Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.74 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC
KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHI HOÀN CẢNH
THAY ĐỔI CƠ BẢN

ĐINH THỊ MAI PHƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ HỒNG YẾN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của tiến sĩ Vũ Thị Hồng Yến. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Trong luận
văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan
tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian
lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2017

Đinh Thị Mai Phương
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn:



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KINH
DOANH THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC
KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI ......................6
1.1. Hợp đồng và những đặc thù của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại ............................................................................................................................................... 6
1.2 Điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay
đổi............................................................................................................................................... 18
1.3 Pháp luật của các nước quy định về điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi ...................................................................... 30
Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG TRONG
LĨNH VỰC KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI
...................................................................................................................................35
2.1. Các điều kiện để điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
khi hoàn cảnh thay đổi.......................................................................................................... 35
2.2 Nội dung điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn
cảnh thay đổi .......................................................................................................................... 44
2.3 Hậu quả pháp lý của việc điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại khi hoàn cảnh thay đổi ................................................................................... 48
Chương 3 ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .............63
VỀ ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH THƯƠNG
MẠI KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI ......................................................................63
3.1 Áp dụng pháp luật về điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.................................................................................... 63
3.2 Hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.................................................................................... 73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại chiếm
một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bởi hầu hết các giao dịch
trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt
thông thường, đều liên quan đến hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại. Mục đích của pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là
bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên, quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế khi bảo
vệ trật tự công hoặc để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba. Hợp đồng trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại được thiết lập hợp pháp thì có hiệu lực ràng buộc với
các bên, một bên không được tự ý sửa đổi hoặc không tuân theo hợp đồng trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại. Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và là nội dung cơ bản của nguyên tắc
hiệu lực bất biến (pacta sunt servanda) trong lĩnh vực hợp đồng trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại.
Điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh
thay đổi chưa từng được nhắc đến trong Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng như Bộ
luật Dân sự năm 2005. Trong quá trình xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2015 và
ngay cả khi vấn đề này được chính thức ghi nhận, các nhà nghiên cứu thực sự
dành nhiều sự quan tâm, bàn luận cũng như đóng góp ý kiến liên quan đến nội
dung này. Điều khoản liên quan đến Điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi được xem như sự thay đổi đáng kể
trong chế định hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, là bước tiến mới
mẻ trong tiến trình lập pháp nước ta. Do vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này là
hết sức cần thiết và cấp bách, không chỉ làm rõ nội dung cũng như hệ quả của
quy định này, mà còn là nền tảng để tìm hiểu thêm về những hạn chế hay bất cập
có thể xuất hiện trong thực tiễn áp dụng pháp luật sau này.

1



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xét từ phương diện lý luận nói chung, điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi không phải là vấn đề hoàn toàn mới, vì nội
dung này được xem là nằm trong quy định về sửa đổi hợp đồng trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại nói chung. Tuy nhiên, khi Bộ luật Dân sự năm 2015 lần đầu tiên
đưa ra điều khoản cụ thể hóa các khía cạnh của điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, trong đó trường hợp áp dụng
cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác định rõ hơn rất nhiều thông qua
những quy định pháp luật mới, điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại khi hoàn cảnh thay đổi trở thành nội dung nổi bật đòi hỏi được nhìn nhận và xem
xét kỹ càng hơn trước.
Những bài viết nghiên cứu trong nước liên quan đến điều chỉnh hợp đồng trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi chủ yếu được đăng tải trong
khoảng thời gian lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2015. Vấn đề này thu hút
được nhiều sự quan tâm của các học giả, một số nhà nghiên cứu đã trình bày ý kiến
của mình trong các bài phỏng vấn, buổi tọa đàm,… chứ không chỉ thông qua những
tác phẩm được giới thiệu trong tạp chí chuyên ngành, ví dụ như trọng tài viên Đỗ Văn
Đại của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã giới thiệu bài tham luận về “Điều
chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi” trong
hội thảo “Chế định hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại trong Dự thảo
Bộ luật Dân sự sửa đổi” tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2015. Những công trình
nghiên cứu không chỉ giới thiệu nội dung mới của pháp luật mà còn phân tích ảnh
hưởng của quy định đó trong thực tiễn áp dụng, đồng thời có liên hệ pháp luật nước
ngoài. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có giá trị tham khảo lớn khác có thể được
kể đến là bài viết “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam”
của tác giả Lê Minh Hùng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử.
Trong khi số lượng tài liệu về điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại khi hoàn cảnh thay đổi của Việt Nam không nhiều, thì trên thế giới đây


2


lại là đề tài nghiên cứu có nguồn tài liệu tham khảo rất phong phú. Nội dung này thực
sự là chủ đề hấp dẫn và tạo ra nhiều tranh luận giữa các học giả từ hơn 200 năm trước
đến nay. Bên cạnh việc giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của quyền điều
chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi, phân
tích các trường hợp áp dụng, quyền và nghĩa vụ của các bên, hệ quả pháp lý,… các
bài viết còn so sánh để làm rõ sự khác biệt của quy định này giữa các quốc gia hoặc
hệ thống pháp luật trên thế giới, thu thập các vụ việc thực tế nổi bật ở mỗi nơi để làm
rõ cách áp dụng pháp luật. Một trong những tác phẩm được đánh giá là chi tiết, dễ
hiểu, dễ tiếp cận để tham khảo có thể được kể đến là cuốn sách “The effect of a change
of circumstances on the binding force of contracts - Comparative perspectives”, độ
dày khoảng 300 trang, của nhà nghiên cứu người Chi lê Rodrigo Momberg Uribe phát
hành năm 2011.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu về các nội dung liên quan đến điều chỉnh hợp đồng trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi, chủ yếu dựa trên điều 420
Bộ luật Dân sự năm 2015 về “Thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” và các quy định chung về chế định hợp đồng
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Luận văn
không đề cập đến trường hợp điều chỉnh nội dung hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại khi hoàn cảnh thay đổi ở giai đoạn trước khi hợp đồng trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại được ký kết, hay nói cách khác là trong quá trình các bên vẫn
đàm phán để soạn thảo nội dung hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn hướng đến làm rõ các khía cạnh của điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi, trong nội dung về thực hiện hợp
đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại của chế định hợp đồng trong lĩnh vực

kinh doanh thương mại, cụ thể là: đưa ra được khái niệm về điều chỉnh hợp đồng
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi, các trường hợp thay
đổi của hoàn cảnh khiến một bên có quyền yêu cầu điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh

3


vực kinh doanh thương mại, cách thức điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại, hệ quả của việc điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại. Đồng thời, luận văn muốn giới thiệu về nội dung này trong pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới với mục đích tham khảo. Bên cạnh đó, qua quá trình phân tích
và nghiên cứu, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt
Nam liên quan đến vấn đề này.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Luận văn lần lượt làm rõ những nội dung chính sau đây:
-

Điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh
thay đổi là gì?

-

Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi?

-

Quy định pháp luật về điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại khi hoàn cảnh thay đổi có vấn đề gì cần sửa đổi?


6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn bao gồm:
phương pháp phân tích quy phạm; phương pháp diễn dịch; phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh luật học; phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Các
phương pháp này được sử dụng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể được xem như công trình nghiên cứu bước đầu về điều chỉnh
hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi trong pháp
luật Việt Nam, có dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài. Luận văn là kết quả của quá
trình tổng hợp và nghiên cứu công phu của người viết, do vậy luận văn có thể được
sử dụng như nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề này, giúp cho việc nghiên
cứu chuyên sâu về đề tài này trong tương lai được thuận lợi hơn.
8. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có ba chương như sau:

4


Chương 1: Lý luận chung về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
và điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi
Chương 2: Quy định pháp luật về điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi
Chương 3: Áp dụng pháp luật và hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh hợp đồng
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi

5


Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH
THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KINH
DOANH THƯƠNG MẠI KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI
1.1. Hợp đồng và những đặc thù của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại
1.1.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh hợp đồng bằng pháp luật
Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý có bề dầy lịch sử. Ngay từ
khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng
hóa, thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều tiết các
quan hệ tài sản. Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp và có hiệu quả trong việc
bảo đảm sự vận động theo quy luật hàng hóa - tiền tệ. Ngày nay phần lớn các quan
hệ xã hội được điều chỉnh bằng các hợp đồng. Điều này xuất phát từ việc pháp luật
hiện đại thừa nhận quyền bình đẳng của con người trước pháp luật và quyền tự do cá
nhân. Vai trò và vị trí của chế định hợp đồng ngày càng được khẳng định trong mọi
hệ thống pháp luật. "Kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn minh thì chế định hợp
đồng càng được coi trọng, càng được hoàn thiện" [24, tr. 34].
Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, pháp luật về hợp đồng trong Bộ
luật dân sự, Luật Thương mại giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Vai trò của chế định
hợp đồng là quy định làm căn cứ để giải thích rõ nội dung của các phần mà các bên
thể hiện chưa rõ, hay bổ sung những phần mà các bên chưa xác định trong hợp đồng
được các bên giao kết. Đồng thời các quy định về hợp đồng còn có chức năng hướng
dẫn cho các thủ thể tham gia quan hệ hợp đồng biết được quyền và nghĩa vụ của mình
trong quan hệ đó và những nội dung cơ bản mà các bên cần thỏa thuận trong các hình
thức hợp đồng cụ thể. Vai trò trung tâm của hợp đồng trong hệ thống pháp luật không
phải ngẫu nhiên, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nơi mà mọi dịch vụ, hàng hóa...
phải được tự do chuyển dịch thì vai trò của chế định hợp đồng được thể hiện lớn hơn,
bởi lẽ trong các quan hệ hợp đồng thì ý chí của các bên mang tính quyết định. Về
nguyên tắc, pháp luật tôn trọng ý chí của các bên và chỉ can thiệp trong các trường

6



hợp mà ở đó cần có sự giới hạn của pháp luật. Ở hầu hết các hệ thống pháp luật trên
thế giới, hợp đồng được thừa nhận về mặt pháp lý khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất, hợp đồng phải thể hiện được sự tự do ý chí của các bên tham gia
ký kết.
Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xã hội. Trong đời sống xã
hội để thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt tiêu dùng hoặc trong sản xuất, kinh doanh
thì dường như mọi hoạt động của con người đều hướng tới việc ký kết hợp đồng. Nói
cách khác hợp đồng là công cụ pháp lý để các chủ thể có thể thỏa mãn các nhu cầu
chính đáng của mình trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt tiêu dùng. Hợp đồng
thể hiện sự bình đẳng giữa những người tham gia hợp đồng và thừa nhận quyền tự do
cam kết, thỏa thuận của họ.
Hợp đồng luôn gắn liền với sự tự do thể hiện ý chí của các chủ thể. Tự do ý
chí trong giao kết hợp đồng được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở Pháp từ thế kỷ
XVIII. Lúc đầu nó được coi là nguyên tắc độc tôn ý chí. Nguyên tắc này cho phép
các cá nhân được tự do quyết định trong việc giao kết hợp đồng, khẳng định quyền
của mỗi cá nhân khi tham gia vào giao dịch và chỉ phụ thuộc vào chính họ mà không
phụ thuộc vào pháp luật. Ý chí của họ được thể hiện một cách độc lập và xuất phát từ
lợi ích cá nhân. Quan niệm này xuất phát từ việc cho rằng nếu các cá nhân tự do giao
kết thì sẽ đảm bảo được sự công bằng trong quan hệ hợp đồng. Nguyên tắc tự do giao
kết hợp đồng đưa đến một hệ quả là hợp đồng khi được ký kết thì có giá trị bắt buộc
thực hiện. Việc thay đổi hợp đồng cũng chỉ có thể thực hiện bởi sự thỏa thuận của
các chủ thể hợp đồng và không ai có quyền can thiệp vào quan hệ của họ cũng như
không có quyền làm thay đổi ý chí của họ.
Tuy nhiên, thực tiễn phát triển của hợp đồng cho thấy quan điểm tự do một
cách tuyệt đối như trên đã không tồn tại được lâu và càng ngày đã bộc lộ sự bất bình
đẳng trong giao kết hợp đồng. Trên thực tế, ý nghĩa của nguyên tắc này chỉ mang tình
hình thức mà thôi. Khi nói đến hợp đồng ta hiểu các chủ thể trong đó bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ. Thế nhưng, thực tiễn cho thấy các bên ký kết hợp đồng thường

không ngang bằng nhau, mà có một bên mạnh hơn và một bên yếu hơn về kinh tế.

7


Do đó, trên thực tế không có sự tự do kí kết hợp đồng, mà thường là một bên phải
phụ thuộc vào ý chí của bên kia chứ không thể hiện ý chí chung của các bên bằng
việc thông qua hợp đồng đã được thảo sẵn của một bên mạnh hơn về kinh tế. Như
vậy, hợp đồng đã không còn mang đúng ý nghĩa của nó mà là phương tiện pháp lý để
một bên mạnh hơn áp đặt bên yếu hơn về kinh tế. Có không ít trường hợp trên thực
tế hợp đồng không còn thuần túy là kết quả của sự thể hiện ý chí chung của các bên
nữa mà trở thành hình thức biểu hiện của sự bất bình đẳng giữa các bên với nhau.
Chính vì lẽ đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước đến các quan hệ này. Công
cụ can thiệp của Nhà nước sử dụng là pháp luật và chế định hợp đồng vì thế giữ một
vị trí rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Ở Việt Nam, sự can
thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn trong quan hệ hợp đồng đã
được thể hiện ngay ở Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950: "Khi lập ước mà có sự tổn thiệt
do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có
thể coi là vô hiệu" (Điều 13 Sắc lệnh 97/SL). Ngày nay để bảo vệ quyền lợi cho "bên
yếu thế" khoản 8, Điều 409, Bộ luật dân sự quy định về giải thích hợp đồng trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại như sau: "Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp
đồng những nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo
hướng có lợi cho bên yếu thế".
Để bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn trong quan hệ hợp đồng, lý thuyết về
hợp đồng của một số nước đã đưa ra khái niệm lạm dụng, ngay tình và công bằng.
Điển hình là pháp luật của các nước Pháp, Đức, Nhật, Việt Nam... đã ghi nhận nguyên
tắc này trong Bộ luật dân sự của mình.
Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về quan điểm đề cao lợi ích cá nhân sang lợi
ích xã hội đã làm cho quan điểm về các nguyên tắc này thay đổi.
Nguyên tắc ngay tình được áp dụng nhằm làm giảm nhẹ hiệu lực bắt buộc của

hợp đồng. Thực ra rất khó để định nghĩa thế nào là ngay tình. Đầu tiên, người ta nhìn
nhận ngay tình như nghĩa vụ trung thực, nghĩa là người có nghĩa vụ bắt buộc phải thực
hiện hợp đồng một cách trung thực, còn đối với người có quyền thì không được cản trở
người có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Dần dần, qua thực tiễn người ta cho rằng nếu chỉ

8


hiểu ngay tình là trung thực thì chưa đủ và khái niệm ngay tình còn được hiểu là nghĩa
vụ hợp tác giữa các bên. Nghĩa vụ hợp tác giữa các bên thể hiện ở việc các bên phải có
nghĩa vụ cung cấp thông tin cho nhau để thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc ngay tình
không chỉ được áp dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng mà còn được áp dụng trong
cả quá trình hình thành hợp đồng. Nguyên tắc ngay tình không chỉ nhằm bảo vệ bên yếu
trong hợp đồng mà còn nhằm lập lại sự bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng.
Khái niệm lạm dụng được hình thành ở Pháp vào những năm 70. Xuất phát
từ sự mất cân đối trong hợp đồng có nguyên nhân từ việc một bên là những thương
gia đơn phương soạn thảo hợp đồng và đối tác thường là những người tiêu dùng phải
tham gia hợp đồng mà không có sự thể hiện ý chí chung hoặc thỏa thuận các điều
khoản cụ thể về nội dung. Lúc đó nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng và hủy bỏ
các điều khoản lạm dụng và nhằm bảo vệ bên yếu hơn trong hợp đồng mà các nhà
lập pháp đã đưa vào luật khái niệm lạm dụng. Có hai tiêu chí xác định có sự lạm dụng
là sự lạm dụng thế mạnh kinh tế để áp đặt các điều khoản của hợp đồng và sự lạm
dụng đem lại lợi ích thái quá cho một bên chủ thể. Dù bằng cách này hay cách khác
thì chế định hợp đồng ở mỗi quốc gia khác nhau đều hướng tới việc tạo ra sự bình
đẳng có thể có được giữa các bên giao kết hợp đồng.
Thứ hai, hợp đồng phải là sự tập hợp những cam kết được pháp luật thừa
nhận, ủng hộ và đứng ra bảo vệ.
Chế định hợp đồng luôn tôn trọng sự tự do của các bên giao kết, song sự tự
do đó phải giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Nói cách khác, pháp luật chỉ bảo vệ
các cam kết không xâm hại đến trật tự pháp luật, trật tự công cộng. Xuất phát từ

nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự là tôn trọng quyền tự do ý chí của mọi cá
nhân và các chủ thể khác trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của mình, pháp luật
của các nước quy định rằng các chủ thể được hoàn toàn tự do giao kết hợp đồng, miễn
là không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc hình thành các hạn chế của nguyên
tắc tự do trong kí kết hợp đồng xuất phát từ quan điểm bảo vệ trật tự và lợi ích công
cộng. Vì vậy, pháp luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích của các bên kí kết hợp đồng, song
các quyền và lợi ích này không được xâm hại đến trật tự và lợi ích công cộng.

9


Thứ ba, chế định hợp đồng mang tính bắt buộc song cũng hết sức linh hoạt,
uyển chuyển. Điều này không dễ dàng đạt được nếu như các quy định pháp luật không
được xây dựng theo dạng "mềm", tức là xác định các nguyên tắc cơ bản và coi các
cam kết trong hợp đồng không đơn thuần là các chứng cứ. Vấn đề này, hiện đang có
hai xu hướng luật trái ngược nhau. Một là, xu hướng đơn giản hóa các quy tắc, giảm
bớt số lượng và sự phức tạp của những điều luật mang tính chung và có kết cấu mạch
lạc hơn, hợp lý hơn, dễ hiểu hơn. Hai là, xu hướng làm cho luật phong phú hơn bằng
nhiều chi tiết rõ ràng. Pháp luật về hợp đồng của các nước theo hệ thống luật án lệ
được xây dựng theo hướng hai. Do sử dụng án lệ nên luật pháp của các nước này dễ
dàng thay đổi để phù hợp với thực tiễn. Nói cách khác, nó mang tính linh hoạt và cập
nhật. Pháp luật về hợp đồng của các nước theo hệ thống pháp luật văn bản tương đối
ổn định và mang tính ràng buộc cao. Tuy nhiên, do thủ tục ban hành luật rất phức tạp
và đòi hỏi nhiều thời gian nên sự thay đổi chúng là rất khó khăn. Theo hệ thống pháp
luật này có một số quốc gia vẫn đồng thời áp dụng án lệ, các học thuyết pháp lý, mà
tiêu biểu là luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp. Luật được coi là "phần cứng" tương
đối ổn định, còn án lệ là "phần mềm" làm nhiệm vụ bổ sung, cập nhật pháp luật. Vì
lẽ đó luật về hợp đồng ở các nước này vừa mang tính ràng buộc và vừa linh hoạt,
uyển chuyển.
Pháp luật nước ta chưa thừa nhận án lệ như một nguồn luật của hợp đồng.

Chính vì vậy việc giải quyết các bất cập của pháp luật là rất khó thực hiện và cũng vì
thế mà việc sửa đổi và bổ sung luật là công việc thường xuyên được đặt ra đối với
nhà làm luật. Hiện nay để giải quyết vấn đề này thông thường Tòa án tối cao có các
báo cáo chuyên đề, công văn hướng dẫn hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao ban hành các nghị quyết riêng về một vấn đề cụ thể nào đó. Song các hướng
dẫn này nhiều khi vẫn thiếu cụ thể và vì vậy việc đưa ra các phán quyết khác nhau
cho các vụ án có nội dung tương tự nhau là việc không thể tránh khỏi trong quá trình
giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến vấn để hiệu lực của hợp đồng ở nước
ta hiện nay.

10


Ngoài ra, thực tiễn luôn thay đổi và rất sinh động, trong khi đó luật lại tương
đối ổn định, vì vậy mâu thuẫn trong điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, đặc biệt là mâu
thuẫn giữa các nguyên tắc của luật hợp đồng truyền thống và thực tiễn hợp đồng sinh
động là không thể tránh khỏi.
Thực tiễn hợp đồng phát triển đưa đến sự phát triển của pháp luật về hợp
đồng theo các hướng: Một là, phạm vi hiệu lực của hợp đồng được mở rộng do sự
xuất hiện các loại hợp đồng mới. Các loại hợp đồng mới được hình thành bởi nhiều
nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân cơ bản nhất đó là các loại hàng hóa mới,
dịch vụ mới xuất hiện, tự chúng đòi hỏi sự điều chỉnh đặc biệt về mặt pháp lý.
Ví dụ, do kết quả của cách mạng khoa học kĩ thuật mà các thông tin thương
mại có giá trị trở thành đối tượng của hợp đồng. Một nguyên nhân khác nữa đó là sự
xuất hiện các hợp đồng được cấu thành bởi nội dung của hai hay nhiều loại hợp đồng
khác nhau như hợp đồng leasing. Trong nội dung hợp đồng này có sự kết hợp đặc
điểm của hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mua bán. Bên cạnh đó, hợp đồng trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại ngày càng hướng tới điều chỉnh các quan hệ về tổ
chức như hợp đồng thành lập các hiệp hội, liên hiệp, thỏa ước dưới mọi hình thức.
Hai là, một số quan hệ hợp đồng trước kia chỉ do những quy phạm luật dân

sự điều chỉnh nhưng nay lại được điều chỉnh bởi các quy định của ngành luật khác.
Một số loại hợp đồng bị loại ra khỏi lĩnh vực hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại như các thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng thương mại.
Thứ tư, hợp đồng phải là những ưng thuận, thỏa thuận, cam kết phản ánh sự
thống nhất ý chí thực sự của các bên tham gia hợp đồng.
Đây là một trong những yếu tố cơ bản thiết lập nên hợp đồng của các bên
giao kết. Thiếu nó thì không thể coi là có hợp đồng. Nói cách khác, đó phải là sự thể
hiện sự ưng thuận, thống nhất ý chí đích thực của các bên có thể và cần phải dẫn đến
việc thừa nhận giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng. Nguyên tắc này tồn tại trong
pháp luật về hợp đồng của các nước. Ở Việt Nam, nguyên tắc này được quy định rõ
trong Bộ luật dân sự.

11


Nguyên tắc tôn trọng ý chí của các bên và xem đó là yếu tố quyết định để
hình thành hợp đồng. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực hoạt động, nhất là dịch vụ, ở
đó các giao dịch được thực hiện lặp đi lặp lại giữa một chủ thể (bên cung cấp dịch
vụ) với nhiều chủ thể khác nhau (bên nhận dịch vụ) với đối tượng phục vụ như nhau.
Trong những trường hợp này, hợp đồng thường được bên cung cấp dịch vụ thảo sẵn
(thường gọi là hợp đồng mẫu), bên nhận dịch vụ chỉ có quyền tự do trong việc quyết
định có tham gia vào quan hệ hợp đồng hay không mà không có quyền cùng thảo
luận để đưa ra các điều khoản của hợp đồng. Nếu bên được đề nghị giao kết chấp
nhận toàn bộ các điều khoản của hợp đồng theo mẫu và ký thì hợp đồng được coi là
hình thành và ngược lại. Khi tham gia vào quan hệ trên họ buộc phải tuân theo các
điều khoản của hợp đồng đã được bên dịch vụ đưa ra. Những hợp đồng này được gọi
là "hợp đồng gia nhập" hay "hợp đồng theo mẫu".
Ví dụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa doanh nghiệp vận tải đường sắt
với khách hàng, hợp đồng cung cấp điện của các doanh nghiệp điện lực, hợp đồng
giữa ngân hàng và khách hàng trong việc cho vay tín dụng, mở tài khoản… Trong

những trường hợp này, chủ thể cung cấp dịch vụ soạn thảo sẵn hợp đồng gồm những
điều khoản về loại dịch vụ, giá cả, chất lượng, thời gian, địa điểm cung cấp dịch vụ…
còn bên nhận dịch vụ xem xét nếu chấp nhận những nội dung đó thì ký kết hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng được ký kết mà không cần hai bên bàn bạc, thỏa thuận. Một bên
(thường là khách hàng) đã mất sự tự do thương thuyết, thỏa thuận là đặc trưng cơ bản
của hợp đồng và phải chấp nhận các điều khoản của đối phương đưa ra, không có sự
lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, xét về mặt biểu hiện khách quan thì ý chí chung được
thể hiện thông qua việc cả hai bên mong muốn tham gia vào quan hệ hợp đồng và đã
chấp nhận giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này sự thỏa thuận của các bên được
hình thành khi một bên chủ thể chấp nhận và quyết định tham gia vào các hợp đồng
này với những điều kiện và điều khoản như vậy. Loại hợp đồng này trên thực tế ngày
càng phát triển và giữ một vị trí quan trọng, song đặt ra các vấn đề là làm thế nào để
đảm bảo sự bình đẳng thích hợp giữa các bên. Trên thực tế, đã xảy ra không ít trường
hợp mà ở đó bên gia nhập phải gánh chịu những tổn thất từ các điều khoản của hợp

12


đồng gia nhập. Để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong trường hợp này khoản 2,
Điều 407, Bộ luật dân sự đã quy định: "Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều
khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu sự bất lợi khi giải
thích điều khoản đó".
Ở các nước, các vấn đề này đã có rất nhiều cuộc bàn cãi, tranh luận. Lúc đầu
người ta chủ yếu chú tâm vào việc làm thế nào để công nhận các hợp đồng loại này
có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên. Xuất phát từ thực tiễn thực hiện các hợp đồng
này đã phát sinh lý luận nhằm làm mất hiệu lực của các điều khoản không phù hợp.
Các ý kiến đã lại tập trung vào ý nghĩa ban đầu của hợp đồng là các điều khoản của
hợp đồng có hiệu lực do ý chí của các bên hợp đồng. Vì vậy, khi người kí hợp đồng
không được cung cấp thông tin nên không thể thỏa thuận được hoặc khi ý nghĩa của
các điều khoản hợp đồng vượt quá sự hiểu biết của họ thì hợp đồng không có hiệu

lực.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có bản chất của hợp đồng nói chung,
là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong
quan hệ thương mại. Luật Thương mại (2005) được hiểu là luật chuyên ngành không
đưa ra định nghĩa về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, song có thể xác định
bản chát pháp lý của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại trên cơ sở quy định của
Bộ luật Dân sự về hợp đồng. Do vậy, hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là một
dạng cụ thể của hợp đồng dân sự.
Từ khi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế hết hiệu lực, vấn đề về hợp đồng trong
kinh doanh, thương mại bởi điều chỉnh của pháp luật không có sự khác biệt với các
hợp đồng dân sự, như: Giao kết hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô
hiệu,… Bên cạnh đó, xuất phát từ yêu cầu của hoạt động thương mại, một số vấn đề
về hoạt động trong kinh doanh, thương mại được quy định trong pháp luật thương
mại có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống về
hợp đồng (như chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài và giải
quyết tranh chấp hợp đồng...). Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ thương

13


mại, hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có những đặc điểm nhất định để nhận
biết và phân biệt với các loại hợp đồng khác.
Về chủ thể: Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại được thiết lập giữa các
chủ thể chủ yếu là thương nhân. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, thương
nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân là chủ
thể của hợp đồng kinh doanh, thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc
thương nhân nước ngoài. Có những quan hệ trong quan hệ hợp đồng trong kinh
doanh, thương mại đòi hỏi các bên đều phải là thương nhân (Hợp đồng đại diện cho

thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại...);
bên cạnh đó có những hợp đồng kinh doanh, thương mại chỉ cần ít nhất một bên là
thương nhân (hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hoá,
hợp đồng môi giới thương mại...).
Về hình thức: Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có thể được thiết lập
dưới hình thức vàn bản, lời nói hoạc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong
những trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng trong
kinh doanh, thương mại bằng hình thức vàn bản (Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế, hợp đồng dịch vụ khuyến mãi, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại...). Luật
Thương mại 2005 cho phép các bên hợp đồng có thể thay thế hình thức vàn bản bằng
các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức có giá tri tương
đương vàn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu.
Về mục đích: Mục đích phổ biến của các bên trong hợp đồng kinh doanh,
thương mại là lợi nhuận. Trường hợp có chủ thể hợp đồng không nhằm mục đích lợi
nhuận, thì hợp đồng được áp dụng Luật Thương mại và khi các bên không nhằm mục
đích lợi nhuận lựa chọn áp dụng Luật dân sự.
Như vậy, thông qua hợp đồng quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể
phát sinh. Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là loại hợp đồng phổ biến
trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia
trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua

14


bán, cho thuê…) nhưng cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia (hợp đồng hợp
tác - Điều 111 Bộ luật dân sự). Mỗi bên trong hợp đồng (hai hay nhiều bên) có thể có
một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí của một bên đòi hỏi có sự
đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí của các bên, từ đó mới hình thành
được hợp đồng.
Do vậy, khác với hành vi pháp lý đơn phương là sự biểu lộ ý chí "đơn

phương" của một bên, hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là sự thỏa
thuận ý chí của hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự. "Thỏa thuận" vừa là nguyên tắc tối cao, vừa là đặc trưng của hợp
đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và được thể hiện trong tất cả các giai
đoạn của quan hệ hợp đồng: từ giao kết đến thực hiện hoặc sửa đổi, chấm dứt hợp
đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Cao hơn nữa là sự thỏa thuận của các
bên còn là một ngoại lệ của nguyên tắc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:
"Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác" (Điều 405, Bộ luật dân sự). Theo quy định của điều
luật này thì nếu hợp đồng được giao kết trong đó có các bên thỏa thuận về thời điểm
phát sinh hiệu lực của hợp đồng hoặc pháp luật có quy định về điều kiện phát sinh
hiệu lực hợp đồng thì hợp đồng đó chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia khi sự kiện pháp lý do các bên dự liệu hoặc do quy định của pháp luật phát sinh.
Ví dụ: hợp đồng tặng cho có điều kiện, đối với hợp đồng này, nghĩa vụ của
bên này chỉ phát sinh khi bên kia thực hiện điều kiện được đưa ra.
Hình thức của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại rất đa dạng.
Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại có thể được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong trường hợp pháp luật quy định hợp
đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại phải lập bằng văn bản và có công chứng
của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền (ví dụ: hợp
đồng mua bán nhà phải có chứng nhận của công chứng hoặc hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất phải có chứng thực của UBND xã hoặc công chứng của cơ quan
công chứng …), phải đăng ký hoặc xin phép (ví dụ: đăng ký hợp đồng thuê nhà tại

15


UBND xã, phường …) thì phải tuân theo các quy định đó. Ngày nay trong xu thế phát
triển của công nghệ thông tin hiện đại, pháp luật cũng thừa nhận hình thức giao dịch
thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là hợp đồng

bằng văn bản (Điều 124, Bộ luật dân sự). Đối với hình thức đặc biệt này còn có văn
bản pháp luật chuyên ngành riêng để điều chỉnh.
Khi tiến tiến hành giao dịch điện tử, các chủ thể cũng phải tuân thủ các
nguyên tắc chung của giao kết hợp đồng nhưng có những đặc thù riêng do hình thức
hợp đồng mang tính đặc biệt:
1. Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch; 2.
Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử; 3.
Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử; 4. Bảo
đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử; 5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; 6. Giao
dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40
của Luật này (Điều 5 Luật giao dịch điện tử).
Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại được hình thành khi có sự
thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, trong các trường hợp các bên giao kết hợp đồng
gián tiếp thì việc xác định thời điểm hợp đồng được hình thành là rất khó khăn. Cách
tiếp cận các vấn đề này khác nhau ở các nước khác nhau. Một số nước theo thuyết "ý
chí thực sự" trong đó Pháp là một ví dụ. Tuy nhiên, việc xác định ý chí thực sự chỉ
để áp dụng giải thích các điều khoản không rõ ràng. Còn đối với các hợp đồng đã rõ
ràng thì các Thẩm phán phải áp dụng các điều khoản của hợp đồng mà không được
giải thích gì thêm. Còn một số nước theo thuyết "tuyên bố" ví dụ như Đức, theo đó
thì bất luận ý chí thực sự của chủ thể tham gia hợp đồng là gì người ta chỉ chú trọng
đến ý chí đã tuyên bố trong hợp đồng được coi là căn cứ pháp lý để xác lập quyền và
nghĩa vụ của các bên. Tuy vậy, Bộ luật dân sự Đức vẫn quan tâm tới việc tìm kiếm ý
chí thực sự của người ký hợp đồng. Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
có thể được ký kết trực tiếp hoặc gián tiếp. Pháp luật các nước khác nhau cũng thừa
nhận khác nhau về thời điểm xác định hợp đồng được giao kết:

16



+ Các nước theo thuyết tuyên bố: hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm
bên chấp nhận tuyên bố chấp nhận bằng thư hay điện tín;
+ Các nước theo thuyết tống phát: Hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm
bức thư hay điện tín chấp nhận được gửi đi;
+ Các nước theo thuyết tiếp nhận: Hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm
bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được thư hay điện tín chấp nhận;
+ Các nước theo thuyết tống đạt: Hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm khi
bên đề nghị giao kết hợp đồng thực sự biết rõ sự chấp nhận ấy.
Như vậy, thời điểm hình thành hợp đồng sẽ khác nhau tùy theo pháp luật
hoặc các bên chấp nhận giải pháp nào theo các lý thuyết trên. Trong các lý thuyết trên
thì thuyết tống đạt ít được áp dụng vì nó đòi hỏi bên đề nghị phải biết rõ sự chấp nhận
của bên đề nghị giao kết. Một số nước áp dụng lý thuyết tiếp nhận theo đó bên đề nghị
được coi là xem thư trả lời ngay khi nhận được thư và như vậy hợp đồng được giao kết
và không phụ thuộc vào ý chí của bên này. Lý thuyết này được áp dụng ở các nước Bắc
Âu và Cộng hòa liên bang Đức. Đối với các nước Anh, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa Pháp
thì áp dụng thuyết tiếp nhận. Ở nước ta, thời điểm hình thành hợp đồng được xác định
tùy theo hình thức và nội dung mà các bên lựa chọn và cam kết. Đối với các hình thức
ký kết hợp đồng thông qua việc gửi văn bản qua lại cho nhau, pháp luật nước ta chấp
nhận lý thuyết tiếp nhận để xác định thời điểm giao kết hợp đồng.
Hợp đồng kinh doanh – thương mại (thường gọi là hợp đồng kinh tế) là hợp
đồng được sử dụng phổ biến trong hoạt động giao dịch thương mại của các thương
nhân. Nội dung của hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang
pháp lý đảm bảo cho việc mua bán, cung cấp dịch vụ, việc giao thương giữa thương
nhân với nhau được thuận lợi và bền vững. Mục tiêu “tối đa lợi nhuận – tối thiểu rủi
ro” chỉ có thể đạt được khi các giao dịch kinh doanh – thương mại được ký kết với
những điều khoản chặt chẽ, đầy đủ, chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật và
đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, việc soạn thảo để đảm bảo tính pháp lý
của hợp đồng trong kinh doanh – thương mại là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của doanh nghiệp, vì hầu hết các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh là tranh


17


chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng. Do đó, hợp đồng kinh doanh đóng vai trò là
“hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạt động kinh doanh khác
của công ty. Mỗi hợp đồng sẽ là cơ sở tạo thành các yếu tố liên quan, từ đó thiết lập
các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác như nhân lực, khách hàng, nhà thầu, chi phí,
quyền lợi và trách nhiệm.
1.2 Điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi
hoàn cảnh thay đổi
1.2.1 Khái niệm
Một trong những nguyên tắc cơ bản đã tồn tại từ rất lâu và được vận dụng rộng
rãi trong quá trình thực hiện cam kết là “Pacta sunt servanda”. “Pacta” có nghĩa là
“những điều giao ước”, “sunt” là “thì”, “servanda” là “cần phải được giữ”, như vậy
nội dung của nguyên tắc “pacta sunt servanda” là: Những điều đã giao ước cần phải
được giữ. Nói cách khác, các bên phải tôn trọng và thực hiện đúng như những gì đã
thỏa thuận. Nguyên tắc này không chỉ trở thành tập quán quốc tế, được đưa vào các
điều ước quốc tế, mà pháp luật của các quốc gia đều ghi nhận nội dung này trong hệ
thống pháp luật của mình. Quy định rằng việc thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại phải tuân theo các nguyên tắc: “1. Thực hiện đúng hợp đồng trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại,
thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; 2. Thực hiện một cách trung thực, theo
tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau” tại Điều 412
Bộ luật Dân sự năm 2005 chính là phản ánh nội dung nguyên tắc này.
Nguyên tắc “Pacta sunt servanda” có tồn tại ngoại lệ, đó là “clausula rebus sic
stantibus”. Điều này nghĩa là trong hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
bao gồm điều khoản ngầm định (clausula) rằng một số hoàn cảnh thiết yếu phải được
giữ nguyên không thay đổi (sic stantes). Nói cách khác, nếu những điều kiện làm nền
tảng cho việc hình thành hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại bị thay đổi
về cơ bản, việc thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại cũng phải

điều chỉnh lại. Ví dụ, bên B có khả năng và điều kiện thuận lợi để cung cấp sản phẩm
ngô hạt với sản lượng đều đặn và chất lượng tốt, nên bên A và bên B đã ký hợp đồng

18


trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mua bán với nội dung trong vòng 10 tháng,
mỗi tháng bên A sẽ mua của bên B 10 tấn ngô với giá 4 triệu đồng/tấn. Khi hợp đồng
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại được thực hiện đến tháng thứ 7, do điều kiện
thời tiết đột ngột diễn biến bất thường, chất lượng và sản lượng ngô bị ảnh hưởng rất
lớn. Bên B vẫn có thể cung cấp cho bên A 10 tấn ngô với chất lượng đạt yêu cầu theo
thỏa thuận, nhưng giá sản phẩm ngô tương đương ngoài thị trường có thể lên đến 7
triệu đồng/tấn. Như vậy, có thể bên A và bên B thỏa thuận lại giá cả để giảm bất lợi
mà bên A phải chịu.
Trong thực tiễn, những rủi ro có thể khiến nội dung hợp đồng trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại phải được các bên thỏa thuận lại có thể là hậu quả của thảm
họa thiên nhiên, sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội, đổi mới công nghệ, kỹ thuật,
việc ban hành chính sách kinh tế hoặc pháp luật mới từ Nhà nước,… hay bất kỳ sự
kiện khách quan nào khác mà các bên không thể dự đoán được khi giao kết hợp đồng
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, làm đảo lộn sự cân bằng của quyền và lợi ích
mà các bên đã xác lập. Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại có thời gian
thực hiện càng dài thì càng có nhiều nguy cơ gặp rủi ro, tuy vậy không có nghĩa là
hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại có thời gian thực hiện ngắn được
loại trừ khỏi khả năng này. Ví dụ, hai bên ký kết hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại mua bán hàng hóa với nội dung, số lượng, giá tiền như quy định trong
hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Ngay sau đó, nơi chứa hàng hóa của
bên bán bị ảnh hưởng bởi một trận động đất cường độ lớn. Hàng hóa là đối tượng của
hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại không bị hủy hoại bởi trận động đất,
tuy nhiên phần lớn các cảng xung quanh đều chịu thiệt hại nghiêm trọng, khiến cho
bên bán không thể chuyển hàng cho bên mua bằng đường thủy như đã dự định khi

giao kết hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Bên bán có nghĩa vụ giao
hàng cho bên mua trong thời gian ba ngày kể từ ngày ký hợp đồng trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại. Cách thức duy nhất để giao hàng đúng thời hạn như đã thỏa
thuận là qua đường hàng không, tuy nhiên chi phí vận chuyển tăng 200% sau trận
động đất, dẫn đến hệ quả là giá bán hàng hóa sẽ phải tăng hơn 100%. Hoàn cảnh thay

19


đổi khiến cho việc tiếp tục thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
trở nên khó khăn và bất lợi hơn cho bên bán so với khi các bên xác lập hợp đồng
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Như vậy, điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn
cảnh thay đổi có thể được hiểu là: Trong trường hợp xuất hiện những sự kiện khách
quan không lường trước được dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp
đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại hoặc làm cho việc thực hiện hợp đồng
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích
của một bên, các bên được quyền đàm phán để sửa lại nội dung hợp đồng trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại đã giao kết. Khác với sự kiện bất khả kháng làm cho
nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại không
thể thực hiện được, trong trường hợp này hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại vẫn có thể thực hiện, tuy nhiên để bảo đảm cân bằng lợi ích của các bên trong
hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và giữ ổn định quan hệ hợp đồng
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại giữa các bên, các bên có thể điều chỉnh nội
dung điều khoản trong hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại cho phù hợp
với hoàn cảnh sau khi thay đổi.
Điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh
thay đổi được nhiều hệ thống pháp luật chấp nhận và được xem là không trái với
nguyên tắc hiệu lực ràng buộc của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Bởi lẽ, trong quá trình đàm phán hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại,

các bên ở địa vị bình đẳng, đều có quyền thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về nội
dung hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại như nhau, và hợp đồng trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại chính là kết quả của thỏa thuận phản ánh lợi ích
chung của cả hai bên. Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại sẽ được thực
hiện để mang lại cho mỗi bên những kết quả, mục đích mà bên đó mong muốn khi
giao kết hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Sự thay đổi của hoàn cảnh
trong quá trình thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, cho dù
mang lại thiệt hại nghiêm trọng hay lợi ích to lớn cho một bên, không là điều mà các

20


bên dự tính trong quá trình xác lập quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại, do đó sự thay đổi này có thể dẫn đến kết quả khác với mục đích mà các
bên đã xác định. Như vậy, điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại khi hoàn cảnh thay đổi có tác dụng đưa việc thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại trở về sát với mục đích ban đầu mà các bên dự định, đảm bảo
rằng mục đích ban đầu của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại vẫn được
bảo vệ trong hoàn cảnh mới. Do đó, điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại khi hoàn cảnh thay đổi không trái với nguyên tắc hiệu lực ràng buộc của
hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, mà còn được xem như cách thức
bảo vệ hiệu lực của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại trong trường hợp
có sự thay đổi của hoàn cảnh.
1.2.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
khi hoàn cảnh thay đổi
Thứ nhất, điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn
cảnh thay đổi là nhằm bảo đảm công bằng giữa các bên. Cho dù điều khoản về điều
chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi được
quy định dưới hình thức nào trong pháp luật quốc gia cũng như ở cấp độ quốc tế, nội
dung căn bản và thiết yếu nhất của điều khoản này là nhằm tránh việc thực hiện hợp

đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại dẫn đến sự bất công bằng. Trong trường
hợp hoàn cảnh thay đổi ngoài dự kiến và ngoài tầm kiểm soát của các bên, sự cân
bằng giữa quyền và lợi ích mà các bên đã thiết lập có thể bị ảnh hưởng, khiến cho
một bên bị đặt vào vị thế bất lợi hơn rất nhiều so với khi hợp đồng trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại được giao kết. Khi đó, việc tiếp tục thực hiện đúng nội dung như
đã thỏa thuận sẽ là không công bằng đối với bên chịu thiệt hại.
Việc xác định thế nào là “công bằng” hay “không công bằng” là không dễ
dàng. Khái niệm “công bằng” và “không công bằng” có thể được định nghĩa khác
nhau tùy vào từng đối tượng, chủ thể, văn hóa, quốc gia, hệ thống pháp luật, bối cảnh
lịch sự,… Có quan điểm cho rằng, không công bằng là khi có sự chênh lệch giữa

21


quyền lợi và nghĩa vụ không được các bên đồng ý1. Hoặc, không công bằng được thể
hiện ở hai phương diện cụ thể là: sự gia tăng chi phí cho việc thực hiện theo hợp đồng
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, hoặc sự giảm giá trị của việc thực hiện theo
hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dù rằng không phải khi nào cũng có
thể mô tả sự bất công bằng dưới những con số cụ thể và chính xác2. Nhìn chung, việc
điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi sẽ
giúp san sẻ thiệt hại phát sinh cho cả hai bên chủ thể, thiết lập lại sự tương xứng giữa
những gì một bên phải làm và những gì bên đó được hưởng, khôi phục lại sự cân
bằng lợi ích giữa các bên chủ thể.
Thứ hai, điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại khi hoàn
cảnh thay đổi đảm bảo duy trì hiệu lực của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại. Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại được điều chỉnh cho phù hợp
với hoàn cảnh mới để không bị chấm dứt, bởi lẽ hoàn cảnh thay đổi có thể tác động
mạnh đến sự cân bằng lợi ích trong quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại, khiến việc tiếp tục thực hiện theo hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại bỗng dưng trở thành bất lợi lớn mà bên bị thiệt hại không đáng phải chịu.

Điều này không chỉ bất hợp lý, không công bằng mà còn trái với mục đích ban đầu
của các bên.
Trong thực tiễn, vận dụng điều khoản về điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại khi hoàn cảnh thay đổi và điều khoản về bất khả kháng là
những cách thức được các bên sử dụng nhiều nhất để giải quyết các vấn đề gây ra bởi
sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh. Điều khoản bất khả kháng nhìn chung được áp dụng
khi sự kiện diễn ra ngoài tầm kiểm soát của các bên khiến cho hợp đồng trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại không thể thực hiện được, dù là tạm thời hay vĩnh viễn.
Theo đó, hầu hết các trường hợp vận dụng điều khoản bất khả kháng đều dẫn đến hậu

Kalina Varbanova (2014), “Hardship as one of the main principles of European contract law”, tại địa chỉ
ngày truy cập 02/07/2016, trích trong tài liệu: John Rawls
(1971), A theory of justice, Harvard University Press , tr.10.
2
Daniel Girsberger and Paulius Zapolskis (2012), “Fundamental alteration of the contractual equilibrium under
hardship exemption”, tại địa chỉ ngày truy cập
02/07/2016
1

22


×