Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Khía cạnh thương mại của quyền tác giả những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN TÁC GIẢ
- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

ĐẶNG TRẦN ANH DŨNG

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN TÁC GIẢ
- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

ĐẶNG TRẦN ANH DŨNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI ĐĂNG HIẾU

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả được nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn đảm bảo chính xác,
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Trần Anh Dũng


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Đăng Hiếu,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành luận
văn. Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Trần Anh Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................ 1
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3
6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 3
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠICỦA
QUYỀN TÁC GIẢ................................................................................................ 4
1.1. Khái niệm Quyền tác giả và Khai thác thương mại quyền tác giả ..................... 4
1.1.1. Quyền tác giả................................................................................................ 4
1.1.2. Khái niệm khai thác thương mại ................................................................. 39
1.1.3. Vai trò của hoạt động khai thác thương mại quyền tác giả ......................... 44
1.2. Các hình thức thương mại của quyền tác giả .................................................. 45
1.2.1. Đối tượng để khai thác thương mại của quyền tác giả ................................ 45
1.2.2. Cách thức xác định giá trị của quyền tác giả .............................................. 45
1.2.3. Các hình thức khai thác thương mại của quyền tác giả ............................... 47
1.3. Các hành vi xâm phạm và các biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm khai thác
thương mại quyền tác giả...................................................................................... 55
1.3.1. Các loại xâm phạm khai thác thương mại quyền tác giả ............................. 55
1.3.2. Các phương thức xử lý xâm phạm khai thác thương mại quyền tác giả ............. 59
Chương 2. THỰC TIỄN KHAI THÁC THƯƠNG MẠI QUYỀN TÁC GIẢTẠI
VIỆT NAM - NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC....................... 62
2.1. Thực tiễn khai thác thương mại quyền tác giả tại Việt Nam ........................... 62
2.1.1. Các hoạt động chuyển giao quyền tác giả tại Việt Nam .............................. 62
2.1.2. Hoạt động của các trung tâm khai thác thương mại quyền tác giả Việt Nam ..... 63
2.2. Những bất cập trong khai thác thương mại quyền tác giả và hướng khắc phục ........ 65
2.2.1. Những bất cập trong khai thác thương mại quyền tác giả ........................... 65
2.2.2. Các kiến nghị đề cập khắc phục những bất cập trong khai thác thương mại
quyền tác giả ........................................................................................................ 78
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 84


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học không chỉ làm
phong phú đời sống tinh thần của con người mà còn góp phần quan trọng
thúc đẩy phát triển kinh tế và khoa học công nghệ. Giá trị của quyền tác giả
ngày càng được đề cao hơn trong bối cảnh công nghệ thông tin và công nghệ
giải trí phát triển như hiện nay. Những bài hát triệu đô, những bộ phim bom
tấn hay những cuốn sách best seller không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho
chính tác giả mà còn có thể mang lại lợi nhuận cho cả một công ty lớn. Xuất
phát từ vai trò, giá trị quan trọng đó, pháp luật quyền tác giả được hình
thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể sáng tạo, thúc đẩy sáng tạo
đồng thời khai thác hiệu quả các sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực này. Vì vậy,
việc nghiên cứu các biện pháp nhằm khai thác một cách có hiệu quả các đối
tượng của quyền tác giả là một vấn đề quan trọng. Từ ý nghĩa đó, tác giả
mong muốn tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn
đề khai thác thương mại quyền tác giả cũng như thực tiễn của vấn đề này
nhằm đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến vấn
đề khai thác thương mại quyền tác giả ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ khi ra đời Luật Sở hữu trí tuệ đến nay, vấn đề bảo hộ quyền tác
giả đã nhận được sự quan tâm đúng mực, trở thành đối tượng nghiên cứu của
không ít các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học ở rất
nhiều trường đại học khác nhau. Đồng thời, khi nghiên cứu về các hoạt động
thương mại cũng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của một số tác giả.
Nhưng vẫn chưa có bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào có được cái nhìn tổng
quan, toàn diện về vấn đề khai thác thương mại quyền tác giả theo pháp luật
Việt Nam, đặt ra những yêu cầu hoàn thiện pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
1


trong điều kiện hội nhập toàn cầu. Do vậy, tác giả đã đưa ra một cái nhìn tổng

quát về việc khai thác thương mại quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu khoa học này chỉ tập trung nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến việc khai thác thương mại quyền tác giả theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành, đồng thời có dẫn chiếu và phân tích
các quy định của các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả nói chung và
khai thác thương mại đối với quyền tác giả nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài cũng
xem xét thực trạng khai thác thương mại quyền tác giả ở Việt Nam trong thời
gian qua và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa vấn đề khai
thác thương mại quyền tác giả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin, đề tài đã sử dụng ba phương
pháp nghiên cứu chính gồm phân tích, tổng hợp và so sánh, trong đó phương
pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng chủ yếu. Phương pháp phân tích
được sử dụng chủ yếu để phân tích các vấn đề lý luận, các quy định của pháp
luật, tìm ra mối liên hệ từ quy định pháp luật đến thực tiễn thi hành các quy
định này trên thực tế ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, phương pháp tổng
hợp giúp xác định, đưa ra các đánh giá, kết luận về những vấn đề liên quan đến
đề tài nghiên cứu. Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để phát hiện
những điểm giống và khác nhau giữa quy định của pháp luật Việt Nam và pháp
luật quốc tế, so sánh hiệu quả thực thi pháp luật giữa các quốc gia, từ đó đưa ra
giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, để hỗ trợ việc nghiên cứu, đề tài cũng có sử dụng phương
pháp thống kê các số liệu trên thực tế nhằm tổng hợp những thông tin liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, qua đó chứng minh cho các nhận định được đề
cập đến trong đề tài này.
2



5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật Việt Nam về khai thác thương
mại đối với quyền tác giả, mang đến cho người đọc những kiến thức pháp lý
cơ bản về vấn đề này; nghiên cứu thực tiễn thực thi các quy định pháp luật
này để từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt
Nam về vấn đề khai thác thương mại quyền tác giả.
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu và phân tích một số vấn đề lý luận về quyền tác giả
nói chung;
- Nghiên cứu về vấn đề khai thác thương mại quyền tác giả, sự khác
biệt giữa việc khai thác thương mại đối với quyền tác giả và các hoạt động
khai thác phi thương mại khác;
- Phân tích những nội dung cơ bản về khai thác thương mại quyền tác
giả theo pháp luật Việt Nam, từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học cho việc ban
hành pháp luật và thực thi pháp luật ở Việt Nam liên quan đến vấn đề này;
- Tìm hiểu thực trạng khai thác thương mại quyền tác giả ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay, những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn
tồn tại, nguyên nhân của các hạn chế đó, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục
cũng như những phương hướng hoàn thiện pháp luật về khai thác thương mại
quyền tác giả ở Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
nghiên cứu được kết cấu bởi 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về khía cạnh thương mại của quyền tác giả
Chương 2: Thực tiễn khai thác thương mại quyền tác giả tại Việt Nam
- Những bất cập và hướng khắc phục.

3



Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI
CỦA QUYỀN TÁC GIẢ
1.1. Khái niệm Quyền tác giả và Khai thác thương mại quyền tác giả
1.1.1. Quyền tác giả
1.1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của pháp luật quyền tác giả trên thế giới
Nhu cầu quản lý đối với quyền tác giả đã xuất hiện từ khi con người có
những sáng tạo đầu tiên về văn học, nghệ thuật, khoa học; tuy nhiên bước
chuyển mình lớn nhất, kích thích nhu cầu đối với luật quyền tác giả là khi
những chiếc máy in đầu tiên của Johannes Gutenberg xuất hiện. Vào những
năm 1440, công nghệ in ấn ra đời, việc nhân bản những sản phẩm trí tuệ của
con người diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn, tác giả khi cho phép xuất bản
sáng tạo của mình sẽ nhận được một số tiền từ nhà in hay nhà xuất bản nhưng
cùng với đó thì họ cũng dần dần mất đi sự quản lý, kiểm soát với tác phẩm.
Từ đó, yêu cầu phải quản lý, bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm một cách
sát sao hơn tất yếu được đặt ra. Sự xuất hiện của những nhà in lậu tạo ra một
thách thức lớn cho việc kinh doanh của nhà in đầu tiên- người đã bỏ ra một
khoản tiền bạc cũng như công sức lớn cho việc trả tiền cho tác giả, cho công
nghệ in ấn và lương cho công nhân khi đầu tư sức lao động; ngoài ra, những
cuốn sách in lậu thường có lỗi hay bị sửa chữa làm xâm phạm đến sáng tạo
nguyên gốc của tác giả. Chính vì lẽ đó, các tác giả cũng như các nhà in đã
cùng nhau kiến nghị chính quyền ban cho họ một đặc quyền để chống lại nạn
in lại, in lậu của các nhà in khác, bảo hộ quyền in ấn và quản lý in ấn, xuất
bản: Cấm in lại tác phẩm trong một thời gian nhất định. Đặc quyền này của
tác giả và nhà in gắn liền với lợi ích văn hoá của quốc gia cũng như nhà cầm
quyền của chính quốc gia đó - bảo hộ và tạo ảnh hưởng lên những sáng tạo
trong phạm vi lãnh địa của mình. Những kiến nghị của tác giả và nhà in đạt
4



được sự chấp thuận và thành công đầu tiên ở Pháp - nơi chế độ chuyên chế
được hình thành từ rất sớm, nhu cầu quản lý của chính quyền đối với tác
phẩm cũng phát sinh đồng thời với sự ra đời của chế độ nhà nước.
Bước phát triển đầu tiên của quyền tác giả trong hệ thống thông luật
xuất phát từ phán quyết của Toà án Anh quốc về đặc quyền in ấn. Điều lệ Ann
(1710) lần đầu trao quyền in ấn, độc quyền sao chép một tác phẩm cho tác giả
của nó. Tuy nhiên, những quyền lợi mà điều lệ Ann đặt ra cho tác giả khi ở
trong hoàn cảnh xã hội ấy có vẻ chưa phát huy được tác dụng. Công nghệ in
ấn và hệ thống phân phối khi đó rất đắt đỏ, chưa hề có các thư viện công
cộng, tác giả hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài ký kết chuyển giao
một số quyền của mình cho nhà in để tác phẩm được xuất bản đến công
chúng, việc coi những sáng tạo như một loại tài sản để định giá thực chất chỉ
có ý nghĩa với nhà xuất bản, đảm bảo lợi thể độc quyền trong in ấn, chứ ít có
giá trị với người sáng tạo. Tuy nhiên, sau một thời gian quy định trước, những
quyền này lại trở về tay của tác giả.
Song song với hệ thống thông luật, vấn đề quyền tác giả trong hệ thống
dân luật được phát sinh từ cuộc Cách mạng Pháp 1789, với cách tiếp cận từ
các quyền tự nhiên, quyền đối với tác phẩm là loại quyền đặc biệt của cá nhân
tác giả - người đã có những lao động tư duy để sáng tạo ra tác phẩm.
Nước đầu tiên ban hành luật về quyền tác giả là Anh (1710) rồi sau đó
là Mỹ (1790), Pháp (1791) và Đức (1837). Như vậy, quyền tác giả phát sinh
theo những nước theo hệ thống luật Anh- Mỹ trước rồi mới đến các nước theo
hệ thống luật lục địa.
1.1.1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật quyền tác giả ở Việt Nam
Tư tưởng bảo hộ quyền của tác giả đối với những sáng tạo tư duy đã
được ghi nhận từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam - Hiến pháp 1946 với những quyền cơ bản của công dân có liên
5



quan đến quyền tác giả: quyền tự do ngôn luận, quyền tự do xuất bản, quyền
tư hữu tài sản (bao gồm cả tài sản trí tuệ). Theo đó Nhà nước nắm giữ quyền
lực chung, cam kết bảo vệ quyền lợi tri thức, sáng tạo tinh thần của công dân.
Tư tưởng này được tiếp nối và phát huy như một tư tưởng xuyên suốt và chủ
đạo qua các bản Hiến pháp Việt Nam từ 1959, 1980, 1992 và 2013.
Nghị định 142/HĐBT năm 1986 với sự giúp đỡ của hãng VAB (Hãng
bảo hộ quyền tác giả Liên Xô cũ) là văn bản riêng biệt đầu tiên trong hệ thống
pháp luật Việt Nam về quyền tác giả với những quyền cơ bản nhất, chung
nhất để bảo vệ cho người sáng tạo với tác phẩm của mình được ban hành.
Ngày 28/10/1995 tại kỳ họp thứ 8 khoá IX, Quốc hội biểu quyết thông
qua Bộ luật dân sự 1995 với 36 Điều quy định riêng về quyền tác giả tại
Chương I của Phần thứ 6, điều chỉnh quyền của người sáng tác trong phạm vi
quan hệ pháp luật dân sự.
Năm 2005 là một cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát
triển hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ nước ta. Ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ
7 Quốc hội khoá XI, Bộ luật dân sự 2005 được thông qua với những quy định
về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ tại phần thứ 6 với ba
chương, từ Điều 736 đến 757. Bên cạnh đó, tại kì họp thứ 8 khóa XI ngày
29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ với 222 điều, đặt ra
những quy định bảo hộ sản phẩm trí tuệ đối với ba đối tượng sau: quyền tác
giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng. Lần đầu tiên quy định về quyền của tác giả với sản
phẩm sáng tạo của mình được ghi nhận thành một “Luật” riêng biệt. Bộ luật
dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ đã pháp điển hoá những quy định về quyền tác
giả trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ…trong
đó bảo đảm quyền tự do dân chủ trong sáng tạo nghệ thuật, phát huy những tư
tưởng văn hoá, văn học, lịch sử. Tuy vậy, trong quá trình thực thi, Luật sở
6



hữu trí tuệ 2005 đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, không phù hợp với xu thế phát
triển chung của thời đại, của quốc gia và quốc tế, Quốc hội khóa XII đã thông
qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ tại kì họp thứ 5
ngày 19/6/2009 với 33 điều sửa đổi, bổ sung.
Ngoài ra, Pháp luật chuyên ngành điều chỉnh các lĩnh vực trong đời
sống có liên quan đến quyền tác giả cũng có những cơ chế pháp lý vững chắc
cho bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - quyền tác giả trong lĩnh vực mình như Luật
Xuất bản, Luật Quảng cáo, Luật Báo chí, Luật Điện ảnh… Bên cạnh đó, hệ
thống pháp luật hành- hình- dân cũng đã hình thành, bảo hộ quyền tác giả
bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước: Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012,
Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009…
1.1.1.3. Một số điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam tham gia
Nhu cầu được bảo hộ tài sản trí tuệ của người sáng tạo không chỉ giới
hạn trong phạm vi một quốc gia mà người đó là công dân, họ còn có mong
muốn tác phẩm của mình được bảo hộ ở cả những quốc gia, vùng lãnh thổ
khác để đảm bảo tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để bảo vệ quyền
của công dân quốc gia mình cũng như bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ với
tác phẩm hình thành trên lãnh thổ mình trước quốc tế, Việt Nam đã ký kết và
tham gia một số điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương với các
quốc gia hữu quan trong lĩnh vực quyền tác giả.
* Các điều ước quốc tế đa phương
Tính từ năm 2004 cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã là thành viên
của 5 hiệp ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật
Công ước Berne có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 26/10/2004, có 165
quốc gia thành viên (tính đến năm 2012). Các quốc gia thành viên khi tham
gia ký kết hiệp ước này được đảm bảo điều chỉnh lợi ích bởi ba nguyên tắc:
7



- Nguyên tắc đối xử quốc gia có cột lõi là sự bảo hộ công bằng giữa tác
giả trong nước và tác giả nước ngoài, tác phẩm trong nước và tác phẩm ngoài
nước, theo đó đặt ra cho các quốc gia thành viên thực hiện bảo hộ tác phẩm có
nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác tương tự như sự bảo hộ tác phẩm
của công dân quốc gia mình, bảo đảm sự bình đẳng trong đối xử với công dân
và pháp nhân của các quốc gia thành viên. Nguyên tắc này được quy định chi
tiết tại Khoản 1 Điều 5 Công ước Berne.
- Nguyên tắc bảo hộ đương nhiên quy định tại Khoản 2 Điều 5 Công
ước Berne, là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kì thể thức, thủ tục nào, khi
tác phẩm được hình thành dưới dạng một vật chất nhất định thì quyền của tác
giả cũng tất yếu phát sinh mà không cần phải thông qua bất kỳ thủ tục nào
như là thủ tục đăng kí cấp giấy chứng nhận, việc nộp lưu chiểu, hoặc các thủ
tục tương tự khác.
- Nguyên tắc độc lập bảo hộ (Khoản 3 Điều 5): nêu yêu cầu cho các
quốc gia thành viên việc bảo hộ để công dân và các pháp nhân được hưởng và
thực thi các quyền được cấp theo Công ước là độc lập với những gì được
hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm.Việc bảo hộ quyền tác giả cho một tác
phẩm nước ngoài trên một quốc gia không phải nơi xuất xứ tác phẩm hoàn
toàn phụ thuộc vào luật thực định của quốc gia đó.
Công ước cũng đưa ra những quy định về bảo hộ tối thiểu, chuẩn
mực chung, áp dụng tại mọi quốc gia thành viên, được thể hiện tại các quy
định của Công ước, đặc biệt là quy định về các quyền của tác giả và thời
hạn bảo hộ.
Bên cạnh đó, Công ước Berne cũng mở rộng quyền cho các quốc gia
thành viên nhưng những quyền được bảo hộ ở quốc gia đó không được trái
với Công ước; các nước thành viên cũng có thể ký kết với nhau những hiệp
định riêng biệt để mở rộng quyền cho tác giả nhưng không được trái với Công
8



ước chung; Ngoài ra, Công ước cũng mang đến những ưu đãi đặc biệt cho các
quốc gia thành viên là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tạo
điều kiện hội nhập quốc tế cho các quốc gia này: trong một số trường hợp đặc
biệt, công dân các nước thành viên có thể tự dịch và sao chép các tác phẩm
mà không cần có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả: phục vụ
mục đích học tập, giảng dạy và nghiên cứu tuy nhiên phải tuân thủ theo
những trình tự, thủ tục chặt chẽ và phải đảm bảo những nghĩa vụ với quyền
tác giả. Những ưu đãi này có giá trị với Việt Nam đến hết năm 2014. Tuy
nhiên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển nên
vẫn được hưởng những ưu đãi này bằng việc gia hạn “thêm 10 năm tiếp theo,
bằng một thông báo gửi cho Tổng giám đốc không quá 15 tháng nhưng không
ít hơn 3 tháng trước khi hết hạn 10 năm hiện hành”. Những ưu đãi này có ý
nghĩa to lớn với công dân nói riêng và quốc gia Việt Nam nói chung trong
việc tiếp cận thông tin trước sự bảo hộ bản quyền vô cùng nghiêm ngặt ở thời
điểm hiện nay.
Công ước Brussels về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền
qua vệ tinh
Công ước Brussels có hiệu lực tại Việt Nam ngày 12/1/2006, có 35
quốc gia thành viên (Tính đến năm 2012). Công ước quy định nghĩa vụ của
các quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp thích đáng, để ngăn chặn
việc phân phối không được phép trên lãnh thổ của nước mình các tín hiệu
mang chương trình được truyền qua vệ tinh. Việc phân phối sẽ là bất hợp
pháp khi không được tổ chức phát sóng giữ vai trò quyết định chương trình
phát sóng cấp phép. Nghĩa vụ xin phép là bắt buộc của tổ chức mang quốc
tịch của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các quy định của Công ước
không áp dụng đối với việc phân phối các tín hiệu được thực hiện từ vệ tinh
phát sóng trực tiếp.
9



Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc
sao chép trái phép bản ghi âm của họ
Công ước Geneva có hiệu lực tại Việt Nam ngày 6/7/2005, có 77 quốc
gia thành viên (tính đến năm 2012). Công ước quy định nghĩa vụ của các
quốc gia thành viên về việc bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc
tịch của các quốc gia thành viên khác, chống lại việc làm bản sao và việc
nhập khẩu các bản sao nhằm mục đích phân phối công cộng, việc phân phối
các bản sao tới công chúng không được sự đồng ý của nhà sản xuất.
Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi
âm, tổ chức phát sóng
Công ước Rome có hiệu lực tại Việt Nam ngày 1/3/2007, có 91 quốc
gia thành viên (tính đến năm 2012).
Công ước này được xây dựng từ nguyên tắc đối xử quốc gia (chi tiết tại
Điều 2 Công ước này) với những điều khoản quy định về bảo vệ quyền lợi
của những đối tượng sau: người biểu diễn trước hành vi phát sóng và truyền
đạt tới công chúng, định hình các cuộc biểu diễn trực tiếp của họ; sao chép
các bản định hình mà không được phép hoặc trái với mục đích được họ cho
phép; nhà sản xuất bản ghi âm với việc sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản
ghi âm của họ; Tổ chức phát sóng và việc tái phát sóng, định hình chương
trình phát sóng và sao chép các bản định hình này…
Hiệp định Trips về những khía cạnh liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ
Hiệp định có hiệu lực tại Việt Nam ngày 11/1/200, có 157 quốc gia
thành viên (tính đến năm 2012).
Đối tượng điều chỉnh của Hiệp định này gồm: quyền tác giả và quyền
liên quan, sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lí, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bảo hộ thông tin bí mật và kiểm soát các
hoạt động chống cạnh tranh không lành mạnh.
10



Hiệp định áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế về
sở hữu trí tuệ với các quốc gia thành viên, đặc biệt là quy chế đối xử tối huệ
quốc và đối xử công dân. Hiệp định cũng trình bày những tiêu chuẩn liên
quan đến việc có bảo hộ, phạm vi và việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với
những đối tượng của quyền này. Hiệp định Trips cũng đặt ra những ưu đãi
tích cực cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam khi gia nhập
“thành viên là nước đang phát triển được quyền hoãn thời hạn thi hành các
quy định của Thoả thuận này trừ các Điều 3, 4 và 5 thêm 4 năm so với thời
hạn xác định tại Khoản 1” (Khoản 2 Điều 65 Hiệp định Trips) và “thành viên
là nước phát triển phải dành hợp tác về kỹ thuật và tài chính cho những thành
viên là nước đang phát triển và kém phát triển… bao gồm cả sự trợ giúp trong
việc chuẩn bị luật và quy định quốc gia về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí
tuệ cũng như việc ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền đó và hỗ trợ việc thành
lập và củng cố các cơ quan và tổ chức trong nước liên quan đến các vấn đề đó
bao gồm đào tạo nhân lực” (Điều 67). Ký kết Trips là một bước tiến quan
trong trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng
của Việt Nam, giúp nước ta có được những sự hỗ trợ nhân lực, vật lực từ phía
quốc tế để hoàn thiên pháp luật sở hữu trí tuệ.
* Các điều ước quốc tế song phương
- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả
(BCA), có hiệu lực ngày 23/12/1998.
- Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ Liên bang Thuỵ Sỹ về bảo hộ Sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh
vực Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực ngày 8/6/2000;
- Hiệp định Thương mại giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, có hiệu lực ngày 11/12/2001.
11



Như vậy, các cam kết tại các điều ước quốc tế đã tạo ra cơ sở pháp lý
về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ cho các nước thành viên, đem lại
những tác động tích cực song cũng có những thách thức nhất định bắt nguồn
từ điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay.
1.1.1.4. Quy định về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam
* Khái niệm quyền tác giả
Quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại Khoản 2 Điều
4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 với nội dung như sau:
“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu”.
Như vậy, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật ghi nhận và
bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra hoặc do mình sở hữu; đồng thời đặt ra nghĩa vụ đối với các chủ
thể trong việc sáng tạo, khai thác, sử dụng những giá trị văn hoá- nghệ thuậtkhoa học đó.
Quyền tác giả được coi là một độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả, đảm bảo cho việc khai thác duy nhất tác phẩm, giúp họ bảo vệ tác
phẩm của mình tránh khỏi sự xâm hại, sao chép, sử dụng bất hợp pháp từ phía
các cá nhân, tổ chức khác. Nói chung lại, quyền tác giả là chế định pháp luật
bảo hộ các quyền lợi cá nhân cũng như quyền lợi kinh tế của tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả đối với việc sáng tạo, khai thác, sử dụng công trình văn
hoá- nghệ thuật do mình tạo ra hoặc sở hữu. Sở dĩ pháp luật nước ta sử dụng
thuật ngữ “quyền tác giả” là do xuất phát từ quan điểm gắn chặt mối quan hệ
giữa tác giả với tác phẩm, chú trọng đến việc bảo hộ quyền của tác giả, đặc
biệt là các quyền nhân thân của người sáng tạo ra tác phẩm. Ngược lại, song
song với hệ thống luật châu Âu lục địa là hệ thống pháp luật Anh- Mỹ lại chú
trọng đến khía cạnh thương mại, nhấn mạnh vào hành vi sao chép, khai thác
12



tác phẩm, chủ yếu quan tâm vào giá trị kinh tế - quyền tài sản mà một tác
phẩm mang lại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền nhân thân của tác
giả với sáng tạo của mình trở thành thứ yếu, ít được chú ý hơn trong hệ thống
luật này.
* Đặc trưng của quyền tác giả
Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy nó mang
đầy đủ đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ có đối tượng
là một loại tài sản đặc biệt - tài sản vô hình, phi vật thể, con người không thể
cầm, nắm hay trao đổi thứ tài sản đó; con người chỉ được tiếp cận quyền tác
giả khi nó được kết tinh và thể hiện ra dưới một hình thức cụ thể: bài văn, bài
thơ hay một bản nhạc… Do vậy, vấn đề đặt ra với quyền tác giả không còn là
ai có quyền chiếm hữu nó nữa mà là ai là người có quyền khai thác, sử dụng,
sao chép, nhân bản nó.
Ngoài những đặc điểm chung như là một quyền sở hữu trí tuệ, quyền
tác giả còn mang những đặc trưng khác biệt như sau:
- Đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ
không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
Đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học. Tác phẩm là thành quả của quá trình lao động trí óc, sáng tạo những giá
trị văn hoá- tinh thần của người nghệ sĩ, chỉ khi sản phẩm tạo ra là kết tinh
của trí tuệ của chính tác giả, không phải là sự sao chép lại từ bất kỳ sáng tạo
nào khác thì tác giả đó sẽ có quyền với tác phẩm của mình.
- Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm.
Pháp luật Sở hữu trí tuệ chỉ bảo hộ hình thức mà không bảo hộ nội
dung của tác phẩm. Nói cách khác, quyền tác giả không được bảo hộ khi nó
chỉ là một ý tưởng bởi không hề có một căn cứ cụ thể để công nhận và bảo hộ
một điều chưa được bộc lộ ra bên ngoài, quyền tác giả với những ý tưởng về
13



văn học, nghệ thuật và khoa học được giới hạn trong phạm vi hình thức thể
hiện của nó dù được định hình ở bất kì dạng vật chất nào: lời nói, chữ viết, âm
thanh, đường nét…
- Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.
Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của
tác giả, không phụ thuộc vào trình tự, thủ tục nào mà pháp luật quy định,
quyền tác giả không bị giới hạn bởi bất cứ chế định pháp luật nào về việc phải
đăng ký để được bảo hộ. Ngược lại, quyền sở hữu công nghiệp lại được xác
lập dựa theo cơ chế cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu các đối tượng đó.
- Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối .
Pháp luật Sở hữu trí tuệ cũng ban hành những ngoại lệ đối với việc cá
nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nếu việc sử dụng
đó không nhằm mục đích kinh doanh, ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác
bình thường của tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
* Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm
a) Khái niệm tác phẩm
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì “Tác phẩm là
sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện
bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.
Qua khái niệm trên chúng ta có thể thấy tác phẩm là sản phẩm sáng tạo
của con người. Chúng thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học - những
lĩnh vực phục vụ chủ yếu cho đời sống tinh thần của con người. Và những tác
phẩm đều phải được thể hiện bằng một hình thức hay một phương tiện nhất
định để có thể truyền tải nội dung nghệ thuật đến công chúng như tác phẩm
văn học phải được thể hiện dưới hình thức chữ viết hoặc ký tự...
Pháp luật cũng có quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ theo
quy định của pháp luật (Công ước Berne; Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ; và
Nghị định 100/2006/NĐ-CP) bao gồm:
14



+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình được thể
hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác như tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí,
thơ, kịch bản, công trình nghiên cứu khoa học… Ví dụ tiểu thuyết Tuổi thơ
dữ dội của Phùng Quán, truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao…
Ngoài ra, tác phẩm được bảo hộ còn bao gồm các tác phẩm được thể
hiện bằng các kí hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký
hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao
chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
+ Các bài giảng, bài phát biểu và các bài nói khác được thể hiện bằng
ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu,
bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình thì tác giả được hưởng
quyền đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu
quyền đối với bản ghi âm, ghi hình.
+ Tác phẩm báo chí bao gồm các thể loại như phóng sự, ghi nhanh,
tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận,
ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói,
báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
+ Tác phẩm âm nhạc: Là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt
trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ
thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
+ Tác phẩm sân khấu: Là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu
diễn, bao gồm kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa,
múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác. Ví dụ: Tác phẩm Hồn
Chương Ba Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ.
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương
tự: là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo
15



nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể
hiện trên chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng
bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài
liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác.
Ví dụ: tác phẩm Cánh đồng bất tận của Hãng phim truyện Việt Nam
sản xuất
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng:
Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc,
hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các
hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình
đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ
ký của tác giả.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét,
màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ
vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng;
hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.
+ Tác phẩm nhiếp ảnh: Là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới
khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo
ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hóa học,
điện tử hoặc phương pháp khác). Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm
điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà
là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
+ Tác phẩm kiến trúc: là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào
thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không
gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao
gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý
tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức
16



không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị,
khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.
Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch
không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,
công trình khoa học.
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền
tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng
của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các
tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách
khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
• Các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi,
thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố và các hình
thức thể hiện tương tự khác;
• Các loại hình nghệ thuật biểu diễn như tuồng, chèo, cải lương, điệu hát,
làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình
thức nghi lễ dân gian và các hình thức thể hiện tương tự khác.
• Các loại hình nghệ thuật tạo hình như đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc
cụ; hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới
bất kỳ hình thức vật chất nào.
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: Một hoặc một nhóm chương
trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo ngôn ngữ lập trình nhất
định để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện những công việc nhất định hoặc đạt
được kết quả cụ thể. Hình thức: văn bản, đĩa mềm, đĩa CD-ROM;
Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp
xếp các dữ liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Bên cạnh quy định về đối tượng bảo hộ, pháp luật còn quy định về đối
tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả nhằm tạo điều kiện dễ dàng

17


hơn cho công chúng trong việc tiếp cận các đối tượng này cũng như đảm bảo
quyền lợi chính đáng của người dân trong việc tiếp cận thông tin, tri thức liên
quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế và an ninh,
quốc phòng của quốc gia.
Điều 15 Luật SHTT và hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 100/2006/NĐCP có quy định các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
- Thứ nhất là tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí
ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo. Ví dụ: Từ
đầu năm đến ngày 13/09/2017, cả nước ghi nhận 124.986 trường hợp mắc sốt
xuất huyết, 29 trường hợp tử vong, trong đó, số trường hợp nhập viện là hơn
105.300 trường hợp.
- Thứ hai là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản
khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. Theo đó,
Nghị định 100/2006/NĐ-CP có hướng dẫn cụ thể: văn bản hành chính quy định
tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn
vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Thứ ba là quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm,
nguyên lý, số liệu.
b) Phân loại tác phẩm
• Dựa theo lĩnh vực sáng tạo
- Tác phẩm văn học: Là kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn
học được thể hiện dưới hình thức hay phương thức bất kì với thể loại nhất
định như bài thơ, tập truyện ngắn, tiểu thuyết...
- Tác phẩm nghệ thuật: Là kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực
nghệ thuật được thể hiện thông qua vật thể dưới hình thức nhất định: tác
phẩm điêu khắc, tác phẩm hội họa, tác phẩm âm nhạc…
18



- Tác phẩm khoa học: là kết quả của hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, chính trị… bao gồm các bài viết, công
trình nghiên cứu.
• Dựa vào nguồn gốc hình thành tác phẩm:
- Tác phẩm gốc (Nguyên sinh): Là tác phẩm do tác giả sáng tạo ra lần
đầu tiên với nội dung và hình thức thể hiện không trùng lặp với tác phẩm
khác. Trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay chưa có khái niệm về tác phẩm gốc,
mà chỉ có khái niệm về tác phẩm phái sinh. Về thuật ngữ “gốc”chúng ta có
thể hiểu theo 3 nghĩa:
(i) Tính nguyên gốc của tác phẩm, tức là tác phẩm phải được tạo ra lần
đầu tiên;
(ii) Bản gốc của tác phẩm theo nghĩa hữu hình là “là bản được tồn tại dưới
dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên”1;
(iii) Bản gốc của tác phẩm theo nghĩa vô hình. Theo định nghĩa về
“original”- “gốc” của từ điển Oxford thì có thể hiểu “original works” là
những tác phẩm mà có tính mới tạo nên sự khác biệt so với những cái đã từng
tồn tại trước đó, do tác giả sáng tạo ra chứ không phải là sự sao chép (copy) từ
người khác2. Bản gốc của tác phẩm theo nghĩa vô hình dùng để phân biệt với
các bản sao của tác phẩm. Theo nghĩa vô hình này thì bản gốc có thể tồn tại ở
nhiều bản3. Theo cách hiểu này, “tác phẩm gốc” là một tác phẩm được sử
dụng để sáng tạo ra “tác phẩm phái sinh” (derivative work). Từ một tác phẩm
gốc có thể sáng tạo ra một/nhiều tác phẩm phái sinh với các dạng khác nhau.
Hiểu một cách chung nhất, tác phẩm gốc là tác phẩm được tạo ra lần
đầu tiên với nội dung và hình thức thể hiện không trùng lặp với tác phẩm
1

Khoản 3 Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP
Theo từ điển Oxford thì “Original” có nghĩa là:

1. new and interesting in a way that is different from anything that has existed before
2. painted, written, etc. by the artist rather than copied
3
Xin tham khảo thêm: TS. Trần Văn Hải, CN. Hoàng Lan Phương, CN. Hoàng Thị Hải Yến: “Khai thác tài
liệu gốc trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ”.
2

19


khác4. Tác phẩm gốc phải do tác giả sáng tạo lần đầu tiên một cách độc lập,
không dựa trên những tác phẩm đã có của người khác.
- Tác phẩm phái sinh: là tác phẩm được dựa trên một hoặc nhiều tác phẩm
gốc đã có, thay đổi hình thức diễn đạt, loại hình biểu diễn hoặc ngôn ngữ
trình bày nội dung tác phẩm để tạo ra một tác phẩm mới:
+ Tác phẩm dịch: là tác phẩm chuyển tải trung thực nội dung của một tác
phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Ví dụ tác phẩm “Cuốn theo
chiều gió” của tác giả Dương Tưởng dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt tác
phẩm “Gone with the wind” của Margaret Mitchell.
+ Tác phẩm phóng tác: Là tác phẩm phỏng theo một tác phẩm đã có
nhưng có sự sáng tạo về nội dung, tư tưởng… làm cho nó mang sắc thái hoàn
toàn mới. Ví dụ như tác phẩm Đoạn trường Tân Thanh của Nguyễn Du là tác
phẩm phóng tác từ tác phẩm Kim Vân Kiều của Thanh Tâm.
+ Tác phẩm cải biên: Là tác phẩm có sự thay đổi về hình thức diễn đạt so
với tác phẩm gốc. Ví dụ: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận cải biên làn điệu dân ca Nghệ
Tĩnh thành tác phẩm trồng cây lại nhớ đến Người.
+ Tác phẩm chuyển thể: Là tác phẩm được sáng tạo trên nội dung tác
phẩm gốc nhưng có sự thay đổi về loại hình nghệ thuật. Ví dụ bộ phim
“Cánh đồng hoang” của đạo diễn Hồng Sến là tác phẩm chuyển thể từ Cánh
đồng hoang của Nguyễn Quang Sáng. Bộ phim “Tướng về hưu” của đạo diễn

Khắc Lợi là tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp.
+ Tác phẩm biên soạn: là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở thu thập, chọn
lọc nhiều tài liệu sau đó được biên tập, viết lại theo một tiêu chí nhất định.
+ Tác phẩm chú giải: là tác phẩm giải thích, làm rõ nghĩa một số nội dung
trong tác phẩm khác.
4

Th.s Nguyễn Như Quỳnh, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam , NXB Giáo dục 2009, tr 35

20


×