Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO CÔNG ĐOẠN NHUỘM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.3 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG CHO CÔNG ĐOẠN NHUỘM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN.

SVTH : TRẦN THỊ TUYẾT TRINH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 6/2009


NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG CHO CÔNG ĐOẠN NHUỘM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN.

Tác giả
TRẦN THỊ TUYẾT TRINH

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
môi trường

Giáo viên hướng dẫn
Kỹ sư: NGUYỄN HUY VŨ

Tháng 6/2009




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA:

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SV:

TRẦN THỊ TUYẾT TRINH

NIÊN KHÓA:

2005 – 2009


MÃ SỐ SV: 05149023

1. Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG
CHO CÔNG ĐOẠN NHUỘM CỦA CÔNG TY CP NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY
BÌNH AN”
2. Nội dung KLTN:
-

Khái quát về SXSH và ngành dệt may cũng như các vấn đề môi trường đồng hành với
ngành dệt may.

-

Khảo sát hiện trạng công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An.

-

Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may
Bình An.

3.Thời gian thực hiện:

Bắt đầu: tháng 3/2009

Kết thúc: tháng 6/2009

4. Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: KS. Nguyễn Huy Vũ.
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày


tháng

năm 2009

Ngày 10 tháng 3 năm 2009

Ban chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

KS. Nguyễn Huy Vũ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình của gia đình, thầy cô, bạn bè và các cô chú trong công ty CP
nguyên phụ liệu dệt may Bình An.
Em xin chân thành cảm ơn chú Cương, chú Chánh cùng toàn thể thành viên của
công ty CP nguyên phụ liệu dệt may Bình An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
tham quan, tìm hiểu các hoạt động của công ty cũng như cung cấp số liệu giúp em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Huy Vũ đã dành nhiều thời gian và tận
tình hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm khóa luận.
Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành xin gởi đến Ba Mẹ, anh chị em, bạn bè đã
quan tâm, chia sẽ, động viên giúp em vượt qua khó khăn trong thời gian thực tập và
hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn tất cả mọi người.


Chân thành cảm ơn

SVTH: Trần Thị Tuyết Trinh

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN.
Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp SXSH áp dụng cho công đoạn nhuộm
của công ty CP nguyên phụ liệu dệt may Bình An” đã được thực hiện tài công ty CP
nguyên phụ liệu dệt may Bình An, thời gian từ 3/2009 đến tháng 6/2009.
Đề tài thực hiện gồm có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu. Giới thiệu mục đích, nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên
cứu của đề tài.
Chương 2: Khái niệm môi trường và SXSH. Giới thiệu tổng quan lý thuyết môi
trường, SXSH và các lợi ích khi áp dụng SXSH.
Chương 3: Khái quát về công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An. Giới
thiệu những thông tin cơ bản về công ty, lịch sử hình thành và phát triển
của công ty, quy trình sản xuất, những vấn đề môi trường phát sinh và các
biện pháp BVMT mà hiện nay công ty đang áp dụng.
Chương 4: Đề xuất, lựa chọn, và thực hiện các giải pháp SXSH. Từ thực tế tại công
ty và qua quá trình xem xét, đánh giá các biện pháp SXSH được đề xuất và
lên kế hoạch thực hiện.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Đưa ra các kết luận về ưu, khuyết điểm thực tế của
công ty cũng như nhận ra các cơ hội SXSH từ thực tế đó và kiến nghị các
biện pháp giúp thực hiện tốt các biện pháp SXSH được đề xuất giúp công
ty giảm chi phí cho nguyên vật liệu và tạo được hình ảnh tốt trên thị trường.

iii



MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ........................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.........................................................................................................iii
MỤC LỤC .................................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................................vi
Chương 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.3 NỘI DUNG VÀ phẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI................................ 2
1.3.1 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 2
1.3.3 Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................................... 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................... 3
Chương 2: KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG, SXSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
TRONG NGÀNH DỆT MAY....................................................................................................4
2.1 MÔI TRƯỜNG ................................................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm ....................................................................................................................... 4
2.1.2 Bảo vệ môi trường, lịch sử phát triển và các cách tiếp cận trong công tác bảo vệ môi
trường ........................................................................................................................................ 6
2.2 SẢN XUẤT SẠCH HƠN ................................................................................................... 8
2.2.1 Khái niệm về sản xuất sạch hơn: .................................................................................... 8
2.2.2 Điều kiện, yêu cầu khi thực hiện sản xuất sạch hơn:...................................................... 9
2.2.3 Phân loại các giải pháp sản xuất sạch hơn:..................................................................... 9
2.2.4 Các biện pháp quản lí không phải là SXSH: ................................................................ 11
2.2.5 Lợi ích khi áp dụng sản xuất sạch hơn: ........................................................................ 11

2.3 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH NHUỘM: ........................................ 13
2.3.1 Các tác động của ngành nhuộm tới môi trường : ......................................................... 13
2.3.2 Các tác động của ngành nhuộm đối với con người: ..................................................... 16
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH
AN ............................................................................................................................................ 18
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY:............................................................................ 18
3.1.1 Địa chỉ và tên giao dịch: ............................................................................................... 18
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:............................................................................... 19
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty:.................................................................... 19
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY:.... 20
3.2.1 Quy trình sản xuất: ....................................................................................................... 21
3.2.2 Đánh giá và lựa chọn trọng tâm thực hiện SXSH ........................................................ 25
3.2.3 Thiết bị sử dụng và nguyên – nhiên liệu tiêu thụ: ........................................................ 25
3.2.4 Hiện trạng môi trường, nguồn phát sinh chất thải và các biện pháp bảo vệ môi trường
đang áp dụng tại công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An:..................................... 26
Chương 4: ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT
SẠCH HƠN..............................................................................................................................30
4.1 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NHUỘM VẢI TẠI CÔNG TY ............................................ 30
4.1.1 Sơ đồ trọng tâm kiểm toán quá trình nhuộm vải .......................................................... 30
iv


4.1.2 Cân bằng vật liệu và năng lượng .................................................................................. 31
4.1.3 Xác định mức tiêu hao tại các công đoạn sản xuất....................................................... 33
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN PHÁT THẢI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
SXSH ........................................................................................................................................ 34
4.3 SÀNG LỌC CÁC GIẢI PHÁP......................................................................................... 36
4.3.1 Sàng lọc và phân loại các giải pháp.............................................................................. 36
4.3.2 Đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH............................................................................. 37
4.4 ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP.................................................... 39

4.4.1 Mô tả các giải pháp.......................................................................................................39
4.4.2 Đánh giá tính khả thi và lựa chọn các giải pháp thực hiện........................................... 42
4.4.3 Lựa chọn và sắp xếp các giải pháp để thực hiện .......................................................... 46
4.5 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH ...................................................... 48
4.5.1 Thiết lập nhóm SXSH ..................................................................................................48
4.5.2 Phổ biến và đào tạo SXSH ........................................................................................... 48
4.5.3 Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH...................................................................... 48
4.5.4 Đánh giá/ dự báo kết quả đạt được của các giải pháp SXSH ....................................... 50
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 51
5.1 KẾT LUẬN:...................................................................................................................... 51
5.2 KIẾN NGHỊ: ..................................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 53

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATSDHC ............................................................................................. An toàn sử dụng hóa chất
BHLĐ .................................................................................................................Bảo hộ lao động
CB – CNV ............................................................................................... Cán bộ công nhân viên
CN ...............................................................................................................................Công nhân
SL .................................................................................................................................. Số lượng
NT ................................................................................................................................ Nước thải
NM................................................................................................................................. Nhà máy
KV .................................................................................................................................. Khu vực
BVMT ............................................................................................................Bảo vệ môi trường
L................................................................................................................................... Lưu lượng
HTXL ....................................................................................................................Hệ thống xử lí

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Các thiết bị sử dụng trong nhà máy nhuộm ............................................................. 25
Bảng 3.2: Lượng nguyên – nhiên liệu sử dụng/ tháng của nhà máy nhuộm ............................ 26
Bảng 3.3: Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại tại nhà máy nhuộm ................................... 27
Bảng 3.4: Tổng quan về các chất thải sinh ra trong sản xuất ngành dệt................................... 14
Bảng 3.7: Tác hại của các chất ô nhiễm ................................................................................... 17
Bảng 4.1: Cân bằng vật liệu và năng lượng.............................................................................. 32
Bảng 4.2: Định mức dòng thải tại các công đoạn sản xuất ...................................................... 34
Bảng 4.3: Nguyên nhân phát thải và các biện pháp SXSH ...................................................... 34
Bảng 4.4: sàng lọc và phân loại các giải pháp SXSH............................................................... 36
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả sàng lọc các giải pháp ................................................................. 37
Bảng 4.6: Bảng đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH................................................................ 38
Bảng 4.7: Bảng đánh giá khả thi về mặt môi trường của các giải pháp ................................... 42
Bảng 4.8: Bảng đánh giá khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp .......................................... 43
Bảng 4.9: Bảng đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp ........................................ 45
Bảng 4.10: Lựa chọn các giải pháp SXSH ............................................................................... 47
Bảng 4.11: kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH ............................................................... 49
Bảng 4.12: Dự báo kết quả đạt được khi thực hiện các giải pháp SXSH................................. 50

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: các cách tiếp cận trong công tác BVMT ................................................................... 8
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất vải nhuộm ................................................................................. 21
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ trọng tâm kiểm toán quá trình nhuộm vải..................................................... 31

vi


Chương 1:
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Xét trên toàn thế giới nói chung và ở VN nói riêng, công nghiệp dệt có những
đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước, bao gồm các quy mô sản xuất từ nhỏ
đến lớn.
Tuy nhiên, đặc điểm của ngành công nghiệp này là tiêu thụ rất nhiều tài nguyên,
cùng với sự hoạt động của những máy móc cũ kĩ, lạc hậu đã đến sự lãng phí tài nguyên
đáng kể và huỷ hoại môi trường nghiêm trọng.
Trước thực trạng đó nhiều biện pháp BVMT đã được đề ra nhằm hạn chế phần nào
các vấn đề môi trường. Biện pháp được nghĩ đến đầu tiên là xử lý cuối đường ống với
việc xây dựng các hệ thống xử lí nhưng với biện pháp này thì phải tốn rất nhiều chi phí
và chỉ giải quyết những vấn đề mang tính ngắn hạn, nó không triệt tiêu được chất thải
mà chỉ chuyển chất thải từ trạng thái này sang trạng thái khác. Do đó, biện pháp này
sớm được thay thế bằng các biện pháp tốt hơn và có thể kể đến ở đây là biện pháp
SXSH. Với việc áp dụng biệp pháp này hầu hết các doanh nghiệp đều đã giảm được 20
– 30% lượng chất thải, tiết kiệm được các khoản chi phí cho nguyên – vật liệu và năng
lượng. Thêm nữa, không cần thiết phải đầu tư một khoảng chi phí quá lớn để có thể
thực hiện được biện pháp BVMT này.

1


Thực tiễn sau một thời gian áp dụng cho thấy lợi ích từ việc áp dụng SXSH là rất
lớn, để có thể thấy rõ ràng hơn lợi ích của biện pháp chúng ta cần phải nghiên cứu và
áp dụng các giải pháp SXSH tại một đơn vị cụ thể.
Sau quá trình tìm hiểu về nhà máy Bình An, nhận thấy ở đây có nhiều nguồn phát
thải chưa được xử lý, những thất thoát nguyên liệu và các tài nguyên còn nhiều, đây là
những tiềm năng lớn cho SXSH cùng với những lý do đã được đề cập ở trên đề tài
“Nghiên cứu đề xuất giải pháp SXSH áp dụng cho công ty CP nguyên phụ liệu dệt
may Bình An” đã được thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào, giảm thiểu phát sinh chất thải

và khí thải trong quá trình sản xuất.
Giảm chi phí xử lý tập trung.
Giảm thiểu và hạn chế các tác động môi trường, rủi ro xảy đến với con người và
môi trường do hoạt động của ngành nhuộm.
Đảm bảo lợi ích kinh tế của xí nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
1.3 NỘI DUNG VÀ PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.3.1 Nội dung nghiên cứu
Phân tích dây chuyền công đoạn sản xuất vải nhuộm.
Xác định đầu vào và đầu ra của mỗi công đoạn sản xuất.
Lập bảng cân bằng vật chất.
Xác định nguyên nhân phát sinh các dòng thải.
Đề xuất các giải pháp SXSH.
Lựa chọn các giải pháp SXSH khả thi với điều kiện hiện tại của công ty.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An ở
Khu phố 1 – phường Linh Trung – Q.Thủ Đức – TP.HCM
2


1.3.3 Giới hạn nghiên cứu
Các số liệu được thu thập từ một định kì sản xuất nên độ chính xác chưa cao.
Khả năng hạn chế trong việc thu thập số liệu nên các số liệu được sử dụng chưa
sát với thời điểm hiện tại
Vì điều kiện thời gian và năng lực nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích tính
khả thi của một vài phương án.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra giám sát, phỏng vấn, thu thập số liệu, tài liệu.
Phương pháp luận SXSH.
Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu.


3


Chương 2:
KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG, SXSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG TRONG NGÀNH DỆT MAY

2.1 MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về môi trường
Tùy theo góc độ của mỗi người, mỗi ngành mà thuật ngữ môi trường được hiểu
một cách khác nhau và từ đó có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường. Ở đây, để
thuận tiện trong nghiên cứu và thực tiễn ứng dụng khoa học về môi trường, chúng ta
dùng định nghĩa: “Môi trường là các yếu tố vật chất và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh
học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người, các yếu tố đó có quan hệ
mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng
tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này
quyết định chiều hướng phát triển của các cá thể sinh vật của hệ sinh thái và con
người.”
2.1.1.2 Chất lượng môi trường và các khái niệm liên quan
Chất lượng môi trường là thuật ngữ biểu thị mục tiêu có liên quan đến hành vi
ứng xử và tương tác giữa các đặc tính môi trường và con người – xã hội sử dụng môi
trường đó (Nguồn: Bản thảo “Đánh giá tác động môi trường”. Nguyễn Vinh Quy,
2005).
Khi đánh giá chất lượng môi trường người ta quan tâm đến các yếu tố như: Tải
lượng tới hạn, tải lượng mục tiêu và khả năng đồng hóa của hệ sinh thái.
4


Tải lượng tới hạn được định nghĩa là lượng ước tính của một hoặc nhiều tác

nhân gây ô nhiễm tồn tại hoặc phát thải ra môi trường mà dưới mức đó ảnh hưởng có
hại sẽ không xảy ra cho môi trường. (Bản thảo: “Đánh giá tác động môi trường”.
Nguyễn Vinh Quy, 2005).
Tải lượng mục tiêu được hiểu là giá trị dùng để xác định mức độ tải lượng chất
gây ô nhiễm cộng đồng có thể chấp nhận được và cho phép thải ra một môi trường nào
đó. (Nguồn: Bản thảo “Đánh giá tác động môi trường”. Nguyễn Vinh Quy, 2005).
Ngoài ra, khi đề cập đến chất lượng môi trường, người ta còn đề cập đến khái
niệm về khả năng đồng hóa của hệ môi trường, đó là mỗi hệ sinh thái đều có khả năng
tự làm sạch và đồng hóa các tác nhân gây ô nhiễm. Mức độ đồng hóa của hệ sinh thái
phụ thuộc vào dạng của hệ, điều kiện và mức độ cũng như độc tính của các tác nhân
gây ô nhiễm.
2.1.1.3 Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường và suy thoái môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự thải bỏ chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến
mức có thể gây hại đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người, và đến sự sinh
trưởng và phát triển của hệ sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Tuy
nhiên, môi trường chỉ thực sự được coi là ô nhiễm khi nồng độ, hàm lượng hoặc cường
độ các tác nhân gây ô nhiễm đạt đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến con
người, sinh vật và vật liệu. Các tác nhân gây ô nhiễm được xác định bao gồm các chất
thải ở dạng khí, lỏng, rắn có chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc các dạng
năng lượng như bức xạ, nhiệt độ.
Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường
nghiêm trọng. Sự cố môi trường đã và đang diễn ra từng ngày, từng giờ, nó đã lấy đi
của chúng ta không ít của cải vật chất và tinh thần. Ví dụ: Động đất là một sự cố môi
trường mà con người chưa có cách nào khống chế được, nó đã gây ra cho con người và
môi trường những thiệt hại rất to lớn.
Ngoài các khái niệm trên ra, trong công tác BVMT cũng dùng thuật ngữ suy
thoái môi trường. Suy thoái môi trường là sự thay đổi chất lượng và số lượng của các
5



thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. Hiện nay,
chúng ta đang chứng kiến một thức tế đáng lo ngại đó là nguồn nước ngầm mà chúng
ta đang sử dụng đã suy cạn về trữ lượng và ô nhiễm nghiêm trọng.
2.1.2 Bảo vệ môi trường, lịch sử phát triển và các cách tiếp cận trong công
tác bảo vệ môi trường
2.1.2.1 Công tác bảo vệ môi trường:
Theo điều 2, chương I trong các quy định pháp luật về BVMT và tài nguyên:
“BVMT là những hoạt động giữ gìn cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi
trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con
người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm
TNTN”. Mục tiêu chiến lược của BVMT gồm:
• Ngăn chặn suy thoái, bảo vệ, cải thiện môi trường đô thị, công nghiệp, môi
trường nông thôn, nông nghiệp.
• Tiến hành quy hoạch, thực thi từng bước các quy hoạch môi trường và phát
triển bền vững đã duyệt cho các lưu vực sông lớn và vừa.
• Ngăn chặn suy thoái môi trường thiên nhiên, quy hoạch phát triển bền vững
các vùng ven biển trọng điểm.
• Bảo vệ và phát huy đa dạng sinh học.
• Tăng cường khả năng kiểm soát và phòng chống thiên tai và tai biến môi
trường. (Lê văn Khoa, 2001)
2.1.2.2 Lịch sử phát triển công tác bảo vệ môi trường:
Công tác BVMT đã trải qua 4 giai đoạn lịch sử khác nhau: Bỏ qua, thiếu nhận
thức, phân tán – pha loãng và giảm thiểu chất thải. Cho đến nay công tác BVMT mới
thực sự trở thành mục tiêu “Phát triển bền vững” và đã được đề cập trong chiến lược
phát triển KT – XH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Khi công nghiệp chưa phát triển, lượng chất thải phát sinh ra chưa nhiều, khả
năng tự làm sạch và khả năng chịu tải của môi trường còn lớn nên các vấn đề về
ONMT và BVMT chưa được quan tâm đúng mức. Nhưng, khi nền công nghiệp đã
6



phát triển mạnh, việc thải bỏ trực tiếp các sản phẩm phụ vào môi trường thì ONMT là
tất yếu. Vì vậy, khi chúng ta đã có nền công nghiệp phát triển thì chúng ta cần có
những sự quan tâm đúng mức đối với công tác BVMT.
Theo thời gian và sự phát triển xã hội, sản phẩm công nghiệp ngày càng gia
tăng, chất thải công nghiệp ngày càng phát sinh nhiều, khả năng tự làm sạch của môi
trường ngày càng yếu, ô nhiễm dần hiện rõ. Lúc này, BVMT được xem là quan trọng,
vì vậy các chính sách và quy định pháp luật về quản lý và BVMT được ban hành buộc
các nhà công nghiệp phải xử lý chất thải của họ trước khi thải ra môi trường. Cách tiếp
cận “Xử lý cuối đường ồng” (end – of – pipe) ra đời. Mặc dù có hiệu quả nhất định
trong việc giảm bớt ô nhiễm, cải thiện môi trường nhưng cách tiếp cận này chỉ làm
biến đổi chất ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác và chi phí xử lý cao, không có khả
năng thu hồi vốn. Vì vậy, các nhà quản lý BVMT và công nghiệp đã tìm kiếm giải
pháp thay thế chủ động – tái sinh chất thải nhằm giảm bớt ô nhiễm và bảo tồn tài
nguyên. Tuy nhiên, các giải pháp tái sinh thường tốn kém và ít khả thi về mặt kỹ thuật
do “ Không phải chất thải nào cũng có thể tái sinh được” nên cách tiếp cận chủ động
bậc cao – “SXSH” hay ‘giảm thiểu chất thải”, “Ngăn ngừa ô nhiễm” ra đời. (Nguồn:
Viện TN&MT Tp.HCM, 1999)

7


SXSH/ngăn ngừa
ô nhiễm/ giảm
thiểu chất thải
Tái sinh/ sử dụng
lại
Xử lý cuối đường
ống

Thải trực tiếp/ pha
loãng
Ít ưa chuộng

Chủ động, tích cực – ưa chuộng hơn

Sơ đồ 2.1: các cách tiếp cận trong công tác BVMT
2.2 SẢN XUẤT SẠCH HƠN
2.2.1 Khái niệm về sản xuất sạch hơn:
Từ trước đến nay người ta vẫn quan niệm rằng để bảo vệ môi trường các doanh
nghiệp, đặc biệt là các đơn vị có công nghệ sản xuất cũ buộc phải xây dựng hệ thống
xử lí chất thải. Nhưng quan niệm trên không còn đúng, đó là sự tiếp cận và can thiệp
sau khi sự cố đã xảy ra hay nói cách khác là phản ứng xứ lý. Ngày nay, người ta có
thể tiếp cận với ô nhiễm một cách chủ động, theo hướng dự báo phòng ngừa thông
qua việc áp dụng SXSH.
Chương trình môi trường LHQ (UNEP) đã đưa ra khái niệm SXSH và khởi
xướng chương trình này trên toàn cấu vào năm 1989. Theo định nghĩa của UNEP
“SXSH là áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường đối với
quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái và giảm
thiểu rủi ro đến con người và môi trường ”

8


• Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu và
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và độc tính của tất cả các
chất thải ngay tại nguồn.
• Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong
suốt chu trình sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
• Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố môi trường vào trong thiết kế và phát

triển dịch vụ.
Các khái niệm tương tự với SXSH là: Giảm thiểu chất thải, phòng ngừa ô
nhiễm, và năng suất xanh. Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với SXSH, đều
cùng có ý tưởng cơ sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.
2.2.2 Điều kiện, yêu cầu khi thực hiện sản xuất sạch hơn:
Để thực hiện sản xuất sạch hơn trong bất kì công ty/ nhà máy nào cũng cần
phải có cam kết của ban lãnh đạo. Ngoài ra, cũng cần có sự tham gia của tất cả mọi
người, của các phòng ban, phân xưởng vì SXSH có thể can thiệp tới tất cả các bộ
phận của công ty/ nhà máy. Một công ty muốn thực hiện SXSH phải có một tổ chức
gồm những người trong công ty và có thể thuê chuyên gia bên ngoài hỗ trợ thêm. Do
vậy, ban SXSH phải được thành lập trong công ty, cơ cấu của ban này nên có đại diện
của các cấp lãnh đạo, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch – tài chính, các xưởng sản xuất
và các chuyên gia SXSH.
2.2.3 Phân loại các giải pháp sản xuất sạch hơn:
Có thể áp dụng sản xuất sạch hơn bằng cách áp dụng công nghệ mới, cải tiến kĩ
thuật… hay chỉ đơn giản bằng cách thay đổi tư duy, quan điểm bản thân. Nhìn chung
các giải pháp được chia thành các nhóm sau:
• Quản lí nội vi (QLNV): Là giải pháp đơn giản nhất của SXSH, nó không đòi
hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện được ngay sau khi xác định được các giải pháp.
QLNV có thể khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt các thiết bị khi không
sử dụng để tránh tổn thất.

9


• Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu
hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá
trình sản xuất như: Nhiệt độ, áp suất, pH… cần được giám sát và duy trì càng gần điều
kiện tối ưu càng tốt.
• Thay đổi nguyên, nhiên liệu: Là việc thay thế các nguyên, nhiên liệu đang

sử dụng bằng các nguyên, nhiên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi
nguyên, nhiên liệu có thể là việc mua nguyên liệu mới tốt hơn để đạt hiệu suất sử dụng
cao hơn. Thông thường loại nguyên nhiên liệu sử dụng, chất lượng nguyên nhiên liệu
và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
• Cải tiến thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đang sử dụng. Việc cải tiến có thể
là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng,
lạnh, hoặc thiết kế, cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị.
• Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả
hơn. Ví dụ: Lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy Jet sử dụng dung tỷ thấp
hơn. Với giải pháp này tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so
với các giải pháp khác tuy nhiên yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH
khác, do đó cần cân nhắc, nghiên cứu cẩn thận.
• Tuần hoàn và tái sử dụng tại chỗ: Tái sử dụng các nguồn vật liệu bị thải ra
ngay trong quy trình sản xuất đó, hoặc sử dụng cho các mục đích khác ngay trong
phạm vi một công ty.
• Sử dụng năng lượng hiệu quả: Năng lượng là nguồn đầu vào có khả năng
gây ra các tác động môi trường rất đáng kể. Việc khai thác các nguồn năng lượng có
thể gây tác động đối với đất, nước, không khí, và đa dạng sinh học, hoặc là nguyên
nhân làm phát sinh một số lượng lớn chất thải rắn.
Những tác động môi trường phát sinh từ việc sử dụng năng lượng có thể được
hạn chế bằng cách sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn, hoặc bằng cách thay
thế nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió...

10


• Thay đổi sản phẩm: Là xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản
phẩm, từ đó ta thay đổi loại sản phẩm phù hợp. Thay đổi sản phẩm có thể tiết kiệm
nguyên liệu tiêu thụ và lượng hóa chất độc hại sử dụng.
2.2.4 Các biện pháp quản lí không phải là SXSH:

2.2.4.1 Tái chế ngoài phạm vi xí nghiệp:
Là biện pháp rất được ưa chuộng, giúp tiết kiệm nguyên liệu và giảm lượng
nguyên liệu bị đổ bỏ sau đó.
Tuy nhiên, việc vận chuyển chất thải và quá trình tái chế có thể ảnh hưởng đến
sức khỏe người lao động hoặc gây ô nhiễm cho môi trường.
2.2.4.2 Di chuyển các chất độc hại sang một môi trường trung gian khác:
Các hoạt động quản lý chất thải chỉ đơn giản là thu gom các chất ô nhiễm và
chuyển chúng từ một môi trường trung gian này đến một địa điểm khác.
Trên thực tế, mục tiêu đặt ra là chuyển ô nhiễm sang một môi trường khác ít bị
kiểm soát hơn về mặt luật pháp.
2.2.4.3 Xử lý chất thải trước khi đổ bỏ:
Giảm độ độc hại hoặc làm giảm địa điểm đổ bỏ chất thải, nhưng không phải là
loại trừ chất gây ô nhiễm.
Xử lý chất thải bao gồm các quy trình như: giảm khối lượng, pha loãng, giảm
độ độc hại hóa chất gây ô nhiễm (nén thành khối, bọc vỏ,...), cô đặc các chất độc hoặc
nguy hại để giảm bớt khối lượng.
2.2.4.4 Làm loãng thành phần chất thải để giảm bớt độ độc hại và nguy hiểm:
Phương pháp làm loãng được áp dụng đối với các dòng chất thải sau khi ô
nhiễm đã phát sinh và vì vậy không giúp làm giảm số lượng tuyệt đối của các chất độc
hại thải vào môi trường.
2.2.5 Lợi ích khi áp dụng sản xuất sạch hơn:
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp dù lớn hay nhỏ, tiêu thụ
nguyên liệu, năng lượng, nước, máy móc… nhiều hay ít bởi vì SXSH đã giảm thiểu
11


các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó các cơ sở này có thể đạt sản lượng cao
hơn, chất lượng ổn định hơn, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh sẽ cao
hơn. Thực tế đã chỉ ra rằng, SXSH không chỉ mang lại lợi ích môi trường mà còn
mang lại lợi ích cả về mặt kinh tế nữa. Các lợi ích này được thể hiện:

• Giảm thiểu nguyên liệu và năng lượng sử dụng: Do giá thành các nguyên
liệu sử dụng ngày một tăng cũng như tình trạng nước ngày một khan hiếm, không một
doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các loại tài nguyên này dưới dạng chất
thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các doanh nghiệp sử
dụng với số lượng lớn.
• Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn: Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức
rõ sự nghiêm trọng của việc hủy hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo,
dự án mở rộng hoặc đại diện hóa mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ
góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về SXSH sẽ đem lại hình ảnh đẹp về môi
trường cho doanh nghiệp đến các nhà cho vay. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ có điều
kiện tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn hỗ trợ tài chính.
• Các cơ hội thị trường mới được cải thiện: Việc nâng cao nhận thức của
người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm
xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi đã có những nổ lực về SXSH thì có thể
mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao
hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.
• Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn: SXSH phản ánh và cải thiện hình ảnh
chung về doanh nghiệp. Với hình ảnh “xanh” như đã nhắc ở trên thì doanh nghiệp sẽ
dễ dàng được cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.
• Môi trường làm việc tốt hơn: Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi
trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng
cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua việc thực hiện SXSH, có thể
làm gia tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải.
• Tuân thủ luật môi trường tốt hơn: Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải
các chất thải (rắn, lỏng, khí) đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các
12


tiêu chuẩn này thường yêu cầu việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp
và đắt tiền. SXSH hỗ trợ cho việc xử lí các dòng thải , và do đó các doanh nghiệp sẽ

tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. SXSH sẽ không
những làm giảm chất thải, giảm lượng thải mà thậm chí còn giảm cả độc tố.
Ngoài ra, khi thực hiện đánh giá SXSH sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống
quản lí môi trường như tiêu chuẩn ISO 14000 dễ dàng hơn.
2.3 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH NHUỘM:
2.3.1 Các tác động của ngành nhuộm tới môi trường :
Ngành công nghiệp nhuộm có đặc điểm là có rất nhiều các công đoạn khác
nhau không chỉ tiêu thụ một lượng lớn nước mà còn sử dụng các loại hoá chất khác
nhau. Trong ngành này có một chuỗi dài các công đoạn sản xuất ướt đòi hỏi nước, hoá
chất và năng lượng đầu vào và mỗi bước đó đều sinh ra chất thải. Quá trình nhuộm
sinh ra nhiều dòng thải, bao gồm các dạng lỏng, khí và rắn, mà một vài loại trong số
đó có thể là chất thải độc hại. Bản chất của chất thải sinh ra phụ thuộc vào trang thiết
bị, các quá trình, công nghệ, các loại sợi và hoá chất sử dụng.

13


Bảng 3.4: Tổng quan về các chất thải sinh ra trong sản xuất ngành nhuộm
Quá
trình
Giũ hồ

Phát thải khí

Nước thải

Chất hữu cơ dễ bay hơi từ BOD từ chất hồ, dầu bôi
glycol và các loại khác
trơn, biocide, hợp chất
chống xê dịch

Chất hữu cơ dễ bay hơi từ cồn Chất tẩy uế, thuốc trừ
và các chất tẩy hoà tan
sâu tồn dư, NaOH, các
tác nhân tẩy, dầu, chất
bôi trong khâu hoàn tất,
tiêu thụ các chất hoà tan.
Ít hoặc không có
H2O2, chất ồn định, độ
pH cao

Nấu

Tẩy
trắng
Đốt
lông

Lượng nhỏ các chất khí tận Ít hoặc không có
trích từ quá trình cháy mà có
kèm theo các hợp chất cháy
Ít hoặc không có
Độ pH cao, NaOH

Ngâm
kiềm
Xử lý
nhiệt
Nhuộm

Tác nhân hữu cơ dễ bay hơi

của khâu xe sợi - sản xuất sợi
tổng hợp.
Chất hữu cơ dễ bay hơi

In

Dung môi, axit axetic, khí thải
sấy, gas

Hoàn
tất

Chất hữu cơ dễ bay hơi, các
hợp chất của hoá chất như hơi
formandehit, các khí sau cháy.

Các chất thải rắn
Chất thải bao gói; vải,
sợi thải, làm sạch và
lưu giữ các nguyên liệu
Ít hoặc không có

Ít hoặc không có, thậm
chí nếu ít, ảnh hưởng
có thể cần xem xét
Ít hoặc không có
Ít hoặc không có

Ít hoặc không có


Ít hoặc không có

Các kim loại, muối, chất
bề mặt, chất hữu cơ hỗ
trợ cho quá trình, các vật
liệu cation, màu, BOD,
COD, sulphit, axit/kiềm,
tiêu thụ các dung dịch.
Chất rắn lơ lửng, ure,
chất hoà tan, màu sắc,
kim loại, nhiệt, BOD,
chất tạo bọt
COD, chất rắn lơ lửng,
các vật liệu độc hại, sử
dụng chất hoà tan.

Ít hoặc không có

Ít hoặc không có

Vải phế liệu và các đầu
cắt xén; đóng gói chất
thải.

2.3.1.1 Ô nhiễm không khí:
Hầu hết các quá trình mà được thực hiện trong nhà máy nhuộm đều phát thải ra
các chất ô nhiễm không khí. Nghiên cứu về lượng và loại khí ô nhiễm phát thải từ hoạt
động sản xuất của ngành nhuộm đang được mở rộng nhưng nhìn chung dữ liệu về phát
thải khí trong quá trình sản xuất chưa thực sự có giá trị. Khí ô nhiễm là loại chất ô
nhiễm khó lấy mẫu, kiểm tra và tiến hành kiểm toán nhất.


14


™ Khí phát thải có thể phân loại theo các nguồn gốc tự nhiên của nó:
− Các nhà máy nhuộm thường phát sinh ra các hợp chất oxit nitơ và oxit
sunphua từ lò hơi. Các nguồn phát thải khí ô nhiễm khác trong vận hành sản xuất
nhuộm bao gồm khâu in, nhuộm, chuẩn bị vải, và nhà máy xử lý nước thải. Các khí
hydrocacbon được phát thải từ các lò sấy khô và từ khâu sấy các khoáng chất có trong
dầu ở nhiệt độ. Các quá trình này có thể phát thải ra khí formaldehit, axit, chất làm
mềm, và các hợp chất hữu cơ khác. Các chất thải dư thừa đôi khi phát thải ra chất ô
nhiễm trong quá trình gia nhiệt xử lý.
− Các vật mang và các chất hoà tan có thể bị thải ra trong quá trình nhuộm
(phụ thuộc vào loại của quá trình nhuộm và các nhà máy xử lý nước thải. Các chất
mang mà sử dụng trong các mẻ nhuộm có dùng thuốc nhuộm phát tán có thể gây ra sự
phân tán các chất dễ bay hơi ở thể nhũ tương của dung dịch hoá chất trong quá trình
gia nhiệt, sấy khô hoặc sấy ở nhiệt độ cao).
2.3.1.2 Ô nhiễm nước:
Các nhà máy nhuộm sử dụng một lượng lớn nước trong suốt quá trình sản xuất,
từ khâu giặt sợi, nhuộm và giặt hoàn tất sản phẩm. Theo mức chung, cứ sản xuất ra
1kg vải thì dùng hết 200 lít nước. Một lượng nước thải lớn sinh ra có chứa một loạt các
hoá chất, sử dụng trong suốt các quá trình. Chúng có thể sẽ đem lại nhiều hậu quả nếu
không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Liên quan đến tất cả các bước trong
quá trình sản xuất, quá trình dệt ướt sinh ra lượng nước thải lớn nhất.
Các độc tố ở trong nước thải của các nhà máy nhuộm thay đổi dao động phụ
thuộc vào trang thiết bị sản xuất. Các nguồn chất độc bao gồm muối, các hợp chất bề
mặt, các kim loại bị ion hoá và các hỗn hợp kim loại, các hợp chất hữu cơ độc hại, các
chất diệt VSV và các độc tố anion. Hầu hết các thuốc nhuộm trong ngành nhuộm có
tính độc trong nước thấp. Mặt khác, các chất bề mặt và các hợp chất liên quan, như các
tác nhân tẩy trắng, chất chuyển thể sữa, và các chất phát tán được sử dụng ở hầu hết

trong các quá trình nhuộm và có thể là nguyên nhân phát tán chính ra các độc tố trong
dòng thải, BOD và dòng tạo bọt.

15


2.3.1.3 Ô nhiễm chất thải rắn:
Chất thải dư thừa sơ cấp sinh ra trong sản xuất ngành nhuộm là chất không độc
hại. Chúng bao gồm các mảnh nhỏ, phần dư thừa, phần thải bỏ của sợi và vải. Cũng có
các chất thải liên quan đến phần lưu trữ, sản xuất sợi và vải may mặc. Ví dụ như hoá
chất lưu trữ trong thùng, các phòng cắt xén các phần thải dư thừa sinh ra một lượng
lớn các mẩu vải, phân này có thể được tái sử dụng bằng cách tăng hiệu suất sử dụng
vải trong khâu cắt và may.
2.3.2 Các tác động của ngành nhuộm đối với con người:
Trong quá trình sản xuất vải, công nhân có thể tiếp xúc với các loại tác nhân tẩy
trắng, nấu và nhuộm khác nhau. Tác động của các hoá chất hoạt hoá, bụi nặng và tiếng
ồn cần phải được quan tâm.
2.3.2.1 Các chất hoá học:
Ở khâu nhuộm và in, công nhân thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm, hàng
loạt các axit như axit fomic, sunfuric và acetic, chất làm trắng florua, dung môi hữu
cơ, và thuốc hãm màu. Công nhân ở khâu hoàn tất sản phẩm thường xuyên tiếp xúc
với các tác nhân chống màu, chống cháy và một loạt các dung môi độc hại để tẩy dầu
mỡ và tẩy ố. Cần phải chú ý khi sử dụng các loại hợp chất này để ngăn chặn tiếp xúc
với da và cần có biện pháp thích hợp bảo đảm không làm thoát các chất hoặc hơi của
chúng ra môi trường. Các chứng viêm da thường hay bị mắc phải khi làm việc ở các
công đoạn tẩy trắng, nhuộm và hoàn tất, trong khâu chuẩn bị sợi lanh và các dung môi
cho sản xuất sợi tổng hợp. Các sơ trung gian của một số thuốc nhuộm nhất định có thể
gây ung thư bàng quang. Chàm bội nhiễm do crom hoặc nhiễm độc crôm là một nguy
cơ do sử dụng natri hoặc kali crommat trong nhà máy dệt.
2.3.2.2 Bụi và khói:

Có một thực tế chung là các nhà máy nhuộm thường phát thải khí chứa nhiều
bụi vào khí quyển. Trong các nhà máy hiện đại, người ta đã lắp đặt hệ thống tuần hoàn
và lọc khí, nhưng không phải quốc gia nào cũng có những nhà máy như thế. Sự phát
thải các dung môi hữu cơ là rất lớn và không kiểm soát được, các chất hữu cơ này
được sử dụng trong gia nhiệt, hoàn tất, nhuộm và in.
16


Bảng 2.7: Tác hại của các chất ô nhiễm
Chất
Carbon
disulphide

Monoxide
Hydrogen
sulphide
Kerosene
Nitrogen
oxides
Sulphur
oxides
Hạt

Hoạt động
Ảnh hưởng độc hại
Narcotic, hemolytic, Tiếp xúc với da gây đau nặng và phá huỷ da.
neurotoxic
Tiếp xúc lâu hơn vài phút có thể gây bỏng độ hai.
Bị nhiễm 100-1000 ppm gây mệt mỏi, buồn nôn, đau
đầu và táo bón. Liều lượng khoảng 10ml có thể gây

chết người. 150ml trong không khí là nguy hiểm.
Giảm khả năng vận Gây hoa mắt, yếu đi, đau đầu. Nồng độ khoảng
chuyển oxy trong 1000ppm có thể gây tử vong trong vòng 1 giờ.
máu
Kích thích và gây Đau đầu dữ dội, mỏi cơ và nhịp tim yếu.
buồn ngủ
Buồn nôn, nôn mửa, ho, dẫn đến tê liệt hệ hô hấp.
Gây kích thích nặng Nồng độ cao có thể gây ngạt ngay lập tức.
ở mắt và đường hô
hấp
Kích thích
Bị xông vào với nồng độ thấp gây ra viêm mũi và đâu
rát ở ngực.
Kích thích
Kích thích hệ hô hấp. Sốt và ho là các triêu chứng
thông thường

2.3.2.3 Tiếng ồn:
Nguồn phát sinh: Các máy móc, thiết bị, động cơ.
Công nhân làm việc trong nhà xưởng có độ ồn cao sẽ làm giảm năng suất lao
động và nguy cơ mắc phải các bệnh về thính lực, làm tăng các bệnh thần kinh và huyết
áp.

17


×