Tải bản đầy đủ (.pptx) (61 trang)

tim hieu ve trung du mien nui tay 2 8882

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.78 MB, 61 trang )

TÌM HIỂU VỀ TRUNG
DU MIỀN NÚI TÂY
BẮC


Thành viên nhóm:


Nội Dung Tìm Hiểu
I. Khái quát chung
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển vùng
III. Các loại tài nguyên cơ bản của vùng
IV. Những mâu thuẫn xung đột nảy sinh trong
khai thác và sử dụng tài nguyên
V. Những vấn đề môi trường
VI. Các tai biến thiên nhiên và tai biến môi
trường


I. khái quát chung
1.
•  Vị trí địa lý
- Trung du miền núi Tây Bắc: là vùng miền núi phía
Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên
giới với Lào và Trung Quốc.
- Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là
một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu
vùng kia là vùng Đông Bắc và Đồng Bằng Sông
Hồng).
- Bao gồm 4 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa


Bình.
- Hệ tọa độ địa lí: và


+ Phía Bắc giáp Vân Nam
( Trung Quốc)
+ Phía Tây và Tây Nam
Giáp Phong Sa Lỳ- Sầm
Nưa ( Lào)
+ Phía Đông và Đông Nam
giáp với Việt Bắc và một
phần của Đồng Bằng Sông
Hồng
+ Phía Nam giáp với Bắc
Trung Bộ.
=> Là vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giao
lưu thông thương với các khu vực trong và ngoài nước


2. Đặc điểm địa hình
- Diện tích tự nhiên 37.393,1 km2, chiếm 11,33 % diện
tích cả nước ( năm 2013)
- Đây là miền có địa hình cao nhất Việt Nam, núi cao
và núi trung bình chiếm ưu thế.
- Bao bọc 3 mặt Bắc, Đông,Tây là những dãy núi, khối
núi lớn và giữa là hệ thống các mạch núi xen sơn
nguyên, cao nguyên, các bồn địa vùng trũng lớn nhỏ,
đa số các dãy núi lớn sắp xếp song song và kéo dài
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ( dãy Hoàng Liên
Sơn, núi Pu Len Đinh) Địa hình thấp dần theo hướng

Tây Bắc- Đông Nam.


Phía bắc là các dãy núi cao ( Hoàng Liên Sơn với
đỉnh phanxipăng 3143m) đi dần về phía Nam sẽ là các
dãy núi thấp hơn ( Phu Luông 2985m, Phu Pha Long
1587m) kẹp giũa các dãy núi, các sơn nguyên- cao
nguyên là các bồn địa lớn nhỏ dọc theo các đứt gãy, các
thung lũng như:
+ Vùng đất trũng Mường Tè – Điện Biên- Lai Châu
+ Vùng trũng lớn nằm giữa Sông Đà và sông Nậm Mu


3. Đặc điểm dân tộc
- Dân số 2.935.107 người, chiếm 3,11 % dân số cả nước (năm
2013).
- Thành phần dân tộc 30 dân tộc anh em: Thái, Mông, Dao, Hà
Nhì, La Chí, La Ha, Lự…
- Mật độ dân số toàn vùng rất thấp và không đồng đều. Nơi tập
trung đông nhất là các thị xã, thị trấn, các điểm dân cư tập
trung (nông, lâm trường), các thị tứ và trên các trục đường
giao thông.
Trái lại ở các khu vực núi cao, đường giao thông ít, đi lại khó
khăn…thường chỉ có các dân tộc ít người sinh sống, nên mật độ
dân cư rất thấp.  


II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển của vùng
1. Nhân Tố Tự Nhiên

- Vận động địa chất rất phức tạp có nhiều biến động
diễn ra liên tục lúc yếu, lúc mạnh. Bắt đầu từ 500 triệu
năm trở về trước và còn tiếp diễn đến hiện tại.
+ Thời kỳ nguyên sơ, chế độ biển kéo dài hàng trăm
triệu năm (duy chỉ có dãy Hoàng Liên Sơn và cánh cung
sông Mã là nổi trên mặt nước)
+ Đại nguyên sinh, hoạt động địa máng xen kẽ với hoạt
động uốn nếp;


+ Cổ sinh, phần trung tâm và đông nam chịu ảnh hưởng
sụt lún mạnh hình thành các tầng đá vôi đá phiến ở Lai
Châu, Thuận Châu (Sơn La), hạ lưu Sông Mã, khu vực
Hoàng Liên Sơn;
+ Trung sinh, sau vận động tạo núi Indoxini vào kỷ
Trias vùng cơ bản được hình thành;
+ Tân sinh, chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi
Hymalaya, Tây Bắc được nâng lên mạnh nhất.


2. Yếu tố nhân sinh
Việc khai thác rừng, tài nguyên khoáng sản và xây
dựng các nhà máy thủy điện, giao thông … là những
nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi cảnh quan của vùng.

Quốc lộ 6 trên cao nguyên Mộc châu


III. Các loại tài nguyên cơ bản của vùng
1. Tài nguyên khoáng sản

Là vùng có khá nhiều tài nguyên khoáng sản như:
Than, Kim Loại Đen, Kim Loại Màu..
- Than trữ lượng ước tính khoảng 10 tiệu tấn
Mỏ than

Trữ lượng
(triệu tấn)

Khả năng khai
thác
(vạn tấn/ năm)

Suối Vàng

2,4

1,5

Quỳnh Nhai,
Suối Hoa
Hang Mơn

6,3

0,5

1

0,5



- Đã phát hiện được 4 mỏ Niken và hàng trục điểm

quặng, trong đó có 3 mỏ đáng quan tâm là Bản Phúc,
Bản Sang, Tạ Khoang.
- Đồng và Bạc ở khu vực mỏ Vạn Sài- Suối Chát trữ
lượng ước khoảng 980 tấn Đồng và 4,4 tấn Bạc.
- Vàng sa khoáng phân bố dọc Sông Đà và một số chi
lưu, trên triền sông và huyện Mường Tè, Phong Thổ,
Quỳnh Nhai, Sìn Hồ, Thuận Châu…
-Phát hiện được 80 mỏ nước nóng và nước khoáng
trong đó 16 điểm đã được điều tra và có giá trị sử
dụng : Kim Bôi (HB), Mường Luân ( ĐB), Mường
Lay ( LC)…
- Đá vôi ngoài việc là vật liệu xây dựng, còn là nguồn
nguyên liệu để sản xuất xi măng


2. Tài nguyên đất

- Diện tích tự nhiên 37.393,1 km2, trong đó:
+ Đất nông nghiệp chiếm 9,92%
+ Đất lâm nghiệp 13,18%
+ Đất chuyên dùng 1,75%
+ Đất chưa sử dụng 75,13%
Ở đây có hai dạng chính là đất feralit đỏ vàng và
đất bồi tụ giữa núi cũng như dọc hai bờ thung lũng
sông.



+ Feralit đỏ vàng tập trung chủ yếu dọc theo sông đà,
lưu vục sông mã trên địa hình đồi núi thấp dưới 600700m.
+ Đất feralit đỏ vàng có mùn trên núi phân bố ở độ cao
600- 700, tới độ cao 1800m.
+ Đất mùn alit núi cao: phân bố tử 1800m trở lên, đất
xốp, nhẹ, nhiều mùn, tốc độ phân giải kém và tầng
phong hóa mỏng.
+ Đất phù sa: ở các thung lũng sông, các lòng chảo, bồn
địa dưới núi tạo điều kiện để phát triển nền nông
nghiệp lúa nước như: cách đồng Mường Thanh, Mường
Than.
Tuy nhiên do địa hình dốc, bị chia cắt mạnh nên các
loại đất dễ bị rửa trôi, xói mòn.


3. Tài nguyên khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió
mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa
Hè và Mùa Đông
- Mùa Hạ có gió mùa Tây Nam( từ tháng 6-9), thời tiết
nóng ẩm, mưa nhiều
- Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh khô và ít mưa.
- Các tháng 4 và tháng 5 là những tháng giao thời giữa
2 mùa


- Chế độ nhệt:
+ Tháng nóng nhất từ: T6- T8

+ Tháng lạnh nhất từ: T1- T2
+ Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên và
núi cao > ở các vùng thung lũng ( ở Mộc Châu- Sơn La
10- 12○C, Hòa Bình 6- 7○C
Do có dãy HLS chắn gió MĐB, nhiệt độ MĐ ở TB
thường cao hơn ĐB từ 1- 2○C ( ở cùng độ cao)….
Trái lại, MH ở TB đến sớm hơn và kết thúc cũng muộn
hơn, do bị ảnh hưởng sớm và nhiều hơn của áp thấp
nóng phía tây.


- Chế độ gió:
+ MĐ có gió MĐB, gió Bắc Và TB
+ MH có gió MTN, gió Tây ( gió Lào), gió Đông và gió
Nam
Ngoài ra còn có gió xoáy và giói khu vực
Tốc độ gió bình quân hàng năm thấp ( 0,5- 2,4 m/s); tốc
độ gió lớn nhất là 28m/s ( Hòa Bình) và 40m/s (Lai
Châu) trong điều kiện có giông, bão hoặc gió xoáy địa
hình…
song mức độ gây hại không lớn, thường xuất hiện
trong thời gian ngắn và trên diện hẹp.


- Chế độ ẩm
+ Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm biến động
không lớn, thường từ 78- 93%, ở các tiểu vùng có độ
chênh lệch từ 2- 5%.
+ Độ ẩm trung bình tháng
Lớn nhất từ 87- 93% Mường Tè, Lai Châu( vào T7);

86% ở Hoà bình ( T8,9).
Nhỏ nhất từ 71- 77% ở Mường Tè (T3- 4); Hòa Bình(
T4- 5)
+ Độ ẩm tối thiểu tuyệt đối 12- 15% (T1- 3)
+ Độ ẩm tối đa tuyệt đối có thể đạt 100%


- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm từ 660- 1100mm
- Lượng mưa lớn, bình quân từ 1800- 2500mm/ năm
- Do ảnh hưởng của địa hình mà lượng mưa trên 1 số
khu vực có khác nhau
1185mm
1583mm
1600- 1800mm
1800- 2000mm
2256mm
2400- 2800mm

Sông Mã
Điện Biên
Các Cao Nguyên Sơn La, Mộc
Châu
Phong Thổ (Lai Châu)
Kim Bôi( Hòa Bình)
Mường Tè, Sìn Hồ (Lai Châu)


+Lượng mưa phân bố không đều trong năm, thường tập
trung vào các tháng mùa hè, chiếm 78- 85% lượng mưa
của cả năm.

+ Tháng 6,7 có lượng mưa lớn nhất (trên 300mm/
tháng)
+Tổng số ngày mưa trung bình trong năm biến động từ
114- 178 ngày.


4. Tài nguyên nước
- Tây Bắc là đầu nguồn của một vài hệ thống sông lớn
như sông Đà, sông Mã, sông Bôi.
- Sông Đà bắt nguồn từ Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung
Quốc), có chiều dài 983 km (trên đất Việt Nam dài 543
km). Tổng lượng nước bình quân hàng năm là 56,1 tỉ
m3, với 2 trung tâm lũ là Nậm Tè- Nậm Mươn và Nậm
Mu. lượng dòng chảy chênh nhau rất lớn giữa 2 mùa
mưa và cạn.


- Tại Lai Châu lưu lượng lớn nhất gấp 10 lần lưu lượng
trung bình và gấp 100 lần lưu lượng thấp nhất.
- Chênh lệch nực nước cao nhất so với mực nước bình
từ 18- 20m
- Ở địa thế lưu vực rất cao, sông dốc, có nhiều ghềnh
thác, đã tạo nên nguồn thủy năng lớn


Thủy điện hòa bình, khởi công xây dựng ngày 6/ 11/ 1979, khánh
thành ngày 20/ 12/1994. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ
kilowatt giờ (KWh).



• Thủy điện sơn la, khởi công xây dựng 2/12/2005, được khánh
thành 23/12/2012. sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10
tỷ kW, bằng gần 1/10 sản lượng điện của Việt Nam năm 2012


×