Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SANG KIEN KN MÔN MỸ THUẬT THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.57 KB, 12 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến:

Trang trí hay nghệ thuật làm đẹp là một nhu cầu thiết yếu, là mong muốn
thuộc về tình cảm, ý thức tâm lý của con người. Sau những buổi lao động,
học tập mệt mỏi, được thư giãn ở một căn phòng xếp đặt gọn gàng, có trang
trí hài hòa, màu sắc dịu mát, người ta nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng
hưng phấn nhiệt tình lao động sáng tạo hơn là phải nghỉ ngơi trong một căn
phòng thiếu trang trí, hoặc trang trí lòe loẹt nhức mắt, xếp đặt lộn xộn gây
cảm giác khó chịu…Nếu vậy, cái mệt, sự ức chế tinh thần tăng thêm, dẫn đến
suy giảm sức lực và nhiệt tình trong lao động sáng tạo.
Nghệ thuật trang trí có tác động lớn lao đến đời sống xã hội, góp phần dẫn
dắt, xây dựng lối sống, nhân cách của con người một cách mạnh mẽ, toàn
diện như thông qua cách ăn mặc, đầu tóc, lối sống, tiện nghi sinh hoạt,…Vậy
trang trí là một phần quan trọng không thể thiếu trong nghệ thuật nói chung
và nghệ thuật tạo hình nói riêng. Học sinh học môn vẽ trang trí có thêm hiểu
biết về nghệ thuật và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua các thời
kỳ lịch sử. Từ đó biết cách ứng dụng nghệ thuật vốn cổ của dân tộc hợp lý,
phù hợp và được trang bị những kiến thức cần thiết về mặt lý thuyết và một
số kỹ năng thực hành trong quá trình học tập, sáng tạo nên tác phẩm trang trí
phù hợp với những yêu cầu riêng biệt của từng bài học, cấp học.
Xuất phát từ mục tiêu chung “Nâng cao tính chủ động, phát huy tính tích
cực, tư duy của học sinh” môn Mỹ thuật ở trường THCS góp phần thực hiện
mục tiêu trên đó là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người, hiểu
được cuộc sống và luôn biết hướng đến “Chân, thiện, mỹ”.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mỹ thuật, tôi tự nhận thấy ở những học
sinh có kết quả tốt không hoàn toàn là những em có năng khiếu. Có nhiều
học sinh, khi bước đầu học bộ môn thường cảm thấy rất khó khăn để tiếp thu,
bài vẽ chậm và chưa hoàn thành tốt bài tập, các em này tỏ ra chán nản không
có hứng thú vẽ vì nghĩ rằng mình không có khả năng theo kịp các bạn khác vì


không có năng khiếu. Nhưng sau một thời gian học tập tiếp thu kiến thức và
thấy đã nắm được những phần cốt lõi của bộ môn thì lại tỏ ra đam mê ham
1


thích và đạt được kết quả bất ngờ. Tôi tự nhận định môn học Mỹ thuật ở
trường phổ thông không đòi hỏi ở người học những khả năng bẩm sinh mà
đòi hỏi ở học sinh khả năng tiếp thu kiến thức, niềm đam mê, tính tích cực
chịu khó. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu phương pháp dạy vẽ phân môn trang trí
để hướng dẫn học sinh học tốt bộ môn Mỹ thuật và tạo hưng phấn trong các
môn học khác là tất yếu và cần thiết. Để cung cấp cho học sinh những kỹ
năng, giúp học sinh phát triển toàn diện nhân cách con người, tạo cho học
sinh thích thú tiếp thu bài học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Vì vậy, để đạt
được những yêu cầu trên trong việc dạy và học, giáo viên cần phải hình thành
và phát huy những kỹ năng cần thiết cho học sinh khi học những giờ của môn
Mỹ thuật. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Phương pháp dạy học hiệu quả phân
môn vẽ trang trí ở trường THCS”
* Điểm mới của sáng kiến: Ở tiểu học các em vẽ và tô màu theo ý thích, các em
thích vẽ như thế nào thì vẽ, thấy màu sắc nào nổi bật, sặc sỡ thì các em cho đó là
đẹp. Điểm mới của sáng kiến ở chổ giúp các em rèn luyện kỹ năng trong phân môn
vẽ trang trí như cách sắp xếp bố cục, đường nét, họa tiết cũng như sử dụng màu
sắc, phát huy tính sáng tạo củng như cảm nhận được cái đẹp trong các tác phẩm
mỹ thuật qua đó các em càng yêu thích môn Mĩ thuật hơn.
1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Đề tài nghiên cứu được áp dụng trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh lớp
6,7,8,9 ở trường THCS.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
2.1.1 Đặc điểm tình hình
a. Thuận lợi:

* Về phía nhà trường: Tiếp tục thực hiện phong trào “Ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học”. Năm học này nhà trường đã mua sắm thêm
nhiều máy móc, thiết bị dạy học như màn hình, máy chiếu, kết nối Internet nên
việc tìm hiểu thông tin phục vụ hoạt động dạy học cho giáo viên có phần thuận
lợi. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm chỉ đạo giáo viên thực

2


hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên
nghiên cứu và áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học.
* Về phía giáo viên: Bản thân là giáo viên được đào tạo về chuyên môn
giảng dạy Mĩ thuật, giàu lòng đam mê và tâm huyết với bộ môn. Với kinh
nghiệm giảng dạy ở trường phổ thông gần7 năm, tôi đã không ngừng trau dồi kỹ
năng, học hỏi phương pháp dạy học từ các đồng nghiệp, theo dõi và nắm bắt
kiến thức mĩ thuật qua các phương tiện truyền thông đã giúp tôi có được một số
kinh nghiệm, một số phương pháp dạy học hiệu quả phân môn vẽ trang trí ở

trường THCS.
* Về phía học sinh: Học sinh bậc THCS nói chung đã được tiếp xúc với
môn học Mĩ thuật từ bậc Tiểu học nên phần nào các em đã có kiến thức cũng
như kĩ năng sử dụng màu sắc. Các em đã được học tập theo phương pháp dạy
học mới (tự học tự chiếm lĩnh) nên đã rèn luyện được tính tự sáng tạo, tính độc
lập của mình. Đa phần các em đều ngoan, thích được học mĩ thuật, nhiều em rất
có năng khiếu vẽ, tích cực hoạt động trong giờ học, tham gia tốt các cuộc thi vẽ
tranh do hội đồng đội phát động.
b. Khó khăn:
* Về phía nhà trường: Hiện tại trường chưa có phòng học bộ môn Mĩ thuật
nên chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu môn học.
* Về phía giáo viên: Trường chỉ có một giáo viên dạy mĩ thuật nên việc tiếp

thu, rút kinh nghiệm qua dự giờ góp ý không có mà chỉ dự giờ rút kinh nghiệm
thông qua dự giờ của các đồng nghiệp không cùng chuyên môn nên việc học tập
phương pháp dạy học có phần hạn chế.
* Về phía học sinh: Trong thực tế, bên cạnh việc học sinh thích học môn Mĩ
thuật vẫn còn không ít em chưa thực sự say mê môn học này, nhiều em ngồi học
không chú ý, nói chuyện riêng. Một số em không thực sự có năng khiếu nên việc

3


học còn mang tính đối phó. Học sinh ở trường đa phần có điều kiện kinh tế gia
đình khó khăn, nên một số em còn thiếu đồ dùng học tập đặc biệt là màu vẽ.
2.1.2 Kết quả của thực trạng trên:
BẢNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP PHÂN MÔN
VẼ TRANG TRÍ ĐẦU NĂM HỌC 2015 - 2016
Lớp

Số
lượng

SL

%

6A
6B
6C
*

31/31

31/31
31/31
93/93

28
26
27
81

90,3
83,9
87,1
87,

03
05
04
12

9,7
16,1
12,9
12,9

30

1
85,

05


14,3

04
04
13

11,1
11,8
12,4

7A

35/35

Đạt

Chưa đạt
SL
%

7B
7C
*

36/36
34/34
105/10

32

30
92

7
88,9
88,2
87,6

8A
8B
8C

5
27/27
28/28
27/27

24
26
23

88,9
92,8
85,

03
02
04

11,1

7,2
14,8

23
96
30
28
29

2
82,1
87,3
90,9
90,3
85,

05
14
03
03
04

17,9
12,7
9,1
9,7
14,7

8D
*

9A
9B
9C

28/28
110/110
33/33
31/31
33/33

3
*
97/97
87
89,7
10
10,3
TT
405/405
356
87,9
49
12,1
Từ kết quả nêu trên bản thân tôi luôn tìm biện pháp làm thế nào để cho kết
quả tốt hơn, cụ thể là tìm một số: “Phương pháp dạy học hiệu quả phân môn

4


vẽ trang trí” góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Mĩ thuật đối với

học sinh ở trường THCS.
2.2. Các giải pháp:

2.2.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học
sinh.
- Từ thực tế giảng dạy các năm học vừa qua.
- Khả năng tiếp thu, học tập của học sinh.
- Căn cứ mục tiêu cần đạt của từng bài học, tinh thần và trách nhiệm của
mỗi giáo viên đối với mỗi học sinh do mình giảng dạy.
- Hiệu quả của những giờ học và hiệu quả lâu dài.
Từ đó tôi nghiên cứu “Phương pháp dạy học hiệu quả phân môn vẽ trang trí ở
trường THCS”.
2.2.2. Các giải pháp chủ yếu:
- Làm và sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng mục đích, đúng lúc, có chất
lượng và đạt hiệu quả cao.
- Hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản và cần thiết qua các bài học.
- Tìm ra những kỹ năng phát triển thuận lợi, những kỹ năng còn hạn chế ở
các em.
- Rút kinh nghiệm, tìm cách khắc phục những kỹ năng còn hạn chế của học
sinh
- Chọn ra một số trò chơi, kỹ năng cơ bản làm nền tảng cho các kỹ năng
khác phát triển.
Trong quá trình giảng dạy ở trường THCS có những kỹ năng được phát
triển thuận lợi như:
+ Kỹ năng quan sát.
+ Kỹ năng thực hành.
+ Kỹ năng tư duy hình tượng.
* Đối với khả năng quan sát được phát triển thuận lợi, học sinh không chỉ
có quan sát tranh, ảnh trong giờ học mà các em còn có thể quan sát những đồ

vật, sự vật, hiện tượng… trong cuộc sống thường ngày, từ bao quát đến chi
tiết, về tương quan tỉ lệ, về đường nét, hình khối và màu sắc,…
5


* Đối với kỹ năng thực hành, được phát triển thuận lợi vì hai lý do cơ bản
sau:
Do đặc trưng của bộ môn nên hầu hết trong các giờ Mỹ thuật các em đều
có thời gian thực hành bài vẽ, trong thời gian đó các em được tự do sáng tạo
theo cảm nhận riêng, hầu hết các em đều cảm thấy hứng thú khi tự do thể
hiện bài vẽ của mình.
Qua sự đánh giá của tổ, nhóm hay của giáo viên, các em thường có sự thi
đua tích cực và vận dụng những khả năng sẵn có để thể hiện bài vẽ tốt nhất.
* Đối với kỹ năng tư duy ở học sinh cũng được phát triển thuận lợi là do
các em luôn có khả năng tìm tòi khám phá những điều mới lạ, qua quan sát,
phân tích những sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên…
Ngoài những kỹ năng được phát triển thuận lợi, thì có những kỹ năng còn
nhiều hạn chế như sau:
+ Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.
+ Kỹ năng đánh giá.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
* Các kỹ năng này sở dĩ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển
của học sinh cấp THCS vì:
Điều kiện cơ sở vật chất cho môn Mỹ thuật còn nhiều thiếu thốn, học sinh
chưa được thường xuyên tiếp xúc với những môi trường mang tính nghệ
thuật. Đối với giáo viên cũng chưa đầu tư, nghiên cứu những tài liệu tham
khảo cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy phát huy khả năng nhận biết
cái đẹp cho học sinh.
Đối với một số giáo viên, học sinh còn e dè, ngại ngần, không dám đưa ra
ý kiến để đánh giá và nói lên cảm nhận của mình.

Từ những hiểu biết còn thiếu sót và do điều kiện sống. Nhiều học sinh còn
kém trong việc vận dụng những hiểu biết của bộ môn vào cuộc sống.
2.2.3. Phương hướng để khắc phục các kỹ năng còn hạn chế:
- Tạo mọi điều kiện để học sinh được tiếp cận với những môi trường mang
tính nghệ thuật.
- Phát động nhiều cuộc thi vẽ tranh, trưng bày kết quả học tập, tổ chức
triển lãm tranh của học sinh trong trường.
- Trong các giờ học cần sử dụng triệt để đồ dùng dạy học.
6


- Thường xuyên trau dồi kiến thức, tìm tòi nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn
bè đồng nghiệp, để có thể áp dụng phương pháp dạy học phù hợp gây hứng
thú cho học sinh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể tham gia các trò chơi, hoạt
động tập thể.
- Dành thời gian cho học sinh tự đánh giá bài vẽ của nhóm mình, giúp cho
học sinh thêm mạnh dạn, phát triển kỹ năng đánh giá, phân tích.
- Để học sinh mạnh dạn hơn và cảm thấy tự tin hơn trong các giờ học Mỹ
thuật , giáo viên luôn coi trọng kết quả bài vẽ, kết quả phần chơi qua đó học
sinh thấy được cái hay, cái đẹp, chưa đẹp để rút kinh nghiệm cho bài học sau.
- Thường xuyên đánh giá kết quả học tập của học sinh qua mỗi bài học. Để
động viên, khích lệ tinh thần học tập các em, giáo viên cần nhắc về nhà vẽ
bài và làm bài ở bất kỳ lúc nào rảnh rỗi. Những bài vẽ ấy sẽ đựơc chấm điểm
và đánh giá một cách khách quan.
- Giáo viên có thể sử dụng các bài học cũ của học sinh năm trước, để phân
tích và cũng nên tìm tòi chọn một vài đồ vật như: Tờ báo tường, lọ hoa bằng
gốm, hộp bánh các loại có hình dáng và trang trí đẹp, để phân tích, hướng
dẫn nhằm giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức gắn liền với đời sống.
- Hướng dẫn học sinh vẽ một bài trang trí là quá trình tìm tòi sáng tạo ra

họa tiết, hình ảnh, sắp xếp bố cục, dòng chữ và cuối cùng suy nghĩ để lựa
chọn dùng màu nào cho hợp lý, dùng loại hòa sắc nhẹ nhàng hoặc gay gắt
tươi vui hay trầm lặng, muốn vậy học sinh phải thuộc bảng pha màu, đó là cơ
sở để khám phá, tìm ra các màu mới, tạo nên các hoà sắc đẹp thuận mắt và ưa
nhìn.

Hình 1: Bảng pha màu cơ bản
7


* MỘT SỐ BÀI VẼ TRANG TRÍ CỦA HỌC SINH VÀ SƯU TẦM ĐỂ THAM KHẢO

Hình
2,3 - Bài vẽ trang trí hình Vuông

Hình 4,5 - Bài vẽ tạo dáng và trang trí Lọ hoa

8


Hình 6,7 - Bài vẽ trang trí Đĩa tròn
* Kết quả đạt được
Qua quá trình thực hiện các giải pháp trên đã đạt được kết qủa như sau:
BẢNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP PHÂN MÔN
VẼ TRANG TRÍ CUỐI NĂM HỌC 2015 - 2016
Lớp

Số
lượng


Đạt
SL

%

6A
6B
6C
*
7A
7B
7C
*

31/31
31/31
31/31
93/93
35/35
36/36
34/34
105/10

31
31
31
93
35
36
34

10

100
100
100
100
100
100
100
100

0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0

8A

8B
8C
8D
*
**

5
27/27
28/28
27/27
28/28
110/110
308/308

5
27
28
27
27
110
308

100
100
100
100
100
100

0

0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0

9

Chưa đạt
SL
%


Tuy thời gian chưa nhiều, song kết quả thu được là rất đáng mừng, số học sinh
làm bài hoàn thành tốt tăng lên rõ rệt. Theo tôi đã là giáo viên thì việc học hỏi, tìm
tòi và sáng tạo trong cách dạy là một nhiệm vụ mỗi ngày của người thầy, hoạt động
đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao đối với tri thức, và đặc biệt đi sâu nghiên cứu “Phương pháp dạy học

hiệu quả phân môn vẽ trang trí ở trường THCS”
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục toàn diện cho đất nước, từ nhiệm vụ phải giáo

dục thẩm mĩ cho thế hệ trẻ để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, việc giảng dạy Mĩ thuật nhằm mục tiêu giáo dục con người có một
tầm quan trọng trong các trường phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng.
Những khả năng bước đầu sử dụng màu sắc phù hợp cho học sinh lớp 6 có
phát huy được hết những giá trị giáo dục hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: chủ quan, khách quan, môi trường giáo dục... xác định được vấn đề quan trọng
như vậy, các nhà giáo dục, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh hãy cùng
phối hợp để khơi dậy những điều tốt đẹp còn tiềm ẩn trong mỗi một con người các
em để phát huy năng lực nhận thức của mình từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường.
Để điều đó trở thành hiện thực khi mỗi một chúng ta, nhất là giáo viên dạy học
môn Mĩ thuật cần:
- Kiên trì, chịu khó nghiên cứu bài dạy một cách chu đáo.
- Phải nắm vững nội dung yêu cầu, nhiệm vụ của từng tiết dạy cụ thể, nắm được
đặc điểm tâm sinh lí của của học sinh cũng như khả năng tư duy, sáng tạo của từng
học sinh.
- Phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, tinh thần học hỏi cao để luôn luôn trau dồi
chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường làm đồ dùng dạy học, dụng cụ trực quan...

10


Trên đây là một vài biện pháp của bản thân tôi đã áp dụng thành công trong
những năm học vừa qua. Mặc dầu vậy nhưng không tránh khỏi những hạn chế tồn
tại nhất định rất mong được sự góp ý của HĐKH trường, HĐCM và đồng nghiệp
để ngày càng đạt kết quả cao hơn trong dạy học môn Mĩ thuật.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
3.2.1. Về phía Sở GD và Phòng GD:
- Tăng cường mở các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ
thuật để mỗi một giáo viên có điều kiện nắm bắt kịp thời các phương pháp dạy

học mới.
- Tổ chức có định kỳ các đợt sinh hoạt chuyên môn Mĩ thuật để giáo viên có
cơ hội được giao lưu, học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp.
3.2.2. Về phía nhà trường:
- Nhà trường cần mua thêm tranh, ảnh và vật mẫu cho bộ môn Mĩ thuật.
3.2.3. Về phía Giáo viên.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Ngày càng nâng cao hiệu quả về công nghệ thông tin trong dạy học.
- Không ngừng học tập, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay.
MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1 Lý do chọn đề tài.
1,2
1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến.
2
2. PHẦN NỘI DUNG
3
2.1.Thực trạng của nội dung nghiên cứu.
3
2.1.1. Đặc điểm tình hình
3
2.1.2. Kết quả thực trạng
4
2.2. Các giải pháp .
4
2.2.1. Thường xuyên quan tâm giáo dục cho học sinh biết yêu 4,5
thích cái đẹp.

2.2.2.Yêu cầu học sinh nhớ tên ba màu cơ bản, dần dần nhận biết 5
được các màu nhị hợp và tiến tới gọi tên màu thành thạo (hộp 12
màu), cao hơn nữa biết phân biệt màu đậm, màu nhạt:
11


2.2.3. Hướng dẫn học sinh so sánh các mẫu vật thực:

6
7

2.2.4. Gợi ý học sinh chỉ các màu sắc có trong bức tranh, màu
nào được sử dụng nhiều, màu nào ít sử dung trong bức tranh đó:
2.2.5. Phát huy năng lực sáng tạo và khả năng độc lập của học 8,9
sinh:
9,10
2.2.6. Tổ chức cho học sinh các trò chơi học tập:
2.2.7. Liên hệ với thực tiễn cuộc sống:
10,11
2.2.8 Ứng dụng công nghệ thong tin:
11
3. PHẦN KẾT LUẬN
12
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
12,13
3.2. Kiến nghị - Đế xuất
13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Mĩ thuật - Bộ GD

& ĐT tháng 11/2009
2. Sách giáo khoa môn Mĩ thuật lớp 6 - Nhà xuất bản giáo dục.
3. Sách giáo viên môn Mĩ thuật lớp 6 - Nhà xuất bản giáo dục.
4. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật THCS- Nhà xuất
bản giáo dục(2008)

12



×