Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Chuyen de ve PP day va hoc theo goc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.34 KB, 18 trang )

ĐẾN DỰ CHUYÊN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
TÍCH CỰC

HỌC THEO GÓC


1- Thế nào là học theo góc?
-Học “theo góc” còn được gọi là“trạm học
tập” hay “ trung tâm học tập”
-Học theo góc là một phương pháp dạy học
theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác
nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian
lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh
một nội dung học tập theo các phong cách
học khác nhau.


Ví dụ: 4 góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu
học tập nhưng theo các phong cách khác nhau và sử
dụng các phương tiện/ đồ dùng học tập khác nhau.

Làm thí nghiệm

Xem băng

Trải nghiệm

Quan sát

Áp dụng


Đọc tài liệu

Áp dụng

Phân tích

Thiết kế các góc theo phong cách học


2- Qui trình thực hiện dạy học theo góc
a- Chọn nội dung, không gian lớp học phù hợp.
-Nội dung: Chọn nội dung bài học cho phù hợp theo
các phong cách học khác nhau hoặc theo các hình thức
hoạt động khác nhau (tích hợp kiến thức các môn học
trong một nội dung chủ đề).
- Địa điểm: Không gian phải phù hợp với số HS để có
thể dễ dàng bố trí bàn ghế, đồ dùng học tập trong các
góc và các hoạt động của HS tại các góc.


b- Thiết kế kế hoạch bài học
-Mục tiêu bài học: Ngoài mục tiêu cần đạt được của
bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, cũng có thể nêu
thêm mục tieu về kĩ năng làm việc đọc lập, khả năng
làm việc chủ động của HS khi thực hiện học theo góc.
-Các phương pháp dạy chủ yếu:Phương pháp học theo
góc cần phối hợp thêm một số phương pháp khác như:
Phương pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm,
giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, …
-Chuẩn bị: Thiết bị, phương tiện và đồ dùng, xác định

nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo
điều kiện để HS tiến hành các hạt động nhằm đạt mục
tiêu dạy học.


-Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp:
Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực tế GV
có thể tổ chức 4, 3 hoặc 2 góc.
Ví dụ:
4 góc gồm góc quan sát, góc phân tích, góc thực hành,
góc trải nghiệm.
3 góc gồm góc phân tích, góc quan sát, góc thực hành.
2 góc gồm góc phân tích, góc thực hành hoặc quan sát.
-Ở mỗi góc cần có:
+ Tên góc, phiếu giao việc, đồ dùng thiết bị, tài liệu
phù hợp với hoạt động của góc


Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc:
Căn cứ vào nội dung cụ thể của bài học, vào đặc trưng
của PP học theo góc và không gian của lớp học, GV
cần:
-Xác định số góc và tên mỗi góc.
-Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và qui định thời gian
tối đa dành cho HS ở mỗi góc.
-Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần
thiết cho HS hoạt động.
- Hướng dẫn HS chọn góc theo sở thích và luân
chuyển qua các góc.



Thiết kế hoạt động đánh giá và củng cố nội dung bài
học:
Vào cuối giờ học sau khi HS đã được học luân chuyển
qua đủ các góc, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả
học tập ở mỗi góc. Đại diện HS ở các góc (vòng cuối)
trình bày kết quả học tập theo nhiệm vụ được giao, các
HS khác bổ sung ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của HS,
GV nhận xét đánh giá, chốt lại vấn đề trọng tâm, đảm
bảo cho HS học sâu và học thỏa mái.


3- Tổ chức dạy học theo góc:-Sắp xếp góc học tập trước khi vào giờ học.
-Mỗi góc có đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập phù hợp với nhiệm
vụ học tập tại mỗi góc.
-Tổ chức các hoạt động dạy học: GV giới thiệu bài học, phương pháp
học theo góc, nhiệm vụ tại các góc, thời gian tối đa để thục hiện nhiệm
vụ tại các góc và cho phép HS chọn góc xuất phát.
-HS lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo sở thích, tuy nhiên
GV sẽ phải điều chỉnh nếu như có số HS quá đông cùng chọn một góc.
-HS thực hiện nhiệm vụ tại các góc, GV quan sát, hỗ trợ.
- Hết thời gian hoạt động tại mỗi góc, GV yêu cầu HS luân chuyển góc.
-Kết thúc giờ học tại các góc, GV yêu cầu đại diện các góc trình bày kết
quả, các HS khác nhận xét, đánh giá. Cuối cùng là nhận xét của GV về
kết quả học tập của HS, chốt lại kiến thức trọng tâm của bài học.


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC
MÔN: KHOA HỌC LỚP 5
BÀI: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC


Đọc tài liệu

Làm thí nghiệm

Phân tích

Trải nghiệm

Áp dụng
Áp dụng


TIẾT 38: SỰ

BIẾN ĐỔI HÓA HỌC

I- Mục tiêu bài học : Sau giờ học HS biết :
1 – Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về sự biến đổi hóa học.
2- Kĩ năng:
- Phân biệt được sự biến đổi hóa học và sự biến đổi vật lí.
3- Giáo dục:
-Yêu thích khám phá bằng cách làm thí nghiệm.
II- Chuẩn bị:
+ Giáo viên:
-Hình ảnh trang 78, 79.
-Bộ dụng cụ thí nghiệm đủ cho các nhóm:
Giấy nháp, đường kính, đèn cồn, ống nghiệm hoặc lon sữa bò.
-Phiếu học tập ( đủ cho các nhóm)

+ Học sinh:
-Giấy nháp, bút các loại, bảng nhóm,…
III- Phương pháp dạy học chủ yếu: Học theo góc.
- Các phương pháp phối hợp: Phương pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm,giải
quyết vấn đề, phương pháp trực quan,…


Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Để tạo ra một dung dịch cần có những
điều kiện nào?

Câu 2: Lấy ví dụ về cách tách các chất ra khỏi
một dung dịch.


Các hoạt động dạy học:
GV : -Giới thiệu bài học.
+ Nêu mục tiêu bài học.
-Nêu phương pháp học tập (học theo góc).
-Nêu số góc, tên góc học tập, nhiệm vụ và thời
gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ tại các góc.
- Cho HS chọn góc xuất phát và hướng dẫn HS
luân chuyển qua đủ các góc theo hướng kim đồng
hồ.


Phụ lục 1: GÓC PHÂN TÍCH
Thời gian tối đa 7 phút
•Mục tiêu: Thông qua việc tìm hiểu một số TN SGK, HS xác định được các loại

chất liệu và dụng cụ cần thiết để tiến hành cho mỗi TN về sự biến đổi hóa học hoặc
sự biến đổi vật lí.
•Nhiệm vụ: Đọc SGK và quan sát các hình trang 78, 79 rồi điền vào PHT số 1 sau:

Phiếu số 1
Thí nghiệm số
1
2
3
4
5
6
7

Chất liệu

Dụng cụ


Phụ lục 2: GÓC TRẢI NGHIỆM
Thời gian tối đa 7 phút
•Mục tiêu: Thông qua việc hoạt động thực hành TN , HS
xác định được về sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ
chất nầy thành chất khác.
•Nhiệm vụ: HS thực hiện 2 TN SGK trang 78 đối chứng rồi
điền vào PHT số 2 sau:
Phiếu số 2
Thí nghiệm
số
1

2

Mô tả hiện tượng

Giải thích hiện tượng


Phụ lục 3: GÓC ÁP DỤNG
Thời gian tối đa 7 phút
•Mục tiêu: Thông qua việc hỗ trợ của GV, HS thảo luận để phân biệt về sự biến đổi
hóa học hoặc sự biến đổi vật lí.
•Nhiệm vụ: Đọc SGK và quan sát các hình trang79, thảo luận rồi điền vào PHT số 3
sau:

Phiếu số 3
Hình
1
2
3
4
5
6

Nội dung từng hình

Biến đổi

Giải thích



KẾT LUẬN

1-GV hướng dẫn học sinh báo cáo kết quả học tập.
2- Đại diện nhóm trình bày kết quả từ PHT của
từng góc (Theo thứ tự: Góc phân tích, góc trải
nghiệm, góc áp dụng)
3- Các nhóm khác theo dõi kết quả của mình và
nhận xét.
4- Yêu cầu bổ sung và nêu câu hỏi , giải đáp (nếu
có)
5- GV chốt lại và hướng dẫn HS cách học bài.


Dặn dò, hướng dẫn chuẩn bị bài sau:
+ HS chuẩn bị đem đến lớp:
-Một ít giấm hoặc chanh, que tăm, giấy, nến
làm thí nghiệm.
- Mảnh vải nhuộm phẩm màu xanh căng 4
góc, úp lên một đĩa sứ đem phơi nắng 3,4
ngày liền, để chuẩn bị giải thích hiện tượng
xảy ra.
- Phim đã chụp hình ngâm trong nước vôi vài
hôm liền, để chuẩn bị giải thích hiện tượng
xảy ra.



×