Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY THUỐC LÁ BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 96 trang )

Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NHÀ MÁY THUỐC LÁ BẾN TRE

Họ và tên sinh viên: TRẦN NGUYỄN NGỌC DŨNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 – 2009

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 13 tháng 07 năm 2009

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

1


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NHÀ MÁY THUỐC LÁ BẾN TRE

Sinh viên thực hiện

TRẦN NGUYỄN NGỌC DŨNG


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Kỹ sư Môi trường

Giáo viên hướng dẫn
TS.PHẠM TIẾN DŨNG

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 13 tháng 07 năm 2009

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

2


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này , tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Quý thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình dạy bảo tôi trong
suốt bốn năm học.
Các thầy cô trong Khoa Công Nghệ Môi Trường đã giúp cho tôi có được những
kiến thức quý báu về nghành nghề của mình cũng như những bài học kinh nghiệm từ
thực tế.
Tập thể lớp Kỹ Thuật Môi Trường K2005_2009 đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học cũng như trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Kỹ Sư Đào NgọcHoàng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện trong thời
gian tôi thu thập số liệu.
Các cô chú, anh chị làm việc tại trung tâm cosheps, đã giúp tôi trong quá trình
thực tập, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này.
Gia đình và những người thân của tôi đã giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có
được ngày hôm nay.

Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn đến TS Phạm Tiến Dũng là người đã tận
tình quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn
Tp.HCM, tháng 7 năm 2009
Sinh viên
Trần Nguyễn Ngọc Dũng

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

3


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

i
ii
1
6
4
5
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

5
5
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
5
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5
1.4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THUỐC LÁ BẾN TRE
7
2.1.MÔ TẢ SƠ LƯỢC NHÀ MÁY
7
2.1.1. Thuận lợi
8
2.1.2. Khó khăn
8
2.2.NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY
8
2.3.CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN
8
2.3.1. Đặc điểm yếu tố khí tượng
9
2.3.2. Đặc điểm thủy văn
11
2.4.QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY
13
2.4.1. Qui trình sản xuất thuốc lá của Nhà máy
13
2.4.2. Qui trình chế biến cọng thuốc lá

14
2.4.3. Qui trình chế biến sợi thuốc lá
14
2.4.4. Thuyết minh qui trình công nghệ sản xuất thuốc lá
14
2.5.MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ
15
2.6.NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG VÀ SẢN PHẨM
18
2.7.HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
19
2.7.1. Lưu lượng phát sinh nước thải
19
2.7.2 Các công đoạn phát sinh bụi, khí thải mùi hôi
19
2.7.3. Phát sinh chất thải rắn
19
2.7.4. Các công trình bảo vệ môi trường đã xây dựng
19
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CÁC HOẠT ĐỘNG NHÀ MÁY THUỐC LÁ BẾN TRE TỚI
MÔI TRƯỜNG
21
3.1.CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
21
3.2. CHẤT GÂY Ô NHIỄM_NGUỒN PHÁT SINH VÀ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG
21
3.2.1. Chất gây ô nhiễm môi trường khí và tác động tới môi trường
21
3.2.2 Đánh giá tác động của nước thải tới môi trường
29

3.2.3. Chất thải rắn
32
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM DO CHẤT
THẢI RẮN VÀ PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ, AN TOÀN LAO ĐỘNG
34
4.1.KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM DO CHẤT THẢI RẮN
34
4.1.1. Chất thải rắn sản xuất
34
4.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt
35
4.2.VỆ SINH, AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ
70
4.2.1. Vệ sinh và an toàn lao động
35
4.2.2. Phòng chống sự cố
35
CHƯƠNG V: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ, TÍNH TOÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH
HOẠT CHO NHÀ MÁY
37
5.1. THÔNG SỐ TÍNH TOÁN
37

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

4


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre


38
38
38
40
41
41
41
43
45
47

5.2. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
5.2.1. Sơ đồ qui trình công nghệ
5.2.2. Thuyết minh qui trình công nghệ
5.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
5.3.1. Song chắn rác
5.3.2. Bể lắng cát ngang
5.3.3. Bể lắng đợt I (lắng ly tâm)
5.3.4. Bể Aerotank
5.3.5. Bể lắng đợt II (Bể lắng đứng)
5.3.6. Bể tiếp xúc

CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ XỬ LÝ BỤI PHÂN XƯỞNG SỢI CHO NHÀ
MÁY THUỐC LÁ BẾN TRE
50
1. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI, MÙI
50
61
1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI
1.2. Các phương pháp xử lý mùi

63
87
2. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ_TÍNH TOÁN KHÍ ĐỘNG ĐƯỜNG ỐNG THU HỒI BỤI
2.1. Lựa chọn và thuyết minh công nghệ
63
2.2. Tính toán khí động hệ thống dẫn bụi bằng khí ép
64
2.3. Tính toán thiết bị xử lý
74
2.4. Tính toán chọn quạt
78
CHƯƠNG VII: DỰ TOÁN KINH TẾ
83
1. ĐƯỜNG ỐNG
83
2. THÁP HẤP PHỤ
87
87
3. THÙNG LỌC
4. CÁC CHI PHÍ KHÁC
87
5. CHI PHÍ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

85

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT

86
86
86

87

1. KẾT LUẬN
2. ĐỀ XUẤT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

5


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

TN BẢNG

TRANG

1

Tổng hợp các thành phần số liệu

15

2

Kết quả phân tích hiện trạng không khí khu vực Nhà máy Thuốc lá Bến Tre


19

3

Kết quả đo độ ồn trong khu vực sản xuất Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

21

4

Các thành phần của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại Nhà máy
thuốc lá Bến Tre

34

5

Các thông số thiết kế bể lắng đợt I

39

6

Các thông số đặc trưng của thiết bị thu hồi bụi khô

49

7


Khả năng hấp phụ tối đa một số chất của than hoạt tính

59

8

Bảng tổng hợp về lưu lượng và đường kính ống tính toán

62

9

Bảng tính toán trở lực do ma sát của đoạn ống tính toán tuyến ống A

63

10

Bảng tính toán trở lực cục bộ của đoạn ống tính toán

64

11

Bảng tính toán trở lực toàn phần tuyến ống A

64

12


Bảng tổng hợp về lưu lượng và đường kính ống tính toán

66

13

Bảng tính toán trở lực do ma sát của đoạn ống tính toán

66

14

Bảng tính toán trở lực cục bộ của đoạn ống tính toán

67

15

Bảng tính toán trở lực toàn phần tuyến ống B

67

16

Bảng tổng hợp về lưu lượng và đường kính ống tính toán

69

17


Bảng tính toán trở lực do ma sát của đoạn ống tính toán

69

18

Bảng tính toán trở lực cục bộ của đoạn ống tính toán

70

19

Bảng tính toán trở lực toàn phần tuyến ống C

70

20

Bảng tổng hợp khối lượng tole dung để gia công tuyến ống A

80

21

Bảng tổng hợp khối lượng tole dung để gia công tuyến ống B

80

22


Bảng tổng hợp khối lượng tole dùng để gia công tuyến ống C

81

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

6


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
SS: Hàm lượng chất lơ lửng
CHXHCN: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
BTNMT: Bộ Tài nguyên Môi trường
PTTH: Phổ thông trung học
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

CHƯƠNG I

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

7


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:
Môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm. Điều đó đã để lại một hậu quả
không nhỏ cho con người, động vật, thực vật, các hệ sinh thái, các cảnh quan đô
thị…Vì vậy một yêu cầu cấp thiết đặt ra là làm sao để lấy lại cân bằng cho môi trường
sống của chúng ta.
Số lượng và quy mô các khu công nghiệp, khu chế xuất, các xí nghiệp, các cơ
sở sản xuất… ngày càng tăng làm cho môi trường không khí trở nên đáng lo ngại hơn.
Việc xử lý khói thải, bụi và mùi ở các khu vực này cần phải được quan tâm đúng mức
thì mới có thể cải thiện được vấn đề môi trường như hiện nay.
1.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Đề án bảo vệ môi trường này nhằm mô tả hoạt động của nhà máy, qua đó đánh
giá những vấn đề môi trường phát sinh tại nhà máy thuốc lá Bến Tre nói riêng và thị
xã Bến Tre nói chung. Căn cứ vào đó đưa ra các phương án khống chế ô nhiễm khả thi
nhằm đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội cao phù hợp với quá trình phát triển của nhà
máy, đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Cách tiếp cận

- Thông qua thực tập và thu thập số liệu tại Nhà Máy Thuốc Lá Bến Tre
1.3.2. Phương pháp tiến hành
- Tham khảo tài liệu tại công ty kết hợp với tham quan thực tế
- Khảo sát, đo đạc các số liệu phục vụ khóa luận
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong dây chuyền sản xuất
- Lựa chọn công nghệ xử lý và trình tự tính toán

1.4. Giới hạn đề tài
• Tổng quan về Nhà Máy Thuốc Lá Bến Tre.
SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

8



Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre






Khảo sát nhà máy về các vấn đề môi trường xung quanh.
Đánh giá các tác động của nhà máy đến môi trường xung quanh
Đề xuất và thiết kế các thiết bị xử lý tại Nhà Máy Thuốc Lá Bến Tre
Kết luận và đề xuất

1.5. Ý nghĩa thực tiễn đề tài
- Thu gom bụi thuốc lá trong không khí, giảm chi phí sản xuất.

- Giảm thiểu ô nhiễm không khí tại phân xưởng sản xuất làm cho chất lượng
môi trường không khí được tốt hơn, tránh được các tai nạn và bệnh nghề nghiệp
- Có tính khả thi cao và có thể áp dụng cho các nhà máy thuốc lá khác
- Nghiên cứu hiện trạng môi trường tại công ty đề xuất các giải pháp nhằm làm
cho môi trường tại công ty được tốt hơn.
Để thực hiện các mục đích trên, Đề án được xây dựng với các nội dung sau đây:
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Tổng quan về Nhà Máy Thuốc Lá Bến Tre
- Chương 3: Tác động các hoạt động của Nhà Máy Thuốc Lá Bến Tre tới môi
trường
- Chương 4: Đề xuất các phương án khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động
có hại
- Chương 5: Lựa chọn công nghệ và tính toán xử lý nước thải sinh hoạt cho Nhà

máy
- Chương 6: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý bụi, mùi cho phân xưởng sản xuất
- Chương 7: Dự toán kinh tế
- Chương 8: Kết luận-đề xuất

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

9


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THUỐC LÁ BẾN TRE
2.1. Mô tả sơ lược nhà máy
Tên nhà máy : NHÀ MÁY THUỐC LÁ BẾN TRE
Địa chỉ

: 90A3 Quốc lộ 60 – phường Phú Khương – thị xã Bến Tre

Điện thoại

: (075) 827768 – (075)822159

Giám đốc

: Ông Nguyễn Văn Nuôi

Vốn đầu tư


:

48.000.000.000

đồng

Công ty thuốc lá Bến Tre là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập theo quyết định
số: 320/2005/QĐ-TTg, ngày 16/12/2005, do Thủ tướng Chính phủ ký, là đơn vị trực
thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam.
Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy: 295 trong đó 159 gián tiếp, 136
trực tiếp.
Diện tích hoạt động:13625m2
-

Diện tích các phân xưởng sản xuất, kho: 8283 m2.

-

Diện tích, văn phòng làm việc, căn tin, nhà xe ô tô: 1031 m2.

-

Diện tich cây xanh, đường nội bộ:4311 m2.

Nhà máy thuốc lá Bến Tre có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc

: giáp thửa 888


- Phía Nam : giáp vườn cây và nhà dân
- Phía Đông : giáp thửa 1077 và kinh Chín Tế
- Phía Tây

: giáp quốc lộ 60

Vị trí này có một số thuận lợi và khó khăn sau đây:

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

10


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

2.1.1. Thuận lợi
- Vị trí của Nhà máy nằm gần trung tâm Thị xã, giáp đường quốc lộ 60, nên thuận lợi
trong việc thu nhận nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm.
- Tập trung được đội ngũ lao động kỹ thuật có trình độ khá, tận tâm và nhiệt tình trong
công việc.
- Được sử dụng cơ sở hạ tầng tương đối tốt như:
+ Thuận lợi trong việc sử dụng hệ thống điện là mạng điện lưới quốc gia.
+ Thuận lợi về nguồn nước cấp từ hệ thống cấp nước của thị xã.
2.1.2. Khó khăn
Nhà máy nằm trong khu vực có dân số cao, các chất phát sinh do quá trình hoạt
động của Nhà máy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nhân dân trong vùng và cán
bộ công nhân viên của Nhà máy. Do đó đòi hỏi Nhà máy phải đầu tư kinh phí để xử lý
các chất ô nhiễm.
2.2. Nội dung hoạt động của nhà máy
• Sản xuất thuốc lá điếu, thuốc lá lá, cây đầu lọc thuốc lá

• Kinh doanh nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá điếu
• Xuất khẩu thuốc lá điếu
• Kinh doanh thiết bị, máy móc, phụ tùng nghành thuốc lá
• Xuất nhập khẩu và dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu nguyên liệu và thiết bị
chuyên dùng nghành thuốc lá
• Nuôi trồng thủy sản
2.3. Các yếu tố khí tượng, thủy văn
Các yếu tố về khí hậu có liên quan mật thiết tới các điều kiện vi khí hậu tác
động tới con người. Khí hậu còn ảnh hưởng tới sự phát tán, lan truyền và biến đổi các
chất ô nhiễm trong không khí, nước và đất.

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

11


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

Vùng thị xã Bến Tre cũng như tỉnh Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa và
chịu ảnh hưởng của biển với 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa : từ tháng 5 đến tháng 11
+ Mùa khô

: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

2.3.1 Đặc điểm các yếu tố khí tượng
2.3.1.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến
các quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ
không khí càng cao, tốc độ phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian

lưu các chất ô nhiễm trong không khí càng nhỏ. Kết quả theo dõi diễn biến nhiệt độ từ
năm 1995 – 1999 cho thấy nhiệt độ tại Bến Tre tương đối điều hòa quanh năm.
-

Nhiệt độ trung bình (1995 – 1999)

: 27,030C

-

Nhiệt độ cao nhất

: 30,10C

-

Nhiệt độ thấp nhất

: 24,10C
(Nguồn: Trạm quan trắc Bến Tre, 2007)

2.3.1.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa, phát tán các
chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động. Độ ẩm tương đối của không khí phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và lượng
mưa. Mặt khác, do ở gần cửa biển Bến Tre có độ ẩm khá cao. Tháng có độ ẩm cao
nhất là mùa mưa, vào các tháng 8 và 9, từ 87 – 89%. Tháng có độ ẩm thấp nhất là mùa
khô vào các tháng 3 và 4, từ 76 – 79%. Nhìn chung độ ẩm tại Bến Tre biến động
không nhiều và mùa mưa cao hơn mùa khô.
-


Độ ẩm không khí trung bình (1995 – 1999)

: 83,16 %

-

Độ ẩm không khí thấp nhất

: 76,00 %

-

Độ ẩm không khí cao nhất

: 89,00 %
(Nguồn: Trạm quan trắc Bến Tre, 2007)

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

12


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

2.3.1.3. Lượng mưa
Mưa làm sạch không khí do cuốn theo các chất ô nhiễm, bụi phát tán trong
không khí. Mưa còn pha loãng các chất ô nhiễm trong nước và cuốn theo các chất ô
nhiễm rơi vãi từ mặt đất xuống nguồn nước.
Cũng như các vùng đồng bằng khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thị xã

Bến Tre có chế độ mưa theo mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, có lượng
mưa chiếm 87,10% tổng lượng mưa cả năm.
-

Lượng mưa trung bình năm

: 1.573,13 mm/năm

-

Lượng mưa cao nhất

:

438,40 mm/tháng

-

Lượng mưa thấp nhất

:

0,20 mm/tháng

Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 và10.
Số ngày mưa trung bình trong mùa mưa là 13,6 ngày/tháng. Dạng phổ biến là mưa rào
kéo theo các cơn giông nhỏ. Trường hợp có mưa giông lớn thường xảy ra trong mùa
có gió Tây Nam.
(Nguồn: Trạm quan trắc Bến Tre, 2007)
2.3.1.4. Độ bốc hơi

Quá trinh bốc hơi nước làm tăng độ ẩm của không khí, đồng thời mang theo
một số các chất ô nhiễm, dung môi hữu cơ và các chất có mùi vào không khí.
Tại Bến Tre vào mùa khô nóng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi cao từ
3,6 − 5,5mm/ngày. Trong đó, tháng bốc hơi mạnh nhất là tháng 2 khoảng 5,5mm/ngày.
Sang mùa mưa tốc độ hơi giảm đi rõ rệt, còn 2,2 − 3,2mm/ngày. Trong đó, tháng 9 có
độ bốc hơi nhỏ nhất khoảng 2,2mm/ngày.

2.3.1.5. Gió

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

13


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

Gió là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình lan truyền các chất ô
nhiễm trong không khí, cụ thể là vận tốc gió. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan
truyền các chất ô nhiễm xa và có tác dụng pha loãng với không khí sạch
Tại Bến Tre tương ứng với hai mùa mưa và khô, cũng có hai mùa gió
-

Gió Đông và Đông Nam chủ đạo trong mùa khô

-

Gió Tây và Tây Nam là hướng gió trong mùa mưa

Sức gió mạnh nhất Vmax = 24m/s
Ngoài hai hướng gió chính, còn xuất hiện gió chướng, thổi theo hướng Đông –

Đông Bắc thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Chúng là nguyên nhân
chính gây ra tác hại: làm dâng mực nước biển, mặn xâm nhập sâu hơn vào nội địa. Tốc
độ gió chướng thường thấp < 3m/s và thường lớn nhất vào lúc 13 giờ trong ngày.
2.3.1.6. Chế độ bức xạ
Ở Bến Tre. Bức xạ mặt trời lớn và ổn định, cao vào các tháng mùa khô và thấp
hơn vào các tháng mùa mưa.
Tổng lượng bức xạ tổng cộng trung bình ngày 440 cal/cm2, mùa khô 440−534
cal/cm2, thấp nhất vào tháng 9 (391 cal/cm2).
Tổng lượng bức xạ tổng cộng bình quân năm 160,3 cal/cm2, biến thiên trong
các tháng mùa mưa từ 11,73 cal/cm2 (tháng 9) đến 12,52 cal/cm2 (tháng 7), trong các
tháng mùa khô từ 12,59 cal/cm2 (tháng 9) đến 16,55 cal/cm2 (tháng 3).
2.3.1.7. Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình trong năm đạt 190 giờ. Trong mùa khô, nắng trung bình
khoảng 8-9 giờ/ngày với tổng số giờ nắng bình quân 240-260 giờ/tháng. Mùa mưa
nắng ít hơn, bình quân 5,5-6,5 giờ/ngày tương đương với 170-190 giờ/tháng.

2.3.2. Đặc điểm thủy văn
SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

14


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

2.3.2.1. Hệ thống sông rạch
Thị xã Bến Tre nằm giữa hai rạch lớn là rạch cầu Mới và rạch Cá Lóc. Cả hai
rạch này đều đổ vào sông Bến Tre. Sông Bến Tre là sông nhánh nối với sông Hàm
Luông đổ vào biển đông. Ngoài ra, còn nhiều rạch nhỏ chằng chịt đặc trưng của vùng
châu thổ Nam Bộ
Do ở cuối nguồn sông Bến Tre, nơi giao lưu sông – biển, thị xã Bến tre chịu

ảnh hưởng của hai chế độ thủy văn là triều của biển Đông và nguồn nước của hệ thống
sông Tiền Giang, sông Hàm Luông trực tiếp dẫn thủy vào sông Bến Tre và sông Ba
Lai.
Các sông rạch chịu ảnh hưởng nhật triều không đều của biển Đông. Mực nước
cao nhất vào khoảng +1,38m, thấp nhất tới khoảng – 2,44m. hầu hết diện tích chưa xây
dựng đều bị ngập nước sông và nhiễm mặn thường vào tháng 4 và 5.
2.3.2.2. Tình hình mực nước
Hệ thống sông rạch trong vùng lưu thông với sông Hàm Luông và sông Tiền.
Thị xã Bến Tre nằm ở hạ lưu sông Tiền, có địa hình rất bằng phẳng. Do đó, các sông
rạch có độ dốc nhỏ, mực thủy triều lại cao, nên thủy triều chi phối trực tiếp khối nước
mặt trong vùng.
Đối với các rạch nhỏ: Mực nước trung bình cao nhất 0,4m
Mực nước trung bình thấp nhất 1,6m
Đối với các sông lớn: Mực nước trung bình cao nhất 0,2m
Mực nước trung bình thấp nhất 2m

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

15


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

2.4.

Qui trình công nghệ của nhà máy

2.4.1. Qui trình sản xuất thuốc lá của nhà máy

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng


16


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

Lá nguyên liệu
Hấp lá

Hơi nước

Tách lá và cọng
Cọng thuốc

Gia liệu và ủ lá

Trương nở cọng

Phối lá

Thái cọng

Thái lá
Phối trộn sợi

Hệ
thống
hút bụi
trung
tâm


Rang sợi

Bụi và mùi

Tẩm hương

Bụi và mùi

Kho trung gian

Vấn điếu

Đóng bao

Đóng vô cây

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

17

Hệ
thống
hút


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

2.4.2. Qui trình chế biến cọng thuốc lá
Cọng thuốc lá

Hầm ủ
Cán – thái cọng
Điện

Trương nở cọng

Bụi, mùi

Rang sợi cọng
Hút và phân ly
2.4.3.. Qui trình chế biến sợi thuốc lá
Lá thuốc
Cắt ngọn
Làm tơi

làm ẩm

Tẩm gia liệu

Bụi, mùi nặng

Điện
Thái
Rang sợi
Hút, phân ly

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

18



Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

2.4.4. Thuyết minh qui trình công nghệ sản xuất thuốc lá
Thuốc lá sau khi được thu mua, lưu kho sẽ được đưa đi hấp trong chân không
bằng hơi nước. Sau khi hấp chân không, lá thuốc được đưa vào máy tách cọng để
thành hai thành phần riêng biệt là lá và cọng thuốc. Phần cọng thuốc sẽ được làm cho
trương nở và thái nhỏ thành sợi, còn phần lá được đưa đi tẩm, ủ và phối trộn với nhau,
sau đó tất cả sợi thuốc này sẽ được cho vào lò rang. Sợi thuốc sau khi rang khô được
đưa đi phun hương. Sau đó đưa sang máy vấn điếu, cuối cùng là đóng bao thành phẩm.
2.5.

Máy móc và thiết bị

1. Nồi hơi SHE – 30: Nồi hơi có chức năng cung cấp hơi nước cho quá trinh sấy
nguyên liệu lá và sợi thuốc lá
- Số lượng

: 01

- Công suất làm việc

: 5 tấn/giờ

2. Dây chuyền chế biến sợi:
- Số lượng

: 01

- Công suất làm việc


: 8 tấn/ngày

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

19


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

- Các thiết bị trong dây chuyền bao gồm:
Tên thiết bị

Số lượng

Hấp kiện

1

Cắt cuống – ngạn lá

1

Băng tải phẳng

14

Băng tải rung có lưới sàng

3


Gia nhiệt tăng ẩm

1

Băng tải rung

24

Feeder

4

Tách cọng

1

Phun gia liệu

1

Phối trộn lá

1

Băng tải rung có nam châm hút sắt

2

Băng tải


1

Băng tải cấp liệu lá

1

Thái sợi lá

1

Thùng ổn dòng

3

Trương nở sợi lá

1

Rang sợi lá

1

Trương nở cọng lần 1

1

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

20



Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

Phối trộn cọng

1

Trương nở cọng lần 2

1

Cán cọng

1

Băng tải rung làm nguội

1

Băng tải cấp liệu cọng

1

Thái sợi cọng

1

Trương nở sợi cọng


1

Rang sợi cọng

1

Tách sợi cọng lõi và vận chuyển

1

ống
Phối trộn sợi cọng và sợi lá

1

Thùng phun ẩm

1

Phun hương

1

3. Máy vấn điếu:
- Số lượng

: 05

- Công suất làm việc


: 2000 điếu/phút

4. Máy đóng bao:
- Số lượng

: 06

- Công suất làm việc

: 100.000bao/ngày

5. Máy liên hợp:
- Số lượng

: 01

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

21


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

- Công suất làm việc

4.000 điếu/phút
200.000 bao/ngày

6. Máy nén:
a. Máy nén ATLASCOPCO

- Số lượng

: 01 máy

- Áp suất

: 11 Bar

b. Máy nén MEIJI
- Số lượng

: 01 máy

- Áp suất

: 11 kg/cm2

c. Máy nén PUMAPK 1090
- Số lượng

: 01 máy

- Áp suất

: 8 kg/cm2

d. Máy nén PUMAPK 50
- Số lượng

: 01 máy


- Áp suất

: 8 kg/cm2

e. Máy nén TOKYCO
- Số lượng

: 01 máy

- Áp suất

: 11 kg/cm2

f. Máy nén TA - 120
- Số lượng

: 02 máy

- Áp suất

: 10 kg/cm2

g. Máy nén GA – 15
- Số lượng

: 02 máy

- Áp suất


: 7,5 kg/cm2

2.6. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng và sản phẩm
Nguyên liệu chính để sản xuất thuốc lá điếu của nhà máy là lá thuốc. Nguồn
nguyên liệu chủ yếu được mua trong nước, tùy theo từng loại nguyên liệu và sản phẩm
mà Nhà máy sử dụng phương pháp và tỷ lệ phối trộn khác nhau.

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

22


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

Bảng 1: Tổng hợp các thành phần số liệu

Tháng

Nguyên
liệu
( lá+ cọng)
( Kg)

Sợi thành
phẩm
( Kg )

Bao
thuốc
( gói)


Điện
(Kw)

Nước
( m3 )

Dầu
FO
( lít)

01

162.613

144.367 5.676.242

86.700

1.460

33.280

02

154.007

143.122 3.786.420

69.077


1.220

30.122

03

183.767

170.586 9.701.710 167.435

1.207

23.200

04

142.966

131.670 4.250.890

88.100

1.363

23.600

05

152.477


141.696 4.978.740

83.200

1.156

29.000

06

158.202

139.708 4.940.890 107.400

834

28.000

07

85.015

77.919 5.801.230

73.500

1.186

5.480


08

76.530

71.535 4.314.100

90.800

793

13.300

09

146.216

128.560 4.770.460

75.800

1.196

19.400

Trung
bình

140.199


1.157

22.820

127.684

5.357.853

93.556

2.7. Hiện trạng môi trường:
2.7.1. Lưu lượng phát sinh nước thải:
+ Nước thải sinh hoạt = 30m3/ ngày.
+ Nước cho lò hơi 50m3 / ngày ( từ các hệ thống xử lý mùi sẽ đầu tư trong quý
2 năm 2009).
Do vậy sẽ đầu tư hệ thống xử lý nước thải 80 m3/ ngày. vào quý 3 năm 2009.
2.7.2. Các công đoạn làm phát sinh bụi, khí thải mùi hôi:
+ Phát sinh bụi:
- Máy tách : đã có hệ thống hút bụi.
- Sấy sợi: đã có hệ thống hút bụi.
- Sấy cọng:đã có hệ thống hút bụi.
SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

23


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

- Tứ các máy vấn điếu: đã có hệ thống hút bụi.
+ Phát sinh mùi: từ các máy sấy cọng, sấy sợi, đang thiết kế và sẽ thi công vào

quý 3 năm 2009…
2.7.3. Phát sinh chất thải rắn:
Bao gồm bụi thu gom từ các hệ thồng hút bụi, bao bố chứa thuốc lá nguyên liệu
từ công đoạn sản xuất sợi, cọng từ phân xưởng vấn, giấy vụn, thùng carton... từ phân
xưởng vấn và đóng bao.
2.7.4. Các công trình bảo vệ môi trường đã xây dựng:
Hệ thống hút bụi cho các máy vấn điếu công suất 11500m3/giờ do Phân viện
Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động TP HCM thực hiện vào tháng 07/2007.
Hệ thống hút bụi trung tâm thực hiện vào tháng 01/2001 do Viện cơ học ứng
dụng TP HCM thực hiện..
Hợp đồng thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải ngày 01/12/2008 với Trung
tâm Tư vấn Dịch vụ tài nguyên, môi trường - Trường Cao Đẳng Tài Nguyên, Môi
Trường TP.HCM (làm cơ sở tổ chức đấu thầu gói thầu xử lý ô nhiểm môi trường thuộc
dự án “Đầu tư nâng cấp nhà xưởng phân xưởng sợi và khắc phục ô nhiểm môi trường
theo chương trình sản xuất sạch hơn Công ty Thuốc lá Bến tre”).

SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

24


Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy Thuốc lá Bến Tre

CHƯƠNG III

TÁC ĐỘNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY THUỐC LÁ
BẾN TRE TỚI MÔI TRƯỜNG
3.1. Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường
Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đang trên đà phát
triển. Đồng thời với sự phát triển đi lên của nền kinh tế là sản xuất kinh doanh có

nhiều ảnh hưởng, tác động tới môi trường.
Trước tình hình đó, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường và các địa phương trong cả nước đã đưa ra nhiều văn bản, quy định, quy chế về
bảo vệ môi trường. Đó cũng là những cơ sở pháp lý để thực hiện báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
Các văn bản pháp lý:
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Các cơ quan Nhà nước, Nhà máy,
hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải
tạo và tái sinh các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống” .
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005 quy định tất cả các dự án phát triển kinh tế xã hội phải đánh giá tác động
môi trường, xây dựng các phương án phòng chống ô nhiễm.
- Nghị định NĐ 21/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 hướng dẫn việc thi hành Luật bảo vệ
môi trường.
- Thông tư hướng dẫn số 05/2008/TT-BTNMT Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi
trường về đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động
3.2. Chất gây ô nhiễm - Nguồn phát sinh và tác động tới môi trường
Trong quá trình hoạt động sản xuất của Nhà máy, phát sinh ra các yếu tố có thể tác
động tiêu cực cho môi trường xung quanh, cũng như bệnh nghề nghiệp như sau:
3.2.1. Chất gây ô nhiễm môi trường khí và tác động tới môi trường
SVTH: Trần Nguyễn Ngọc Dũng

25


×