Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Hoàn thiện kiểm toán khoản mục lương và các khoản mục có liên quan trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte VN thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.62 KB, 73 trang )

Chuyên đề thực tập

Đại học KTQD

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến TS. Phan Trung Kiên đã tận tình chỉ bảo
em trong suốt quá trình hoàn thành Chuyên đề thực tập chuyên ngành. Nhờ có sự giúp đỡ và
tận tình chỉ bảo của thầy, em đã hoàn thành được Chuyên đề thực tập chuyên ngành này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các anh chị trong Công ty TNHH Deloitte
Việt Nam, đặc biệt là các anh chị Kiểm toán viên đã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện và
hướng dẫn em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
SV thực hiện
Đinh Minh Hằng

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập

Đại học KTQD

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1



CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN MỤC CÓ LIÊN QUAN .....TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
BCTC DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VN THỰC HIỆN.............................2
1.1 Tổng quan về tổ chức công tác kiểm toán BCTC tại công ty Deloitte VN......2

1.1.1. Tổ chức cuộc kiểm toán BCTC tại công ty Deloitte VN........................2
1.1.2. Vai trò của kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản mục có liên
quan trong quy trình kiểm toán BCTC của Công ty Deloitte VN...................4
1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích
theo lương trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty Deloitte VN.............6
1.2.1. Khái quát trình tự lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán
BCTC của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam.................................................6
1.2.2. Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục lương tại công ty
TNHH Deloitte VN.........................................................................................12
1.2.3. Mối quan hệ giữa kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình
kiểm toán khoản mục lương..........................................................................16
1.3. Thực hiện kiểm toán khoản mục lương và các khoản mục có liên quan
trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực
hiện tại công ty khách hàng ABC..........................................................................17

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập

Đại học KTQD


1.3.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát đối với Công ty khách hàng ABC........17
1.3.1.1. Thực hiện các hoạt động trước hợp đồng kiểm toán:....................17
1.3.1.2. Thu thập hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng........18
1.3.1.3. Xác định mức độ trọng yếu............................................................20
1.3.2. Chương trình kiểm toán khoản mục lương trong kiểm toán BCTC
của công ty ABC do Công ty TNHH Deloitte VN thực hiện.........................22
1.3.3 Thực hiện chương trình kiểm toán trong kiểm toán khoản mục lương
và các khoản mục có liên quan trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty
TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện tại công ty khách hàng ABC...............23
1.3.3.1. Tìm hiểu về các hoạt động tiền lương và nhân viên của Công ty
ABC............................................................................................................23
1.3.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích...........................................................25
1.3.3.3. Thực hiện kiểm tra chi tiết.............................................................29
1.3.3.4. Kết thúc kiểm toán.........................................................................45

CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN MỤC....... CÓ LIÊN
QUAN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH
DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN...............................................................46
2.1. Nhận xét chung về tổ chức cuộc kiểm toán tại công ty..............................46
2.1.1. Nhận xét về tổ chức đoàn kiểm toán....................................................46
2.1.2. Nhận xét về tổ chức giám sát chất lượng kiểm toán...........................47
2.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản
trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt
Nam thực hiện..........................................................................................................48

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A



Chuyên đề thực tập

Đại học KTQD

2.2.1. Nhận xét về sử dụng giấy làm việc trong thực hiện kiểm toán...........48
2.2.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích
theo lương do Công ty TNHH Deloitte VN thực hiện...................................49
2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................49
2.2.2.2. Thực hiện kiểm toán.......................................................................50
2.2.2.3. Kết thúc kiểm toán.........................................................................51
2.3. Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản mục có liên
quan do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện......................................51
2.3.1. Hoàn thiện sắp xếp nhân lực cho cuộc kiểm toán..............................52
2.3.2. Hoàn thiện việc tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng.....................52
2.3.3. Hoàn thiện thủ tục phân tích...............................................................54
2.3.4. Hoàn thiện phương pháp chọn mẫu....................................................55
2.4. Kiến nghị các giải pháp để thực hiện............................................................56
2.4.1. Phân công công việc hợp lý.................................................................56
2.4.2. Kết hợp các kỹ thuật phân tích phục vụ cho quy trình kiểm toán
khoản mục lương...........................................................................................56
2.4.3. Đào tạo nhân viên của công ty.............................................................57
2.4.4. Kiến nghị về phía cơ quan nhà nước...................................................58

KẾT LUẬN............................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A



Chuyên đề thực tập

Đại học KTQD

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AS/2

: Auditing System/2 – Phần mềm kiểm toán

BCTC

: Báo cáo tài chính

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

BGĐ

: Ban Giám đốc


BTC

: Bộ Tài Chính

CNV

: Công nhân viên

DTT

: Deloitte Touche Tohmatsu



: Giám Đốc

GTLV

: Giấy tờ làm việc

HTKSNB

: Hệ thống Kiểm soát nội bộ

KPCĐ

: Kinh phí công đoàn

KTV


: Kiểm toán viên

KSNB

: Kiểm soát nội bộ

RR

: Rủi ro

TK

: Tài khoản

TNCN

: Thu nhập cá nhân

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

USD

: Đồng Đôla Mỹ

VN

: Việt Nam


VNĐ

: Việt Nam đồng

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập

Đại học KTQD

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ,
BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân chia phần hành trong một cuộc kiểm toán.......................4

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các loại đảm bảo kiểm toán.....................................9
Hình 1.2: Mức độ trọng yếu của một cuộc kiểm toán.........................................11

Bảng 1.1: Mô hình mức độ đảm bảo kiểm toán..................................................10
Bảng 1.2: Trích Bảng chọn mẫu theo cách tiếp cận kiểm toán của Deloitte.....12
Bảng 1.3: GTLV số 8430 mẫu – Chương trình kiểm toán mẫu khoản mục
lương của Công ty TNHH Deloitte VN................................................................13
Bảng 1.4: GTLV 1210 – Danh sách nhóm KTV..................................................18
Bảng 1.5: GTLV 1810 – Bảng xác định mức độ trọng yếu cho cuộc kiểm toán
BCTC của Công ty ABC.......................................................................................21
Bảng 1.6: GTLV số 8430 – Chương trình kiểm toán khoản mục lương của
Công ty ABC..........................................................................................................22

Bảng 1.7: GTLV số 1530 – Tìm hiểu về các hoạt động tiền lương và nhân viên
của Công ty ABC...................................................................................................24

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập

Đại học KTQD

Bảng 1.8: GTLV số 8440 – Tổng hợp khoản mục lương và các khoản trích theo
lương theo từng bộ phận làm việc của Công ty ABC..........................................27
Bảng 1.9: GTLV số 8440 – Tổng hợp khoản mục lương và các khoản trích theo
lương theo từng tháng ứng với các bộ phận làm việc của Công ty ABC...........28
Bảng 1.10: GTLV số 8441 – Kiểm tra chi tiết phát sinh tăng của khoản mục
lương (bên Có TK 334)..........................................................................................30
Bảng 1.11: GTLV 8441 – Kiểm tra chi tiết phát sinh Giảm của khoản mục
lương (bên Nợ TK 334)..........................................................................................32
Bảng 1.12: GTLV 6150 – Tổng hợp số dư cuối kỳ TK 334 và kiểm tra việc
thanh toán sau ngày khóa sổ cho số dư cuối kỳ TK 334.....................................33
Bảng 1.13: GTLV 8442 – Tính toán lại thuế TNCN phát sinh trong năm.........35
Bảng 1.14: GTLV 8443 – Kiểm tra chi tiết phát sinh bên Nợ TK 351...............39
Bảng 1.15: GTLV 8443 – Tính toán lại số trích lập Quỹ trợ cấp mất việc làm
cho người lao động (TK 351)................................................................................41

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A



Chuyên đề thực tập
KTQD

1

Đại học

LỜI MỞ ĐẦU
Tiền lương là khoản mục chiếm vị trí quan trọng đối với không chỉ doanh
nghiệp mà cả người lao đông. Tiền lương là thù lao bằng tiền mà doanh nghiệp phải
trả cho người lao động dựa trên thời gian làm việc, khối lượng cũng như chất lượng
công việc của người lao động. Ngoài ra, tiền lương và các khoản trích theo lương
như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp
(BHTN), kinh phí công đoàn (KPCĐ), … chiếm tỷ trọng lớn nhất định trong chi phí
của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các công ty sản xuất, xây dựng và dịch vụ.
Hơn nữa, khoản mục lương là khoản mục rất dễ xảy ra sai phạm vì chỉ một sự sai
lệch của khoản mục này có thể làm ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cũng như
dẫn đến sai sót trọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang, từ đó tất yếu sẽ ảnh hưởng
đến tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Do đó, tiền lương là một nội dung rất được kiểm toán viên quan tâm trong
kiểm toán Báo cáo tài chính. Vì vậy, qua thời gian thực tập tại Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Deloitte Việt Nam, em đã tìm hiểu và chọn đề tài : “Hoàn thiện kiểm toán
khoản mục lương và các khoản mục có liên quan trong quy trình kiểm toán BCTC
do Công ty TNHH Deloitte VN thực hiện” làm Chuyên đề thực tập chuyên ngành.
Chuyên đề thực tập tìm hiểu về thực tiễn kiểm toán khoản mục lương và các
khoản mục có liên quan cũng như mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, sự phù hợp
giữa thực tiễn và các quy định chung của pháp luật nhằm đưa ra những kiến nghị để
hoàn thiện kiểm toán khoản mục lương và các khoản mục có liên quan trong quy

trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte VN thực hiện.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Deloitte VN, trên cơ sở tìm hiểu
thực tế hoạt động của Công ty và vận dụng kiến thức được trang bị trong nhà trường
vào thực tiễn em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập với hai phần chính:
CHƯƠNG I: Thực trạng kiểm toán khoản mục lương và các khoản mục có
liên quan trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
thực hiện.
CHƯƠNG II: Nhận xét và một số đề xuất nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản
mục lương và các khoản mục có liên quan trong quy trình kiểm toán BCTC do
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo - TS. Phan Trung Kiên, cùng các anh
chị tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để em hoàn
thành tốt Chuyên đề thực tập chuyên ngành này.
Sinh viên
ĐINH MINH HẰNG

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

2

Đại học

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN MỤC CÓ LIÊN QUAN

TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN
1.1 Tổng quan về tổ chức công tác kiểm toán BCTC tại công ty Deloitte VN
1.1.1. Tổ chức cuộc kiểm toán BCTC tại công ty Deloitte VN
Với việc trở thành thành viên của hãng Deloitte Touche Tohmatsu, một trong
bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới (Big 4), Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
hiện nay thực hiện công tác kiểm toán theo một quy trình kiểm toán chung được áp
dụng trên toàn cầu cho mọi thành viên của Hãng kiểm toán Deloitte Touche
Tohmatsu. Do ở mỗi quốc gia, công tác kiểm toán sẽ có những đặc thù nhất định
mang tính địa phương nên quy trình kiểm toán này chỉ là những bước chung nhất
với tên gọi phổ biến là cách tiếp cận kiểm toán Deloitte (Deloitte Audit Approach).
Cụ thể, tại Deloitte, một cuộc kiểm toán sẽ được chia ra làm nhiều giai đoạn (Audit
Phrases), và kiểm toán viên sẽ đều phải thực hiện một bộ các thủ tục được áp dụng
xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn đó để hoàn thành công việc kiểm toán nhằm
đưa ra kết luận cuối cùng về báo cáo tài chính của công ty khách hàng. Nhìn chung,
một quy trình kiểm toán BCTC áp dụng tại Deloitte Việt Nam được thực hiện qua
sáu giai đoạn, bao gồm:
Giai đoạn 1: Thực hiện các hoạt động trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch tổng quát ban đầu cho cuộc kiểm toán
Giai đoạn 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Giai đoạn 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn 5: Kết luận về cuộc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán
Giai đoạn 6: Thực hiện các hoạt động sau kiểm toán
Trước hết, những công việc đánh giá, xử lý rủi ro cuộc kiểm toán và thiết lập
các điều khoản hợp đồng kiểm toán là những công việc mà Ban Giám Đốc và các
Chủ nhiệm kiểm toán (Manager) cần có sự tham mưu của các chuyên gia trước khi
thực hiện kiểm toán (vì lý do thời gian gần đây các công ty kiểm toán phải tham dự
thầu để có được các hợp đồng kiểm toán). Sau khi tiến hành lựa chọn nhóm kiểm
toán, trên cơ sở phân công của cấp trên, các Chủ nhiệm kiểm toán (Manager) và các


Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

3

Đại học

kiểm toán viên có kinh nghiệm sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế
hoạch kiểm toán chi tiết.
Tiếp đó, KTV chính (Senior in charge) cùng các trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện
kiểm toán các BCTC để thu thập bằng chứng phục vụ cho việc đưa ra kết luận kiểm
toán. Công việc kiểm toán được KTV chính (Senior in charge) phân công phụ thuộc
vào quy mô, đặc điểm của khách hàng, chi phí và thời gian của cuộc kiểm toán,
kinh nghiệm của các trợ lý KTV,... nhằm đảm bảo tiến độ của cuộc kiểm toán. Tùy
thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng mà công việc kiểm toán có sự thay đổi
linh hoạt cho phù hợp song về cơ bản vẫn phải tuân theo quy trình cơ sở này.
Cuối cùng, sau khi đã thu thập đầy đủ các bằng chứng, dựa trên những ghi
chép và phát hiện của KTV trên giấy tờ làm việc, KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán
về BCTC của công ty khách hàng trừ trường hợp phạm vi kiểm toán bị giới hạn,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán. KTV phải
lập báo cáo kiểm toán phù hợp với từng tình huống cụ thể và đúng với các chuẩn
mực nghề nghiệp và các quy định pháp luật. Giám Đốc kiểm toán chịu trách nhiệm
về nội dung và ngày phát hành báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, căn cứ vào những phát
hiện về những hạn chế phát hiện được trong hệ thống kế toán, cũng như hệ thống
kiểm soát nội bộ (HTKSNB), Công ty kiểm toán có thể phát hành thêm Thư quản

lý. Thư quản lý cung cấp một bảng tổng hợp các ý kiến đánh giá về các điểm còn
yếu kém được lưu ý trong quá trình kiểm toán và giải pháp cải thiện các vấn đề liên
quan đến kế toán, đến các hoạt động của Công ty, hệ thống thông tin và HTKSNB
nhằm mục đích tư vấn, trợ giúp cho khách hàng được kiểm toán.
Đây là quy trình tổng quát áp dụng cho toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC. Trong
đó, mỗi phần hành, mỗi khoản mục trên bảng cân đối kế toán hoặc các chỉ tiêu trên
báo cáo kết quả kinh doanh lại được xây dựng một quy trình tiếp cận riêng dựa trên
đặc điểm, bản chất của từng phần, cũng như khả năng các sai phạm có thể xảy ra
đối với phần hành, khoản mục hoặc chỉ tiêu đó.
Thông thường, một cuộc kiểm toán do Deloitte VN thực hiện thường được
phân chia theo khoản mục. Những khoản mục có liên quan đến nhau thường được
gộp chung vào một phần hành nhằm và do một KTV thực hiện kiểm toán nhằm đảm
bảo các khoản mục được kết nối với nhau, giảm bớt công việc cho KTV. Ví dụ như
KTV được giao nhiệm vụ kiểm toán khoản mục tiền lương sẽ phải tiến hành kiểm
toán không chỉ khoản mục tiền lương (Phải trả công nhân viên – tài khoản 334) mà
còn bao gồm tất cả các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội (BHXH – TK
338.3), bảo hiểm y tế (BHYT – TK 338.4) kinh phí công đoàn (KPCĐ – TK 338.2)
hay bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cùng các khoản mục có liên quan như thuế Thu
nhập cá nhân (TK 333.5) hay Quỹ dự phòng Trợ cấp mất việc làm (TK 351); đồng
thời KTV cũng phải quan tâm tới các TK chi phí có liên quan như “Chi phí nhân
công trực tiếp – TK 622”, “Chi phí quản lý sản xuất chung – TK 627”, “Chi phí bán
hàng – TK 641” và “Chi phí quản lý doanh nghiệp – TK 642”.

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD


4

Đại học

Trong quá trình kiểm toán, các KTV trong nhóm kiểm toán thường xuyên
trao đổi về những phần hành có liên quan, những phát hiện trong quá trình kiểm
toán, phối hợp với nhau nhằm đạt hiệu quả tối đa trong công việc. Thông thường,
một cuộc kiểm toán thường được chia thành các phần hành cơ bản với mối liên hệ
như sau:
Tiền

Bán hàng
– Thu tiền

Huy động
- Hoàn trả

Mua hàng
- Trả tiền

Tiền lương
và nhân viên

Hàng tồn kho

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân chia phần hành trong một cuộc kiểm toán
(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)
1.1.2. Vai trò của kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản mục có liên
quan trong quy trình kiểm toán BCTC của Công ty Deloitte VN

Chi phí lương vừa là thu nhập của người lao động đồng thời nó cũng là
khoản chi phí sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm qua đó ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà quản
lý doanh nghiệp luôn cân nhắc hai vấn đề: một là, tiền lương phải đảm bảo yêu cầu
của người lao động; hai là, chi phí tiền lương phải phù hợp với chi phí sản xuất,
đảm bảo đem lại lợi nhuận cho đơn vị.
Chi phí tiền lương và các khoản mục trích theo lương luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nó còn ảnh
hưởng đến giá thành sản phẩm và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Khi kiểm toán tiền lương, KTV cần có sự kết hợp chặt chẽ với
việc kiểm toán phần hành tiền – thanh toán và kiểm toán chi phí, giá thành sản xuất.
Chi phí tiền lương luôn được đánh giá là khoản mục chứa đựng những rủi ro
tiềm tàng cần phải thực hiện kết hợp nhiều thủ tục kiểm toán, đặc biệt là các thủ tục
phân tích phân tích, ước tính và kiểm tra chi tiết chi phí lương của doanh nghiệp.

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

5

Đại học

Có thể khái quát ngắn gọn mối quan hệ giữa khoản mục tiền lương với các
khoản mục khác như sau:



Khoản mục tiền lương có mối quan hệ mật thiết với các khoản mục
trong các phần hành khác như: mua hàng – thanh toán, hàng tồn kho chi phí - giá thành, bán hàng - thu tiền. Sự chính xác của các khoản mục
tiền lương và các khoản mục có liên quan có ảnh hưởng rất lớn tới tính
chính xác của chi phí, giá thành cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.



Khoản mục tiền lương có liên quan đến nhiều chỉ tiêu và thông tin tài
chính trong các BCTC hiện hành của doanh nghiệp. Tiền lương và các
khoản mục có liên quan là một trong những khoản chi phí quan trọng,
chiếm tỷ trọng tương đối lớn ở đa số các doanh nghiệp. Nó liên quan
đến chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm và nợ phải trả CNV trên Bảng
cân đối kế toán, có thể gây nên sai sót trọng yếu với các chỉ tiêu này.
Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương có liên quan đến giá
vốn hàng bán (giá thành sản phẩm), chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp, do đó nó cũng liên quan đến các chỉ tiêu chi phí và kết
quả trên báo cáo kết quả kinh doanh. Nếu tính và phân bổ chi phí tiền
lương và các khoản trích theo lương không đúng đắn có thể dẫn tới sai
sót trọng yếu đối với các chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận trên báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh. Tiền lương và các khoản trích trên tiền
lương là một khoản chi phí chủ yếu của doanh nghiệp nhất là đối với
đơn vị sản xuất, xây dựng và dịch vụ.

Như vậy, tiền lương và các khoản trích theo lương có ảnh hưởng lớn tới
BCTC nói chung. Khi tiến hành kiểm toán tiền lương, KTV cần thiết phải tiến hành
kết hợp với các KTV thực hiện các phần hành khác để đạt được hiệu quả kiểm toán
cao nhất.
Có thể nói tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN, thuế TNCN… là những chỉ tiêu rất được các KTV quan tâm trong

quá trình kiểm toán BCTC. Kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản mục có
liên quan có ý nghĩa nhất định và là điều quan tâm của các KTV, điều đó xuất phát
từ những lý do sau:


Thứ nhất, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương là một
khoản chi phí lớn trong hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức.



Thứ hai, Chi phí tiền lương được xem là một khoản mục trọng yếu khi
đánh giá giá trị hàng tồn kho của các công ty sản xuất hay xây dựng vì
nếu việc phân loại và phân bổ chi phí tiền lương mà không đúng đắn
cho các đối tượng chịu chi phí thì sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu về giá trị
sản phẩm dở dang và giá trị hàng tồn kho và tất nhiên ảnh hưởng tới

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

6

Đại học

doanh thu, lợi nhuận và tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình
hình tài chính của doanh nghiệp.



Thứ ba, Tiền lương là một lĩnh vực có thể xảy ra các hình thức gian lận
của nhân viên làm cho một lượng tiền lớn của công ty bị sử dụng kém
hiệu quả hoặc bị thất thoát.



Thứ tư, Chi phí lương còn liên quan tới việc trích lập các khoản dự
phòng như quỹ dự phòng trợ cấp mất việc....



Thứ năm, tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện
bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian,
khối lượng và chất lượng công việc của họ. Về bản chất tiền lương tiền
lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác
tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái
lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết
quả công việc của họ. Tổ chức tốt kế toán lao động, tiền lương và các
khoản trích theo lương là một trong những điều kiện để quản lí tốt quỹ
lương và quỹ bảo hiểm đảm bảo cho việc trả lương và bảo hiểm xã hội
đúng nguyên tắc, đúng chế độ, có tác dụng khuyến khích người lao
động nâng cao năng xuất lao động; đồng thời tạo điều kiện tính và phân
bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào giá thành sản
phẩm chính xác.

Do đó, kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản mục có liên quan
thường được KTV chú trọng khi tiến hành các cuộc kiểm toán BCTC.


1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo
lương trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty Deloitte VN
1.2.1. Khái quát trình tự lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC
của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện
trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện
cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về “Lập
kế hoạch kiểm toán” cũng đã nêu rõ “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập
kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu
quả”. Tại Deloitte VN, lập kế hoạch kiểm toán do Chủ phần hùn (Partner) và Chủ
nhiệm kiểm toán (Manager) phụ trách khách hàng đó lập và dựa theo kế hoạch
chuẩn trên phần mền AS/2 và thường thì bao gồm các bước công việc sau:

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

7

Đại học

 Chuẩn bị kiểm toán:
Công việc đầu tiên trong bước này là đánh giá khả năng chấp nhận kiểm
toán, đối với những khách hàng quen thuộc của công ty thì bước công việc này
thường thực hiện đơn giản. Đối với khách hàng mới đây là một bước cực kì quan
trọng đối với Deloitte VN. Chủ phần hùn (Partner) và Chủ nhiệm kiểm toán

(Manager) sẽ đánh giá HTKSNB, độ liêm chính của BGĐ, liên hệ với KTV tiền
nhiệm để đánh giá xem việc chấp nhận hay tiếp tục với khách hàng này có làm tăng
rủi ro hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín và hình ảnh của công ty hay
không? Deloitte VN đang hướng tới những khách hàng ít RR, công ty đang loại bỏ
đần những khách hàng RR cao. Tiếp theo, là nhận diện các lý do kiểm toán thì Chủ
phần hùn (Partner) và Chủ nhiệm kiểm toán (Manager) sẽ phỏng vấn trực tiếp BGĐ
công ty khách hàng để biết rõ lý do kiểm toán, việc nhận diện lý do kiểm toán của
khách hàng cũng giúp cho công ty ước lượng được quy mô phức tạp của công việc
kiểm toán cần thực hiện từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn đội ngũ
nhân viên kiểm toán thích hợp. Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán của
Deloitte tuân thủ theo đúng chuẩn mực chung được thừa nhận. Khi đã quyết định
chấp nhận kiểm toán cho khách hàng thì công ty sẽ kí với khách hàng một hợp đồng
về thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác (ăn, ở, đi lại của KTV, ...).

 Đánh giá và xác định RR hợp đồng:
RR hợp đồng là yếu tố quyết định duy trì danh tiếng của công ty cũng như
tối thiểu hoá chi phí. Việc đánh giá RR hợp đồng giúp Chủ phần hùn quyết định có
chấp nhận khách hàng mới hay duy trì quan hệ với khách hàng cũ hay không.
Để đánh giá RR hợp đồng thì Chủ phần hùn (Partner) phụ trách phải dựa vào
sự giao kết với khách hàng, đánh giá các sai phạm do gian lận gây ra. Để đánh giá
Chủ phần hùn cần xem xét các yếu tố có thể tạo ra gian lận, từ đó đánh giá RR hợp
đồng ở mức bình thường, lớn hơn bình thường hay lớn hơn nhiều so với bình
thường để quyết định có chấp nhận ký hợp đồng hay không. Sau khi đánh giá RR
hợp đồng Chủ phần hùn cần xác định RR đó đối với các hợp đồng có RR cao hơn
mức bình thường nhiều hoặc ít. Cần phải thu thập thêm và xem xét các thông tin
cộng thêm có thể làm ảnh hưởng đến việc xác định RR hợp đồng, và có sự đánh giá
RR do bộ máy quản lí của khách hàng gây ra.
Sau khi ký hợp đồng kiểm toán thì Chủ phần hùn còn phải xem xét tính độc
lập, quan hệ mâu thuẫn về lợi tức, … để xem xét tính phù hợp đồng thời phải tuân
theo các yêu cầu về chuyên gia (nếu có).


 Lựa chọn nhóm kiểm toán:
Nhóm kiểm toán được lựa chọn bởi Chủ phần hùn (Partner) và Chủ nhiệm
kiểm toán (Manager) phụ trách hợp đồng sao cho đảm bảo tính phù hợp với hợp

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

8

Đại học

đồng. Nhóm kiểm toán được lựa chọn phải đảm bảo tính độc lập, phù hợp về năng
lực, số lượng đầy đủ và đảm bảo về mặt thời gian phù hợp để thực hiện cuộc kiểm
toán.

 Thiết lập nhóm kiểm toán:
Sau khi lựa chon nhóm kiểm toán, đối với mỗi cuộc kiểm toán cho một năm
tài chính công ty kiểm toán cần phải gửi danh sách nhóm kiểm toán cho khách hàng
và thoả thuận với khách hàng về nhóm kiểm toán. Nếu khách hàng không đồng ý
cho nhóm hoặc một thành viên trong nhóm kiểm toán thực hiện hợp đồng thì công
ty kiểm toán phải thay đổi nhóm kiểm toán để phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
 Thu thập thông tin cơ sở:
Tất cả các thành viên trong nhóm kiểm toán đều có trách nhiệm thu thập hiểu
biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế

toán, HTKSNB và các bên liên quan để đánh giá RR và lên kế hoạch kiểm toán.
Đối với những khách hàng quen thuộc thì việc thu thông tin cơ sở về khách hàng
chủ yếu sẽ ở hồ sơ kiểm toán năm ngoái, còn với những khách hàng mới việc thu
thập thông tin sẽ phải ở nhiều nguồn. Trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng
có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện
các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết thực hiện cuộc kiểm toán và
việc mở rộng các thủ tục kiểm toán cần thiết khác.
KTV tiến hành thu thập thông tin về khách hàng bao gồm các thông tin như:
Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán,
Biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, Biên
bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và BGĐ, các hợp đồng và cam kết
quan trọng. Công việc này giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính
pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng, những
thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với BGĐ công ty khách hàng
Đối với kiểm toán tiền lương, KTV tìm hiểu về chính sách tiền lương của
đơn vị, các Quyết định phê duyệt về thay đổi mức lương bậc lương, thưởng, các
khoản phúc lợi, chính sách tuyển dụng, các quy chế chấm dứt hợp đồng lao động,…
cũng như sự phân tách trách nhiệm giữa các phòng ban đặc biệt là phòng tổ chức
lao động và phòng kế toán tại đơn vị khách hàng
 Đánh giá tính trọng yếu và RR:
Từ những thông tin đã thu thập ở trên, Chủ phần hùn (Partner) và Chủ nhiệm
kiểm toán (Manager) sẽ phân tích đánh giá nhận xét để đưa ra một kế hoạch kiểm
toán phù hợp. Việc đánh giá tính trọng yếu và RR trong quy trình kiểm toán của
Deloitte đặc trưng trong cách tiếp cận:

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A



Chuyên đề thực tập
KTQD

9

Đại học

Một là, cách tiếp cận kiểm toán của hãng không thực hiện trên phương pháp
đánh giá RR mà dựa trên cơ sở xác lập mức độ đảm bảo. Có ba loại mức độ đảm
bảo cần xác định, cụ thể như sau:
 Mức độ đảm bảo tiềm tàng (Inherent Assurance – IA): là mức độ
đảm bảo được xác định tương ứng với RR tiềm tàng được nhận diện. Mức độ
đảm bảo tiềm tàng chỉ nhận duy nhất một trong hai giá trị 1,0 hoặc 0,0:
IA

Không có RR tiềm tàng
1,0

Có RR tiềm tàng
0,0

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)
 Mức độ đảm bảo kiểm soát (Control Assurance – CR): là mức độ
đảm bảo được xác định tương ứng với RR kiểm soát được nhận diện. Mức
độ đảm bảo tiềm tàng chỉ nhận duy nhất một trong hai giá trị 0,0 hoặc 1,3:
CA

Không tin cậy vào KSNB
0,0


Tin cậy vào KSNB
1,3

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)
 Mức độ đảm bảo chi tiết (Substantive Assurance – SA): là mức độ đảm
bảo mà các thủ tục kiểm tra chi tiết của KTV phải đạt tới được trên cơ sở mức
độ đảm bảo tiềm tàng và đảm bảo kiểm soát đã được xác lập ở trên.
Mối quan hệ giữa các loại đảm bảo nói trên được thể hiện qua hình vẽ sau:
Mức độ đảm bảo
tiềm tàng

Mức độ đảm bảo
chi tiết

Mức độ đảm bảo
kiểm soát
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các loại đảm bảo kiểm toán
(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

10

Đại học


Tổng của ba loại đảm bảo kiểm toán bao giờ cũng bằng 3,0, từ đó ta có thể
xác định mức độ đảm bảo chi tiết (SA) dựa trên mức độ đảm bảo tiềm tàng (IA) và
mức độ đảm bảo kiểm soát (CA):
AA = IA + CA + SA = 3,0
AA: mức độ đảm bảo kiểm toán (Audit Assurance)
(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)
Cụ thể như bảng sau:

Bảng 1.1: Mô hình mức độ đảm bảo kiểm toán
No SIR
Các loại
đảm bảo

No SIR

Tin cậy vào
KSNB

Không tin cậy
KSNB

Tin cậy
KSNB

Không tin cậy
KSNB

IA


1.0
Tối đa

1.0
Tối đa

0.0
Tối thiểu

0.0
Tối thiểu

CA

1.3
Tối đa

0.0
Tối thiểu

1.3
Tối đa

0.0
Tối thiểu

SA

0.7
Cơ bản – RR

thấp

2.0
Cơ bản – RR bình
thường

1.7
Điều tiết

3.0
Tập trung

AA

3.0

3.0

3.0

3.0

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)
Chú thích:
No SIR (No Specific Identified Risk): không có RR tiềm tàng được nhận
diện
SIR (Specific Identified Risk): có RR tiềm tàng được nhận diện

Đinh Minh Hằng


Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

11

Đại học

Như vậy, có thể thấy cách tiếp cận kiểm toán của Deloitte được thực hiện
dựa trên cơ sở đảm bảo ngược lại so với cách tiếp cận thông thường trên lý thuyết
(tiếp cận từ mô hình RR kiểm toán). Song về bản chất, hai cách tiếp cận này đều là
như nhau vì chúng đều được thực hiện trên cơ sở nhận diện và đánh giá các yếu tố
về môi trường kinh doanh, HTKSNB của khách hàng, từ đó thiết kế các thủ tục và
mức độ kiểm tra chi tiết cho phù hợp.
Hai là, về việc xác định mức độ trọng yếu: công việc này được thực hiện
trong giai đoạn “Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát”. Điểm khác biệt trong bản chất
của mức độ trọng yếu được xác lập theo quan điểm của hãng và theo lý thuyết là ở
chỗ: mức độ trọng yếu ban đầu (PM - Preliminary Materiality) không dùng để phân
bổ cho các khoản mục trên BCTC, mà mức độ trọng yếu ban đầu này sẽ được điều
chỉnh để xác định mức độ trọng yếu chi tiết (MP - Monetary precision).
Mức trọng yếu
chi tiết (MP)
Sai sót dự kiến
chưa phát hiện
Mức trọng yếu
ban đầu (PM)

Hình 1.2: Mức độ trọng yếu của một cuộc kiểm toán

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

12

Đại học

Giá trị mức độ trọng yếu chi tiết (MP - Monetary precision) sẽ được dùng
chung cho tất cả các khoản mục trên BCTC (có thể được điều chỉnh đối với một số
khoản mục có đặc điểm riêng biệt) và là cơ sở để xác định số mẫu trong kiểm tra chi
tiết. Đầu tiên, KTV lấy giá trị tổng thể cần kiểm tra chi tiết chia cho giá trị mức độ
trọng yếu chi tiết MP rồi làm tròn:
n = P/MP
Trong đó, P là giá trị của tổng thể cần kiểm tra
Sau đó, dựa vào mức độ đảm bảo chi tiết (Substantive Assurance – SA) đã
xác định và Bảng chọn mẫu, KTV xác định được số lượng phần tử của mẫu. Cuối
cùng, dưới sự hỗ trợ của phần mềm AS/2, KTV tiến hành chạy chương trình hỗ trợ
chọn mẫu ngẫu nhiên (CMA – Cumulative Monetary Amount) để lựa chọn những
phần từ nào sẽ được đưa vào mẫu để kiểm tra chi tiết.
Bảng 1.2: Trích Bảng chọn mẫu theo cách tiếp cận kiểm toán của Deloitte
Mức độ đảm bảo chi tiết (Substantive Assurance)
Số lần P/MP
1x

2x
3x
4x
...

Cơ bản – RR
thấp
1
1
1
1

Cơ bản – RR
bình thường
1
2
3
3

Điều tiết

Tập trung

2
3
5
6

3
6

9
12

(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)
Trên đây là một số điểm riêng biệt trong tiếp cận kiểm toán của hãng
Deloitte Touche Tohmatsu mà sự tồn tại của nó chi phối tới quy trình kiểm toán đặc
thù áp dụng cho các khoản mục.

1.2.2. Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục lương tại công ty TNHH
Deloitte VN
Dựa vào việc đánh giá giá trị trọng yếu chi tiết MP sẽ được dùng chung cho
các khoản mục cũng như cho khoản mục lương, KTV chính (Senior in charge) tiến
hành lập chương trình kiểm toán dưới sự hỗ trợ của phần mềm AS/2 cũng như theo
chương trình kiểm toán chuẩn của Deloitte toàn cầu.

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

13

Đại học

Bảng 1.3: GTLV số 8430 mẫu – Chương trình kiểm toán mẫu
khoản mục lương của Công ty TNHH Deloitte VN
Tài khoản: Lương

Giá trị trọng yếu của khoản mục (MP) (GTLV số 1810)
Năm nay

Năm trước

Giá trị sai phạm có thể chấp nhận được (De Minimis Threshold) (GTLV số 1810)
Năm nay

Năm trước

Sự kiện quan trọng và các nghiệp vụ bất thường
Những sự kiện quan trọng và các nghiệp vụ bất thường ảnh hưởng tới số dư tài
khoản này được xác định trong suốt kế hoạch kiểm toán. Xem xét ảnh hưởng (nếu
có) khi tiến hành các thủ tục kiểm toán cho tài khoản.
Sự kiện quan trọng/ Các nghiệp vụ bất thường

Thủ tục kiểm toán căn bản

Thủ tục kiểm toán
tổng quát

Tham
chiếu
(Người
thực hiện,
GTLV)

Thủ tục kiểm toán chi tiết

1- Kiểm tra chi phí

lương – phân tích
(tính hiện hữu, đầy
đủ, ghi chép, đúng
kỳ)

Thu thập bảng tính lương, kiểm tra thống nhất
tổng chi phí lương, các chi phí bảo hiểm (bao
gồm cả trợ cấp), số dư lương phải trả đến Sổ cái
Tiến hành thủ tục phân tích cơ bản để phân tích
chi phí lương. Tính ra số dư lương ước tính và so
sánh với số ghi chép trên sổ
Tiến hành phỏng vấn với bất kỳ thay đổi bất
thường nào của chi phí lương năm nay so với
năm trước.
1- Kiểm tra chi phí Thu thập bảng tính lương, kiểm tra thống nhất
lương – chi tiết tổng chi phí lương, các chi phí bảo hiểm (bao
(tính hiện hữu, đầy gồm cả trợ cấp), số dư lương phải trả đến Sổ cái

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

14

Đại học


đủ, ghi chép, đúng Tiến hành kiểm tra chi tiết chi phí lương bằng
kỳ)
cách chọn mẫu bên Nợ tài khoản chi phí lương
Tiến hành phỏng vấn với bất kỳ thay đổi bất
thường nào của chi phí lương năm nay so với
năm trước.
1- Kiểm tra chi phí Thu thập bảng tính lương, kiểm tra thống nhất
lương – kết hợp tổng chi phí lương, các chi phí bảo hiểm (bao
(tính hiện hữu, đầy gồm cả trợ cấp), số dư lương phải trả đến Sổ cái
đủ, ghi chép, đúng Tiến hành thủ tục phân tích cơ bản để phân tích
kỳ)
chi phí lương. Tính ra số dư lương ước tính và so
sánh với số ghi chép trên sổ
Tiến hành kiểm tra chi tiết trả lương bằng cách
chọn mẫu bên Nợ tài khoản chi phí lương
Tiến hành phỏng vấn với bất kỳ thay đổi bất
thường nào của chi phí lương năm nay so với
năm trước.
2 – Kiểm tra số dư Đánh giá kết quả kiểm tra thanh toán tiền lương
tài khoản chi phí cho số dư tài khoản phải trả công nhân viên
lương dồn tích
Phỏng vấn/ xem xét GTLV năm trước và các
bằng chứng kiểm toán khác liên quan tới bản chất
của khoản chi phí lương dồn lại được ghi chép
3- Thủ tục kiểm tra Tiến hành thủ tục phân tích cơ bản để kiểm tra số
số dư trước ngày dư tài khoản thay đổi trong kỳ giữa (chẳng hạn từ
kết thúc niên độ kế kỳ kiểm toán giữa niên độ tới ngày kết thúc niên
toán – phân tích độ). Tính toán số ước tính của số dư tài khoản và
(tính hiện hữu, đầy so sánh với số ghi chép.
đủ, ghi chép, đúng

kỳ)
3- Thủ tục kiểm tra Tiến hành kiểm tra chi tiết số dư tài khoản thay
số dư trước ngày đổi trong kỳ giữa (chẳng hạn từ kỳ kiểm toán
kết thúc niên độ kế giữa niên độ tới ngày kết thúc niên độ) bằng cách
toán – chi tiết (tính kiểm tra các hoạt động hình thành nên số dư.
hiện hữu, đầy đủ,
ghi chép, đúng kỳ)
4 – Xem xét tính Xem xét các thủ tục và chính sách kế toán liên
tuân thủ chuẩn quan đến số dư tài khoản có được áp dụng thống
mực (tính trình nhất và phù hợp không
bày)
5- Đánh giá lại Phỏng vấn và xem xét bằng chứng kiểm toán để
ngoại tệ
xác định số dư tài khoản hay nghiệp vụ nào có
đơn vị tiền tệ là ngoại tệ, đối chiếu các bút toán
điều chỉnh tiền có gốc ngoại tệ đến Sổ cái.

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

6 – Trình bày và
khai báo của các
bên có liên quan
(tính trình bày)


7 – Tiến hành các
thủ tục khác (tính
hiện hữu, đầy đủ,
ghi chép, đúng kỳ)

8 – Kiểm tra khai
báo và trình bày
(tính giá, tính trình
bày)

15

Đại học

Kiểm tra tỷ giá ngoại tệ được sử dụng để ghi
chép và kiểm tra việc tính toán số ngoại tệ này.
Thu thập thông tin từ nhà quản lý về bên liên
quan, thông tin về số dư tài khoản và các nghiệp
vụ, đồng thời kiểm tra tính đầy đủ của thông tin
Kiểm tra các nghiệp vụ số dư của các bên liên
quan, thu thập đẩy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp xem rằng các nghiệp vụ và số dư TK
đã được ghi chép và trình bày chính xác.
Xem xét các ước tính kế toán có thiên vị, thiếu
độc lập
Kiểm tra tính thích hợp của việc ghi chép sổ nhật
ký chung hay sổ chi tiết tài khoản và những điều
chỉnh khác được làm khi lập BCTC.
Tìm hiểu các giao dịch quan trọng hay bất
thường ngoài các giao dịch thông thường

Kiểm tra xem các số dư các TK khác có liên quan
đã được trình bày và khai báo đẩy đủ chưa?

Kết luận
Kết luận tổng quan về số dư tài khoản này
Kết luận
Các thủ tục kiểm toán được hình thành ở trên đã được hoàn thành và ghi nhận chính
xác vào GTLV và tất cả các sai phạm lớn hơn Giá trị sai phạm có thể chấp nhận
được đã được tổng hợp trên GTLV số 2340.
Dẫn chứng các phát hiện, các tính huống hay các thông tin khác liên quan tới số dư
tài khoản này và chỉ ra rằng nó có được ghi trong Bản tổng hợp kết quả kiểm toán.
Miêu tả
Không có thông tin nào cần phải được ghi trong Bản tổng hợp kết quả kiểm toán.
Dẫn chứng bất kỳ khoản mục cần cân nhắc khi xem xét lại BCTC
Miêu tả
Không có bất kỳ khoản mục cần cân nhắc khi xem xét lại BCTC
(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

16

Đại học


Dưới sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán hiện đại Audit System/2 (AS/2),
một chương trình kiểm toán mẫu cho các khoản mục nói chung và khoản mục lương
nói riêng tuy được lập theo chương trình kiểm toán chuẩn của Deloitte toàn cầu
nhưng đã được điều chỉnh phù hợp với các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và hệ
thống kế toán áp dụng tại các loại hình doanh nghiệp khác nhau tại Việt Nam. Từ đó
cho phép nâng cao hiệu quả, giảm chi phí tới mức tối thiểu cho các hợp đồng kiểm
toán.
Một chương trình kiểm toán mẫu khoản mục lương bao gồm rất nhiều thủ tục
kiểm toán chi tiết khác nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào Deloitte VN cũng áp
dụng đẩy đủ tất cả các thủ tục. Việc lựa chọn thủ tục kiểm toán nào phụ thuộc vào
thời gian, chi phí của cuộc kiểm toán, đặc điểm riêng biệt của từng. khách hàng. Do
đó, với mỗi khách hàng, chương trình kiểm toán sẽ thay đổi phù hợp.

1.2.3. Mối quan hệ giữa kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán
khoản mục lương
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán
cần thực hiện, thủ tục kiểm toán, thời gian tiến hành và sự phân công về lao động và
các tài liệu cần sử dụng phục vụ cho công việc kiểm toán. Chương trình kiểm toán
phải được lập dựa trên kế hoạch tổng thể cho cuộc kiểm toán với nội dung lịch trình
và phạm vi kiểm toán của từng phần hành cũng như của khoản mục tiền lương.
Chương trình kiểm toán phải được thiết kế để xác định các thủ tục kiểm toán,
quy mô chọn mẫu và thời gian thực hiện. Các thủ tục kiểm toán là những hướng dẫn
chi tiết để thu thập bằng chứng kiểm toán đối với mỗi phần hành. Dựa vào giá trị
trọng yếu chi tiết (MP) được dùng chung cho mọi phần hành cũng như phần hành
lương và mức độ đảm bảo chi tiết (Substantive Assurance) của cuộc kiểm toán đã
được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, KTV xác định quy
mô mẫu sao cho vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm toán với chi phí thấp nhất có thể. Với
qui mô mẫu đã được chọn, KTV xác định sẽ lấy mẫu đó ở đâu và thời gian thực
hiện các thủ tục kiểm toán đó.
Chương trình kiểm toán thường được lập cho từng phần hành riêng biệt. Khi

tiến hành kiểm toán, các KTV được giao phụ trách từng phần hành sẽ dựa trên
chương trình kiểm toán để thực hiện kiểm toán. Điều này giúp KTV kiểm soát được
công việc và thời gian thực hiện để đem lại hiệu quả cao về mặt chất lượng kiểm
toán và thời gian làm việc tương ứng với phí kiểm toán. Chương trình kiểm toán
cũng là phương tiện cho KTV chính giám sát kiểm tra công việc của các KTV thực
hiện hay trợ lí kiểm toán.

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


Chuyên đề thực tập
KTQD

17

Đại học

Chương trình kiểm toán phù hợp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích:
 Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự
phối hợp giữa các KTV cũng như hướng dẫn cho các KTV chưa có
nhiều kinh nghiệm vì theo chương trình kiểm toán, các KTV này sẽ
biết các thủ tục cụ thể nào cần được thực hiện.
 Đây là phương tiện để KTV chính (Senior in charge) quản lý, giám sát
cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc nào còn
phải thực hiện; đồng thời cũng là phương tiện để Chủ nhiệm kiểm
toán và Chủ phần hùn sau này xem xét lại (review) các thủ tục kiểm
toán đã được thực hiện dầy đủ và thể hiện trên GTLV chưa.
 Bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện. Thông

thường sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, KTV ký tên (sign off)
lên chương trình kiểm toán liền ngay với thủ tục kiểm toán vừa hoàn
thành.

1.3. Thực hiện kiểm toán khoản mục lương và các khoản mục có liên quan
trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực
hiện tại công ty khách hàng ABC
1.3.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát đối với Công ty khách hàng ABC
1.3.1.1. Thực hiện các hoạt động trước hợp đồng kiểm toán:
Đây là công việc được thực hiện bởi Chủ phần hùn (Partner) phụ trách hợp
đồng kiểm toán và có thể được trợ giúp bởi Chủ nhiệm kiểm toán (Manager). Công
việc trong bước này bao gồm ba phần chính như sau:




Đánh giá và xác định rủi ro hợp đồng
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Thiết lập nhóm kiểm toán

Nhìn chung, khách hàng ABC là khách hàng lâu năm của Công ty, vì vậy các
công việc tiền hợp đồng kiểm toán thường được thực hiện khá đơn giản bằng cách
cập nhật các thông tin thay đổi với khách hàng tại năm tài chính hiện tại kết hợp với
GTLV của năm trước, rủi ro hợp đồng kiểm toán xác định là ở mức Bình thường.
Hợp đồng kiểm toán được ký kết với phí kiểm toán là 5500 USD, được thực hiện từ
22/2/2010 đến 26/2/2010.

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A



Chuyên đề thực tập
KTQD

18

Đại học

Sau đó, Chủ phần hùn (Partner) tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán đảm bảo
phù hợp với hợp đồng.về tính độc lập, phù hợp về năng lực, số lượng đầy đủ và
đảm bảo về mặt thời gian phù hợp để thực hiện cuộc kiểm toán. Cụ thể trong lần
kiểm toán BCTC năm 2009 cho Công ty ABC, danh sách nhóm KTV được thể hiện
trên GTLV số 1210 bao gồm:
Bảng 1.4: GTLV 1210 – Danh sách nhóm KTV
Họ tên
Trương Anh Hùng
Lê Anh Sơn
Trần Tùng
Đinh Minh Hằng
Nguyễn Thị Mơ

Chức vụ
Partner – Chủ phần hùn
Manager – Chủ nhiệm kiểm toán
Senior – Kiểm toán viên chính
Auditor – Trợ lý kiểm toán
Auditor – Trợ lý kiểm toán
(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)


Sau khi lựa chon nhóm kiểm toán, công ty gửi danh sách nhóm kiểm toán
cho khách hàng và thoả thuận với khách hàng về nhóm kiểm toán.

1.3.1.2. Thu thập hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Sau khi đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, lựa chọn nhân sự cho
nhóm kiểm toán và đạt đến sự đồng thuận cho các điều khoản của hợp đồng kiểm
toán, người chịu trách nhiệm soát xét cuối cùng đối với hợp đồng kiểm toán Chủ
phần hùn (Engagement partner), người soát xét, kiểm soát trực tiếp Chủ nhiệm kiểm
toán (Manager) và người chịu trách nhiệm kiểm soát việc thực hiện kiểm toán KTV
chính (Senior in charge) sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chung (sơ bộ) cho toàn
bộ cuộc kiểm toán và cho từng khoản mục, từng phần hành cụ thể.
Trước khi tiến hành bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, nhóm kiểm toán đều
phải có được sự hiểu biết chung về hoạt động kinh doanh của khách hàng đủ để
nhận diện và hiểu được bản chất của các sự kiện, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà
theo dự đoán của nhóm kiểm toán chúng sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trình
bày trên báo cáo tài chính của khách hàng. Do đó các thông tin quan trọng này cần
phải được thu thập và ghi chép trong kế hoạch kiểm toán tổng quát (ban đầu).
Khái quát chung:
Công ty ABC là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành
lập và đi vào hoạt động bởi Công ty mẹ đặt tại Nhật Bản theo Giấy phép đầu tư số
22/GP-HĐ ngày 17 tháng 4 năm 2003, Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 24/GPĐC1-

Đinh Minh Hằng

Kiểm toán 48A


×