Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Bài thuyết trình: Hiện trạng quản lý nhà nước về tài nguyên đất của nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.76 KB, 25 trang )

ĐỀ TÀI

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT
CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY


Thành viên nhóm:
Lù Văn Phúc
Lê Thị Hoài
Đỗ Thị nga
Phan Thị Hồng Trang
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Nguyễn Thị Bích Huệ


Nội dung

1. Một số khái niệm

2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai


1.KHÁI NIỆM

1.1 Đất đai

Là một dạng tài nguyên vật liệu của con người.


- Có hai nghĩa:
+ Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người.
+ Thổ nhưỡng là nền tảng để sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp
cho trồng cây công nghiệp và lương thực).


1. KHÁI NIỆM

1.2 Quản lý nhà nước về đất đai

Là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ
quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai.
Đó là các hoạt động:
+ Nắm chắc tình hình sử dụng đất.
+ Phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch.
+ Kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất.
+ Điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.


2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.


2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai


6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất


2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật
về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng
đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.


3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

Chính phủ

Bộ tài nguyên và môi trường

UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (UBND
cấp tỉnh)

Sở tài nguyên và môi trường


Phòng tài nguyên và môi trường

UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn

UBND xã phường thị trấn


3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

- Chính phủ
chung

- UBND cấp tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã

Hệ thống cơ quan quản
lý nhà nước về đất đai
có thẩm quyền

- Bộ TN $ MT
Riêng

- Sở TN $MT
- Phòng TN $ MT
- Cán bộ địa chính xã, phường, trị trấn.



3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền chung:

-

Chính phủ: thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.

-

UBND có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy
định.
( Điều 23, luật đất đai 2013)


3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai:
Được thành lập thống nhất từ trung ương đến địa phương theo 4 cấp đơn vị hành chính:

-cấp trung ương: Bộ TN $ MT là cơ quan của chính phủ.
-Cấp tỉnh: có Sở TN $ MT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Sở TN $ MT
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ TN $ MT.


3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

-Cấp huyện: có Phòng TN $ MT là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, quận,
thị xã thuộc tỉnh. Phòng TN $ MT chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của UBND cấp

huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TN $ MT.

-Cấp xã, phường, thị trấn: có cán bộ địa chính cấp xã giúp UBND cấp xã, thực hiện
quản lý nhà nước về TNĐ trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở và là cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về
TNĐ.


4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai



Chính phủ:

- Quyết định quy hoạch, kế hoạch SDĐ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Quy hoạch, kế hoạch SDĐ vào mục đích quốc phòng, an ninh.
- Thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước.



UBND các cấp thực hiện đại diện chủ sở hữu nhà nước về đất đai tại địa phương theo quy định
của luật đất đai 2013


4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai



Bộ TN $ MT:


Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định rõ tại Điều 2 nghị định Số: 21 /2013/NĐ-CP
-

Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án,

dự án về quản lý, sử dụng đất đai, quyết định, phê duyệt;

-

Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước và các vùng.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành, điều chỉnh khung
giá các loại đất, nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất.

-

thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến đất đai.


4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

-

Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Thống kê, kiểm kê, đánh giá đất. Các điều kiện, thủ tục
quản lý, sử dụng đất đai. Bồi thường, hỗ trợ. Thu hồi đất, phát triển quỹ đất.

-

Phát hành, quản lý việc sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với
đất.


-

Tổ chức điều tra, đánh giá tiềm năng và hiệu quả sử dụng đất.
Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia, lưu trữ dữ liệu về đất đai.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai theo quy định của pháp
luật.


4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai



Sở TN $ MT

Nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ tại điều 2 TTLT số 50/2014- BTNMT- BNV
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
- Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt.


4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất, công nhận đất ở, hạn mức
đất cho hộ gia đình; cá nhân…

-


Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển mục đích sử dụng đất…Bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo thẩm quyền; giúp Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc trưng dụng đất theo quy định.

-

Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc điều tra đánh giá tài nguyên đất.


4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

- Xây dựng, quản lý, khai thác, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra và tổ chức thực hiện việc phát triển quỹ đất; quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức việc
đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.


4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai



Phòng TN $ MT phòng.

Nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ tại điều 5 TTLT số 50/2014- BTNMT- BNV
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và
hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc
lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường.



4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
-

Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ

chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
-Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất…đối tượng
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

-

Theo dõi biến động về đất đai
Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; tổ chức thẩm
định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.


4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

-

Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ
môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố
môi trường trên địa bàn.

-

Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.

Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản,
sử dụng hạ tầng kỹ thuật


4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính:
- Lập văn bản để Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện về quy hoạch sử dụng đất,
kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giao đất, cho thuê,thu hồi,chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng
đất…
- Trình Uỷ ban nhân dân cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện;
- Thẩm định, xác nhận hồ sơ để Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất…
-Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai;
- Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại.


4. Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
- Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường; tổ chức các hoạt
động vệ sinh môi trường trên địa bàn;
- Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Uỷ
ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước
về tài nguyên và môi trường.


Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng
nghe!



×