Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu tính ổn định công hiệu và xác định mối tương quan giữa hai phương pháp tạo đám hoại tử (PFU) và liều gây nhiễm 50% nuôi cấy tế bào (CCID50) của vắc xin sởi dự tuyển mẫu chuẩn quốc gia việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 74 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CÔNG HIỆU VÀ XÁC ĐỊNH
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP TẠO ĐÁM
HOẠI TỬ (PFU) VÀ LIỀU GÂY NHIỄM 50% NUÔI CẤY TẾ
BÀO (CCID50) CỦA VẮC XIN SỞI DỰ TUYỂN MẪU CHUẨN
QUỐC GIA VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

---------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CÔNG HIỆU VÀ XÁC ĐỊNH
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP TẠO ĐÁM
HOẠI TỬ (PFU) VÀ LIỀU GÂY NHIỄM 50% NUÔI CẤY TẾ
BÀO (CCID50) CỦA VẮC XIN SỞI DỰ TUYỂN MẪU CHUẨN
QUỐC GIA VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG


Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã ngành: 60420201
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. PHẠM VĂN HÙNG
2. TS. NGUYỄN THỊ THƯỜNG

Hà Nội, 01/2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. PHẠM VĂN HÙNG VÀ TS. NGUYỄN THỊ THƯỜNG.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Học viên

Nguyễn Thị Mai Hương


LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành luận văn nghiên cứu, tôi xin chân thành bày tỏ lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến hai thầy hướng dẫn TS. Phạm Văn Hùng
và TS. Nguyễn Thị Thường đã hết lòng chỉ dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong Khoa
đào tạo sau Đại học – Viện Đại học Mở Hà Nội đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt
quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Phòng thí nghiệm các vi rút Viêm
gan - Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều

kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Viện và Khoa kiểm
định vắc xin Vi rút – Viện Kiểm Định Quốc Gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế đã
nhiệt tình hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện triển khai đề tài
nghiên cứu.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến GS.TS Nguyễn Đăng Hiền, TS.
Ngô Thu Hường và các cán bộ phòng QC – Trung tâm nghiên cứu sản xuất Vắc
xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC) đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các
bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, tháng 01 năm 2018
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Mai Hương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1 Đặc điểm sinh học của vi rút sởi .......................................................................3
1.2 Đặc điểm dịch tễ bệnh sởi .................................................................................5
1.3 Vắc xin sởi.........................................................................................................7
1.3.1 Lịch sử phát triển vắc xin sởi .........................................................................7
1.3.2 Quy trình sản xuất vắc xin Sởi .......................................................................9
1.3.3 Kiểm định chất lượng vắc xin ......................................................................10
1.4 Sản xuất và thiết lập các mẫu chuẩn ...............................................................14
1.4.1 Sự cần thiết của mẫu chuẩn ....................................................................................... 14

1.4.2 Hướng dẫn TCYTTG thiết lập mẫu chuẩn quốc gia vắc xin ........................... 15

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................18
2.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................18
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................18
2.3 Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................18
2.3.1 Vắc xin mẫu chuẩn và vắc xin mẫu thử ................................................................ 18
2.3.2 Các sinh phẩm và hóa chất ...........................................................................18
2.3.3 Các thiết bị chính .........................................................................................19
2.3.4 Các dụng cụ và nguyên vật liệu khác ...........................................................19
2.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................20
2.4.1 Mô hình nghiên cứu .....................................................................................20
2.4.2. Kỹ thuật nghiên cứu ....................................................................................23
2.4.2.1 Đánh giá tính ổn định công hiệu vắc xin sởi dự tuyển MCQG ................23
a. Kiểm định chất lượng xuất xưởng: ...................................................................23
b. Nhận dạng đặc hiệu chủng sản xuất vắc xin sởi (POLYVAC_AIK-C)............28

i


c. Xác định tính ổn định công hiệu vắc xin sởi dự tuyển MCQG theo thời gian
bằng phương pháp PFU sau sản xuất từ 2009-2017 ở điều kiện bảo quản tối ưu 700C .....................................................................................................................29
2.4.2.2 Xác định hệ số tương quan giữa hai phương pháp PFU và CCID50 .......... 29
a. Quy trình thực hiện thử nghiệm công hiệu theo phương pháp PFU .................29
b. Quy trình thực hiện thử nghiệm công hiệu theo phương pháp CCID50 ............29
c. Xác định hằng số tương quan (k) giữa 2 phương pháp PFU và CCID50. .........31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................32
3.1 Đánh giá tính ổn định công hiệu của vắc xin sởi dự tuyển MCQG ................32
3.1.1 Kiểm định chất lượng của lô vắc xin mẫu chuẩn dự tuyển RM01-07 .........32
3.1.2 Nhận dạng đặc hiệu chủng vắc xin sởi POLYVAC_AIK-C .......................33
3.1.2.1 Kết quả nhận dạng di truyền chủng vắc xin sởi POLYVAC_AIK-C khi so
sánh sự thay đổi trình tự nucleotide và acid amin (aa) vùng mã hóa. ..................33

3.1.2.3 Kết quả xác định kiểu gen của chủng POLYVAC_AIK-C ......................35
3.1.3 Kết quả tính ổn định công hiệu vắc xin sởi dự tuyển MCQG RM01-07 theo
thời gian khi bảo quản ở nhiệt độ tối ưu -700C (2009-2017) ..............................37
3.2 Kết quả xác định hệ số tương quan giữa 2 phương pháp PFU và CCID50 .....40
3.2.1 Kết quả công hiệu vắc xin sởi dự tuyển MCQG bằng phương pháp PFU ..40
3.2.2. Kết quả công hiệu vắc xin sởi dự tuyển MCQG bằng phương pháp CCID50.
.............................................................................................................................42
3.2.3. Xác định hằng số tương quan (k) giữa 2 phương pháp PFU và CCID50 ....43
Chương 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................47
4.1. Tính cấp thiết của việc thiết lập vắc xin sởi MCQGViệt Nam theo tiêu chuẩn
TCYTTG. ..............................................................................................................47
4.2 Tính ổn định của vắc xin sởi mẫu chuẩn dự tuyển MCQG ............................48
4.2.1. Đạt các yêu cầu về kiểm định xuất xưởng lô đối với vắc xin sởi ............... 48
4.2.2. Nhận dạng di truyền chủng sản xuất vắc xin sởi (POLYVAC_AIK-C) ....49
4.2.2.1 Những thay đổi nucleotide và aa ở vùng mã hóa ......................................49
ii


4.2.2.2 Những thay đổi nucleotide và aa ở vùng không mã hóa...........................50
4.2.3 Đánh giá độ ổn định công hiệu theo phương pháp PFU ..............................51
4.3

Xác định hằng số tương quan k giữa hai phương pháp PFU và CCID50.....52

4.3.1 Sự cần thiết của việc thiết lập đơn vị cho vắc xin sởi MCQG .....................52
4.3.2 Xác định công hiệu mẫu chuẩn dự tuyển bằng phương pháp PFU ở các điều
kiện nhiệt độ khác nhau -700C, 40C/7 ngày, 370C/7 ngày ....................................53
4.3.3 Xác định công hiệu mẫu chuẩn dự tuyển bằng phương pháp CCID50 ở các
điều kiện nhiệt độ khác nhau -700C, 40C/7 ngày, 370C/7 ngày. ...........................54
4.3.4 Mối tương quan giữa hai phương pháp ........................................................55

KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................59

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.3 Bảng pha loãng vắc xin theo phương pháp PFU .......................................26
Bảng 2.4 Bảng pha loãng vắc xin theo phương pháp CCID50 ..................................30
Bảng 3.1 Kết quả kiểm định chất lượng xuất xưởng của vắc xin sởi MCDT ...........32
Bảng 3.2. Bảng so sánh trình tự nucleotide (bên trên) và aa (bên dưới) giữa chủng
POLYVAC_AIK-C và các chủng khác của vùng mã hóa ........................................34
Bảng 3.3. Bảng so sánh song song nucleotide (bên trên) và aa (bên dưới) giữa
chủng POLYVAC_AIK-C và các chủng khác của vùng không mã hóa ..................35
Bảng 3.4 Kết quả hiệu giá (công hiệu) của vắc xin sởi dự tuyển MCQG RM01-07 từ
năm 2009-2017 trong điều kiện bảo quản -700C ......................................................37
Bảng 3.5 Phần trăm giảm hiệu giá của vắc xin sởi dự tuyển MCQG RM01-07 từ
năm 2009-2017 trong điều kiện bảo quản tối ưu -700C ............................................39
Bảng 3.6 Kết quả công hiệu vắc xin sởi dự tuyển MCQG RM01-07 bằng phương
pháp PFU ...................................................................................................................41
Bảng 3.7 Kết quả công hiệu vắc xin sởi dự tuyển MCQG RM01-07 bằng phương
pháp CCID50 ..............................................................................................................42
Bảng 3.8 Kết quả công hiệu vắc xin sởi dự tuyển MCQG RM01-07 ở cả 2 phương
pháp PFU & CCID50 ở điều kiện bảo quản -700C, 40, 370C .....................................43
Bảng 3.9 Kết quả xác định hệ số tương quan (k) quy đổi giữa 2 phương pháp PFU
và CCID50 ..................................................................................................................46

iv



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình của vi rút sởi .................................................................................3
Hình 1.2 Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tiêm vắc xin sởi ở Việt Nam .................................6
Hình 1.3 Lịch sử phát triển các chủng vắc xin sởi ......................................................8
Hình 1.4 Sơ đồ kiểm định chất lượng vắc xin sởi ....................................................11
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................22
Hình 3.1. Phân tích cây di truyền của toàn bộ gen H giữa chủng vắc xin
POLYVAC_AIK-C và các chủng vắc xin khác........................................................36
Hình 3.2 Tính ổn định của vắc xin sởi MCDT từ năm 2009 – 2017 trong điều kiện
bảo quản -700C ..........................................................................................................39
Hình 3.3 Phiến kết quả xác định hiệu giá vắc xin sởi bằng PFU ..............................40
Hình 3.4 Đồ thị tương quan tuyến tính giữa PFU và CCID50 ...................................45

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

aa

Axit amin

ARN

Axit ribonucleic

AIK-C

A= America, I=Iran, K= The Kitasato institute, C=Chick embryo

cell
(Tên một loại chủng vắc xin sởi)

ATCC

American type culture collection
(Trung tâm cung cấp nguyên liệu sinh học của Hoa Kỳ)

BTPCC

Bán thành phẩm cuối cùng

BTP

Bán thành phẩm

CV

Coefficient of variation
(Hệ số biến thiên)

CI

Khoảng tin cậy

CD46

Cluster of differentiation 46
(Cụm biệt hoá số 46)


CAM

Chick chorioallantoic membrane
(Tế bào màng đệm túi niệu gà)

CDC

Centers for Diseases Control and Prevention
(Trung tâm Phòng và Kiểm soát bệnh tật)

CCID50

50% cell culture infectious dose
(Liều gây nhiễm 50% nuôi cấy tế bào)

DĐVN

Dược điển Việt Nam

FBS

Fetal bovin serum
(Huyết thanh bào thai bê)

FTM

Fluid Thioglycollate Medium
(Môi trường lỏng thioglycolat)
vi



GM

Geomean
(Trung bình nhân)

GMP

Good Manufacturing practice
(Thực hành sản xuất tốt)

KĐQG

Kiểm định quốc gia

LM

Liquid medium
(Môi trường lỏng)

MEM

Minimum Essential Medium
(Môi trường dinh dưỡng tối thiểu)

MCQT

Mẫu chuẩn quốc tế

MCQG


Mẫu chuẩn quốc gia

NICVB

National Institute for Control of Vaccines and Biologicals
(Viện Kiểm định Vắc xin và Sinh phẩm y tế)

NRA

National Regulatory Authorities
(Các cơ quan quản lý quốc gia)

PFU

Plaque Forming Unit
(Đơn vị tạo đám hoại tử)

RT-PCR

Reverse transcription polymerase chain reaction
(Phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược)

SD

Standard Deviation
(Độ lệch chuẩn)

TCYTTG


Tổ chức y tế thế giới

TSB

Trypticase soy broth
(Canh thang trypticase soy)

Vero

Verda Reno
(Tế bào thận khỉ xanh châu phi)

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, bệnh có thể gây
dịch lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, có tỉ lệ mắc bệnh cao trẻ nhỏ dưới 5
tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), thực tế có trên 90% số
người trước lứa tuổi 20 đã bị mắc bệnh sởi và rất hiếm người không bị mắc sởi trong
suốt cuộc đời [4]. Ước tính hàng năm khoảng 100.000 người tử vong do bệnh sởi
[46]. Phương pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin.
Vắc xin sởi là một trong những vắc xin được đưa vào tiêm chủng mở rộng của rất
nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất
nhiều loại vắc xin sởi đơn và sởi phối hợp cùng thành phần Quai bị và Rubella (MMR,
MR, Priorix, Trivivac...), từ nhiều nhà sản xuất khác nhau với các quy trình sản xuất
và kiểm định chất lượng khác nhau được lưu hành.
Vắc xin sởi trước khi được sử dụng phòng bệnh cho cộng đồng phải được
kiểm định chất lượng xuất xưởng đạt các tiêu chuẩn do cơ quan kiểm định quốc gia
vắc xin và sinh phẩm y tế (NICVB) đánh giá và cấp chứng nhận chất lượng. Một

trong các tiêu chuẩn chất lượng xuất xưởng quan trọng nhất của vắc xin là kiểm tra
hiệu lực bảo vệ của vắc xin (công hiệu) phải đạt tiêu chuẩn theo qui định đăng ký của
nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định quốc gia (KĐQG) hoặc theo tiêu chuẩn theo
Dược điển Việt Nam (DĐVN) hoặc TCYTTG qui định.
Thử nghiệm xác định công hiệu của vắc xin thử nghiệm luôn cần được tiến
hành song song với vắc xin mẫu chuẩn, có thể sử dụng mẫu chuẩn quốc gia (MCQG)
hoặc mẫu chuẩn quốc tế (MCQT) để làm đối chứng nhằm xác định giá trị của thử
nghiệm và độ tin cậy của kết quả. Hiện nay TCYTTG khuyến cáo có hai phương pháp
tiêu chuẩn xác định thử nghiệm công hiệu vắc xin sởi là phương pháp xác định đám
hoại tử (PFU) và phương pháp xác định liều gây nhiễm 50% nuôi cấy tế bào (CCID50).
Mặt khác, TCYTTG cũng khuyến cáo các quốc gia có nền công nghiệp sản
xuất vắc xin và sinh phẩm y tế, có cơ quan quản lý quốc gia vắc xin (NRA) đạt chuẩn
quốc tế nên tự chủ động nghiên cứu và thiết lập mẫu chuẩn quốc gia cho riêng mình
[10], để chủ động trong công tác kiểm định chất lượng trước khi xuất xưởng và giám
sát chất lượng vắc xin trong quá trình sử dụng trên thị trường, trong trường hợp cần
thiết hoặc sự cố thì có thể lấy mẫu trên thị trường kiểm định lại.
1


Do đó, việc thiết lập mẫu chuẩn quốc gia đảm bảo được các tiêu chuẩn chất
lượng và có độ ổn định là yêu cầu cấp bách và cần thiết nhằm hoàn thiện chức năng
đánh giá chất lượng và giám sát sử dụng vắc xin trên thị trường.
Ngoài ra, hiện nay vắc xin sởi MCQT do cơ quan kiểm định và thiết lập MCQT
(NIBSC – Anh) cung cấp chỉ có đơn vị CCID50, trong khi đó tại cơ quan kiểm định
quốc gia (NICVB) thực hiện kiểm tra chất lượng nhiều loại vắc xin sởi đơn hoặc sởi
phối hợp được sản xuất từ nhiều phương pháp và quốc gia khác nhau. Chúng tôi sử
dụng cả hai phương pháp PFU và CCID50 để xác định công hiệu vắc xin phục vụ công
tác xuất xưởng. Do vậy, các nhà sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đều phải
cung cấp mẫu chuẩn cho cơ quan KĐQG trước khi thực hiện kiểm định xuất xưởng
lô vắc xin nên sẽ bị kéo dài thời gian và không chủ động trong công tác kiểm định

xuất xưởng kịp thời phục vụ công tác phòng bệnh, đặc biệt các thủ tục nhập khẩu vắc
xin mẫu chuẩn nhiều thủ tục hải quan phiền phức và chất lượng cũng dễ bị ảnh hưởng
trong quá trình vận chuyển.
Xuất phát từ thực tế chuyên môn và nhu cầu cấp thiết về quản lý chủ động đánh giá
chất lượng tại cơ quan KĐQG, việc cần thiết xây dựng một mẫu chuẩn vắc xin sởi
quốc gia phù hợp với các sản phẩm khác nhau trong công tác kiểm định cần có đủ cả
hai đơn vị bao gồm PFU và CCID50, có thể sử dụng cho cả hai phương pháp tại
NICVB. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu tính ổn định công hiệu và
xác định mối tương quan giữa hai phương pháp tạo đám hoại tử (PFU) và liều gây
nhiễm 50% nuôi cấy tế bào (CCID50) của vắc xin sởi dự tuyển mẫu chuẩn Quốc
gia Việt Nam” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu thứ nhất: Đánh giá tính ổn định công hiệu của vắc xin sởi dự tuyển theo
thời gian trong điều kiện bảo quản tối ưu nhiệt độ -700C.
Mục tiêu thứ 2: Xác định hệ số tương quan (k) công hiệu giữa 2 phương pháp PFU
và CCID50.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm sinh học của vi rút sởi
Vi rút sởi thuộc chi Morbillivirus, họ Paramyxoviridae [25]. Vi rút sởi chỉ có
một tip huyết thanh và có tính ổn định, vì vậy sau khi bị nhiễm vi rút tự nhiên, kháng
thể sởi sẽ tồn tại suốt đời [1], [43].
Vi rút sởi có cấu trúc đa hình thái nhưng chủ yếu hình cầu, kích thước 100300 nm. Thành phần cấu tạo từ trong ra ngoài gồm bộ máy di truyền (genome), capsid
và vỏ ngoài (Hình 1.1) [1], [25].

Hình 1.1 Mô hình của vi rút sởi
(a): Mô hình vi rút sởi; (b): Sơ đồ bộ máy di truyền của vi rút sởi

Nguồn: Viruses 2016, 8, 294 [24].
Bộ máy di truyền của vi rút sởi là ARN sợi đơn, phân cực âm, không phân
đoạn, dài khoảng 15.894 ribonucleotide, có trật tự 3'- N - P - M - F - H - L Polymerase
5' [1]. Vi rút sởi có 6 protein cấu trúc được mã hóa từ 6 gen tương ứng bao gồm: P
(phosphoprotein), L (large protein), N (nucleoprotein), F (fusion protein), H
(hemagglutinin protein) và M (matrix protein). Ngoài 6 protein cấu trúc còn có 2
3


protein phi cấu trúc V và C được mã hóa từ gen P [24], [25], [26]. Trong đó có 3 loại
protein tạo phức với ARN genom (L, N và P) và 3 loại protein tham gia vào kết cấu
của vỏ (H, M và F) [39].
Protein P hay protein polymerase (protein được phosphoryl hóa) và protein L
đều có liên quan đến chức năng polymerase và tham gia vào sự hình thành
nucleocapsit. Protein M là protein màng có nền kỵ nước, bao quanh nucleocapsit.
Phía ngoài màng M là vỏ ngoài có cấu tạo từ lớp lipit kép. Trên bề mặt vỏ ngoài nhô
ra các gai là các protein H (haemaglutinin) và protein F (fusion) [2]. Protein H là
kháng nguyên ngưng kết hồng cầu giúp vi rút gắn vào thụ thể của tế bào mẫn cảm,
còn protein F là kháng nguyên tan máu. Hoạt tính tan máu liên quan đến khả năng
gây hủy hoại tế bào sớm, giúp vỏ ngoài vi rút dung hợp với màng sinh chất của tế
bào, đồng thời giúp vi rút dễ dàng xâm nhập vào tế bào.
Những phân tích trình tự của gen N, H, P và gen M chỉ ra rõ sự khác biệt của
các chủng hoang dại [29], [30], [31].
Virus sởi có thể sống được dưới 2 giờ ở nhiệt độ thườngvà khi đông khô với
chất ổn định protein, có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ ở nhiệt độ -700C [28]. Tuy
nhiên vi rút sởi dễ bị bất hoạt bởi ảnh hưởng của nhiệt độ sau 30 phút tiếp xúc ở 56 °
C, ánh sáng và pH <5, dung môi hòa tan lipit (cồn, ete, formalin…) [5], [28].
Toàn bộ chu kỳ nhân lên của vi rút sởi xảy ra tại bào tương của tế bào gây nhiễm
[1] và bao gồm các giai đoạn sau:
Hấp phụ và xâm nhập

Giai đoạn này xảy ra rất nhanh. Vi rút bám vào thụ thể trên màng sinh chất
của tế bào. Thụ thể dành cho vi rút sởi là protein điều hòa bổ thể CD 46 đồng thời
cũng là protein đồng yếu tố màng. Vỏ ngoài vi rút dung hợp với màng sinh chất của
tế bào chủ, sau đó bị phân giải để đưa nuleocapsit vào tế bào.
Sao chép và phiên mã
Genom ARN (-) được dùng làm khuôn để tổng hợp mARN nhờ ARN –
polymerase phụ thuộc ARN có sẵn trong virion, mARN có 3 tiểu đơn vị là 18, 22,
35S, mARN được gắn đuôi poly A ở đầu 3’ dùng để dịch mã tạo protein, trong đó có
ARN – polymerase thứ cấp dùng để sao ARN (-) 52S thành chuỗi ARN (+) 52 S (có
chiều dài đủ), không được gắn đuôi polyA để rồi chuỗi này lại được dùng làm khuôn
tổng hợp ARN (-) 52S, là genome của vi rút mới [1], [2], [40].
4


Dịch mã
Protein cấu trúc đầu tiên được tổng hợp là protein nuclecapsit, sau đó protein
H và F được tạo thành quanh vùng nhân, thông qua màng của bộ máy Golgi để gắn
vào các vị trí đặc hiệu trên màng sinh chất của tế bào chủ. Protein M cũng được đưa
ra phía màng sinh chất để tạo màng trong M.
Lắp ráp và giải phóng
Các glycoprotein gắn vào vị trí chuyên biệt trên màng sinh chất. Gai H và F
hướng ra ngoài. Protein màng M xếp phía trong màng sinh chất. Nucleocapsit sau khi
được lắp ráp, vận chuyển tới vị trí nằm dưới M rồi ra ngoài theo lối nảy chồi, trong
khi màng sinh chất của tế bào vẫn tiếp tục được khôi phục. Các đám nucleocapsit
thừa sẽ tập hợp dưới dạng thể vùi. [2].
1.2 Đặc điểm dịch tễ bệnh sởi
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gây tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn
cầu, chỉ xảy ra ở người, không có trung gian truyền bệnh. Bệnh sởi lây trực tiếp qua
đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các giọt nước bọt và dịch tiết của mũi, họng,
kết mạc của người nhiễm trùng ngay từ giai đoạn cuối thời kỳ ủ bệnh [6]. Tất cả

những người chưa có kháng thể chống lại bệnh sởi đều có khả năng mắc sởi. Bệnh có
biểu hiện sốt; viêm đường hô hấp, tiêu hóa, kết mạc mắt và nổi ban đặc trưng. Bệnh
sởi có rất nhiều biến chứng gồm các cơ quan chính như: hệ thống hô hấp, hệ thần
kinh trung ương, hệ tiêu hóa. Trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ biến chứng sau sởi cao
gấp 4 lần so với nhóm trẻ không suy dinh dưỡng [6]. Trẻ càng nhỏ tuổi, biến chứng
sau sởi càng cao [7]. Điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp chế độ
vệ sinh và dinh dưỡng.
Sởi là bệnh có thể phòng bệnh chủ động hiệu quả bằng tiêm phòng vắc xin do vi rút
sởi chỉ có một tuýp huyết thanh duy nhất lên sau khi tiêm vắc xin tạo ra đáp ứng miễn
dịch bền vững và lâu dài trong nhiều năm [43]. Theo thống kê của TCYTTG, Trước
khi đưa vắc xin sởi vào tiêm chủng năm 1963, dịch bệnh xảy ra khoảng 2-3 năm một
lần và sởi gây ra khoảng 2,6 triệu người chết mỗi năm [46]. Vắc xin sởi được đưa vào
chương trình TCMR trên thế giới đã góp phần thay đổi dịch tễ học bệnh sởi: Tỷ lệ
mắc sởi giảm, số vụ dịch giảm, lứa tuổi mắc bệnh tăng lên [43, 44], chu kỳ dịch dài
hơn. ở những nước thực hiện triệt để việc tiêm phòng vắc xin sởi dịch xảy ra lẻ tẻ và
hoàn toàn mất tính chất chu kỳ. Trong giai đoạn từ năm 2000-2016, tiêm chủng phòng
5


sởi đã ngăn ngừa được khoảng 20,4 triệu người chết. Trong giai đoạn 2000-2008, tỷ
lệ tử vong do sởi trên toàn cầu giảm 78%, từ 733.000 người tử vong năm 2000 xuống
còn 164.000 người trong năm 2008 [27], 89.780 người vào năm 2016 [46], ước tính
giảm được 84%.
Vắc xin sởi được sử dụng phòng bệnh chủ động tại Việt Nam trong chương
trình TCMR. Năm 1981 Việt Nam bắt đầu thực hiện tiêm một mũi vắc xin sởi cho trẻ
từ 9-11 tháng tuổi, thực hiện trên toàn quốc tháng 10-1985 [5]. Các nghiên cứu tình
hình dịch sởi trong nước và thế giới đã cho thấy dịch sởi chủ yếu xảy ra ở những đối
tượng bị bỏ sót hoặc không tạo được đáp ứng miễn dịch trong TCMR [5]. Từ năm
2002, Việt Nam triển khai tiêm mũi 2 vắc xin sởi cho hơn 15 triệu trẻ từ 9 tháng
đến 10 tuổi trong cả nước. Tỷ lệ mắc bệnh giảm rõ rệt từ 84,7 trường hợp/1.000.000

dân vào năm 2002 xuống còn 28,7/1.000.000 dân năm 2003 và tiếp tục xuống còn
2,6 trường hợp/1.000.000 dân vào năm 2004 [8].

Hình 1.2 Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tiêm vắc xin sởi ở Việt Nam [9]
Giai đoạn năm 2006 – 2010 Việt Nam thực hiện chiến dịch tiêm chủng mũi 2
vắc xin sởi cho trẻ em 6 tuổi trên toàn quốc. Cuối năm 2008 đến giữa năm 2010, Việt
Nam đã ghi nhận vụ dịch sởi có qui mô lớn trên cả nước (63/63 tỉnh), 9.434 ca mắc
6


[3]. Năm 2014 tại Việt Nam dịch sởi diễn biến rất phức tạp: xảy ra tản phát ở hầu hết
các tỉnh, thành phố trên cả nước; Tỷ lệ mắc 16,8/100.000, tăng 5,8 lần so với năm
2013; Tuổi mắc tập trung chủ yếu ở nhóm 1-4 tuổi (32.2%), nhóm trẻ chưa đến tuổi
tiêm phòng chiếm tỷ lệ rất cao: Dưới 9 tháng chiếm 13,2%; từ 9-11 tháng chiếm 9,6%.
Có 148 ca tử vong, trong đó có những ca tử vong khi trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng
[8]. Nguyên nhân được xác định do một số bà mẹ chưa từng mắc sởi và chưa được
tiêm vắc xin nên không có miễn dịch. Những trẻ sinh ra từ các bà mẹ này không nhận
được miễn dịch từ mẹ và từ tiêm phòng nên nguy cơ mắc sởi rất cao [13], ngoài ra
việc e ngại tai biến khi tiêm phòng vắc xin trong cộng đồng cũng là một yếu tố ảnh
hướng lớn đến việc giúp trẻ được tiêm phòng đủ liều theo yêu cầu.
1.3 Vắc xin sởi
1.3.1 Lịch sử phát triển vắc xin sởi
Năm 1954 John F. Enders và các cộng sự đã phân lập được vi rút sởi từ bệnh
phẩm của cậu bé 13 tuổi David Edmonston ở Boston, bang Massachusetts- Hoa Kỳ
[60]. Chủng vi rút này đã được cấy truyền 24 lần trên tế bào thận người tiên phát và
28 lần trên tế bào Vero, sau đó là 6 lần trên tế bào khoang niệu của phôi gà và là
chủng sản xuất vắc xin sởi sống giảm độc lực đầu tiên [1], [25], [26]
Năm 1963 vắc xin sởi sống giảm độc lực từ chủng Edmonston B được sản xuất
và cấp phép sử dụng [1], [26], [17]. Năm 1965 Schwarz đã cấy truyền chủng
Edmonston B trên nguyên bào sợi phôi gà (Chicken Embryonic Fibroblast - CEF) và

thay đổi điều kiện nhiệt độ nuôi cấy từ 350 C-360C xuống 320C [17].
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều chủng sản xuất vắc xin sởi, bao gồm hai
loại chính: Có nguồn gốc được cấy chuyển từ chủng Edmonston và có nguồn gốc độc
lập với chủng này. Chủng Schawrz và Montaren được sử dụng phần lớn ở các nước
phương tây, chủng AIK-C từ Viện Kitasato- Nhật Bản và chủng Edmonston- Zagreb
(EZ) từ Nam Tư, Leningrad-16 từ Nga, CAM-70 từ Biken -Nhật Bản. Năm trong số
6 chủng trên đều được làm giảm độc lực qua phương pháp giảm nhiệt độ nuôi cấy
sau khi cấy chuyển [52], [47], [48], [49].

7


CAM: Chick chorioallantoic membrane (Tế bào màng đệm túi niệu gà)
CE: Chick Embryo intra – amniotic cavity (tế bào màng ối phôi gà)
CEF: Chick Embryo Fibroblast (Tế bào sợi bào thai gà)
DK: Dog Kidney (Tế bào thận chó)
HA: Human Amnion (Tế bào màng ối người)
HK: Human Kidney (Tế bào thận người)

Hình 1.3 Lịch sử phát triển các chủng vắc xin sởi
A: Các chủng thuộc nhóm Edmonston
B: Các chủng không thuộc nhóm Edmonston

Dankamp et al.
8


Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin sởi đơn, sống giảm độc lực từ chuyển
giao công nghệ của Viện Kitasato (Nhật Bản) cho Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất
Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC), Việt Nam qua dự án ODA/JICA không

hoàn lại năm 2007 sử dụng chủng AIK-C. Chủng AIK-C được tạo ra từ chủng
Edmonston – Ender qua hai bước:
Bước 1: Từ chủng Edmonston – Ender, các nhà khoa học phân lập và tạo bốn biến
chủng thích nghi ở nhiệt độ khác nhau nhưng đều là nhiệt độ thấp (250 C, 270 C, 290
C, 330 C) bằng cách tạo dòng trên tế bào thận cừu [38].
Bước 2: Chọn chủng thích nghi ở điều kiện 330C, đặt tên là AIK, tiếp tục cấy chuyển
12 lần trên tế bào thận cừu để giảm độc lực và duy trì sự thích nghi. Sau đó làm tăng
số lượng chủng trên tế bào phôi gà, đặt tên là AIK-C và dùng làm chủng gốc để sản
xuất vắc xin [38].
1.3.2 Quy trình sản xuất vắc xin Sởi
Trên thế giới có hai loại vắc xin sởi: vắc xin bất hoạt và vắc xin sống giảm
độc lực
Vắc xin sởi bất hoạt
Vắc xin sởi bất hoạt bằng formalin, do hãng Pfizer và Lilly sản xuất có nguồn
gốc từ chủng Edmonston, được sử dụng ở Mỹ từ năm 1963-1967. Sau đó vắc xin này
đã bị khuyến cáo không nên dùng vì vắc xin này gây đáp ứng miễn dịch thấp và thời
gian kháng thể tồn tại ngắn. Nhiều trường hợp gây thể lâm sàng sởi không điển hình
và biến chứng sau tiêm vắc xin. Sau đó vắc xin này đã không được sản xuất nữa [36],
[37].
Vắc xin sởi sống giảm độc lực
Hiện nay tất cả các nhà sản xuất trên thế giới đều sản xuất vắc xin sởi sống
giảm độc lực dạng đông khô. Vắc xin sởi được sản xuất dưới dạng một thành phần
(MVAC) hoặc phối hợp với vắc xin Rubella (MR) hoặc với Rubella và Quai bị
(MMR). Hàm lượng vi rút trong một liều (0,5ml) không nhỏ hơn 1000 CCID50 (hoặc
PFU). Có thể bổ sung một số chất làm tăng tính bền vững của vi rút vắc xin với nhiệt
độ môi trường. Theo tiêu chuẩn của TCYTG, hiệu giá của vắc xin chỉ được phép giảm
< 1log10 CCID50 (hoặc PFU) khi để vắc xin ở 370C trong vòng 1 tuần và hàm lượng
vi rút còn lại không nhỏ hơn một liều tiêm [51]. Công nghệ sản xuất vắc xin sởi tuỳ
thuộc vào điều kiện và nhu cầu sử dụng mà có thể thực hiện nuôi cấy trong các chai
9



Roux hay hệ thống lên men lớn có chế độ khuấy, môi trường nuôi cấy không có huyết
thanh và tế bào được bám trên các vi giá thể (micro carier). Tế bào Vero và tế bào
phôi gà là hai dòng tế bào thường được sử dụng trong sản xuất vắc xin sởi [35].
Quy trình tóm tắt sản xuất vắc xin sởi tại Việt Nam:
Vắc xin sởi đơn Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu sản xuất Vắc xin và sinh
phẩm y tế (POLYVAC) sản xuất từ chuyển giao công nghệ của Viện Kitasato, Nhật
Bản qua dự án ODA/JICA, là dạng vắc xin sống giảm độc lực, được sản xuất từ chủng
sản xuất POLYVAC_ AIK-C có nguồn gốc từ chủng AIK-C 266286 của Nhật Bản
bằng công nghệ nuôi cấy vi rút trên tế bào phôi gà. Quy trình sản xuất được tóm tắt
như sau:

1.3.3 Kiểm định chất lượng vắc xin
Sản xuất vắc xin luôn luôn phải tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt của
thực hành sản xuất tốt (GMP). Kiểm định chất lượng là một phần của GMP liên quan
đến việc lấy mẫu, thực hiện thử nghiệm, hồ sơ hóa tài liệu kiểm định để đảm bảo rằng
các sản phẩm khi xuất xưởng đạt cả tính an toàn và hiệu lực. Kiểm định chất lượng
cần phải có tính khách quan và chính xác, tuân thủ chặt chẽ theo yêu cầu của
TCYTTG, cơ quan KĐQG quy định cho từng loạt vắc xin. [18]

10


Đối với vắc xin sởi thành phẩm các chỉ tiêu đánh giá được thực hiện tuân thủ
theo hướng dẫn của TCYTTG (WHO TRS 840, phụ lục 3 và DĐVN IV). Toàn bộ
quá trình kiểm tra chất lượng vắc xin sởi được mô tả tóm tắt ở hình (1.6).

Hình 1.4 Sơ đồ kiểm định chất lượng vắc xin sởi [51]


11


Thử nghiệm tính chất vật lý được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực
tiếp trạng thái vắc xin, yêu cầu của thử nghiệm này đối với các ống vắc xin sau khi
đóng ống và đông khô phải có độ đồng đều về mặt cảm quan của bánh đông khô, có
hình trụ tròn đều, không bị vỡ, không bị sùi, không có dị vật, chứng tỏ quy trình đóng
ống và đông khô đảm bảo chất lượng.
Thử nghiệm độ ẩm tồn dư là một tiêu chuẩn rất quan trọng xác định tỷ lệ %
lượng nước còn tồn dư sau quá trình đông khô còn lại trong vắc xin. Hàm lượng nước
còn lại trong vắc xin đông khô nếu vượt qua tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng đến
tính chất vật lý và tính ổn định công hiệu khi bảo quản thời gian lâu dài.
Thử nghiệm vô trùng được thực hiện trong điều kiện nghiêm ngặt với các trang
thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo cấp độ sạch theo tiêu chuẩn của TCYTTG. Khu
vực thực hiện thử nghiệm luôn được giám sát các chỉ số đo hạt bụi và áp suất khí
trong phòng, không khí được lọc qua hệ thống HEPA. Các màng lọc và thiết bị cần
phải được giám sát thường xuyên. Có hai phương pháp thực hiện thử nghiệm này bao
gồm: phương pháp nuôi cấy trực tiếp và phương pháp màng lọc. Phương pháp màng
lọc có ưu điểm chính xác hơn do kiểm tra được toàn bộ lượng vắc xin trong lọ, sử
dụng hệ thống kín giúp cho mẫu không bị phơi nhiễm từ ngoài vào. Tuy nhiên phương
pháp này có phần hạn chế khi sử dụng cho một vắc xin có tá chất nhôm. Tá chất nhôm
sẽ không đi qua được màng lọc do vậy đối với những loại vắc xin này thường phải áp
dụng phương pháp nuôi cấy trực tiếp. Phương pháp nuôi cấy trực tiếp ít chính xác do
chỉ kiểm tra được một phần trong lọ vắc xin và dễ bị phơi nhiễm hơn. Thử nghiệm
vô trùng sử dụng các môi trường tối ưu cho nấm và vi khuẩn phát triển. Quy trình thử
nghiệm yêu cầu cần có chứng âm và chứng dương để loại trừ các kết quả âm tính giả
và dương tính giả.
Thử nghiệm Mycoplasma được yêu cầu thực hiện đối với tất cả các vắc xin
được sản xuất từ nuôi cấy tế bào. Mycoplasma là nguyên nhân gây nhiễm chủ yếu ở
các tế bào nuôi, tỷ lệ lây nhiễm càng cao khi thực hiện cấy chuyển nhiều lần.

Thử nghiệm nhận dạng vắc xin được sử dụng phổ biến ở các nhà máy sản xuất
và cơ quan KĐQG bao gồm phương pháp miễn dịch, trung hòa kháng nguyên kháng
thể đặc hiệu, PCR. Những phương pháp này áp dụng cho việc xác định sự có mặt
thành phần vi rút cần nhận dạng có trong vắc xin, nó phù hợp với cả các vắc xin một
thành phần hay nhiều thành phần.
12


Thử nghiệm ổn định nhiệt được thực hiện sau khi mẫu thử nghiệm được ủ
trong điều kiện 370C/7 ngày và thực hiện song song cùng phương pháp của thử
nghiệm xác định công hiệu với mẫu bảo quản ở nhiệt độ khuyến cáo. Thử nghiệm
này được yêu cầu thực hiện nhằm chứng minh tính ổn định của vắc xin dưới ảnh
hưởng của điều kiện nhiệt độ. Phần lớn các vắc xin sống giảm độc lực đều phải yêu
cầu thực hiện thử nghiệm này, vắc xin có tính ổn định nhiệt độ cao sẽ làm tăng hiệu
quả tiêm chủng khi vắc xin phải vận chuyển trong những điều kiện khó khăn không
đảm bảo dây chuyền lạnh như đi đến các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Tính ổn
định với nhiệt độ cao cũng tránh được việc loại bỏ vắc xin khi gặp sự cố không bảo
quản được đúng nhiệt độ khuyến cáo. Tiêu chuẩn áp dụng cho thử nghiệm ổn định
nhiệt tùy thuộc vào các chủng vắc xin khác nhau. Đối với vắc xin sởi đạt yêu cầu về
tính ổn định nhiệt khi có kết quả ≥ 103 log10 PFU/liều (0,5ml) và chênh lệch với mẫu
bảo quản ở nhiệt độ khuyến cáo ≤ 1log10 PFU/ liều (0,5ml).
Trong các thử nghiệm đánh giá chất lượng thì thử nghiệm công hiệu là tiêu chí
quan trọng nhất để đánh giá hiệu lực của vắc xin là đo lường hoạt tính sinh học, sử
dụng một thử nghiệm sinh học định lượng phù hợp, dựa trên thuộc tính của sản phẩm
kết hợp với các đặc tính sinh học phù hợp tương ứng [1], [34]. Có rất nhiều phương
pháp được sử sụng để thực hiện thử nghiệm công hiệu như: sinh học phân tử xác định
nồng độ kháng nguyên vi rút trong vắc xin, trung hòa giảm đám hoại tử; gây nhiễm
trực tiếp tiếp trên tế bào cảm thụ,…nhưng tùy thuộc vào bản chất mỗi loại vắc xin mà
có các phương pháp thực hiện cụ thể khác nhau. Đối với vắc xin sởi phương pháp
phổ biến và được TCYTTG khuyến cáo là 2 phương pháp tiêu chuẩn PFU và CCID50.

Phương pháp PFU
Phương pháp PFU là phương pháp tạo đám hoại tử tế bào, được sử dụng rất
phổ biến để xác định nồng độ vi rút trong vắc xin sống giảm độc lực. Sau khi mẫu
được pha loãng tiến hành gây nhiễm trên tế bào đã được chuẩn bị kín đều một lớp.
Qua thời gian tiếp xúc với tế bào 60 phút, cố định vi rút thông thường sử dụng thạch
(agar). Vi rút được nuôi cấy 7-10 ngày trong điều kiện CO2 5% với dải nhiệt độ phù
hợp, sau đó nhuộm phiến tế bào nuôi cấy đó để có thể đếm được các đám hoại tử tại
các độ pha và tính toán kết quả. Phương pháp này đọc kết quả bằng mắt thường, các
đám hoại tử màu trắng trên nền thuốc nhuộm đỏ hay tím rất rõ ràng và riêng biệt [16],
[51].
13


Phương pháp CCID50
Phương pháp CCID50 là phương pháp xác định liều gây nhiễm hủy hoại 50% tế
bào, phương pháp này cũng thường xuyên được sử dụng để xác định nồng độ vi rút sống.
Tế bào có thể được chuẩn bị trên phiến 96 giếng 0-4 giờ trước khi pha loãng vi rút. Sau
đó vi rút được gây nhiễm vào phiến đó với các độ pha phù hợp. Qua thời gian nuôi cấy
9 ngày đọc kết quả trên kính hiển vi hoặc thực hiện phản ứng miễn dịch với tín hiệu phát
hiện tạo màu để xác định số lượng giếng tế bào có dấu hiệu hủy hoại. Số liệu được tính
qua công thức Kaber hoặc Reed-Muench [18], [51], [42].
Hệ số tương quan giữa hai phương pháp CCID50 và PFU
Hai phương pháp thử nghiệm hiệu giá vắc xin sởi CCID50 và PFU đã được
nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu so sánh và xác định hệ số tương quan. Các hệ
số thay đổi tùy thuộc vào các chủng vi rút khác nhau và các điều kiện thực hiện thử nghiệm
khác nhau và có giá trị tỉ lệ lý thuyết PFU: CCID50 là 1: 0,69. Có nghĩa là cứ trung bình 1
PFU sẽ tạo được sự hủy hoại tương ứng bằng 0,69 CCID50 [21].
Tùy theo mỗi chủng sản xuất khác nhau, công nghệ sản xuất khác nhau mà
hằng số tương quan (k) giữa hai phương pháp có thể thay đổi. Do vậy việc xác định
hằng số tương quan cho một mẫu chuẩn có cả hai đơn vị xác định công hiệu (PFU và

CCID50) là rất cần thiết trong việc kiểm soát chất lượng theo qui định của NRA của
mỗi quốc gia.
1.4 Sản xuất và thiết lập các mẫu chuẩn
1.4.1 Sự cần thiết của mẫu chuẩn
Để đảm bảo chất lượng của vắc xin thì việc kiểm tra chất lượng được coi là
nền tảng. Chất lượng của sinh phẩm được kiểm tra bằng các phương pháp vật lý, hóa
học và sinh học. Trong một thử nghiệm sinh học thường sử dụng các động vật thí
nghiệm, mô, tế bào nuôi cấy, các chủng vi sinh vật. Giá trị của các thử nghiệm này
thường có sự giao động lớn hơn so với thử nghiệm hóa lý, có thể chênh lệch 330%
hay 0,5 log10 [60], [54]. Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch này là do sự khác biệt sinh
học của các loài tham gia thử nghiệm, sai số hệ thống giữa các phòng thí nghiệm,
người thực hiện kỹ thuật, trang thiết bị, phương pháp thực hiện và các nguyên vật
liệu…
TCYTTG đã thiết lập MCQT vì các sai lệch do độ cảm nhiễm và đáp ứng của
nhóm động vật thí nghiệm được sử dụng và điều kiện thí nghiệm sẽ ảnh hưởng giống
14


×