Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NỀN ÂM NHẠC CỦA NƯỚC NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.68 KB, 5 trang )

NỀN ÂM NHẠC CỦA NƯỚC NGA
*Nhạc Nga đã trải qua một lịch sử lâu dài, bắt đầu từ các bài hát dân
ca nghi lễ và âm nhạc thiêng liêng của Nhà thờ Chính thống. Từ sau
Cách mạng Tháng Mười, nền âm nhạc Xô Viết được hình thành với sự
đa dạng, phong phú cùng nhiều màu sắc dân tộc khác nhau, trong đó
âm nhạc Nga trở thành trụ cột quan trọng góp phần thúc đẩy sự hình
thành và phát triển các nền âm nhạc dân tộc khác trong cộng đồng Liên
bang Xô Viết. Khi nhắc đến âm nhạc Nga, chúng ta không thể không ấn
tượng với những giai điệu: vừa cổ điển vừa nhẹ nhàng; trữ tình pha
chút sâu lắng; hùng hồn, tươi vui như ẩn chứa tinh thần tự hào dân tộc
và lòng yêu nước…
A. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Thế kỷ 18 và 19: Nhạc cổ điển Nga
o Ở giai đoạn này, so với các quốc gia phương Tây, Nga là một
nước khởi đầu muộn trong việc phát triển nền âm nhạc cổ điển
truyền thống do sự chống đối của Nhà thờ Chính thống đối với
âm nhạc thế tục (âm nhạc tách biệt với tôn giáo).
o Vào thời Peter I, khi âm nhạc châu Âu được nhìn thấy như một
dấu hiệu của nền văn minh và là một phương thức để phương
Tây hoá đất nước, cơn sốt nhạc opera Ý bắt đầu được truyền bá
mạnh, tạo hứng thú cho âm nhạc phương Tây trong giới quý
tộc. Sự nổi tiếng này đã trở nên phổ biến nhiều đến nỗi mọi
người thậm chí còn không biết rằng các nhà soạn nhạc Nga đã
tồn tại.
o Hàng loạt bản nhạc opera nổi tiếng ra đời, có nhiều bản được
sáng tác bởi các nhà soạn nổi tiếng để đưa vào những vở ballet.
Tiêu biểu là nhà soạn nhạc vĩ đại Nga Peter Ilyich Tchaikovsky
được biết đến với nhiều ca khúc hay trong các vở ballet như:


Hồ Thiên Nga (Swan Lake), Người Đẹp Ngủ Trong Rừng


(Sleeping Beauty) và Kẹp Hạt Dẻ (The Nutcracker).
 Bản nhạc Dance of the Sugar Plum Fairy (Tạm dịch: Điệu
khiêu vũ thần tiên của mận đường) trong vở ballet The
Nutcracker (Kẹp Hạt Dẻ):
 Bản gốc (Origin):
/> Bản phối (Cover): />v=jt3oAyK_IG8
 Bản piano:
[Nếu lấy video này thì CẮT TỪ PHÚT 1:24]
/>Thế kỷ 20: Nhạc Liên Xô
o Sau Cách mạng tháng Mười Nga, âm nhạc nước này đã thay
đổi đáng kể. Đầu những năm 1920, các bản nhạc chủ yếu lấy
cảm hứng từ "tinh thần cách mạng" của thời đại.
o Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của nhạc Jazz Liên Xô mà
vị cha đỡ đầu của nó là Valentin Yakovlevich Parnakh. Lúc
bấy giờ, Eddie Rosner và Oleg Lundstrem là một trong
những người có nhiều đóng góp cho nhạc jazz của Liên Xô.
o Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn ra đời Quốc ca Liên bang
Nga:
 Phần nhạc: sáng tác vào 1938 bởi Alexander
Alexandrov
 Phần lời: được viết vào 2000 bởi Sergey Mikhalkov.
 Được trình diễn lần đầu tiên vào đêm ngày 30 tháng
12 năm 2000 trong một nghi lễ quốc gia tại Điện
Kremli.


 Bản truyền thống: />v=bIreaM3XV4M
 Bản đặc biệt: />*Một cựu chiến binh già, người đã từng chiến đấu quyết liệt chống
quân phát xít Đức những ngày đầu cuộc Chiến tranh vệ quốc ở
tỉnh Smolensk – tiền đồn của Phòng tuyến thủ đô Moskva, đã viết thư

lên Tổng thống bày tỏ lòng mình khi nghe những giai điệu của Quốc ca
Liên bang Nga. Trong thư có đoạn: “...Tôi nay đã tuổi 90, tưởng rằng
cho tới khi sang “thế giới bên kia” sẽ không bao giờ còn được nghe bài
Quốc ca hùng tráng của Liên bang Xô viết vĩ đại ngày ấy nữa. Thế mà,
ơn trời, bài hát chính thức của đất nước hùng cường của chúng ta lại
vang lên... Trong tôi lại hiện lên những kỷ niệm khó quên của những
năm tháng oanh liệt. Tôi tin là nước Nga chúng ta tiếp tục truyền thống
anh dũng hy sinh chịu đựng của mình để vững bước đi tới phồn vinh,
hùng cường... Từ đáy lòng tôi chân thành cảm ơn Tổng thống...”
Thế kỷ 21: Nhạc Nga hiện đại
o Nhạc pop của Nga phát triển tốt và thành công thông qua các
phương tiện truyền thông nhạc pop như MTV Russia, Muz
TV và các đài phát thanh khác nhau. Ngay sau khi bức tường
sắt sụp đổ, các nghệ sĩ, như đã có một lập trường chính trị
tích cực, ủng hộ vị tổng thống đầu tiên Boris Yeltsin.
o Nhóm nhạc Nga nổi tiếng: Serebro (Nga: Серебро, dịch
tiếng Anh: Silver) là một nhóm nhạc nữ Nga được thành lập
bởi nhà quản lý và nhà sản xuất Maxim Fadeev. Đĩa đơn
Mama Lover được biết đến nhiều nhất của nhóm đã được
xếp vào bảng xếp hạng Billboard Charts của Mỹ. Dưới đây
là bài hát Mi Mi Mi cũng rất phổ biến của nhóm:
 />

B. MỘT SỐ BẢN NHẠC NGA THÂN QUEN VỚI NGƯỜI VIỆT
NAM:
Đôi bờ (tiếng Nga: Два берега):
 Lời Nga: /> Lời Việt:
/>Nội dung bài hát theo nguyên tác là nói về một mối tình vô vọng
của một cô gái chung thủy với một chiến sĩ hi sinh ngoài mặt trận,
và chính bản thân người con gái cũng nhận thức được điều ấy.

Nhưng sâu thẳm tận đáy lòng mình, cô gái lại không hề muốn tin
và vẫn hy vọng, đợi chờ. Hình ảnh những con vịt đều có đôi và
những bạn gái đều đã có người yêu làm cô không khỏi chạnh
lòng, nghĩ đến tình cảnh hiện tại của mình và người con trai như
hai bờ của một dòng sông. Tuy vậy, cô vẫn kiên định chờ đợi...
Giai điệu của bài hát nhẹ nhàng, sâu lắng, phản ảnh nội tâm một
người thiếu nữ. Lời Việt của bài hát rất thơ mộng nhưng mang
tính ẩn dụ để thể hiện đúng ý của nguyên tác, niềm tin đôi bờ đâu
cách xa. Câu kết của nguyên tác "Мы с тобой два берега у
одной реки" nghĩa là "Em và anh (mãi) như hai bờ của một dòng
sông ", hàm ý chẳng bao giờ gặp được nhau.
Triệu đoá hồng (tiếng Nga: Миллион алых роз):
 Lời Nga: /> Lời Việt: />Chuyện kể rằng có chàng họa sĩ yêu thầm một cô ca sĩ. Cô gái có
một điểm đặc biệt là rất yêu những bông hồng, yêu loài hoa tượng
trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Để làm đẹp lòng cô, chàng đã bán


tất cả những gì mình có, nhà cửa, những bức tranh chàng yêu thích,
để đổi lấy một triệu bông hoa hồng mang tặng cô và hy vọng cô ấy
sẽ vui lòng...nhưng sau đó cô ca sĩ này biết được người tặng những
bông hoa hồng đó là một nhà họa sĩ nghèo nên cô đã không lấy anh
ta.Sau đó anh ta đã chết trong nỗi buỗn vời vợi.
Katyusha (tiếng Nga: Катюша, thường được ghi trong tiếng
Việt là Cachiusa):
 Lời Nga (Informal): />v=3kk_oYURQrs
 Lời Nga (Formal): />v=_GC8NR7qIgc
Đây là bài hát nổi tiếng của Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh vệ
quốc. Bài hát gần gũi với người dân Liên Xô trong thời chiến và là
niềm an ủi tinh thần cho những chiến sĩ Hồng quân. Người dân Nga
dành cho bài hát tình cảm đặc biệt. Ngay sau khi ra đời, tác phẩm

trở thành một sự kiện trong đời sống âm nhạc, một hiện tượng xã
hội, bởi khắp nơi đều vang lên giai điệu Kachiusa. Ca khúc nói về
Kachiusa, cô gái yêu chàng chiến sĩ. Cô thường gửi cho anh những
bức thư chứa đựng tình yêu đất nước, tình yêu lứa đôi. Lời Nga có
đoạn “Em bước trên bờ sông và cất tiếng hát về thảo nguyên bao la,
về chim đại bàng, về người yêu, về những bức thư em gìn giữ...”.



×