Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TIẾN TRÌNH TÌM HIỂU VĂN BẢN NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.54 KB, 5 trang )

TIẾN TRÌNH TÌM HIỂU VĂN BẢN
NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC – TRẦN ĐÌNH HƯỢU
Sưu tầm và biên soạn: Ha Nhat Anh Lam
Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
SGK
2. Tác phẩm:
a) Xuất xứ:
SGK
b) Một số vấn đề gợi mở:
 Văn hóa là gì? Cho ví dụ.
 Là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Ví dụ: Văn hóa lúa nước, văn hóa cồng chiêng, chữ viết, ẩm thực, trang
phục, văn hóa ứng xử,...
 Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là gì? Ý nghĩa?
 Là những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua lịch sử
nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành nét đặc sắc của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
Ý nghĩa: Đánh giá, nhìn nhận sự giàu có hay nghèo nàn của văn hóa
dân tộc.
c) Khái quát nội dung:
Trong bài, người viết đã thoát khỏi thái độ hoặc ngợi ca, hoặc chê bai đơn giản
thường thấy khi tiếp cận vấn đề. Tinh thần chung của bài viết là tiến hành một sự
phân tích, đánh giá khoa học đối với những đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam.
Tác giả đã sử dụng giọng văn điềm tĩnh, khách quan để trình bày luận điểm của
mình. Người đọc chỉ có thể nhận ra được nguồn cảm hứng thật sự của tác giả nếu
hiểu cái đích xa mà ông hướng đến: góp phần xây dựng một chiến lược phát triển
mới cho đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển hiện
thời.
Đọc – hiểu văn bản:


1. Chia bố cục: SGK
2. Tìm hiểu văn bản:
a) Phần 1: Tác giả đã nêu vấn đề gì? [MỞ BÀI]
*Nhận xét về
b) Phần 2: Tác giả đã nhận định/trình bày như thế nào về nền văn hóa dân
cách mở đầu
tộc? [THÂN BÀI]

văn bản?


*Tại sao tác giả
lại nêu mặt hạn
chế trước?
*Thái độ của
tác giả khi nói
về những mặt
hạn chế?

*Nêu dẫn
chứng + nêu ví
dụ minh họa
cụ thể cho
từng phương
diện?

*Giải thích rõ
nhận định:
“Tinh thần
chung của văn

hóa Việt
Nam… dung
hòa”?

 Đặc điểm của văn hóa Việt Nam: Giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng
tới sự hài hòa trên mọi phương diện với tinh thần chung “thiết thực,
linh hoạt và dung hòa”.
 Mặt hạn chế: Không có một ngành khoa học, kỹ thuật nào phát
triển đến thành truyền thống, âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều
không phát triển đến tuyệt kĩ, chưa có một ngành văn hóa nào đó
trở thành danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa. Đối với cái dị
kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến
cùng, chấp nhận những gì vừa phải, phù hợp nhưng cũng chần
chừ, dè dặt, giữ mình. Không có khát vọng để hướng đến những
sáng tạo lớn, không đề cao trí tuệ.
 Tạo sức ì, sự cản trở những bước phát triển mạnh mẽ làm nên tầm
vóc lớn lao của các giá trị văn hóa lớn của dân tộc.
 Mặt tích cực:
 Về tôn giáo, nghệ thuật:
- Tôn giáo: Không say mê cuồng tín, không cực đoan mà dung
hòa giữa các tôn giáo. (Đa phần người Việt thuở xưa theo đạo
Phật và tín ngưỡng dân gian, nhưng không vì thế mà không du
nhập những tôn giáo khác như Công giáo hoặc cả Hồi giáo,
và dù theo đạo gì họ vẫn giữ được tục thờ cúng tổ tiên  Dung
hòa; không lợi dụng tôn giáo mà nắm quyền điều khiển người
khác – điển hình việc này là Công giáo ngày xưa ở các nước
phương Tây, khi Giáo hội có sức mạnh hơn cả vua chúa 
Không cuồng tín, cực đoan. Coi trọng hiện thế trần tục hơn thế
giới bên kia.
- Nghệ thuật: Tuy có quy mô không lớn, tráng lệ, phi thường

(không có những công trình to lớn như các nước khác, như
Kim tự tháp hay Vạn Lý Trường Thành,…) nhưng sáng tạo
được những tác phẩm tinh tế, chủ yếu là lĩnh vực thơ ca (có từ
ca dao, dân ca đến các bài thơ, truyện thơ).
 Ứng xử:
- Thích sự yên ổn: mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp (“Việc
nhân nghĩa cốt ở yên dân”); yên phận thủ thường, không kỳ
thị, cực đoan; quý sự hòa đồng hơn sự rạch ròi trắng đen.
- Trọng tình nghĩa: chuộng người hiền lành, tình nghĩa, khôn
khéo; chuộng sự hợp tình, hợp lý.
 Sinh hoạt: ưa sự chừng mực, vừa phải; thích cái xinh, cái khéo,
cái thanh nhã. Chuộng cái dịu dàng, thanh nhã. Ghét cái sặc sỡ,
quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, vừa khoảng.
 Ăn mặc: Thích cái giản di, thanh đạm, kín đáo, thanh nhã, hòa
hợp với thiên nhiên. Không chuộng sự cầu kì. Hướng vào cái dịu


dàng thanh lịch, quý sự kín đáo hơn là sự phô trương. (Ví dụ: áo
dài: kín đáo, nhưng vẫn đủ làm tôn dáng người mặc)
 Quan niệm về cái đẹp: Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, quy mô
vừa phải.
 Kiến trúc: Tuy nhỏ nhưng điểm nhấn lại là sự hài hòa, tinh tế với
thiên nhiên.

 Tính ổn định, nét riêng của văn hóa truyền thống Việt Nam (thế
mạnh của văn hóa Việt Nam): cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh
với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người sống có tình nghĩa, có
văn hóa trên một cái nền nhân bản.
 Bản chất và nguyên nhân:
 Bản chất của nền văn hóa truyền thống là nền văn hóa của dân

nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi
không có sự kích thich của đô thị.
 Nguyên nhân: Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự
nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn,nhiều bất trắc.
 Cái nhìn sắc sảo, thẳng thắn, phân tích thấu đáo những mặt tích cực
và những hạn chế của văn hóa truyền thống, đồng thời rút ra bản chất,
nguyên nhân tạo nên những đặc điểm của nền văn hóa truyền thống,
giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo, bao quát về nền văn hóa dân tộc. Từ
đó có ý thức phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế để tạo
tầm vóc lớn cho văn hóa đân tộc.
 Phật giáo và Nho giáo ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hoá truyền
thống Việt Nam:
 C¸ch tiÕp cËn:
- Người Việt thờ Phật chủ yếu để cầu nguyện hướng thiện chứ
chưa phải để đạt được giác ngộ, giải thoát theo giáo lí.
- Nho giáo ảnh hưởng rộng nhưng đã dung hòa với các tôn
giáo khác. Nho giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh nghi
lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt.
- Đạo giáo không ảnh hưởng nhiều trong văn hóa nhưng tư
tưởng Lão – Trang thì ảnh hưởng nhiều đến lớp trí thức cao
cấp, để lại dấu vết khá rõ trong văn học.
 Tiếp nhận để tạo ra cuộc sống thiết, bình ổn, lành mạnh với
những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người hình lành, tình nghĩa,
sống có văn hóa.
c) Phần 3: Tác giả đã khẳng định như thế nào về con đường hình thành
bản sắc văn hóa Việt Nam? [KẾT BÀI]
 Yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam:


*Trong phần

kết luận, vì sao
tác giả lại
khẳng định
như vậy?

*Liên hệ với
thực tế lịch sử,
văn hóa và văn
học để lam rõ
nhận định trên
của tác giả?

 Nội lực: Là cái vốn có của dân tộc, đó là thành quả sáng tạo riêng
của cộng đồng văn hóa, cộng đồng dân tộc Việt Nam Nếu không
có thì nền văn hóa sẽ không có nội lực bền vững.
 Ngoại lực: Quá trình chiếm lĩnh, đồng hóa các giá trị văn hóa từ
bên ngoài, quá trình tích tụ, tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn
hóa của nhân loại. Nếu cứ “bế quan tỏa cảng” thì không thừa
hưởng đươc những giá trị tinh hoa và tiến bộ của văn hóa nhân
loại, không thể phát triển, không thể tỏa rạng được giá trị văn hóa
vốn có vào đời sông văn hóa rộng lớn của thế giới.
 Sự kết hợp, dung hòa giữa cái vốn có của dân tộc với cái tiếp nhận có
sàng lọc văn hóa nước ngoài tạo nên bản sắc riêng độc đáo của con
người và dân tộc Việt Nam. Đây chính là nét riêng để phân biệt với các
dân tộc, quốc gia khác và là điểm hấp dẫn đối vối khách du lịch quốc tế.
 Các giá trị văn hóa không phải chỉ là thành quả sáng tạo riêng cộng
đồng văn hóa Việt Nam mà là cả một quá trình tích tụ tiếp nhận có chọc
lọc “chiếm lĩnh”, “đồng hóa” các giá trị văn hóa khác. Về khả năng
chiếm lĩnh, đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài, dân tộc Việt Nam là
dân tộc có bản lĩnh.


3. Rút ra bài học: Ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc
 Trong bối cảnh thời đại ngày nay, việc tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc
trở thành một nhu cầu tự nhiên. Chưa bao giờ dân tộc ta có cơ hội
thuận lợi như thế để xác định "chân diện mục" của mình qua hành động
so sánh, đối chiếu với "khuôn mặt" văn hoá của các dân tộc khác. Giữa
hai vấn đề hiểu mình và hiểu người có mối quan hệ tương hỗ.
 Tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng
một chiến lược phát triển mới cho đất nước, trên tinh thần làm sao phát
huy được tối đa mặt mạnh vốn có, khắc phục được nhược điểm dẫn
thành cố hữu để tự tin đi lên.
 Tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với việc quảng bá cái hay, cái
đẹp của dân tộc để "góp nhặt"cùng năm châu, thúc đẩy một sự giao lưu
lành mạnh, có lợi chung cho việc xây dựng một thế giới hoà bình, ổn
định và phát triển.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ TƯ LIỆU THAM KHẢO
: Từ điển tiếng Việt.
, : Giáo án điện tử.
: Dàn ý của Thanh Tâm.


: Giáo án điện tử.
: Bài viết của PGS.TS Phan Huy Dũng.
: Giáo án điện tử.
 GHI CHÚ
o “SGK”  phân công người tìm thông tin
o Phần câu hỏi trong ô  phân công người tìm ra câu trả lời
o Nội dung  Xem lại và chỉnh sửa, bổ sung (nếu cần)




×