Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 14 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Câu hỏi 1 :
Khi thay đổi I kt thì từ thông sẽ thay đổi. Khi dòng kích từ tăng thì từ thông  tăng, khi
dòng kích từ giảm thì từ thông giảm.
Khi từ thông thay đổi thì điện áp cảm ứng Ea thay đổi. Khi từ thông tăng thì Ea tăng,
khi từ thông giảm thì Ea giảm.
Từ đó suy ra được khi I kt tăng thì Ea tăng còn khi I kt giảm thì Ea giảm theo.
Công thức liên hệ giữa điện áp cảm ứng và từ thông:
Ea  2 f .N pha .Kdq .

Khi thay đổi Pm thì tần số hệ thống sẽ thay đổi:
-

Khi Pm tăng thì tần số hệ thống sẽ giảm xuống do Pm (Pcơ) lớn hơn Pe (Pđiện).
Khi Pm giảm thì tần số sẽ tăng lên do Pm nhỏ hơn Pe.

Câu hỏi 2:
Điều kiện để 2 MBA vận hành song song là:


Điều kiện cùng tổ đấu dây:

Nếu tổ đấu dây khác nhau thì giữa các điện áp thứ cấp sẽ có góc lệch pha do tổ đấu dây
quyết định. Như vậy trong mạch nối liền các dây quấn thứ cấp của 2 máy biến áp sẽ xuất hiện
một sức điện động E , tạo ra dòng điện cân bằng có trị số lớn hơn gấp nhiều lần so với dòng
điện định mức có thể làm cháy cuộn dây máy biến áp.


Điều kiện cùng tỉ số máy biến áp (hoặc chênh nhau không quá 0,5%):

Nếu tỉ số máy biến áp khác nhau thì sức điện động thứ cấp khác nhau, trong dây quấn thứ


cấp của máy biến áp có dòng điện cân bằng do độ lệch điện áp U sinh ra ngay cả khi không
tải. Khi máy có tải, dòng cân bằng này sẽ cộng thêm vào dòng điện tải của từng máy.


Điều kiện trị số điện áp ngắn mạch Un bằng nhau (hoặc chênh nhau không quá
10%):

Hệ số tải của máy biến áp làm việc song song tỉ lệ nghịch với điện áp ngắn mạch của chúng.
Nếu điện áp ngắn mạch Un của các máy bằng nhau thì tải sẽ phân phối theo tỉ lệ công suất.
Ngược lại nếu Un khác nhau thì máy biến áp nào có Un nhỏ sẽ có hệ số tải lớn và Un lớn sẽ
có hệ số tải nhỏ.

1 :  2 : 3 :...: i 

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn

1
1
1
1
:
:
:...:
U n1 U n 2 U n3
U ni

1


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

Nghĩa là điều kiện là :

UnI% = UnII%

Trong đó:
+ UnI% là điện áp ngắn mạch phần trăm của máy I.
+ UnII% là điện áp ngắn mạch phần trăm của máy II.
- Cần đảm bảo điều kiện này để tải phân bố trên các máy tỉ lệ với công suất của chúng.
- Nếu điều kiện này không được bảo đảm, ví dụ: UnI% < UnII% thì máy I nhận tải định mức
khi máy II còn non tải.
Thật vậy:
+ Dòng điện máy I đạt định mức IIđm thì điện áp rơi trên máy I là IIđmZnI;
+ Dòng điện trong máy II là III thì điện áp rơi trong máy II là: IIIZnII.
Vì hai máy làm việc song song nên điện áp rơi trong hai máy phải bằng nhau. Ta có:
IIđmZnI = IIIZnII (1)
Mặt khác: UnI% < UnII%. Do đó: IIđmZnI < IIIđmZnII (2)
(1), (2) suy ra: IIIZnII< IIIđmZnII hay III< IIIđm.
 Dòng trong máy II nhỏ hơn định mức, vậy máy II còn non tải trong khi máy I đã định
mức.
- Nếu máy II tải định mức thì máy I sẽ quá tải.
* Chú ý:
- Un% xác định từ thí nghiệm ngắn mạch MBA và thường được cho kèm theo.
- Un của các MBA không được khác nhau quá 10% và tỷ lệ dung lượng máy vào khoảng
3:1.


Các máy biến áp hoàn toàn đồng pha.

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn


2


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Câu hỏi 3:
Hai máy biến áp làm việc song song thì công suất sẽ chia theo tỉ lệ theo công suất như sau:

1 :  2 : 3 :...: i 

1
1
1
1
:
:
:...:
U n1 U n 2 U n3
U ni

Tổn thất trên mỗi máy sẽ được tính theo công thức gần đúng là:

Ploss1  12 .Pn1
Ploss 2  22 .Pn 2
Nếu chỉ dùng 1 máy biến áp thì tổn hao sẽ là:

Ploss   2 .Pn
Từ Un tính được  , từ  ta tính được công suất của mỗi máy biến áp.

S1  1.S1dm
S2  2 .S2dm

Câu hỏi 4: Tìm hiểu về thanh cái, dao cách ly, máy cắt
Về bản chất, thanh cái là cáp điện, được sử dụng để thay thế cáp điện, được chế tạo theo
dạng thanh, có vỏ bọc cứng và các dây dẫn được chuyển thành dạng lõi đồng hoặc nhôm, được
phủ vật liệu cách điện. Các thanh cái có chiều dài tối đa là 3m, được kết nối bằng đầu nối, và
có vị trí lấy điện hay không tùy thiết kế và tùy vị trí lắp đặt. Nhiệm vụ chính của thanh cái là
đấu nối các phần tử trong hệ thống điện như: đường dây, máy biến áp, máy cắt, dao cách ly,
biến áp, biến dòng…
Việc thiết kế thanh cái trong toà nhà có thể có nhiều loại trục dẫn, nhưng nhìn chung
có 3 loại như sau:
- Kết nối từ Transformer ra tủ phân phối chính (LV Panel) (horizontal rise).
- Kết nối từ Generator ra tủ phân phối chính (LV Panel) (horizontal rise).
- Trục thanh cái từ Tủ phân phối lên các tầng (vertical rise).
- Ngoài ra có thể có các nhánh rẽ (dùng T connections)

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn

3


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Thanh cái có ưu điểm vượt trội so với cáp là:








Năng lực dẫn điện rất lớn lên đến 6300A.

Ít tổn hao, khả năng trích lấy điện từ một trục thanh cái ra tại nhiều vị trí lấy điện khác
nhau trên thanh cái.
Tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm được diện tích lắp đặt, tiết kiệm diện tích tủ phân phối
chính.
Cuối cùng, từ một mức dòng hoạt động nhất định ( 1000A cho lõi nhôm, và 1250 hoặc
1600A cho lõi đồng), toàn bộ chi phí sử dụng cho thanh cái, sẽ rẻ hơn khi sử dụng cáp
điện thông thường.
An toàn và tuổi thọ cao.
Kích thước nhỏ gọn, chắc chắn, lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng.

Trong một trạm biến áp có thể có nhiều hệ thống thanh cái với các cấp điện áp khác nhau,
các thanh cái trong trạm biến áp thường được đặt vuông góc với các lộ đường dây theo thứ tự
từng ngăn. Khoảng cách ngang giữa các ngăn tuân thủ theo cách điện pha-pha, pha-đất.
Khoảng cách cách điện của các loại thanh cái trong trạm biến áp:





Thanh cái điện áp 35kV: cách điện 3-5 chén sứ, khoảng cách từng ngăn là 4-6m.
Thanh cái điện áp 110kV: cách điện 8-12 chén sứ, khoảng cách từng ngăn là 9-12m.
Thanh cái điện áp 220kV: cách điện 16-22 chén sứ, khoảng cách từng ngăn là 16-22m.
Thanh cái điện áp 500kV: cách điện 40 chén sứ, khoảng cách từng ngăn là 30-40m.

Hình ảnh thanh cái:

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn

4



BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn

5


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Tìm hiểu về dao cách ly:
Định nghĩa và công dụng của dao cách ly:


Dao cách ly là thiết bị tạo ra khoảng hở cách điện trông thấy được giữa bộ phận đang
mang điện và bộ phận cắt điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.



Dao cách ly chỉ được sử dụng để đóng cắt khi dòng điện không tải (không có dòng
điện).



Dao cách ly thường được bố trí trên cột.



Trong lưới điện cao áp dao cách ly ít khi được đặt riêng lẽ mà thường được kết hợp với
cầu chì và máy cắt điện.




Nhờ có dao cách ly nên khi sửa chữa một thiết bị nào đó thì các thiết bị bên cạnh vẫn
làm việc bình thường.

Nguyên lý hoạt động:





Ở trạng thái đóng, dao cách ly phải chịu được dòng điện định mức dài hạn và dòng điện
sự cố ngắn hạn như dòng ổn định nhiệt và dòng ổn định điện động.
Dao nối đất ở trạng thái hở mạch cách ly phần mạng điện với đất.
Ở trạng thái cắt, dao nối đất sẽ tự động nối phần mạch điện sau dao cách ly với đất để
phóng điện áp dư trong mạch cắt đảm bảo an toàn.
Trong quá trình đóng, dao cách ly đóng trước, máy cắt đóng sau, còn trong quá trình
cắt, máy cắt được cắt trước sau đó đến dao cách ly cắt sau.

Cấu tạo dao cách ly: gồm dao chính, sứ đỡ, dây nối mềm, đầu dây nối, khung dao.
Phạm vi ứng dụng:
Dao cách ly được dùng trong mạng điện cao áp, siêu cao áp. Cho phép dùng dao cách ly để
tiến hành các thao tác có điện trong các trường hợp sau:


Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện;



Đóng và cắt các cuộn dập hồ quang khi trong lưới đi ện không có hiện tượng chạm đất;




Đóng và cắt chuyển đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc thanh cái đã
đóng;



Đóng và cắt không tải thanh cái hoặc đoạn thanh dẫn;



Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị;



Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy bi ến dòng điện;



Các trường hợp đóng và cắt không tải các máy biến áp lực, các đường dây trên không,
các đường cáp phải được đơn vị quản lý vận hành thiết bị cho phép tùy theo từng lo ại
dao cách ly.

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn

6


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT



Các bộ truyền động cơ khí hoặc tự động của các dao cách ly dùng để đóng cắt dòng
điện từ hóa, dòng điện nạp, dòng điện phụ tải, dòng điện cân bằng cần phải đảm bảo
hành trình nhanh chóng và thao tác dứt khoát.

Hình ảnh về dao cách ly:

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn

7


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Phân loại dao cách ly:
Dựa vào số pha: gồm dao cách ly 1 pha và dao cách ly 3 pha.
Dao cách ly 1 pha:

Dao cách ly 3 pha:

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn

8


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Dựa vào phương pháp đặt lưỡi dao:
Dao kiểu ngang:

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn


9


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Dao cách ly kiểu dọc:

Tìm hiểu máy cắt:
Định nghĩa máy cắt:
Máy cắt điện là một loại khí cụ điện cao áp, dùng để đóng cắt mạch điện cao áp tại chỗ
hoặc từ xa, khi lưới điện đang vận hành bình thờng, không bình thờng, hoặc khi bị sự cố ngắn
mạch trong hệ thống điện.
Máy cắt điện cao áp (còn gọi là máy cắt cao áp) là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện
có điện áp từ 1000V trở lên ở mọi chế độ vận hành: chế độ tải định mức, chế độ sự cố, trong
đó chế độ đóng cắt dòng điện ngắn mạch là chế độ nặng nề nhất.

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn

10


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

Cấu tạo máy cắt:

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn

11



BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Phân loại máy cắt:
Theo cấu tạo:




Máy cắt một hướng và máy cắt nhiều hướng.
Máy cắt một buồng dập hồ quang và máy cắt nhiều buồng dập hồ quang trên cùng một
pha.
Máy cắt có lò xo tích năng và máy cắt không có lò xo tích năng.

Theo vị trí lắp đặt:



Máy cắt trong nhà.
Máy cắt ngoài trời.

Theo buồng dập hồ quang:







Máy cắt ít dầu: Dầu làm nhiệm vụ sinh khí dập hồ quang, cách điện là chất rắn;
Máy cắt nhiều dầu: Dầu vừa làm nhiệm vụ cách điện vừa làm nhiệm vụ dập hồ quang;
Máy cắt không khí: Dùng khí nén dập hồ quang;

Máy cắt chân không: Hồ quang được dập tắt trong môi trường chân không;
Máy cắt tự sinh khí: Dùng vật liệu cách điện tự sinh khí ở nhiệt độ cao để dập tắt hồ
quang;
Máy cắt điện từ: Hồ quang bị lực điện từ đẩy vào khe hở hẹp và bị dập tắt trong đó.

Các điều kiện chọn và kiểm tra máy cắt được tóm tắt ở bảng sau:
STT
Đại lượng chọn và kiểm tra
Điều kiện
Ký hiệu
1 Điện áp định mức
UdmMCĐ >= UdmLĐ
kV
2 Dòng điện định mức
IdmMCĐ >= Ilvmax
A
3 Dòng điện ổn định lực điện động Iđ.max >= Ixk
kA
4 Dòng điện ổn định nhiệt
Inh.dm >= I∞
kA
’’
5 Công suất cắt định mức
Scdm >= SN
MVA
Chú thích:
- Dòng ổn định nhiệt của máy cắt trong lý lịch máy thường cho ứng với thời gian 1; 5 và 10s.
- Công suất ngắn mạch tại thời điểm cắt SN’’ có thể xem là công suất tại thời điểm máy cắt hoạt
động.


SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn

12


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Hình ảnh máy cắt không có buồng dập hồ quang:

Máy cắt điện cao thế:

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn

13


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Máy cắt hạ thế
Máy cắt hạ thế là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện ( hạ thế) ở mọi chế độ vận hành
(chế độ không tải, chế độ định mức, chế độ sự cố).
Điểm khác nhau cơ bản giữa máy cắt không khí và aptomat:
+ Máy cắt hạ thế được chế tạo để dùng cho những mạch có công suất lớn, có thể chỉnh định
được các thông số trong phạm vi bảo vệ rộng. (Thông thường aptomat chỉ chế tạo đến Iđm<=
1600A)
+ Tất cả các chi tiết của aptomat đều được đặt trong vỏ nhựa, kín và nhỏ gọn. Còn máy cắt hạ
thế không có vỏ.
- Máy cắt hạ thế thường dùng trong các trạm hạ áp, các trạm phân phối.)
- Các thành phần chính của máy cắt hạ thế về cơ bản giống aptomat: hệ thống tiếp điểm, hệ
thống dập hồ quang, cơ cấu truyền động đóng cắt aptomat, phần tử bảo vệ.

SVTH: Nguyễn Trọng Tuấn


14



×