Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong giai đoạn ra sức cuối cùng của đẩy tạ lưng hướng ném cho học sinh nữ lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.75 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU

2

1
2
3
4

Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2
3
3
3
5

2.1

Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

5

2.1.1

5



2.2.1

Những vấn đề huấn luyện thể lực trong giảng dạy và huấn
luyện thể thao
Nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho học sinh môn
ném đẩy
Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
Yếu tố kỹ thuật
Đánh giá thực trạng kỹ thuật giai đoạn RSCC của môn đẩy
tạ kiểu lưng hướng ném
Tìm hiểu kỹ thuật RSCC của đẩy tạ lưng hướng ném

2.2.2

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp thu kỹ thuật

10

2.2.3

Vai trò của sự hoàn thiện kỹ thuật đối với hiệu quả trong giai
đoạn dùng sức đẩy tạ đi của đẩy tạ lưng hướng ném
Vai trò yếu tố thể lực đối với thành tích đẩy tạ lưng hướng ném

11

Giải pháp tìm ra những sai lầm thường mắc và nguyên
nhân dẫn đến những sai lầm
Xác định những sai lầm thường mắc trong tập luyện giai đoạn

RSCC của đẩy tạ lưng hướng ném
Xác định các bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc
trong giai đoạn ra sức cuối cùng nhằm nâng cao thành tích của
đẩy tạ lưng hướng ném.
Đánh giá sử dụng hiệu quả các bài tập được lựa chọn khắc
phục sai lầm thường mắc trong giai đoạn ra sức cuối cùng
để nâng cao thành tích đẩy tạ lưng hướng ném
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

12

2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.2

2.3.4
2.3
2.3.1
2.3.2
2.4

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5
7
8
8
8


11

13
14
16
20
22

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1 :LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển
kinh tế của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.
Thật vậy, hoạt động thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu được trong
đời sống xã hội. Tập luyện thể dục, thể thao giúp con người nâng cao sức khoẻ,
phát triển cơ thể toàn diện, cân đối cả về thể chất lẫn tinh thần. Luyện tập thể
dục, thể thao góp phần tích cực vào việc giáo dục và xây dựng con người mới.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục đã được Nghị quyết
TW Đảng khẳng định: “Đối với công tác Giáo dục đào tạo một lớp cán bộ khoa
học có đủ tri thức, sức khoẻ phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước”.
Điều đó đã khẳng định, Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức đến sự
nghiệp giáo dục cũng như giáo dục thể chất là rất quan trọng trong công cuộc
xây dựng đất nước. Vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục thể thao
trong nhà trường phổ thông là một vấn đề cấp bách để nâng cao sức khoẻ cho
lớp người tương lai, kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước ngày một đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn là nguyện vọng chính đáng của toàn Đảng, toàn dân ta. Nhưng,

trong thực trạng hiện nay chương trình giảng dạy giáo dục thể chất trong Nhà
trường phổ thông chiếm 85% - 90% nội dung giảng dạy là môn điền kinh. Vì
Điền kinh ít tốn kinh phí cho dụng cụ tập luyện. Môn Điền kinh bao gồm nhiều
nội dung, trong đó các môn ném đẩy và môn đẩy tạ nói riêng là hoạt động
không có chu kỳ. Trên cơ sở thực tiễn hiện nay, việc yêu cầu của công tác giáo
dục thể chất trong nhà trường cũng như sự phát triển của TDTT trong cả nước,
tôi cho rằng việc lựa chọn một số bài tập khắ phục sai lầm trong kỹ thuật các nội
dung ném đẩy trong điền kinh là rất cần thiết, trong đó kĩ thuật ra sức cuối cùng
của đẩy tạ kiểu "lưng hướng ném" cho hoc sinh THPT phù hợp với điều kiện đặc
điểm về cơ sở vật chất và phù hợp với đối tượng , và đó là một việc vô cùng cần
thiết.
Đẩy tạ kiểu "lưng hướng ném" là một nội dung học chủ yếu và quan trọng
trong nhà trường THPT, kỹ thuật của môn đẩy tạ kiểu "lưng hướng ném" này
khá phức tạp và khó khăn với các em học sinh . Do đó, các em học sinh còn mắc

2


nhiều sai lầm trong thực hiện kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật ra sức cuối cùng, nên
dẫn đến thành tích học tập không cao.
Là một giáo viên trẻ, chuyên ngành thể chất với 12 năm trong nghề và rất
có tâm huyết với nghề. Do vậy tìm được phương án tối ưu mang lại hiệu quả tập
luyện cho học sinh là một vấn đề thiết thực.tìm ra được nguyên nhân tồn tại, bất
hợp lý để đem lại hiệu quả cũng là viêc cần làm, cần nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế nên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : “Một số bài tập nhằm
khắc phục những sai lầm thường mắc trong giai đoạn ra sức cuối cùng của
đẩy tạ "lưng hướng ném" cho học sinh nữ lớp 10 THPT ”.
2 :MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra một số

bài tập để sửa chữa những sai lầm thường mắc khi thực hiện giai đoạn ra sức
cuối cùng để nâng cao thành tích đẩy tạ lưng hướng ném cho học sinh lớp 10
trường THPT Chuyên Lam Sơn.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Để đạt được mục đích nghiên cứu tôi đề ra 2 mục tiêu;
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng giai đoạn ra sức cuối cùng của kỹ thuật
đẩy tạ lưng hướng ném để tìm ra những sai lầm thường mắc trong tập luyện.
Mục tiêu 2: Lựa chọn ứng dụng đánh giá kết quả một số biện pháp khắc
phục những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật ra sức cuối cùng của
đẩy tạ lưng hướng ném.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

15 em học sinh nữ lớp 10A2 trường THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa
Địa điểm nghiên cứu
- Sân Đa năng trường THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa
4. PHUONG PHAP NGHIÊN CỨU:

Để giải quyết được các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Chúng tôi đã tìm được các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như
sách điền kinh tập I, tập III, sách sinh lý, lý luận phương pháp Giáo dục thể chất
của trường ĐH SPTDTT Hà Nội... Tìm những ý để giúp cho việc giải quyết các
nhiệm vụ đề tài được thuận lợi.

3


4.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Để tiến hành nghiên cứu đề tài được tốt, tôi đã quan sát quá trình tập luyện

để luyện tập kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném của các em học sinh nữ lớp 10A2
trường THPT Chuyên Lam Sơn -Thanh Hóa . Thông qua việc quan sát này giúp tôi
nhìn nhận đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm của các bài tập kỹ thuật ra
sức cuối cùng của đẩy tạ lưng hướng ném, từ đó có được những nhận định liên
quan đến đề tài.
4.3Phương hướng thực nghiệm sư phạm
Với đề tài này tôi đã tiến hành thực nghiệm đối với 15 em học sinh nữ lớp
10A2 trường THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa
4.4. Phương pháp toán học thống kê
Tôi sử dụng toán thống kê để sử lý số liệu, tính toán và rút ra kết qủa cụ
thể. Từ đó đánh giá hiệu quả của việc áp dụng những bài tập phát triển sức mạnh
tốc độ trong giảng dạy kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném:
Thời gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành theo 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016
- Chọn đề tài, viết đề cương.
* Giai đoạn 2: Từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017.
Đề tài tiến hành các bước:
- Đánh giá thực trạng về các bài tập của học sinh đang sử dụng để khắc
phục sai lầm trong giai đoạn ra sức cuối cùng của đẩy tạ kiểu lưng hướng ném.
- Lựa chọn các bài tập để sửa chữa sai lầm trong giai đoạn ra sức cuối
cùng của đẩy tạ kiểu lưng hướng ném.
- Thực nghiệm, đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn.
* Giai đoạn 3: Từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 5 năm 2017
- Viết hoàn thiện đề tài

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
4



2.1.1. Những vấn đề huấn luyện thể lực trong giảng dạy và huấn luyện
thể thao.
Hiện nay, thể thao thành tích cao là một trong những lĩnh vực quan tâm đặc
biệt không kém các lĩnh vực văn hoá, thể hiện sự khát vọng vươn lên khả năng
cao nhất của con người. Vì vậy, tiềm năng của con người đã và đang được khai
thác triệt để, nhằm đạt thành tích thể thao cao trong các cuộc thi đấu, các khả
năng về kỹ - chiến thuật, thể lực, sự hoạt động tâm lý, ý chí, tri thức của học
sinh là những yếu tố quyết định đến thành tích thể thao. Trong đó, khả năng hoạt
động thể lực, đặc biệt là thể lực chung và thể lực chuyên môn là nhân tố quan
trọng nhất..
Muốn có thành tích xuất sắc trong môn ném đẩy, trước tiên cần có tố chất
thể lực tốt phù hợp với yêu cầu chuyên môn, song không có nghĩa là có thể coi
nhẹ về mặt khác như kỹ - chiến thuật. Thông thường tố chất thể lực được chia
thành 5 loại cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng mềm dẻo, khả
năng phối hợp vận động (khả năng linh hoạt).
Từ sự phân tích tổng hợp các tài liệu tôi thấy rằng: chuẩn bị thể lực chung
và thể lực chuyên môn cho học sinh là sự tác động có hướng đích của lượng vận
động đến học sinh nhằm hình thành và phát triển lên một mức độ mới của khả
năng vận động biểu hiện ở sự hoàn thiện các năng lực thể chất, đồng thời còn
nhằm nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với
các năng lực vận động của học sinh nâng cao yếu tố tâm lý trước hoạt động đặc
trưng của mỗi môn thể thao.
2.1.2. Nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho học sinh các môn
ném đẩy.
Huấn luyện và giảng dạy thể lực là quá trình huấn luyện bằng các phương
tiện TDTT (chủ yếu là các bài tập thể lực). Để tác động có chủ đích đến sự phát
triển và hoàn thiện về hình thái, chức năng, tố chất thể lực và sức khoẻ của học
sinh.


5


Những chỉ tiêu về hình thái là thể trạng, chiều cao, vòng ngực, vòng chân,
tay cùng các tỷ lệ giữa các bộ phận của thân thể. Còn những chỉ tiêu về chức
năng thì có liên quan trực tiếp đến các hệ thống tim mạch, hô hấp... trong cơ thể.
Huấn luyện và giảng dạy thể lực được chia thành 2 loại: Huấn luyện thể lực
chung và huấn luyện thể lực chuyên môn.
Huấn luyện và giảng dạy thể lực chung: Là quá trình huấn luyện sử dụng
các phương tiện, phương pháp đa dạng để nâng cao sức khoẻ, năng lực chức
phận của hệ thống các cơ quan nội tạng trong cơ thể, phát triển toàn diện các tố
chất thể lực và cải tiến cả về thể hình của học sinh. Huấn luyện thể lực chung là
tiền đề của huấn luyện thể lực chuyên môn và cũng là nền móng vững chắc của
thành tích thể thao.
Huấn luyện và giảng dạy thể lực chuyên môn: Là quá trình huấn luyện thể
lực theo đặc điểm của từng môn thể thao, yêu cầu của huấn luyện thể lực chuyên
môn: Chọn dùng các phương tiện, phương pháp huấn luyện có liên quan mật
thiết với các môn thể thao đó để nâng cao các tố chất thể lực chuyên môn. Huấn
luyện thể lực cho học sinh phải đảm bảo những yêu cầu: Huấn luyện và giảng
dạy thể lực phải toàn diện, Rèn luyện thể lực thường mệt mỏi, tốn nhiều năng
lượng . Do đó phải chú trọng đến công tác giáo dục ý thức, tư tưởng sao cho học
sinh thấy rõ được tầm quan trọng của huấn luyện thể lực, mối quan hệ của nó
với thành tích thể thao để chịu khó rèn luyện tinh thần, ý trí kiên trì, chịu đựng
gian khổ trong tập luyện.
Qua tham khảo nhiều nguồn tài liệu chuyên môn cho thấy đối với các học
sinh các môn ném đẩy tố chất sức mạnh và sức mạnh tốc độ được nâng lên cùng
với sự nâng cao trình độ chuyên môn của học sinh.
Do vậy trong quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn cho học sinh các
môn ném đẩy, việc huấn luyện các tố chất sức mạnh và sức mạnh tốc độ là yếu
tố quyết định đến thành tích của học sinh.

2.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi:

6


Để sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong giảng dạy đẩy tạ
cho lứa tuổi 16, 17 chúng tôi đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý giải phẫu vì
đặc điểm này rất quan trọng trong giảng dạy và huấn luyện để từ đó xây dựng
được những bài tập phù hợp và đem lại kết quả cao trong giảng dạy
*. Đặc điểm sinh lý giải phẫu:
Lứa tuổi 16,17 là lứa tuổi mà các cơ quan từ hệ thống thần kinh, hệ hô
hấp, hệ tiêu hoá... đến hệ xương hệ cơ đang có sự phát triển mạnh mẽ
+ Hệ thần kinh: Đang phát triển nhưng quá trình hưng phấn và ức chế
thật thăng bằng, quá phần hưng phấn chiến ưu thế
+ Hệ hô hấp tuần hoàn: Phát triển nhưng chưa hoàn chỉnh, lưu lượng
phút và dung lượng tim đạt cao, tuy vậy hệ thần kinh giao cảm nhạy bén nên
mạch dễ bị tăng do hồi hộp xúc động
+ Hệ tiêu hoá: Rất tốt, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng qua tiêu hoá nhanh
và hiệu xuất lớn
+ Hệ bài tiết và điều hoà thân nhiệt: Hoạt động khá hiệu quả, đặc biệt là
bài tiết qua da. Do vậy sau tập luyện diễn ra nhanh chóng hơn so với người lớn
+ Hệ xương: Đã phát triển với tốc độ nhanh cả về chiều dài và chiều
ngang quá trình vôi hoá xương đã bắt đầu xuất hiện làm cho xương cứng dần
+ Hệ cơ: Ở Giai đoạn này đã phát triển mạnh tuyến sinh dục của nam đã
phát triển đối với những môn đồi hỏi thể lực cao nhất là tố chất sức mạnh và tốc
độ thì lứa tuổi này thuận lợi cho việc phát triển các tố chất đó.
*. Đặc điểm tâm lý:
Ở lứa tuổi này các em có những biểu hiện về mặt tâm lý như sau:
+ Tính kỷ luật: Trong tập luyện chưa cao, chưa nhận thức hết công việc
minh làm nên tính tự giác học tập và luyện tập chưa tốt, tính tự trọng, tính tự ái

ở mức độ cao. Do đó phải động viên khích lệ kịp thời, đồng thời hết sức nghiêm
khắc trong vấn đề tập luyện TDTT

7


+ Thích chạy nhảy: Hiếu động thích kết bạn với tất cả mọi người thi đua
với bạn bè và mọi người trong cuộc sống, thích học hỏi tìm tòi do đó cần áp
dụng trò chơi vận động trong các buổi tập.
Lứa tuổi 16,17 là lứa tuổi rất có ý nghĩa với việc huấn luyện sức mạnh
nhanh tạo thuận lợi cho hệ cơ bắp có giá trị phát triển sức mạnh, co cơ.
2.1.4. Yếu tố kỹ thuật:
Ngoài các yếu tố lứa tuổi thình thái và các tố chất thể lực trong huấn
luyện học sinh đẩy tạ, yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trò rất quan trọng. Đẩy tạ
được thực hiện bằng một tay. Tạo đà trong đẩy tạ được giới hạn trong vòng tròn
có đường kính là 213,5cm. Trong tư thế ban đầu trước khi đẩy tạ, tạ được đặt sát
với cổ theo luật thi đấu thì tay không được thay đổi từ tư thế này trong lúc trượt
đà. Khi đẩy tạ không được đưa tạ rời ra sau vai. Kết thúc đẩy tạ học sinh phải
đứng trong vòng ném.
Độ xa của lần đẩy tạ được đo từ mép trong của vòng cung đến vết tạ rơi
gần nhất trên đất (hướng đo phải đi qua tâm vòng ném) độ xa của đường tạ bay
với góc độ bay tối ưu phụ thuộc vào tốc độ của tạ lúc rời tay. Vì vậy, điều quan
trọng phải trước hết là cần tạo ra tốc độ bay ban đầu lớn nhất của tạ trong điều
kiện luật thi đấu cho phép. Phương pháp tạo đà được thừa nhận trong đẩy tạ là
trượt chân cùng bên với tay đẩy. Đà được bắt đầu từ lúc nâng chân trái để trượt.
Phương pháp tạo đà thẳng như vậy trong phạm vi diện tích vòng ném nhỏ, chỉ
tạo cho cơ thể và dụng cụ một tốc độ di chuyển không lớn.
2.2. Đánh giá thực trạng kỹ thuật giai đoạn ra sức cuối cùng của môn
đảy tạ kiểu lưng hướng ném
2.2.1. Tìm hiểu kỹ thuật ra sức cuối cùng của môn đẩy tạ lưng hướng

ném
* Kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném chia làm bốn giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị trượt đà.
+ Giai đoạn trượt đà (tạo đà)
+ Giai đoạn dùng sức đẩy tạ đi (Ra sức cuối cùng)
+ Giai đoạn giữ thăng bằng.
Giai đoạn chuẩn bị trượt đà:
8


Chuẩn bị trượt đà người đứng thẳng tự nhiên, chân trụ đứng cả bàn, chân
lăng đứng bằng nửa bàn chân trên, dồn trọng tâm vào chân trụ. Tay bên chân
lăng giơ cao tự nhiên, tay bên chân trụ xoè đều các ngón tay đặt tạ vào ba ngón
tay giữa và phần chai tay. Ngón út, ngói cái giữ tạ. Đặt tạ vào hõm xương quai
xanh lấy cổ tì chặt. Lưng quay về hướng ném, đứng trong vòng tròn, sát mét
vòng tròn phía sau.
Giai đoạn: Trượt đà
Từ tư thế chuẩn bị chân lăng đá về sau lên cao, trọng tâm cơ thể hơi hạ thấp.
Sau đó nhanh chóng thu về, hạ thấp trọng tâm cơ thể nhiều, người gần như ngồi
xuống nhưng chân lăng không chạm đất, đá lăng lần 2 ra sau xuống dưới cùng
lúc đó đạp mạnh chân trụ trượt về hướng đẩy một bước dài, kết thúc ở tư thế
chuẩn bị ra sức cuối cùng. Chân lăng đứng bằng nửa bàn chân, chân thẳng toàn
bộ cơ thể bên trái làm thành đường thẳng. Chân trái tạo về phía sau đường thẳng
một góc 600. Chân phải khuỵu trọng tâm cơ thể dồn vào chân phải, chân phải tạo
với phía trước đường thẳng một góc 135 0. Vai trái ép, tay phải cầm tạ giữ
nguyên ở vị trí ban đầu (không để tạ rời khỏi vị trí đặt).
Giai đoạn: Ra sức cuối cùng

Dùng sức đẩy tạ đi, đạp mạnh chân trụ, đẩy hông xoay người, vươn người
dùng sức mạnh toàn thân, sức mạnh của tay, vai hất và đẩy mạnh tạ về trước, rời

tạ ở góc 450 (trước khi rời tạ chú ý miết tay và cổ tay để tăng gia tốc cho tạ).
Giai đoạn: Đẩy tạ đi và giữ thăng bằng
9


Sau khi đẩy tạ xong người đẩy thường bị mất thăng bằng do đó người tập
phải nhảy đổi vị trí chân trụ về vị trí của chân lăng, chân lăng đưa về sau để giữ
thăng bằng (không được bước về phía trước để không bị phạm quy).
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp thu kỹ thuật
- Nếu sân bãi dụng cụ không tốt cũng làm ảnh hưởng đến tiếp thu kỹ thuât
- Trạng thái tập luyện không tốt, ví dụ học sinh phổ thông thường ham thích
đẩy nên không chú ý đến kỹ thuật hay bị mắc sai lầm thành ném.
- Thể lực phát triển chưa đầy đủ, tố chất sức mạnh còn yếu dẫn đến sai kỹ
thuật đẩy góc độ quá thấp hoặc quá cao
+ Vai trò của giai đoạn ra sức cuối cùng đẩy tạ đi: là kết hợp nhiều tố chất
đó là môn đòi hỏi sức mạnh kết hợp với sức nhanh, khéo léo. Bắt đầu kể từ lúc
đặt chân, đẩy hông xoay người và chuyển trọng tâm lên cao về trước. Sau đó là
tận dụng được sức mạnh toàn thân, nhất là sức mạnh của tay, vai, sức mạnh của
căng cơ và sức đàn hồi của cơ kết hợp với lực tạo một lực lớn nhất vào quả tạ
khi đẩy tạ đi đạt tới tốc độ ban đầu lớn nhất và có góc độ bay hợp lý đạt tới
thành tích cao nhất. Lực này được tạo ra của lực co giãn cơ chân, cơ lưng, bụng
và của tay vai. Chủ yếu là sự căng cơ, lực đàn hồi của cơ, nếu người đẩy có sức
mạnh của co cơ lớn thì tạo được lực lớn, nhưng lực này phải kết hợp khéo léo
hài hoà và đúng lúc để tạo ra tổng lực lớn nhất. Trước khi đẩy tạ ta có thể xét
công thức tạo lực của vật ném đẩy bằng công thức tốc độ bay ban đầu của
nguyên lý ném đẩy.
V0 =

f .l
t


Trong đó:
V0: là tốc độ bay ban đầu
f : là lực tác dụng của người vào vật ném đẩy.
l: là độ dài quãng đường tác dụng vào tạ trong giai đoạn ra sức cuối
cùng
t: là thời gian thực hiện động tác ra sức cuối cùng.
Từ công thức này ta thấy tốc độ bay ban đầu tỷ lệ thuận với lực tác dụng,
độ dài quãng đường tác dụng lực vào dụng cụ trong động tác ra sức cuối cùng và
tỉ lệ nghịch với thời gian thực hiện động tác. Trong ba yếu tố này l là yếu tố biến
thiên nhiên có giới hạn, cho nên việc tăng tốc độ bay ban đầu của tạ chủ yếu là
10


tăng lực tác dụng và rút ngắn thời gian ra sức cuối cùng. Như vậy giai đoạn ra
sức cuối cùng là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong kỹ thuật đẩy tạ.
2.2.3. Vai trò của sự hoàn thiện kỹ thuật đối với hiệu quả trong giai
đoạn dùng sức đẩy tạ đi của đẩy tạ lưng hướng ném.
Như chúng ta đã biết thành tích của đẩy tạ lưng hướng ném phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, thể lực. Song để đạt được thành tích tốt,
ngoài yếu tố trên ta cần chú ý yếu tố như: sự hoàn thiện về yếu tố thể lực chuyên
môn, hoàn thiện kỹ thuật. Thật vậy sự hoàn thiện kỹ thuật có ý nghĩa là thao tác
động tác kỹ thuật phải được thực hiện một cách nhuần nhiễn, các động tác kỹ
thuật phải liên hoàn và gắn bó chặt chẽ với nhau không tách rời nhau, cùng tác
động đến nhau. Sự hoàn thiện kỹ thuật còn có ý nghĩa là các thao tác kỹ thuật
phải được thực hiện một cách chính xác, không nhầm lẫn giữa kỹ thuật với kỹ
thuật khác. Bởi vậy sự hoàn thiện kỹ thuật sẽ nâng cao thành tích và ngược lại
không hoàn thành kỹ thuật sẽ làm giảm thành tích.
Trong kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném chia làm bốn giai đoạn. Giai đoạn
chuẩn bị trượt đà (giai đoạn vào chỗ chuẩn bị trượt đà), giai đoạn trượt đà, giai

đoạn ra sức cuối cùng, giai đoạn giữ thăng bằng. Các giai đoạn này được kết hợp
chặt chẽ với nhau thì việc giải quyết các nhiệm vụ vận động một cách thuận lợi.
Nếu như vào chỗ đúng sẽ giúp cho việc trượt đà để tạo đà tốt. Nếu tạo đà tốt sẽ
dẫn tới ra sức cuối cùng đẩy tạ đi tốt. Nếu như đẩy tạ tốt thì giữ cho việc giữ
thăng bằng cũng dễ dàng hơn bảo lưu được thành tích và an toàn cho cơ thể.
Nhưng vai trò ra sức cuối cùng đẩy tạ đi là góp phần tốt và rất quan trọng để
nâng cao thành tích đẩy tạ.
2.2.4. Vai trò yếu tố thể lực đối với thành tích đẩy tạ lưng hướng ném
Như trên ta đã phân tích yếu tố quyết định là dùng sức đẩy tạ đi, thành
tích thể thao dựa trên sự hoàn thiện kỹ thuật và thể lực. Thật vậy, trong các yếu
tố thể lực sức mạnh, sức nhanh, khéo léo đều chi phối và ảnh hưởng nhiều đến
thành tích của đẩy tạ. Cụ thể là sức mạnh tốc độ.
Cơ sở lý luận của sức mạnh là tốc độ: là khả năng sinh lực trong các động
tác nhanh. Nhóm sức mạnh này được phân nhỏ thành hai loại sức mạnh tuỳ theo
chế độ vận động. Đó là sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn sung có liên quan
11


rất nhiều và có ý nghĩa trong kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném. Vậy tác động (độ
dài cánh tay đòn). Khả năng thu hút nhóm cơ lớn nhất trong hoạt động. Mặt
khác còn phụ thuộc vào mức độ hoạt động của nhóm cơ riêng biệt và sự phối
hợp giữa chúng. Khi hoạt động với cường độ cực đại thì đòi hỏi tất cả các nhóm
cơ hoạt động. Nếu lực do cơ phát huy chỉ vào khoảng 20% - 80% khả năng tối
đa của nó thì cơ chế điều hoà xương, cơ có ý nghĩa cơ bản. Điều đó nói lên rằng:
nếu có lực kích thích nhỏ thì chỉ có ít sợi cơ tham gia hoạt động cách điều hoà
thứ ba đồng bộ hoá hoạt động ở mức độ cao. Khả năng điều hoà đồng bộ tăng
lên rất nhiều, như vậy phát triển sức mạnh tốc độ. Vậy sức mạnh tốc độ là một
mặt không thể thiếu được đối với quá trình giảng dạy môn đẩy tạ lưng hướng
ném của học sinh phổ thông trung học lớp 10 và 11. Song phải phân biệt xác
định rõ tác dụng của sức mạnh tốc độ ảnh hưởng ra sao tới thành tích kỹ thuật

đẩy tạ lưng hướng ném.
2.3. Giải pháp tìm ra nhũng sai lầm thường mắc và nguyên nhân dẫn
đến những sai lầm
Người giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong công tác giảng dạy, huấn
luyện và học sinh là những người lĩnh hội những kiến thức của lớp người đi
trước đã chắt lọc lại. Để làm được công việc ấy, quả nhiên không phải là đơn
giản. Người giáo viên trong công tác giảng dạy và huấn luyện thể thao ngoài
kiến thức đã học và rèn luyện cần phải biết áp dụng chúng như thế nào? Vào
thực tế việc phát hiện sai lầm của học sinh được coi là nghệ thuật của người giáo
viên bởi lẽ trong từng môn thể thao và từng kỹ thuật khác nhau. Yêu cầu người
giáo viên cần phải nắm vững kỹ thuật động tác, phải có kinh nghiệm trong huấn
luyện và giảng dạy thì mới phát hiện ra những sai lầm nào là chủ yếu, những sai
lầm nào là thứ yếu. Phải biết nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó, từ đó có những
biện pháp khắc phục cho người tập một cách hợp lý.
Bằng phương pháp quan sát sư phạm học sinh khối 10 trường THPT
Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa đã cho tôi thấy những sai lầm thường mắc và
nguyên nhân đến sai lầm trong tập luyện giai đoạn kỹ thuật ra sức cuối cùng của
đẩy tạ kiểu "lưng hướng ném", cụ thể:
- Do chưa nắm vững khái niệm kỹ thuật.
- Do thể lực không đáp ứng được yêu cầu của kỹ thuật.
- Do trạng thái tâm lý không tốt.
12


- Do tác động của các yếu tố khác như sân bãi, dụng cụ, thời tiết.
2.3.1. Xác định những sai lầm thường mắc trong tập luyện giai đoạn ra
sức cuối cùng của đẩy tạ kiểu "lưng hướng ném":
Để có được kết quả tôi đã trực tiếp quan sát đối với người thực hiện, để
quan sát một cách khách quan - thực tế toàn bộ kỹ thuật động tác của người tập,
qua nhiều lần quan sát các buổi tập khác nhau chúng tôi đã tìm ra những sai lầm

mà học sinh thường mắc phải khi thực hiện kỹ thuật giai đoạn ra sức cuối cùng
đó là:
1. Động tác quá chậm, bị dừng mất tác dụng của tạo đà
2. Trọng tâm tụt về phía sau góc độ ra tạ quá thấp
3. Không đạp được chân, không đẩy được hông xoay người đẩy tạ với góc
độ quá lớn trên 450)
4. Không phối hợp được sức mạnh toàn thân và sức mạnh của tay vai.
5. Rời tạ trước khi đẩy tạ.
Trên đây là những sai lầm chung nhất trên cơ sở quan sát của các lần thực
hiện của học sinh khi học kỹ thuật giai đoạn ra sức cuối cùng của đẩy tạ kiểu
“lưng hướng ném”. Nhiệm vụ ở đây làm sao phải xác định những sai lầm nào là
cơ bản nhất và sai lầm nào là thứ yếu mà người học hay mắc phải để từ đó mới
có biện pháp để khắc phục.
Để làm được điều đó chúng tôi đã sử dụng phương pháp quan sát sư phạm
trong các giờ học của các em học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lam Sơn
(tổng số có 15 học sinh nữ) qua quá trình quan sát sư phạm tôi đã thu được kết
quả như trình bày ở bảng 1
Bảng 1. Kết quả quan sát sư phạm về sai lầm thường mắc trong tập
luyện kỹ thuật giai đoạn ra sức cuối cùng của đẩy tạ lưng hướng ném
ST
T

1
2
3
4
5

Tên sai lầm


Động tác quá chậm, bị dừng mất tác dụng của
tạo đà
Trọng tâm tụt về phía sau đẩy tạ với góc độ nhỏ
dưới 380
Không đạp được chân, đẩy hông xoay người đẩy
tạ với góc quá lớn trên 450
Không phối hợp được sức mạnh toàn thân và sức
mạnh của tay vai
Rời tạ trước khi đẩy tạ (thành ném)

Số người
mắc sai lầm

Tỷ lệ
%

5/15

33,3%

11/15

73,3%

5/15

33,3%

7/15


46,7%

12/15

80%

13


Kết quả trên bảng 1 cho thấy:
- Ở sai lầm 1 : có 5 người tập mắc phải chiếm 33,3%
- Ở sai lầm 2 : có 11 người tập mắc phải chiếm 73,3%
- Ở sai lầm 3 : có 5 người tập mắc phải chiếm 33,3%
- Ở sai lầm 4 : có 7 người tập mắc phải chiếm 46,7%
- Ở sai lầm 5 : có 12 người tập mắc phải chiếm 80%
Như vậy: qua quan sát sư phạm chúng tôi thấy rằng sai lầm 2 và 5 là những
sai lầm mà người tập thường mắc phải và chiếm tỷ lệ nhiều hơn (≥ 50% ). từ đó
chúng tôi có thể coi là những sai lầm cơ bản nhất và thường mắc phải, còn các
sai lầm 1, 3, 4 chiếm tỷ lệ thấp có thể nói rằng sai lầm này không diễn ra thường
xuyên và phổ biến nhất. Do vậy, tôi đi sâu vào nghiên cứu những sai lầm cơ bản
đó là:
Sai lầm 1: Trọng tâm tụt về phía sau đẩy tạ với góc độ nhỏ dưới 380
Sai lầm 2: Rời tạ trước khi đẩy tạ (thành ném)
Muốn khắc phục được những sai lầm xác định ở trên thì chúng ta phải tìm
hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sai lầm thường mắc phải, để từ đó đưa ra các biện
pháp khắc phục có hiệu quả, thích hợp.Hiệu quả các biện pháp sửa chữa chỉ đạt
được dựa trên cơ sở nguyên nhân cơ bản của mỗi sai lầm.
Sai lầm 1: Trọng tâm tụt về phía sau đẩy tạ với góc độ nhỏ dưới 380
Nguyên nhân:
- Khái niệm kỹ thuật chưa tốt

- Thân trên hoạt động quá sớm
- Không đạp chân trụ, đẩy hông xoay người vươn lên
khi đẩy tạ (trọng tâm cơ thể thấp)
- Đẩy tạ ở góc độ quá thấp do không đẩy được hông.
Sai lầm 2: Rời tạ trước khi đẩy tạ (thành ném)
Nguyên nhân:
- Nắm khái niệm kỹ thuật chưa đúng
- Vị trí đặt tạ sai
- Cầm tạ không đúng (đặt tạ trong lòng bàn tay)
- Thể lực tay, vai yếu
2.3.2. Xác định các bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong
giai đoạn ra sức cuối cùng nhằm nâng cao thành tích của đẩy tạ lưng hướng
ném.

14


Qua hai phương pháp quan sát sư phạm tôi đã xác định được 2 sai lầm cơ
bản nhất, để khắc phục những sai lầm này tôi đề ra các biện pháp và phương pháp
để khắc phục như sau:
* Phương pháp trực quan: Cho người tập xem tranh ảnh, băng hình của học
sinh về toàn bộ kỹ thuật, nhất là kỹ thuật giai đoạn ra sức cuối cùng.
* Phương pháp giảng giải: Phân tích giảng giải và thị phạm lại kỹ thuật
động tác giúp người tập có tư duy và hình dung động tác (cần thị phạm cả những
động tác sai giúp người tập nắm được động tác sai của mình). Ngoài ra việc sử dụng
các biện pháp tập luyện sửa sai phải dựa trên những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các
sai lầm nêu trên, để lựa chọn các bài tập cho phù hợp như:
- Bài tập phải phù hợp với đặc điểm đối tượng.
- Bài tập này phải phù hợp với cơ sở khoa học, đảm bảo được phương
pháp và nguyên tắc giảng dạy huấn luyện.

- Bài tập phải dựa vào đặc điểm môn đẩy tạ.
- Bài tập có đa số ý kiến giáo viên ủng hộ.
Từ những nguyên tắc tổng hợp lý luận trong quá trình giảng dạy kỹ thuật
đẩy tạ lưng hướng ném - tôi đưa ra một số bài tập khắc phục sai lầm thường
mắc trong giai đoạn ra sức cuối cùng của đẩy tạ lưng hướng ném sau:
TT

1

Nội dung bài tập

Lượng vận động

Xem tranh ảnh
Trò chơi phát triển thể lực

5 - 6 phút

Học cầm tạ và đặt tạ

4 - 6 lần

2

3

Tư thế chuẩn bị ra sức cuối
8 - 10 lần
cùng thực hiện ra sức cuối cùng nghỉ 30giây
với dây cao su, có người giữ


4
Kẹp tạ ở cổ nhảy lò cò

10 lần x 3 tổ

Đẩy tạ qua vật chuẩn

3 lần x 2 tổ

5

Yêu cầu chỉ dẫn

-Tích cực tạo khả năng
phối hợp vận động và
phát triển thể lực
- Khi thực hiện cần
chú ý kết hợp hài hoà
giữa các bộ phận trên
cơ thể trong dùng sức
và thả lỏng
- Yêu cầu thực hiện
căng cơ tối đa
- Chú ý đến yếu tố an
toàn trong tập luyện
- Tập luyện cần tập hết
biên độ và thả lỏng
tích cực.


15


2.4. Đánh giá sử dụng hiệu quả các bài tập được lựa chọn khắc phục
sai lầm thường mắc trong giai đoạn ra sức cuối cùng để nâng cao thành tích
đẩy tạ lưng hướng ném.
2.4.1 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu và tổ chức thực hiện
Để đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập nhằm khắc phục sai lầm giai
đoạn ra sức cuối cùng để nâng cao thành tích đẩy tạ lưng hướng ném thông qua
một số bài tập đã được đề tài lựa chọn. Tôi chọn 15 em học sinh nữ ở lớp 10A2
trường THPT Chuyên Lam Sơn– Thanh Hóa. Thời gian thực nghiệm 7 tuần, mỗi
tuần 2 buổi.
- Phần chuẩn bị: Khởi động chung và chuyên môn 8- 10 phút
- Phần cơ bản:

+ Học theo nội dung chương trình phân phối
của khối 10: 15 – 18 phút.
+ Thực hiện các bài tập sửa chữa sai lầm:
10 – 12 phút.

- Phần kết thúc: + Hổi tĩnh - củng cố - nhận xét lớp: 5 phút
Ở đây phạm vi nghiên cứu của đề tài đi sâu vào sửa chữa các sai lầm
thường mắc bằng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật, giai đoạn ra
sức cuối cùng. Nên khi tiến hành giảng dạy, tôi tuân thủ hệ thống các nguyên tắc
giảng dạy và phương pháp huấn luyện kỹ thuật các môn điền kinh, đồng thời
tuân thủ theo tiến trình giảng dạy kỹ thuật 4 giai đoạn để sử dụng các bài tập khi
tiến hành giảng dạy giai đoạn ra sức cuối cùng và khi học các giai đoạn phối hợp
có giai đoạn ra sức cuối cùng trong tiến trình giảng dạy đẩy tạ kiểu “lưng hướng
ném”. Tiến trình giảng dạy đẩy tạ được tôi trình bày ở bảng 2


16


Bảng 2. Tiến trình giảng dạy kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném.
STT

Giáo án số
Nội dung

1

1

Xây dựng khái niệm chung kỹ thuật đẩy tạ

X

2

Học kỹ thuật ra sức cuối cùng

X

3

2

3

4


5

x

x

x

x

Học kỹ thuật ra sức cuối cùng kết hợp với giữ thăng

x

bằng

4

Học kỹ thuật trượt đà

5

Phối hợp hoàn chỉnh kỹ thuật

6

Hoàn thiện nâng cao sửa chữa sai lầm kỹ thuật

7


Thể lực

8

Kiểm tra đánh giá kết quả

6

7

8

x

x

x
x

9

10 11 12 13 14

x
x

x
x


X

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x
x

17



2.4.2 .Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn
Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các bài tập khắc sai lầm thường
mắc, tôi tiến hành kiểm tra kỹ thuật và thành tích của 15 em học sinh trước khi
đưa bài tập và sau khi thực nghiệm. Kết quả thu được trình bày ở
bảng 3
Bảng 3. Kết quả thực hiện kỹ thuật đẩy tạ kiểu “lưng hướng ném”
trước thực nghiệm và sau thực nghiệm
Tên sai lầm

Số người
mắc sai
lầm trước
thực
nghiệm

Tỷ lệ %

Số người
mắc sai
lầm sau
thực
nghiệm

Tỷ lệ %

Sai lầm 1: Trọng tâm tụt về
phía sau đẩy tạ với góc độ
nhỏ dưới 38

11


73,3

12

80

0

0

0

Sai lầm 2: Rời tạ trước khi
đẩy tạ (thành ném)

2

13,3

Kết quả ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ % mắc sai lầm trong tập luyện giai đoạn
ra sức cuối cùng của đẩy tạ “lưng hướng ném” được giảm đi rõ rệt. Trước thực
nghiệm là 80% sau thực nghiệm giảm xuống còn 13,3%.

18


Bảng 4. Kết quả kiểm tra thành tích đẩy tạ “lưng hướng ném” trước
thực nghiệm và sau thực nghiệm
stt

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Họ và tên
Lê Vân Anh
Lê Thu Hiền
Nguyễn Mai Chi
Doãn Ngọc Hà
Hoàng Thanh Huyền
Lê Mai Hương
Đỗ Diệu Linh
Lê Nguyễn Yến Linh
Lê Thị Phương Linh
Nguyễn Minh Ngọc
Hoàng Minh Nguyệt
Ngô Minh Phương
Cao Thị Hoài Phương

Trần Minh Phương
Mai Nguyễn Thu Uyên
Trung Bình

Thành tích trước
thực nghiệm
4,2m
4,35m
4,15m
4,7m
4,25m
4,65m
4,95m
3,9m
4,8m
5,1m
4,6m
4,5m
5m
4,7m
5,65
4,63m

Thành tích sau
thực nghiệm
5,2m
5,25m
5,2m
5,8m
5,25m

6,0m
6,2m
5,0m
5,85m
6,3m
6,05m
5,8m
6,5m
5,55m
7,1m
5,80m

Kết quả đạt được:
Kết quả trên cho thấy: Sau 7 tuần ,14 giáo án với các bài tập tôi lựa chọn
đưa vào ứng dụng thực nghiệm cho các em học sinh lớp 10 của trường THPT
Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa. Đã cho kết quả trong việc khắc phục sai lầm
thường mắc của giai đoạn ra sức cuối cùng khi học đẩy tạ lưng hướng ném. Qua
đó nâng cao thành tích đẩy tạ trung bình từ 4,63m tăng lên 5,80m
Có thể nói, kết quả này hoàn toàn khách quan bởi vì trong một thời gian,
điều kiện thực nghiệm với cùng một đối tượng. Nhưng chỉ khác về nội dung bài
tập mà đề tài đã lựa chọn thì kỹ thuật và thành tích tốt hơn rất nhiều, biểu hiện ở
các bảng 3, bảng 4.Trung bình thành tích tăng lên 1,17m
Chứng tỏ rằng, các bài tập, các phương pháp tập luyện lựa chọn một cách
hệ thống, khoa học mà áp dụng vào giảng dạy và thực hành sẽ thu được hiệu quả
cao.

19


III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Sau thời gian nghiên cứu phân tích tài liệu, quan sát sư phạm . Tôi đưa ra
một số kết luận như sau: trong đẩy tạ nói chung và trong đẩy tạ kiểu "lưng
hướng ném" nói riêng, thì giai đoạn ra sức cuối cùng là giai đoạn quan trọng
nhất việc hoàn thiện tốt được kỹ thuật của giai đoạn này là hết sức quan trọng và
cần thiết. Luyện tập và khắc phục những sai lầm thường mắc trong giai đoạn ra
sức cuối cùng cần sử dụng hợp lý các phương pháp và bài tập nhằm hoàn thiện
kỹ thuật và nâng cao thành tích đẩy tạ lưng hướng ném.
Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật giai đoạn ra sức cuối cùng của đẩy tạ lưng
hướng ném tôi đã tìm 2 sai lầm cơ bản thường mắc và từ những sai lầm đó tôi đã
đưa ra những bài tập cần thiết để sửa chữa :
- Xem tranh ảnh. Trò chơi phát triển thể lực
- Học cầm tạ và đặt tạ
- Tư thế chuẩn bị RSCC,thực hiện RSCC với dây cao su,có người giữ
- Kẹp tạ ở cổ nhảy lò cò
- Đẩy tạ qua vật chuẩn
Bài tập khắc phục sai lầm trong giai đoạn ra sức cuối cùng của kỹ thuật
đẩy tạ lưng hướng ném mà tôi đưa ra đơn giản dễ thực hiện và hợp lý mang lại
hiệu quả tốt ,có thể áp dụng được cả với các em lớp 11,12
2. Kiến nghị:
* Trong quá trình giảng dạy giai đoạn ra sức cuối cùng trong kỹ thuật đẩy tạ
lưng hướng ném giáo viên cần:
- Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tập luyện
- Phát triển thể lực toàn diện cho học sinh.
- Có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng
* Những bài tập khắc phục sai lầm thường mắc trong tập luyện ra sức cuối
cùng của đẩy tạ lưng hướng ném, do tôi đề xuất có thể tham khảo và vận dụng
trong giảng dạy kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném cho học sinh trường THPT. Trong
20



quá trình nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nên tôi rất mong
muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý bạn và đồng nghiệp để đề tài của
tôi được hoàn thiện
Xác nhận của hiệu trưởng

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết,không sao chép nội dung của người khác
Người viết SKKN

Ngô Thị Thúy Hằng

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (1996)- Điền Kinh tập I, tập III nhà xuất
bản TDTT Hà Nội.
2. Th.S Hoàng Thị Đông (2006) – lý luận và phương pháp TDTT nhà xuất
bản TDTT Hà Nội.
3. PGS. TS Phạm Khắc Học. GVC Nguyễn Hữu Bằng. ThS Bùi Văn Ca.
ThS Phạm Thị Hương, Bùi Minh Thành, Nguyễn Duy Quyết, Chu Mạnh Từ,
Trần Quyết Thắng, Bùi Thị Lấn (2004) – Giáo trình điền kinh NXB TDTT Hà
Nội.

21


4. Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (1995) Sinh lý TDTT NXBTDTT Hà
Nội
5. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (1995) Sinh lý TDTT NXBTDTT Hà
Nội

6. ThS Trương Anh Tuấn – ThS Phạm Danh Tốn (1996) “ Học thuyết huấn
luyện” NXB TDTT Hà Nội
9. Sách giáo khoa giảng dạy TDTT lớp 10 – 11 xuất bản năm 2006 của Bộ
giáo dục dành cho các trường THPT
................................................................................................................

22



×