 Tin học môi trường
™ Tin học môi trường
Là một lĩnh vực khoa học liên ngành mới xuất hiện vài năm trở lại đây. Tin
học môi trường được định nghĩa như là một lĩnh vực mang tính cấp thiết liên quan
tới những vấn đề phát triển các tiêu chuẩn và giao thức để chia sẽ và tích hợp các dữ
liệu và thông tin môi trường. Đặc trưng chủ yếu của tin học môi trường là sự liên
ngành, kết quả từ sự giao nhau giữa các ngành khoa học môi trường, khoa học tính
toán, tin học và một số ngành khoa học xã hội khác.
8


™ Xu hướng ứng dụng tin học môi trường
Tin học môi trường được hình thành từ một hệ thống công cụ nghiên cứu, phát
triển những ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám… phục vụ cho công tác quản lý
tài nguyên và môi trường, hiện được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Ở Việt Nam, xu
hướng ứng dụng tin học môi trường chỉ mới xuất hiện trong những năm trước. Lúc đó
tin học môi trường thường là những nghiên cứu ứng dụng phổ cập, từng module đơn lẽ
như GIS, viễn thám và Modeling đã được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu
về môi trường và tài nguyên. Trong những năm gần đây việc ứng dụng tổ hợp nhiều
công cụ tin học (GIS-Viễn thám-Modeling- Database…) trong quản lý tổng hợp về

TNMT như việc xây dựng những phần mềm hỗ trợ cho việc ra các quyết định, giải
quyết những yêu cầu cụ thể với những đặc thù riêng… đã trở thành xu hướng mới. Xu
hướng ứng dụng phối hợp các module trong công tác quản lý TNMT ở Việt Nam được
thể thể hiện qua Hình 2.1:

Hình 2.1 Sơ đồ minh họa sự phối hợp các module trong tin học môi trường
Ghi chú: Module là một bộ phận hay thành phần của hệ thống phần mềm
2.3.2 Hệ thống thông tin môi trường
2.3.2.1 Định nghĩa
HTTTMT được định nghĩa như một hệ thống dựa trên máy tính để lưu trữ,
quản lý và phân tích các thông tin môi trường và các dữ liệu liên quan. Thành phần cốt
lõi của HTTTMT là một cơ sở dữ liệu không gian được cấu trúc chặt chẽ và dễ truy
xuất, trong đó chứa đựng các thông tin phân bố không gian cùng với các thông tin
9


thuộc tính liên quan của nó như là mô tả trên mặt đất (các dòng sông chảy, đường giao
thông, đất đai, thông tin về sử dụng đất, lớp thực vật…) khu vực dưới đất (ví dụ nước
ngầm, các mỏ khoáng sản…), dữ liệu về các hoạt động môi trường (đào hố, đào giếng,
khai thác gỗ…) thông tin lưu trữ về quan trắc môi trường, dữ liệu về điều kiện khí
tượng thủy văn, các hồ sơ và các mô tả về các dự án có liên quan (bản trình bày các tác
động môi trường, bản đồ).
2.3.2.2 Ứng dụng hệ thống thông tin môi trường trong quản lý môi trường
Mục đích của HTTTMT là nhằm cung cấp các thông tin môi trường cần thiết
cho các nhà quản lý dự án môi trường hay các nhà nghiên cứu, các đơn vị và cơ quan
pháp chế. HTTTMT còn có thể đóng vai trò là một trung tâm thông tin công cộng
trong việc nâng cao nhận thức về môi trường. HTTTMT có thể được xây dựng, bảo
dưỡng và phân bố thông qua nhiều kỹ thuật thông tin khác nhau.
2.3.2.3 Nguyên tắc xây dựng và các yêu cầu khi áp dụng
Để xây dựng một HTTTMT có hiệu quả cao cần thiết dựa vào một số nguyên

tắc sau đây trong khi xây dựng các khối của hệ thống:
™ Xây dựng khối cơ sở pháp lý cho đối tượng cần quản lý: Chứa đựng các cơ
sở pháp lý được ban hành bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn
bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách quốc gia, các địa phương về môi
trường. Các thông tin trong khối này thường thay đổi liên tục do đó phải thường xuyên
cập nhật, bổ sung.
™ Xây dựng khối ngân hàng dữ liệu: Khối này trong HTTTMT chứa đựng
thông liên quan tới môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của các đơn vị như:
thông tin về trang thiết bị, dữ liệu liên quan tới phát thải, xả thải, giấy phép sử dụng tài
nguyên và môi trường… thông tin trong khối này cũng phải thường xuyên cập nhật từ
các cơ quan nhà nước, báo cáo của các đơn vị…
™ Xây dựng khối thông tin tra cứu: Khối này thực hiện việc đưa ra các phân
tích, dự báo, đánh giá chuyên gia, hệ thống hóa và đưa thông tin tới các nhóm đối
tượng người dùng trong các lĩnh vực như: BVMT, các khía cạnh kinh tế của bài toán
BVMT, sử dụng TNTT một cách hợp lý, tối ưu…
10


™ Xây dựng khối quan trắc môi trường trong HTTTMT: Lưu ý rằng quan trắc
môi trường là hệ thống theo dõi, đánh giá và dự báo tình trạng môi trường nhằm mục
tiêu nghiên cứu các quá trình thiên nhiên làm luận chứng các quyết định quản lý trong
lĩnh vực môi trường và khai thác tài nguyên. Từ đó mục tiêu của hệ con quan trắc môi
trường trong HTTTMT là: đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường; đánh giá sự ảnh
hưởng của môi trường đến con người; luận chứng tính toán thiệt hại về mặt kinh tế gây
ra do ô nhiễm môi trường…
™ Đảm bảo tính độc lập giữa các khối: Các khối phải độc lập với nhau không có
sự manh mún, chồng chéo lên nhau
Ngoài các khối được liệt kê ở trên trong HTTTMT còn có thể tích hợp các
khối khác liên quan tới công tác quản lý hành chính, thẩm định môi trường, thanh tra
giám sát môi trường. Cần xác lập mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng liên quan

tới HTTTMT. Việc kết nối này có thể thông qua mạng cục bộ cũng có thể nối với các
Phòng, Ban, Trung Tâm khác. Để phát triển ý tưởng này cần thiết phải xây dựng các
mạng kết nối giữa các cơ quan
2.3.3 Công nghệ cơ sở dự liêu
2.3.3.1 Cơ sở dự liệu và hệ quản trị cơ sở dự liệu
a) Cơ sở dự liệu
™ Định nghĩa: CSDL là nơi lưu trữ dữ liệu để dùng cho nhiều chương trình ứng
dụng trong tổ chức. CSDL cho phép truy xuất dữ liệu một cách linh động theo
nhu cầu của nhà quản lý cho việc ra quyết định. Vì lý do này, có thể gọi CSDL
là trái tim của hệ thống thông tin.
™ Các đặc tính chủ yếu của một CSDL hiện đại:
ƒ Là nơi lưu trữ tổng hợp những dữ liệu dùng chung để phục vụ cho yêu cầu của
người sử dụng và nhiều chương trình ứng dụng.
ƒ Nó phải có được một cấu trúc logic và có ý nghĩa đối với người sử dụng.
ƒ Trùng lắp là tối thiểu: Một dữ liệu sẽ không lưu trữ tại nhiều nơi trong CSDL.
ƒ Các dữ liệu thường được lưu trữ trên đĩa, máy tính…

11


b) Hệ quản trị cơ sở dự liệu
™ Hệ quản trị CSDL: CSDL đòi hỏi phải thiết kế cẩn thận vì chúng lưu thông tin
có cấu trúc theo tổ chức. Một phương diện quan trọng của quản lý là sử dụng
phần mềm để quản lý tất cả dữ liệu truy xuất tới CSDL. Phần mềm này chính là
hệ quản trị CSDL, sẽ giao diện với người sử dụng, các chương trình ứng dụng
và chính CSDL do đó sẽ cho phép kiểm soát tập trung đối với dữ liệu.
™ Những đặc tính chính cả một hệ quản trị CSDL hiện đại là:
ƒ Quản lý việc đọc, viết của người dùng và chương trình ứng dụng lên CSDL.
ƒ Có thể trình bày một phần của CSDL theo yêu cầu của người sử dụng.
ƒ Cung cấp các công cụ khác nhau để giám sát và kiểm soát CSDL.

ƒ Cho phép phân quyền mức truy xuất CSDL đối với những người khác nhau.
ƒ Bảo đảm tính thống nhất.
ƒ Chỉ trình bày cách nhìn dữ liệu logic cho người sử dụng nhưng chi tiết của dữ
liệu lưu trữ và cách truy xuất dữ liệu sẽ được dấu.
2.3.3.2 Một số lợi ích của công nghệ cơ sở dự liệu:
ƒ Giảm hoặc không có sự dư thừa dữ liệu, dễ thực hiện bảo mật
ƒ Có thể duy trì được sự nhất quán dữ liệu, tăng cường tính tiêu chuẩn
ƒ Có thể độc lập dữ liệu và chương trình
ƒ Chương trình và người sử dụng chỉ nhìn thấy cách quản lý logic và dữ liệu
ƒ Cho phép phát triển chương trình ứng dụng khi có thể dùng chung dữ liệu
2.3.3.3 Công nghệ Cơ sở dự liệu trong quản lý môi trường
Công nghệ CSDL đã phát triển trong rất nhiều ngành khoa học và kỹ thuật
trong đó có môi trường. Cách tiếp cận theo quan điểm CSDL có nhiều ưu điểm nổi
bật, đặc biệt trong việc thiết lập mô hình mô phỏng các quá trình diễn ra trong môi
trường (đất, nước và không khí). Hiện nay, trên thế giới việc ứng dụng các mô hình
mô phỏng này đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng phức tạp hóa một cách nhanh
chóng nhằm đạt được độ chính xác và sự tổng quát hóa hơn. Kéo theo đó là chúng đòi
hỏi sự chính xác của một số lượng lớn các dữ liệu có bản chất khác nhau cùng với yêu
cầu phải tổ chức hợp lý, có hệ thống các dữ liệu này. Cho nên hiện nay việc ứng dụng
12


công nghệ CSDL trong lĩnh vực môi trường ngày càng được quan tâm và phát triển
mạnh mẽ như trong công trình của 02 nhà khoa học người Mỹ Jame P.Bennett và
Margaret Buchen đã nghiên cứu xây dựng CSDL tập hợp gần 10000 bài báo khoa học,
4000 tạp chí khoa học trên thế giới về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên cây cối.
2.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý môi
trường
2.4.1 Tình hình ngoài nước:
Trong vòng mười năm từ 1980 đến 1989 tại hầu hết các nước phát triển trên

thế giới đã hình thành các HTTTMT quốc gia (HTTTMT đầu tiên ra đời tại Mỹ vào
đầu những năm 80). Nhiệm vụ chính của các HTTTMT này là thu thập thông tin, phân
tích, chuẩn hóa các dạng dữ liệu môi trường khác nhau. Vào những năm 90 các hệ hệ
thống được liên kết vào một HTTTMT duy nhất và có một khối lượng khổng lồ các dữ
liệu môi trường trên máy chủ nhờ mạng internet. Đến nay thì các HTTTMT đã phát
triển rất đa dạng với nhiều công trình nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau. Nhìn
chung các công trình đã nói lên được cấu trúc CSDL, đề xuất được HTTTMT, cấu trúc
hệ thống chương trình phần mềm hợp lý và đã áp dụng các kỹ thuật, công cụ tiên tiến
để xây dựng hoàn chỉnh các phần mềm. Từ đó đã giải quyết được nhiều vấn đề cấp
bách thực tế, đặc trưng với từng yêu cầu và địa điểm thực hiện. Các phần mềm này
thường có những chức năng như quản lý, theo dõi, phân tích, làm báo cáo, thống kê,
dự báo… các vấn đề thuộc lĩnh vực liên quan và đã hỗ trợ rất tốt cho các đơn vị sử
dụng chúng. Sau đây là một số công trình nghiên cứu gần với đề tài:
ƒ Tác giả Maria Ericxon, Johan Tivander, Ann-Christin Palsson, Raul Carlson Đại học kỹ thuật Chalmer, Thụy Điển [30] đã đưa ra Phương pháp chung để
tích hợp các HTTTMT trong công nghiệp.
ƒ Tác giả B.Patra thuộc CDAC - Ấn Độ và B.Pradhan thuộc AIMST – Malaysia
trong bài báo cáo Thiết kế HTTTMT để theo dõi chất lượng nước và không khí
tại các khu đô thị
ƒ Tác giả Margery Moore và Daniel Bordelean, trong báo cáo Hệ thống thông tin
QLMT (EMIS) hay HTQLMT thông minh. EMIS được định nghĩa là các công
nghệ máy tính hỗ trợ cho các hệ thống QLMT.
13


ƒ Công trình của các nhà khoa học Nhật Bản Yiyang Shen và các cộng tác đã xây
dựng HTTTMT trợ giúp công tác đánh giá tác động MT vùng ven biển Osaka.
ƒ Nghiên cứu ứng dụng CNTT trong QLMT tại Hà Lan được triển khai trong rất
nhiều đề tài dự án (xem www.sciencedirect.com). Ví dụ điển hình là công trình
nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm soát xâm nhập mặn vùng cửa sông.
ƒ Đặc biệt trên thế giới, các nghiên cứu gần với đề tài này được thực hiện tại rất

nhiều nước. Ở Hy Lạp từ năm 1992 đã khởi đầu xây dựng HTTTMT cấp quận
tại một số địa phương, tới nay hệ thống này đã được nối mạng và nhân rộng.
2.4.2 Tình hình trong nước:
Ở nước ta công tác QLMT ngày càng nhận được sự quan tâm của Đảng, chính
quyền và nhân dân.Vì vậy, mặc dù việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QLMT
chỉ mới xuất hiện nhưng trong những năm gần đây cũng đã có những bước phát triển
đáng kể, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLMT.
Các nghiên cứu này có những ưu điểm như những nghiên cứu nói trên, tuy nhiên vẫn
có một số hạn chế như: chưa gắn kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian, một số
công trình chưa làm rõ cấu trúc dữ liệu cần quản lý, chưa thực hiện công đoạn chia sẽ
thông tin rộng rãi (đưa lên web hay là trong các HTQLMT nội bộ ở nơi thực hiện).
Tiêu biểu có thể kể đến một số công trình:
ƒ Đề tài “Nghiên cứu xây dựng công cụ tin học phục vụ quản lý nhà nước về môi
trường cho KCN tập trung- trường hợp cụ thể là khu công nghiệp Lê Minh
Xuân”. Do TSKH. Bùi Tá Long và các cộng sự thực hiện.
ƒ Đề tài “Ứng dụng CNTT trợ giúp công tác quản lý ô nhiễm môi trường tỉnh
Quãng Ngãi”. Do TSKH. Bùi Tá Long và các cộng sự tại thực hiện.
ƒ Lý Minh Thảo, 2007. Xây dựng mô hình ứng dụng CNTT giám sát môi trường
quận Bình Tân, TP.HCM. Luận văn tốt nghiệp đại học, 72 trang.
ƒ Lê Ngọc Châu, 2005. Xây dựng HTTTMT quản lý nước thải cho khu chế xuất
Tân Thuận – Tp. Hồ Chí Minh. Báo cáo kết quả Luận văn tốt nghiệp, 114 trang.
ƒ Hoàng Thị Hải Yến, 2007. Ứng dụng CNTT giám sát chất lượng không khí
KCN Amata – Loteco, Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp Đại học, 126 trang.
ƒ Lê Thùy Vân, 2005. Ứng dụng GIS và tin học MT nâng cao hiệu quả công tác
quản lý CTR đô thị tại quận 4, Tp. HCM. Luận văn tốt nghiệp đại học, 91 trang.
14


Chương 3:
KHÁI QUÁT QUẬN THỦ ĐỨC VÀ THỰC TIỄN CÁC VẤN

ĐỀ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Ở QUẬN THỦ ĐỨC
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội quận Thủ Đức
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức có vị trí địa lý từ 10o41’86’’-10o46’97’’ vĩ Bắc và 106o49’20’’106o53’81’’ kinh Đông, nằm ở cửa ngõ phía Bắc-Đông Bắc của thành phố có diện tích
47,76 km2. Ranh giới địa lý của Quận giáp với:
- Phía Đông: giáp với Quận 9.
- Phía Tây: giáp với Quận 12.
- Phía Nam: giáp với sông Sài Gòn - Quận 2 - Quận Bình Thạnh.
- Phía Bắc: giáp với Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính quận Thủ Đức
3.1.1.2 Khí hậu
Quận Thủ Đức nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa trong năm là:
- Mùa mưa: tương ứng với gió mùa Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô: tương ứng với gió mùa Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.
15


3.1.1.3 Địa hình
Địa hình có những gò đồi phía Bắc kéo dài từ Thuận An (Bình Dương) về
hướng Nam có cao trình đỉnh khoảng + 34m và hạ thấp nhanh chóng đến +1,4m, nối
tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0,0-1,4m) ra đến ven sông lớn có nơi <
0,00m thường xuyên chịu tác động của triều. Trong khu vực hình thành độ dốc chính
rất cao ở các hướng về phía các sông lớn. Địa hình Quận được thể hiện qua hình 3.2:

Hình 3.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức
3.1.1.4 Địa chất
Dựa trên đặc tính thổ nhưỡng, tỉ lệ phân bố các loại đất trên địa bàn quận Thủ Đức

được thể hiện như hình 3.3:

CÁC LOẠI ĐẤT Ở QUẬN THỦ ĐỨC
25%

2%

23%

50%

Đất vàng xám

Đất phèn phát triển

Đất xám

Đất khác

Hình 3.3: Biểu đồ phân bố các loại đất trên địa bàn quận Thủ Đức
16


×