Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quản trị kho hàng trong logistics và ứng dụng ở công ty ân nam group

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 106 trang )

NGUYỄN XUÂN CƯỜNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

QUẢN TRỊ KHO HÀNG TRONG LOGISTICS VÀ ỨNG
DỤNG Ở CÔNG TY ÂN NAM-GROUP

NGUYỄN XUÂN CƯỜNG

2015- 2017

HÀ NỘI- 2017

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KHO HÀNG TRONG LOGISTICS VÀ ỨNG
DỤNG Ở CÔNG TY ÂN NAM-GROUP

NGUYỄN XUÂN CƯỜNG


CHUYÊN GÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÃ SỐ: 60.48.02.018

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN PHÙNG

HÀ NỘI- 2017

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017

Nguyễn Xuân Cường

iii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời
cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo Viên Đại Học Mở Hà Nội đã t ận tình giúp đ ỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Phùng đã dành
nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành bản luận văn
thạc sĩ chuyên nghành công nghệ thông tin.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, mặc dù được sự hướng dẫn rất nhiệt

tình, đầy trách nhiệm của TS. Lê Văn Phùng và các thầy cô giáo trong Viện Đại
Học Mở Hà Nội cùng với sự nỗ lực của cá nhân nhưng vẫn không thể tránh được
những thiếu sót. Tác giả chân thành mong được những ý kiến đóng góp từ quý
Thầy, Cô và các bạn bè đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017

Nguyễn Xuân Cường

iv


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
1PL
2PL
3PL
4PL
5PL
CSDL
FIFO
LIFO

Tiếng Anh
First Party Logistics
Second Party Logistics
Third Party Logistics
Fourth Part Logistics
Five Party Logistics
Database

First In First Out
Last In First Out

v

Tiếng Việt
Logistics bên thứ nhất
Logistics bên thứ hai
Logistics bên thứ ba
Logistics bên thứ tư
Logistics bên thứ năm
Cơ sở dữ liệu
Nhập trước xuất trước
Nhập sau xuất trước


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các sản phẩm hiện tại và mức sử dụng

27

Bảng 2.2: Bảng tính toán trung gian tổng giá trị của từng loại sản phẩm

27

Bảng 2.3: Xếp thứ loại sản phẩm theo tổng giá trị giảm dần

27

Bảng 2.4: Phân loại ABC cho các sản phẩm theo nhóm


28

Bảng 2.5:Điểm tọa độ, quy mô và cước phí

30

Bảng 2.6:Tìm vị trí ban đầu của kho

31

Bảng 2.7: Xác định vị trí kho

31

Bảng 2.8: Tọa độ vị trí với lần lặp đầu

32

Bảng 2.9:Tính tổng chi phí và tọa độ kho hàng

32

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô phỏng Cross dock

13


Hình 1.2: Đặc tả quy trình nghiệp vụ kho hàng

16

Hình 2.1: Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ quy trình nhập kho

20

Hình 2.2: Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ quy trình xuất kho

22

Hình 2.3: Quy trình xác định danh mục hàng dự trữ

26

Hình 2.4: Đặc tả không gian nguồn hàng và thị trường

30

Hình 2.5: Xác định các mối quan hệ giữa các thực thể

42

Hình 2.6: Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống

43

Hình 2.7: Đặc tả thiết kế quản lý tồn kho và đặt mua hàng


44

Hình 2.8: Đặc tả thiết kế quản lý nhận hàng và nhập kho

45

Hình 2.9: Đặc tả thiết kế quản lý xuất kho và giao hàng

47

Hình 2.10: Đặc tả thiết kế quản lý thu hồi

49

Hình 2.11: Đặc tả thiết kế quản lý kiểm kê

51

Hình 2.12: Mô hình thiết kế cơ sở dữ liệu mức logic

57

Hình 3.1: Màn hình chính

76

Hình3.2: Danh mục kho hàng

76


Hình 3.3: Thêm mới kho hàng

77

Hình 3.4: Danh mục nhà cung cấp

77

Hình 3.5: Thêm mới nhà cung cấp

77

Hình 3.6: Danh mục khách hàng

78

Hình 3.7: Thêm mới khách hàng

78

Hình 3.8: Danh mục hàng hóa

78

Hình 3.9:Thêm mới hàng hóa

79

Hình 3.10: Danh mục nhân viên


79

Hình 3.11: Thêm mới nhân viên

79

Hình 3.12: Giao diện nhóm chức năng quản lý kho hàng

80

Hình 3.13: Giao diện lập 1 chứng từ xác định danh mục hàng dự trữ 81

vii


Hình 3.14: Tạo phiếu đặt mua hàng cho sản phẩm nhóm A

81

Hình 3.15:Giao diện xác định kho gom hàng

82

Hình 3.16: Tạo mới kho hàng sau khi tính toán kho gom hàng tối ưu 82
Hình 3.17: Giao diện phiếu điều chuyển hàng nội bộ

83

Hình 3.18: Giao diện phiếu kiểm kê hàng hóa


83

Hình 3.19: Phiếu đặt mua hàng hóa

84

Hình 3.20: Phiếu nhập kho hàng hóa

84

Hình 3.21: Phiếu thu hồi hàng hóa

84

Hình 3.22: Phiếu xuất kho hàng hóa

85

Hình 3.23: Báo cáo nhập kho

85

Hình 3.24: Báo cáo xuất kho

86

Hình 3.25: Báo cáo tồn kho

86


Hình 3.26: Báo cáo tình hình kinh doanh

86

Hình 3.27: Báo cáo xuất hàng loại bỏ

87

viii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT....................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................................................v
MỤC LỤC..............................................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN TRỊ KHO HÀNG ............................2
1.1.Khái quát về logistics...........................................................................................2
1.1.1.Lịch sử phát triển của Logistics ..............................................................2
1.1.2. Phân loại logistics........................................................................................4
1.1.3. Mối quan hệ giữa logistics – Chuỗi cung ứng – Quá trình phân phối ........6
1.1.4. Vai trò của logistics.....................................................................................7
1.1.5. Xu hướng phát triển của logistics ...........................................................8
1.2. Những vấn đề chung nhất về quản trị kho hàng .................................................9
1.2.1. Khái niệm, vai trò chức năng của kho hàng ............................................9
1.2.2.Hệ thống bảo quản và dự trữ hàng hóa trong kho ...................................12

1.2.3.Quá trình nghiệp vụ kho và điều phối hàng hóa .....................................14
Kết luận chương.....................................................................................................17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ KHO HÀNG TRONG
LOGISTICS ...........................................................................................................................................18
2.1.Đặc tả phân tích các hoạt động nghiệp vụ quản lý kho .....................................18
2.1.1.Đặc tả yêu cầu ............................................................................................18
2.1.2.Đặc tả quy trình quản lý kho .................................................................19
2.1.3.Phân tích các chức năng theo quy trình quản lý kho ...............................25
2.2. Mô hình phân tích dữ liệu ở mức khái niệm.....................................................35
2.2.1. Hệ thống hồ sơ dữ liệu ........................................................................35
2.2.2. Đặc tả phân tích dữ liệu ở mức khái niệm .............................................39
2.3. Mô hình thiết kế chức năng hệ thống quản trị kho hàng ..................................43
2.3.1. Đặc tả thiết kế quản lý tồn kho và đặt mua hàng tới nhà cung cấp ..........44
2.3.2. Đặc tả thiết kế quản lý nhận hàng và nhập kho......................................45

ix


2.3.3. Đặc tả thiết kế quản lý xuất kho và giao hàng .......................................47
2.3.4.Đặc tả thiết kế quản lý thu hồi ..............................................................49
2.3.5. Đặc tả thiết kế quản lý kiểm kê ............................................................51
2.4. Mô hình thiết kế dữ liệu ở mức logic phục vụ quá trình điều phối hàng hóa...53
2.5.Thiết kế dữ liệu vật lý ........................................................................................59
Kết luận chương.....................................................................................................67
CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ KHO HÀNG TRONG LOGISTICS Ở CÔNG TY
AN-NAM GROUP ...............................................................................................................................68
3.1. Hiện trạng quản trị kho hàng trong logistics ở Công ty An-Nam Group ........68
3.1.1 Vấn đề thiết kế kho....................................................................................68
3.1.2 Vấn đề vận hành hiệu quả hoạt động kho...............................................68
3.1.3 Tối ưu hóa hoạt động vận tải trong kho .................................................69

3.2. phần mềm thử nghiệm quản trị kho hàng cho Công ty An-Nam Group .........69
3.2.1. Hệ thống chương trình .........................................................................70
3.2.2. Đặc tả mô-đun ...........................................................................................70
3.3. Các giao diện chính của chương trình ..............................................................77
3.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm của chương trình................................................88
Kết luận chương.....................................................................................................88
KẾT LUẬN..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................91
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................................92
PHỤ LỤC 1- KHUÔN DẠNG MÔT SỐ CHỨNG TỪ GỐC ĐANG SỬ DỤNG Ở
CÔNG TY AN-NAM GROUP............................................................................................92
PHỤ LỤC 2- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH .............................. 94
PHỤ LỤC 3- SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ 1C ENTERPRISE.............................95

x


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của luận văn
Công ty An-Nam Group đã nhận thức rõ Logistics có khả năng giúp giải

quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của công ty một cách hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, hỗ
trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đóng vai trò then ch ốt trong việc đưa sản
phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Trong đó, việc điều phối
hàng hóa trong quản trị kho hàng đã giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển
kinh doanh của Công ty. Vì vậy, được sự hỗ trợ của Thầy giáo hướng dẫn, tôi đã
hướng tới đề tài “Quản trị kho hàng trong Logistics và ứng dụng ở Công ty AnNam Group”. Công ty An-Nam Group chính là Công ty mà hiện nay tôi đang công

tác với trọng trách về công nghệ thông tin.

2.

Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đặt ra với mục tiêu nghiên cứu cơ sở phương pháp luận và tăng

cường hiệu quả việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics, đặc biệt
là trong lĩnh vực quản trị kho hàng, và ứng dụng cho Công ty An-Nam Group.

3.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề quản trị kho hàng trong

Logistics.

4.

Phạm vi nghiên cứu
Vì các nội dung nghiên cứu trong logistics là rất rộng nên phạm vi nghiên

cứu của luận văn chỉ gói gọn trong phần Quản trị kho hàng trong Logistics để ứng
dụng cho cơ quan, nơi bản thân đang công tác.

5.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận


văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Logistic và quản trị kho hàng
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống quản trị kho hàng trong logistics
Chương 3: Ứng dụng quản trị kho hàng trong Logistics ở Công ty An-Nam Group.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN TRỊ
KHO HÀNG
1.1.Khái quát về logistics
1.1.1.Lịch sử phát triển của Logistics
Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng
hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh
về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên
nhiên vật liệu và bán thành phẩm,… trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất
của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh
mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu, logistics chỉ đơn thuần
được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh
nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, logistics đã đư ợc chuyên môn hóa và phát
triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong giao
thương quốc tế.
Tuy nhiên, một điều khá thú vị là logistics được phát minh và ứng dụng lần
đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự.
Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong 2 cuộc Đại chiến thế giới để
di chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu
cần cho lực lượng tham chiến. Hiệu quả của hoạt động logistics, do đó là yếu tố có
tác động rất lớn tới thành bại trên chiến trường. Cuộc đổ bộ thành công của quân
đồng minh vào vùng Normandie tháng 6/1944 chính là nhờ vào sự nỗ lực của khâu
chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai. Sau khi

chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp d ụng các
kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến. Hoạt động
logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai sau khi chiến
tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc.
Logistics đã phát triển rất nhanh chóng, giờ đây logistics được ghi nhận như
một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các

2


doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Logistics được
phát triển qua 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Phân phối vật chất :
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20, người ta đã bắt đầu quan tâm đến vấn
đề quản lý một cách có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau như
vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý tồn kho, bao bì đóng gói,
phân loại,… để đảm bảo phân phối sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một
cách có hiệu quả. Những hoạt động đó được gọi là phâ n phối sản phẩm vật
chất hay còn có tên gọi là logistics đầu ra.
 Giai đoạn 2: Hệ thống Logistic
Những năm 80, 90 của thế kỷ 20, các công ty tiến hành kết hợp quản lý 2
mặt: đầu vào(cung ứng vật tư) với đầu ra(phân phối sản phẩm) để tiết kiệm
chi phí, tăng thêm hiệu quả của quá trình này, được gọi là hệ thống logistics.
 Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là một khái niệm mang tính chiến lược về quản trị
chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung cấp - đến người sản xuất - khách
hàng tiêu dùng sản phẩm, logistics phát triển quá nhanh chóng, trong nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực, ở nhiều nước, nên có rất nhiều định nghĩa khác nhau,
cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về logistics .
Trong lĩnh vực sản xuất logistics được định nghĩa là cung ứng, là chuỗi hoạt

động nhằm đảm bảo nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ cho hoạt
động tổ chức doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả; bên
cạnh đó còn tham gia vào quá trình phát tri ển sản phẩm mới.
Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng thì logistics được định nghĩa: logistics
là quá trình tối ưu hóa về vị trí lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên yếu tố đầu vào
từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán
lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh
doanh[1, tr.7]

3


Theo giáo sư Martin Christopher: “Logistics là quá tr ình quản trị chiến lược
thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng
thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để
tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với
chi phí thấp nhất”.
Theo Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế
hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển
và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật
liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn
tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng
yêu cầu của khách hàng.
Theo nhóm tác giả của cuốn sách “Logistics – những vấn đề cơ bản” thì
logistics được định nghĩa như sau: “Logistics là quá trình t ối ưu hóa về vị trí và thời
điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng
qua các khâu sản xuất phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua
hàng loại các hoạt động kinh tế.”
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại
2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa
thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

1.1.2. Phân loại logistics
1.1.2.1. Phân loại theo các hình thức logistics
Trên thế giới hiện nay có các hình thức sau:
- Logistics bên thứ nhất (1 PL – First Party Logistics) hay logistics tự cấp: Người
chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp
ứng nhu cầu của bản thân. First Party Logistics thường làm phình to quy mô của
4


doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có
đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành
hoạt động logistics.
- Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics): Người
cung cấp dịch vụ bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ
trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán,..)
để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics.
- Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics): Là người
thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận
chức năng như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận
chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận
chuyển hàng tới địa điểm quy định.
- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics) hay Logistics chuỗi phân phối
hay nhà cung cấp logistics chủ đạo: Nhà cung cấp logistics chủ đạo là người tích
hợp – người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học

kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải
pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung
cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải,…
4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm
thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
- Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm (5PL - Five Party Logistics): 5PL là dịch
vụ logistic phổ biến và phát triển nhất hiện nay dành cho thương mại điện tử. 5PL
quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông qua các giải pháp thông tin
liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ giao hàng thương mại điện tử.
Điểm đặc trưng của 5 PL là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ
thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống
này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ
thông tin. 5PL là giải pháp dành cho các shop, doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ có thể
tích hợp dễ dàng hệ thống quản lý ứng dụng của 5PL khi vận hành hệ thống chuyên
nghiệp[2, tr8]
5


1.1.2.2. Phân loại theo quá trình
Gồm 3 loại:
- Logistics đầu vào (inbound logistics): Logistics đầu vào là các hoạt động đảm bảo
cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn,…) một cách tối ưu cả về
vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
- Logistics đầu ra (outbound logistics): Logistics đầu ra là các hoạt động đảm bảo
cung cấp thành phần đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian
và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược hay còn gọi là logistics thu hồi (reverse logistics): Logistics thu
hồi là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường
phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.


1.1.2.3. Phân loại theo đối tượng hàng hóa
Theo đối tượng hàng hóa, logistics được phân thành:
- Logistics hàng tiêu dùng nhanh: là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời
hạn sử dụng ngắn như: quần áo, giày dép, thực phẩm,…
- Logistics ngành ôtô: là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô
- Logistics hóa chất: là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hóa chất, bao gồm cả
hàng độc hại, nguy hiểm
- Logistics hàng điện tử
- Logistics hàng dầu khí.

1.1.3. Mối quan hệ giữa logistics – Chuỗi cung ứng – Quá trình phân phối
1.1.3.1. Mối quan hệ giữa logistics – Chuỗi cung ứng
Mối quan hệ giữa logistics và chuỗi cung ứng cho đến nay xuất hiện 5 trường
phái khác nhau:
- Chuỗi cung ứng là một phần của logistics.
- Logistics là một phần của chuỗi cung ứng.
- Logistics chỉ là một bộ phận nhỏ của chuỗi cung ứng.
- Logistics cũng là chu ỗi cung ứng và ngược lại.

6


- Giữa chuỗi cung ứng và logistics có phần chung.

1.1.3.2. Mối quan hệ giữa logistics và phân phối
Quá trình phân phối là khái niệm phản ánh sự di chuyển hàng hóa của một tổ
chức. Nó bao gồm sự vận chuyển hàng hóa bằng các loại phương tiện khác nhau, từ
địa điểm này sang địa điểm khác, từ nước nọ sang nước kia, trong đó có sự phối
hợp giữa các hoạt động và các chức năng khác nhau, nhằm đảm bảo chu chuyển
hàng hóa liên tục từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi đến tay người tiêu dùng.

Quá trình phân phối và hoạt động logistics có liên quan mật thiết với nhau,
nếu thiếu một kế hoạch khoa học và sự quản lý chặt chẽ, sát sao thì toàn bộ quá
trình chu chuyển hàng hóa, dịch vụ phức tạp sẽ không thể thực hiện nhịp nhàng, liên
tục.

1.1.4. Vai trò của logistics
1.1.4.1. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau,
tác động qua lại lẫn nhau.
Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ
có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi chuỗi logistics hoạt động liên tục
nhịp nhàng. Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistics,
theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là
giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu
của mỗi người.
Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của
nền kinh tế. Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia
trên trường quốc tế.
Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế.
Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình
này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và
thương mại quốc gia. Logistics đóng góp 10% ở các nước Mỹ, Nhật, đối với những

7


nước kém phát triển tỷ lệ này có thể cao hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ logistics có
ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được
đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt mang lại khả năng giảm
chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.


1.1.4.2. Vai trò của logistics đối với các doanh nghiệp
Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách
hiệu quả.
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Logistics còn góp phần giảm phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ.
Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing: Logistics
đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời
điểm thích hợp.

1.1.5. Xu hướng phát triển của logistics
Logistics sẽ phát triển theo 3 xu hướng chính sau:
- Xu hướng 1: ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ
biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của logistics như: hệ thống thông tin Quản
trị chuỗi cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số Radio…
- Xu hướng 2: phương pháp quản lý logistics kéo ngày càng phát triển mạnh mẽ và
dần thay thế cho phương pháp logistics đẩy theo truyền thống :
+ Phương pháp đẩy: là phương pháp tổ chức sản xuất theo dự báo nhu cầu thị
trường. Phương pháp này tạo ra hàng tồn kho và “đẩy” hàng ra thị trường để đáp
ứng nhu cầu thực tế. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, có
nhiều thời gian để sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhờ phát huy tính kinh tế về quy
mô và đường cong kinh nghiệm (là hiện tượng kỹ năng của người lao động tăng lên
dẫn đến tăng năng suất lao động). Nhược điểm: tạo ra khối lượng hàng tồn lớn, chu
kỳ sản xuất dài, chi phí dự trữ cao. Phương pháp này đòi hỏi lượng vốn lưu động
lớn, vòng quay chậm.

8



+ Phương pháp kéo: hoạch định sản xuất dựa trên nhu cầu và đơn hàng thực tế của
thị trường, có nghĩa là nhu cầu của khách hàng “kéo” hàng từ sản xuất về phía thị
trường. Ưu điểm: giảm thiểu khối lượng và chi phí hàng tồn kho, rút ngắn chu trình
sản xuất, nhờ đó giảm vốn lưu động, tăng vòng quay vốn, phản ứng nhanh và hiệu
quả hơn với những thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi
phải có khả năng phản ứng nhanh trước những yêu cầu của thị trường, tổ chức linh
hoạt, phải tổ chức và quản lý tốt hệ thống thông tin, chu trình sản xuất được quản lý
chặt chẽ, khoa học, có khả năng đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt về tiến độ, thời
gian giao hàng,…
- Xu hướng thứ ba: thuê dịch vụ logistics từ các công ty logistics chuyên nghiệp
ngày càng phổ biến.
Trên thế giới, logistics đã và đang phát tri ển mạnh mẽ. Ở Việt Nam logistics
đã b ắt đầu được nhìn nhận như một công cụ “sắc bén” đem lại thành công cho các
doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và chắc chắn logistics sẽ phát triển trong
tương lai không xa.

1.2. Những vấn đề chung nhất về quản trị kho hàng
1.2.1. Khái niệm, vai trò chức năng của kho hàng
Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị
hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và
chi phí thấp nhất.
Hoạt động kho liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hóa của
doanh nghiệp, do vậy vai trò của kho thể hiện ở chỗ:
- Bảo đảm tính liên tục cho quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, quản trị kho
bãi giúp doanh nghiệp lưu trữ toàn bộ sản phẩm và quản lý được số lượng sản phẩm
trên toàn bộ hệ thống.
- Góp phần giảm chi phí sản xuất,vận chuyển, phân phối.Nhờ đó kho có thể chủ
động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối
nhờ đó giảm chi phí bình quân trên một đơn vị kho góp phần tiết kiệm chi phí lưu


9


thông thông qua việc quản lý tốt hao hụt hàng hóa, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ
sở vật chất của kho.
- Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua việc
đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lượng, chất lượng, trạng thái lô hàng giao, góp
phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm.
Các công ty kinh doanh phân phối hàng ngày càng phát triển, thì mức độ
phức tạp trong vận hành quản lí kho hàng càng cao. Hàng trong kho ngày càng lớn,
chủng loại sản phẩm càng phong phú, điều này thường dẫn đến nhu cầu mặt bằng
kho bãi và nhân lực quản lý đòi hỏi ngày càng lớn.
Nhiều nhà phân phối đã t ừng phải chi phí những khoản khổng lồ cho việc
gom hàng và dọn hàng trong kho, quản lý vòng nhập hàng, và chuyển về nơi gom
hàng. Sự không phù hợp của quản trị kho hàng cũng trở thành vấn đề nan giải nếu
chúng ta không thể quản lý một cách chính xác hàng trong kho với kho hàng lớn
hơn hoặc vị trí kho hàng ở nhiều nơi.
Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị
hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ tối ưu và
chi phí thấp nhất. Một số chức năng chính của kho hàng thường được thể hiện như:
- Nhận hàng: Nhận hàng là hoạt động liên quan đến việc tiếp nhận tất cả nguyên
vật liệu vào trong kho hàng một cách có trật tự. Là hoạt động cần thiết nhằm đảm
bảo số lượng cũng như ch ất lượng của nguyên vật liệu như đơn hàng đã nh ận.Thanh
toán thuế kho và giải quyết các thủ tục vấn đề cần thiết liên quan.
- Đóng gói hàng rời: Công việc đóng gói được thực hiện trong nhà kho ở trạng thấy
rời khi đã nhận hàng với số lượng lớn từ nhà cung cấp và sau đó được đóng gói đơn
lẻ theo số lượng, chủng loại thích hợp. Tất cả hàng hóa được tiếp nhận được xử lý
cùng một lúc hoặc từng bộ phận chuyên trách sẽ giải quyết sau nếu lượng hàng hóa
quá lớn.
- Xếp hàng vào kho: Xếp hàng vào kho bao gồm vận chuyển và sắp xếp hàng vào vị

trí nhất định.

10


- Lưu trữ: Lưu trữ là việc ngăn chặn các tác nhân vật lý tác động lên hàng hóa trong
quá trình chờ vận chuyển. Các hình thức lưu trữ sẽ phụ thuộc vào số lượng mục
trong kho cũng như các đ ặt điểm bảo quản của sản phẩm.
- Gom hàng: Gom hàng là một dịch vụ cơ bản mà nhà kho cung cấp cho khách
hàng. Khi một lô hàng không đủ số lượng thì người gom hàng sẽ tập hợp, chỉnh đốn
và sắp xếp hợp lý cho lô hàng lẻ thành những lô hàng đủ số lượng để sử dụng cách
vận chuyển trọn gói container. Khi hàng hóa được nhận từ nhiều nguồn hàng nhỏ,
kho đóng vai trò là đi ểm tập kết thành những lô hàng lớn như vậy sẽ có điểm lợi thế
về quy mô khi vận chuyển tới nhà máy thị trường bằng các phương tiện vận chuyển.
- Đóng gói và phí kho: Như các chức năng khi chuẩn bị đóng gói các hàng lẻ được
đóng hộp để sử dụng thuận tiện hơn. Sau khi thực hiện công tác gom hàng, chức
năng này đem lại lợi thế là cung cấp linh hoạt hơn trong việc sử dụng hàng tồn kho.
Phí kho được tính tại thời điểm nhận hàng. Bảng gía tại nhà sản xuất định và lúc
hàng vào kho chắc chắn sẽ thay đổi khi hàng ở trong kho kéo dài.
- Phân loại: Phân loại hàng theo yêu cầu của các chủ hàng hoặc phân loại theo hóa
đơn.
- Đóng gói và gửi hàng: Đóng gói và gửi hàng bao gồm các nhiệm vụ chính sau
đây:
o Kiểm tra các đơn đặt hàng.
o Đóng gói thành các kiện hàng và vận chuyển lên container.
o Chuẩn bị tài liệu gửi hàng bao gồm: danh sách đóng gói, nhãn địa chỉ,
vận đơn.
o Kiểm tra trọng lượng của đơn hàng để xác định chi phí vận chuyển.
o Xuất đơn hàng.
o Xếp hàng lên xe tải (trong nhiều trường hợp đây là trách nhiệm của người

vận chuyển).
- Vận chuyển: Trong nhiều trường hợp nhà kho sẽ đảm nhận cả khâu vận chuyển
cho khách hàng thân thiết. Thu gom hàng hóa từ nơi sản xuất và chuyển đến nơi
tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng. Hoạt động kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp đến

11


vấn đề lưu trữ và bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp. Quản trị kho bãi trong
logistics tốt giúp doanh nghiệp:
o Góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa.
Nhờ đó kho có thể chủ động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong
quá trình sản xuất và phân phối, giảm chi phí bình quân trên một đơn vị.
o Góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông thông qua việc quản lý tốt hao hụt
hàng hóa, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho.
o Duy trì nguồn cung ổn định, sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có
nhu cầu. Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu
cầu về số lượng, chất lượng và tình trạng.
o Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.2.Hệ thống bảo quản và dự trữ hàng hóa trong kho
Kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cũng như d ịch
vụ logistics, là nơi cất giữ nguyên vật liệu, thành phẩm,…trong suốt quá trình chu
chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp
các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí các hàng hóa được lưu.
Hệ thống bảo quản kho hàng gồm có kho lạnh bảo quản, Cross Docking,
Kho bảo thuế, Kho ngoại quan, Kho CFS.
Cross Docking là một kỹ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và
thu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp
nhận và gửi hàng. Ý tưởng chính của kỹ thuật này là chuyển các lô hàng trực tiếp từ

các xe tải chở hàng (trailer truck) đến cho các xe tải đi - bỏ qua quá trình lưu trữ
trung gian. Các lô hàng thông thường chỉ mất khoảng một ngày ở bến cóc (Cross
dock) và đôi khi chưa tới 1 giờ. Do đó nó sẽ cắt giảm được chi phí cũng như gia
tăng hiệu quả khai thác hoặc nhận hàng hóa lưu trữ rồi ngay lập tức xếp lên xe tải
để chở đến nơi quy định.

12


Hình 1.1:Mô phỏng Cross dock

Trong mô hình truyền thống, các kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn
hàng của khách, sau đó các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các
đơn hàng bổ sung đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác
định. Trong mô hình Cross Docking, khách hàng được biết trước về sản phẩm đến
kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ. Vì vậy, nét đặc trưng của Cross
Docking là thời gian hàng hóa chuyển đến kho và địa điểm xuất hàng được biết
trước.
Các loại hàng phù hợp cho Cross Docking nếu nhu cầu của nó đáp ứng hai
tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Nếu nhu cầu là không chắc chắn
Cross Docking rất khó để thực hiện vì khó khăn trong việc cân đối giữa cung và
cầu.
Kho bảo thuế được thành lập để lưu giữ nguyên liệu nhập khẩu để cung ứng
cho sản xuất của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế. Nguyên liệu nhập khẩu đưa
vào kho bảo thuế chưa phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh
để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài

13



hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa
chủ kho ngoại quan và chủ hàng (Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP).
Địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS) là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các
hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung
container.

1.2.3.Quá trình nghiệp vụ kho và điều phối hàng hóa
Các quyết định cơ bản của quản trị kho bao gồm:
- Quyết định về loại hàng cần dự trữ và mức độ dự trữ
- Quyết định về vị trí tập kết hàng.
- Quản lý điều phối hàng hóa (quản lý tồn kho và đặt mua hàng, quản lý. nhận hàng
và nhập kho, quản lý giao hàng và xuất kho, quản lý thu hồi, quản lý kiểm kê).

1.2.3.1.Quyết định về loại hàng cần dự trữ và mức độ dự trữ
Dự trữ bao gồm các sản phẩm hay nguyên liệu, nhiên liệu đang lưu trong
kho, đang trên đường vận chuyển, đang chờ sản xuất dở dạng,… và cả những thành
phẩm đang chờ bán. Nói cách khác, dự trữ bao gồm:
- Tất cả các sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp có để bán.
- Tất cả nguyên vật liệu, phụ tùng mà doanh nghiệp lưu giữ và sử dụng để sản xuất
ra các sản phẩm hay cung cấp dịch vụ.
Cần chú ý phân biệt: hàng dự trữ và hàng ế thừa.
Quản lý dự trữ là việc tổ chức quản lý tất cả các công việc, các dữ liệu liên
quan đến công tác dự trữ để bảo đảm dự trữ một cách hiệu quả và giảm chi phí. Cụ
thể, quản lý dự trữ là tổ chức thực hiện các công việc sau:
- Quản lý việc nhận hàng và lưu giữ hàng.
- Kiểm kê hàng.
- Quản lý thu hồi hàng do khách trả lại.
- Quản lý việc đặt mua hàng của Công ty tới các nhà cung cấp.
- Quản lý việc ghi sổ và sắp xếp hàng trong kho.

Trong quản lý dự trữ, một trong những công việc rất quan trọng là Quyết
định về loại hàng cần dự trữ và mức độ dự trữ.
14


Lợi ích của quản lý dự trữ nói chung và quyết định về loại hàng cần dự trữ và
mức độ dự trữ nói riêng là nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tạo điều
kiện sản xuất, dịch vụ linh hoạt và an toàn cũng như gi ảm chi phí trong kinh doanh.

1.2.3.2. Quyết định về vị trí kho tập kết hàng
Quyết định về vị trí kho tập kết hàng được dựa trên mô hình toán học dưới
đây.
Mô hình toán học:
Giả sử có n địa điểm (nguồn) cung cấp hàng được đánh số bởi i=1, 2,…, n,
và có m nơi tiêu thụ được đánh số bởi i=n+1,…, n+m.
Min Fv = iviridi

(i=1, 2,…, n, n+1, n+2,…., n+m)

(1)

Ở đây:
Fv: Tổng chi phí vận chuyển
vi: Qui mô hàng nhận ở điểm i

(i=1,…, n+m)

ri: Cước phí vận chuyển đối với điểm i
di: Khoảng cách từ vị trí “kho lý tưởng” đến điểm i


Vị trí kho được tìm thấy bằng cách giải 2 phương trình toạ độ vị trí - toạ độ
trung tâm:

X

Y 

i vi ri xi / d i
i vi ri / d i

(2)

i vi ri yi / d i
i vi ri / d i

(3)

X,Y

: Toạ độ kho được phân bố

xi, yi: Toạ độ của nguồn cung cấp hàng hoặc điểm nhận hàng cuả khách hàng

di: Khoảng cách, được tính như sau:
15


×