LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, toàn bộ nội
dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, nếu có gì sai sót tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trương Quốc Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này tôi xin chân
thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thày,cô giáo – Viên Đại học Mở
Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc đến TS
Nguyễn Quý Trọng – GVC, Trưởng Bộ môn Luật Thương mại, Trường Đại
học Luật Hà Nội đã dành thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn và động
viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động
viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Học viên
Trương Quốc Tuấn
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CHỦ NỢ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CHỦ NỢ TRONG PHÁ SẢN DOANH
NGHIỆP........................................................................................................ 9
1.1 Khái quát chung về phá sản doanh nghiệp ............................................. 9
1.2.Chủ nợ và vấn đề bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong phá sản doanh
nghiệp ....................................................................................................... 23
1.3 Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về ………………………..29
1.4 Khái niệm và nội dung của pháp luật điều chỉnh PSDN....................... 40
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
CỦA CHỦ NỢ THEO LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2014 ............................... 43
2.1. Các quy định của pháp luật về việc bảo vệ quyền lợi chủ nợ trong phá
sản doanh nghiệp
43
2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ ………..62
Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CHỦ
NỢ TRONG PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP……………………………....74
3.1 Những vấn đề mới của hội nhập quốc tế ……………………………… 74
3.2 Những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về…………………
76
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi ………… .80
KẾT LUẬN ................................................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BLDS
: Bộ luật dân sự
BLTTDS
: Bộ Luật Tố tụng dân sự
BKS
: Ban kiểm soát
DN
: Doanh nghiệp
LPS
: Luật Phá sản
QTCT
: Quản trị công ty
QTV
: Quản tài viên
GĐ
: Giám đốc
TGĐ
: Tổng giám đốc
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả về kinh tế xã hội nhất
định nhưng phá sản không phải là hiện tượng hoàn toàn tiêu cực. Phá sản là
một giải pháp hữu hiệu trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, là sự đào thải tự
nhiên đối với doanh nghiệp làm ăn yếu kém, góp phần duy trì sự tồn tại của
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Một trong những mục tiêu khi áp dụng
pháp luật về phá sản nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ nợ,
người lao động và chính doanh nghiệp bị phá sản. Bằng việc giải quyết công
bằng, thỏa đáng mối quan hệ về lợi ích giữa chủ nợ và con nợ và giữa các chủ
nợ với nhau, pháp luật về phá sản góp phần giải quyết mâu thuẫn, hạn chế
những căng thẳng có thể có giữa họ với nhau, nhờ đó đảm bảo được trật tự kỷ
cương của xã hội. Bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ trước tiên là bảo vệ các quyền
về tài sản của các chủ nợ. Khi doanh nghiệp mắc nợ không trả được nợ cho
các chủ nợ thì chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh
nghiệp để bán toàn bộ tài sản còn lại của doanh nghiệp để trả cho các chủ nợ.
Bên cạnh đó, pháp luật phá sản còn bảo đảm sự bình đẳng của các chủ nợ
trong việc đòi nợ. Không một con nợ nào được quyền đòi nợ một cách riêng
lẻ. Không một chủ nợ nào được con nợ trả nợ cho mình trong khi các chủ nợ
khác chưa được trả nợ. Tất cả các chủ nợ đều phải đợi đến khi Tòa án tuyên
bố phá sản doanh nghiệp và cùng nhau chia số tài sản còn lại của doanh
nghiệp theo những tỷ lệ (trừ những chủ nợ có một sự đảm bảo đặc biệt cho
món nợ của mình như có tài sản cầm cố, thế chấp).
Ở Việt Nam, những thiết chế pháp luật về phá sản được quy định trong
Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, Dân luật Trung kỳ năm 1936 và Bộ luật
2
Thương mại Sài Gòn trước năm 19751. Cho đến những năm cuối của thế
kỷ XX, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa được hơn một thập kỷ, thì vấn đề phá sản công ty được lần đầu tiên
được quy định trong Luật Công ty năm 19902. Luật Phá sản doanh nghiệp
năm 1993 đã quy định về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như, đối tượng
điềucủa Luật gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ
nộp đơn yêu cầu phá sản, thủ tục phá ản doanh nghiệp, hợp tác xã... . Tuy
nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 vẫn
bộc lộ những bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được đòi hỏi của đời sống xã hội
cũng như trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể. Vì vậy, Luật Phá
sản năm 2004 đã ra đời trên cơ sở kế thừa chọn lọc các quy định của Luật Phá
sản doanh nghiệp năm 1993. Luật Phá sản năm 2004 ra đời trong bối cảnh
Việt Nam đang tích cực gia nhập và mong muốn sớm trở thành thành viên
chính thức của WTO. Chính vì vậy, mặc dù những quy định của Luật Phá sản
năm 2004 đã có những quy định tiến bộ so với Luật Phá sản doanh nghiệp
năm 1993 những thực tế cũng chứng minh rằng có khá nhiều quy định không
còn phù hợp trong tình hình mới của hội nhập quốc tế, đặc biệt sau khi Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO năm 2007.
Luật Phá sản năm 2014 gồm 9 chương, 133 điều có hiệu lực thi hành từ
01/01/2015. Luật này xác định điều chỉnh phá sản đối với doanh nghiệp và
hợp tác xã và các quy định về trình tực, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục
phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá
trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá
sản...Luật Phá sản năm 2014 ra đời đã tạo khung pháp lý cho việc áp dụng
việc phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã trong giai đoạn mới của thời kỳ hội
1
2
tra cứu ngày 5/8/2016
Điều 24 Luật Công ty năm 1990 quy định về công ty bị phá sản.
3
nhập quốc tế. Luật Phá sản năm 2014 đã đạt được những kết quả nhất định tên
phương diện lý luận và thực tiễn thi hành trong việc phá sản doanh nghiệp,
hợp tác xã. Tuy nhiên, sau hơn hai năm thi hành Luật Phá sản năm 2014 vẫn
bộc lộ những hạn chế, bất cập, nhất là việc bảo vệ quyền và lợi ích của các
chủ nợ trong phá sản. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các
mục tiêu khi áp dụng các thiết chế pháp luật về phá sản. Vì vậy, việc tiếp tục
nghiên cứu về phá sản doanh ghiệp, hợp tác xã nói chung, các quy định về
bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ nói riêng theo quy định Luật Phá sản năm
2014 là vấn đề mang tính cấp thiết và tính mới trong giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi của chủ
nợ theo Luật Phá sản năm 2014” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. Mục
đích của đề tài này nhằm làm rõ vấn đề lý luận của việc bảo vệ quyền lợi của
chủ nợ, xác định vai trò cũng như các yếu tố tác động tới việc bảo vệ quyền lợi
của các chủ nợ theo quy định tại Luật Phá sản năm 2014. Đồng thời, từ thực
trạng pháp luật về quyền lợi chủ nợ theo quy định tại Luật Phá sản năm 2014
rút ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập của
các quy định pháp luật. Trên cơ sở đó, đưa ra yêu cầu và đề xuất một số giải
pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi
của chủ nợ trong doanh nghiệp phá sản tại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong phá sản doanh nghiệp không
phải là vấn đề xa lạ và mới trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Nó
đã được nhiều nhà khoa học dày công nghiên cứu, tiếp cận trên các phương
diện khác nhau. Có thể kể tên một số công trình khoa học nghiên cứu về phá
sản doanh nghiệp nói chung, về bảo vệ quyền lợi chủ nợ nói riêng sau đây:
4
- Phạm Quý Tỵ (1986): “Một số kiến nghị về giải thể, phá sản doanh
nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật số 6/1998;
- Phạm Minh Long (1996): “Quy chế thành lập và giải thể, phá sản và cơ
chế quản lý của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân”;
- Báo cáo số 207/BC-BTP ngày 29-12-2008 của Bộ Tư pháp về rà soát,
đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004, tr.20.
- Văn Thị Hồng Tâm: “Những bất cập trong thi hành Luật phá sản 2014
nhìn từ góc độ thi hành án”.
- Bản tin thông tin khoa học lập pháp, Số 01(27) năm 2017);
- Đỗ Tiến Thịnh: “Thực trạng doanh nghiệp rút khỏi thị trường hiện nay và
kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về giải thể doanh nghiệp”;
- Nguyễn Văn Thuận, Quản trị tài chính, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1995 (dẫn
theo Báo cáo đề tài nghiên cứu do Viện kinh tế TP. Hồ Chí Minh thực hiện
năm 2001: Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về thực hiện Luật Phá sản
doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tr. 6.
- Dự án VIE/98/001, Báo cáo chuyên đề một số lĩnh vực của khung pháp
luật tại Việt Nam – Phần 2: Đánh giá thực trạng, khuyến nghị hoàn thiện pháp
luật phá sản doanh nghiệp, Hà Nội, 2002, tr. 142.
- Dương Đăng Huệ & Nguyễn Minh Mẫn, Chương VIII Phá sản và pháp
luật về phá sản, trong Giáo trình Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 342.
- Nguyễn Viết Tý, Chương XV: Khái quát về phá sản và pháp luật phá sản,
trong Giáo trình Luật Thương mại, tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân, H., 2006, tr. 350.
5
- Bùi Nguyên Khánh (2002), Chương VIII Pháp luật về phá sản doanh
nghiệp, trong Lê Minh Toàn (2002), Luật Kinh tế Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, tr. 542.
- Dương Kim Thế Nguyên (2014): “Giải quyết phá sản ngân hàng thương
mại theo pháp luật một số nước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/2014,
tr. 60-66.
Ngoài các công trình khoa học trên còn nhiều công trình khác nghiên cứu
về phá sản, phá sản doanh nghiệp. Qua nghiên cứu các công trình khoa học,
tác giả rút ra một số nhận xét sau:
Một là, các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận về phá sản, phá sản doanh nghiệp,
hợp tác xã dưới góc độ lý luận như: khái niệm phá sản, dấu hiệu doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, cơ quan có thẩm quyền giải
quyết phá sản, hậu quả pháp lý của phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã…
Hai là, có công trình nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
về phá sản doanh nghiệp như pháp luật của Nga, Đức, Nhật Bản… nhưng
nhìn chung các công trình khoa học này chủ yếu tiếp cận về thủ tục giải quyết
phá sản, có sự tương đồng và khác biệt giữa phá sản cá nhân và phá sản doanh
nghiệp. Kết quả nghiên cứu có thể đúc rút một số bài học khảo cứu và cũng
là những tài liệu để tác giả có thể kế thừa, khai thác trong quá trình viết và
hoàn thành luận văn.
Ba là, trong các công trình nghiên cứu kể trên có những công trình nghiên
cứu về các thiết chế pháp luật đươc quy định trong các văn băn pháp luật về
phá sản hay các văn băn pháp luật có liên quan trước khi có Luật Phá sản năm
2014 ra đời như: Luật Công ty năm 1990, Luật Phá sản doanh nghiệp năm
1993, Luật Phá sản năm 2004. Mặc dù những quy định này có thể đã lạc hậu
hoặc được sửa đổi, bổ sung trong Luật Phá sản năm 2014. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu là cơ sở để tác giả có thể xác định những điểm tương đồng, sự
6
khác biệt và cơ sở của sự khác biệt nó trong luận văn. Tuy nhiên có thể nhận
thấy nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi chủ nợ trong phá sản doanh nghiệp được
đề cập không nhiều, kể cả khi Luật Phá sản năm 2014 có hiệu lực. Đây cũng
là một trong lý do để tác giả lựa chọn và tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.
Bốn là, tùy thuộc vào việc giai đoạn nghiên cứu, hầu hết các công trình đều
xây dựng, đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về phá sản cũng như
nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản doanh nghiệp.
Năm là, có khá nhiều nghiên cứu dưới góc độ thực trạng pháp luật phá sản;
trong đó xác định những kết quả thi hành pháp luật, phân tích, bình luận
những hạn chế, bất cập hoặc nguyên nhân của sự hạn chế, bất cập đó. Tuy
nhiên, chủ yếu là kết quả nghiên cứu về thực thi pháp luật phá sản nói chung,
còn việc bảo vệ quyền lợi chủ nợ được tiếp cận không nhiều hoặc không sâu.
Những nội dung này sẽ được tác giả luận giải trong luận văn của mình.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học liên quan đến phá
sản doanh nghiệp và vấn đề bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong phá sản doanh
nghiệp đã và đang góp phần không nhỏ giúp tăng cường việc đưa pháp luật
doanh nghiệp vào cuộc sống. Tuy nhiên việc nghiên cứu cụ thể về bảo vệ
quyền lợi của chủ nợ theo Luật Phá sản năm 2014 chưa được nghiên cứu đánh
giá cụ thể, toàn diện và mang tính hệ thống. Đó cũng là khó khăn và cũng là
cơ hội để tác giả có thể tìm hiểu, nghiên cứu để có thêm kiến thức về vấn đề
bảo vệ chủ nợ trong phá sản doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phá sản, phá sản
doanh nghiệp, về chủ nợ, về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo quy định của
pháp luật Việt Nam nói chung và Luật Phá sản năm 2014 nói riêng. Luận văn
tiếp cận thực trạng pháp luật về việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ để tìm ra
những điểm còn hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
7
đó. Trên cơ sở đó đề xuất yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc bảo
vệ quyền lợi của chủ nợ trong quá trình áp dụng Luật Phá sản ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
(i) Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu những vấn đề lý luận về phá
sản doanh nghiệp, về chủ nợ, về vấn đề bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong phá
sản; xác định vai trò của pháp luật phá sản trong việc bảo vệ quyền lợi của chủ
nợ.
(ii) Pháp luật về phá sản của một số quốc gia trên thế giới như: Nhật
Bản, Trung Quốc, Cộng hòa Pháp.
(iii) Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, xác định
những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó về vấn
đề này tại Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên
những khía cạnh sau:
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về phá sản doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật về phá sản từ năm 1990 đến nay, trong đó chủ yếu tập
trung nghiên cứu các quy định tại Luật Phá sản năm 2014.
- Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về chủ nợ, về việc bảo vệ
quyền lợi của chủ nợ trong phá sản doanh nghiệp.
- Làm rõ vai trò và những yếu tố tác động tới việc bảo vệ quyền lợi của
chủ nợ trong phá sản.
- Phân tích khái quát về sự hình thành, phát triển và nội dung cơ bản
của pháp luật điều chỉnh phá sản doanh nghiệp, trong đó có các quy định về
việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chủ
8
nợ trong phá sản doanh nghiệp tìm ra những điểm còn hạn chế, bất cập và
những nguyên nhân của các bất cập, hạn chế đó về việc bảo vệ quyền lợi của
chủ nợ trong phá sản.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận: Luận văn dựa trên nền tảng lý luận là các nguyên
tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, những quan điểm của Đảng và nhà nước ta hiện nay về phá sản doanh
nghiệp và bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong phá sản.
- Phương pháp nghiên cứu: tác giả kết hợp hài hòa các phương pháp
nghiên cứu khoa học cơ bản như phương pháp tổng hợp, phân tích; phương
pháp luật học so sánh, đánh giá thực trạng pháp luật về việc bảo vệ quyền lợi
của chủ nợ trong phá sản để tìm ra những ưu điểm, hạn chế và những nguyên
nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về
việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tùy thuộc vào nội dung cũng như mục đích của việc nghiên cứu trong các
chương, mục tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp.
6. Kết cấu luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm: ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục
lục, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao
gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và
pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong phá sản doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo
quy định của Luật Phá sản năm 2014.
Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
quyền lợi của chủ nợ trong phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam
9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CHỦ NỢ
VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CHỦ NỢ TRONG
PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP.
1.1 Những vấn đề chung về phá sản doanh nghiệp.
1.1.1 Nhận diện phá sản doanh nghiệp..
1.1.1.1 Khái niệm phá sản và phá sản doanh nghiệp.
Phá sản luôn là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó
hiện hữu như là một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải
tự nhiên của nền kinh tế thị trường, bất kể đó là nền kinh tế thị trường phát
triển ở các nước trên thế giới hay nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Doanh nghiệp giống như một thực thể sống “có sinh, có tử” và cũng có
chu kỳ sống của nó. Theo các nhà kinh tế, chu kỳ sống của doanh nghiệp trải
qua bốn giai đoạn tiêu biểu là: khởi nghiệp, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái.
Nếu bước qua giai đoạn tăng trưởng, nhà quản trị không biết “nhìn xa trông
rộng” và dự liệu những tình huống xấu xảy ra để kịp thời đối phó thì doanh
nghiệp sẽ bước vào thời kỳ suy thoái. Tính chu kỳ này cũng cho thấy sự suy
vong và phá sản có thể là một giai đoạn sẽ xảy ra với bất cứ một doanh
nghiệp nào3.
Về nguồn gốc, thuật ngữ phá sản được diễn đạt bằng từ "bankruptcy"
hoặc "banqueroute" mà nhiều người cho rằng từ này bắt nguồn từ chữ "Banca
Rotta" trong tiếng La Mã cổ, trong đó banca có nghĩa là chiếc ghế dài, còn
rotta có nghĩa là bị gãy. Banca rotta có nghĩa là "băng ghế bị gãy"4. Cũng có ý
3
Nguyễn Văn Thuận, Quản trị tài chính, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1995 (dẫn theo Báo cáo đề tài nghiên cứu
do Viện kinh tế TP. Hồ Chí Minh thực hiện năm 2001: Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về thực hiện Luật
Phá sản doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tr. 6).
4
Nguyễn Tấn Hơn, Phá sản doanh nghiệp – một số vấn đề thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
Từ điển trực tuyến Oxford (Oxford Dictionaries) cho rằng từ bankruptcy có nguồn gốc từ giữa thế kỷ thứ 16
10
kiến cho rằng, từ phá sản bắt nguồn từ chữ ruin trong tiếng La tinh, có nghĩa
là sự “khánh tận”.
Trong tiếng Anh, khái niệm phá sản và mất khả năng thanh toán được
diễn đạt dưới những thuật ngữ bankruptcy, insolvency. Hai thuật ngữ này có
khi được sử dụng như là những từ đồng nghĩa. Tuy vậy, có tác giả cho rằng,
insolvency là khái niệm liên quan đến tình trạng tài chính, trong khi đó
bankruptcy lại là khái niệm thuần tuý pháp lý5. Cụ thể, từ insolvency (được
dịch sát nghĩa tương đương trong tiếng Việt là mất khả năng thanh toán) là để
chỉ một tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Tình trạng này có thể xác định
theo phương thức dựa trên cân đối tài sản – nợ cho thấy tài sản còn lại không
đủ để thanh toán nợ (được gọi là “balance-sheet” insolvency) hoặc dựa vào
việc doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán nợ đã đến hạn khi chủ nợ
có yêu cầu (được gọi là “cash-flow” insolvency)6. Khi một doanh nghiệp bị
mất khả năng thanh toán (insolvency) thì nó có thể được thực hiện các thủ tục
phục hồi (reorganazation) hoặc bị thanh lý (liquidation, winding-up)7.
Từ bankruptcy thì được hiểu như là thủ tục pháp lý để giải quyết tình trạng
mất khả năng thanh toán.
Ở Hoa Kỳ, thuật ngữ bankruptcy được sử dụng cho cả thủ tục phá sản
áp dụng cho cá nhân hoặc doanh nghiệp. Tuy vậy, trong pháp luật của Anh,
với nghĩa là “băng ghế bị gãy” có gốc từ tiếng La Mã là Banca Rotta, từ Banca là chiếc ghế và rompere “bị
phá gãy”.
5
Rohan
Lamprecht,
Definition
Insolvency
vs
Bankruptcy,
xem
trực
tuyến
tại (truy cập ngày 14/5/2017).
6
Rohan
Lamprecht,
Definition
Insolvency
vs
Bankruptcy,
xem
trực
tuyến
tại
(truy cập ngày 14/6/2017).
7
Trong tiếng Anh, từ liquidation và từ winding-up được sử dụng như những từ đồng nghĩa. Xem Roy Goode
(1997), Principles of Corporate Insolvency Law, Sweet and Maxwell, London, p.1.
11
bankruptcy là để chỉ cho thủ tục phá sản cá nhân còn đối với phá sản các công
ty thì thuật ngữ được sử dụng là insolvency8.
Như vậy, từ các phân tích trên đây có thể thấy về mặt pháp lý, khái
niệm “phá sản” có thể được hiểu theo hai khía cạnh sau đây: (i) phá sản là
tình trạng một tổ chức kinh doanh bị mất khả năng thanh toán và bị cơ quan
nhà nước (thông thường là tòa án) ra quyết định tuyên bố phá sản. Hậu quả
của quyết định này là sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và (ii) phá sản
là thủ tục pháp lý liên quan đến một tổ chức kinh doanh để giải quyết tình
trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức đó. Thủ tục pháp lý này được quy
định bởi Luật phá sản và pháp luật có liên quan, được tiến hành từ khi có dấu
hiệu tổ chức kinh doanh đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán (insolvency) và quá trình giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán
được thực hiện có thể đưa đến những hệ quả khác nhau là phục hồi tổ chức
kinh doanh (reorganization) hoặc thanh lý tài sản và chấm dứt hoạt động của
tổ chức kinh doanh (liquidation hoặc winding-up).
Tại Việt Nam, có nhiều thuật ngữ được sử dụng như: phá sản, vỡ nợ,
khánh tận… Từ điển tiếng Việt định nghĩa từ “phá sản” là lâm vào tình trạng
tài sản chẳng còn gì và thường là vỡ nợ do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại; “vỡ
nợ” là lâm vào tình trạng bị thua lỗ, thất bại liên tiếp trong kinh doanh, phải
bán hết tài sản mà vẫn không đủ để trả nợ. Như vậy, trong cách hiểu thông
thường, khái niệm phá sản là để chỉ cho một sự việc đã rồi, sự việc “phải bán
hết tài sản mà vẫn không đủ trả nợ”.
Từ điển Luật học định nghĩa: phá sản là tình trạng một chủ thể (cá
nhân, pháp nhân) mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Theo quan điểm này,
8
Bethany Blowers (2000), The economics of insolvency law: conference summary – Financial Stability
Review: December 2002, p.153.
12
khái niệm phá sản chỉ mới xác định được một tình trạng có thể xảy ra đối với
các chủ thể bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nói cách khác,
“phá sản” được hiểu tương đương với “mất khả năng thanh toán”.
Trong Bộ luật Thương mại năm 1972 của Việt Nam Cộng hòa có hai
khái niệm được sử dụng là khánh tận và phá sản. Theo Điều 864 của Bộ luật
này “Thương gia ngưng trả nợ có thể, đương nhiên hoặc theo đơn xin của trái
chủ, bị toà tuyên án khánh tận”. Điều 1008 Bộ luật Thương mại năm 1972
quy định “những thương gia ở trong tình trạng khánh tận hay thanh toán tư
pháp sẽ bị truy tố về tội phá sản đơn thường hay phá sản gian trá tùy theo các
trường hợp được dự liệu tại các điều kế tiếp”. Như vậy “khánh tận là tình
trạng một thương gia đã ngưng trả nợ” hay nói cách khác, khái niệm “khánh
tận” trong Bộ luật Thương mại năm 1972 được hiểu tương đương như khái
niệm “mất khả năng thanh toán”. Trong khi đó, khái niệm “phá sản” được
dùng “cho những trường hợp thương gia phạm vào những hình tội được luật
dự liệu trong sự diễn tiến thủ tục khánh tận” và từ này (phá sản) là để chỉ cho
một loại tội phạm.
Trong pháp luật Việt Nam, cả Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và
Luật Phá sản năm 2004 đều không đưa ra định nghĩa về phá sản mà sử dụng
khái niệm “tình trạng phá sản”. Nếu áp dụng vào quan niệm của phần đông
người dân, khái niệm lâm vào tình trạng phá sản dễ gây ra sự “hiểu nhầm” là
doanh nghiệp “lâm vào tình trạng tài sản chẳng còn gì”9. Tuy vậy, các luật
phá sản của Việt Nam vừa nêu đều có các quy định nhằm phục hồi doanh
nghiệp chứ không chỉ có các quy định về tuyên bố phá sản và thanh lý doanh
nghiệp. Do vậy, khái niệm tình trạng phá sản chưa phản ánh đầy đủ nội hàm
như được quy định trong các luật này.
9
Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học,(in lần thứ 3), Nxb. Đà Nẵng, 2010, tr.1437.
13
Khác với các văn bản luật phá sản trước đây của Việt Nam đều không
đưa ra định nghĩa cho khái niệm phá sản, Luật Phá sản năm 2014 đã đưa ra
một định nghĩa pháp lý về phá sản, theo đó, “Phá sản là tình trạng của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết
định tuyên bố phá sản”10. Khái niệm này đã tiếp cận phá sản dưới góc độ là
một quyết định của tòa án chứ không phải là quá trình ban hành ra quyết định
đó (thủ tục phá sản). Phá sản được xác định theo nhiều tiêu chí khác nhau
như: (i) mất khả năng thanh toán; (ii) xác định phá sản theo tiêu chí định
lượng; (iii) xác định phá sản theo tiêu chí kế toán; (iv) xác định phá sản theo
tiêu chí “dòng tiền”. Việc sử dụng phối hợp nhiều tiêu chí để xác định tình
trạng mất khả năng thanh toán không chỉ có ở Luật Phá sản doanh nghiệp năm
1993 mà còn thấy quy định tại Luật Phá sản năm 2014.
Luật Phá sản năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh
toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”11. Như
vậy, Luật Phá sản năm 2004 và Luật Phá sản năm 2014 của Việt Nam đều đã
quan tâm đến bản chất của tình trạng mất khả năng thanh toán. Bản chất của
“tình trạng mất khả năng thanh toán” là việc con nợ không có khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn của mình. Về cơ bản, khi con nợ ngừng trả nợ thì
coi như là đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và lúc đó, các chủ
nợ đã có cơ sở pháp lý để làm đơn yêu cầu tòa án thụ lý và giải quyết vụ việc
phá sản. Tuy nhiên, tùy quan điểm của mỗi quốc gia và ở mỗi thời kỳ khác
nhau, đặc biệt là tùy thuộc vào mục tiêu của luật phá sản là bảo vệ chủ nợ hay
con nợ, có đặt mục tiêu phục hồi doanh nghiệp hay không mà luật pháp các
10
Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014.
11
Khoản 1 Điều 4 LPS năm 2014.
14
nước, trong những giai đoạn khác nhau có thể đưa ra tiêu chí cụ thể để xác
định tình trạng phá sản là khác nhau.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy quy định về căn cứ xác định tình trạng mất
khả năng thanh toán trong Luật Phá sản năm 2014 còn cứng nhắc. Bởi lẽ, để
xác định tình trạng mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp phải thỏa mãn đầy
đủ các dấu hiệu mà pháp luật nêu bao gồm: (1) doanh nghiệp không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán, (2) trong thời hạn ba tháng. Luật nhiều nước thường đưa
ra nhiều trường hợp khác nhau để xác định tình trạng mất khả năng thanh
toán. Ví dụ, Điều 2 Luật Phá sản Trung Quốc năm 200712 quy định: Trong
trường hợp doanh nghiệp là pháp nhân không thể trả hết các khoản nợ và tài
sản của doanh nghiệp đó không đủ để trả hết các khoản nợ, hoặc rõ ràng
doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, các khoản nợ sẽ được thanh lý theo
quy định của Luật này. Trường hợp doanh nghiệp thuộc trong các trường hợp
quy định tại các khoản trên hoặc doanh nghiệp rõ ràng đã đánh mất khả năng
trả nợ, có thể trải qua tổ chức lại theo quy định của Luật này”. Như vậy, Luật
Phá sản Trung Quốc xác định tình trạng phá sản khi thuộc vào các trường hợp
sau đây: (i) Doanh nghiệp không trả hết nợ và tài sản sản còn lại không đủ để
trả nợ; (ii) Doanh nghiệp không trả hết nợ và doanh nghiệp rõ ràng không trả
được nợ.
Nghiên cứu các quy định để nhận diện phá sản doanh nghiệp của Việt
Nam vẫn bộc lộ một số vướng mắc như:
- Chưa xác định cụ thể doanh nghiệp mất khả năng thanh toán một
khoản nợ cụ thể là bao nhiêu để bị coi là lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán. Luật Phá sản năm 2014 cũng như LPS Doanh nghiệp năm
12
Enterprise Bankruptcy Law of the People’s Republic of China (Adopted at the 23rd Meeting of the
Standing
Committee
of
the
Tenth
National
People’s
Congress
/>
on
August
27,
2006),
15
1993, Luật phá sản năm 2004 trước đó không đưa ra các yếu tố định lượng,
mà chỉ đưa ra các yếu tố định tính, tức là căn cứ vào khả năng trả nợ của
doanh nghiệp vào thời điểm chủ nợ yêu cầu. Điều đó có thể dẫn tới việc nhiều
chủ nợ lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với daonh
nghiệp đang gặp khó khăn tạm thời chứ không phải mất khả năng thanh toán
một cách tràn lan.
- Thực tế cho thấy việc quy định “... không thực hiện nghĩa vụ thanh
toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng” có thể là một thời gian quá ngắn.
Việc thu xếp để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khá phức tạp, đòi
hỏi một thời gian dài hơn vì liên quan đến quy trình, thủ tục đòi nợ và thậm
chí điều kiện để thực hiện được nghĩa vụ thanh toán...
1.1.1.2. Đặc điểm của phá sản doanh nghiệp.
Một là, phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể.
Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp tiến
hành các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã xuất
hiện các hình thức mua chậm, trả dần hoặc vay mượn với những cam kết sẽ
hoàn trả theo thời gian. Các khoản vay mượn này có thể được đảm bảo hoặc
không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Những rủi ro
trong kinh doanh có thể đưa đến doanh nghiệp không thanh toán được các
khoản nợ. Trong tình huống này, đối với các khoản nợ có bảo đảm thì chủ nợ
có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Trường hợp khoản nợ
không có bảo đảm, chủ nợ có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(tòa án, cơ quan thi hành án) ban hành các quyết định cưỡng chế bán tài sản
của doanh nghiệp để thu hồi nợ. Đây chính là cách đòi nợ thông thường và
được tiến hành một cách trực tiếp giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ. Tuy
nhiên, nếu doanh nghiệp mắc nợ có nhiều chủ nợ và tài sản còn lại của doanh
16
nghiệp mắc nợ không đủ thanh toán cho tất cả các chủ nợ này thì việc đòi nợ
một cách trực tiếp theo cách thức vừa nêu trở nên kém hiệu quả.
Như vậy, dưới áp lực của việc hiệu quả kinh tế, luật phá sản hình thành
như là một phương thức để các chủ nợ có thể đòi nợ theo một trật tự với chi
phí xã hội thấp nhất, hiệu quả nhất. Với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản còn
lại của doanh nghiệp mắc nợ và thanh toán tài sản công bằng giữa các chủ nợ,
luật phá sản được hình thành nhằm mục đích giúp cho các chủ nợ đòi nợ từ
doanh nghiệp mắc nợ, thông qua vai trò của một thiết chế nhà nước có thẩm
quyền (có thể là tòa án hoặc một cơ quan nhà nước đặc biệt) để đòi nợ tập thể.
Chính vì vậy, thủ tục phá sản có bản chất là một thủ tục đòi nợ đặc biệt.
Hai là, việc đòi nợ được thực hiện theo một trình tự nhất định.
Sau khi nhận đơn của các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn, tòa án
có thẩm quyền xem xét nếu đủ căn cứ thì ra quyết định mở thủ tục giải quyết
yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Từ thời điểm này doanh nghiệp
ngừng thanh toán nợ, không được thanh toán nợ cho riêng bất kỳ một chủ nợ
nào. Các chủ nợ cũng không thể đòi thanh toán riêng khoản nợ của mình mà
phải thông qua thủ tục gửi giấy đòi nợ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tòa
án ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản13. Như vậy, việc gửi giấy đòi nợ là
một thủ tục đặc biệt mà bất cứ chủ nợ nào cũng phải tiến hành, kể cả chủ nợ
đang tranh chấp với doanh nghiệp về số nợ của mình. Chủ nợ không gửi giấy
đòi nợ hoặc tiến hành đòi nợ riêng lẻ sẽ không được tham gia vào quá trình
phân chia tài sản của doanh nghiệp sau này. Việc thanh toán nợ cho các chủ
nợ là thanh toán chung chứ không phải thanh toán cho từng cá nhân riêng
biệt. Điều đó nhằm giải quyết quyền lợi của các chủ nợ trên nguyên tắc công
bằng và hợp lý.
13
Khoản 1, Điều 66 Luật Phá sản năm 2014.
17
Ba là, việc đòi nợ và thanh toán các khoản nợ tiến hành thông qua cơ
quan đại diện có thẩm quyền.
Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền
giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp theo thẩm quyền của mình14. Như
vậy, việc thanh toán các khoản nợ được thực hiện thông qua hoạt động của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một điểm khác biệt giữa thanh toán nợ
trong phá sản với việc thanh toán nợ thông thường. Quy định như vậy nhằm
đảm bảo quyền lợi công bằng cho các chủ nợ vừa đảm bảo việc thanh toán
tuân thủ theo một trật tự nhất định. Việc thanh toán nợ được thực hiện thông
qua một số chủ thể như Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản.
Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý,
thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong
quá trình giải quyết phá sản15.
Bốn là, thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản
còn lại của doanh nghiệp.
Việc thanh toán các khoản nợ trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh
nghiệp. Điều này không có nghĩa là nợ bao nhiêu trả bấy nhiêu như nợ trong
dân sự mà nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ chấm dứt sau khi dùng toàn bộ tài
sản của mình để trả nợ mặc dù có thể thanh toán chưa đủ cho các chủ nợ. Đối
với pháp nhân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ này đồng thời cũng chấm dứt sự
tồn tại của pháp nhân đó nên việc xóa nợ đối với pháp nhân bị phá sản là
đương nhiên. Tuy nhiên, đối với chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên
hợp danh của công ty hợp danh hiện tượng khoanh nợ không xảy ra vì các chủ
thể này chịu trách nhiệm vô hạn. Các chủ nợ cũng chỉ có thể được thanh toán
14
15
Xem Điều 8 Luật Phá sản năm 2014.
Điều 4 Luật Phá sản năm 2014.
18
khi tìm thấy ở chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc các thành viên hợp danh còn tài
sản. Quy định như vậy để đảm bảo loại trừ tình trạng doanh nghiệp tư nhân
hoặc công ty hợp danh lợi dụng thủ tục đặc biệt này để xin giải quyết phá sản
nhằm xóa nợ hay trốn tránh nghĩa vụ thanh toán.
Từ sự phân tích trên đây cho thấy, triết lý lập pháp về phá sản hiện đại,
cần nhìn nhận Luật Phá sản như là thủ tục giải quyết tình trạng mất khả năng
thanh toán, quá trình tiến hành thủ tục phá sản chỉ có thể tiến hành khi doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán. Luật Phá sản năm 2014 không còn dùng khái
niệm "lâm vào tình trạng phá sản” của Luật phá sản năm 2004 mà dùng khái
niệm “mất khả năng thanh toán”. Có thể thấy, trong Luật Phá sản năm
2014 nội hàm của khái niệm “mất khả năng thanh toán” được xác định cụ
thể, rõ ràng hơn, có nhiều điểm khác biệt so với Luật phá sản năm 2004 như:
tiêu chí xác định mất khả năng thanh toán nay là “không thực hiện nghĩa vụ
thanh toán” mà không phải là “không có khả năng thanh toán”; thời điểm
được xác định là trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán mà
không phải là “khi chủ nợ có yêu cầu”. Quy định như trên sẽ mang lại những
ưu điểm sau: (i) Khắc phục phần nào sự thiếu sót trong kỹ thuật lập pháp,
cách giải thích thuật ngữ pháp lí; (ii) Tạo ra một thời hạn nhất định cho
doanh nghiệp thu xếp thanh toán các khoản nợ. Đồng thời, đây cũng là cơ hội
để doanh nghiệp và chủ nợ có thể thay đổi lại yêu cầu của mình, ví dụ như có
thể chuyển việc tuyên bố phá sản sang mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; (iii)
Việc quy định tại Luật Phá sản năm 2014 sẽ tạo điều kiện cho Thẩm phán
giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản dễ dàng hơn so với trước.
1.1.2 Phân loại phá sản
1.1.2.1. Trên cơ sở nguyên nhân gây ra phá sản, có phá sản trung thực và phá
sản gian trá.
19
- Phá sản trung thực là hậu quả của việc mất khả năng thanh toán do
những nguyên nhân khách quan hay những rủi ro bất khả kháng gây ra. Phá
sản trung thực cũng có thể từ những nguyên nhân chủ quan nhưng không phải
do sự chủ ý nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ như sự yếu kém
về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động; sự thiếu khả năng thích ứng với
những biến động trên thương trường...
- Phá sản gian trá là hậu quả của những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt
trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ: có hành vi gian lận
trong khi ký hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai... để qua đó tạo ra lý
do phá sản không đúng sự thật.
1.1.2.2. Trên cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý có phá sản tự nguyện và phá sản
bắt buộc.
- Phá sản tự nguyện là do phía doanh nghiệp mắc nợ tự làm đơn yêu
cầu phá sản khi thấy mình mất khả năng thanh toán, không có điều kiện thực
hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chủ nợ.
- Phá sản bắt buộc là do phía các chủ nợ làm đơn yêu cầu phá sản
doanh nghiệp mắc nợ nhằm thu hồi các khoản nợ từ doanh nghiệp mắc nợ.
1.1.2.3. Căn cứ vào đối tượng bị giải quyết phá sản gồm phá sản cá nhân và
phá sản pháp nhân.
- Gồm phá sản cá nhân và phá sản pháp nhân. Tuỳ theo pháp luật ở mỗi
nước mà đối tượng bị giải quyết phá sản có quy định khác nhau. Ở nước ta áp
dụng cho doanh nghiệp và HTX.
- Phá sản cá nhân: theo quy định này cá nhân bị phá sản phải chịu trách
nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.
- Phá sản pháp nhân: đó là phá sản một tổ chức, tổ chức này phải gánh
chịu hậu quả của việc phá sản. việc trả nợ cho chủ nợ của pháp nhân dựa trên
tài sản của pháp nhân.
20
1.1.3. Phân biệt giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp.
Giải thể và phá sản doanh nghiệp đều là những con đường rút lui khỏi
thị trường thị trường của doanh nghiệp. Nhìn chung phá sản và giải thể đều có
những điểm tương đồng nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt rõ
rệt về bản chất. Do đó, việc tiếp cận, nghiên cứu về phá sản hay giải thể
doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp và những nhà đầu
tư nó ảnh hưởng nhiều đến con đường kinh doanh tiếp theo. Khi kết thúc một
con đường, việc chọn con đường khác là điều đương nhiên nhưng hãy kết
thúc sao cho gọn nhẹ, hợp lý để nó không trở thành rào cản sau này. Trong
kinh doanh tiếng tăm và chữ tín không thể mua được bằng tiền nhưng chúng
lại làm ra rất nhiều tiền. Vậy các nhà kinh doanh hãy chọn cho mình con
đường tốt nhất, có tầm nhìn xa chứ không nên dừng lại ở lợi ích cá nhân, lợi
ích trước mắt. Tuy nhiên, giữa giải thể và phá sản có những sự khác biệt, sự
khác biệt đó để lại những hậu quả pháp lý nhất định không chỉ đối với việc
kết thúc hoạt động của doanh nghiệp mà còn liên quan đến thủ tục áp dụng
hay quyền tự do kinh doanh. Sự khác biệt giữa giải thể và phá sản chủ yếu thể
hiện những điểm cơ bản sau:
Một là, sự khác nhau luật điều chỉnh.
Các quy định về giải thể nằm trong Luật Doanh nghiệp, còn các quy
định về phá sản nằm trong Luật Phá sản. Như vậy có thể nói là phá sản có
tính chất phức tạp hơn nên mới cần phải có một luật riêng chuyên quy định về
các vấn đề liên quan đến phá sản16.
Hai là, về lý do phá sản hoặc giải thể.
Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp rộng hơn phá sản,
có 4 lý do dẫn đến giải thể doanh nghiệp là: do kết thúc thời gian hoạt động
mà không được gia hạn; đối với công ty không có đủ số lượng thành viên tối
16
/>
21
thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục; do bị thu hồi giấy phép kinh doanh; theo
quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả các
thành viên hợp danh đối với; công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ
sở hữu công ty đối với công ty trách nhiện hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông
đối với công ty cổ phần. Trong khi đó, phá sản doanh nghiệp chủ yếu xác
định trên cơ sở doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khi không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán đối với các khoản nợ trong 3 tháng liên tiếp kể từ khi đến
hạn thanh toán.
Ba là, về thủ tục giải quyết.
Phá sản: là thủ tục tư pháp do toà án có thẩm quyền quyết định sau khi
nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, thời hạn giải quyết một vụ
phá sản dài hơn và phức tạp hơn.
Giải thể: là thủ tục hành chính do chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành,
thời hạn giải quyết một vụ giải thể ngắn hơn và đơn giản hơn.
Như vậy, nhìn vào thủ tục giải quyết giải thể và phá sản phần nào giúp
ta thấy được tính chất, mức độ khác nhau của hai hiện tượng này. Một bên là
thủ tục hành chính (giải thể), một bên là thủ tục tư pháp (phá sản). Thủ tục tư
pháp luôn phức tạp và có tính nghiêm trọng hơn so với thủ tục hành chính.
Bốn là, về hệ quả pháp lý.
Phá sản: doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt
động nếu như một nguời nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp.
Giải thể: bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp. Giải thể có tính dứt khoát hơn so với phá sản, ít để lại hệ
quả sau này.
Năm là, về xử lý quan hệ tài sản.
Khi giải thể, chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trực tiếp thanh toán
tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với các chủ nợ. Khi phá sản, việc thanh