Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại từ thực tiễn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 102 trang )

NGUYỄN THỊ HOÀI NAMVĂN A
20137

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ NAM

NGUYỄN THỊ HOÀI NAM

20115 -

HÀ NỘI - 2017

Formatted: Vietnamese (Vietnam)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ NAM


NGUYỄN THỊ HOÀI NAM

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ THU HẠNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn nghiên cứu của riêng tôi. Các luận
điểm, dẫn chứng, số liệu, ví dụ nêu trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy
và trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ đề tài, công trình nghiên cứu nào khác.
Trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoài Nam


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô giáo của Viện Đại học Mở dạy bảo
vàđã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và làm luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Thu Hạnh đã nhiệt
tình, tận tâm, đầy trách nhiệm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị của tỉnh Hà Nam
đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành tốt luận văn.
Để thực hiện luận văn, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, tự nghiên cứu

với tinh thần, nghị lực và ý chí vươn lên. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp tiếp tục đóng
góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Hoài Nam


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................1
LỜI CẢM ƠN .............................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................16
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................17171
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ
PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ...................76
1.1 Tổng quan về chất thải nguy hại ...............................7
1.1.1. Khái niệm chất thải nguy hại ...............................7
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại ........................8
1.1.3. Các đặc tính và phân loại chất thải nguy hại ....................10
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người .14
1.2. Tổng quan về Hệ thống quản lý CTNH và pháp luật về quản lý CTNH....17
1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải nguy hại và pháp luật về quản lý CTNH ....17
1.2.2. Hệ thống quản lý chất thải nguy hại và pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
ở Việt Nam ..............................................20
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chất thải nguy hại ở một số nước trên thế giới .....29
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI; TÌNH HÌNH CHẤT THẢI
NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC
TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ………………..HÀ NAM ................................33

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Nam ..........33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .....................................33
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................34
2.2. Tình hình chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam .............3938
2.2.1. Tình hình chất thải nguy hại trong hoạt động sản xuất công nghiệp ...4140
2.2.2. Tình hình chất thải nguy hại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp [6,7]
..................................................444443

Formatted: Font: 12 pt


2.2.3. Tình hình chất thải nguy hại trong hoạt động sinh hoạt .........454544
2.2.4. Tình hình chất thải nguy hại trong hoạt động y tế .............464645
2.3. TPháp luật qua thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trên
địa bàn tỉnh Hà Nam ....................................494948
2.3.1. Những kết quả đạt được .............................494948
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ..............................605958
2.3.3. Nguyên nhân .....................................666664
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆNNHẰM
THỰC HIỆN TỐT PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ NAM THỜI GIAN TỚI .......................717169
3.1. Quan điểm của tỉnh Hà Nam ............................717169
3.2. Một số giải pháp chủ yếu ..............................737270
3.2.1. Giải pháp quy hoạch ................................737270
3.2.2. Các biện pháp kinh tế hỗ trợ quản lý CTNH ..................747371
3.2.3. Xây dựng Quy chếTiếp tục hoàn thiện, ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Hà Nam ...................777674
3.2.4. Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực QLCTNH .............797875

3.2.5. Công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm ...................818077
3.2.6. Hoàn thiện bộ máy, tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trường ...828179
3.2.7. Đề xuất quy trình QLCTNH ...........................838280
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................898885
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................919087

Formatted: Tab stops: Not at 5"


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CTNH:

Chất thải nguy hại

CTRNH:

Chất thải rắn nguy hại

CTR:

Chất thải rắn

HĐND:

Hội đồng nhân dân


KCN:

Khu công nghiệp

KH&CN:

Khoa học và Công nghệ

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

QLCTNH:

Quản lý chất thải nguy hại

QLCTR:

Quản lý chất thải rắn

QLNN:

Quản lý Nhà nước

QLMT:


Quản lý môi trường

NN&PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT:

Tài nguyên và Môi trường

TTCN:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Khối lượng CTR công nghiệp nguy hại tại một số ngành công nghiệp
điển hình tại các KCN thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.............................. 9
Bảng 1.2: Phân loại CTNH theo TCVN 6706: 2009 .............................................. 12
Bảng 1.3: Mối nguy hại của CTNH đối với sức khỏe và môi trường .................... 15
Hình 1.1: Sơ đồ ảnh hưởng của CTNH đối với con người và môi trường............... 16

Bảng 1.4: Lượng CTNH phát sinh theo ngành chính ở Việt Nam .......................... 20
Bảng 1.5: Các loại CTNH chính ở Việt Nam cần được giám sát đặc biệt .............. 21
Bảng 1.6: CTNH phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2011 ........................... 22
Bảng 2.1: Tổng hợp khối lượng một số loại CTNH phát sinh chủ yếu trên địa bàn
tỉnh Hà Nam ......................................................................................................... 39
Bảng 2.2: Tổng hợp khối lượng CTNH phát sinh trong hoạt động sản xuất của một
số ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam .................................................... 40
Bảng 2.3: Tổng khối lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Hà Nam tính theo Sổ
Đăng ký chủ nguồn thải CTNH tính đến tháng 12/2016......................................... 41
Bảng 2.4: Khối lượng CTNH từ một số ngành nghề chính tại Hà Nam .................. 42
Bảng 2.5: Khối lượng CTNH phân theo khu vực sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Nam
năm 2016 ............................................................................................................... 43
Bảng 2.6: Khối lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong hoạt động nông nghiệp
những năm gần đây ............................................................................................... 44
Bảng 2.7: Lượng CTNH sinh hoạt phát sinh qua các năm .................................... 45
Bảng 2.8: Tải lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trong năm 2016 ................... 46
Bảng 2.9. Danh mục một số văn bản QPPL có liên quan đến QLCT và
môi trường, đã ban hành trong giai đoạn 2011÷2017 ............................................. 48
Bảng 2.10: Danh mục các văn bản do Sở Tài nguyên và Môi trường ..................... 50
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về môi trường tỉnh Hà Nam ..................... 51
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về môi trường của Sở TN&MT tỉnh
Hà Nam ................................................................................................................ 52
Hình 2.3: Quy trình cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH ................................................ 53


Bảng 2.11: Tình hình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
.............................................................................................................................. 53
Bảng 2.12: Thống kê số lượng các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo định kỳ
công tác QLCTNH ở tỉnh Hà Nam ........................................................................ 54
Bảng 2.13. Kinh phí cho công tác BVMT của một số dự án liên quan đến hoạt động

của ngành y tế trong giai đoạn 2011÷2016............................................................. 56
Hình 3.31: Sơ đồ hệ thống thu, nộp và sử dụng phí CTNH .................................... 72
Hình 3.42: Sơ đồ tổ chức và cơ chế phối hợp thực hiện thu phí hành chính ......... 73
Hình 3.3: Mô hình cộng đồng tham gia QL CTNH ............................................... 77


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những bước
phát triển mạnh mẽ. Với sự phát triển về kinh tế, các khu công nghiệp, các nhà máy
được xây dựng ngày càng nhiều, kéo theo những hệ lụy như tài nguyên thiên nhiên
bị khai thác quá mức, diện tích đất trồng và đất ở bị thu hẹp, đất đai bị thoái hóa,
môi trường đất, nước, không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, lượng chất
thải nói chung, chất thải nguy hại nói riêng cũng không ngừng gia tăng,… gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe của con người, đến sự sinh tồn và phát triển của các loài
động, thực vật khác.
Ở Việt Nam, quản lý chất thải, đặc biệt là các chất thải nguy hại sao cho hợp
lí và an toàn theo phương diện bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề rất bức
xúc của các đô thị và khu công nghiệp ở nước ta hiện nay. Theo các thông tin tổng
hợp trong Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh mỗi ngày trên toàn quốc đã gia
tăng thêm 23% so với năm 20048, trong đó có khoảng trên 80% phát sinh từ hoạt
động công nghiệp, 15% từ các bệnh viện, còn lại từ các hoạt động khác. Tuy nhiên,
thực tiễn quản lý chất thải ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: thiếu các biện
pháp ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải nguy hại, chưa có phân lập chất thải nguy
hại, những chất thải nguy hại và những vi phạm về lĩnh vực này mới được xử lý ở
mức rất sơ bộ… Vì vậy, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta cần phải có nhiều
chủ trương, biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ môi trường, trong đó có việc quản lý

chất thải nguy hại nhằm đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững.
Hà Nam là một tỉnh nhỏ, thuộc đồng bằng Sông Hồng, tiếp giáp với Thủ đô
Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình. Đây là
tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có hệ thống giao thông thuận lợi
và nhiều cơ chế thu hút đầu tư, lại đang trong quá trình phấn đấu đến năm 2020 đưa
thành phố Phủ Lý trở thành đô thị loại 2 và phấn đấu đưa tỉnh trở thành trung tâm
dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục - đào tạo và du lịch cấp vùng nên có tốc độ


2

tăng trưởng kinh tế - xã hội mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh
tế trong nước có chiều hướng tăng trưởng chậm do ảnh hưởng của cuộc khủng
khoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng Hà Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng
kinh tế hợp lý. Theo đánh giá nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Hà Nam lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015÷2020, kinh tế Hà Nam phát triển ổn định, đạt
mức tăng trưởng bình quân trên 13%/năm (giá so sánh 1994). Tái cơ cấu nền kinh tế
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bước đầu đạt kết quả tích cực. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng… Đi cùng với sự
phát triển ấy, tỉnh Hà Nam cũng đã và đang đối mặt với hàng loạt vấn đề về ô
nhiễm môi trường, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị.
Ô nhiễm môi trường môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường do chất
thải nguy hại gây ra không phải là vấn đề mới, bây giờ mới được đề cập nhưng một
thực tế cho thấy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, một bộ phận
không nhỏ các cơ sở sản xuất kinh doanh, các ngành, các cấp chính quyền thường
tập trung phát triển lợi ích kinh tế mà quên mất việc chú trọng bảo vệ môi trường
sống của chính mình và cộng động xã hội xung quanh. Theo đánh giá, vấn đề ô
nhiễm môi trường có liên quan đến chất thải nguy hại hiện nay tại Hà Nam nói
riêng và nhiều địa phương khác nói chung đang là một vấn đề nóng, chưa nhận
được sự quan tâm, hiểu biết đúng tầm. Trong khi, tốc độ công nghiệp hoá, đô thị

hoá, hiện đại hoá tỷ lệ thuận với nhu cầu nguyên vật liệu, các loại hoá chất độc hại
và lượng chất thải nguy hại phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi
trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng thì công tác quản lý nhà nước về về bảo vệ
môi trường đối với chất thải nguy hại thông qua pháp luật tại các địa phương nói
chung và Hà Nam nói riêng còn nhiều bất cập, hạn chế như: việc ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật chưa theo kịp yêu cầu thực tế, công tác thanh tra, kiểm tra
thường xuyên, chưa xử lý triệt để các vi phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy
hại...đã tạo ra sức ép không nhỏ cho quá trình phát triển bền vững và đang trở thành
thách thức đối với các nhà quản lýcủa tỉnh Hà Nam hiện nay.
Trước thực trạng trên, là người trực tiếp làm công tác quản lý về môi trường
trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tôi thiết nghĩ việc đánh giá thực trạng pháp luật về quản


3

lý chất thải nguy hại để đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam là việc
làm cần thiết, hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường do CTNH gây ra, đảm
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh nhà. Xuất phát từ lý do trên, tác giả
quyết định chọn đề tài khoa học “Pháp luật quản lý chất thải nguy hại từ thực tiễn
tỉnh Hà Nam” để làm luận văn Thạc sỹ.
2. Tổng quan nghiên cứu
Tại Việt Nam, pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật quản lý
chất thải nguy hại nói riêng là lĩnh vực tương đối mới so với các lĩnh vực pháp luật
khác. Lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại, có một số bài viết, công trình nghiên cứu
ở những góc độ khác nhau đã được công bố.
Dưới góc độ quản lý chất thải nguy hại nói chung, có cuốn: “Quản lý chất
thải nguy hại” của tác giả Nguyễn Đức Khiển Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội
2003; Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh Nhà xuất bản Xây dựng năm 2006; hay luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hòa

Bình (năm 2004) với đề tài: “Điều tra, đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn
nguy hại của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp quản lý có hiệu quả”…Các
công trình nghiên cứu về chất thải nguy hại từ góc độ pháp lý không nhiều.
Bên cạnh một số khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên trường Đại học Luật
Hà Nội, chỉ có một vài bài viết về vấn đề này như: bài viết của Nguyễn Hòa Bình
trên tạp chí Bảo vệ môi trường năm 2000 và 2002 của Cục môi trường: “Một số
công việc cần triển thực hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam”;
“Thực hiện công ước Basel về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy
hại”…; đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường mã số LH0816/ĐHL của Trường Đại
học Luật Hà Nội “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải” năm 2008. Luận án
Tiến sỹ của Vũ Duyên Thủy “ Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải
nguy hại ở Việt Nam”… Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một vài
góc độ nghiên cứu về pháp luật quản lý chất thải nguy hại, tuy nhiên trên địa bàn
tỉnh Hà Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về pháp luật quản lý chất thải


4

nguy hại. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết, góp phần nâng cao việc
thực hiện pháp luật quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam thời gian tới.

3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất thải nguy hại và pháp luật quản lý chất
thải nguy hại.
- Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật quản lý chất
thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật quản
lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam thời gian tới.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Chất thải nguy hại là gì? Pháp luật quản lý chất thải nguy hại là gì?

- Thực trạng pháp luật quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam
như thế nào?
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh
Hà Nam ra sao?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật quản lý chất thải
nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn thi
hành pháp luật quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật
quản lý chất thải nguy hại và việc thực hiện pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam
nhằm đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện.
+ Về địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Hà Nam.
+ Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Quy trình nghiên cứu

Comment [LBT1]: Vẫn chưa lý giải vì sao lại là
năm 2011 hả em?


5

Hệ thống hoá cơ sở
lý luận và thực tiễn

Chất thải nguy hại
và pháp luật về chất
thải nguy hại


Khảo sát, điều tra

Thu thập số liệu
Tham vấn, phân
tích, tổng hợp

Thực trạng pháp luật
quản lý chất thải
nguy hại trên địa
bàn tỉnh Hà Nam từ
năm 2011 đến nay

Giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện
pháp luật quản lý
chất thải nguy hại
trên địa bàn tỉnh Hà
Nam

6.2. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
Nhằm thực hiện được nội dung nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, kế thừa các tài liệu có liên quan:
Tác giả đã tiến hành thu thập, tổng hợp, đánh giá các tài liệu, số liệu liên
quan đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, công tác bảo vệ môi trường nói chung
và công tác QLCTNH nói riêng của tỉnh Hà Nam;
Thu thập, nghiên cứu các văn bản chính sách pháp luật quy định về
QLCTNH, nghiên cứu, đánh giá các tài liệu, số liệu, kinh nghiệm QLCTNH thực
tiễn trên thế giới cũng như tại Việt Nam có liên quan đến QLCTNH.

Thu thập, tổng hợp đánh giá các số liệu, nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên
quan đến công tác QL CTNH của tỉnh Hà Nam kết hợp với việc điều tra thực tiễn
để đưa ra các nhận xét, đánh giá.
Dựa vào tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác
quản lý và xử lý CTNH; Kế thừa có chọn lọc những tài liệu như: kết quả điều tra


6

khảo sát, báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề cấp tỉnh; báo cáo hiện trạng môi
trường tổng thể các năm của địa phương; các quy hoạch có liên quan...
- Phương pháp xử lý số liệu:
Từ kết quả điều tra thu được, tác giả sẽ thống kê, phân tích, tổng hợp các
nguồn phát thải, lượng chất thải nguy hại, các văn bản quản lý về chất thải nguy hại
trên địa bàn tỉnh. Từ đó đưa ra các đánh giá tác động môi trường về CTNH, Trên cơ
sở đó, đề xuất xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý
CTNH trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Phương pháp tham vấn:
Để kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả còn nhận được rất nhiều ý kiến đóng
góp của Giảng viên hướng dẫn và các cơ quan liên quan như Sở Tài nguyên & Môi
trường, Công thương, Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Giao thông
vận tải... trong việc đưa ra các kết quả đánh giá hiện trạng pháp luật QLCTNH trên
địa bàn tỉnh Hà Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
7. Nội dung của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục của Luận văn gồm
3 nội dung như sau
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chất thải nguy hại, pháp luật về chất thải
nguy hại.
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình chất thải nguy hại
Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại

trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiệnnhằm thực hiện tốt
pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam


7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1 Tổng quan về chất thải nguy hại
1.1.1. Khái niệm chất thải nguy hại
Thuật ngữ chất thải nguy hại (CTNH) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70
của thế kỷ XX. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển
khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế
giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về CTNH trong luật và các văn bản dưới
luật về môi trường. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều khái niệm về CTNH, trong
phạm vi đề tài, tác giả luận văn đưa ra những khái niệm mang tính chung nhất về
CTNH như sau:
* Theo chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United nations
Environment programme - UNEP)
Chất thải độc hại là những chất thải có hoạt tính hóa học, hoặc có tính độc
hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc
môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất thải khác.
Ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải
(dạng rắn, lỏng, bán rắn-semisolid, và các bình chứa khí) mà do họat tính hóa học,
độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây
nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi
được cho tiếp xúc với chất thải khác.
* Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ
CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc các

tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc bằng
những cách quản lý khác nó có thể:
- Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số
tử vong, hoặc làm mất khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh;

Comment [u2]: Phần này không còn là
nội dung chi tiết của các chương
nữa


8

- Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con người hoặc môi trường ở hiện tại hoặc
tương lai.
* Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý
chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg
Tại Điều 2, Mục 2 chất thải nguy hại được định nghĩa như sau: CTNH là chất
thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp
(dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại
khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe
con người. Các chất thải nguy hại được liệt kê trong danh mục (phụ lục 1 của Quy
chế). Danh mục do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương
qui định.
* Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam
Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2014 nêu định nghĩa ngắn gọn hơn, rõ ràng
hơn và gần như là sự khái quát của định nghĩa trong Quy chế QLCTNH.
Theo đó, khái niệm CTNH được hiểu như sau: “CTNH là chất thải chứa yếu tố
độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính
nguy hại khác”.
Qua các định nghĩa được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa đều đề

cập đến đặc tính (cháy-nổ, ăn mòn, hoạt tính và độc tính) của chất thải nguy hại. Có
định nghĩa đề cập đến trạng thái của chất thải (rắn, lỏng, bán rắn, khí), gây tác hại
do bản thân chúng hay khi tương tác với các chất khác có định nghĩa không đề cập.
Nhìn chung nội dung của định nghĩa sẽ phù thuộc rất nhiều vào tình trạng phát triển
khoa học – xã hội của mỗi nước. Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng các định nghĩa
về CTNH ở Việt Nam đều có nội dung tương tự nhau, giống với định nghĩa của các
nước và các tổ chức trên thế giới, đó là nêu lên đặc tính gây huy hại cho môi trường và
sức khỏe cộng đồng của CTNH. [3, tr.5]
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại
tiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động nông nghiệp mà CTNH
có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất công


9

nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể vô tình hay cố ý. Có
thể chia các nguồn phát sinh CTNH thành 5 nguồn chính như sau:
- Từ hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh, sản xuất
thuốc BVTV, hóa chất....)
- Từ dịch vụ y tế, khám chữa bệnh (chất thải lây nhiễm, các vật sắc nhọn,
chất thải từ phòng thí nghiệm, từ dược phẩm; bệnh phẩm);
- Từ hoạt động nông nghiệp (sử dụng các loại thuốc BVTV);
- Từ thương mại (nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa độc hại không đạt yêu
cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng,.v.v.);
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (việc sử dụng pin, sử dụng acquy, dầu
nhớt bôi trơn,.v.v.).
Trong các nguồn phát sinh này thì hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra nhiều
CTNH nhất và đang là mối quan tâm lớn hiện nay. So với các nguồn phát sinh khác,
nguồn công nghiệp mang tính thường xuyên và ổn định nhất, các nguồn từ dân dụng

hay sinh hoạt không nhiều, tương đối nhỏ, còn CTNH trong nông nghiệp thì mang
tính phát tán nên rất khó kiểm soát.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 cho thấy lượng chất thải rắn
nguy hại (CTRNH) chiếm khoảng 15%-20% lượng chất thải rắn (CTR) công nghiệp.
Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của
cộng đồng. CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần
miền Trung). Thực tế lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn, do chưa được quản
lý đúng cách và thống kê đầy đủ. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN cũng là
nguồn phát sinh CTNH không nhỏ đã tạo ra một lượng CTR công nghiệp nói chung
và CTNH nói riêng khá lớn.
Bảng 1.1: Khối lượng CTR công nghiệp nguy hại tại một số ngành công
nghiệp điển hình tại các KCN thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
STT

Ngành nghề phát sinh

Tải lượng (tấn/năm)

1

Ngành chế biến dầu mỏ

16.400


10

2
3


Ngành luyện kim (sản xuất thép)

5.400 – 11.840

Ngành sản xuất phương tiện giao thông và dịch

21.972

vụ sửa chữa

4

Ngành xi mạ

895 – 14.499

5

Ngành sản xuất VLXD

8.130 – 12.770

6

Ngành hóa chất và thuốc BVTV

8.855 – 14.941

7


Ngành điện tử và ắc quy

2.481 – 3.191

8

Ngành sản xuất giày da

12.445 – 15.160

9

Ngành sản xuất dệt nhuộm

8.470 – 10.137

10

Ngành thuộc da và sản phẩm

7.848 – 9.936

11

Ngành sản xuất giấy

5.330 – 6.812

12


Ngành sản xuất điện

123 – 200

Tổng

81.959 – 112.886
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011

Như vậy, nguồn phát sinh chất thải nguy hại hiện nay ở Việt Nam nói chung
và các địa phương nói riêng chủ yếu là do hoạt động sản xuất của các ngành công
nghiệp tạo ra.
1.1.3. Các đặc tính và phân loại chất thải nguy hại
1.1.3.1. Các đặc tính của chất thải nguy hại
CTNH có các đặc tính sau:
- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do
kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo
ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
- Dễ cháy(C): Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn 60 độ C, chất rắn
có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát, hấp thu độ ẩm, do thay đổi hóa
học tự phát trong các điều kiện bình thường, khí nén có thể cháy.
- Oxy hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng
oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.


11

- Ăn mòn (AM): là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH
nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).

- Có độc tính ( Đ):
+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng
hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da;
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ
từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da;
+ Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí
hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật;
+ Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh
chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học và/hoặc gây tác hại
đến các hệ sinh vật.
- Dễ lây nhiễm (LN): Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh
cho người và động vật.
1.1.3.2. Phân loại chất thải nguy hại
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới có rất nhiều cách phân loại chất
thải nguy hại khác nhau như:
* Phân loại theo nguồn thải
- Chất thải từ khâu sản xuất, pha chế, phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật.
- Chất thải các nhà máy sản xuất, pha chế dược chất... Việc xác định rõ bản
chất của các đơn vị sản sinh ra chất thải không cho chúng ta biết gì về bản chất
thực tế của chất thải. Chẳng hạn chất thải ở đây có thể là giấy loại sạch, bao bì
hoặc còng có thể là các thành phần hoạt tính đã hết sử dụng. Tuy vậy cách phân
loại này có tác dụng cảnh báo chúng ta về thành phần tiềm tàng của chất thải.
* Phân loại theo nguồn thải đặc thù
Loại hệ thống phân loại này dựa trên cơ sở quá trình đặc thù của việc sản sinh
chất thải. Nó cung cấp được thông tin đặc thù về chất thải hoặc cho phép đưa ra
những kết luận rất đặc thù về bản chất của chất thải. Ví dụ như:
- Cặn thải tại điểm sôi cao từ quá trình chưng cất Anilin.



12

- Bộ phận cơ thể thải bỏ sau mổ xẻ hoặc phẫu thuật tử thi.
- Chất thải sau khi xử lý nhiệt và tôi có chứa Xianua.
* Phân loại theo đặc tính của chất thải nguy hại
Là hệ thống phân loại chất thải nguy hại sử dụng mức độ nguy hại làm một
phần của hệ thống phân loại, ví dụ: - Độc hại. - Dễ cháy. - Dễ ăn mòn. - Dễ nổ. Dễ lây nhiễm. Đây được coi là nhân tố quan trọng của một hệ thống phân loại chất
thải nguy hại và là cách phân loại phổ biến hiện nay.
Bảng 1.2: Phân loại CTNH theo TCVN 6706: 2009
Stt

Loại chất thải

Mã số
TCVN 6706

Chất thải lỏng dễ
cháy

Mô tả tính nguy hại
Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt

1.1

cháy dưới 60 độ.
Chất thải không là chất lỏng,

Chất thải dễ cháy

1.2


bốc cháy khi bị ma sát hoặc ở
điều kiện p,t khí quyển.

1. Chất

Chất thải có khả năng tự bốc cháy

thải dễ
bắt lửa dễ

Chất thải có thể tự

cháy

cháy

do tự nóng lên trong điều kiện vận
1.3

chuyển bình thường, hoặc tự nóng
lên do tiếp xúc với không khí và có
khả năng bốc cháy.

Chất thải tạo ra khí
dễ cháy
2. Chất

Chất thải có tính axit


thải gây

Chất thải có tính ăn

ăn mòn

mòn

3. Chất

Chất thải dễ nổ

Chất thải khi gặp nước, tạo ra
1.4

phản ứng giải phóng khí dễ cháy
hoặc tự cháy.

2.1

Chất thải lỏng có Ph2
Chất thải lỏng có thể ăn mòn

2.2

thép với tốc độ > 6,35mm/năm ở
55 độ C

3


Là CTR hoặc lỏng hoặc hỗn hợp


13

thải dễ

rắn lỏng tự phản ứng hoá học tạo

nổ

ra nhiều khí, ở nhiệt độ và áp
suất thích hợp có thể gây nổ.
Chất thải chứa các
tác nhân oxy hoá vô

4. Chất

4.1

vơcơ

thải dễ bị
ôxi hoá

Chất thải

có chứa clorat,

pecmanganat, peoxit vô cơ…

Chất thải hữu cơ chứa cấu trúc

Chất thải

chứa

peoxyt hữu cơ

4.2

phân tử -0-0- không bền với
nhiệt nên có thể bị phân huỷ và
tạo nhiệt nhanh,

Chất thải gây độc cấp
5. Chất

tính

thải gây

Chất thải gây độc

độc cho

mãn tính

Chất thải có chứa chất độc có
5.1


trầm trọng khi tiếp xúc.
5.2

người và
sinh vật

thể gây tử vong hoặc tổn thương
Chất thải có chứa chất độc gây
bệnh mãn tính
Chất thải chứa các thành phần

Chất thải sinh ra khí
độc

5.3

mà khi tiếp xúc với không khí
hoặc nước thì giải phóng ra khí
độc.
Chất thải có chứa các thành

6. Chất
đôc cho
HST

Chất độc cho hệ sinh
thái

phàn có thể gây ra các tác động
6


có hại đối với môi trường thông
qua tích luỹ sinh học hoặc gây
ảnh hưởng cho hệ sinh thái.

7.Chất
thải lây
nhiễm

Chất thải lây nhiễm
bệnh

Chất thải có chứa các vi sinh
7

vật sống hoăc độc t ố của chúng
có chứa các mầm bệnh

Theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ.
* Phân loại theo nhóm hóa học


14

Một thành tố thông thường của một hệ thống phân loại là nhóm các hợp chất
hóa học mà thành phần ban đầu của chất thải thuộc về các hợp chất đó, ví dụ như:
- Chất thải axit vô cơ.
- Chất thải dung môi gốc halogen.
- Tế bào, dịch, hoặc bộ phận cơ thể người...
Đây là thành tố phân loại rất bổ ích vì nó chỉ râa những yêu cầu kĩ thuật và

các lưu ý trong xử lý cần có trong công tác quản lý chất thải.
* Phân loại theo tình trạng vật lý
Thường một hệ thống phân loại chất thải bao gồm sự phân loại tình trạng vật
lý, ví dụ như:
- Rắn, rắn vừa, lỏng, khí.
- Rắn nguyên khối, rắn dạng hạt, rắn dạng bột...
Sự phân loại này chỉ ra các yêu cầu của việc ngăn ngừa hoặc xử lý và có thể
xác định một số thành tố lựa chọn về quản lý chất thải. Chất thải nguy hại là một
phần của chất thải nói chung. Do đó ngoài việc cần có một hệ thống phân loại chất
thải nguy hại thì còng cần có một hệ thống phân loại chất thải chung hơn.
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến môi trường và sức khỏe của
con người
Chất thải nguy hại hiện nay là vấn đề mà các nhà môi trường học và các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Do chất thải nguy hại liên quan rất lớn đến sức khoẻ
cộng đồng, mức sống của mỗi người dân và môi trường nên luôn được các chính
phủ chú ý. Hiện nay vấn đề chất thải nguy hại đó được các nước phát triển đưa vào
vấn đề trọng tâm trong bảo vệ môi trường. Việc quản lý chất thải nguy hại ở mỗi
quốc gia là khác nhau do đặc thù kinh tế, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và ý
thức về môi trường của mỗi quốc gia là khác nhau. Nhìn chung những nước phát
triển quan tâm hơn đến môi trường hơn những nước đang phát triển hoặc chưa phát
triển. Vấn đề môi trường đang được nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam


15

quan tâm và đang trên từng bước thay đổi mang tính tích cực để bảo vệ môi trường
gắn liền với lợi ích của từng cá nhân trong xã hội với nhu cầu sức khoẻ và quyền lợi
về kinh tế.
Mỗi loại CTNH khác nhau có độc tính khác nhau và mức độ tác động của
nó đối với sức khỏe và môi trường cũng khác nhau. Cụ thể là:

Bảng 1.3: Mối nguy hại của CTNH đối với sức khỏe và môi trường
STT

Tên nhóm

1

Chất dễ cháy nổ

2

Khí nén hay
hóa lỏng, khí dễ
cháy, khí không
cháy, không độc
khí độc
Chất lỏng dễ

3

Nguy hại đối với người tiếp
xúc

Nguy hại đối với môi
trường

Gây tổn thương da, bỏng và có Phá hủy vật liệu, sản phẩm
thể dẫn đến tử vong
sinh ra từ quá trình cháy
nổ gây ô nhiễm đất, nước,

không khí
Hỏa hoạn, gây bỏng
Làm tăng cường sự cháy, làm
thiếu oxy, gây ngạt
Ảnh hưởng sức khỏe, gây tử
vong
Chất nổ, gây bỏng, tử vong

cháy

Chất gây ô nhiễm mức độ
nhẹ
Ít ảnh hưởng
Chất gây ô nhiễm không
khí nặng
Chất gây ô nhiễm không
khí từ nhẹ đến nặng, chất
gây ô nhiễm nước nghiêm
trọng

4

Chất

rắn

dễ

Hỏa hoạn, gây bỏng, tử vong


cháy
5

Tác nhân

phẩm cháy độc hại
oxy

Các phản ứng hóa học gây hỏa

Chất gây ô nhiễm không

hoạn, cháy nổ, ảnh hưởng da,

khí, chất có khả năng gây

tử vong

nhiễm độc cho nước

Chất độc, chất

Ảnh hưởng mãn tính và cấp tính

Chất gây ô nhiễm nước

lây nhiễm

đến sức khỏe


nghiêm trọng

Lan truyền bệnh

Hình thành nguy cơ truyền

hóa

6

Thường giải phóng các sản

bệnh trong môi trường


16

7

8

Ăn mòn, cháy da, ảnh hưởng

Ô nhiễm nước và không

phổi và mắt

khí, gây hư vật liệu

Tổn thương các tổ chức máu,


Gây ô nhiễm đất, mức

gây các bệnh về máu, viêm da,

phóng xạ tăng và các hậu

hoại tử xương, đột biến

quả

Chất ăn mòn

Chất phóng xạ

gen,.v.v.
Theo
Ngoài những mối nguy hại trên, CTNH còn gây mùi khó chịu từ quá trình
bay hơi, phân huỷ rác thải; chất thải rỉ rác phát sinh do việc buông lỏng quản lý
CTNH gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng đến đời sống người
dân; chất thải làm mất mỹ quan đô thị; chất thải là nơi tập trung của nhiều côn
trùng, động vật có nguy cơ dẫn đến lan truyền dịch bệnh, đặc biệt là chất thải y tế
nguy hại; chất thải nguy hại có thể chứa các chất độc, các mầm bệnh rất nguy hiểm
đối với những người tiếp xúc…Vì vậy, tăng cường quản lý CTNH để hạn chế
những tác động nguy hại của CTNH đến sức khỏe và môi trường là một yêu cầu hết
sức cấp thiết hiện nay.
Hình 1.1: Sơ đồ ảnh hưởng của CTNH đối với con người và môi trường
Môi trường
không khí
Kim loại độc thăng hoa

Cr, As, Pb, Dioxin

Hơi dung môi, hơi các chất
hữu cơ, bụi, CO2, NOx,
SO2, CO,..

- CTNH
- Thu gom
- Tái chế, xử lý, phân hủy

Thở

Nước rỉ rác: Kim loại nặng, Pb, Cu,
Cr, Hg,...
Chất HC, TBVTV, Dầu mỡ,..

Người

Ô nhiễm nước
mặt

Ô nhiễm nước
ngầm

Ô nhiễm đất

Mỹ quan
Ăn uống



×