Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thực tiễn công tác bảo hộ lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.15 KB, 74 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa luËt

Thực tiễn công tác bảo hộ lao động
tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

khóa luận tốt nghiệp đại häc

chuyên ngành: LUậT KINH Tế QuốC Tế

Giáo viên hớng dẫn: Lê Văn Đức

Sinh viªn thùc hiƯn : Hå Mü Anh

Líp : 48B2 – LuËt

Vinh - 2011

MỤC LỤC

Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.......................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................3
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài..................................................................5
6. Bố cục đề tài..............................................................................................5

B. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG......6

1.1. Một số vấn đề chung về bảo hộ lao động...............................................6
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................6
1.1.1.1. Bảo hộ lao động................................................................................6
1.1.1.2. An toàn lao động...............................................................................7
1.1.1.3. Vệ sinh lao động...............................................................................8
1.1.1.4. Bệnh nghề nghiệp.............................................................................8
1.1.1.5. Điều kiện lao động............................................................................8
1.1.1.6. Tai nạn lao động...............................................................................9
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của bảo hộ lao động...............................................9
1.1.2.1. Mục đích của bảo hộ lao động..........................................................9
1.1.2.2. Ý nghĩa của bảo hộ lao động..........................................................10
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về bảo hộ lao động.................12
1.1.3.1. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí hoạt động an tồn lao động. . .12
1.1.3.2. Nguyên tắc thực hiện bảo hộ lao độnglà nghĩa vụ bắt buộc đối với
các bên trong quan hệ lao động...................................................................13
1.1.3.3. Nguyên tắc thực hiện bảo hộ lao động toàn diện và đồng bộ.........14
1.2. Hệ thống pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động......................14
1.2.1. Hệ thống pháp luật về bảo hộ lao động.............................................14

1.2.2. Những quy định của pháp luật về công tác bảo hộ lao động.............16
1.2.2.1. Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.............................16
1.2.2.2. Trang bị phương tiện bảo hộ lao động............................................19
1.2.2.3. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động.............................20
1.2.2.4. Các quy định về khắc phục hậu quả tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp...........................................................................................................23
1.2.2.5. Chế độ bảo hộ lao động đối với một số loại lao động đặc thù........24
1.3. Công tác bảo hộ lao động tại các nước ASEAN...................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI

MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN............31
2.1. Khái quát chung....................................................................................31
2.1.1. Tình hình tai nạn lao động ở các địa phương 2010............................31
2.1.2. Thực trạng về công tác bảo hộ lao động tại Nghệ An.......................33
2.1.3. Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động.....................................34
2.2. Thực tiễn công tác bảo hộ lao động tại một số doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh........................................................................................................37
2.2.1. Tại công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An..............................37
2.2.1.1. Giới thiệu tổng quan về cơng ty......................................................37
2.2.1.2. Tình hình tai nạn lao động tại công ty thời gian gần đây..............39
2.2.1.3. Công tác bảo hộ lao động tại công ty..............................................40
2.2.2. Tại cơng ty cổ phần xi măng Hồng Mai...........................................49
2.2.2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần xi măng Hồng Mai.......49
2.2.2.2. Cơng tác bảo hộ lao động tại công ty..............................................51
2.3. Những tồn tại và giải pháp cho cơng tác an tồn lao động...................55
2.3.1. Những tồn tại.....................................................................................55
2.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả an toàn lao động.............60
C. PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................68
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có xu
hướng gia tăng. Theo số liệu của Bộ Lao động - thương binh và xã hội nếu
năm 2000 có 3.405 vụ tai nạn lao động được báo cáo làm 3.530 người bị tai
nạn, trong đó 371 vụ tai nạn lao động chết người làm chết 406 người; thì đến
năm 2008 đã xảy ra 5836 vụ tai nạn lao động làm 6.047 người bị nạn, có 508
vụ tai nạn lao động chết người làm 573 người chết, 1.262 người bị thương
nặng. Trong 6 tháng đầu năm 2009 đã xảy ra 1.958 vụ tai nạn lao động làm

1998 người bị nạn, có 231 vụ tai nạn lao động chết người làm 239 người
chết, 418 người bị thương nặng. Số liệu trong thực tế về tai nạn lao động cịn
có thể cao gấp nhiều lần. Còn theo thống kê của Bộ y tế, tính đến hết năm
2008, cả nước có 26.000 người mắc bệnh nghề nghiệp, trong đó có 75%
trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic, 15% mắc bệnh điếc nghề nghiệp. Đáng
chú ý là chỉ có khoảng 10% số cơ sở sản xuất có nguy cơ gây bệnh nghề
nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho người lao động.
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gây ra tổn thất lớn cho người bị
tai nạn, gia đình và tồn xã hội. Luật pháp đã có nhiều quy định về các chế
độ hỗ trợ đối với người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, việc cải thiện điều kiện lao động, thực hiện các chế độ và bảo
hiểm cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như các
dịch vụ hỗ trợ các đối tượng này chưa bắt kịp yêu cầu của thực tiễn, cơ chế
khuyến khích và phát triển các dịch vụ hỗ trợ chưa rõ ràng, khiến các đối
tượng này gặp nhiều khó khăn.
Từ đó, vấn đề bảo hộ lao động được đặt ra và trở thành mối quan tâm
hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Nó gắn liền với hoạt động lao động sản xuất hàng ngày của con
người, việc bảo đảm vệ sinh, an tồn tính mạng người lao động, trực tiếp góp

1

phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Với
thực tế của công tác bảo hộ lao động và nhận thức được tầm quan trọng của
công tác bảo hộ lao động người viết đã chọn đề tài “Thực tiễn công tác bảo
hộ lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài
nghiên cứu khoa học của mình. Để thể hiện mối quan tâm của mình về vấn
đề này cùng với mong muốn góp phần hồn thiện hơn cơng tác bảo hộ lao
động vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu vấn đề bảo hộ lao động là một vấn đề có tính cấp thiết cả về
lý luận cũng như thực tiễn. Vấn đề này không chỉ được cơ quan nhà nước
quan tâm ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh, mà nó được sự quan
tâm trực tiếp của các chủ thể trong quan hệ lao động đó là người lao động và
người sử dụng lao động. Vì vậy mà vấn đề nghiên cứu về công tác bảo hộ
lao động rất được quan tâm, trở thành đề tài của nhiều cơng trình nghiên cứu
khoa học như: “Thực trạng cơng tác bảo hộ lao động tại công ty tu tạo và
phát triển nhà” (trieufile.com); “Công tác bảo hộ lao động và giải pháp cải
thiện điều kiện lao động tại công ty in Cơng Đồn” (kilobook.com.vn);
“Quản lý an tồn lao động tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long” (Trần
Hữu Hùng, Đại học luật Hà Nội); “Bảo hộ lao động trong lĩnh vực xây
dựng” (Vương Văn Nam, Cao đẳng xây dựng TP Hồ Chí Minh); “Thực trạng
sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đề
xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động cho người thợ lao động” (Quý
Cường, Đại học Tôn Đức Thắng), “An tồn vệ sinh xây dựng trong thi cơng
xây dựng” (Cục an toàn lao động); “Tai nạn trong ngành xây dựng”
(baomoi.com); “Báo động về tình hình an tồn lao động, vệ sinh lao động”
(Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)… Những cơng trình nghiên cứu trên
có ý nghĩa đặc biệt vì nó cung cấp cho tác giả những kiến thức lý luận về bảo
hộ lao động cũng như một số vấn đề thực tiễn về công tác bảo hộ lao động từ
nhiều góc độ khác nhau. Trên cơ sở kế thừa kết quả, thành tựu mà các tác giả

2

đã công bố cùng với sự nỗ lực của bản thân người viết đã hoàn thành đề tài
nghiên cứu khoa học của mình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung sau: Một số vấn đề chung
về bảo hộ lao động, quy định của pháp luật về bảo hộ lao động; công tác bảo hộ
lao động tại các nước ASEAN và thực tiễn bảo hộ lao động tại một số công ty
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đồng thời chỉ ra một số tồn tại và đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động.
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Bảo hộ lao động là một vấn đề nóng bỏng, được nhắc đến thường xuyên
trên các phương tiện thông tin đại chúng và thu hút sự quan tâm của mọi
người. Đặc biệt trong thời gian gần đây khi mà tình hình tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp xảy ra ngày càng nhiều với mức độ nghiêm trọng hơn thì
vấn đề này được tất cả các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội quan tâm ở
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên với mục đích nghiên cứu như trên và
trong khuôn khổ một tiểu luận, đề tài nghiên cứu về tình hình cơng tác bảo
hộ lao động, thực tiễn thực hiện bảo hộ lao động tại trong phạm vi cơng ty,
trong đó chủ yếu đề cập đến cơng tác an tồn lao động, vệ sinh lao động.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1. Mục đích
Căn cứ vào hệ thống pháp luật quy định về bảo hộ lao động, mục đích
nghiên cứu của đề tài là làm rõ nội dung lý luận về bảo hộ lao động, từ đó
đưa ra thực tiễn thực hiện bảo hộ lao động tại một số công ty nhằm thể hiện
mối quan tâm của tác giả về vấn đề quan trọng này. Đồng thời đưa ra nguyên
nhân, giải pháp khắc phục tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
trong thời gian gần đây cùng với mong muốn góp một phần cơng sức của
mình vào q trình hồn thiện cơng tác bảo hộ lao động tại cơng ty nói riêng
cũng như công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp nói chung.

3

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển
mạnh, kéo theo nhu cầu về xây dựng tăng nhanh. Hệ thống giao thông, chợ,

siêu thị, các khu chung cư, nhà dân sinh… được xây dựng, nâng cấp, sửa
chữa khắp nơi. Để đáp ứng việc xây dựng các cơng trình đó, địi hỏi tay nghề
và trình độ của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân ngành xây dựng
ngày càng phải nâng cao. Nhiều cơng trình cầu, đường có yêu cầu kỹ thuật
phức tạp đã được đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề trong nước thực
hiện với chất lượng khá. Địi hỏi cơng tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh
lao động trên các công trường xây dựng phải được quan tâm sát sao hơn.
Thực hiện đúng theo khẩu hiệu “An toàn để lao động, lao động phải an
tồn”, “Khơng an tồn khơng sản xuất”…

Việc thực hiện tốt công tác an tồn lao động, vệ sinh lao động có ý
nghĩa to lớn không chỉ đối với các chủ thể của quan hệ lao động những
người liên quan trực tiếp mà nó có ý nghĩa đối với tồn xã hội. Theo thống
kê của Bộ Lao động - thương binh và xã hội mỗi năm Việt Nam phải chi trả
gần 40 tỉ đồng cho tai nạn lao động. Có thể thấy đây là một khoản tiền khơng
q lớn nhưng nó sẽ có ý nghĩa hơn nhiều khi được đầu tư vào các cơng trình
phúc lợi xã hội.

4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các
nhiệm vụ cụ thể :
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo hộ lao động;
- Nghiên cứu tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong những
năm gần đây;
- Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Thực tiễn công tác bảo hộ lao động tại một số doanh nghiệp;
- Từ đó đưa ra các giải pháp.

4


5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp chung là phương pháp
duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng
như những quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về
người lao động và quan hệ lao động trong cơ chế kinh tế thị trường và một số
vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan làm cơ sở phương pháp luận cho việc
nghiên cứu. Đồng thời sử dụng một số phương pháp như phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích tổng hợp, lịch sử, logic, kết hợp phương pháp phỏng
vấn, hồi cứu tài liệu… Việc sử dụng các phương pháp này đã giúp tác giả
xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó có cách nhìn nhận
vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc.
6. Bố cục đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, thì phần
nội dung của đề tài gồm các phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề bảo hộ lao động.
Chương 2: Thực tiễn công tác bảo hộ lao động tại một số công ty trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.

5

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

1.1. Một số vấn đề chung về bảo hộ lao động
1.1.1. Khái niệm
1.1.1. Bảo hộ lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải
vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất

lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã
hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động. Bất cứ một chế độ xã hội nào,
lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất,
năng động nhất trong sản xuất, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Xã hội có cơm
ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động. Xây dựng giàu có, tự do dân chủ
cũng là nhờ người lao động. Tri thức mở mang cũng nhờ lao động. Vì vậy
lao động là sức chính của sự tiến bộ xã hội loài người”. Tuy nhiên, trong quá
trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc
với máy móc, trang thiết bị, cơng cụ và mơi trường… Đây là một quá trình
hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy ln phát sinh những
mối nguy hiểm và rủi ro làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc
bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế tai nạn đến
mức thấp nhất. Một trong những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý
thức bảo hộ lao động cho mọi người và làm cho mọi người hiểu được tầm
quan trọng của công tác bảo hộ lao động.
Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các
văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học
công nghệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm: Bảo vệ sức khỏe, tính mạng
con người trong lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ

6

mơi trường lao động nói riêng và mơi trường sinh thái nói chung góp phần
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Bảo hộ lao động dưới góc độ pháp lý được hiểu là chế định bao gồm
tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành xác định các điều
kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc, các
biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn hay khắc phục những yếu tố nguy hiểm,
độc hại trong môi trường lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và nhân

cách cho người lao động.

Theo nghĩa rộng, bảo hộ lao động được hiểu là tổng hợp các quy định
về việc bảo vệ lao động khi tham gia quá trình lao động nhằm đảm bảo tốt
nhất quyền, lợi ích cho người lao động; đồng thời thơng qua quy định về an
tồn lao động, vệ sinh lao động để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao
động.

Theo nghĩa hẹp, bảo hộ lao động được hiểu là những quy định của Nhà
nước liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các
chế độ khác nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và trong một số trường hợp
nhằm bảo vệ nhân cách cho người lao động.

1.1.2. An toàn lao động
Định nghĩa về an toàn lao động được nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu
đưa ra dưới nhiều góc độ khác nhau, chúng ta có thể đề cập đến một số định
nghĩa như:
An toàn lao động là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình
lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao
động. (Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một
số Điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động).
An toàn lao động là việc đảm bảo điều kiện lao động khơng gây nguy
hại đến sức khỏe, tính mạng người lao động. (Giáo trình an tồn lao động,
Trường Cao đẳng xây dựng).

7

An toàn lao động là tình trạng điều kiện lao động khơng gây nguy hiểm
trong sản xuất. (Theo từ điển bách khoa toàn thư).


1.1.3. Vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức
và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản
xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại,
trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối
với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép
của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh
lao động. (Tài liệu về công tác bảo hộ lao động của Bộ lao động - thương
binh và xã hội).
1.1.1.4. Bệnh nghề nghiệp
Là bệnh phát sinh do ảnh hưởng và tác động thường xuyên, kéo dài của
các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động. Đây là
hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến
nghề nghiệp.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp, tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính.
Một số bệnh nghề nghiệp khơng chữa khỏi để lại di chứng. Bệnh nghề
nghiệp có thể phịng tránh được. Bệnh nghề nghiệp thường diễn biến âm
thầm trong các giai đoạn đầu của bệnh và chỉ thể hiện các triệu chứng bệnh
rõ sau khi đã phát triển qua một thời gian dài, nếu không phát hiện sớm, cách
ly và điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng dần và gây tàn phế cho người bệnh.
1.1.5. Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ
thuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng
lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại
giữa chúng, tạo điều kiện hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.

8

1.1.6. Tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn xẩy ra trong quá trình lao động, do kết quả
của sự tác động đột ngột làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc phá huỷ
chức năng hoạt động bình thường của cả một bộ phận nào đó trong cơ thể.
Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một
lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay lập tức hoặc phá huỷ
chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi
là tai nạn lao động. (Kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động).
Hay tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy
hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn
liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian
khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn
bồi dưỡng hiện vật, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết
thúc công việc tại nơi làm việc. Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra gây tác hại
đến cơ thể người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại
trong sản xuất. (Những thuật ngữ và định nghĩa cơ bản trong lĩnh vực bảo hộ
lao động.)
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của bảo hộ lao động
1.1.2.1. Mục đích của bảo hộ lao động
Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về
khoa học kỹ thuật, pháp luật, tổ chức, hành chính, kinh tế - xã hội để loại trừ
các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều
kiện lao động tiện nghi, thuận lợi và môi trường lao động ngày càng được cải
thiện tốt hơn.
Một q trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm,
có hại. Nếu khơng được phịng ngừa, ngăn chặn, cũng có thể tác động vào
con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất
khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều

9


kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những
nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một
nhiệm vụ quan trọng trong q trình lao động, nhằm mục đích: Đảm bảo an
toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy
ra tai nạn trong lao động; đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị
mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không
tốt gây nên; bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao
động cho người lao động.

1.1.2.2. Ý nghĩa của bảo hộ lao động
- Ý nghĩa chính trị
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa
là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp,
người lao động khỏe mạnh không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn
luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn
luôn được bảo vệ và phát triển. Thực hiện tốt cơng tác bảo hộ lao động là
góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe tính mạng và đời sống người lao
động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của
Đảng và Nhà nước, vai trị của con người trong xã hội được tơn trọng.
Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không được thực hiện tốt, điều kiện
lao động của người lao động còn quá nặng nhọc, nguy hiểm để xảy ra nhiều
tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp
sẽ bị giảm sút.
- Ý nghĩa xã hội
Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sống, đến hạnh phúc của người lao
động. Bảo hộ lao động vừa là yêu cầu thiết thực của hoạt động sản xuất kinh
doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động.
Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng muốn được khỏe mạnh, lành lặn,

trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia

10

đình và góp phần vào cơng cuộc xây dựng xã hội. Bảo hộ lao động đảm bảo
cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động được sống khỏe
mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ
xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học, kỹ thuật. Tai nạn lao động
không xảy ra, sức khỏe của người lao động được đảm bảo thì Nhà nước và
xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập
trung đầu tư cho các cơng trình phúc lợi xã hội.

- Lợi ích về kinh tế
Việc thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ
rệt. Trong sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, khỏe mạnh, điều
kiện làm việc thoải mái, không nơm nớp lo sợ bị tai nạn lao động thì sẽ an
tâm, phấn khởi sản xuất, sẽ có ngày cơng cao, giờ cơng cao, năng suất lao
động cao, chất lượng sản phẩm tốt, ln ln hồn thành kế hoạch sản xuất
và công tác. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện
để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập
thể lao động. Nó có tác dụng tích cực đảm bảo đồn kết nội bộ để đẩy mạnh
sản xuất. Ngược lại, nếu môi trường làm việc xấu, bệnh nghề nghiệp tăng, tai
nạn lao động xảy ra thường xuyên sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất.
Người bị tai nạn lao động phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động sẽ
giảm. Nếu nhiều người lao động bị tàn phế, mất sức lao động thì ngồi việc
khả năng lao động của họ sẽ giảm và sức lao động của xã hội vì thế cũng
giảm sút, xã hội còn phải lo việc chăm sóc, chữa trị và các chính sách xã hội
khác liên quan. Chi phí bồi thường tai nạn lao động, ốm đau, điều trị, ma
chay… là rất lớn, đồng thời kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà
xưởng, ngun vật liệu bị hư hỏng.

Nói chung tai nạn lao động xảy ra dù nhiều hay ít đều dẫn tới sự thiệt
hại về người và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất, kinh doanh. Cho nên quan
tâm thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm đầy đủ về

11

sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả
kinh tế cao.

1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về bảo hộ lao động
1.1.3.1. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí hoạt động an toàn lao động
Xuất phát từ tầm quan trọng của bảo hộ lao động, Nhà nước xác định
việc thống nhất quản lí các hoạt động bảo hộ lao động là nhiệm vụ chủ yếu
của cơng tác quản lí nhà nước trong lĩnh vực lao động. Sự tham gia quản lí
thống nhất của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện
bảo hộ lao động góp phần đảm bảo khả năng thực thi của pháp luật và bảo vệ
sức khỏe người lao động.
Vai trò của Nhà nước trong việc thống nhất quản lí hoạt động bảo hộ lao
động thể hiện ở việc Nhà nước lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động,
ban hành các văn bản pháp luật, đầu tư nghiên cứu khoa học về bảo hộ lao
động, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất, trang thiết bị an toàn, vệ sinh lao
động. Đặc biệt, vai trị quản lí của Nhà nước thể hiện rõ trong việc ban hành
các văn bản pháp luật về bảo hộ lao động, hướng dẫn thực hiện, thanh tra và
xử lí vi phạm pháp luật. Phần lớn các quy định về an toàn, vệ sinh lao động
và việc đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do
Nhà nước ban hành đều là các quy định cần được thực hiện nghiêm chỉnh tại
các doanh nghiệp. Nhà nước cũng có kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp khi
thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động nhằm giảm bớt chi phí tài chính cho
doanh nghiệp và tăng tính chuyên nghiệp của các hoạt động an toàn lao
động. Sự hỗ trợ của Nhà nước chủ yếu là tổ chức nghiên cứu, ứng dụng kĩ

thuật bảo hộ lao động, sản xuất các trang thiết bị an toàn, vệ sinh lao động.
Trách nhiệm của các đơn vị là đầu tư kinh phí cho cơng tác bảo đảm an toàn
lao động và thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo hộ lao động.

12

1.1.3.2. Nguyên tắc thực hiện bảo hộ lao độnglà nghĩa vụ bắt buộc đối
với các bên trong quan hệ lao động

Bảo hộ lao động là hoạt động mang tính xã hội. Thiếu sự tham gia của
các cá nhân, đơn vị và tổ chức, công tác bảo hộ lao động không thể triển khai
trong thực tế. Đặc biệt, sự tham gia của các bên trong quan hệ lao động là
điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ lao động.
Vì vậy, nguyên tắc đảm bảo nghĩa vụ bắt buộc của các bên trong việc thực
hiện bảo hộ lao động là điều kiện quan trọng để nâng cao tính khả thi của
pháp luật.

Người sử dụng lao động là người đầu tư kinh phí và tổ chức các hoạt
động bảo hộ lao động tại cơ sở. Xét về lợi ích trước mắt, hoạt động này ảnh
hưởng tới lợi nhuận. Nhưng xét về lâu dài, bảo hộ lao động mang đến những
lợi ích quan trọng như ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động, cơng nhân
n tâm làm việc, giảm chi phí khắc phục tai nạn lao động. Không phải mọi
chủ sử dụng lao động đều ý thức được vấn đề này. Do đó, Nhà nước nhấn
mạnh tính chất bắt buộc trong việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao
động, coi đây là nghĩa vụ của người sử dụng lao động và là một trong các
điều kiện để họ được phép sử dụng lao động.

Người lao động là một bên trong quan hệ lao động, là người hưởng lợi
trực tiếp từ việc thực hiện bảo hộ lao động. Nhưng do chưa nhận thức vấn đề
này một cách nghiêm túc, đôi khi người lao động không tự giác tn thủ các

quy trình an tồn, vệ sinh lao động, hoặc vì những lợi ích trước mắt (như
lương cao, chế độ phụ cấp kèm theo lương) mà bỏ qua việc thỏa thuận “điều
kiện lao động” khi kí kết hợp đồng lao động. Vì vậy, các quy định về bảo hộ
lao động cũng đề cập trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện
các quy trình an tồn, vệ sinh lao động, coi đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với
mọi người lao động khi tham gia quá trình sản xuất.

13

1.1.3.3. Nguyên tắc thực hiện bảo hộ lao động toàn diện và đồng bộ
Trong quá trình lao động thường tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm, nặng
nhọc. Nếu không thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, tai nạn lao động có
thể xảy ra bất kì lúc nào, tại bất cứ giai đoạn nào của quá trình lao động. Vì
thế, cần đảm bảo an tồn, vệ sinh lao động từ khi thiết kế, lắp đặt, vận hành,
bảo quản, cho đến khi thanh lí các trang thiết bị, máy móc, dây chuyền phục
vụ sản xuất. Các biện pháp đảm bảo an tồn, bảo vệ tính mạng sức khỏe và
nhân cách của con người cần thực hiện ở mọi nơi diễn ra hoạt động lao động.
Thực hiện bảo hộ lao động một cách đồng bộ và tồn diện vì thế được coi là
nguyên tắc cơ bản của pháp luật.
Nguyên tắc này đòi hỏi bảo hộ lao động phải được thực hiện đầy đủ
tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động do Nhà nước
quy định. Chỉ cần thiếu đi một vài phương tiện đảm bảo an toàn, vệ sinh, hay
bỏ qua một số thao tác đơn giản, những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Vì vậy, ngun tắc thực hiện an toàn lao động toàn diện và đồng bộ là vấn đề
cần được đảm bảo trong suốt quá trình lao động.
1.2. Hệ thống pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động
1.2.1. Hệ thống pháp luật về bảo hộ lao động
Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự
nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cơng tác xây dựng pháp luật
nói chung và pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng đã được các cấp các

ngành hết sức quan tâm. Vì vậy đến nay Nhà nước ta đã có một hệ thống văn
bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm
1992 (đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số: 51/2001/QH10 ngày 25
tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10). Trong đó Điều 56
của hiến pháp quy định: Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao
động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ
ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người

14

làm cơng ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội
khác đối với người lao động. Các điều 39, 61, 63 quy định các nội dung
khác về bảo hộ lao động.

Bộ Luật lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995
quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động,
các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp
phần thúc đẩy sản xuất. Ngoài chương IX về “an toàn lao động, vệ sinh lao
động” còn một số điều liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động với nội dung
cơ bản sau: Điều 29, chương IV qui định hợp đồng lao động ngồi nội dung
khác phải có nội dung điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Điều
23, chương IV qui định một trong nhiều trường hợp về chấp dứt hợp đồng là:
người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động khi người lao động bị ốm đau hay bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc. Điều 46,
chương V qui định một trong những nội dung chủ yếu của Thoả ước tập thể
là an toàn lao động, vệ sinh lao động. Điều 68, chương IV qui định việc rút
ngắn thời gian làm việc đối với những người làm công việc đặc biệt nặng

nhọc, độc hại, nguy hiểm. Điều 69 quy định số giờ làm thêm không được
vượt quá trong một ngày, một năm.

Một số luật, có liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động: Luật bảo vệ sức
khỏe nhân dân (1989). Trong đó quy định trách nhiệm của người sử dụng lao
động phải chăm lo, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người lao động. Phải
tạo điều kiện cho người lao động được điều dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi chức
năng lao động. Phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, phải tổ
chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Nghiêm cấm việc làm ô
nhiễm các nguồn nước sinh hoạt, tránh làm ô nhiễm đất, nước và không khí;
Luật bảo vệ môi trường (2005), quy định về hoạt động bảo vệ môi trường;
chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ

15

của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ mơi trường; Luật cơng đồn
(1990), quy định trách nhiệm và quyền hạn của cơng đồn trong cơng tác bảo
hộ lao động, từ việc phối hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ
lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ
sinh lao động đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục công tác bảo hộ lao
động cho người lao động; kiểm tra việc chấp hành luật pháp bảo hộ lao
động...

Hệ thống các văn bản quy định của Chính phủ, của các Bộ, ngành chức
năng và hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao
động, hệ thống các quy định an toàn lao động theo nghề và công tác cùng với
các Nghị định của Chính phủ, các Thơng tư, Quyết định của các Bộ, ngành
chức năng, hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh
lao động, các quy trình về an tồn bao gồm: Tiêu chuẩn, quy phạm cấp Nhà
nước; tiêu chẩn, quy phạm cấp ngành; nội quy, quy định của đơn vị sản xuất

ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

1.2.2. Những quy định của pháp luật về công tác bảo hộ lao động
1.2.2.1. Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động là yêu cầu quan trọng nhất
của công tác bảo hộ lao động. Nếu không thiết lập được môi trường lao động
thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất sự tồn tại của các yếu tố nguy hiểm,
nặng nhọc, độc hại trong quá trình sản xuất, nguy cơ tai nạn lao động hoặc
bệnh nghề nghiệp sẽ ln đe dọa tính mạng, sức khỏe người lao động. Để
làm tốt công tác này, trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền trong việc nghiên cứu các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ
sinh lao động. Trên cơ sở đó Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật có
tính chất bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các
đơn vị sử dụng lao động.
Tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động là quy định có tính chất nghiêm
ngặt về an tồn hay vệ sinh lao động bắt buộc áp dụng đối với các đơn vị sử

16

dụng lao động. Có hai loại tiêu chuẩn là tiêu chuẩn cấp Nhà nước (áp dụng
cho mọi đơn vị sử dụng lao động) và tiêu chuẩn cấp ngành (áp dụng trong
phạm vi mỗi ngành kinh tế kỹ thuật do đặc thù riêng của ngành đó chi phối).
Tiêu chuẩn cấp Nhà nước do Bộ khoa học và công nghệ nghiên cứu, xây
dựng và ban hành (có sự phối hợp tham gia của các cơ quan chức năng như
Bộ lao động - thương binh và xã hội, Bộ y tế, Tổng liên đồn lao động Việt
Nam). Tính đến thời điểm hiện nay, Nhà nước đã thông qua và ban hành hệ
thống tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động với trên 150 loại, được áp dụng
trong nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật khác nhau. Trước đây, các tiêu chuẩn
này được gọi chung là các “quy phạm nhà nước” như: quy phạm nhà nước
về thiết bị áp lực, quy phạm nhà nước về thiết bị nâng… Hiện nay, các quy

phạm này được gọi chung là “tiêu chuẩn Việt Nam” (ví dụ tiêu chuẩn Việt
Nam về Hệ thống lạnh, tiêu chuẩn Việt Nam về các thiết bị chịu áp lực).

Tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động cấp ngành do các Bộ, cơ quan
ngang Bộ có trách nhiệm xây dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng tại các
đơn vị sử dụng lao động trong phạm vi ngành đó. Thơng thường, các tiêu
chuẩn an tồn lao động do các bộ chuyên ngành ban hành tùy thuộc vào đặc
thù nghề nghiệp và điều kiện lao động của ngành đó. Mục đích của việc áp
dụng các tiêu chuẩn an tồn, vệ sinh lao động là hạn chế khả năng phát sinh
tai nạn lao động. Việc ban hành tiêu chuẩn an tồn lao động phải có sự tham
gia của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội. Mục đích của việc áp dụng
các tiêu chuẩn vệ sinh lao động là hạn chế tỉ lệ người lao động mắc bệnh
nghề nghiệp. Việc ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh lao động phải có sự tham
gia của Bộ y tế.

Tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động là loại quy phạm pháp luật lao
động đặc biệt. Về hình thức, nó cũng có đầy đủ các bộ phận cấu thành như
quy phạm pháp luật thông thường. Nhưng xét thấy về nội dung, nó chứa
đựng những yêu cầu kĩ thuật hay y tế nghiêm ngặt, là kết quả của những
nghiên cứu khoa học về an toàn lao động được pháp điển hóa thành các quy

17


×