Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thực Trạng và Các Tiêu Chí Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Ở Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Đại Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.68 KB, 63 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa quản trị kinh doanh

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài :

THỰC TRẠNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU
THẦU Ở CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
ĐẠI DƯƠNG

Giáo viên hướng dấn : Nguyễn Văn Phúc
Sinh viên thực hiện : Trần Mạnh Cường
Lớp
: QTKDTH A-K38
Khoa
: Quản Trị

HÀ NỘI – 2010


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà phát triển, tình hình kinh tế trong
những năm vừa qua có rất nhiều sự chuyển biến tốt đẹp. Để theo kịp với


nền kinh tế thế giới và khu vực thì vấn đề đầu tư cho phát triển cơ sở hạ
tầng là rất quan trọng, nó sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Trong những năm gần đây, hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta
trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển hơn bao giờ hết, các
công ty xây dựng phải cạnh tranh trong một môi trường vô cùng khắc
nghiệt. Số lượng các doanh nghiệp xây dựng gia tăng ngày càng nhiều, cả
trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về đấu thầu ở
nước ta vẫn chưa được hoàn chỉnh, các vấn đề bất cập xoay quanh nó vẫn
còn rất nan giải, các doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp mình để thích ứng và tồn tại.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH tư vấn đầu tư
và xây dưng Đại Dương và với những kiến thức đã học đã cho em thấy
vai trò của công tác đấu thầu xây dựng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty là vô cùng quan trọng, vì vậy em đã quyết định chọn
đề tài: “Thực Trạng và Các Tiêu Chí Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Ở
Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Đại Dương ” là đề tài
nghiên cứu của mình.
Nội Dung Đề Tài Gồm Ba Chương
Chương I : Giới thiệu chung về công ty TNHH tư vấn đầu tư và
xây dựng Đại Dương .
Chương II : Một số lí luận cơ bản và Thực trạng đấu thầu xây lắp
ở công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Dương .
Chương III : Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả cạnh tranh
trong đấu thầu ở công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Dương .

1


Chuyên đề tốt nghiệp


Trần Mạnh Cường

Với khoảng thời thực tập tai công ty được sư hướng dẫn của thầy
giáo Nguyễn Văn Phúc và sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong
phòng đấu thầu công ty Đại Dương em đã hoan thành chuyên đề thực tập
này.Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thiện chuyên đề ,còn không tránh
khỏi thiếu sót ,em kính mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô
và anh chị để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

2


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU
TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI DƯƠNG
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY .
1. Thông tin chung :
Tên công ty: CÔNG TY THHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DƯNG DỰNG
ĐẠI DƯƠNG
Tên giao dịch: DAI DUONG CONTRUCTION AND INVESTMENT
CONSULTING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: DCCC CO.. LTD.
Trụ sở chính: Số nhà 42 Ngõ 35 đường Đặng Thai Mai Phường Quảng An
quận Tây Hồ - Hà Nội.

Điện thoại:

043 2949994



Fax:

043 7192652

Email:

Tài khoản:

0912 290 531

126020200131 Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

nông thôn Hồng Hà, Hà Nội.
Mã số thuế:

0101932707

Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0102026059 do Sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 28 tháng 04 năm 2006, đăng ký thay
đổi lần 3 ngày 16 tháng 10 năm 2008.
2. Ngành nghề kinh doanh :
- Tư vấn và thiết kế công trình giao thông đường bộ
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công

nghệ cao, công trình thoát nước, công trình xử lý chất thải và môi trường.
- Xan lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, trang trí nội, ngoại thất.
- Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội, ngoại thất.
- Mua bán, thuê và cho thuê máy móc ngành xây dựng. công nghiệp.
3


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá.
- Thiết kế trạm thuỷ điện nhỏ, trạm bơm, kênh mương, công trình
bảo vệ bờ sông, bờ biển, công trình nuôi trồng thuỷ sản, công trình cấp
nước sạch nông thôn.
- Khảo sát trắc địa công trình.
- Thiết kế công trình thuỷ lợi cấp bốn.
- Tư vấn đầu tư( Không bao gồm tư vấn Pháp luật và tài chính)
- Giám sát thi công xây dựng loại công trình cầu và đường bộ, lĩnh
vực chuyên môn giám sát xây dựng và hoàn thiện.
- Thẩm tra dự án đầu tư xây dưng, thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi
công các công trình ( Trong phạm vi các công trình cong ty được phép
thiết kế )
3. Lực lượng chuyên môn :
Cán bộ quản lý: 5 người: Trong đó:
- Trình độ Đại học: 3 người.
- Trình độ Cao đẳng: 2 người
Cán bộ kỹ thuật, chuyên môn 27 người: Trong đó:
- Trình đôj Đại học: 21 người
- Trình độ Cao đẳng, trung cấp: 6 người

II. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ.
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP.

4


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

1.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ:
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓNG TỔ

PHÒNG

PHÒNG KẾ

CHỨC

TÀI CHÍNH

HOẠCH

HÀNH

KẾ TOÁN


KỸ THUẬT

CHÍNH

PHÒNG

PHÒNG TƯ

ĐỘI KHẢO

ĐỘI

THIÊT KẾ

VẤN GIÁM

SÁT

CÔNG

SÁT

ĐẠC

ĐO

THI

1.2/ PHẦN NĂNG LỰC CHỦ CHỐT CỦA CÁN BỘ
1.2.2. Giám đốc công ty

- Họ và tên:

Nguyễn Hải Dương

- Năm sinh:

1978

- Bằng cấp: Kỹ sư Cầu Đường Bộ

Hệ đào tạo: Chính quy

Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
Khoá học: 1996 – 2001
- Chứng chỉ ngành nghề: Thiết kế công trình đường bộ số KS – 04 –
5


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

05846 do Sở xây dựng Hà Nội cấp ngày 14 / 10 / 2009
- Thời gian công tác:
+ Năm 2001: Cán bộ điều hành công trình đường bộ Hồ Chí Minh Km
395 – Km 395. Công ty xây dựng công trình 136.
+ Năm 2001 – 2002: Kỹ thuật ban điều hành công trình đường QL46
Km 17 – Km 21. Công ty cổ phần đường bộ Nghệ An.
+ Năm 2002 – 2004: Cán bộ thiết kế, công ty xây lắp và tư vấn thiết
kế - Tổng công ty đường sông miền Bắc.

*) Một số công trình thiết kế tiêu biểu :
- Khảo sát thiết kế đường nội bộ khu vực thị trấn Cao Phong, huyện
Cao Phong, tỉnh Hoà Bình
- Khảo sát thiết kế đường xóm Ngù - Lỗ Làn, huyện Đà Bắc, tỉnh
Hoà Bình
- Khảo sát thiết kế đường vào nhà máy xi măng Lương Sơn, huyện
Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
- Khảo sát thiết kế đường Yên Lạc – Đa Phúc, huyện Yên Thuỷ, tỉnh
Hoà Bình.
- Khảo sát thiết kế đường Tân Nhuệ B, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
- Khảo sát thiết kế đường đến trung tâm xã Tân Dân, huyện Đà Bắc,
tỉnh Hoà Bình
+ Năm 2004 – 2006: Giám đốc xí nghiệp thiết kế giao thông – Công ty
xây lắp và tư vấn thiết kế - Tổng công ty đường sông miền Bắc
Các công trình chỉ đạo thiết kế:
- Khảo sát thiết kế đường Chũ – Tân Mộc, huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang.
- Khảo sát thiết kế đường bao biển thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
- Khảo sát thiết kế đường Minh Thành – Tân Thành, huyện Lạc
Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.
- Khảo sát thiết kế đường thuộc khu vực Chiềng Ngân và Trường
6


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

Đại Học Tây Bắc, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La
+ Từ năm 2006: Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Đại

Dương
*) Một số công trình tiêu biểu trực tiếp chỉ đạo thiết kế:
- Khảo sát, lập báo cáo thiết kế kỹ thuật, đường Liên Phú 1 – Liên
Phú 2 xã An Lạc, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.
- Khảo sát. lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, đường Noong Luông Hiềng, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình.
- Khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án ngầm xóm Cáo – Xã
Quý Hoà, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình.
- Khảo sat, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đường vào khu du lịch sinh
thái thác Thăng thiên, xã Dân Hoà, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình
- Khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: Đường đoạn 8
nội huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
- Khảo sat, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, công trình: Đường đoạn 14
nội huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
- Khảo sát, lập dự án đầu tư Đường đoạn 12 nội huyện Quang Bình,
tỉnh Hà Giang
1.2.2. Phó Giám đốc công ty
- Họ và tên:

Lê Hải Nam

- Năm sinh:

1978

- Bằng cấp:

Kỹ sư Cầu Đường Bộ

Hệ đào tạo: Chính quy


Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
Khoá học: 1996 – 2001
- Chúng chỉ hành nghề:
+ Thiết kế công trình đường bộ số KS – 04 – 05869 do Sở xây dựng
Hà Nội cấp ngày 14/10 /2009
+ Kỹ sư định gía hạng 2 số 04 – 0918 do Sở xây dựng Hà Nội cấp
ngày 28/7/2009
- Thời gian công tác:
7


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

+ Năm 2001: Cán bộ kỹ thuật công trình đường Hồ Chí
Minh Km395 – Km398. Công ty xây dựng công trình 136
+Năm 2002 – 2004: Kỹ thuật ban điều hành công trình
đường trục chính Lào Cai – Cam, Đường đoạn Km6 + 550. Công ty xây
dựng công trình 136
+ Năm 2004 – 2005: Giám đốc điều hành dự án Cải tạo nâng
cấp QL 32, đoạn Km 332 – Km370. Công ty TNHH xây lắp Cương Lĩnh
+ Năm 2005 – 2006: Trưởng phòng kỹ thuật công ty TNHH
xây lắp Cương Lĩnh
+ Năm 2006 – 2008: Phó Giám đốc công ty TNHH tư vấn
đầu tư và xây dựng Đại Dương.
*) Một số công trình tiêu biểu trực tiếp tham gia:
- Khảo sát, lập dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp đường Vũ Lâm –
Bình Chân, xã Vũ Lâm và xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình
- Khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, công trình: Khắc phục thiên

tai do mưa bão gây ra tại tuyến đường Cao Sơn đi xóm Lanh, huyện Đà
Bắc, tỉnh Hoà Bình
- Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình đường Hạ
Bì – Sơn Thuỷ, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình
- Khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, công trình: Đường đoạn 5
nội huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
- Khảo sát, lập báo cao kinh tế kỹ thuật, công trình: Đường đoạn 8
nội huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
1.2.3. Trưởng phòng thiết kế
- Họ và tên:

Ngô Văn Tuấn

- Năm sinh:

1974

- Bằng cấp: Kỹ sư Cầu Đường Bộ
Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
Khoá học:

1997 – 2002

- Chứng chỉ hành nghề: Thiết kế công trình đường bộ do Bộ xây dựng
8


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường


cấp ngày 27 / 12/ 2006
- Thời gian công tác:
+ Năm 2002 – 2006: Cán bộ phòng Thiết kế, Tổng công ty tư vấn
giao thông vận tải ( TEDI )
+ Năm 2006 – 2008: Trưởng phòng thiết kế công ty TNHH tư vấn
đầu tư và xây dựng Đại Dương
*) Một số công trình tiêu biểu trực tiếp tham gia:
- Khảo sat, lập dự án đầu tư, đường Hạ Bì – Sơn Thuỷ huyện Kim
Bôi, tỉnh Hoà Bình
- Khảo sát, lập dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp đường Vũ Lâm – Bình
Chân, xã Vũ Lâm và xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình
- Khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: Khắc phục hậu
quả thiên tai do mưa bão gây ra tại tuyến đường Cao Sơn đi xóm Lanh,
huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình
- Khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, công trình: Đường đoạn 14
nội huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
- Khảo sat, lập dự án đầu tư đường đoạn 12 nội huyện Quang Bình,
tỉnh Hà Giang
- Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình đường
Thượng Bì – Trung Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình
- Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình đoạn 12,
đường nọi huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
1.2.4. Trưởng phòng tư vấn giám sát
- Họ và tên:

Vương Hoàng Quyết

- Năm sinh:


1979

- Bằng cấp: Kỹ sư Cầu Đường Bộ
Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
Khoá học: 1997 – 2002
- Chứng chỉ hành nghề:
9


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

+ Thiết kế công trình cầu, đường bộ số KS – 04 – 3468 do Bộ xây
dựng cấp ngày 1/ 8/ 2007
+ Giám sát thi công xây dựng công trình cầu, đường bộ thuộc lĩnh vực
xây dựng và hoàn thiện số GS1. 04 – 2396 do Bộ xây dựng cấp ngày
1/ 8/ 2007
- Thời gian công tác:
+ Năm 2002 – 2008 : Cán bộ phòng tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát
Công ty tư vấn thiết kế đường sắt.
+ Năm 2008 – 2009: Trưởng phòng Tư vấn giám sát Công ty TNHH
tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Dương
*) MỘt số công trình tiêu biểu trực tiếp tham gia:
- Khảo sát, lập dự án đầu tư đường đoạn 12 nội huyện Quang Bình,
tỉnh Hà Giang
- Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình đường Vũ
Lâm – Bình Chân, huyện Lạc sơn, tỉnh Hoà Bình
- Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình đường
Thượng Bì – Trung Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình

- Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình đoạn 12,
đường nội huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
- Khảo sát, thiết kế công trình cầu treo Khuổi My, xã Phương Độ,
thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang

2. Máy móc, các phần mềm phục vụ công tác tư vấn thiết kế:
2.1. Máy móc phục vụ công tác khảo sát thiết kế.
Máy móc thiết bị là yếu tố lao động cần thiết cho quá trình sản xuất
kinh doanh. Trong ngành xây dựng tư liệu lao động chủ yếu là các loại
máy phục vụ cho việc khảo sát thiêt kế và thi công ngoài công trường,
trong quá trình hoạt động bị hao mòn và chuyển dần vào giá trị của sản
phẩm (các công trình xây dựng) vì vậy chúng phải được bảo dưỡng và
duy tu thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả cho hoạt động sản xuất
10


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

kinh doanh thường xuyên.

stt

Chủng loại

1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11

Máy vi tính
Máy in khổ A4
Máy in khổ A3
Máy in màu khổ A3
Máy photocopy
Máy toàn đạc điện tử Nikon
Máy kinh vĩ Nikon
Máy thủy bình Leica
Máy định vị GPS
Máy khoan UKB
Máy PC SERVER Internet
(ADSL)

Số
lượng
20
5
2
1
2
2
2

5
1
2
1

Nước
sản
xuất
ĐNA
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Mỹ
Nga

Chất
lượng
sử dụng
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Tốt
Tốt
Tốt

Ghi chú

( Nguồn : từ hồ sơ dự thầu)
2.2. Các chương trình phần mềm phục vụ công tác thiết kế, lập
dư toán công trình :
- Phần mềm đồ hoạ AUTOCAD 2000,2002,2004,2005
- Phần mềm NOVA 4.01, NOVA 2005
- Phần mềm tính kết câu Sap 2000
- Phần mềm Sloper, tính ổn định đất đắp trên nền đât yếu
- Phần mềm tính dự toán G8
- Phần mềm tính toán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật các công trình

11


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

CHƯƠNG II
MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG ĐẤU
THẦU XÂY LẮP Ở CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG ĐẠI DƯƠNG
I . Khái quát chung về đấu thầu
1. Khái niệm và đặc điểm của đấu thầu :
Đấu thầu là quá trình thực hiện một hoạt động mua bán đặc biệt mà

người mua yêu cầu một hoặc nhiều người bán cung cấp những bản chào
hàng cho một dịch vụ, công trình hoặc một hàng hoá cần mua nào đó và
trên cơ sở những bản chào hàng, người mua sẽ lựa chọn cho mình một
hoặc một vài người bán tốt nhất .Đấu thầu giúp cho người mua mua được
hàng hoá , công trình hay dịch vụ mình cần một cách tôt nhất hay nói một
cách khác là sử dụng đồng tiền của mình một cách hiệu quả nhất.
Theo điều 3 tại chương I của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo
Nghị định số 88 / 1999 / NĐ – CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính
phủ đã nêu rõ nội dung của một số thuật ngữ về đấu thầu :
- Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của
Bên mời thầu.
- Đấu thầu trong nước là cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong
nước tham dự.
- Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong và ngoài
nước tham dự.
- Xét thầu là quá trình Bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá
xếp hạng các hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trúng thầu.
- Dự án là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn
bộ công việc, mục tiêu, hoặc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu
tư và dự án không có tính chất đầu tư.

12


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

- Bên mời thầu là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện
hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công

việc đấu thầu.
- Nhà thầu là tổ chức cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng
lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự
để kí kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự của nhà thầu trong nước được xét theo pháp luật Việt
Nam, đối với nhà thầu nước ngoài được xét theo pháp luật của nước nơi
nhà thầu mang quốc tịch. Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính
của mình.
Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp
trong đấu thầu mua sắm hàng hóa; là nhà tư vấn( có thể là một cá nhân)
trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn
đối tác đầu tư.
Nhà thầu có thể tham gia dự thầu độc lập( gọi là nhà thầu độc lập)
hoặc liên doanh với các nhà thầu khác( gọi là nhà thầu liên doanh).
Trường hợp liên doanh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên
tham gia liên doanh về trách nhiệm chung và riêng đối với công việc
thuộc gói thầu và phải có người đứng đầu của liên doanh.
- Gói thầu là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án
được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện một dự án,
có quy mô hợp lý và bảo đảm tính đồng bộ của dự án.
- Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu do Bên mời thầu lập, bao gồm
các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị
hồ sơ dự thầu và Bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu
phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước
khi phát hành.
- Hồ sơ dự thầu là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ
sơ mời thầu.
13



Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

- Mở thầu là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy
định trong hồ sơ mời thầu.
- Đóng thầu là thời điểm kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu được
quyết định trong hồ sơ mời thầu.
- Kết quả đấu thầu là nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền
hoặc cấp có thẩm quyền về tên nhà thầu trúng thầu, giá trúng thầu và loại
hợp đồng.
- Thương thảo hoàn thiện hợp đồng là quá trình tiếp tục thương
thảo hoàn chỉnh nội dung chi tiết của hợp đồng với nhà thầu trúng thầu để
kí kết .
2. Nguyên tắc và phương thức đấu thầu :
2.1. Nguyên tắc đấu thầu:
Trong đấu thầu, có một số nguyên tắc mà cả bên mời thầu lẫn nhà thầu
đều phải tìm hiểu và tuân thủ một cách nghiêm túc khi tham gia dự thầu,
đó là những nguyên tắc : hiệu quả, cạnh tranh, công bằng và minh bạch.
Hiệu quả :được tính cả trên hai phương diện : hiệu quả về mặt thời
gian và hiệu quả cả về mặt tài chính.Về thời gian, sẽ được đặt lên hàng
đầu khi yêu cầu về tiến độ là cấp bách. Còn nếu thời gian không yêu cầu
phải cấp bách thì quy trình đấu thầu phải được thực hiện từng bước theo
đúng kế hoạch để lựa chọn nhà thầu đạt hiệu quả về mặt tài chính.
Cạnh tranh :là nguyên tắc nổi bật trong đấu thầu. Nó đòi hỏi bên mời
thầu phải tạo điều kiện cho các nhà thầu được tham gia một cách tối đa.
Công bằng : khi tham gia dự thầu các nhà thầu đều phải được đối xử
như nhau ( thông tin đều được cung cấp như nhau ).Tuy nhiên, nguên tắc
này chỉ là tương đối, vì có một số nhà thầu vẫn được ưu tiên và điều này
được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu.

Minh bạch : Không được phép có bất kì sự khuất tất nào đó làm nảy
sinh nghi ngờ của bên mời thầu đối với nhà thầu và có điều gì đó khiến
các nhà thầu nghi ngờ lẫn nhau.
14


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

2.2. Phương thức đấu thầu:
Dựa vào cách thức nộp hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu yêu cầu , người ta
chia phương thức đấu thầu thành 3 loại cơ bản :
• Một túi hồ sơ, một giai đoạn
• Hai túi hồ sơ một giai đoạn
• Hai giai đoạn, một túi hồ sơ
2.2.1. Một túi hồ sơ, một giai đoạn
Khi đưa ra yêu cầu thực hiện theo phương thức một túi hồ sơ , một
giai đoạn tức là nhà thầu phải bỏ cả hai đề xuất : đề xuất kĩ thuật và đề
xuất tài chính vào chung một túi hồ sơ và túi đó được niêm phong. Bên
mời thầu được bóc và chấm thầu riêng cho tưnừg đề xuất.
Phương thức này thường được sử dụng với đầu thầu xây lắp và mua sắm
hàng hoá. Khi đó các bên tham dự thầu đều biết rõ về giá của nhau .
2.2.2. Hai túi hồ sơ, một giai đoạn
Lúc này hai đề xuất kĩ thuật và tài chính được bỏ vào cùng hai túi hồ
sơ và hai túi đều được niêm phong. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà
bên mời thầu yêu cầu hoặc phải nộp hai túi cung một lúc, hoặc túi tài
chính nộp sau.Trong quá trình đánh giá, nếu những nhà thầu không đạt
tiêu chuẩn kĩ thuật thì hồ sơ tài chính được trả lại còn nguyên niêm
phong. Hiện tại ở Việt Nam phương thức này chỉ cho phếp áp dụng với

đầu thầu tuyển chọn tư vấn còn đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng háo thì
không được áp dụng .
2.2.3. Hai giai đoạn, một túi hồ sơ
Là phương thức mà bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu nộp đề xuất kĩ
thuật hoặc có thể cả đề xuất tài chính và sẽ loại bỏ luôn nhưnữg nhà thầu
có đề xuất kĩ thuật không khả thi .Kết thúc giai đoạn 1 lựa chọn những
nhà thầu có đề xuất kĩ thuật hoàn thiện và tiếp tục chuyển sang giai đoạn

15


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

2 bằng cách yêu cầu các nhà thầu vượt qua giai đoạn 1 nộp đề xuất tài
chính có kềm theo dự án cụ thể.
Phương thức này thường được áp dụng với công việc có nhiều phương án
thực hiện mà bên mời thầu chưa biết lựa chọn phương án nào . Và thường
đó là những công trình xây dựng mà hai bên kí kết với nhau theo loại hợp
đồng “chìa khoá trao tay” – là loại hợp đồng mà nhà thầu phải thực hiện
tất cả các công việc từ : lập dự án , lắp đặt , thi công xây lắp , vận hành
chạy thử ..vv.Sau đó mới bàn giao cho bên mời thầu.
3. Các hình thức đấu thầu xây dựng :
Theo điều 4- Quy chế đấu thầu thuộc nghị định số 88/1999/ NĐ- CP
thì đấu thầu xây dựng cũng như các loại đấu thầu khác được thực hiện
theo hai hình thức chủ yếu đó là :
- Đấu thầu rộng rãi : Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng
nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều
kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc

thông báo trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của Nhà
nước và của Bộ, ngành địa phương tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành
hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu áp dụng trong đấu
thầu .
- Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà Bên mời thầu mời một
số nhà thầu ( tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự.
Trong trường hợp thực tế chỉ có ít hơn 5, Bên mời thầu phải báo cáo chủ
dự án trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chủ dự án quyết
định danh sách nhà thầu tham dự trên cơ sở đánh giá của Bên mời thầu về
kinh nghiệm và năng lực các nhà thầu, song phải đảm bảo khách quan
công bằng và đúng đối tượng. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng
khi có một trong các điều kiện sau :
* Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của
gói thầu .
16


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

* Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế .
* Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế
Theo điều 5- Quy chế đấu thầu thuộc nghị định số 88/ 1999/ NĐCP thì có ba phương thức đấu thầu :
- Đấu thầu một túi hồ sơ : Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự
thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu
mua sắm hàng hóa và xây lắp .
- Đấu thầu hai túi hồ sơ : Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về
kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời
điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các

nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề
xuất về giá để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu
thầu tuyển chọn tư vấn .
- Đấu thầu hai giai đoạn: Phương thức này áp dụng cho những
trường hợp sau :
* Các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ
đồng trở lên .
* Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ
thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp
đặc biệt phức tạp .
* Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khóa trao tay.
+) Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất
về mặt kỹ thuật và phương án tài chính ( chưa có giá ) để Bên mời thầu
xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu
cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu
chính thức của mình .
+) Giai đoạn 2: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai
đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được
bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về
17


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng,
giá dự thầu .
4. Trình tự tổ chức đấu thầu :
Đâu thầu sẽ được tiến hành theo một trình tự như sau :

Phân chia gói thầu→Sơ tuyển→Hồ sơ mời thầu→Mở thầu→Xét
thầu→Trao thầu .
Theo nghị định 88CP và 14CP đấu thầu ở nước ta bao gồm các giai
đoạn sau :
Chuẩn bị đấu thầu→Tổ chức đấu thầu→Xét thầu→Thẩm định và phê
duyệt kết quả đấu thầu→Công bố trúng thầu→Hoàn thiện hợp đồng và kí
hợp đồng .
Mỗi giai đoạn này lại bao gồm nhiều bước như sau :
- Sơ tuyển
Chuẩn bị đấu thầu

- Thông báo mời thầu
- Lập hồ sơ mời thầu
- Phát hành hồ sơ mời thầu

Tổ chức đấu thầu

- Lập tổ chuyên gia xét thầu
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
- Đánh giá sơ bộ

Xét thầu

- Đánh giá chi tiết
- Báo cáo kết quả đánh giá
- Tính pháp lí

Thẩm định và phê duyệt

- Quy trình

- Kết quả đấu thầu
- Tên nhà thầu

Công bố kết quả đấu thầu

- Giá trúng thầu
- Loại hợp đồng
- Chi tiết hoá

Hoàn thiện hợp đồng

- Các xem xét khác
KÝ HỢP ĐỒNG
+) Hồ sơ dự thầu gồm các nội dung sau :
18


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

- Đơn dự thầu
- Bản phụ lục hợp đồng
- Bảo lãnh dự thầu
- Danh sách thầu phụ
- Dữ liệu liên doanh
- Đăng kí kinh doanh
- Hồ sơ giới thiệu năng lực nhà thầu
- Biện pháp thi công, chỉ đạo tổng thể và các hạng mục
- Các biẹn pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường

- Tiến độ thi công
- Giá dự toán
- Biểu dự toán giá trị thanh toán hợp đồng
- Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Mẫu hợp đồng kinh tế
5. Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu
thầu xây dựng :
5.1 . Khái niệm cạnh tranh :
Thuật ngữ cạnh tranh xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XVIII, xuất phát
từ “ tự do kinh tế ” mà Adam Smith đã phát hiện. Nhờ cạnh tranh mà xã
hội loài người ngày càng phát triển về mọi mặt. Cạnh tranh kích thích
lòng tự hào, ý chí vươn lên ham muốn làm giàu, ham muốn khám phá cái
mới, nhờ đó mà thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, thúc đẩy sự phát
triển của mọi ngành nghề lĩnh vực, mọi doanh nghiệp không chỉ trong
phạm vi quốc gia mà còn phát triển ra phạm vi toàn cầu.
Có khá nhiều quan niệm về cạnh tranh tồn tại từ trước nửa đầu thế
kỷ XX đến nay của nhiều học giả kinh tế nổi tiếng trên thế giới nhưng tựu
chung lại thì cạnh tranh chính là sự ganh đua, sự phấn đấu, vươn lên
không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động

19


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa- kỹ thuật tạo ra nhiều lợi
thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường như nước ta hiện nay,

nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý vĩ mô, mọi thành phần kinh tế đều hoạt
động và vận hành theo cơ chế của thị trường: quy luật cung cầu, quy luật
giá trị, quy luật cạnh tranh. Trong đó quy luật cạnh tranh là quy luật tất
yếu, là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, nếu doanh nghiệp
muốn tồn tại, phát triển thì doanh nghiệp phải tìm mọi cách để hoàn thiện,
nâng cao tiềm lực doanh nghiệp về mọi mặt.
Trong cạnh tranh nảy sinh ra những người có khả năng cạnh tranh
mạnh, người có khả năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng
cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu. Khả năng cạnh
tranh đó gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp
tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng
cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao
và phát triển bền vững. Trong đấu thầu xây dựng thì năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp chính là thị phần của doanh nghiệp xây dựng, doanh
thu, lợi nhuận từ hoạt động đấu thầu, năng lực tài chính của doanh
nghiệp, nguồn nhân lực có trình độ cao có kinh nghiệm, phương pháp
quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Những yếu tố trên tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh có nghĩa là
tạo cho doanh nghiệp có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất
cao hơn đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị khác biệt cho khách hàng dựa
trên những sự khác biệt hóa trong các yếu tố của chất lượng hoặc chi phí
thấp hoặc cả hai.
Cạnh tranh trong thị trường xây dựng rất khắc nghiệt nó tồn tại ba
loại hình cạnh tranh chủ yếu: cạnh tranh giữa các nhà thầu, cạnh tranh
giữa chủ đầu tư và nhà thầu, cạnh tranh giữa nhà thầu và người cung cấp
20


Chuyên đề tốt nghiệp


Trần Mạnh Cường

các yếu tố đầu vào. Nhưng khắc nghiệt nhất vẫn là sự cạnh tranh giữa các
nhà thầu. Thông qua đấu thầu xây dựng, nhà thầu nào có năng lực cạnh
tranh, có lợi thế hơn hẳn so với các nhà thầu khác sẽ dành phần thắng.
Vậy ta hiểu cạnh tranh giữa các nhà thầu trong đấu thầu xây dựng
là như thế nào? Đó là quá trình doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về đấu
thầu, tìm kiếm thị trường sau đó tiến hành lựa chọn các gói thầu phù hợp
với năng lực doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp về tài chính và kỹ thuật
các biện pháp thi công để tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu thì tiến hành
kí kết và thực hiện hợp đồng cho tới khi bàn giao công trình cho chủ đầu
tư. Như vậy muốn dành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh gay go này thì
doanh nghiệp phải có thực lực về mọi mặt, không ngừng phát huy điểm
mạnh, phải tạo ra được sự khác biệt đối với các doanh nghiệp khác.
5.2 . Phương thức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các
doanh nghiệp.
Trong đấu thầu xây dựng các nhà mời thầu thường căn cứ vào một
số tiêu chí để đánh giá, lựa chọn nhà thầu trúng thầu:
- Giá bỏ thầu
- Biện pháp kỹ thuật, chất lượng công trình.
- Tiến độ thi công
- Năng lực và kinh nghiệm nhà thầu.
- Biện pháp tổ chức thi công, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh
môi trường.
Nhưng trong đó nhà mời thầu thường quan tâm tới bốn yếu tố đó
là: giá bỏ thầu, biện pháp kỹ thuật chất lượng công trình, tiến độ thi công,
biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi
trường. Chính vì thế các doanh nghiệp xây dựng thường chú ý tới bốn
yếu tố này để nâng cao khả năng thắng thầu của doanh nghiệp mình.


21


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

5.2.1. Cạnh tranh bằng giá dự thầu
Trong quá trình tham gia dự thầu, doanh nghiệp xây dựng thường
chú ý tới phương thức dùng giá để cạnh tranh với các nhà thầu khác bởi
vì giá dự thầu là một trong những yếu tố quyết định tới khả năng thắng
thầu của doanh nghiệp. Để đưa ra được một mức giá bỏ thầu hợp lý doanh
nghiệp xây dựng phải tiến hành tìm hiểu thị trường, tìm hiểu các thông tin
liên quan đến dự án, tiến hành đánh giá các yếu tố môi trường xung quanh.
Việc xác định giá bỏ thầu là phức tạp vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
trình độ của người làm công tác xây dựng giá bỏ thầu, trình độ tổ chức
quản lý công ty, kỹ thuật và tiến độ thi công, khả năng áp dụng công nghệ
tiên tiến.
Chính sách về giá được áp dụng trong giá bỏ thầu cũng phụ thuộc
vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng như mục tiêu mà
công ty theo đuổi, năng lực công ty, địa điểm thực hiện dự án, phong tục
tập quán của địa phương nơi triển khai dự án, quy mô và đặc điểm của dự
án. Doanh nghiệp muốn tăng khả năng cạnh tranh về giá thì phải áp dụng
chính sách về giá một cách linh hoạt.
5.2.2. Cạnh tranh bằng chất lượng công trình.
Chúng ta có thể nói rằng chất lượng công trình là minh chứng cụ
thể và rõ ràng nhất cho uy tín và năng lực của doanh nghiệp. Thông qua
đó nó gây được ấn tượng tốt cho chủ đầu tư, tạo khả năng thắng thầu cho
doanh nghiệp.

Chất lượng công trình được đánh giá dựa trên các đặc trưng kinh tế
kỹ thuật, các chỉ tiêu mà nhà đầu tư đưa ra như tính năng, công dụng, độ
bền, tính thẩm mỹ. Chất lượng công trình không đảm bảo sẽ gây thiệt hại
không những về mặt kinh tế mà còn có thể cả về con người. Chính vì vậy
mà doanh nghiệp xây dựng không ngừng nâng cao chất lượng công trình
kể cả những công trình được tổ chức đấu thầu xây dựng và những công
trình đã và đang xây dựng, vừa tạo ra một hình ảnh tốt vừa nâng cao hiệu
22


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

quả sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và đảm bảo thực
hiện được các mục tiêu đề ra.
5.2.3. Cạnh tranh bằng tiến độ thi công
Tiến độ thi công được thể hiện ở việc bố trí tổng thể công tác thi
công công trình của doanh nghiệp xây dựng, nó ảnh hưởng tới sự cam kết
đối với chất lượng, an toàn lao động và thời điểm bàn giao công trình cho
chủ đầu tư. Cũng thông qua tiến độ thi công của các nhà thầu xây dựng
chủ đầu tư có thể nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề như trình độ quản lý, kỹ
thuật thi công, máy móc thiết bị của nhà thầu xây dựng, nhân lực của nhà
thầu. Nếu nhà thầu xây dựng đảm bảo thực hiện đúng tiến độ thi công, có
giải pháp thi công sắp xếp công việc, bố trí thời gian thi công các hạng
mục công trình hợp lý thì sẽ có được lợi thế cạnh tranh, khả năng thắng
thầu sẽ cao.
5.2.4. Cạnh tranh bằng biện pháp tổ chức thi công, bảo đảm an
toàn cho người lao động và giữ gìn vệ sinh môi trường.
Nếu các nhà thầu tham gia đấu thầu xây dựng mà có cùng số điểm

khi đánh giá trên các tiêu chí: giá dự thầu, chất lượng công trình, tiến độ thi
công thì việc lựa chọn nhà thầu thắng thầu sẽ được căn cứ trên tiêu chí biện
pháp tổ chức thi công, bảo đảm an toàn cho người lao động và giữ gìn vệ
sinh môi trường. Hiện nay khoa học công nghệ rất phát triển, được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực xây dựng vì vậy mà
doanh nghiệp xây dựng cần phải có giải pháp phân công bố trí nhân lực
hợp lí sao cho có một biện pháp tổ chức thi công hợp lí tận dụng tối đa
máy móc thiết bị, đảm bảo an toàn cho người lao động tham gia thi công
và giữ gìn vệ sinh môi trường để tạo thêm ưu thế cạnh tranh so với nhà
thầu khác.

23


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Mạnh Cường

6. Những tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp xây dựng
6.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của
doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh
nghiệp:
* Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản lưu động /
tổng nợ ngắn hạn.
Nếu hệ số này quá cao tức là doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản
lưu động quá nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài.
* Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tổng vốn tiền mặt/ Tổng nợ

ngắn hạn.
Nếu hệ số này cao doanh nghiệp có khả năng lớn nhưng nếu quá
cao thì không mang lại hiệu quả vì tiền mặt không sinh lời.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn và vốn :
* Tỷ lệ nợ = Tổng nợ phải trả / Tổng vốn (%)
Tỷ lệ này càng thấp doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào bên ngoài,
các khoản nợ càng đảm bảo thanh toán. Vì vậy tỉ lệ này cần duy trì ở mức
trung bình của ngành là hợp lý.
* Tỷ lệ vốn cố định = Vốn cố định / Tổng tài sản (%)
* Tỷ lệ vốn lưu động = Vốn lưu động / Tổng tài sản (%)
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng
đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các
quyết định trong tương lai.
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu (%).
Chỉ số này càng cao càng tốt, nó chứng tỏ giá thành sản phẩm thấp,
hiệu quả kinh doanh cao.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư = Lợi nhuận / Tổng vốn đầu tư (%)
24


×