Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN 7 ĐẠT GIẢ B CẤP HUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.93 KB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I-

MỞ ĐẦU

Văn chương từ xưa là một điều kỳ diệu giúp người ta nhận thức,
khám phá thế giới - thế giới tâm hồn hướng con người ta tới giá trị cao
đẹp bằng rung động thẩm mĩ, giúp “thanh lọc tâm hồn mỗi chúng ta”...
Mục tiêu của môn Ngữ văn ở trường THCS đã được xác định là
nhằm giáo dục học sinh trở thành “Những con người có ý thức tự tu
dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình bè bạn, có lòng yêu nước, biết
hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp". Đó là những con người biết
rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm
thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật trước hết là trong văn học,
có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để
từ đó tư duy và giao tiếp. Môn Ngữ văn cũng góp phần tạo cho học sinh
khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương trong việc tiếp nhận
cũng như năng lực biết đánh giá một cách đúng đắn, khoa học các hiện
tượng văn học. Rèn cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong
đó kĩ năng viết - tạo lập văn bản là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để
giúp học sinh nói đúng, viết đúng, đến nói hay, viết hay? Đó là điều tôi
luôn trăn trở.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thực trạng:
Cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn là môn quan trọng bồi
đắp cho học sinh tình yêu và cái nhìn thân ái về con người, tình yêu gia
đình, quê hương, niềm mong muốn được cống hiến. Văn học là nhân học,
học văn là học cách làm người, học cách nói, cách viết có hình ảnh, cảm
xúc. Đã ngàn đời nay, văn học luôn là chìa khóa tâm hồn, là nơi cho ta
những khát vọng đích thực của con người. Thế nhưng hiện nay, học sinh


1


lại rất ngại học văn, điều đó có nghĩa phải chăng nhân học đang bị mai
một? Tâm hồn các em sẽ thế nào? Các em sống vô cảm, thờ ơ, lạnh lùng
với thế giới xung quanh, mất đi những cảm xúc, những rung động và
những khao khát tốt đẹp ở đời... Không đi sâu tìm hiểu, không sống thực
với tác phẩm nên các em không cảm nhận được cái hay của tác phẩm văn
chương. Thực trạng đó được lý giải giản đơn nhất vì các em chưa có được
những xúc cảm thực sự. Hình thức tác phẩm văn chương là đa dạng
nhưng dù ở hình thức nào, khi cảm nhận nó đòi hỏi phải có sự rung động,
thăng hoa của cảm xúc. Việc cảm thụ tác phẩm văn chương không khó
mà cái khó là làm sao cảm nhận được thật sâu sắc cái hay, cái đẹp của
hình ảnh, hình tượng trong tác phẩm. Một tác phẩm văn chương được hội
tụ nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó cách sử dụng các biện pháp
nghệ thuật, trong đó phổ biến là biện pháp tu từ so sánh.
Từ yêu cầu đó, tôi đã tự hỏi: Tại sao không giúp học sinh cảm thụ
văn chương từ bước khởi nguồn, phân tích biện pháp tu từ so sánh trong
ca dao Việt Nam. Bởi ca dao là những câu hát quen thuộc với các em từ
tấm bé. Những bài ca dao trở thành những lời hát ru ngọt ngào nuôi
dưỡng tâm hồn các em từ lúc bé thơ. Với chủ đề phong phú, hình ảnh gợi
cảm lại rất đỗi quen thuộc, vô cùng giản dị và sinh động, ca dao Việt Nam
là lời ăn, tiếng nói của nhân dân lao động xưa, nhiều khi trở thành khuôn
mẫu của ngôn ngữ nghệ thuật, trong đó tác giả dân gian đã tạo được
những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao, sử dụng ở đó các biện pháp tu từ
hết sức tinh tế mà biện pháp tu từ so sánh là một trong những biện pháp
tu từ nổi bật.
Với việc dạy trên lớp trong giờ chính khóa không đủ thời gian,
không có đủ điều kiện để giúp các em đi sâu vào vấn đề, tôi tập trung vào
việc bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn - bồi dưỡng học sinh đối tượng kha,

giỏi ở lớp 7.
a. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2


- Hệ thống phân loại biện pháp tu từ so sánh phân chia theo các cơ
sở khác nhau.
- Chỉ ra giá trị thẩm mĩ của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng
trong ca dao nói chung và phân tích giá trị thẩm mĩ của nó trong một bài
ca dao cụ thể qua hệ thống bài tập từ củng cố, mở rộng để nâng cao.
b. Đối tượng nghiên cứu:
Trong giới hạn một đề tài nhỏ, tôi xin trình bày kinh nghiệm: Giúp
học sinh khá, giỏi cảm nhận, học tập cách sử dụng biện pháp nghệ thuật
so sánh trong ca dao Việt Nam.
2. Kết quả, hiệu quả thực trạng trên:
Từ thực trạng trên, để công việc giảng dạy đạt kết quả cao, tôi
mạnh dạn thực hiện cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, tiến hành
trong 3 buổi (9 tiết) bồi dưỡng 36 em học sinh khá, giỏi ở hai lớp 7A và
7B. Với mong muốn sẽ bồi đắp cho học sinh niềm say mê, yêu thích ca
dao. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những bài ca dao Việt Nam điều
đó cũng một phần đánh thức tâm hồn các em biết trân trọng và giữ gìn
những giá trị trong cách nói, cách cảm của ông cha xưa và vận dụng trong
cách nói, cách viết của mình.
Kết thúc phần này, tôi xin dẫn một ý kiến của nhà phê bình văn học
Hoài Thanh: “Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm
quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa mà đồng thời sẽ còn giúp
ta học được những cách nói năng tài tình, chính xác. Theo tôi đời sống
của một người Việt Nam mà thiếu những kiến thức này thì có thể xem như
thiếu một trong những điều cơ bản”.


3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện:
Biện pháp tu từ so sánh là cách thức khởi đầu quá trình nhận thức
của con người quan sát thế giới, đối chiếu sự vật này (sự vật A cần nhận
thức, cần miêu tả) với sự vật cần nhận thức kia (sự vật B đã biết) để thấy
rõ điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng, từ đó nắm được đặc điểm
của sự vật. Sự đối chiếu giữa A và B được thực hiện nhờ hoạt động liên
tưởng của tư duy. So sánh là lối nói cụ thể, truyền cảm đầy sáng tạo thể
hiện rõ nét phong cách cá nhân, phong cách dân tộc. Đứng trước những
yêu cầu giao tiếp trong đời sống, người ta luôn phải sáng tạo (cách diễn tả
và đổi mới hình ảnh so sánh). Có thể nói: so sánh là gốc rễ của lối nói
hình ảnh. Trong giao tiếp hàng ngày, so sánh được sử dụng rất nhiều trở
thành một dạng rất quen thuộc trong lời ăn tiếng nói. Mặt khác, biẹn pháp
tu từ so sánh đóng vai trò quan trọng trong các tác phẩm văn chương
nghệ thuật. Trong văn chương, ngoài chức năng thẩm mĩ: tăng thêm tính
gợi hình, biểu cảm. Giá trị thẩm mĩ của biện pháp tu từ so sánh trong ca
dao được thể hiện rất rõ. Chính trong lối nói biến thể, những lối nói hình
tượng hóa, nhân cách hóa sát thực tế biểu hiện nội dung làm cho ca dao
trở thành những câu hát thấm thía về mặt trữ tình cũng như về mặt phản
ánh cuộc đời của nhân dân lao động. So sánh không chỉ mang lại giá trị
nội dung sâu sắc mà còn mang lại giá trị nghệ thuật đặc sắc trong từng bài
ca dao. So sánh làm lời thêm ý nghĩa, tình tứ, tha thiết, mở ra cho người
đọc một xúc cảm thẩm mĩ khiến cho ngôn từ trở nên huyền diệu, lung
linh, tinh tế.

4



1. Điều tra đối tượng:
Năm học 2008-2009 tôi bồi dưỡng học sinh khá, giỏi khối 7,
trường THCS Triệu Lộc, cuối đợt học, tôi đã ra đề kiểm tra:
Đề bài:
1. Em hãy thưởng thức vẻ đẹp của sen trong bài ca dao sau:
Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
2. Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ 4 câu
thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.
(“Nhớ con sông quê hương” - Tế Hanh)
Kết quả khảo sát là:
- Điểm giỏi: 9/36 em = 25%
- Điểm khá: 20/36 em = 55%
- Điểm TB: 7/36 em = 20%
Như vậy vẫn còn 7 em chỉ đạt điểm trung bình, điểm khá 20 em.
Nguyên nhân:
- Các em chưa tập trung chú ý nhiều vào văn bản, ngữ liệu.
- Các em chưa thực sự đi sâu vào việc khai thác từ ngữ, hình ảnh
nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật trong câu thơ, chưa thấy được dụng ý
của tác giả.
- Tư duy liên tưởng, tưởng tượng chưa phong phú.
- Kỹ năng diễn đạt còn vụng về.


5


Từ những nguyên nhân và hạn chế ấy, tôi thấy cần phải giúp học
sinh cách cảm nhận văn chương, cách trình bày một bài viết cảm nhận giá
trị nghệ thuật, nội dung của một văn bản nghệ thuật. Tôi chọn việc tìm
hiểu học tập cách so sánh trong ca dao Việt Nam.
2. Những điều kiện để chọn dạy một bài ca dao.
Thứ nhất: Phải là một bài ca dao hay, có giá trị sâu sắc về nội dung
cũng như nghệ thuật.
Thứ hai: Phù hợp với khả năng của đối tượng học sinh khá giỏi lớp
7.
Thứ ba: Bài ca dao quen thuộc, gần gũi có chủ đề về tình cảm gia
đình, tình quê hương làng xóm,những bài ca dao than thân...
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
1. Hệ thống phân loại biện pháp tu từ so sánh:
a. Khái niệm:
Tôi cho học sinh nhắc lại: Thế nào là so sánh?
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có
nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Cấu tạo của so sánh:
Thông thường, cấu tạo của một so sánh thường gồm
4 yếu tố. Đó là những yếu tố nào? Tôi đặt ra câu hỏi cùng
với việc kẻ bảng bốn cột, yêu cầu học sinh nhớ lại kiến
thức về so sánh đã học ở lớp 6 và điền vào bảng.
Yếu tố 1
Vế A

Yếu tố 2
Phương diện so


(Sự vật được so

sánh

Yếu tố 3
Từ so sánh

Yếu tố 4
Vế B (Sự vật
dùng để so sánh)

sánh)

6


Trong đó cụ thể:
- Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
- Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở
vế A.
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
- Từ ngữ chỉ ý so sánh (Từ so sánh).
c. Các kiểu so sánh:
Nếu phân chia theo các cơ sở khác nhau thì sẽ có
nhiều kiểu so sánh. Tôi kẻ bảng yêu cầu học sinh trả lời có
những kiểu so sánh nào, có những cơ sở nào để phân chia.
Cơ sở phân
loại
(1)


Phân loại

(2)
(3)
- So sánh ngang bằng 1. Em như giếng nước giữa đàng.

1. Xét về
mục đích so
sánh

Ví dụ

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa
chân.
- So sánh không ngang 2. Con hơn cha là nhà có phúc.
- bằng.
1. A như B

1. Con người có tổ có tông

2. A là B

Như cây có cội như sông có nguồn.
2. Cờ bạc là bác thằng bần

2. Xét về từ

Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm.
và cấu tạo 3. A, B (Không có từ 3. Đàn ông nông nổi giếng khơi

so sánh)
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
cụ thể.
4. Bao nhiêu (A) - bấy 4. Ngó lên nuộc lạt mái nhà
nhiêu (B).

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy

1. So sánh

Người -

nhiêu.
1. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

đồng loại

Người

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền

7


Cơ sở phân

Phân loại

loại
(1)


(2)

Ví dụ
(3)
2. Cày đồng đang buổi ban trưa

Vật - Vật Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng

3. Xét về
đối tượng so

2. So sánh

Người -

khác loại

Vật
(Vật -

sánh

cày.
2. Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía
lau.

Người)
Cụ thể trừu tượng


2. Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống
than.

d. Bài tập củng cố.
Nội dung phần này chính là cột (3) của bảng hệ thống trên. Việc
yêu cầu học sinh đưa ra các ví dụ, minh họa cho các kiểu so sánh chính là
dạng bài tập củng cố kiến thức, từ các bài tập này, tôi sẽ gợi cho các em
những rung động tâm hồn, những cảm xúc đầu tiên khi gặp hình ảnh văn
chương.
đ. Tác dụng của so sánh:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tác dụng của so sánh:
So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự
việc được cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm
sâu sắc.
2. Chỉ ra giá trị thẩm mĩ của biện pháp tu từ so sánh được sử
dụng trong ca dao và phân tích giá trị thẩm mĩ của nó trong một bài
ca dao cụ thể qua hệ thống bài tập từ củng cố, mở rộng để nâng cao.

8


* Dạng 1: Bài tập củng cố, mở rộng.
Bài 1. Tìm phép so sánh trong các câu ca dao sau:
a. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
b. Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp, dạ sầu bấy nhiêu.
c. Cụ Hồ là vị cha chung

Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương.
d. Tìm em như thể tìm chim
Chim bay bể bắc, đi tìm bể đông
Yêu cầu đối với học sinh là phải tìm ra được phép so
sánh tức là phải chỉ ra được vế A (sự vật được so sánh) và
vế B (sự vật dùng để so sánh).
Câu
a.

Vế A
Công cha

Vế B
Núi Thái Sơn

b.
c.

Nghĩa mẹ
Nhịp cầu
Cụ Hồ

Nước trong nguồn
Dạ sầu
Cha chung, sao Bắc Đẩu,

Tìm em

vầng Thái Dương
Tìm chim


d.

Bài 2. Phép so sánh được thực hiện nhờ những từ so sánh nào?
- Các từ so sánh: như, là, bao nhiêu - bấy nhiêu, như thể.
Bài 3: Xác định các phương diện so sánh có trong các câu ca dao
trên?
Như vậy từ bài tập 1 đến bài tập 3, tôi đã nâng cao yêu cầu, đòi hỏi
các em phải có sự tư duy, liên tưởng hình dung... khơi dậy trong các em

9


cảm xúc tối thiểu nhất, học sinh phân biệt được không phải bất kỳ một
phép so sánh nào cũng có đầy đủ bốn yếu tố về mặt cấu tạo nhất là về
phương diện so sánh.
Cả bốn phép so sánh trên đều không có (ẩn đi) phương diện so
sánh. Vì thế ta sẽ xem phương diện so sánh trong từng ví dụ là gì. Sự liên
tưởng, tìm kiếm của học sinh sẽ là yếu tố quan trọng đưa các em vào việc
cảm nhận hình ảnh được sử dụng trong các bài ca dao.
Trong mỗi ví dụ, học sinh chỉ ra được:
Câu a. Công cha - núi Thái Sơn
- Phương diện so sánh: (ẩn đi) - sự to lớn (lớn lao), nhiều không
bao giờ hết.
Câu b. Nhịp cầu - dạ sầu
Trong trường hợp này học sinh sẽ phát hiện được: phương diện so
sánh đã được ẩn đi, chỉ mức độ nhiều, dài đằng đẵng theo thời gian đếm
không biết diễn tả là bao nhiêu.
Câu c. Cụ Hồ - cha chung, sao Bắc Đẩu, vầng Thái Dương:
Học sinh chỉ lời theo sự liên tưởng của bản thân. Phương diện so

sánh có thể là tình cảm, tuổi tác, sự chăm sóc, công lao, sự cống hiến tấm
gương về sự mẫu mực...
Câu d. Tìm em - Tìm chim.
Phương diện so sánh chỉ vất vả, khó khăn, mong muốn, thủy
chung.
Bài 4: Chỉ ra cái khác, cái hay của những phép so sánh có phương
diện so sánh và phép so sánh không có (ẩn) phương diện so sánh:
Đây là bài tập ở mức độ nâng cao đưa các em dần đi tới chiếm lĩnh
tác phẩm. Việc các em so sánh chỉ ra được cùng với việc lấy thêm ví dụ
sẽ là bước quan trọng tôi có thể đánh giá được khả năng cảm thụ của các

10


em. Nếu không đặt mình trong tác phẩm, các em sẽ không hiểu được
nhân vật trữ tình muốn nói gì.
Các em sẽ chỉ ra được:
- ở những bài ca dao có phương diện so sánh thì hình tượng, cảm
xúc đã xuất hiện ngay trước mắt người đọc. Sự liên tưởng về chiều sâu có
hạn chế.
- Còn ở những bài phép so sánh ẩn đi phương diện so sánh lại gợi
cho người đọc, người nghe sự hình dung về thế giới hình tượng và cảm
xúc. ở những bài có phép so sánh ở dạng này, sự liên tưởng mới mẻ cho
ra đời những hình ảnh đẹp, hay cảm xúc càng thăng hoa, tính hình tượng,
gợi cảm càng lớn.
Với cách này, bước đầu tôi đã tái hiện cho các em một thế giới hình
tượng đầy cảm xúc, khơi dậy ở các em những rung động thực sự khi bước
vào tình huống tiếp nhận những bài ca dao.
* Dạng 2. Bài tập nâng cao.
Sau 4 bài tập ở dạng 1, tôi cho các em đi vào cảm thụ tác phẩm cụ

thể, từ đó hướng các em khai thác chiều sâu của tác phẩm, cảm nhận sâu
sắc giá trị thẩm mĩ của biện pháp tu từ so sánh mà tác giả dân gian đã sử
dụng ở từng bài.
Đề bài: Em hãy phân tích, chỉ ra cái hay của việc sử dụng biện
pháp tu từ so sánh trong các bài ca dao sau:
1.

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chứ hiếu mới là đạo con.

2.

Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nặng lời.

11


3.

Cờ bạc là bác thằng bần
Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm.

4.

Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.


5.

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô xứ Huế thì vô…

6.

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Yêu cầu đạt được:
Bài 1.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Bài ca dao nói về quan hệ tình cảm gia đình: công cha, nghĩa mẹ
đối với con cái.
A: Cái so sánh: công cha, nghĩa mẹ.
B: Cái dùng so sánh: núi Thái Sơn, nước trong nguồn.
Công ơn của cha mẹ đối với con cái lớn lao vô cùng được đem ra
so sánh với hình ảnh cụ thể: núi Thái Sơn và nước trong nguồn.
Núi Thái Sơn là tên một ngọn núi rất cao ở Trung Quốc.
Nước trong nguồn là nước trong khe suối, trong mạch nước ngầm
chảy mãi không bao giờ hết.
Cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, trưởng thành với bao
nhiêu vất vả, cực nhọc, gian lao. Khi con cái trưởng thành thì cha mẹ vẫn
là chỗ dựa vững chắc cho con. Vì thế công lao của cha mẹ đối với con là
12



vô cùng, vô tận “trời bể”, nó lớn lao ngang tầm với vũ trụ, với những cái
tự nhiên to lớn, vĩnh hằng như “núi Thái Sơn” và “nước trong nguồn”.
Hình ảnh so sánh thật hợp lí: công cha to lớn sừng sững đến vô cùng vô
tận, nghĩa mẹ dịu ngọt, mát lành không thể vơi cạn như “nước trong
nguồn”. Chính vì thế mà lời khuyên răn, nhắc nhở với mỗi người con thật
thấm thía, sâu sắc: Cha mẹ là người có công lao sinh thành, dưỡng dục
đối với con cái rất nhiều, vì vậy con cái phải đối xử như thế nào đối với
cha mẹ để đáp lại một phần công ơn ấy.
Như vậy, so sánh lấy cái cụ thể để làm rõ cái trừu tượng khái quát,
gợi ra sự liên tưởng thật cụ thể, sinh động về đối tượng cần nhận thức
đồng thời giúp chúng ta tìm ra chân lí cuộc sống: Chỉ những hình ảnh to
lớn, cao rộng khôn cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh
thành, dưỡng dục của cha mẹ. Núi Thái Sơn, nước trong nguồn không thể
đo được, không bao giờ vơi cạn cũng như công cha, nghĩa mẹ đối với
con. Với những hình ảnh so sánh ấy, bài ca dao không phải là lời giáo
huấn khô khan về chữ hiếu, các khái niệm công cha, nghĩa mẹ trở nên cụ
thể, sinh động.
Bài 2.
Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nặng lời
Bài ca dao nói về quan hệ gia đình, tình cảm chị em trong gia đình.
Chuối nhiều tàu có nghĩa là một cây chuối thì gồm có nhiều tàu:
dài - ngắn, lành - rách, tàu lá non, lá già... nhưng tất cả đều nằm trên một
cây chuối. Chị em là người có chung bố mẹ, chung dòng giống họ hàng.
Tình cảm chị em trong gia đình là tình máu mủ ruột thịt và thứ tình cảm
tình thiêng liêng nhất được so sách một cách cụ thể như “cây chuối nhiều
tàu”. Đã là chị em trong gia đình có chung huyết thống thì phải yêu
thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau “tay đứt, ruột xót”, “rách, lành” phải
13



đùm bọc, chở che. Có làm được như vậy thì tình nghĩa của chị em trong
gia đình mới được bền và ngày càng gắn bó. Đó là lẽ sống ở đời của một
người trong gia đình nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung: “Một con
ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Đó là giá trị nhân bản lớn nhất mà tác giả muốn
gửi gắm qua bài ca dao dùng hình ảnh so sánh này.
Bài 3.
Cờ bạc là bác thằng bần
Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm.
Bài ca dao có nội dung phê phán tệ nạn cờ bạc: một lối sống thiếu
lành mạnh cần phải loại bỏ. Nội dung bài ca dao đề cập đến một vấn đề
nhức nhối xưa nay.
“Bần” có nghĩa là cơ cực nghèo túng về vật chất và “bần” còn dùng
để chỉ hạng người dưới đáy cùng của xã hội. Đưa hình ảnh “bần” ra để so
sánh nhằm miêu tả hiện trạng cờ bạc sẽ bị khổ sở, bần hàn. Mặt khác nó
còn là lời cảnh tỉnh những kẻ đam mê cờ bạc: cần tránh vì nó đem lại hậu
quả xấu cho cá nhân, gia đình và xã hội. Cờ bạc là “bác thằng bần” còn vì
cờ bạc đồng nghĩa với sự lừa lọc, giả dối: muốn lấy tiền của nhau thì phải
dùng mánh khóe, thủ đoạn để giành phần thắng. Như vậy sẽ hình thành
con người với bản chất lưu manh, làm hoen ố đạo đức. Từ đó người có ý
thức tự tránh xa cờ bạc vì đam mê cờ bạc: dù thắng hay thua đều làm con
bạc cay cú đam mê theo mãi cho đến lúc trắng tay, bán hết cửa nhà nướng
vào canh bạc. Lúc ấy, họ sẽ trở thành nghèo túng thiếu thốn, sa sút, cuộc
sống bần cùng. Mặt khác chơi cờ bạc là vi phạm pháp luật sẽ bị pháp luật
trừng trị thích đáng: bị vào tù, người đời khinh rẻ, thành kẻ vô dụng...
Cuối cùng bài ca dao vạch rõ: Những ai chơi cờ bạc không chỉ vi phạm
pháp luật mà còn vi phạm những chuẩn mực đạo đức - một việc cần từ
bỏ, tránh xa.

14



Như vậy với cách so sánh cụ thể, bài ca dao đã có tác dụng giáo
dục to lớn, sâu sắc: không những chỉ rõ tác hại của cờ bạc cho mọi người
thấy mà nó còn như một lời cảnh tỉnh, răn đe những ai đã và đang sa vào
cờ bạc thì nên tránh xa. Như vậy sẽ góp phần đẩy lùi tệ nạn cờ bạc và cả
những tệ nạn xã hội khác, góp phần làm trong sạch, lành mạnh môi
trường xã hội.
Bài 4.
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Bài ca diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Những tình
cảm đó được diễn tả bằng hình thức so sánh (so sánh mức độ). Kiểu so
sánh này khá phổ biến trong ca dao. Những sự vật bình thường thân thuộc
đều có thể gợi hồn thơ, thi liệu cho người sáng tác ca dao. Cùng với cụm
từ “ngó lên” thể hiện sự trân trọng, tôn kính, hình ảnh dùng để so sánh:
“nuộc lạt mái nhà” bao giờ cũng rất nhiều - gợi sự nối kết bền chặt,
không tách rời của sự vật cũng như của tình cảm huyết thống và công lao
to lớn của ông bà trong việc gây dựng ngôi nhà, gây dựng gia đình. Hình
thức so sánh mức độ (bao nhiêu... bấy nhiêu) gợi những nỗi nhớ da diết,
không nguôi. Nỗi nhớ ấy nhiều như những nuộc lạt trên mái nhà tranh
kia, mà nhà tranh thì có biết bao nhiêu nuộc lạt ta không thể đếm được,
tính được. Cách nói bằng hình ảnh so sánh thật cụ thể, gần gũi, mộc mạc
mà gợi cảm biết chừng nào!
Bài 5.
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Bài ca phác họa cảnh đường vào xứ Huế. Cảnh rất đẹp: có non và
có nước. Non thì xanh, nước thì biếc. Màu sắc toàn là màu gợi vẻ đẹp nên
15



thơ, tươi mát, sống động. Non xanh nước biếc lại càng đẹp khi ví với
“tranh họa đồ”. Ngợi ca cái gì đẹp, dân gian thường nói “đẹp như tranh”.
Cảnh sơn thủy trên đường vào xứ Huế là như thế. Cảnh đẹp vừa khoáng
đạt bao la, vừa quây quần. Non xanh kia, nước biếc nó cứ bao quanh xứ
Huế cảnh đẹp ấy do tạo hóa và bàn tay con người tạo ra.
Bài ca này dù có nhiều chi tiết tả cảnh nhưng vẫn gợi nhiều hơn tả.
Các định ngữ và cách so sánh truyền thống đã gợi lên những cảnh đẹp
sông núi có đường nét, màu sắc sinh động của con đường thiên lý vào xứ
Huế. Từ đó như một sự hấp dẫn kì lạ mọi người hãy đến Huế, thăm Huế
nên thơ - Bài ca còn thể hiện tình yêu, lòng tự hào với cảnh đẹp xứ Huế
cũng như muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu, lòng tự
hào đó.
Bài 6.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Bài ca diễn tả thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Hình ảnh so
sánh trong bài có nét thật đặc biệt: tên gọi của hình ảnh (trái bần) dễ gợi
sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó. Trong ca dao, dân ca Nam Bộ,
các hình ảnh cây (trái) bần, mù u, sầu riêng thường gợi đến cuộc đời, thân
phận đau khổ, đắng cay. Ngoài ra hình ảnh này cũng phản ánh tính địa
phương trong ca dao. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung chi tiết. Trái
bần bé mọn bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy, quăng quật trên sông nước
mênh mông, không biết “tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi lênh
đênh vô địch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bài ca diễn tả thật xúc động, chân thực cuộc đời, thân phận nhỏ bé,
đắng cay của người phụ nữ xưa. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ
như trái bần nhỏ bé bị “gió dập sống dồi” chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn
toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh. Người phụ nữ không có quyền tự mình

16


quyết định cuộc đời xã hội phong kiến luôn muốn nhấn chìm họ. Bài này
có thể ví như những tiếng nói than thân, phản kháng của những Hồ Xuân
Hương bình dân.
B. KẾT LUẬN
1. Kết quả:
Sau thời gian tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận, học
tập cách nói bằng hình ảnh so sánh trong ca dao, các em đã được củng cố
một cách vững chắc kiến thức, nắm chắc hơn về biện pháp nghệ thuật tu
từ so sánh. Hiểu rõ hơn cấu tạo của một so sánh. Cảm nhận được giá trị
thẩm mĩ, tác dụng hiệu quả nghệ thuật của cách nói ấy mang lại. Thấy rõ
cách nói ấy của dân gian trong ca dao là cụ thể, là tinh tế, là sinh động, là
quen thuộc, là gần gũi, là mộc mạc nhưng lại đi vào lòng người một cách
sâu sắc. Rèn được kỹ năng cảm nhận ca dao nói chung, văn học nói riêng
cho học sinh. Một lần nữa các em được củng cố thêm kiến thức về ca dao,
dân ca. Như vậy tôi đã thực hiện được sự tích hợp giữa văn và tiếng cả
chiều dọc và chiều ngang. Tôi đã giúp các em tìm ra con đường cảm nhận
văn chương, biết trình bày những điều cảm nhận được bằng bài viết.
Quan trọng hơn là học sinh thấy rõ vai trò, tác dụng của biện pháp so
sánh trong nói, viết hàng ngày. Nhiều em đã sử dụng được cách so sánh,
ví dụ:
- Chú chó mực duỗi dài chân vặn mình trên thềm nhà như đang tập
thể dục.
- Khói từ các gian bếp tỏa ra như những lớp mây mù phủ kín trên
các mái nhà.
- Thỉnh thoảng một làn gió nhẹ lướt trên cánh đồng khiến cả biển
lúa nhấp nhô như những đợt sóng nước.


17


- Trong ánh sáng dìu dịu của nắng mới, cánh đồng lúa quê hương
hiện lên như một bức tranh lớn tuyệt đẹp.
- Những quả cà chua chín hồng như những chiếc đèn lồng nhỏ
được xếp gọn gàng trong thúng.
- Tiếng thóc bắn ra nghe rào rào như tiếng mưa rơi đầu hạ.
- Những cọng rơm khô được chất lại thành từng đống như cây nấm
lớn giữa sân.
- Cả sân trường sặc sỡ sắc màu của các loại quần áo nhìn từ xa
chẳng khác nào bầy chim non đang vẫy gió, gọi nắng, nô đùa trong sớm
mai.
- Bé đang tập đi, tập nói, điệu bộ gì cũng ngộ nghĩnh, đáng yêu,
nhiều lúc như một nghệ sĩ hài của gia đình.
Như vậy, bước đầu tôi đã thành công. Qua điều tra, các em thấy
yêu ca dao, yêu văn chương, thấy được, học được cách nói dân dã, mộc
mạc, dễ hiểu của dân gian. Các giờ học trên lớp, các em tham gia một
cách hào hứng, tích cực. Tôi cảm nhận được sự thích thú, chờ đợi của các
em đối với các giờ Ngữ văn, tích cực học bài, làm bài. Kết quả bài khảo
sát như sau:
- Điểm giỏi:

15/36 em = 42%

- Điểm khá:

19/36 em = 52%

- Điểm TB:


2/36 em = 6%

Số học sinh đạt điểm giỏi, khá tăng lên. Số học sinh trung bình
giảm rõ rệt.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên luôn phải suy nghĩ, trăn trở, có phương pháp bồi dưỡng
phù hợp với đối tượng học sinh khá, giỏi.
- Đối với nhà trường, cần có thêm phương tiện, đồ dùng học tập,
quan tâm tổ chức thêm các tiết ngoại khóa để các em có điều kiện tìm
hiểu văn chương theo từng mảng, từng chủ đề.
18


Cuộc đời sẽ đẹp biết bao khi văn chương sống mãi với thời gian và
học sinh sẽ vui sướng biết bao khi được tiếp xúc, cảm, hiểu cái hay cái
đẹp của văn chương. Văn chương sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện
hơn về nhân cách và tâm hồn. Nhà thơ Tố Hữu đã nói: “Dạy văn học, học
văn học là một niềm vui sướng lớn. Qua mỗi giờ văn học, thầy cô giáo có
thể làm rung động các em, làm các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm
một chút”.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc hướng dẫn
học sinh học tập cách nói so sánh trong ca dao. Tôi hy vọng đề tài này sẽ
góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao năng lực cảm thụ, phân tích, học
tập cách nói bằng hình tượng cho học sinh khá giỏi lớp 7 nói riêng, học
sinh THCS nói chung.
Do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân, đề tài chắc chắn
khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được ý kiến trao
đổi, góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh hơn.


19


Tài liệu tham khảo
1. Ngữ văn 6 - Tập II (Sách giáo viên) - NXB Giáo dục. Nguyễn
Khắc Phi (Tổng chủ biên).
2. Ngữ văn 7 - Tập I (Sách giáo viên) - NXB Giáo dục. Nguyễn
Khắc Phi (Tổng chủ biên).
3. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt,
NXB Giáo dục Hà Nội 1997.
4. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca (in lần thứ 8) NXB
Khoa học Xã hội Hà Nội 1978.
5. Đỗ Bình Trị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian NXB GD Hà
Nội 1995.
6. Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục Hà Nội
1992.

20



×